Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ nghệ tĩnh...

Tài liệu Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ nghệ tĩnh

.PDF
26
105
97

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG CA DAO, TỤC NGỮ NGHỆ TĨNH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Mã số: 60.22.03.01 Đà Nẵng - Năm 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:TS. LÊ VĂN THAO Phản biện 1: TS. Phạm Huy Thành Phản biện 2: TS. Phạm Văn Giang Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Triết học họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 08 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, khi mà xã hội loài người ngày càng văn minh, sự phát triển của khoa học và kỹ thuật ngày càng lớn mạnh thì thế giới có thiên hướng tập trung nhiều vào trung tâm của vũ trụ, đó chính là “con người”. Những kinh nghiệm, những triết lý xưa nay được nhìn nhận một cách đúng đắn và nghiêm túc bởi hiện thực cuộc sống đã chứng minh rằng đó chính là “túi khôn” của dân gian để lại, nó giống như những lời tiên tri báo trước cho con người về quy luật của cuộc sống và tạo hóa. Triết lý nói chung, trong đó có triết lý nhân sinh được đề cao, coi trọng hơn bao giờ hết. Triết lý nhân sinh đó chính là những quan điểm, quan niệm về sự sống của con người được rút ra từ trong thực tiễn cuộc sống. Triết lý nhân sinh được xem như là kim chỉ nam định hướng, chỉ dẫn cho cách đối nhân xử thế, cho hành động hay lối sống của con người. Nghệ Tĩnh là một vùng đất có nền văn hóa lâu đời, có những đặc điểm riêng về vị trí địa lí, tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội đã hình thành nên triết lý nhân sinh mang nét đặc trưng riêng của xứ Nghệ. Triết lý nhân sinh được thể hiện trên nhiều lĩnh vực về: kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật… Trong đó ca dao, tục ngữ được xem là thể loại ổn định, độc đáo phản ánh rõ nét những triết lý nhân sinh sâu sắc của con người xứ Nghệ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và bảo tồn các giá trị về ca dao, tục ngữ nói chung và triết lý nhân sinh nói riêng vẫn còn những hạn chế nhất định. Do đó, nghiên cứu triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh là vấn đề thiết yếu và có ý nghĩa quan trọng, giúp chúng ta hiểu rõ hơn quan niệm của cha ông ta về lẽ sống, về đạo làm người, về cách ứng xử của con người với thế giới tự nhiên và giữa con người với con người trong xã hội. Qua đó, làm rõ 2 những giá trị để bảo tồn và phát huy trong giai đoạn hiện nay, góp phần khẳng định giá trị văn hóa dân gian của Nghệ Tĩnh, củng cố niềm tin, lý tưởng sống cho những người con vùng đất Nghệ Tĩnh nói riêng và thế hệ trẻ của Việt Nam nói chung. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên tôi chọn đề tài: “Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh” làm đề tài luận văn thạc sĩ Triết học của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Trên cơ sở làm rõ những nội dung cơ bản của triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh; luận văn đánh giá về giá trị, hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm gìn giữ và phát huy giá trị triết lý nhân sinh của ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh. 2.2 Nhiệm vụ Để đạt được mục đích đã nêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, làm rõ lý luận chung về triết lý nhân sinh và ca dao, tục ngữ. Thứ hai, phân tích nội dung triết lý nhân sinh trong cao ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh. Thứ ba, làm rõ giá trị, hạn chế và đề xuất giải pháp gìn giữ và phát huy các giá trị triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nội dung triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh. Phạm vi nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số nội dung triết lý nhân sinh trong kho tàng ca dao, tục ngữ vùng Nghệ 3 Tĩnh: Quan niệm về bản chất con người và ý nghĩa cuộc sống, quan niệm về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, quan niệm về mối quan hệ giữa con người với cộng đồng, con người với con người trong xã hội. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên quan điểm của triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề triết lý nhân sinh. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn kết hợp các phương pháp: phương pháp logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, thống kê, so sánh và đối chiếu. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 3 chương và 9 tiết. 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu về triết lý nhân sinh nói chung. Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu về triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ. 7. Đóng góp mới của đề tài Luận văn làm rõ được những nội dung cơ bản, những nét độc đáo, góp phần khẳng định giá trị của triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Nghệ Tĩnh; Đồng thời đề xuất một số giải pháp có tính khả thi cho việc gìn giữ và phát huy các giá trị triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh hiện nay. 4 8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 8.1. Ý nghĩa lý luận Hệ thống hóa những nội dung triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh, đồng thời khẳng định những giá trị nhân văn, tiến bộ trong triết lý nhân sinh của ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận văn có giá trị làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về hình thái ý thức văn hóa, nghệ thuật, triết học. - Là cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý và bảo tồn nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vùng Nghệ Tĩnh trong giai đoạn hiện nay. 5 NỘI DUNG CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH VÀ CA DAO, TỤC NGỮ NGHỆ TĨNH 1.1. Triết lý và triết lý nhân sinh 1.1.1. Khái niệm triết lý Triết lý là cái ý sâu xa, cái lẽ huyền diệu của một học thuyết hay một sinh hoạt, một hiện tượng, một cử chỉ. Khác với triết học, triết lý mang đậm dấu ấn của cộng đồng người, triết lý được rút ra từ những trải nghiệm trong cuộc sống. Theo chúng tôi, triết lý trước hết đó là những quan niệm đúng đắn, được con người rút ra, đúc kết từ trong thực tiễn cuộc sống. Khác với triết học, triết lý gần gũi hơn với cuộc sống, là bài học mà cá nhân nào cũng có thể tự đưa ra được triết lý sống cho riêng mình. Trong giới hạn của đề tài chỉ đề cập đến triết lý nhân sinh được thể hiện trong ca dao, tục ngữ tỉnh Nghệ Tĩnh. 1.1.2. Triết lý nhân sinh Triết lý nhân sinh theo từ điển Từ và ngữ Việt Nam: “Nhân” là người, “sinh” là cuộc sống, triết lý nhân sinh là triết lý về sự sống con người. Triết lý nhân sinh cũng chính là những quan điểm, quan niệm, những kinh nghiệm về sự sống được con người rút ra từ trong thực tiễn cuộc sống. 1.2. Khái quát về ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh 1.2.1. Khái niệm, nguồn gốc ra đời của ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh Khái niệm ca dao theo từ điển Bách Khoa Việt Nam: Ca dao thường là những câu thơ, bài hát dân gian có ý nghĩa khái quát, phản 6 ánh đời sống, phong tục, đạo đức hoặc mang tính chất trữ tình, đặc biệt là tình yêu nam nữ. Tục ngữ theo tác giả Vũ Ngọc Phan: đó là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán [48, tr.6]. Nguồn gốc của ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh có thể là do những lính thú lưu động, những dân tứ chiếng, những đợt sóng người chuyển cư, những người buôn bán, những ông đồ Nghệ đầu năm đeo cái tay nái đỏ trong đó có cái tráp đen đi khắp bốn phương tìm nơi dạy học mang về, nhưng những câu tục ngữ từ nơi khác du nhập vào đều có ít nhiều “chất Nghệ Tĩnh”. 1.2.2. Những nội dung của ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh Những bài ca dao được lưu truyền ở Nghệ Tĩnh đều phản ánh các mặt sinh hoạt và tính cách của những con người đã bao năm sinh sống, chiến đấu và sáng tạo trên đất Hồng Lam. Đó là một cuộc sống vật lộn gian khổ, bền bỉ giữa con người và thiên nhiên. Không chỉ dừng lại ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, xóm làng, ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh còn là bản tình ca thấm đẫm tình yêu thương chan chứa của tình yêu lứa đôi và tình cảm gia đình. 1.2.3. Vài nét nghệ thuật nổi bật trong ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh - Tính bộc trực thẳng thắn Ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh phần nhiều bộc trực, thẳng thắn, có phần cứng rắn. Điều này cũng thật sự dễ hiểu, cuộc sống nơi đây thường xuyên phải vật lộn chống chọi với thiên nhiên khô cằn, khắc nghiệt, chế độ phong kiến kéo dài dai dẳng, tàn nhẫn, xảo quyệt, chiến tranh liên miên với giặc ngoại xâm trường kỳ, gian khổ. Cuộc sống đói nghèo, túng quẫn luôn dày vò, đeo đẳng. 7 - Tính trí tuệ bác học Ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh mang đặc trưng riêng, đó là tính trí tuệ và bác học. Tính trí tuệ và bác học này không chỉ có tác giả là các nhà nho, khoa bảng mà nó còn xuất hiện trong những bài ca dao, tục ngữ của tầng lớp bình dân. Những cách vận dụng tài tình đã làm nên những bài ca dao, những câu tục ngữ dí dỏm, tinh nghịch nhưng cũng đầy tính trí tuệ và bác học. - Tính trạng Tính Trạng: “Trạng” ở đây không phải là nói phét, nói láo. “Trạng” ở đây thể hiện tính vui vẻ, thông minh nhanh trí song dí dỏm của người xứ Nghệ. Tiếng cười khi sổ sàng, phóng khoáng, thường sử dụng biểu tượng hai mặt để trêu cợt lẳng lơ, song cái nhìn thì bình dị, lạc quan. Những bài ca dao, những câu tục ngữ mang tính „Trạng” đã phần nào làm vơi bớt đi cuộc sống ngột ngạt, nghèo khổ nơi đây. - Một số nét nghệ thuật khác Ngoài ra, hình thức đối trong thể lục bát và song thất lục bát của ca dao Nghệ Tĩnh cũng là một nét nghệ thuật độc đáo. Không chỉ đối ngẫu mà còn đối câu, đối bài, hiện tượng gieo vần, về ngôn từ, nhất là các từ địa phương, các dạng kết cấu, thời gian và không gian nghệ thuật…cũng rất sáng tạo và độc đáo. Về tục ngữ, nghệ thuật chủ yếu là kết cấu ngôn từ, câu chữ và cách gieo vần. Chính vì lẽ đó, tục ngữ rất dễ thuộc, dễ nhớ và có khả năng lưu truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân. 1.3. Những điều kiện, tiền đề ra đời triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh 1.3.1. Điều kiện địa lý, tự nhiên - Về vị trí địa lý 8 Xét về vị trí địa lý, Nghệ An và Hà Tĩnh nằm ở vị trí có tầm quan trọng chiến lược của cả nước về quốc phòng, an ninh, tâm điểm của vùng Trung Bộ. - Địa hình sông, núi Nhìn chung địa hình của cả hai vùng Nghệ An và Hà Tĩnh vô cùng phức tạp, hiểm trở, chủ yếu là núi cao, sông sâu, gây khó khăn cho phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp, công nghiệp. Chính vì vậy, đời sống của nhân dân hai Tỉnh này gặp rất nhiều khó khăn, nghèo nàn và lạc hậu. Điều này được thể hiện rõ trong những bài ca dao nói về những khó khăn khi lên rừng, xuống biển lao động sản xuất. - Khí hậu Khí hậu hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đều vô cùng khắc nghiệt, mùa hè ảnh hưởng của gió Lào nắng bỏng lửa, mùa đông thì rét cắt da cắt thịt, mưa bão, lũ lụt triền miên. Sống ở miền đất khí hậu khắc nghiệt đã ảnh hưởng rất nhiều đến tư duy, cách sống và tính cách của người dân nơi đây: Tư duy bó hẹp, cục bộ, ít thay đổi hay tự đổi mới; tính cách bộc trực, thẳng thắn, rắn rỏi đầy nội lực mạnh mẽ, có khi nóng nảy, cục cằn và cách sống hay lo xa, tiết kiệm. - Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên cả hai vùng nhìn chung đa dạng, phong phú, có nhiều sản vật quý hiếm. Tuy nhiên do địa hình hiểm trở, núi cao, sông sâu, giao thông đi lại khó khăn nên người dân không thể nào khai thác hết được những thế mạnh này. Cuộc sống vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngư nghiệp. 1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 9 - Về điều kiện kinh tế Xét về điều kiện kinh tế, nhìn chung cả hai vùng Nghệ An và Hà Tĩnh chủ yếu vẫn dựa vào nông, lâm, ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, kinh tế chậm phát triển, đời sống của bà con hai Tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến tư duy, quan niệm của người dân xứ Nghệ: Lối tư duy cục bộ nông nghiệp chậm chạp, ít đổi mới, chủ yếu dựa vào trời, phụ thuộc tự nhiên, thụ động trong đấu tranh đòi quyền lợi, chậm đổi mới phương thức sản xuất. - Điều kiện xã hội Điều kiện xã hội cả hai vùng còn nhiều mặt hạn chế. Do kinh tế chậm phát triển, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn nên điều kiện về an sinh, xã hội còn nghèo nàn, tồn tại nhiều hủ tục xưa chưa được xóa bỏ. Tình trạng mất công bằng, dân chủ còn khá phổ biến. Điều này được bộc bạch rất thẳng thắn trong ca dao, tục ngữ. 1.3.3. Tiền đề văn hóa, tƣ tƣởng Có thể thấy rằng, Nghệ An và Hà Tĩnh là hai vùng đất có nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc địa phương, có nền tảng tư tưởng vững chắc từ ngàn xưa để lại, được xem là vùng “địa linh nhân kiệt”. Ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh rất phong phú và đa dạng, vừa tiếp thu và ảnh hưởng từ địa phương khác đến vừa tiếp biến chúng thành những bài ca dao, những câu tục ngữ đậm chất xứ Nghệ. Tiểu kết Chƣơng 1 Chương 1 cho chúng ta cái nhìn khái quát nhất về tiền đề lý luận, về nội dung của triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh, những điều kiện, tiền đề về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội đã ít nhiều ảnh hưởng đến việc ra đời và hình thành ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh. 10 CHƢƠNG 2. NỘI DUNG TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG CA DAO, TỤC NGỮ NGHỆ TĨNH 2.1. Quan niệm về bản chất con ngƣời, đời sống nội tâm và ý nghĩa của cuộc sống 2.1.1. Bản chất con ngƣời và số phận Triết lý nhân sinh về bản chất con người và số phận con người trong ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh cho chúng ta cái nhìn đúng đắn, khách quan: Bản chất con người là lương thiện “Nhân chi sơ tính bản thiện”, tuy nhiên do hoàn cảnh xã hội, cuộc đời xô đẩy đã khiến họ có khi bị sa ngã, bản chất bị biến hóa: Đất tốt trồng cây xum xoa (um tùm)/ Những người lịch sự nói ra mĩ miều; Đất xấu trồng cây ngẳng nghiu/ Những người thô tục nói điều phàm phu [20, tr.651]. Số phận con người xét cho cùng là do chính bản thân con người quyết định và do hoàn cảnh xã hội chi phối chứ không phải do tự nhiên sinh ra hay do lực lượng siêu nhiên nào quyết định: Ai ơi đừng nghĩ đói giàu/ Bạc vàng đang để hai đầu ngón tay [20, tr.637]. Số phận con người là vô thường và không phải là bất biến mà nó sẽ thay đổi theo chiều lên, xuống tùy thuộc vào khả năng của mỗi người: Làm người ai có dại chi/ Khúc sông eo hẹp phải tùy khúc sông [20, tr.660]. Chính vì vậy, muốn thay đổi được số phận, con người phải tự mình vươn lên, thay đổi bản thân, đấu tranh để cải tạo xã hội. 2.1.2. Đời sống tâm tƣ tình cảm và ý nghĩa cuộc sống Có thể thấy rằng, đời sống tâm tư tình cảm của con người Nghệ Tĩnh đong đầy cảm xúc buồn, vui: Khi vui vui cả một bè/ Khi buồn cây nứa, cây tre cũng buồn. Họ Yêu, ghét rạch ròi: Thương nhau cơm giấu, gấu (gạo) cho/ Ghét nhau một mảnh quạt mo cũng đòi. Nhưng chúng ta nhận thấy rằng đằng sau những cảm xúc ấy là 11 một nội lực sống đầy lạc quan, mạnh mẽ, ý chí, khát vọng vươn lên khắc phục mọi hoàn cảnh, vươn cao, vươn xa: Cây cao đứng giữa đại ngàn/ Gió rung không sợ, sợ chi tàn lửa rơm; Ai giàu ba họ, ai khó ba đời. Người dân Nghệ Tĩnh hướng tới một cuộc sống no đủ về vật chất và cuộc sống tinh thần vui vẻ, an nhàn, tự do, tự tại chốn quê hương: Thú chi bằng thú chiều chiều/ Ra đứng đầu ngõ, ngắm diều làng Nghi [20, tr183]; Còn trời, còn nước, còn đây/ Còn ao rau muống còn đầy chum tương [20, tr. 568]. Và họ có lý tưởng sống cao đẹp, nhân văn: Người trồng cây hạnh để chơi/ Ta trồng cây đức để đời về sau [20, tr. 665]. 2.2. Quan niệm về mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên và với cộng đồng 2.2.1. Mối quan hệ giữa con ngƣời với thiên nhiên Người dân xứ Nghệ sống không thể tách rời với thiên nhiên. Mặc dù cần cù, chịu khó, tiết kiệm người dân nơi đây đã nỗ lực hết sức, song thành bại hay không còn phụ thuộc vào thiên nhiên. Thiên nhiên hay chính xác đó chính là thế lực huyền bí, siêu nhiên - Trời quyết định. Mọi việc trông mong vào “trời”: “nhờ trời”, “lạy trời”, “trông trời”, “chờ trời” và “xin trời” cho mưa thuận, gió hòa và còn phải chờ vào “thời”: Có thời gối phượng chăn loan/ Không thời gối gỗ cho nhàn cái thân. Vì vậy, con người phải sống hợp lẽ với trời, trời sẽ phù trì cho được an khang: Ở ăn phải cho có nghì/ Mênh mông thiên địa phù trì an khang. Người dân biết lo xa, tiết kiệm, đúc rút ra những kinh nghiệm, tìm ra được những quy luật của tự nhiên, vận dụng vào đời sống sản xuất, phòng rủi ro, hạn chế các tác động xấu và phát huy lợi thế của nó. Họ biết vận dụng quy luật của tự nhiên vào sản xuất mùa màng, mang lại kết quả tốt: Lúa về lẫm trước kho sau/ Đầu cày nắm 12 chặt đuôi trâu giữ bền; Lúa mùa thì cấy cho sâu/ Lúa chiêm thì gãy cành dâu mới vừa; Ra đi mẹ có dặn dò/ Ruộng sâu cấy sớm, ruộng gò cấy trưa;… Tục ngữ có câu: Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa; Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. 2.2.2. Mối quan hệ giữa con ngƣời với cộng đồng Cộng đồng đó chính là các mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ về tình cảm, cảm xúc của những cá nhân và tập thể. Với người dân xứ Nghệ, cộng đồng là nơi họ chia sẻ với nhau những công việc nặng nhọc, hiểm nguy, ngày trái gió trở trời, những khi vui buồn, no đói, thành công hay thất bại: Khi mô chiêm ngã màu vàng/ Tin cho nhau biết ta sang gặt giùm; Ai đi đường rậm xa xa/ Chờ em đi với hai ta đi cùng; Nhớ ngày cháo đậu một lung/ Nguồn cơn khi ấy ai đừng quên ai. Tục ngữ có câu: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Sức mạnh đoàn kết đã giúp cho người dân xứ Nghệ luôn mạnh mẽ, vượt qua những khó khăn, trở ngại cùng nhau chinh phục thiên nhiên. Họ vui thú với ruộng vườn, sông nước gái trai đua nhau làm ăn, không khí vui vẻ, nhộn nhịp: Đua nhau ta cấy ta cày/ Cho cao cốt thóc cho đầy bồ khoai [20, tr.584]. Cuộc sống dù nghèo đói nhưng đầy cảm vợ chồng, cha mẹ, con cái, tình làng, nghĩa xóm gắn bó keo sơn: Sáng chiều nghe tiếng nói cười/ Công ai việc nấy chớ nặng lời với nhau. Khi mùa màng bội thu, người dân cùng nhau hưởng chung thành quả lao động mà mọi người đã cùng nhau góp sức. Lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng được gắn kết: Đua nhau chăm việc cấy cày/ Mùa màng phong nẫm ta rày hưởng chung [20, tr.584]. Không chỉ trong làng, trong xóm người dân sống thân thiết, gắn bó chan hòa với nhau mà giữa làng này, làng khác mối quan hệ cộng đồng được gắn kết: Cưỡi trâu mà lội qua sông/ Trâu sang bên đó chung đồng với nhau/ Hai làng xa cách gì đâu/ Dẫu cho không có 13 nhịp cầu bắc ngang [20, tr.575]. Họ đã phá vỡ quan niệm xưa nay cho rằng: “Trâu ta ăn cỏ làng ta” hay “Ta về ta tắm ao ta” là tốt hơn để đi đến một bước ngoặt mới trong quan hệ xóm làng, cộng đồng nói chung “chung đồng với nhau”. Người dân không tránh khỏi tranh chấp trong quan hệ lợi ích: Một miếng giữa làng, hơn một sàng xó bếp; Của mình thì giữ bo bo/ Của người thì muốn một mo cho đầy. Rộng hơn trong quan hệ với cộng đồng, đó là tình yêu quê hương, đất nước: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ; Non Hồng ai đắp mà cao/ Sông Lam ai bới ai đào mà sâu; Bao giờ Hồng Lĩnh nên (thành) cồn/ Sông Lam hết nước mới hết nguồn đấu tranh [20, tr.743]. 2.3. Quan niệm về mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời 2.3.1. Tình yêu đôi lứa Tình yêu của trai gái xứ Nghệ cũng mãnh liệt, tha thiết và chân thực lắm. Tình yêu được bắt nguồn từ tình thương giữa con người với con người: Thương em anh mãi đời đời thương em; Thấy em đứng đó lỡ chiều anh thương. Tình yêu của trai gái xứ Nghệ cũng trải qua nhiều cung bậc cảm xúc: thương, nhớ, giận hờn đến đa sầu, đa cảm: Nhớ mình sớm ngẩn chiều ngơ; Nhớ bạn lòng những u sầu. Tình yêu đến với nhau bởi chữ “Duyên”, xa nhau cũng do “Duyên số”: Duyên ta chính thực duyên trời; Trước ơn cha mẹ, sau nhờ phận duyên; Dù xa nhau đi nữa cũng tại ông trời mới xa. Tình yêu của người con trai, con gái xứ Nghệ có nét đẹp riêng đặc biệt. Đó cũng chính là cái làm nên bản sắc riêng trong tình yêu của con người nơi đây - tình yêu thuận theo quy luật của tự nhiên, với chân lý, triết lý rất sâu sắc: “Yêu không thể đói no”. Triết lý đó ở vào thời điểm hiện tại, khi mà phần lớn cho rằng chỉ cần: “Một mái nhà tranh, hai trái tim vàng” là có thể hạnh phúc, thì người 14 dân xứ Nghệ lại nhận thức được hiện thực hoàn toàn ngược lại: Trăng khi mờ khi tỏ/ Nước khi nhỏ khi to/ Anh yêu không thể đói no/ Thu đông xuân hạ biết chừng mô mà lường [20, tr.456]. Dựa vào quy luật của tự nhiên mà họ biết cách để ứng biến trong tình yêu: Trăng lên khỏi núi trăng mờ/ Biết anh bao tuổi mà chờ đợi anh [20, tr.457]; Trăng tắt đã có mặt trời/ Em không thương anh nữa đã có người khác thương [20, tr.458]. Người con trai, con gái xứ Nghệ đã vượt qua được cái tôi cá nhân ích kỷ, nhu nhược, có lối sống tích cực và tìm cách ứng xử khác hẳn bởi họ đã hiểu được quy luật của đất trời, của tạo hóa và quy luật của cuộc sống. 2.3.2. Tình cảm vợ chồng Tình cảm vợ chồng hay đó chính là đạo nghĩa phu thê là một trong những tình cảm cao quý, đáng trân trọng của người dân xứ Nghệ: Đạo chồng vợ nghĩa là đức cù lao; Dặn rằng một chữ vuông tròn phu thê; Vợ chồng là nghĩa tao khang,… Ngay từ khi lấy vợ, gả chồng ông bà xưa đã rất quan tâm đến việc chọn dâu, chọn rể: Chọn lợn thì chọn thịt mông/ Lấy vợ thì chọn con ông cháu bà. Tuy nhiên, dù có cố tình “chọn lựa” thì việc vợ chồng lấy được nhau cũng là do duyên phận, do ông trời sắp đặt: Ông trời kia đã định em phải kêu anh bằng chồng/ Đói no là phận, lạnh lùng có đôi. Tình cảm vợ chồng không phải lúc nào cũng “Trong ấm ngoài êm”. Định kiến xã hội thời bấy giờ hết sức khắc nghiệt, nhưng với người dân xứ Nghệ thì không có gì là không thể. Tư tưởng giải phóng, tư tưởng cất cánh đã được hình thành từ xa xưa, họ chịu khổ, chịu khó thì không ai bằng, đã yêu thương thì không ai sánh được, nhưng khi đã đến bước đường cùng họ sẽ không cam chịu: Xấu đất vắt chẳng nên nồi/ Cho anh lấy vợ, cho tôi lấy chồng. 15 Với người dân xứ Nghệ, chiều chồng, theo chồng được xem như là đạo nghĩa bắt buộc của người vợ: Lấy chồng thì phải chiều chồng; Dù em con ông chi bà chi/ Lấy chồng cũng cứ phải đi theo chồng… Tình nghĩa vợ chồng phải nói đến sự đồng thuận, chung sức chung lòng, cùng nhau san sẻ để gánh vác công việc gia đình: Chồng cày thì vợ gánh phân/ Chồng buôn vợ bán kiếm ăn luân hồi; Ra về dặn nước thề non/ Đồng tâm đồng chí ta còn dài lâu. Người dân nơi đây luôn coi trọng tình nghĩa vợ chồng, khi nghèo thì cùng nhau gánh vác, còn khi giàu thì cũng phải hiểu rằng “Của chồng công vợ”: Nước lên con cá lên theo/ Chồng giàu có của, vợ nghèo có công [20, tr.537]. Bên cạnh ca ngợi tình vợ chồng son sắt, gắn bó, ca dao tục ngữ Nghệ Tĩnh cũng mỉa mai, lên án những kẻ ham chồng, vợ người, làm trái đạo nghĩa: Ngọt ngào chi chuối mùa đông/ Khôn ngoan chi gái lộn chồng mà khen [20, tr.535]. 2.3.3. Tình cảm cha mẹ và con cái Tình phụ tử, đó là một thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý. Như tất cả các bà mẹ Việt Nam, bà mẹ đất Nghệ Tĩnh thương yêu con bằng tất cả tình yêu thương: Nuôi con chẳng quản đến thân/ Chiếu rách mẹ chịu, áo khăn con nằm; Chim trời ai nỡ đếm lông/Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày. Tình cảm của cha mẹ với con cái của người dân xứ Nghệ cũng thật đặc biệt, mang nét riêng độc đáo đậm chất Nghệ Tĩnh. Họ thương con nhưng không phải ủy mị, chiều chuộng con cái, mà dùng tình yêu cứng cỏi, mạnh mẽ để nuôi dạy con nên người, có chí khí, có khát vọng. Cha mẹ gửi gắm ước mơ trong những bài học đầu đời: Ru con con ngủ à ơi/ Trông cho con lớn nên người khôn ngoan/ Làm trai gánh vác giang san/ Mẹ cha trông xuống, thế gian trông vào. 16 Những người cha, người mẹ vùng đất Nghệ Tĩnh có cách nuôi dạy con chữ hiếu, chữ đức theo một phương pháp rất riêng và độc đáo mang tính triết lý nhân sinh sâu sắc. Chỉ khi những người con đứng vào vị trí của bố mẹ, làm cha, làm mẹ thật sự thì mới thấu hiểu được những nỗi lòng, những công lao mà cha mẹ mình gánh chịu: Thức lâu mới biết đêm trường/ Nuôi con, ta mới biết thương mẹ già; Soi gương mới biết mặt mình/ Nuôi con mới biết công trình mẹ cha. Bên cạnh tình cảm cha mẹ dành cho con ruột, ca dao tục ngữ Nghệ Tĩnh cũng đã nhắc đến các tình cảm xoay quanh tình cảm của cha mẹ như tình cảm mẹ chồng - nàng dâu, mẹ vợ - con rể, dì ghẻ con chồng: Có phúc được dâu hiền rể thảo/ Vô phúc phải dâu cáo, rể chồn; Con đẻ như trứng trên bông/ Đối với con chồng như sắt trên đe;… Gặp phải dâu hiền, rể thảo hay rể chồn, dâu cáo là do sống “có phúc” hay “vô phúc”. Tuy nhiên, người dân Nghệ Tĩnh không phải hoàn toàn suy nghĩ đổ lỗi cho phúc phận, mà họ nhận ra được các mối quan hệ tình cảm đó là do một phần ở con người. Người dân xứ Nghệ tin rằng con người có thể thay đổi được, dung hòa được các mối quan hệ: Năng mưa thì giếng năng đầy/ Anh năng đi lại, mẹ thầy năng thương [20, tr.533]. 2.3.4. Một số mối quan hệ tình cảm khác Tình cảm anh em có nhiều bài ca dao, những câu tục ngữ hết sức xúc động, triết lý: Anh em trai như khoai chấm mật; Chị em gái như trái cau non. Lấy những hình ảnh giản dị, đơn sơ, mộc mạc có trong đời sống hàng ngày, người dân xứ Nghệ đã làm đẹp thêm cho tình cảm anh chị em thêm ấm nồng, thắm thiết. Trong tình cảm chị em, yêu thương nhau vẫn là chưa đủ mà còn phải nâng đỡ lẫn nhau, cùng nhau tiến bước, đó mới là tình yêu thương đích thực: Chị em 17 một ruột cắt ra/ Chị có em có mới là thân nhau. Ngoài tình cảm anh chị em ruột thịt, còn có tình cảm chị em dâu cũng được ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh đề cập đến, tuy có thể đó là cách nhìn phiến diện: Chị em dâu như bầu nước lạnh; Em chồng ở với chị dâu/ Coi chừng chúng nó giết nhau có ngày. Tình bạn bè cũng là một tình cảm đáng quý và được người dân xứ Nghệ coi trọng và có những bài học kinh nghiệm sâu sắc về tình cảm bạn bè: Dẫu mà chức trọng quyền cao/ Cũng phải hạ võng mà chào bạn quen; Ai ơi thương lấy bạn nghèo/ Buồm rách, lái gãy cũng chèo bạn sang. Tiểu kết chƣơng 2 Chương 2 là một bức tranh toàn cảnh và chân thực khái quát lên toàn bộ nội dung chủ yếu về triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh. Bên cạnh những quan niệm về triết lý nhân sinh quen thuộc trong tục ngữ, ca dao Việt Nam nói chung, ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh đã điểm tô thêm những nét độc đáo, mới mẻ về những quan niệm về triết lý nhân sinh sâu sắc, đậm dấu ấn địa phương và đậm chất của người xứ Nghệ. Có thể xem quan niệm về triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh là một bản nhạc đa cung bậc, có những nốt rất trầm lắng, sâu đậm, thấm sâu trong tâm hồn nhưng cũng có những nốt cao đầy mạnh mẽ, cứng cỏi, đầy nội lực của một ý chí kiên cường, vươn cao, cất cánh không dễ bị khuất phục trước mọi hoàn cảnh. 18 CHƢƠNG 3. NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG CA DAO, TỤC NGỮ NGHỆ TĨNH 3.1. Về mặt giá trị 3.1.1. Giá trị thực tiễn Đặc sắc của thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh là ở chỗ thể hiện rất rõ chất người Nghệ Tĩnh, chân dung tinh thần của con người vùng văn hóa Hồng Lam: bản lĩnh cứng cỏi, bền bỉ gân guốc, trọng nghĩa khinh tài, điềm tĩnh sâu sắc, giàu khát vọng và nhiều lúc thiết tha tinh tế. Người xứ Nghệ không chỉ truyền cho con trẻ lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ mà còn dưỡng dục con về chí khí làm người. Cùng với tình cảm gia đình, sống cho tròn chữ hiếu, người Nghệ Tĩnh nêu cao tình cảm cộng đồng và trách nhiệm xã hội. Đối mặt với điều kiện tự nhiên không thuận lợi là điều quen thuộc với người dân Nghệ Tĩnh ngàn đời nay. Trước thiên nhiên khắc nghiệt, họ thể hiện ý chí phi thường: Trèo truông những ước truông cao/ Đã đi đò dọc ước ao sông dài [20, tr.676]. Đó còn là niềm tin, hy vọng vào ngày mai tươi sáng, luôn lạc quan, kiên trì và nhẫn nại để thành công: “Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”. Sống giữ trong sạch, để đức cho con cháu mai sau: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Với cộng đồng, ca dao, tục ngữ xứ Nghệ đề cao tinh thần đoàn kết, gắn bó, yêu thương lẫn nhau: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Tình cảm gia đình với những giá trị đáng được trân trọng, giữ gìn và phát huy như: “Chị ngã, em nâng”; “Anh em chín bỏ làm mười”; “Sảy cha còn chú, sảy mẹ bú gì”; “Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm khê nhỏ lửa một đời không khê”; “Xấu chàng, hổ ai”…Trong quan hệ ứng xử, có nhiều lời khuyên bổ ích: “Bớt mồm, bớt miệng”; “Liệu cơm, gắp mắm”; “Ăn chắc, mặc bền”.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng