Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trình bày sản phẩm thực hành bằng phương pháp trò chơi trong môn thủ công lớp 3...

Tài liệu Trình bày sản phẩm thực hành bằng phương pháp trò chơi trong môn thủ công lớp 3

.DOC
5
618
68

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm.................................................................................................................. LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Việc đổi mới phương pháp dạy học, thay sách giáo khoa của ngành giáo dục hiện nay ở tiểu học là một bước tiến quan trọng của giáo dục nước nhà nhằm thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng kiến thức cơ bản tiếp cận với sự đổi mới của thế giới. Thông qua dạy và học góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác của tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về văn hoá, xã hội, tự nhiên và con người. Qua đó bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trò chơi trong học tập là một phương pháp dạy học mới của giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay, nó có tác dụng tích cực trong học tập của học sinh vừa phục vụ kiến thức kỹ năng trọng tâm của bài học cho học sinh vừa phát huy được sự nhanh trí, sáng tạo và rèn luyện tính tự lập, tinh thần tập thể cho học sinh. Chính vì thế trò chơi không chỉ được sử dụng trong các hoạt động ngoại khoá mà nó có thể sử dụng trực tiếp trong các tiết dạy chính khoá nhằm phát huy những tố chất đó của của học sinh trong quá trình học tập. ở phân môn học thủ công lớp 3 là một phân môn trong môn Nghệ thuật, giúp học sinh lớp 3 luyện tập thực hành các bài tập thủ công ngay tại lớp vừa rèn luyện những kỹ năng khéo léo của đôi tay học sinh, vừa phát huy tính sáng tạo đối với những trò chơi, vật dụng quen thuộc với các em đồng thời nó cũng giúp cho các em có được những đồ chơi đơn giản, quen thuộc để sử dụng sau mỗi tiết học. Nhưng để đảm bảo kiến thức của phân môn thủ công ở lớp 3 theo mục tiêu của ngành giáo dục đề ra thì trọng trách của người giáo viên là hết sức to lớn, không chỉ với nhiệm vụ rèn luyện các kỹ năng cho học sinh mà người giáo viên còn phải giúp các em phát huy tốt những tố chất năng khiếu của bản thân để làm ra những đồ chơi đơn giản phục vụ cho mình. Việc học tập phân môn này không hề đơn giản, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa quá trình giảng dạy của giáo viên và sự tiếp thu kiến thức của học sinh thì kết quả học tập của các em mới đạt mức độ nhất định. Quá trình trình bày sản phẩm của học sinh sau giờ thực hành là bước thể hiện kết quả học tập của các em, còn tổ chức trò chơi học tập là một hình thức dạy học hấp dẫn học sinh, tạo được không khí vui tươi thoải mái sau giờ học. Vậy trò chơi học tập được sử dụng trong tiết dạy thủ công lớp 3 như thế nào, Mục đích của trò chơi phát huy được vai trò gì khi học sinh học môn thủ công? Đó chính là những ý nghĩ thôi thúc tôi nghiên cứu lĩnh vực này qua tên gọi: “Trình bày sản phẩm thực hành bằng phương pháp trò chơi trong môn thủ công lớp 3” 2. Phạm vi đề tài : Người trình bày : 1 Sáng kiến kinh nghiệm.................................................................................................................. Tổ chức trò chơi trong trình bày sản phẩm thực hành của môn thủ công lớp 3 là một phương pháp lồng ghép trong tiết thực hành nhằm tạo hứng thú và phát huy tính tích cực trong học tập của cho học sinh. Đề tài “Trình bày sản phẩm thực hành bằng phương pháp trò chơi trong môn thủ công lớp 3” là một sáng kiến của bản thân tôi nhằm bước đầu tìm hiểu về những sản phẩm thực hành trong các tiết dạy môn thủ công lớp 3, đồng thời tổ chức hoạt động của trò chơi khi trình bày sản phẩm theo chương trình đổi mới của giáo dục tiểu học. Đề xuất một số biện pháp có tính khả thi trong tổ chức trò chơi khi tiến hành dạy thủ công ở lớp 3. Đây là một vấn đề còn mới lạ, trong quá trình nghiên cứu tài liệu cũng như xây dựng nội dung đề tài, bản thân tôi chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi trường tiểu học ………………………... Người trình bày : 2 Sáng kiến kinh nghiệm.................................................................................................................. PHẦN THỨ NHẤT: THỰC TRẠNG 1/ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH: 1.1) Nghiên cứu về phương pháp trò chơi : Trò chơi là một hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn học sinh. Trò chơi phải có hai yếu tố cơ bản : - Mục tiêu và nội dung trò chơi phục vụ cho kiến thức và kỹ năng trọng tâm của bài học, hoặc chính là nội dung của bài học. - Mang đầy đủ tính chất của một trò chơi : có luật chơi, cách chơi, gây hứng thú và sự thi đua giữa các em, các nhóm. Để thực hiện một trò chơi cần phải thực hiện đúng 4 đặc điểm chính : 1) Nội dung, phương tiện, chủ đề và đối tượng của trò chơi : Nội dung chơi phải phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh, sát thực với nội dung bài học. Phương tiện chơi đơn giản, gọn nhẹ tương ứng với điều kiện có sẵn của học sinh. Chủ đề phải đúng với yêu cầu của chương trình trong bài học. Đối tượng tham gia trò chơi phải đúng với mục tiêu bài học yêu cầu. 2) Luật của trò chơi : Trong tổ chức, trò chơi phải có luật và luật cần ngắn gọn, chính xác để học sinh nắm vững. Nếu thiếu sự kiểm tra chặt chẽ của việc thực hiện luật chơi dẫn đến học sinh sẽ hoài nghi và diển biến sẽ kém phần sôi nổi. 3) Thời gian cho một trò chơi : Việc dự tính thời gian cho mỗi trò chơi tương ứng với việc xác định kiến thức trong nội dung trò chơi. Cần quan tâm đến tiến độ đúng đắn của việc thực hiện trò chơi. Nếu tổ chức quá nhanh sẽ không đáp ứng được kiến thức cần kiểm tra đối với học sinh. Còn nếu tổ chức chơi quá chậm sẽ gây chán nản, giảm hẳn sự hứng thú của học sinh đối với trò chơi hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến các tiết học khác. 4) Tính thi đua thắng, thua của trò chơi : Đây là bước rất quan trọng để phát huy tính phấn đấu của học sinh. Học sinh tham gia thực hiện trò chơi phải tìm tòi chiến lược chơi để dành phần thắng. Đó chính là mấu chốt kết quả thực hành của học sinh. 1.2) Nghiên cứu về những trò chơi trong môn thủ công lớp 3 : Môn học thủ công lớp 3 là môn học thực hành về các kỹ năng phối hợp gấp, cắt, dán những dụng cụ, con vật, hiện vật, chữ cái đơn giản quen thuộc đối với học sinh và tập đan lát, làm đồ chơi gần gũi các em. Những sản phẩm mà các em được học và tự làm ra chính là những dụng cụ đó và giúp cho các em có những đồ dùng hay đồ chơi đơn giản trong quá trình học tập, như gấp con ếch, bông hoa hoặc làm các đồ chơi đơn giản như lọ hoa gắn tường, đồng hồ để bàn, làm quạt giấy tròn,… Người trình bày : 3 Sáng kiến kinh nghiệm.................................................................................................................. Trong chương trình của môn học thủ công lớp 3 có 17 bài học (2 bài đã giảm tải), trong đó có 15 bài thực hành (Mỗi bài 2 hoặc 3 tiết) được phân bổ 1 tiết/tuần. Sau khi hoàn thành mỗi bài học là học sinh thực hiện xong một sản phẩm, sản phẩm đó sẽ được trình bày trước lớp. Hoạt động trò chơi của môn Thủ công lớp 3 có thể tổ chức ở hai hình thức : - Tổ chức trò chơi xen kẽ trong tiết học (bằng hình thức tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm) - Tổ chức trò chơi thi đua một tiết riêng biệt để học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh. 2) TRÌNH BÀY THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH : 2.1) Thực tế dạy học môn thủ công lớp 3 hiện nay: ở tiểu học nói chung và dạy học lớp 3 nói riêng ở trường tiểu học ................., một thực tế cho thấy nhìn chung năng lực cũng như sự tiếp thu kiến thức của các em còn khá khiêm tốn, trong đó chiếm số đông là học sinh thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Dân tộc ê Đê), các em đến lớp tham gia học tập tuy rất ngoan và nhiệt tình, tự giác nhưng về năng lực tiếp thu còn hạn chế nên giáo viên ở đây thông thường tập trung chủ yếu vào các môn học chủ lực như Toán, Tiếng việt. Do đó các môn học còn lại, trong đó có môn thủ công thường bị xem nhẹ, chưa thật chú trong vào việc nâng cao chất lượng hay tìm tòi sáng tạo những phương pháp dạy học, những hình thức dạy học phong phú và đa dạng hơn. Đa số giáo viên chỉ thực hiện hoàn thành nội dung giảng dạy theo chương trình đã quy định. Việc đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của ngành giáo dục hiện nay là một hướng đi đúng và có tính thiết thực với đặc điểm phát triển toàn diện của xã hội. Nhưng để hoàn thành yêu cầu dạy học theo hướng đổi như hiện nay lại là một vấn đề cần phải xem lại trong quá trình dạy học của người giáo viên. Giáo Viên phải có sự tìm tòi trong dạy học cũng như sáng tạo trong xây dựng nội dung bài học vừa phù hợp với với điều kiện thực tế của học sinh trong lớp, vừa đạt hiệu quả về việc phát huy tính sáng tạo, năng lực tư duy vốn có của học sinh. Nghiên cứu kỹ từng nội dung bài học để tiến hành lên lớp bằng những hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học đúng đối tượng thì kết quả sẽ được nâng cao. 2.2) Nguyên nhân Trường tiểu học ................. là một đơn vị được đặt trên địa bàn xã ................. với số lượng học sinh 426 em trong đó học sinh thuộc dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ khá cao 211em (Chiếm 49.5%). Trong đó việc đến lớp học Tiếng Việt của các em vẫn còn nhiều bất cập do đó dẫn đến khó khăn hơn trong quá trình học tập các môn học khác. Điều kiện kinh tế của các gia đình phụ huynh học sinh tập trung chủ yếu là làm ăn nông nghiệp nên còn gặp nhiều khó khăn do đó việc đầu tư và quan tâm chăm sóc con em đến trường vẫn còn nhiều gia đình phụ huynh chưa đáp ứng được thực tế hiện nay. Người trình bày : 4 Sáng kiến kinh nghiệm.................................................................................................................. Đội ngũ giáo viên của nhà trường tuy có trình độ nghiệp vụ sư phạm cao, có lòng nhiệt tình trong công tác giảng dạy, nhưng do việc tiếp cận với các phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức dạy mới học chỉ ở các đợt tập huấn ngắn ngày, các cuộc trao đổi trong sinh hoạt chuyên môn nên còn rất nhiều bỡ ngỡ khi tiến hành nội dung bài dạy dẫn đến tính sáng tạo trong tiết học chưa cao. Điều kiện xây dựng cơ sở vật chất, trang bị các đồ dùng dạy học cũng như các thiết bị thực hành của nhà trường còn rất hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu dạy học chung hiện nay của ngành. Đây cũng là một nguyên nhân quan trong dẫn đến chất lượng học tập theo hướng đổi mới của trường tiểu học ................. chưa cao. ĐỂ NHẬN ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MỜI QUÝ THẦY, CÔ BẤM VÀO ĐÂY: http://tailieugiaoduc.edu.vn/t.aspx?id=323 Người trình bày : 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất