Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Triết lý nhân sinh trong tây du ký...

Tài liệu Triết lý nhân sinh trong tây du ký

.PDF
116
1933
86

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRỊNH VĂN ĐỒNG TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG TÂY DU KÝ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2000 Triết lý nhân sinh trong Tây Du Ký MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................................... 3 LỜI CẢM TẠ .................................................................................................................... 6 PHẦN DẪN NHẬP ........................................................................................................... 7 1.LÝ DO VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ............................................................................. 7 2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 9 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 11 3.1.PHƯƠNG PHÁP CẤU TRÚC - HỆ THỐNG ............................................................. 11 3.2.PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI, SO SÁNH ................................................................. 11 3.3.PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, TƯỜNG THUẬT ..................................................... 11 3.4.VẬN DỤNG LÝ THUYẾT VỀ THI PHÁP................................................................. 12 4.ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ........................................................................................... 12 5.KẾT CẤU LUẬN VĂN ....................................................................................................... 12 CHƯƠNG MỘT: KHÁI QUÁT TRIẾT LÝ NHÂN SINH VÀ NỘI DUNG TÁC PHẨM TÂY DU KÝ ....................................................................................................... 14 1.1.KHÁI QUÁT TRIẾT LÝ NHÂN SINH PHƯƠNG ĐÔNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI TIỂU THUYẾT TÂY DU KÝ ......................................................................................... 14 1.1.1.TRIẾT LÝ PHẬT GIÁO ........................................................................................... 14 1.1.2.TRIẾT LÝ NHO GIÁO ............................................................................................. 15 1.1.3.TRIẾT LÝ ĐẠO GIA ................................................................................................ 17 1.1.4.ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO, NHO GIÁO, ĐẠO GIÁO TỚI TÁC PHẨM TÂY DU KÝ ....................................................................................................................... 19 1.2.NỘI DUNG TÁC PHẨM TÂY DU KÝ ............................................................................ 23 1.2.1.NGÔ THỪA ÂN (1500-1581 ? ) VÀ TÁC PHẨM TÂY DU KÝ ............................ 23 3 Triết lý nhân sinh trong Tây Du Ký 1.2.2.TÓM TẮT TÁC PHẨM ............................................................................................ 27 CHƯƠNG HAI :TÍNH TRIẾT LÝ TRONG TÁC PHẨM TÂY DU KÝ ................. 31 2.1.NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT LÝ CHỦ ĐẠO CỦA TÁC PHẨM ................................. 31 2.1.1.TƯ TƯỞNG ĐỊNH MỆNH - NHÂN QUẢ BÁO ỨNG ........................................... 31 2.1.2.TƯ TƯỞNG PHẢN KHÁNG ................................................................................... 33 2.1.3.ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ............................................................................................ 38 2.1.4.TINH THẦN HƯỚNG THIỆN ................................................................................. 41 2.2.TÍNH TRIẾT LÝ QUA TÍNH CÁCH NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM.................... 42 2.2.1.Ý CHÍ VÀ LÒNG KIÊN ĐỊNH ................................................................................ 42 2.2.2.SỨC MẠNH VÀ TÀI TRÍ ........................................................................................ 44 2.2.3.DỤC VỌNG .............................................................................................................. 45 2.2.4.SỰ CAM CHỊU ......................................................................................................... 47 2.3.TÍNH TRIẾT LÝ QUA CÁC SỰ KIỆN TRONG TÁC PHẨM ...................................... 49 2.3.1.SỰ RA ĐỜI CỦA TÔN NGỘ KHÔNG .................................................................... 49 2.3.2.QUÁ TRÌNH TẦM SƯ HỌC ĐẠO CỦA TÔN NGỘ KHÔNG .............................. 50 2.3.3.NGỘ KHÔNG DIỆT SÁU TÊN CƯỚP ................................................................... 52 2.3.4.TAM TẠNG MẤT ÁO CÀ SA ................................................................................. 55 2.3.5.NGỘ KHÔNG CẦU BỒ TÁT CỨU CÂY NHÂN SÂM ......................................... 56 2.3.6.CỨU VỚT CHÚNG SINH ........................................................................................ 58 2.3.7.NGỘ KHÔNG DIỆT BẢY YÊU TINH .................................................................... 61 2.3.8.ĐƯỜNG VÀO XỨ PHẬT ........................................................................................ 63 2.3.9.LĨNH KINH KHÔNG CHỮ ..................................................................................... 67 CHƯƠNG BA:TÍNH NHÂN SINH TRONG TÁC PHẨM TÂY DU KÝ ................ 72 4 Triết lý nhân sinh trong Tây Du Ký 3.1.GIÁ TRỊ NHÂN SINH THỂ HIỆN TRONG CÁC NHÂN VẬT .................................. 72 3.1.1.TÔN NGỘ KHÔNG .................................................................................................. 72 3.1.2.TRẦN HUYỀN TRANG........................................................................................... 76 3.1.3.TRƯ BÁT GIỚI......................................................................................................... 79 3.1.4.SA TĂNG VÀ LONG MÃ ........................................................................................ 82 3.1.5.YÊU TINH VÀ THÁNH THẦN ............................................................................... 83 3.2.GIÁ TRỊ NHÂN SINH QUA HÀNH ĐỘNG .................................................................. 86 3.2.1.NGỘ KHÔNG CHĂN NGỰA .................................................................................. 86 3.2.2.CUỘC NỔI LOẠN CỦA NGỘ KHÔNG ................................................................. 87 3.2.3.NGỘ KHÔNG MỘT MÌNH HỘ TỐNG TAM TẠNG VÀ THU NHẬN ĐỒ ĐỆ ... 90 3.2.4 LÒNG TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO CỦA NGỘ KHÔNG ............................................ 93 3.2.5.NGỘ KHÔNG MỘT TAY CHE TRỜI...................................................................... 94 3.2.6.TAM TẠNG BAO LẦN MÙ QUÁNG ..................................................................... 96 3.2.7.TRÊN ĐẤT PHẬT .................................................................................................... 98 3.3.GIÁ TRỊ THƯỞNG THỨC TÁC PHẨM ....................................................................... 99 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 112 5 Triết lý nhân sinh trong Tây Du Ký LỜI CẢM TẠ Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt thành giúp đỡ của Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, Phòng Đào tạo Khoa Học Công Nghệ sau Đại học, tập thể thầy cô Khoa Ngữ văn, cùng tất cả bạn đọc, đồng sự đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn tất luận văn. Tôi xin đặc biệt tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với giáo sư Nguyễn Tấn Đắc- một người thầy kính trọng đã tận tụy, không ngại nhọc nhằn nhằm hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu-học tập và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin trân trọng đón nhận và biết ơn sự khích lệ, động viên của gia đình, mẹ và các em trong quá trình học tập, nghiên cứu. Một lần nữa xin chân thành cảm tạ. Tháng 6/2000 Trịnh Văn Đồng 6 Triết lý nhân sinh trong Tây Du Ký PHẦN DẪN NHẬP 1.LÝ DO VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tây Du Ký là một trong số những tiểu thuyết thời Minh (1360 -1640), Thanh (1641-1911) đạt giá trị to lớn, có vị trí xứng đáng trong nền văn bọc cổ điển-Trung Quốc. Phạm vi ảnh hưởng, tiếng vang của tác phẩm Tây Du Ký lan rộng không chỉ ở Trung Quốc mà vượt biên 4 giới với phép "cân, đẩu vân - đi mây về gió" rẽ sóng, bay cao đến các nước trong khu vực như Nhật Bản, Triều Tiên... Ở Việt Nam, từ lâu hình tượng các nhân vật biến hoá thần thông như Tôn Ngộ Không; háu ăn, hám sắc như Trư Bát Giới; một lòng sắt son bái Phật cầu kinh như Đường Tăng; bền bỉ đường dài, gánh vác hành lý cho cả đoàn, không một lời oán thán như Sa Tăng đã thấm sâu tâm tưởng nhiều tầng lớp nhân dân từ người lao động bình dân đến các bạn tuổi còn rất trẻ. Có thể nói, Tây Du Ký từ lâu đã có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn hóa các dân tộc Đông Nam Á. Nhắc đến Tây Du Ký, là người ta nghĩ ngay đến Tề Thiên Đại Thánh, Trứ Bát Giới, Đường Tăng, Sa Tăng... Cũng như nhiều tác phẩm nổi tiếng khác của Trung Quốc như Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử, Hồng Lâu Mộng... Tây Du Ký với tính hấp dẫn của mình đã cuốn hút biết bao nhiêu thế hệ người đọc, được xem như là đại diện cho nền văn học cổ đại Trung Hoa. Cũng nhờ những giá trị độc đáo đó mà từ lâu văn hóa Trung Quốc được nhìn nhận như cái nôi văn hóa phương Đông. Hơn nữa, ngày nay, theo đà tiến bộ của xã hội, văn hóa nghệ thuật đã có một sự chuyển biến, có ảnh hưởng rộng lớn trong đời sống văn hoá của nhân loại. Khoa học nghiên cứu văn học đã có sự chuyển biến mạnh mẽ nhằm tịếp cận những giá trị đích thực trong việc thưởng thức và tiếp nhận. Bằng thực tế nghiên cứu cùng những hướng tiếp cận mới, mở ra nhiều khả năng trong việc đi sâu, phát hiện và lý giải những vấn đề mới trong cùng một tác phẩm. Trên tinh thần đó, nghiên cứu những ảnh hưởng tới tác phẩm. Tây Du Ký, ta không thể nào phủ nhận sự ảnh hưởng sâu sắc của đạo Phật tới tác phẩm, nhất là những phạm trù triết lý. Thật vậy, Phật giáo du nhập vào Trung Quốc bằng con đường hoà bình tự thân “hữu xạ tự nhiên hương” với tư tưởng: khổ, không, vô thường, vô ngã, niết bàn, luân hồi, báo ứng... chiếm một vị trí trong đời sống văn hoa mang đậm màu sắc nhân sinh. Tư tưởng Thích Ca xuất phát từ Ấn Độ khi du nhập vào Trung Quốc góp phần đóng góp trào lưu tư 7 Triết lý nhân sinh trong Tây Du Ký tưởng mới hữu ích. Chính sự giáo lưu tôn giáo đã dẫn tới giao lưu văn học giữa Ấn Độ và Trung Quốc, đó là sự giao lưu văn hóa dân tộc rất rộng rãi và sâu sắc. Thế nên, khi nghiên cứu một tác phẩm văn học cổ điển Trung quốc, nhất là tác phẩm Tây Du Ký, không thể bỏ qua sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với tác phẩm. Chính việc nghiên cứu, tìm hiểu tác phẩm Tây Du Ký trên bình diện triết lý nhân sinh là một việc làm cần thiết nhằm khám phá thêm giá trị của tác phẩm. Tây Du Ký từ khi ra đời đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu khảo sát tìm ra giá trị cho việc tiếp nhận và thưởng thức. Tìm hiểu triết lý nhân sinh để đi đến khẳng định giá trị nhân văn trong tác phẩm là một đề tài mang tính chuyên biệt, lâu nay chưa có tác giả nào tìm hiểu giải quyết. Chọn nghiên cứu đề tài triết lý nhân sinh trong tổng thể giá trị tác phẩm Tây Du Ký, luận văn nhằm hướng đến khẳng định vai trò, ý nghĩa của triết lý nhân sinh trong việc thể hiện hệ thống các giá trị hình tượng nhân vật và đi đến khẳng định giá trị tư tưởng nghệ thuật ở sự đóng góp của Ngô Thừa Ân. Thực hiện luận văn này, chính là một dịp để người nghiên cứu cồ điều kiện tìm hiểu, nắm vững đi đến tìm hiểu sâu hơn những giá trị to lớn mà nền văn hóa Trung Hoa, cái nôi của nền văn minh thế giới mang lại cho nhân loại. Kết quả nghiên cứu không chỉ đóng góp thêm một suy nghĩ, cách đánh giá ở bình diện mới, về tác giả Ngô Thừa Ân với tác phẩm Tây Du Ký, một sản phẩm tinh thần đầy tâm huyết của ông mà còn cảm nhận thêm được sự rực rỡ của nền văn hoa và văn minh Trung Hoa nói riêng và châu Á nói chung. Với mong muốn soi sáng vấn đề cốt tủy của tác phẩm, chúng tôi cố gắng phân tích từng tính cách, hành động của nhân vật dưới các góc độ triết lý để nhận ra giá trị nhân sinh của tác phẩm. Nhân vật trong tác phẩm là sản phẩm những quan niệm của tác giả. Đối với các tiểu thuyết gia cổ điển Trung Quốc, họ đều là những người thấm nhuần các tư tưởng triết học Nho Đạo - Phật. Ngô Thừa Ẩn cũng vậy, đánh giá về tính nhân sinh trong tác phẩm, ta không thể đặt ra ngoài sự ảnh hưởng của tam giáo đó. Vì lẽ đó, ta thấy quan điểm của tác giả Ngộ Thừa Ân về con người luôn được thể hiện một cách gián tiếp hay trực tiếp thông qua việc lý giải của số phận, đó là tư tưởng biến đổi của kinh dịch, của luật nhân quả... Qua các tư tưởng đó, chúng ta sẽ thấy nổi bật lên hình tượng các nhân vật, đó là sự kết hợp của hiện thực và mộng ước 8 Triết lý nhân sinh trong Tây Du Ký được thăng hoa trong trí tưởng tượng của tác giả. Vì vậy, chúng tôi luôn cố gắng lần theo quá trình sáng tạo của nhà văn từ quan niệm cho tới cách thể hiện tư tưởng để làm rõ giá trị triết lý nhân sinh của tác phẩm. 2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, từ khi ra đời đến nay đã được đông đảo người đọc đồng tình và mến mộ. Hình tượng các nhân vật trong tác phẩm với những phép biến hóa màu nhiệm “đi mây về gió, cân đẩu vân, thoắt biến thoắt hiện - rẽ nước xuống Long cung - đại náo thiên cung” luôn thu hút sự thích thú, gợi cảm giác thư giãn cho mọi tầng lớp, mọi đối tượng độc giả. Triết lý nhân sinh được tác giả gởi gắm một cách ý nhị, kín đáo và thật sầu lắng trong tác phẩm luôn là vấn đề thời sự. Việc nghiên cứu tác phẩm Tây Du Kí từ lâu đã được nhiều vị hộc giả tên tuổi từ Đông sang Tây bỏ nhiều công sức tìm hiểu với nhiều thành tựu có giá trị. Tìm hiểu trong giới nghiên cứu tác phẩm này ở Việt Nam cố các tác giả như Giáo sư Lương Duy Thứ, Giáo sư Trần Xuân Đề, Giáo sư Phan Ngọc, Tiến sĩ Hồ Sĩ Hiệp ... các nhà nghiên cứu có tên tuổi như Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Huy Khánh, Nguyễn Quân, Ngô Nguyên Phi, Lê Anh Dũng ... và nhiều người khác, đã có nhiều công trình có thể xem là di sản quý, cần được ghi nhận và kế thừa. Qua đó, chúng tôi cũng đã có sự chắc lọc, tìm tòi để làm rõ hơn triết lý nhân sinh trong tác phẩm này. Đó cũng chính là mục đích nghiên cứu của đề tài này, là tìm đến những triết lý nhân sinh trong tác phẩm một hướng tiếp cận mang tính chuyên sâu cần được định hướng rõ nét hơn. Trong quá trình thu thập, tìm hiểu, đọc nhiều tài liệu tham khảo có liên quan tới đề tài, chúng tôi nhận thấy các bài viết của tập thể tác giả thuộc Sở-nghiên cứu văn học thuộc Viện khoa học xã hội Trung quốc, phần nghiên cứu của các giáo sư Việt Nam Lương Duy Thứ, Trần Xuân Đề ...đã gợi mở cho việc tìm hiểu đề tài triết lý nhân sinh trong tác phẩm Tây Du Ký. Cụ thể như: • Trong “Sơ lược lịch sử phát triển của tiểu thuyết Trung Quốc”, Lỗ Tấn đã nêu lên lên những điểm đặc sác mới mẻ trong miêu tả nhân vật của Tây Du Ký. Ông nhấn mạnh “Trên mặt đất vốn không có đường, do người đi mà thành đường” từ đó mồ ra một hướng đi mới cho việc tìm về những giá trị sáng tạo văn học. 9 Triết lý nhân sinh trong Tây Du Ký • “Lịch sử văn học Trung Quốc” của viện khoa học Trung quốc, phần viết về Tây Du Ký đã nêu lên những thành tựu to lớn của tác phẩm trong việc thể hiên ước mơ của tầng lớp nhân dân lao động qua hình tượng kì vĩ của nhân vật Ngộ Không, làm lộ ra giá trị triết lý nhân sinh của tác phẩm. • Trong cuốn “Để hiểu tám bộ tiểu thuyết Trung Quốc” tác giả Lương Duy Thứ đã đưa ra nhận xét, đánh giá khá đầy đủ về các nhân vật trong Tây Du Ký, các nhân vật này khá điển hình và rất sâu sắc. • Tác giả Trần Xuân Đề trong “Những bộ tiểu thuyết cổ điển hay nhất Trung quốc” đã tập trung phân tích ba nhân vật Ngộ Không, Tam Tạng, Bát Giới qua đó cũng gợi mở lên những triết lý nhân sinh của tác phẩm. • “Lời tựa Tây Du Ký” của Nhà xuất bản văn học cũng đã nhấn mạnh tới khả năng tinh tế của tác giả qua việc miêu tả các hành động; tính cách nhân vật làm bật lên những giá trị tư tưởng của Tây Du Ký. • Nguyễn Huy Khánh trong “Khảo luận tiểu thuyết Trung Hoa”, tác giả đã giành một phần giới thiệu Tây Du Ký, ông đã khẳng định nghệ thuật miêu tả của Ngô Thừa Ân thật là độc đáo. • Vương Hồng Sển trong “Thú xem truyện Tàu” đã hết lời ca ngợi sự hấp dẫn, triết lý nhân sinh được ký gửi thật kín đáo của tác phẩm Tây Du Ký. Ở phương diện lịch sử vấn đề, đề tài này đã được các nhà nghiên cứu trong các bài viết của mình chỉ ra những gợi ý quan trọng trong việc tìm hiểu triết lý nhân sinh, có thể xem đó là những gì tâm đắc nhất của các vị học giả đi trước mà chúng tôi tiếp thu được. Qua những dẫn chứng đã được liệt kê cũng như chưa được đề cập tới, có thể nói triết lý nhân sinh trong tác phẩm Tây Du Ký cũng đã ít nhiều được gợi mở trong nhiều công trình nghiên cứu trước đây, nhưng chưa hình thành một đề tài và chưa được một hệ thống rõ ràng. Vì vậy, luận Văn đang là những thể nghiệm hướng đến tìm hiểu cho được triết lý nhân sinh trong tác phẩm. Tuy nhiên, do vấn đề này là vấn đề mới, chưa được nhiều tác giả đưa thành một công trình nghiên cứu riêng. Vì vậy, với tất cả sự cố gắng của mình, cùng những ý tưởng đã được 10 Triết lý nhân sinh trong Tây Du Ký các vị học giả đi trước khám phá, chúng tôi cố gắng tìm tòi, nhằm đưa ra những minh chứng mới, phục vụ cho chủ đề chính của đề tài: Triết lý nhân sinh trong tác phẩm Tây Du Ký. 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đạt mục đích và đối tượng nghiên cứu tìm hiểu triết lý nhân sinh trong tiểu thuyết thần thoại tích cực Tây Du Ký trên đây, luận văn chúng tôi sẽ thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau đây: 3.1.PHƯƠNG PHÁP CẤU TRÚC - HỆ THỐNG Tác phẩm Tây Du Ký là một hệ thống, một chỉnh thể nghệ thuật được đan cài, kết nối xuyên thấm vào nhau thông qua các tình tiết hấp dẫn và các sự kiện li kỳ đầy sức thuyết phục. Luận văn đi sâu xem xét đặc điểm cấu trúc - các sự việc hiện tượng trong chỉnh thể tác phẩm. Tìm hiểu các mối quan hệ ở góc độ triết lý nhân sinh gắn bó với hình thức cấu trúc và nội dung tác phẩm Tây Du Ký. Và như thế, phương pháp cấu trúc có đủ khả năng tiếp cận giá trị nội dung Tây Du Ký giúp cho việc đánh giá tiếp nhận tác phẩm được dễ dàng. 3.2.PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI, SO SÁNH Xuất phát từ mục đích tìm hiểu triết lý nhân sinh, luận văn đi vào khảo sát các biểu hiện triết lý nhân sinh ở từng cấp độ khác nhau. Mỗi cấp độ như vậy sẽ gắn với từng diễn biến, từng hành trình của mỗi nhân vật, mỗi sự kiện trong tác phẩm. Việc chia, tách các cấp độ này là rất cần thiết giúp cho việc phân loại so sánh, tổng hợp, cân nhắc kịp thời đưa ra những kiến giải xác đáng hợp lý. Trong khi tiếp cận các sự việc, ở từng nhân vật ổ một số khía cạnh tiêu biểu, bình diện lại rút ra đặc điểm triết lý nhân sinh. 3.3.PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, TƯỜNG THUẬT Với phương pháp phân tích, tường thuật, bằng tường thuật và miêu thuật lại tiếp tục chia tách ở các cấp độ, nhân vật chính diện, phản diện. Mỗi cấp độ lại đặt ra tìm hiểu biểu hiện của giá trị nhân sinh. Trong từng cấp độ kịp thời đưa ra ý nghĩa nhân sinh riêng biệt. 11 Triết lý nhân sinh trong Tây Du Ký 3.4.VẬN DỤNG LÝ THUYẾT VỀ THI PHÁP Vận dụng lý thuyết về thi pháp nhân vật để hiểu hình tượng nhân vật, quan niệm về con người nhân sinh được biểu hiện thông qua ngòi bút thiên tài Ngô Thừa Ân. Từ những tính cách, hành động cụ thể của nhân vật, qua thi pháp của tác giả, sẽ cảm nhận được tinh túy, thâm sâu của tác phẩm cũĩlg như tính triết lý nhân sinh của nó. 4.ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên tìm hiểu vấn đề này, người viết đã chú ý khảo sát một cách cặn kẽ, nghiêm túc về triết lý nhân sinh trong tác phẩm Tây Du Ký. Luận văn là công trình nghiên cứu bước đầu tìm hiểu triết lý nhân sinh trong tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Từ việc tìm hiểu lịch sử vấn đề, phận loại, phân tích và so sánh triết lý nhân sinh, luận văn muốn đặt ra giải quyết vai trò và ý nghĩa của tác phẩm Tây Du Ký thông qua hình tượng và hệ thống nhân vật. Dưới góc độ thưởng thức và tiếp nhận, kết quả của hướng nghiên cứu với ý nghĩa nhân sinh sẽ đóng góp ý kiến bổ sung vào việc tìm hiểu giá trị tác phẩm. Điều này mang ý nghĩa sâu sắc ương việc thưởng thức, tiếp nhận, góp phần vào khẳng định những giá trị trong tác phẩm Tây Du Ký. Từ sự tìm hiểu triết lý nhân sinh, thêm một cách lý giải về tác phẩm Tây Du Ký, luận văn đi đến khẳng định sự vận dụng sáng tạo và tư duy nghệ thuật độc đáo; nhà văn đã chiêm nghiệm và thể hiện nhuần nhuyễn ý tưởng về con người nhân sinh. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra phạm vi tìm hiểu triết lý nhân sinh trong tác phẩm Tây Du ký nhưng khả năng người nghiên cứu dù đã có những cố gắng cũng không tránh khỏi những sơ xuất rất mong được sự chỉ dẫn giúp đỡ. 5.KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu (7 trang) và phần kết luận (4 trang), nội dung của luận văn được sắp xốt thành ba chương như sau:  Chương một: Khái quát một số triết lý nhân sinh và nội dung tác phẩm Tây Du Ký.(30 trang) 12 Triết lý nhân sinh trong Tây Du Ký  Chương hai: Tính triết lý trong tác phẩm Tây Du Ký (41 trang)  Chương ba: Tính nhân sinh trong tác phẩm Tây Du Ký và việc thưởng thức tiếp nhận (38 trang)  Tài liệu tham khảo (5 trang) Phần chú giải trong luận văn được trình bày theo quy ước như sau [stt:str], với stt là số thứ tự của tài liệu trong phần tài liệu tham khảo, còn STT là số trang của phần trích dẫn trong tài liệu đó. 13 Triết lý nhân sinh trong Tây Du Ký PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG MỘT: KHÁI QUÁT TRIẾT LÝ NHÂN SINH VÀ NỘI DUNG TÁC PHẨM TÂY DU KÝ 1.1.KHÁI QUÁT TRIẾT LÝ NHÂN SINH PHƯƠNG ĐÔNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI TIỂU THUYẾT TÂY DU KÝ 1.1.1.TRIẾT LÝ PHẬT GIÁO Trước khi trở thành một tôn giáo lớn trên thế giới với hơn ba trăm triệu tín đồ, đạo Phật đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài, bắt nguồn từ Ấn Độ, sau đó đã chia thành hai tông phái chính: Tiểu thừa (Hinayana) và Đại thừa (Mahayana) Đạo Phật trước hết là một tôn giáo của đời sống, của con người trong cõi nhân sinh. Tuy cuộc đời các Đức Phật sau này đã được huyền thoại hoa với nhiều truyền thuyết, nhưng Phật Thích Ca đã là một con người thật, một nhân vật lịch sử, một vị Hoàng Tứ đã từng sống trên nhung lụa ở kinh thành kapilagastu (biên giới Ấn Độ -Nêpal ngày nay) rồi giác ngộ xuất gia, tu luyện mà thành Phật, sau đó suốt đời lại đem chân lý giác ngộ cho người đời. Vào thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, qua hớn sáu thế kỉ cải tạo tư tưởng, Phật giáo đã ngày càng hướng về nhân gian và xã hội, không cần phải trốn tránh, thoát ly khỏi cuộc sống thế tục, do đó Phật giáo ngày càng có sức sống mạnh hơn và thâm nhập vào lòng người sâu hơn. Vào những năm đầu thế kỉ thứ nhất sau công nguyên, Phật giáo được truyền vào Trung Quốc từ hai con đường thủy bộ qua các nước Tây vực. Từ khi vào Trung Quốc, mặc dù có nhiều bất hòa, nhưng Phật giáo đã cùng với hai tôn giáo bản địa là Nho giáo và Đạo giáo tạo nên một sự dung hòa Tạm giáo và có ảnh hưởng rất lớn tới nền văn hóa Trung Hoa. Tư tưởng căn bản của đạo Phật nằm trong quan niệm vô ngã (Anatman), vô thường (Anitya). Theo đó, có sinh thời có diệt, mọi việc tất đều sẽ qua đi trong quá trình sinh - trụ - dị diệt. Trong cuộc sống phù du, đức Phật đã đem lại cho chúng ta bốn chân lý quý(Arya-satya 14 Triết lý nhân sinh trong Tây Du Ký Tứ diệu đế). Cuộc đời là bể khổ (Dukkha) nguyên nhân vì chúng ta quá đắm chìm trong các ham muốn (Samudaya-tập). Tất cả sự vật hiện tượng trên thế gian này đều là vô ngã vô thường, nhưng con người bởi sự mê lầm, cho mọi cái là thường định nên mới nảy sinh ra những luyến ái, đục vọng, thúc đẩy ta hành động theo đuổi những ham muốn vật chất, tiền tài danh vọng vốn là những cái hư ảo, đã tạo nên những nghiệp báo, làm con người chìm ngập trong những nỗi thất vọng, đau khổ hết kiếp này sang kiếp khác. Vì vậy một khi chúng ta cố gắng diệt được lòng dục (Nirodha) thì chúng ta sẽ tìm thấy được con đường giải thoát (Đạo - Marga). Cuộc sống của chúng sinh chính là một chuỗi nhân quả và nghiệp báo (Karman) mà con người ta phải gánh chịu và trả giá. Nhưng nếu một khi đã tĩnh tâm giác ngộ thì chúng ta sẽ có thể tiến tới tiêu-đích cuối cùng của sự giải thoát, đó là cõi Niết Bàn (Nirvana). Do đó, giáo lý căn bản của đạo Phật tập trung chủ yếu vào tư tưởng giải thoát cho mọi chúng sinh ra khỏi bể khổ cuộc đời. Theo Phật, khi người ta được giải thoát, cũng chính là khi con người đạt tới sự siêu thoát, nghĩa là họ đã vượt lên trên sự trói buộc của thế giới trần tục, thoát khỏi sự chi phối của thế giới trần tục, vượt lên trên sự, trói buộc của dục vọng, sanh tử, phiền não, sống hoan toàn thanh thoát, tự tại, là đạt tới thể không tịch. Sở dĩ các giáo lý của Phật giáo có một sức hút kỳ lạ là do những khái niệm về Tứ Diệu Đế (khổ, tập, diệt, đạo). Theo đó đời là bể khổ mà nguyên nhân do chúng sinh bị ràng buộc quá nhiều vào dục. Để thoát khổ, phải diệt dục, mà muốn diệt trừ tận gốc các ham muốn thái quá thì phải thực hành đạo. Ngoài ra còn ba khái niệm “chư hành vô thường”, “chư pháp vô ngã”, “Niết bàn tịch diệt” trong tam pháp là bạ nguyên lý cơ bản nhất của nghĩa học Phật giáo. Tuy nhiên, Phật giáo đi vào lòng người sâu sắc nhất lại chính là do thuyết thiện ác nhân quả. Do e sợ việc ác giả ác báo, nhân quả nhãn tiền mà con người trở nên hướng thiện hơn. Thuyết này có ảnh hưởng rất sâu sắc tới truyền thuyết, tiểu thuyết không chỉ ở Trung Quốc mà ở tất cả các nước chịu ảnh hưởng của đạo Phật. 1.1.2.TRIẾT LÝ NHO GIÁO Khổng Tử (551-479 trước công nguyên) là người đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, với tư cách cá nhân, đã dạy cho một số đông học trò khi họ theo ông chu du từ xứ này sang xứ khác. Khổng Tử tên là Khâu, tự Trọng Ni, là nhà triết học, nhà chính trị và là nhà giáo dục nổi 15 Triết lý nhân sinh trong Tây Du Ký tiếng ở Trung Quốc cổ đại. Ông là người sáng lập Nho gia mà người phương Tây gọi là phái Khổng học. Tinh thần sáng tạo qua sự truyền thuật tư tưởng đạo đức ấy được kế tục mãi bởi những người nối chí Khổng Tử. Nho giáo lấy việc tu thân - tề gia- trị quốc- bình thiên hạ là gốc. Do tin có “Thiên mệnh”, nên Khổng tử coi việc hiểu biết mệnh trời là một điều kiện tất yếu để trở thành con người hoàn thiện, điều này trở thành tư tưởng chủ đạo của Nho giáo. Khổng Tử từng viết “không biết mệnh trời thì lấy gì làm quân tử”. Đã tin có mệnh, biết mệnh thì phải tuân theo mệnh. Đó là cái đức của người quân tử. Khổng Tử khuyên: “Người quân tử có ba điều sợ: sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời thánh nhân”. Cùng với quan niệm về vũ trụ và con người, học thuyết về luân lý, đạo đức, chính trị xã hội là một trong những vấn đề cốt lõi trong triết học của Khổng Tử. Những nguyên lý đạo đức căn bản nhất trong học thuyết Nho giáo là: nhân, lễ, trí, dũng... trong đó chữ nhân được đề cập với ý nghĩa sâu rộng nhất. Nó được coi là nguyên lý đạo đức cơ bản quy định bản tính còn người và những quan hệ giữa người với người từ trong gia tộc đến xã hội, nó liên quan tới các phạm trù đạo đức, chính trị khác như một hệ thống triết lý chặt chẽ, nhất quán, tạo thành bản sắc riêng trong triết lý nhân sinh của ông. Chữ nhân theo Khổng Tử cộ thể lý giải bởi hai nguyên căn. về mặt lý luận, nhân là do sự chi phối của thiên lý, của đạo và các sự vật. Đạo sống của con người là phải trung dung, trung thứ. về mặt xã hội, chủ trương của Khổng Tử là dùng nhân đức để giáo hóa con người, cải tạo xã hội. Do đó chữ “nhân” trong triết học Khổng Tử có ý nghĩa rất rộng, bao hàm nhiều mặt trong đời sống con người, rất trừu tượng mà cũng vô cùng cụ thể. Như vậy, nhân là đức tính hoàn thiện, là cái gốc đạo đức của con người. Theo quan niệm của Nho giáo, trong xã hội cũng như gia đình muốn có kỷ cương trật tự, thì trước hết phải chính danh. Hai tiếng này có nghĩa là mọi vật trong thực tại cần phải cho hợp với cái danh nó mang. Khổng Tử từng dạy về phép trị nước “phải chính danh trước, vua hãy cư xử cho ra vua, tôi cho ra tôi, cha cho rạ cha, con cho ra con”. Nói cách khác, mỗi cái danh bao hàm một số điều kiện tạo nên bản chất một loại sự vật mà danh liên quan đến. Bất cứ hành động nào cũng phải phù hợp và theo cái danh của nó. Vì vậy trong những tương quan xã hội, mỗi cái danh đều bao hàm một số trách nhiệm và bổn phận, và những cá nhân mang danh ấy 16 Triết lý nhân sinh trong Tây Du Ký phải có những trách nhiệm và bổn phận phụ hợp với danh ấy đó, là thuyết chính danh của Khổng Tử. Với học thuyết này, Khổng Tử đã chia xã hội thành những mối quan hệ chính như vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè, trong đó, đạo quân thần, nghĩa cha con “quân xử thầntử thần bất tử bất trung, phụ xử tử vong tử bất vong bất hiếu”, Tây Du Ký cũng chịu ảiih hưởng lớn bồi tư tưởng này. Còn về đạo đức mỗi cá nhân, thì Khổng Tử nhấn mạnh đến nhân nghĩa, nhất là nhân. Trong xã hội, mọi người đều có những điều phải làm, làm nhiệm vụ vì nhiệm vụ, bởi vì những điều ấy đáng phải làm về phương diện luân lý. Nếu làm nhiệm vụ vì lý do khác, không vì luân lý thì hành vi ta không hợp nghĩa, dẫu cho ta có làm tròn bổn phận Nói theo Khổng Tử và các hậu Nho, thì lúc đó ta chỉ hành động vì “lợi”. Với nhà Nho, “nghĩa” và “lợi” là hai từ hoàn toàn đối lập nhau. Khổng Tử đã nói: “Quân tử biết rõ về nghĩa. Tiểu nhân biết rõ về lợi”, ấy là điều mà Nho gia gọi là “phân biệt nghĩa và lợi”, sự phân biệt mà họ cho là tối quan trọng trong việc giáo dục đạo đức. Một tư tưởng quan trọng nữa của Nho giáo là sự trung thứ. Nho giáo cho rằng muốn lập cho mình thì lập cho người; muốn cho mình nên thì cũng lo cho. người nên. Nói khác đi: “hãy làm cho người điều gì mình muốn người làm cho mình”. Đó là phương diện tích cực trong sự thi hành mà Khổng Tử gọi là “Trung'” hay tính ngay thẳng đối với kẻ khác. Và phương diện tiêu cực, gọi là “thứ” hay lòng vị tha, được diễn tả trong câu nói sau: “Kỉ sở bất dục vật thi ư nhân”. Như vậy gọi là thi hành trung thứ. Ngoài ra, để hành động cho đúng, người quân tử còn phải biết mệnh, tức là biết mình biết ta. Do tư tưởng trung nghĩa của đạo Nho, các chính quyền phong kiến đã ra sức cổ động Nho giáo, vì vậy, Nho giáo có một địa vị to lớn và ảnh hưởng rộng lớn đến xã hội phương Đông, đặc biệt là ở Trung Quốc. Vì lẽ đó, tất cả các tác phẩm Trung Hoa cổ điển đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho gia. 1.1.3.TRIẾT LÝ ĐẠO GIA Đạo gia là một trong ba trào lưu triết học lớn trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc. Sự hình thành và phát triển của Đạo Giáo gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà tư tưởng, tiêu biểụ nhất là Lão Tử (khoảng thế kỷ thứ 4 trước công nguyên). Lão tử được xem là ông tổ của đạo gia. Ông họ Lý, tên Nhĩ, tự là Đàm hay Bá Dương, sống cùng thời với Khổng Tử. Toàn bộ tư tưởng của ông có thể nói là được trình bày cô đọng 17 Triết lý nhân sinh trong Tây Du Ký hết trong tác phẩm Đạo Đức kinh, gồm có ba học thuyết cơ bản là học thuyết về đạo, tư tưởng về phép biện chứng và học thuyết vô vi, trong đó tư tưởng về “đạo” đóng vai trò cực kì quan trọng trong triết học Lão Tử. Từ sự quan sát vận chuyển của vạn vật trong thế giới, Lão Tử đề ra học thuyết “đạo” để giải thích nguồn gốc hình thành vạn vật. Ông xem đạo là cơ sở hình thành thế giới, là cái bản nguyên sâu kín, huyền diệu. Để giải thích đặc điểm của đạo, Lão tử dùng thuyết vô danh và chất phác. Ngoài ra ông còn dùng học thuyết “đạo pháp tự nhiên” để giải thích bản chất thế giới. Một trong những quy luật khách quan được vận dụng chính là thuyết âm dương ngũ hành. Từ mấy nghìn năm trước đây, nền văn minh ở nhiều nước Đông phương đã có một vũ trụ quan rất tiến bộ. Họ đã quan niệm về vũ trụ có hai cái không cùng là : không gian và thời gian. Không gian là vô cùng, thời gian là vô tận. Họ cho rằng tồn tại trong không gian và thời gian ấy có hai “khí” Âm- Dương tương hỗ giao hoa, đồng biến giao thác xoay vần cùng với thời gian và muôn vật từ đó mà ra, nó biến hoa không ngừng trong vũ trụ. Người Đông phương cũng luôn cho rằng: Thoạt đầu vũ trụ là “vô cực” sau đó là hỗn mang rồi đen thuở sợ khai là “thái cực”. Thái cực nhờ sự vận động rồi sinh “Lưỡng nghi” là hai khí. Âm, Dương. Từ “Lưỡng nghi” lại sinh “Tứ tượng” tức bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Tứ tượng sinh “Bát quái” - tám hiện tượng lớn trong vũ trụ: Càn (Trời), Khôn (Đất), Cấn (sấm sét), Tốn (gió), Khảm (nước), Ly (Lửa), Cân (núi), Đoài (đầm). Bát quái sinh ra 64 quẻ, thể hiện sự thiên hình vạn trạng của vật chất trong vũ trụ. Như vậy Âm-Dương hai khí luôn luôn vận động mà sinh ra vạn vật. Trong vạn vật lại có Âm-Dương cũng không ngừng vận động. Vạn vật tuy có khác nhau (chất sống và chất vô tri, vô giác), song tất thảy đều phát triển theo qui trình sinh, trưởng, suy, vong và biến hóa không ngừng. Không có cái gì tự nhiên mất đi mà không để lại “dấu vết”, cũng không có gì tự nhiên sinh ra từ “hư vô” mà chúng chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Như vậy Âm Dương đóng vai trò xoay vận, chuyển dội không bạo giờ đứt đoạn. Nếu “đứt” là “vong”, là “tận” để rồi biến hoa nảy sinh các khác trong cái không cùng của vũ trụ. Âm-Dương hai .từ của một khái niệm biến hoa hai yếu tố cùng tồn tại, độc lập, tương phản, nhưng lại hoa đồng, lồng vào nhau mà không triệt nhau để sinh biến. Âm-Dương không 18 Triết lý nhân sinh trong Tây Du Ký những dùng để biểu hiện trong thế giới hữu hình (từ vi mô -đến vĩ mô - thế giới hạt cấu trúc của vật chất mà nó còn thể hiện trong cả thế giới vô hình (thế giới của tư duy, của tâm. linh, cảm giác, tâm hồn ). Chính vì thế Âm-Dương có trong tất cả từ các hiện tượng đến bản thể vật chất dù nó có trong tri giác hay không có trong tri giác. Triết học Đông phương cũng quan niệm Trời là Dương, Đất là Âm. Đàn ông là Dương, đàn bà là Âm. Trong cơ thể con người thì bề mặt trước là dương, mặt sau lưng là Âm, đối với đàn bà; ngược lại đàn ông mặt trước là Âm, sau lưng là Dương. Đối với trái tim máu đưa đi từ tim là Dương,, máu từ các mao mạch chuyển về tim là Âm. Như vậy trong dường (chủ Đương) cũng có Âm và trong Âm (chủ Âm) cũng có dương. Trong lĩnh vực vô hình và hình sắc, sức khỏe con người cũng biểu hiện tương sinh, tương phản của Âm và Dương. Con người khoe mạnh, hoạt bát, sinh khí, sinh lực dồi dào, da sắc tươi nhuần là sự biểu hiện qua Âm-Dương cân bằng hài hoa. Ngược lại người có nét mặt ủ ê. Da dẻ tái mét xanh xao hay vàng khè là biểu hiện sự mất cân bằng Âm -Dương. Đó chính là trạng thái Dương thác, Âm suy hay Dương thịnh, Âm suy. Đường Tăng ưa trầm tĩnh, thư thái- thiên về Âm tính. Tôn Ngộ Không tính tình tả xung hữu đột không tự kiềm chế luôn mang trong mình vòng kim cô thiên về Dương tính. Dương thái quá lấn át Âm cũng là bệnh, hoạn. lấy lại sự cân bằng Âm-Dương nguyên lý, nguyên tắc xuyên thấu “Thiên-Địa-Nhân”. Âm-Dương là hai từ Triết học cổ có nội hàm tính động và hàm xúc. Âm- Dương có mối quan hệ: Sự thành của Dương là sự hủy của Âm, ngược lại, sự thành của Âm là sự hủy của Dương. 1.1.4.ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO, NHO GIÁO, ĐẠO GIÁO TỚI TÁC PHẨM TÂY DU KÝ Có một điều không ai phủ nhận, tác phẩm Tây Du Ký bắt nguồn từ câu chuyên đi Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tam Tang. Như Giáo sư Trần Xuân Đề đã nhận xét: “Cốt truyện Tây Du Ký có thay đối, từ chuyên đi lấy kinh của một tôn giáo, trở thành một pho truyền kì của một anh hùng thẩn thoại nhưng tác phẩm vẫn không thoát khỏi những quan niệm của Phật giáo. Rải rác trong một trăm hồi, lúc chỗ này khi chỗ khác đều có những khía cạnh tư tưởng định mệnh, nhân quả báo ứng, Phật pháp vô biên...”[57;115]. Rõ ràng Đạo Phật đã có một ảnh hưởng sâu nặng đen Tác phẩm Tây Du Ký. 19 Triết lý nhân sinh trong Tây Du Ký Thật vậy, có thể nói rằng Phật giáo đã ảnh hưởng trên nhiều bình diện của tiểu thuyết cổ điển Trung quốc chứ không riêng gì tác phẩm Tây Du Ký. Riêng trường hợp Tây Du Ký thì có thể nói rằng, tác phẩm sẽ không có được nếu không có sự truyền nhập của Phật giáo, vì vậy, tác phẩm đã rất đề cao các giáo lý nhân sinh của Phật giáo. Lấy ví dụ như cuộc tỉ thí giữa Tề Thiên và Phật Tổ. Phật Tổ thách thức “ta đánh cuộc với nhà ngươi, nếu nhà ngươi có tài nhảy một cân đấu vân rìa khỏi lòng bàn tay phải cửa ta, thì nhà ngươi thắng”.[35:136]. Nhưng Tề Thiên dẫu là lý trí, dù có thông minh sáng suốt đến đâu chăng nữa thì cũng vẫn còn trong chướng ngại của phàm phu trí. Bởi bàn tay đức Phật trùm vạn dặm, nên Tề Thiên dù có phép cân đẩu vân, nhảy một cái là vượt mười vạn tám ngàn dặm nhưng cố gắng tới đâu cũng không lọt qua khỏi lòng bàn tay Phật tổ. Rõ ràng, nếu bỏ qua yếu tố hoang đường thì đó chính là một triết lý của nhà Phật, bởi Ngộ Không chỉ mới là một pháp trong vạn pháp vô biên, làm sao vượt qua Phật Tổ được. Hầu như các chi tiết chính trong truyện đều mang đậm dấu ấn đạo Phật. Như chi tiết Ngộ Không bị núi Ngũ Hành đè “Ngộ Không vội vàng tung người nhảy vút đi, nhưng bị ngay Phật Tổ lật bàn tay túm chặt lấy, mang ngay ra ngoài cửa Tây Thiên, biến năm ngón tay thành năm quả núi: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, gọi là núi Ngụ Hành, nhẹ nhàng đè chặt Đại Thánh xuống dưới”[35:l38]. Bàn tay vốn có năm ngón dài ngắn không đều. Tác giả rất tài tình khi dùng bàn tay Phật tượng trưng cho ngũ hành. Theo Phật giáo, thân con người vốn do năm yếu tố cấu tạo thành, gọi là ngũ đại, ngoài ra mỗi người còn có ngũ căn. Chính do ngũ căn mà con người có năm ham muốn là ngũ dục. Những thứ đó đè chặt tâm linh, rất là khó gỡ, tựa như Ngũ Hành Sơn đè Hành Giả vậy. Cũng vì lẽ đó, mà xác phàm rất nặng, Tề Thiên dù 72 phép biến hóa, dời non lấp bể nhưng vẫn không thể nào cõng Đường Tăng bay tới ngay Thiên Trúc được mà phải ròng rã mười mấy năm trời rong ruồi gió bụi hồng trần. Chỉ tới khi tôi được Linh Sơn, chân bước xuống thuyền Bát Nhã, Đường tăng mới trút được xác phàm thành bậc chân nhân siêu thoát. Vì sao vậy, vì muốn được thần thông, tự do khai phóng thì phải từ bỏ xác phàm để tránh mọi nhục dục. Cũng như truyện thâu phục Hồng Hài Nhi ở ba hồi 40, 41, 42. Hồng Hài Nhi có một thứ vu khí đặc biệt là lửa mà nước không thể nào dập tật được. Trụyện kể: “Mưa sầm sập trút xuống, nhưng không dập tắt nổi ngọn lửa của yêu quái, ma trái lại, khác nào lửa đổ thêm dầu, càng mưa lửa càng bốc to”[36:139]. Lửa của Hồng Hài Nhi là thứ gì mà mà nước mưa 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan