Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Triết lý trong thơ xergay êxênhin...

Tài liệu Triết lý trong thơ xergay êxênhin

.PDF
110
719
139

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp Triết lý trong thơ Êxênhin TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN TRẦN TRÚC LINH 6075497 TRIẾT LÝ TRONG THƠ XERGAY ÊXÊNHIN Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: ThS. TRẦN VĂN THỊNH Cần Thơ, 2011 GVHD: Trần Văn Thịnh 1 SVTH: Trần Trúc Linh Luận văn tốt nghiệp Triết lý trong thơ Êxênhin ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT Tên đề tài: TRIẾT LÝ TRONG THƠ XERGAY ÊXÊNHIN PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích yêu cầu 4. Phạm vi đề tài 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHÍNH TRIẾT LÝ TRONG THƠ XERGAY ÊXÊNHIN Chương I: THỜI ĐẠI – TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1.1. Vài nét về xã hội và văn học Nga đầu thế kỉ XX 1.1.1. Bối cảnh lịch sử 1.1.2. Tình hình văn học Nga đầu thế kỉ XX 1.2. Giới thiệu tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của X. Êxênhin 1.2.1. Tiểu sử tác giả 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác 1.3. Thơ trữ tình của X. Êxênhin 1.3.1. Nội dung thơ trữ tình của X. Êxênhin 1.3.1.1. Tình yêu quê hương đất nước 1.3.1.2. Đề tài tình yêu đôi lứa 1.3.1.3. Thơ trữ tình mang tính triết lý 1.3.1.4. Thơ về loài vật 1.3.2. Đặc điểm thơ trữ tình của X. Êxênhin 1.3.2.1. Tính chất chân thành từ cảm xúc đến tình cảm 1.3.2.2. Giọng thơ Êxênhin thể hiện một nỗi buồn sâu lắng 1.3.2.3. Sử dụng biện pháp nhân hóa 1.3.2.4. Sự sáng tạo hình ảnh và ý tưởng mới lạ GVHD: Trần Văn Thịnh 2 SVTH: Trần Trúc Linh Luận văn tốt nghiệp Triết lý trong thơ Êxênhin Chương II: NỘI DUNG TRIẾT LÝ TRONG THƠ X. ÊXÊNHIN 2.1. Giới thuyết về tính triết lý trong thơ 2.1.1. Tính triết lý trong thơ và quan niệm của tác giả luận văn 2.1.2. Vài nét về tính triết lý trong nền thi ca Nga 2.2. Những yếu tố tác động đến sự hình thành nội dung triết lý trong thơ của Êxênhin 2.2.1. Triết lý về vũ trụ quan và nhân sinh quan của Êxênhin 2.2.2. Tình cảm tôn giáo của Êxênhin 2.2.3. Yếu tố thời đại 2.3. Nội dung triết lý trong thơ của X.Êxênhin 2.3.1. Triết lý về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên 2.3.2. Triết lý về sự sống và cái chết 2.3.3. Linh giác của nhà thơ về sự mất cân bằng sinh thái trong kỷ nguyên công nghiệp Chương III: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TÍNH TRIẾT LÝ TRONG THƠ ÊXÊNHIN 3.1. Nội dung triết lý được thể hiện trực tiếp 3.2. Nội dung triết lý được thể hiện gián tiếp qua hình tượng thơ 3.3. Vị trí xuất hiện của các câu thơ triết lý trực tiếp PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỤC LỤC GVHD: Trần Văn Thịnh 3 SVTH: Trần Trúc Linh Luận văn tốt nghiệp Triết lý trong thơ Êxênhin PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nền văn học của nhân loại, nền văn học Nga chiếm một vị trí rất quan trọng. Văn học Nga không những quan trọng vì nó có nhiều tác phẩm của nhiều tác gia và tác giả nổi tiếng trên thế giới mà văn học Nga còn quan trọng vì nó là cái nôi của nhiều trào lưu văn học có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn chương thế giới. Nhân dân Nga đã vô cùng tự hào vì văn đàn lớn lao của mình với “ngần ấy chùm sao sáng rực tên tuổi vĩ đại”, bao gồm các nhà văn nổi tiếng như: Puskin, Êxênhin, Lecmontôp, Gôgôn, Gônsarop, Đôxtoiepki, Sêdorin, Tônxtoi, Sêkhop….Văn học Nga với một lực lượng hùng hậu đội ngũ các nhà văn nổi tiếng đã đóng góp cho nền văn học nhân loại nhiều tác phẩm có giá trị mà thời gian cũng như độc giả trên toàn thế giới đều thừa nhận. Vì lẽ đó mà việc nghiên cứu văn học Nga luôn gây hứng thú đối với nhiều học sinh, sinh viên và nhiều nhà nghiên cứu khoa học. Trong số các tác gia tác giả nổi tiếng của nền văn học Nga, thì Êxênhin đối với độc giả Việt Nam không quá xa lạ. Tuy tuổi đời còn trẻ nhưng ông sớm có ý thức về nước Nga, về con người Nga, về cuộc sống nhân sinh. Những trăn trở ấy được nhà thơ gửi gắm qua những giai đọan sáng tác, tạo nên một diện mạo mới cho thơ trữ tình của ông, bên cạnh những câu thơ trữ tình sâu lắng còn có một mảng thơ trữ tình mang nội dung biểu đạt tính triết lý sâu sắc. Lâu nay nhắc đến Êxênhin người ta chỉ lưu ý đến thơ trữ tình và các nội dung nổi bật như tình yêu quê hương đất nước hay mảng thơ tình yêu mà ít đề cập đến nội dung tính triết lý trong thơ ông. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài nghiên cứu về thơ của Êxênhin để hiểu sâu về nhà thơ cũng như nội dung trong thơ của ông. Đề tài “Triết lý trong thơ Êxênhin” là một đề tài rất phong phú về mặt nội dung, giúp chúng ta khai thác nội dung tính triết lý rất sâu sắc. Với từng nội dung của những bài thơ đó, nó vừa nêu lên đựơc những triết lý, những quan niệm sống của nhà thơ trước thời đại mà còn cho thấy được những tâm tư, tình cảm của nhà thơ cũng như những lo lắng về một nước Nga sẽ thay đổi ở tương lai,…Trong thơ ông dường như mỗi sự vật, sự việc, mỗi cọng cây, ngọn cỏ đều được ông nâng lên thành những vấn đề mang tính triết lý. Đó là những vấn đề về sống chết, ý nghĩa nhân sinh,…cho nên tôi rất thích chọn đề tài này bởi nó cung cấp cho tôi khá nhiều kiến thức, giúp tôi hiểu sâu hơn nữa nội dung thơ của Êxênhin và những mong muốn mà ông muốn gửi gắm: “cho GVHD: Trần Văn Thịnh 4 SVTH: Trần Trúc Linh Luận văn tốt nghiệp Triết lý trong thơ Êxênhin dù cuộc sống có khổ đau đến đâu thì con người cần phải sống, phải vượt qua mọi khổ đau đó, không được tìm đến với cái chết bởi cõi trần là nơi đáng sống”. Tuy nhiên để hiểu thật sự sâu sắc về Êxênhin có lẽ không phải là một việc dễ dàng, bởi lẽ sự nghiệp vĩ đại của Êxênhin chính là biểu hiện của nền văn học Nga. Tất cả những nhà văn về sau đều ngưỡng mộ và chịu ơn ông, ông đã nhanh chóng hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của người đặt nền móng, cắm các cột mốc cho đại lộ văn học Nga. 2. Lịch sử vấn đề Trên thi đàn Nga những năm đầu thế kỉ XX, X.A. Êxênhin nổi bật lên như một “tài năng nghệ thuật độc đáo”. Thơ của ông đã “truyền lại một cách tuyệt vời vẻ đẹp và hương thơm của mảnh đất Nga”, “thấm nhuần phong vị Nga trọn vẹn” (M.Gorki). Thơ X. Êxênhin bắt đầu được tuyển dịch sang tiếng Việt từ những năm 1960 và đến năm 1995 thì đã có gần 100 bài thơ được dịch và in trong hai tuyển tập thơ Êxênhin. Trong suốt quá trình thơ Êxênhin được dịch và giới thiệu ở Việt Nam, trên báo chí cũng lần lựợt xuất hiện một số bài phê bình về thơ Êxênhin. Có thể điểm qua một số bài viết quan trọng sau: 1. Quế Nga. “Một hồn thơ Nga”. Báo văn nghệ, số 132, ngày 5/1/1965. Nội dung viết là nhà thơ suy nghĩ về lẽ sống và cái chết, về vinh quang và sứ mệnh thơ ca, về niềm vui và nỗi buồn, về bản chất con người. Ông hay dùng những hình ảnh giản dị, sinh động mà vẫn đậm chất triết lý sâu sắc. Mácxim Gooxki coi Êxênhin là "nhà thơ tài năng độc đáo và thấm nhuần phong vị Nga một cách trọn vẹn". Nhà văn Xêrapimôvích khẳng định: "Đó là một nghệ sĩ vĩ đại. Không ai trong những người đương thời có khả năng ghê gớm như thế khi miêu tả cảm xúc tinh tế nhất, dịu dàng nhất, tâm tình nhất…" 2. Thúy Toàn. “Lời giới thiệu tuyển tập thơ Blok – Êxênhin”. Nxb Văn học, 1983. Trong tuyển tập này tác giả Thúy Toàn có bài giới thiệu về tiểu sử và những sáng tác chính của Êxênhin. Bên cạnh đó, tác giả cũng tập hợp và giới thiệu một số nhận xét của các nhà văn Nga về nhà thơ Êxênhin, trong đó nhà văn L.Leonop đã nhận xét: “Tài năng vang vội của Êxênhin cho thấy có một điện tích sáng tạo lớn lao. Tôi tin rằng Xergay Êxênhin còn có thể làm được nhiều hơn nữa. Dòng mật sáng tạo của anh chưa cạn, chỉ còn phải chờ đợi một ít nữa thôi, là nó lại phun lên từ những bể GVHD: Trần Văn Thịnh 5 SVTH: Trần Trúc Linh Luận văn tốt nghiệp Triết lý trong thơ Êxênhin chứa bí mật của Êxênhin, như thể vào mùa xuân nước mật ngọt ngào trong lành ứa ra từ vết khía trên than bạch dương”. [14; tr. 249] 3. Đỗ Lai Thúy.“Êxênhin – nhìn từ phương Đông”. Báo văn nghệ, ngày 16/12/1989, được in trong quyển: “Từ cái nhìn văn hóa”, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, xuất bản 1999, có một số nhận xét về nội dung triết học mang đậm chất phương Đông trong thơ Êxênhin. Đồng thời, tác giả bài viết còn đưa ra một số luận điểm bàn về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong thơ Êxênhin cũng như trong thơ ca phương Đông. 4. Thúy Toàn. “Lời giới thiệu tuyển tập thơ Êxênhin”. Nxb Văn học, 1995. Tác giả nói về những bước thăng trầm trong cuộc đời, con đường đi đến sự nghiệp sáng tác văn chương, và sự cống hiến của Êxênhin cho thơ ca Xô viết. 5. Nguyễn Hải Hà. “Quê hương trong thơ Êxênhin. Văn học Nga – sự thật và cái đẹp”. Nxb GD, 2002. Là những nhận xét khái quát về đề tài tình yêu quê hương trong thơ trữ tình Êxênhin. Ngoài ra, Nguyễn Hải Hà còn trích dẫn một số bài thơ để minh họa cho những nhận định, phân tích, đánh giá của mình. Tuy bài viết chỉ dừng lại ở tính sơ lược, khái quát chứ chưa thật sự đi vào chiều sâu của vấn đề nhưng đây là bài viết rất thiết thực về tình yêu quê hương trong thơ Êxênhin. 6. Nguyễn Hải Hà. “Hình ảnh bà mẹ trong thơ Êxênhin. Văn học Nga – sự thật và cái đẹp”. Nxb GD, 2002. Đối với nhà thơ trẻ tuổi Êxênhin thì đấng sinh thành và đặc biệt là hình tượng người mẹ, luôn là ánh sáng soi đường, là niềm tin là động lực để nhà thơ vượt qua mọi đau buồn trong cuộc sống và thậm chí ngay cả lúc tuyệt vọng nhất, người mà nhà thơ nghĩ đến đó chính là mẹ. Hình ảnh người mẹ xuất hiện rất nhiều trong thơ ông, tình yêu thương mẹ vô bờ bến, lo lắng cho mẹ. Ông luôn tự trách mình không thể bên cạnh mẹ để chăm sóc cho bà, mà còn để mẹ phải phiền muộn vì mình. Đặc biệt là trong bài “Thư gửi mẹ”. 7. Hà Thị Hòa. “Xécgây Êxênhin. Chân dung các nhà văn thế giới”. Nxb Giáo dục, 2004. Trong bài viết này, tác giả bên cạnh việc giới thiệu về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Êxênhin, người viết còn giới thiệu một số nội dung chủ yếu trong thơ trữ tình Êxênhin. Đồng thời, người viết cũng nêu những trăn trở của nhà thơ cho vận mệnh của đất nước, trong bài viết có đoạn như sau: “Ca ngợi Cách mạng tháng Mười và vai trò của nông dân trong lịch sử nhưng Êxênhin cũng bày tỏ trong thơ mình nỗi lo âu về sự thành thị hóa nông thôn theo đà phát triển của kỹ thuật” [6; tr 64] GVHD: Trần Văn Thịnh 6 SVTH: Trần Trúc Linh Luận văn tốt nghiệp Triết lý trong thơ Êxênhin 8. Nguyễn Hải Hà.“Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX”. Nxb ĐHQGHN, 2001. Bài viết này đề cập đến một số đề tài chủ yếu trong thơ của Êxênhin cả giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Mười. Tuy đây chỉ là một bài viết tương đối ngắn nhưng cũng làm nổi bật về đề tài nước Nga trong thơ X.Êxênhin và tình cảm của nhà thơ đối với nước Nga: “Trong thơ trước cách mạng ông đã sáng tạo những hình ảnh tuyệt diệu về thiên nhiên Nga và cuộc sống nông thôn Nga. Thiên nhiên, nông thôn và đất nước trong thơ ông đã hòa lẫn làm một trong những rung cảm đẹp. Tình yêu đất nước là một trong những nguồn cảm hứng mạnh mẽ của toàn bộ sáng tác của ông”.[2; tr. 111] Nhìn chung nội dung của tất cả các bài viết đều mang tính chất giới thiệu về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của thơ Êxênhin (Lời giới thiệu tuyển tập thơ Blok – Êxênhin; Lời giới thiệu tuyển tập thơ X.Êxênhin, Xécgây Êxênhin). Một vài tác giả đi vào khai thác một số vấn đề về nội dung, hình ảnh nổi bật trong thơ Êxênhin như tình yêu quê hương đất nước (Một hồn thơ Nga, Quê hương trong thơ Êxênhin), hình ảnh bà mẹ (ảnh bà mẹ trong thơ Êxênhin)… Đặc biệt trong số đó có bài viết của nhà nghiên cứu văn học, văn hóa Đỗ Lai Thúy: “Êxênhin - nhìn từ phương Đông” đăng trên báo văn nghệ ngày 16/12/1989, được in lại trong quyển: “Từ cái nhìn văn hóa” do Nhà xuất bản văn hóa dân tộc, xuất bản năm 1999, có đề cập đến vấn đề về nội dung triết lý phương Đông trong thơ Êxênhin được khảo sát dưới cái nhìn của văn học so sánh. Trong bài viết này, tác giả Đỗ Lai Thúy đã đưa ra những lý lẽ mang tính thuyết phục để bàn về một số nét tương đồng trong quan niệm về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên trong thơ Êxênhin và trong thơ ca phương Đông. Tuy nhiên vấn đề mà tác giả trình bày cũng chỉ mới dừng lại ở những triết lý chung chung về cuộc sống và chứng minh được bằng một vài ví dụ minh họa chứ không phải là công trình khoa học có tính hệ thống với những số liệu thống kê mang tính thuyết phục hay những kết quả phân tích sâu sắc. Ngoài ra, trong bài viết này Đỗ Lai Thúy còn đề cập đến một số khía cạnh khác của nội dung triết lý trong thơ Êxênhin như: Vấn đề về sự sống và cái chết, khái quát một hình ảnh đa nghĩa trong thơ Êxênhin,… Có thể nói đề tài về nội dung “Tính triết lý trong thơ Êxênhin” không phải là mới đối với giới nghiên cứu về thơ Êxênhin ở Nga nhưng ở Việt Nam thì rõ ràng cho đến thời điểm này vẫn chưa có một công trình nghiên cứu có hệ thống về vấn đề này ngoài bài viết của Đỗ Lai Thúy mà chúng tôi vừa đề cập nói trên. GVHD: Trần Văn Thịnh 7 SVTH: Trần Trúc Linh Luận văn tốt nghiệp Triết lý trong thơ Êxênhin 3. Mục đích yêu cầu Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về “Tính triết lý trong thơ Êxênhin”. Với đề tài này đòi hỏi người nghiên cứu phải tìm hiểu nội dung của các bài thơ trữ tình của Êxênhin, các bài bình luận về thơ của ông. Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác thơ của Êxênhin để có thể hiểu rõ hơn về tác giả, về những bài thơ mang tính triết lý của ông, và để hiểu rõ hơn về tính triết lý trong thơ Êxênhin nói về những vấn đề gì. Phân tích những bài thơ mang tính triết lý nói về cuộc sống nhân sinh quan và quan niệm về cuộc đời của Êxênhin. Qua việc nghiên cứu đề tài, chúng ta cũng có thể hiểu thêm về quan điểm của nhà thơ về nghệ thuật, những quan điểm triết lý về cuộc sống, con người và quy luật của tạo hóa. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Thơ Êxênhin đa dạng và phong phú đem đến cho người đọc, người nghiên cứu nhiều vấn đề cần lưu tâm. Đối tượng khảo sát chính là “Tính triết lý trong thơ Êxênhin”. Đề tài chỉ giới hạn việc tìm hiểu về tính triết lý trong thơ Êxênhin. Về mặt tài liệu, ngoài việc khảo sát chính là tính triết lý trong thơ Êxênhin thì trong quá trình nghiên cứu, người viết cũng cần tìm hiểu những tư liệu về cuộc đời, đặc điểm thơ trữ tình của Êxênhin, sự nghiệp sáng tác của ông nhằm mục đích phục vụ cho việc hiểu được những nội dung mang tính triết lý trong thơ. Chúng tôi cũng kế thừa những kết quả nghiên cứu của nhiều nhà thơ khác như Puskin, Blôck, Pastesnak, Tiutchev,… Trong quá trình nghiên cứu do không có đủ điều kiện tìm hiểu sâu hơn về tất cả các tài liệu một cách đầy đủ nhất về nhà thơ, nên trong quá trình thực hiện khóa luận, chúng tôi chỉ nêu lên những chi tiết chung nhất, được đúc kết từ các bài thơ của ông được in thành sách bán trên thị trường, tất nhiên là những quyển này không được dịch lại từ nguyên tác của ông mà chỉ có giá trị tham khảo ở mức hạn hẹp. 5. Phương pháp nghiên cứu Từ việc nghiên cứu lịch sử đề tài, mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi dự kiến sẽ sử dụng một số phương pháp chính sau nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho đề tài, trong khi tiến hành nghiên cứu bao gồm các bước có sử dụng rất nhiều phương pháp và thao tác cụ thể như sau: Bước 1: Tìm tài liệu GVHD: Trần Văn Thịnh 8 SVTH: Trần Trúc Linh Luận văn tốt nghiệp Triết lý trong thơ Êxênhin Bước 2: Đọc tác phẩm và tìm tài liệu liên quan Bước 3: Tổng hợp và sắp xếp lại tài liệu Bước 4: Phân tích một số bài thơ tiêu biểu để thấy được tính triết lý trong thơ ông, trong quá trình phân tích người viết tổng hợp và lặp nên một hệ thống. - Phương pháp phân tích tổng hợp: đây là phương pháp quan trọng hàng đầu giúp người nghiên cứu đi sâu vào triển khai phân tích, lý giải, rút ra những đặc điểm, nhận xét và khái quát vấn đề. - Thao tác so sánh đối chiếu: giúp chúng tôi xác định đúng đâu là những biểu hiện của tính triết lý trong thơ Êxênhin. Đồng thời giúp cho việc nghiên cứu được chính xác, khoa học hơn giữa nhiều cứ liệu khác nhau. - Phương pháp lịch sử: chúng tôi dùng phương pháp này để tiếp cận tác phẩm và tác giả văn học sử dụng phương pháp này chúng tôi nhằm mục đích lí giải những vấn đề có liên quan tác động đến việc chuyển hướng sáng tác trong sự nghiệp sáng tác của ông, đánh giá tác phẩm ứng với cuộc đời nhà văn sẽ giúp chúng tôi làm rõ giá trị tư tưởng của các vấn đề mà đề tài hướng tới. Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu người viết có thể sử dụng thêm một số phương pháp khác. Tất cả không ngoài mong muốn làm cho đề tài được thực hiện hoàn chỉnh một cách tốt nhất, đảm bảo yêu cầu, mục đích đề ra. GVHD: Trần Văn Thịnh 9 SVTH: Trần Trúc Linh Luận văn tốt nghiệp Triết lý trong thơ Êxênhin PHẦN NỘI DUNG CHÍNH TRIẾT LÍ TRONG THƠ XERGAY.ÊXÊNHIN Chương I: THỜI ĐẠI – TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1.1. Vài nét về xã hội và văn học Nga đầu thế kỉ XX 1.1.1. Bối cảnh lịch sử Trước bối cảnh lịch sử của nước Nga, nữa sau thế kỉ XIX, đây là giai đọan có các sự kiện lịch sử quan trọng: cách mạng tháng Mười Nga (1917), nội chiến (1918- 1920) và công cuộc xây dựng năm năm lần thứ nhất (1922-1927), đã tác động mạnh mẽ vào nền văn học nước Nga. Đến nữa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa hiện thực nước Nga bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ với những tên tuổi vĩ đại như: Secnưsepxki, Tuôcghênhep, Đôxtôiepxki, Tônxtôi, Sêkhôp... Lúc này nền văn học Nga gắn bó mật thiết với phong trào cách mạng và càng lúc càng phản ánh đầy đủ hơn những mâu thuẫn xã hội và tinh thần của thời đại. Điều này được thể hiện ở tất cả các bình diện của văn học như: nhà văn, chủ đề, nội dung, quan điểm mĩ học, phương pháp, ngôn ngữ, thể loại... Tình hình nước Nga trước cách mạng: Về chính trị: Đầu thế kỉ XX Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Nikôlai II. Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên hậu quả kinh tế nghiêm trọng. Về kinh tế: Lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra nhiều nơi, công nghiệp, nông nghiệp đình đốn. Xã hội: Nhân dân Nga và các dân tộc thuộc Nga bần cùng đói khổ. Phong trào đấu tranh chống Nga hoàng diễn ra mạnh mẽ. Sau một thời kì cực kì khó khăn, gian khổ từ 1907 đến 1912, với quyết tâm cách mạng sắt đá, những chiến sĩ Bônsêvich lại đưa Cách mạng đến một cao trào mới. Năm 1911, số thợ bãi công đã lên đến con số 100.000 người. Vụ chính quyền Nga hoàng tàn sát một lúc hơn 500 công nhân trong cuộc bãi công ở mỏ vàng Lêna thuộc Xibia đã dấy lên nỗi căm phẫn trong cả nước. Ở Petecbua, Maxcơva và ở hầu hết các trung tâm công nghiệp lớn, đông đảo quần chúng đứng vậy, biểu tình, mít tinh. Năm 1914, trong khi các cuộc bãi công của anh em công nhân diễn ra quyết liệt, sôi động khắp nơi thì bùng nổ cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc nhằm GVHD: Trần Văn Thịnh 10 SVTH: Trần Trúc Linh Luận văn tốt nghiệp Triết lý trong thơ Êxênhin giành nhau thị trường trên thế giới. Chính phủ Nga hoàng liền lợi dụng chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng, lao vào chiến tranh để mong tìm đường tự cứu trước những đoàn tiến công dồn dập của hàng triệu quần chúng vùng dậy. Thanh kiếm đẫm máu của chính quyền quân chủ chuyên chế liền được sự hổ trợ đắc lực của giai cấp tư sản Nga. Tháng 4/1917, sau một thời gian phải hoạt động ở nước ngoài, Lênin quay trở về Tổ quốc. Lênin trở về và bản “luận cương tháng tư” nổi tiếng của Người như ánh đèn pha rực sáng soi rọi con đường đi lên của cách mạng, lột trần bộ mặt xảo trá, tàn bạo của chính phủ lâm thời...Trong điều kiện mới được hoạt động công khai, đảng lớn mạnh nhanh chóng. Để tiến tới được những ngày tháng Mười thắm đỏ, những “ngày vinh quang nhất của toàn trái đất” - như lời thơ của Briuxôp, xã hội Nga đã trải qua trong khoảng đầu thế kỉ này, những năm tháng đấu tranh giai cấp hết sức quyết liệt:“tất cả đều bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh chính trị”. Cách mạng tháng mười Nga năm 1917. Tháng 4/1917 Lênin thông qua luận cương tháng Tư chủ chương chuyển Cách mạng dân chủ tư sản sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đêm 24/10/1917 bắt đầu khởi nghĩa. Đêm 25/10 (7. 11) quân khởi nghĩa chiếm Cung điện mùa đông, chính phủ tư sản lâm thời bị bắt, cách mạng tháng Mười giành thắng lợi. Ngày 3/11/1918 chính quyền Xô Viết giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn. Song song với việc xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô Viết thì cuộc nội chiến Nga đã diễn ra. Nội chiến Nga kéo dài từ năm 1917 đến năm 1922. Ngay sau khi những người Bolshevik giành được chính quyền, những người ủng hộ chính quyền Nga Hoàng vùng dậy bạo động, dẫn tới nhiều năm nội chiến toàn diện. Năm 1919 được đánh giá là một bước ngoặc lớn của cuộc nội chiến. Với việc các lực lượng căn bản của quân Bạch vệ bị đánh tan và Hồng quân giành lại được những vùng đất quan trọng, phe Bolshevik từ tình thế hiểm nghèo đã tiến lên giành lấy ưu thế của cuộc chiến. Các nước đế quốc cũng không thể can thiệp sâu hơn nữa, đành phải rút dần quân và cắt giảm diện trợ. Phe Bạch vệ chưa bị đánh bại toàn bộ nhưng GVHD: Trần Văn Thịnh 11 SVTH: Trần Trúc Linh Luận văn tốt nghiệp Triết lý trong thơ Êxênhin đã không còn đủ khả năng giành lại thế chủ động trên chiến trường. Những sự kiện năm 1920 và 1921 chỉ là sự bùng lên của ngọn nến sắp tắt. Sau khi kí hòa ước với Ba Lan, Hồng quân chĩa mũi thẳng vào 6 vạn quân Bạch vệ Vranghel. Giữa tháng 11/1920, Hồng quân chiếm Krym. Vranghel buộc phải lưu vong sang nước ngoài. Cùng năm, ở Trung Á, các lực lượng Bạch vệ cũng bị đánh bại. Năm 1920 nội chiến kết thúc, thắng lợi thuộc về phe Xô Viết. 1.1.2. Tình hình văn học Trong bối cảnh lịch sử – xã hội như vậy nên bức tranh văn học Nga những năm đầu thế kỉ XX, trước cách mạng tháng Mười, là bức tranh rất phức tạp, gồm nhiều sắc màu đối chọi nhau mạnh mẽ. Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra gay gắt trên văn đàn. Ngay từ ngày mới thành lập, đảng Bônsêvich đã coi văn học, nghệ thuật là có vai trò rất quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng xã hội, trong sự nghiệp cải tạo xã hội, cải tạo con người. Trong những bài viết của mình, Lênin luôn đánh giá rất cao những truyền thống vinh quan của văn học tiến bộ Nga XIX và những cống hiến to lớn của những nhà văn Nga lỗi lạc như Lep tônxtooi, Secnưsepxki, Ghecxen... Trong tiến trình của phong trào đấu tranh cách mạng bấy giờ, một vấn đề lớn được đặt ra – vấn đề vai trò của văn học, nghệ thuật trong cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, vấn đề văn học, nghệ thuật và cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chính để nhằm làm sáng tỏ vấn đề đó, trong không khí sôi động của năm bão táp 1905, đã ra đời bài báo nổi tiếng của Lênin: Tổ chức của đảng và văn học đảng. Nhất định văn học phải là một vũ khí tư tưởng – chính trị sắc bén của giai cấp vô sản tiên tiến; nhất định cuộc đấu tranh cách mạng đầy sức sáng tạo tươi trẻ của giai cấp vô sản và nhân dân lao động sẽ sản sinh ra một nền văn học mới với vẻ đẹp mới, phù hợp với những yêu cầu của thời đại mới – đó chính là cảm hứng dào dạt thắm sâu những dòng chữ trong bài viết rất súc tích của Lênin. Kế tục những tư tưởng của Mác và Ănghen, Người đã xây dựng cơ sở cách mạng và khoa học vững chắc cho nguyên lí cơ bản của mĩ học trong thời đại mới – nguyên lí tính đảng. “Sự ngiệp văn học – Lênin viết – phải thành một bộ phận trong sự nghiệp chung của giai cấp vô sản...Sự nghiệp văn học phải thành một bộ phận cấu thành của công tac có tổ chức, có kế hoạch, thống nhất của đảng xã hội – dân chủ”. GVHD: Trần Văn Thịnh 12 SVTH: Trần Trúc Linh Luận văn tốt nghiệp Triết lý trong thơ Êxênhin Chính ở vị trí chiến đấu đó và chỉ ở vị trí chiến đấu đó, văn học mới thật sự được “lột xác”, trở thành nền văn học tự do chân chính. Nền văn học mới, thấm nhuần tính đảng Cộng sản, có một tiền đồ rất vẻ vang, đủ sức để vượt lên tầm cao của lịch sử thời đại mới vì nó “công khai gắn chặt với giai cấp vô sản”, mang “nguồn nhựa sống của sự nghiệp đầy sức sống của giai cấp vô sản”. Văn học cách mạng, thấm nhuần tính Đảng tuyệt nhiên không thể lấy động lực là lòng hám lợi, hám danh tầm thường, ti tiện. Nó sẽ bay bằng đôi cánh tự do, mạnh mẽ, đó là “tư tưởng xã hội chủ nghĩa và sự đồng tình với nhân dân lao động”. Nó kế thừa tính nhân dân của văn học Nga tiến bộ thế kỉ XIX, nâng tính nhân dân lên chất lượng mới với quan điểm cách mạng về vai trò của quần chúng trong lịch sử – nhân dân lao động tức là tinh hoa, lực lượng, tương lai của đất nước. Nền văn học mới – như Lênin khẳng định – phải là “văn học rộng lớn, nhiều mặt, nhiều hình, nhiều vẻ”. Nền của nó bề thế, vững vàng; không gian của nó cao rộng, đảm bảo cho một sự phát triển rực rở, lành mạnh những phong cách, những bút pháp đa dạng, những tìm tòi phong phú về nội dung và nghệ thuật. Tổ chức của đảng và văn học đảng, chính trước tác động đó của Lênin đứng ở cội nguồn của nền văn học Nga thế kỉ XX gọi đường cho sự hình thành và phát triển nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Chính dưới ánh sáng của Lênin và luôn gắn liền với cảm hứng sáng tạo nghệ thuật với cuộc vận động cách mạng của đảng tiền phong Macxim Gorki đã từ tính nhân dân vươn cao đạt tới tính đảng, trở thành nhà văn mở đầu thời đại mới của nền văn học tiến bộ Nga và toàn thế giới. Trong khoảng những năm đầu thế kỉ XX, trước cách mạng tháng Mười, dòng văn học hiện thực phê phán với những cây bút xuất sắc như A. Tônxtôi, Vêrêxaep, Cuprin, Bunhin...là trở thủ đáng kể của phong trào cách mạng, của dòng văn học xã hội chủ nghĩa. A. Tônxtôi, Bunhin thường đi sâu vào hiện thực nông thôn, dựng lại cảnh suy sụp của những “tổ ấm quý tộc” dưới bóng “những cây sồi già cằn cỗi”. Trong những tác phảm của Vêrêxaep, nhân vật chính là người trí thức trước những lớp sóng gió của phong trào đấu tranh xã hội đang dâng dậy. Đôi mắt của Cuprin tập chung chú ý vào thân phận những “con người bé nhỏ” với phẩm hạnh trong sáng, cao thượng bị đọa đày trong xã hội tư bản ngột ngạt, nồng tanh khí độc của đồng tiền tư hữu. GVHD: Trần Văn Thịnh 13 SVTH: Trần Trúc Linh Luận văn tốt nghiệp Triết lý trong thơ Êxênhin Dưới sự chỉ đạo của Lênin và đảng cộng sản phương hướng hoạt động của các nhà văn lúc này là “Gắn chặt với thực tiễn”. Các nhà văn đi về nông thôn, vào các nhà máy, công trường…để tìm hiểu cuộc sống xây dựng ở đó và phản ánh nó với cảm hứng ca ngợi. Tuy nhiên, sau Cách mạng tháng Mười, thực tiễn cách mạng hết sức mới, đặt ra những vấn đề, những nhiệm vụ quá mới, những nhà văn đã hình thành trước Cách mạng, kể cả những người có kinh nghiệm đấu tranh xã hội và tinh thần cách mạng như Gorki cũng phải “tái sinh” mới tìm được đường để đi đến cách mạng và bắt tay tham gia xây dựng nền văn học Xô viết. Sau Cách mạng nhiều nhà văn đã thấy được tính chất triệt để cách mạng, thấy được những nhiệm vụ, những vấn đề hết sức mới của văn học cách mạng. Sau cách mạng tháng Mười Nga có một sự phân chia phe phái giữa các nhà văn. Nguyên nhân chính là vì thực tiễn cách mạng rất mới mẽ. Điều kiện vật chất cho sự phát triển văn học cũng hết sức thiếu thốn: Không có máy in, thiếu giấy, thiếu đủ thứ...Năm 1920 số trang sách trung bình mỗi cuốn không quá 30 trang. Năm 1920 chỉ xuất bản được 3260 cuốn (so với năm 1913, tổng số là 34 ngàn rưỡi cuốn). Nhiều tác giả bán bản thảo chép bằng tay. Thơ ca thời kì này có thể gọi là thơ ca “cà phê” vì các nhà thơ muốn đưa thơ mình tới công chúng thì chỉ có cách là đem thơ đến những quán cà phê để đọc. Khác với thơ ca thời kì nội chiến nặng về nhiệt tình lãng mạn hào hùng, thơ ca những năm 20 tập trung sự chú ý vào những quá trình bên trong diễn ra cùng với sự ra đời của nhân cách con người mới. Sang giai đoạn này, thể hiện nhiệt tình chung chung của quần chúng, khát vọng chung chung muốn cải tạo thế giới rõ ràng là không đủ nữa. Thơ ca phải đi sâu vào thế giới riêng tư của con người, phải diễn tả được những sắc thái riêng trong sự biến đổi bộ mặt tinh thần và bản tính con người ở những cá nhân khác nhau. Loại thơ trữ tình quanh quẫn trong cái tôi cá nhân chủ nghĩa từ thời kì đầu cách mạng đã bộc lộ sự nghèo nàn và bất lực. Nhưng loại thơ trữ tình vô danh và trừu tượng của những “nhà thơ vô sản” thì lại quá phiến diện, bị gò vào những phạm trù của xã hội học chung chung và cứng nhắc, nó không có được những hình thức phức tạp và uyển chuyển có năng lực diễn tả tâm hồn và suy tư của những con người sống thực. Nhiệm vụ được đặc ra cho thơ ca thời kì này là truyền đạt xem cái mới của thời đại cách mạng, của chủ nghĩa xã hội đã thâm nhập vào trái tim vị trí của GVHD: Trần Văn Thịnh 14 SVTH: Trần Trúc Linh Luận văn tốt nghiệp Triết lý trong thơ Êxênhin con người như thế nào, bằng những con đường vòng vèo và tinh tế như thế nào, hơn nữa, đấy không phải là cái mới ở những biểu hiện lí tưởng của nó, đây là cái mới trong quá trình hình thành hết sức phức tạp và chứa chất mâu thuẫn. V.Maiacôpxki, Đ.Bentnưi và S.Êxênhin là những nhà thơ đã giải quyết nhiệm vụ này xuất sắc hơn cả. Tóm lại, văn học Xô viết giai đọan này nổi bật lên là cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại. Viết về đề tài chiến tranh các nhà văn Xô Viết vừa miêu tả một cách chân thật sâu sắc về sự thật tàn khốc của chiến tranh vừa ca ngợi ý nghĩa thế giới của chiến công của nhân dân Xô viết với tinh thần lạc quan cách mạng. 1.2 . Giới thiệu tiểu sử tác giả và sự nghiệp sáng tác 1.2.1 Tiểu sử tác giả - Êxênhin (1895- 1925) là một thi sĩ trữ tình, một nhà thơ của tuổi trẻ và tình yêu, là một nhà thơ được hâm mộ trong số rất ít nhà thơ được hâm mộ (Blôk, Pactenhăc...). Ông là một nhà thơ thiên tài của thế kỉ XX. -Êxênhin sinh 3.10.1895 tại tỉnh Riadan trong một gia đình nông dân. -Năm hai tuổi Êxênhin sống với gia đình ông ngoại-một gia đình tương đối khá giả, thờ chúa, có ba người con trai lớn chưa vợ. Tuổi thơ của ông sống gần các cậu nghịch ngợm, liều lĩnh nên Êxênhin rất nghịch, hay gây gổ, đánh nhau. -Êxênhin học hết lớp 4 trường làng. Sau phải học tiếp ở trường thầy dòng. -Lúc 9 tuổi Êxênhin đã biết làm thơ. Đến năm 17 tuổi ông đã biết làm thơ một cách có ý thức. Trong thời gian này ông ra Matxcova làm ở xưởng in, tham gia nhóm yêu văn chương âm nhạc. Một năm rưỡi sau ông bỏ về làng. -Năm 20 tuổi ông đến thủ đô Pêtrograt và làm quen với nhà thơ Blok. Blok hơn Êxênhin những 15 tuổi. Giới văn nghệ Pêtrograt đón tiếp Êxênhin nồng nhiệt như một phái viên của làng quê Nga. -Tháng ba năm 1915, Êxênhin lên đường đi tìm hạnh phúc ở Pêtécbua. Ít lâu sau ông cho xuất bản tại đây tập thơ đầu tay của mình có nhan đề “Tưởng niệm”. -Năm 21 tuổi (1916), Êxênhin cho ra đời tập thơ “Lễ cầu hồn” và sau đó gia nhập quân đội Nga hoàng. Cách mạng tháng Mười bùng nổ, Êxênhin đứng về cách mạng. Đây là một con người có cá tính độc đáo-cá tính của một người xuất thân từ nông dân: tiếp thu mọi thứ theo cách của mình. -Vào mùa hè năm 1918, tại toà soạn một tờ báo ở Pêtécbua, nhà thơ sôi nổi trò chuyện với một cô đánh máy xinh đẹp - đó là Dinaida Raikhơ. Sau đó ít lâu, ông cùng GVHD: Trần Văn Thịnh 15 SVTH: Trần Trúc Linh Luận văn tốt nghiệp Triết lý trong thơ Êxênhin Raikhơ và một người bạn thơ là Ganin đáp tàu thuỷ lên miền bắc và dọc đường, Êxênhin và Raikhơ bí mật lên bờ, tạt vào một nhà thờ nhỏ làm lễ thành hôn. Về sau, họ có hai người con: cậu con trai Côxtia khác hẳn bố còn cô con gái Tania thì lại giống hệt bố. Trong số những phụ nữ gần gũi với Êxênhin thì Dinaiđa Raikhơ là người được Êxênhin yêu quý nhất. Ông sẵn sàng gây gổ với Mâyéchôn để giành cho được Raikhơ (cuộc tình tay ba Êxênhin - Raikhơ - Mâyéchôn cũng là một cuộc tình nổi tiếng trong lịch sử văn học Nga). Không có bài thơ nào của Êxênhin trực tiếp viết tặng nàng. Nhưng có những bài thơ âu yếm dành cho nàng và viết về nàng. Họ chia tay nhau vào năm 1921. Ba năm sau, Êxênhin viết bài thơ Lá thư gửi người phụ nữ. Rồi tiếp đó bài thơ Gửi chú chó của Casalốp là dành cho nàng. Cả bài thơ Những bông hoa nói lời chia tay với tôi cũng vậy, cũng là dành cho nàng. Về phần mình, Dinaiđa Raikhơ cũng yêu Êxênhin say đắm. Theo lời bạn bè chung của họ thì nếu Êxênhin nhắn gọi nàng thì dù mưa to gió lớn, nàng cũng ngay lập tức gội mưa gió đến gặp người yêu. -Vào năm 1921, Êxênhin đã kết thân với hai phụ nữ rất mực tôn thờ nhà thơ là Nađêgiơđa Vônghin và Galina Bênixlápxcaia. Nhưng cũng vào năm 1921 ấy, Aixeđôra Đuncan, nữ nghệ sĩ múa lừng danh thế giới người Ailen, 44 tuổi, đến nước Nga lần thứ ba. Cũng như nhiều nghệ sĩ Phương Tây khác hồi đó, hừng hực ngọn lửa lãng mạn cách mạng và có cảm tình đặc biệt với chính quyền Xôviết. Mặc dù nước Nga đang trăm bề khó khăn thiếu thốn, Đuncan vẫn quyết định mở ở ngay giữa Pêtécbua một trường dạy múa cho đông đảo quần chúng. Ba bộ trưởng của nước Nga Xôviết thời đó Lunasácxki, Décghinxki và Pốtvôixki - đều nhiệt thành bảo trợ cho người nữ nghệ sĩ múa tuyệt đẹp này. Lunasácxki tặng bà một chiếc áo lông lộng lẫy, Décghinxki tặng bà một ngôi biệt thự. Nhưng Đuncan lại ưa thích giao du với giới nghệ sĩ Pêtécbua hơn. Trong một tối vui ở nhà hoạ sĩ Iakupốp, Đuncan lần đầu tiên gặp Êxênhin. Mặc dù không biết một chút tiếng Nga, bà bỗng thốt lên: “An-ghen, anghen” (“thiên thần, thiên thần”) - bà vừa thốt lên như vậy vừa ngắm nhìn mái tóc của Êxênhin, nhìn sâu vào cặp mắt màu xanh biếc của Êxênhin, còn Êxênhin thì dịu dàng hôn tay bà. Bạn bè và người quen sửng sốt khi được biết nhà thơ 26 tuổi yêu mến của họ và người nữ nghệ sĩ múa 44 tuổi lừng danh thế giới kia quyết định kết hôn với nhau. Một số người thấy đấy là một cuộc hôn nhân có tính toán, họ cho rằng Êxênhin không phải kết hôn với Aixeđôra Đuncan mà là kết hôn với tiếng tăm lừng lẫy của bà. GVHD: Trần Văn Thịnh 16 SVTH: Trần Trúc Linh Luận văn tốt nghiệp Triết lý trong thơ Êxênhin Nhưng họ đã lầm. Đấy là một tình yêu mãnh liệt, một tình yêu lớn, tình yêu từ cả hai phía. Hai tâm hồn nghệ sĩ đích thực và rộng mở không thể không đến với nhau. Thật ra, tuy nổi tiếng lừng lẫy thế giới nhưng Aixeđôra Đuncan lại là một phụ nữ cực kỳ bất hạnh. Hai đứa con nhỏ của bà - một bé gái 5 tuổi và một bé trai 3 tuổi đều bị chết trong một tai nạn xe hơi. Bà đã nếm trải nỗi đau mất con, đã từng muốn tự tử, đã từng nghiện rượu vì đau khổ. Nhưng dù sao thì nhờ kết hôn với Aixeđôra Đuncan mà Êxênhin có cơ hội ra nước ngoài, có cơ hội đặt chân đến nhiều nước trên thế giới, điều mà nhà thơ vẫn ao ước từ lâu. Những chuyến đi đó luôn luôn gây ra nhiều tai tiếng mà người có lỗi không phải bao giờ cũng là Êxênhin, cho đến khi Đuncan bị trục xuất khỏi Mỹ vì “tội” dám hát Quốc tế ca và tuyên truyền cho chính quyền Xôviết ngay trên đất Mỹ. Trong những ngày ở nước ngoài, Êxênhin thấy tận mắt là tuy giá giấy ở nước ngoài rẻ thật nhưng chẳng ai cần đến thơ ông. Trong khi ấy, Đuncan luôn luôn tất bật đi từ thành phố này đến thành phố khác, chuyển từ nước này đến nước khác khiến Êxênhin không lúc nào được tĩnh tâm làm thơ. Đuncan lại không biết tiếng Nga, còn Êxênhin thì không biết và không muốn biết bất kỳ một thứ tiếng nước ngoài nào: ông tin rằng điều đó sẽ gây hại cho một nhà thơ dân tộc như ông. Họ trở về Nga trong tâm trạng hết sức bực bội với nhau. Đuncan bỏ đi Crưm, tưởng rằng Êxênhin thể nào cũng sẽ đi theo. Nhưng bỗng nhiên bà nhận được một bức điện. Được sự đồng ý của em gái Êxênhin, Galina Bênixlápxcaia gửi điện cho bà: “Anh Xécgây Êxênhin sẽ không trở lại với bà nữa’’. Đuncan không tin, bà đánh điện cho Êxênhin và nhận được điện trả lời: ‘’ Đúng thế, tôi đã kết hôn và đang rất hạnh phúc’’. -Năm 23 tuổi ông trở lại Matxcova. -Năm 27 tuổi (5-1922), ông lấy vợ là một nữ nghệ sĩ bale nổi tiếng người mỹ quốc tịch nga. Sau khi kết hôn, hai người đi đến các nước như Đức, Pháp, Ý, Bỉ, Mĩ… đi đến đâu Êxênhin cũng buồn nhớ về nước Nga. - Mùa thu năm 1923 Êxênhin và Ducan chia tay nhau. Sau đó nhà thơ về nước, Ducan ở lại pháp - Êxênhin là một người dễ cảm tình, rất đẹp trai với mái tóc bồng điệu nghệ, được nhiều cô gái mê đắm. Ông làm thơ rất hay và đọc rất truyền cảm, đến Gorki cũng phải rơi lệ. GVHD: Trần Văn Thịnh 17 SVTH: Trần Trúc Linh Luận văn tốt nghiệp Triết lý trong thơ Êxênhin -Nhưng Êxênhin rất bất hạnh vì anh là người rất hay nghi ngờ bạn bè vì mình có người vợ đẹp. Sau cách mạng tháng 10, nhà thơ lại thấy cô đơn, không tìm thấy chổ đứng trong cuộc đời đoán rằng nay mai mình sẽ chết. -Êxênhin uống rượu rất nhiều, đôi khi gây gổ, đánh nhau với bạn bè. -Năm 29 tuổi (1924), nhà thơ đi du lịch tại vùng núi capca ở miền nam nước Nga. -Vào tháng ba năm 1925, Êxênhin còn khao khát neo đậu đời mình vào một bến bờ nữa và kết hôn với Irina Saliapina, tức Xôphia Tônxtaia, cháu gái của văn hào Lép Tônxtôi. Nhưng chân dung của ông già vĩ đại treo la liệt trong căn phòng của Xôphia dường như lúc nào cũng từ trên tường nhìn xuống nhà thơ trẻ và khiến Êxênhin không chịu nổi. Họ chỉ chung sống với nhau được một thời gian ngắn. Sau khi trở thành goá bụa, Xôphia là người giữ gìn di sản thơ của Êxênhin. - Vào những năm cuối đời, đặc biệt là trong hai năm 1924 - 1925, Êxênhin sáng tác được nhiều hơn tất cả những năm trước đó. Vì thế, những dòng thơ trong bản tình ca “Phải chăng ngày hôm qua tôi đã uống cạn tuổi thanh xuân của tôi” không có quan hệ gì đến cuộc đời nhà thơ. -Năm 1925, nhà thơ đã dùng caravat thắt cổ tự tử trong một tâm trạng cô đơn ở một khách sạn của Lêningrat. -Có lẽ cũng nên biết thêm là vào năm 1995, một trong những phụ nữ yêu dấu nhất của Êxênhin là Nađêgiơđa Vônghin (lúc này bà đã 94 tuổi), đã cho xuất bản cuốn hồi ký của mình về nhà thơ thiên tài của nước Nga. Sau 60 năm trải qua biết bao thăng trầm của cuộc đời, Nađêgiơđa Vônghin vẫn giữ nguyên trong lòng những kỷ niệm sâu nặng về Êxênhin như về một bông hoa hiếm có nhất trên đời. - Người phụ nữ yêu dấu đầu tiên của Êxenhin là Xácđanốpxcaia, người đã được ông viết tặng bài thơ: Bên kia những rặng núi, bên kia những thung lũng ánh vàng. Là cháu gái của một linh mục địa phương, Aniuta cùng học trường dòng với Êxênhin. Hai bên yêu nhau say đắm trong nền nếp đạo đức khắt khe của nông thôn Nga hồi đó.Êxênhin và Aniuta đã ước nguyện chung thuỷ mãi mãi với nhau, nhưng rồi Aniuta đi lấy chồng và qua đời trong lúc sinh nở. Về sau Êxênhin trải qua nhiều mối tình, có nhiều phụ nữ thân thương và gần gũi, nhưng vào quãng cuối đời, ông đã viết thiên trường ca Anna Xneghina, trong đó có hai câu thơ: “Cả cô gái mang tà áo trắng, cũng GVHD: Trần Văn Thịnh 18 SVTH: Trần Trúc Linh Luận văn tốt nghiệp Triết lý trong thơ Êxênhin không nói lời âu yếm với tôi”. Đó chính là những dòng thơ nhớ tới Aniuta Xácđanốpxcaia - mối tình đầu thời trẻ của nhà thơ. Trong bản "Tự sự" viết tháng 10 năm 1925, ít ngày trước khi tự sát, thi sĩ Nga nổi tiếng Xergây Êxênhin đã có những dòng tóm lược vài nét tiểu sử của mình "Lên tám tuổi bà ngoại tôi mang tôi đi theo đến các nhà tu, vì bà mà ở nhà tôi thường xuyên có những người hành hương trú ngụ. Những bài thơ tôn giáo đủ loại được hát suốt...Mọi người trong nhà muốn tôi trở thành giáo viên trường làng và vì thế đưa tôi vào học trường dòng". Quả đúng như Êxênhin nhận định, không phải thường tình mà ngay từ năm 1916 (sau hai năm Êxênhin đưa in những bài thơ đầu) ông đã đặt tên cho tập thơ đầu tay của mình xuất bản lúc bấy giờ là "Lễ cầu hồn". Hình ảnh những vòm mái nhà thờ, những gác chuông, cây thánh giá... đã lần lượt xuất hiện trong thơ ông, thấm đẫm tâm trạng buồn vui. Ấy là hình ảnh ngày lễ hội rộn ràng năm nhà thơ 18 tuổi. Bóng nhà thờ thấp thoáng giữa vẻ đẹp tuyệt diệu của thiên nhiên Nga: Ngày lễ thánh nhà thờ trên mọi nẻo Hương mật ong táo chín toả ngất ngây [Ôi nước Nga thân thiết của tôi, tr.35] Và: Nhà gỗ thông khoác áo choàng tượng Chúa Một màu xanh tít tắp tận chân mây [Ôi nước Nga thân thiết của tôi, tr.35] Năm 1915, trong lần về thăm lại "gia đình thân thuộc", chàng trai sinh trưởng ở tỉnh Riazan cũng đã không quên ghi lại cảnh: Bóng hoàng hôn là là sà xuống thấp Trên mái tròn tầng tầng lớp nhà thờ [Tôi lại về, tr.65] Ở một bài thơ khác (viết năm 1918), nhà thơ trẻ tả cảnh chiều mê đắm có điểm tiếng chuông nhà thờ vang ngân: “Sau cổng vườn êm ả Hồi chuông xa lịm dần” [Trên nước hồ…tr.48] GVHD: Trần Văn Thịnh 19 SVTH: Trần Trúc Linh Luận văn tốt nghiệp Triết lý trong thơ Êxênhin Tuy nhiên, chỉ một năm sau, tâm trạng u buồn do nhiều sự kiện xảy đến trong cuộc sống đã khiến thi sĩ nhìn cảnh vật không còn thơ mộng, mơ màng như trước. Ông bắt đầu nghĩ đến một "thiên đường" không phải trên mặt đất. Lúc ấy, những chữ thập ở nghĩa địa bỗng hóa những ngón tay chỉ lối "thoát ly". Câu thơ Exênhin như một tiếng thở dài. Bài "Cỗ xe ngựa rão mòn lên tiếng hát..." (nhiều bài thơ Êxênhin không có đầu đề. Các dịch giả thường lấy câu đầu làm tên bài thơ) cùng được viết năm 1919 đã mở đầu bằng những hình ảnh tương đối ảm đạm: Cỗ xe ngựa rão mòn lên tiếng hát Bình nguyên, bờ bãi đuổi theo nhau Bên đường cái lại miếu thờ nối tiếp Và những cây thánh giá đứng âu sầu [Cỗ xe ngựa, tr.71] Quang cảnh, không khí đã làm nhà thơ thêm thấm thía nỗi buồn đau - nhưng là "buồn đau ấm áp" (như ông đã viết) bởi tình yêu đến xót xa về đất nước thân thương, khổ nghèo. Bất giác ông "tay bỗng tự nhiên đưa làm dấu" cầu nguyện. Ông cầu nguyện cho nước Nga của ông thoát khỏi những thảm khốc tai ương như trước đây ông từng cầu nguyện về những điều đẹp đẽ xa xăm ngỡ như không bao giờ trở lại... (Bài "Tôi lại về trong gia đình thân thuộc" có nhắc tới ở phần trên). Khi chưa đầy hai mươi tuổi, chàng trai Xergây Exênin yêu cuộc sống đến độ phải đặt giả thiết: Ôi nếu như thiên thần lên tiếng gọi Bỏ nước Nga lên sống ở thiên đường Tôi sẽ đáp: thiên đường xin để đấy Cho tôi xin ở cùng tổ quốc yêu thương [Ôi nước Nga, tr.14] Nhưng tiếc thay, chỉ 11 năm sau (khi nhà thơ vừa tròn ba mươi tuổi) - bởi không chịu nổi những nỗi đời dày vò, giằng xé trong tim, Xêrgây Exênin- một trong những nhà thơ Nga ưu tú nhất của thế kỷ XX, đã tự sát! Nói như Macxim Gorki "đời các nhà văn Nga rất dồi dào các tấn kịch mà trường hợp Êxênin là một trong những tấn kịch bi đát nhất". Êxênin ra đi "về trời kia viên mãn bình yên" (như ông đã từng viết thế và tin thế, tin vào một cõi khác mà con người sẽ được yên bề, thanh thản) đến nay vừa đúng 85 năm, nhưng những vần thơ tuyệt diệu ca ngợi tình yêu thiên nhiên, GVHD: Trần Văn Thịnh 20 SVTH: Trần Trúc Linh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng