Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Triển khai tính chi phí kinh doanh tại công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao ...

Tài liệu Triển khai tính chi phí kinh doanh tại công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông i sơn la

.DOC
116
291
64

Mô tả:

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI TÍNH CHI PHÍ KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG I SƠN LA.................................................................. 1.1. Khái quát về CTCP Quản lý và Xây dựng giao thông I Sơn La...... 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty....................................... 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.................................................... 1.1.3. Cơ cấu tổ chức Công ty..................................................................... 1.1.4. Thành tựu chủ yếu Công ty đã đạt được ở giai đoạn 2005 - 2009 ..................................................................................................................... 1.2. Phân tích tổ chức công tác hạch toán và tính giá thành của Công ty..... 1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán......................................................... 1.2.2. Phân tích tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất.................... 1.2.3. Qui trình tính giá thành tại Công ty................................................ 1.3. Phân tích thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty..................................................... 1.3.1. Các loại giá thành xây lắp được Công ty tính toán......................... 1.3.2. Các khoản mục chi phí xây lắp....................................................... 1.3.3. Cách thức hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty........................... 1.3.4. Đánh giá sản phẩm dở dang............................................................ 1.3.5. Cách thức tính giá thành xây lắp tại Công ty.................................. 1.4. Đánh giá thực trạng công tác tính chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty............................................................................... CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ TÍNH CHI PHÍ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG I SƠN LA............................. 2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội - kỹ thuật - tự nhiên chủ yếu ảnh hưởng đến tính chi phí kinh doanh tại Công ty................................ 2.1.1. Quy định của Nhà nước về thực hiện tính chi phí kinh doanh trong các doanh nghiệp.............................................................................. 2.1.2. Đặc điểm quản trị trong DN............................................................ 2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty........................ 2.1.4. Trình độ đội ngũ kế toán................................................................. 2.2. Áp dụng nguyên tắc bảo toàn tài sản về mặt hiện vật trong tính chi phí kinh doanh tại Công ty........................................................... 2.3. Lựa chọn phương pháp tính chi phí kinh doanh tại Công ty.......... 2.4. Hình thành loại chi phí kinh doanh và mối quan hệ của chúng với thông tin của kế toán tài chính..................................................... 2.4.1. Hình thành loại CPKD và mối quan hệ của chúng với thông tin KTTC ......................................................................................................... 2.4.2. Tổ chức tính CPKD theo từng loại................................................. 2.5. Hình thành các điểm chi phí và tổ chức tính chi phí kinh doanh theo điểm tại Công ty.......................................................................... 2.5.1 Hình thành các điểm chi phí tại Công ty.......................................... 2.5.2. Tổ chức tính chi phí kinh doanh theo điểm tại Công ty.................. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM TRIỂN KHAI TÍNH CHI PHÍ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG I SƠN LA...................... 3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của Công ty giai đoạn 2010 - 2015 ............................................................................................................... 3.1.1. Định hướng phát triển Công ty....................................................... 3.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu........................................................ 3.2. Giải pháp nhằm triển khai tính chi phí kinh doanh tại CTCP Quản lý và Xây dựng giao thông I Sơn La........................................ 3.2.1. Thống nhất nhận thức về tính chi phí kinh doanh và cam kết áp dụng..... 3.2.2. Tổ chức lại công tác ghi chép ban đầu trong phạm vi toàn Công ty ......................................................................................................... 3.2.3. Tổ chức lại bộ phận kế toán thành hai bộ phận là kế toán tài chính và tính chi phí kinh doanh................................................................ 3.2.4. Xác định đối tượng tính CPKD......................................................... 3.2.5. Luân chuyển chứng từ trong quá trình chế biến và sử dụng thông tin chi phí kinh doanh....................................................................... 3.2.6. Đào tạo lại và bồi dưỡng kiến thức tính chi phí kinh doanh trong Công ty............................................................................................ 3.2.7. Kiến nghị.......................................................................................... KẾT LUẬN..................................................................................................... DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHXH BHYT CPKD Chi phí kinh doanh CPSX CPTC CTCP DN ĐCP GTGT HMCT KPCĐ KTQT NVL QL&XD SXKD TK TSCĐ Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Chi phí sản xuất Chi phí tài chính Công ty cổ phần Doanh nghiệp Điểm chi phí Giá trị gia tăng Hạng mục công trình Kinh phí công đoàn Kế toán quản trị Nguyên vật liệu Quản lý và Xây dựng Sản xuất kinh doanh Tài khoản Tài sản cố định DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ BẢNG Bảng 1.1 Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh giai đoạn 2005 – 2009 ............................................................................................................ Bảng 1.2 Bảng tính giá thành sản xuất công trình cầu Long Hẹ..................... Bảng 1.3 Bảng thanh toán tiền lương công nhân xây lắp công trình cầu Long Hẹ tháng 10 năm 2009............................................................ Bảng 1.4 Bảng thanh toán tiền lương công nhân lái máy thi công tháng 10/2009............................................................................................. Bảng 1.5 Bảng tổng hợp chi phí thuê máy thi công công trình cầu Long Hẹ tháng 10/2009................................................................................... Bảng 1.6 Bảng thanh toán lương nhân viên quản lý công trình cầu Long Hẹ 10/2009............................................................................................. Bảng 1.7 Bảng tính giá thành công trình cầu Long Hẹ.................................... Bảng 2.1 Bảng tính toán CPKD sử dụng NVL chính công trình cầu Long Hẹ tháng 10/2009............................................................................. Bảng 2.2 Bảng tính CPKD khấu hao TSCĐ tháng 10/2009............................ Bảng 2.3 Bảng tính khấu hao TSCĐ tại Công ty trong tháng 10/2009 (theo giá tính toán)..................................................................................... Bảng 2.4 Tính CPKD sử dụng vốn tháng 10/2009.......................................... Bảng 2.5 Phân bổ CPKD chung cho các ĐCP................................................. SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức CTCP Quản lý và Xây dựng giao thông I Sơn La........ Sơ đồ 1.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty................................................. Sơ đồ 2.1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp tại Công ty........... Sơ đồ 2.2 Sơ đồ Điểm chi phí tại Công ty........................................................ i Theo Luật Kế toán số 03/2003/QH ngày 17 - 6 - 2003 hệ thống kế toán doanh nghiệp bao gồm Kế toán tài chính và Kế toán quản trị (tính chi phí kinh doanh). Trong đó, kế toán tài chính nhằm cung cấp thông tin cho các chủ thể có liên quan ở bên ngoài quá trình kinh doanh của DN (các cơ quan quản lý nhà nước, ngân hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp...), còn kế toán quản trị thu thập, xử lý thông tin về các nguồn lực hiện có trong nội bộ DN nhằm cung cấp cơ sở thông tin kinh tế bên trong cần thiết để nhà quản trị đưa ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong hiện tại, tương lai. Thông tin chi phí do kế toán quản trị cung cấp là chi phí kinh doanh, là căn cứ tin cậy để đánh giá đúng kết quả, hiệu quả kinh doanh của DN. Vì vậy xây dựng được hệ thống tính chi phí kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của nhiều DN. Tại Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng giao thông I Sơn La hiện nay mới chỉ thực hiện tính toán chi phí tài chính để phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước, việc xây dựng mô hình kế toán quản trị chưa được quan tâm triển khai. Nhận thức được vai trò của tính chi phí kinh doanh với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sĩ của mình là “Triển khai tính chi phí kinh doanh tại Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng giao thông I Sơn La”. Ngoài các phần Mở đầu và Kết luận. Nội dung luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Sự cần thiết phải tính chi phí kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản tại Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng giao thông I Sơn La Chương 2. Khuyến nghị áp dụng các nguyên lý tính chi phí kinh doanh tại Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng giao thông I Sơn La Chương 3: Giải pháp nhằm triển khai tính CPKD tại Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng giao thông I Sơn La ii Trong chương 1, Luận văn giải quyết bốn vấn đề sau Thứ nhất, Luận văn đã trình bày được những đặc điểm nổi bật của Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng giao thông I Sơn La về chức năng, nhiệm vụ cũng như những thành tựu Công ty đã đạt được trong giai đoạn 2005 - 2009. Thứ hai, Phân tích tổ chức công tác hạch toán và tính giá thành của Công ty - Về cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: Công ty tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung, kế toán trưởng điều hành trực tiếp các nhân viên kế toán. Hạch toán kế toán thực hiện một cấp tập trung, hầu hết công việc ghi sổ kế toán được thực hiện tại phòng kế toán, Công ty không tổ chức bộ phận kế toán riêng ở từng đơn vị trực thuộc mà ở các đơn vị chỉ tập hợp chứng từ chi phí, cuối tháng thanh toán tại Phòng Tài vụ - Vật tư Công ty. - Về tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất + Hệ thống chứng từ sử dụng: Các chứng từ chủ yếu sử dụng cho hạch toán chi phí sản xuất của công trình, HMCT gồm: chứng từ phản ánh chi phí vật tư, chứng từ phản ánh chi phí nhân công, chứng từ phản ánh chi phí máy thi công, chứng từ phản ánh chi phí sản xuất chung, các chứng từ khác như chi phí quản lý, chi phí bán hàng. + Trình tự luân chuyển chứng từ: trong quá trình thi công, nhân viên kinh tế tại các công trình, HMCT có trách nhiệm tập hợp toàn bộ chứng từ và chuyển về phòng Tài vụ - Vật tư, kế toán Công ty sẽ hạch toán chi phí thực tế của công trình, HMCT. + Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng: Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất theo Quyết định 15/2006/QĐ - BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ tài chính. Sang năm 2010, Công ty chuyển sang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ - BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006. iii Các tài khoản được mở chi tiết cho từng công trình, HMCT để tiện cho việc theo dõi và hạch toán. Thứ ba, thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty - Các loại giá thành xây lắp được Công ty tính toán: CTCP Quản lý và Xây dựng giao thông I Sơn La là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản do đó các sản phẩm xây lắp được Công ty tiến hành sản xuất, hoàn thành và bàn giao hầu hết đều theo phương thức đấu thầu hoặc được chỉ định thầu. Để đảm bảo chất lượng công trình đồng thời thực hiện mục tiêu kinh doanh có lãi nên đối với mỗi công trình, HMCT nhận thầu Công ty đều phải tính toán trước giá thành công trình (giá dự thầu) và sau khi thi công hoàn thành bàn giao Công ty tiến hành tập hợp chi phí và tính toán giá thành sản xuất, giá thành thực tế để xác định lợi nhuận của mỗi công trình. - Các khoản mục chi phí xây lắp: Công ty sử dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp, theo phương pháp này các chi phí có liên quan trực tiếp tới công trình nào thì được tập hợp trực tiếp cho công trình đó. Các chi phí liên quan đến nhiều công trình thì cuối tháng, kế toán tập hợp, phân bổ cho từng công trình (HMCT) theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp. Mỗi công trình (HMCT) từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao thanh quyết toán đều được mở riêng một sổ chi tiết tính chi phí sản xuất để tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh cho công trình (HMCT) đó, đồng thời cũng để tính giá thành công trình (HMCT) đó. Căn cứ để ghi số liệu vào sổ chi tiết là các bảng tổng hợp chứng từ gốc phát sinh cùng loại của mỗi tháng và được chi tiết theo các khoản mục: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung - Cách thức hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty + Hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp iv Tại Công ty, NVL trực tiếp được dùng cho thi công công trình rất đa dạng và phong phú bao gồm: nhựa đường, sắt thép, xi măng, đá, cát, sỏi… Các nguồn cung cấp NVL cho công trình bao gồm NVL xuất từ kho Công ty và NVL mua vận chuyển thẳng đến công trình. Để hạch toán chi phí NVL trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621, cụ thể đối với công trình cầu Long Hẹ là tài khoản 6210801. Đối với vật tư xuất tại kho Công ty, căn cứ nhu cầu sử dụng kế toán vật tư viết phiếu xuất kho, sau khi giao vật tư theo định kỳ thủ kho lập bảng kê phiếu xuất vật tư đối chiếu với kế toán vật tư và chuyển kế toán tổng hợp vào sổ kế toán. Cuối mỗi tháng kế toán vật tư căn cứ vào các phiếu xuất kho do Thủ kho chuyển đến lập bảng kê phiếu xuất vật tư và lập bảng phân bổ vật liệu cho các công trình, HMCT Đối với vật tư Công ty mua vận chuyển thẳng đến chân công trình thì chừng từ liên quan đến nghiệp vụ này là: Hoá đơn bán hàng và phiếu giao vật liệu. Cuối tháng kế toán căn cứ vào phiếu giao vật liệu lập bảng kê phiếu mua vật tư chuyển thẳng đến công trình và hạch toán trực tiếp vào công trình, HMCT + Hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp Để hạch toán chi phí nhân công kế toán sử dụng tài khoản 622, cụ thể đối với công trình cầu Long Hẹ là tài khoản 6220801 Tiền lương của công nhân xây lắp Công ty trả theo khối lượng công việc thực hiện, định mức lao động và đơn giá tiền lương được xây dựng áp dụng trong Công ty trên cơ sở mức lương tối thiểu theo quy định Nhà nước là 650.000 đồng. Khối lượng sản Lương sản phẩm = phẩm được nghiệm Đơn giá nhân công x cho 1 đơn vị khối thu lượng sản phẩm Đối với công trình cầu Long Hẹ Công ty thực hiện khoán tiền nhân công trực tiếp cho đơn vị thi công. Công ty và đơn vị thi công ký kết hợp v đồng giao khoán trong thời gian 20 tháng từ tháng 5/2008 đến hết tháng 12/2009. + Hạch toán khoản mục chi phí sử dụng máy thi công Để tập hợp chi phí sử dụng máy thi công kế toán sử dụng tài khoản 623, tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình. Chi phí sử dụng máy thi công được kế toán Công ty tập hợp và phân bổ cho các công trình, HMCT theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp. Đối với công trình cầu Long Hẹ sử dụng tài khoản 6230801 và được theo dõi theo các tài khoản cấp 2: Tài khoản 62310801: Chi phí nhân công Tài khoản 62320801: Chi phí vật liệu Tài khoản 62340801: Chi phí khấu hao máy thi công Tài khoản 62370801: Chi phí dịch vụ mua ngoài ∙ Chi phí nhân công Chi phí nhân công của công trình cầu Long Hẹ hạch toán vào tài khoản 62310801 là chi phí nhân công trực tiếp điều khiển máy thi công, không hạch toán vào tài khoản này các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công hoặc chi phí nhân công của bộ phận gián tiếp của đội. Hàng tháng, lương của lái xe máy thi công được kế toán tập hợp và phân bổ cho các công trình, HMCT theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp. Các chứng từ sử dụng để tập hợp chi phí nhân công là hợp đồng làm khoán, bảng chấm công, nhật trình xe máy. ∙ Chi phí vật liệu Chi phí vật liệu là chi phí vật liệu xuất dùng phục vụ trực tiếp cho máy thi công. Do địa điểm của công trình thi công xa trung tâm nên các loại vật liệu này không phải mua và làm thủ tục nhập kho, xuất kho giống như NVL phục vụ cho quá trình xây lắp mà kế toán căn cứ vào hóa đơn, chứng từ các đội vi gửi về, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ để tiến hành nhập số liệu và phân bổ cho các công trình theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp. ∙ Chi phí khấu hao máy thi công Chi phí khấu hao máy thi công của công trình cầu Long Hẹ được kế toán tập hợp vào tài khoản 62340801 Công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng để tính khấu hao TSCĐ. Tại Công ty công tác trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo tháng. Cuối tháng kế toán TSCĐ căn cứ vào sổ TSCĐ để tính số khấu hao và phân bổ cho các công trình theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp + Hạch toán khoản mục chi phí sản xuất chung Công ty tập hợp các khoản chi phí chung của đơn vị thi công vào tài khoản 627, bao gồm tiền lương cán bộ nhân viên quản lý, nhiên liệu vật liệu xuất dụng cho công tác quản lý đội, khấu hao TSCĐ dùng cho công tác quản lý đội, trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân xây lắp và cán bộ quản lý đội… Đối với công trình cầu Long Hẹ kế toán sử dụng tài khoản 6270801 để hạch toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung được theo dõi chi tiết trên từng tài khoản cấp 2: Tài khoản 62710801: chi phí nhân viên quản lý dự án Tài khoản 62730801: chi phí dụng cụ sản xuất Tài khoản 62740801: Chi phí khấu hao TSCĐ Tài khoản 62770801: chi phí dịch vụ mua ngoài + Hạch toán chi phí nhân viên quản lý dự án: Chi phí nhân viên quản lý dự án bao gồm tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương của giám sát công trình, đội trưởng, nhân viên kinh tế… Ngoài ra còn bao gồm các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp xây lắp và công nhân điều khiển máy thi công. vii Đối với nhân viên quản lý dự án tiền lương được tính dựa vào hệ số lương và thời gian làm việc thực tế ∙ Hạch toán chi phí công cụ dụng cụ: Chi phí công cụ dụng cụ được tính vào chi phí sản xuất chung là những công cụ dụng cụ xuất dùng chung cho đội trong quá trình thi công như quần áo, găng tay… bảo hộ lao động. Giá xuất dùng là giá thực tế mua vào. + Chi phí khấu hao nhà đội sản xuất: Tại các công trình mà đơn vị thi công hoặc gần vị trí đó Công ty cho xây dựng các nhà phục vụ cho công nhân tham gia xây lắp, khi tính chi phí sản xuất chung cho công trình cũng phải tính khấu hao của nhà đội sản xuất. ∙ Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh tại các tổ, đội xây lắp bao gồm toàn bộ tiền điện, nước, tiền thuê bao điện thoại, cước điện thoại hàng tháng, tiền photo… Chi phí dịch vụ mua ngoài công trình cầu Long Hẹ được kế toán tập hợp vào tài khoản 62770801 Cuối tháng, các chứng từ hóa đơn thanh toán với người cung cấp dịch vụ cùng bảng kê thanh toán hóa đơn GTGT được gửi về phòng Tài vụ - Vật tư. Sau khi kiểm tra tính hợp lý, pháp lý của các hóa đơn chứng từ kế toán tổng hợp và nhập số liệu. - Cách thức đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Thứ tư, trên cơ sở phân tích thực trạng tính chi phí tại công ty tác giả đưa ra những nhận xét, đánh giá về công tác tính chi phí và lý do phải triển khai tính chi phí kinh doanh tại Công ty Trong chương 2, Luận văn giải quyết các vấn đề sau: Thứ nhất, đặc điểm kinh tế - xã hội - kỹ thuật - tự nhiên chủ yếu ảnh viii hưởng đến công tác tính CPKD tại Công ty bao gồm: các quy định của Nhà nước về thực hiện tính chi phí kinh doanh trong các DN, đặc điểm quản trị trong DN, đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty, trình độ đội ngũ kế toán Thứ hai, áp dụng nguyên tắc bảo toàn tài sản về mặt hiện vật trong tính CPKD tại Công ty: Nguyên tắc bảo toàn tài sản về mặt hiện vật đòi hỏi trong quá trình tính chi phí kinh doanh không dựa vào giá trị mua sắm các yếu tố ở thời điểm mua sắm chúng mà phải đánh giá giá trị của các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất trên cơ sở giá cả mua lại được chúng sau quá trình kinh doanh hoặc ở thời điểm TSCĐ đã được thanh lý. Thứ ba, lựa chọn phương pháp tính chi phí kinh doanh tại Công ty Tính CPKD có thể được thực hiện theo 2 phương pháp đó là phương pháp kế toán kép và phương pháp sử dụng bảng. Đối với CTCP QL&XD giao thông I Sơn La hiện nay chưa triển khai hệ thống tính CPKD do đó trong bước đầu xây dựng hệ thống này Công ty nên lựa chọn phương pháp tính CPKD sử dụng bảng mà không nên chọn phương pháp kế toán kép bởi các lý do sau: + Trình độ của đội ngũ kế toán còn hạn chế (2 kế toán có trình độ đại học, 2 cao đẳng và 1 trung cấp) việc xây dựng một hệ thống tài khoản riêng, phục vụ các nhiệm vụ tính CPKD là công việc khó có thể thực hiện được. + Phương pháp tính CPKD sử dụng bảng quá trình tính toán đơn giản mọi CPKD được tập hợp đưa vào bảng và tính toán ngay tại bảng, đáp ứng yêu cầu cung cấp liên tục thông tin cần thiết, chi phí về tài chính và công sức cho quá trình tính toán thấp, kiểm tra được tính hiệu quả gắn với trách nhiệm của từng bộ phận và cá nhân trong DN. Trong khi phương pháp kế toán kép về quá trình tính toán rất phức tạp mọi chi phí được tập hợp tính toán và luân chuyển thông qua hệ thống tài khoản kế toán, khó đáp ứng yêu cầu cung cấp ix liên tục các thông tin cần thiết đồng thời để thực hiện phương pháp kế toán kép đòi hỏi hao phí lớn về công sức và các phương tiện cần thiết mặt khác lại không kiểm tra được tính hiệu quả gắn với trách nhiệm công tác. Thứ tư, hình thành loại chi phí kinh doanh và mối quan hệ của chúng với thông tin của kế toán tài chính: Có nhiều cách phân loại CPKD song để phục vụ cho công tác triển khai tính CPKD và dựa vào những số liệu kế toán tài chính sẵn có tại Công ty, để phục vụ cho bước tính CPKD theo loại có thể phân toàn bộ CPKD thành: loại CPKD sử dụng lao động, loại CPKD sử dụng NVL, loại CPKD không trùng với CPTC, loại CPKD dịch vụ thuê ngoài, loại CPKD các khoản phải nộp. Thứ năm, hình thành các điểm chi phí và tổ chức tính chi phí kinh doanh theo điểm tại Công ty - Hình thành các điểm chi phí tại Công ty Điểm chi phí (ĐCP) là nơi phát sinh chi phí, hay là một bộ phận DN được giới hạn theo tiêu thức thích hợp nhằm tập hợp, phân bổ CPKD chung, kế hoạch hóa và đánh giá hiệu quả hoạt động tại mỗi bộ phận đó. Dựa trên việc nghiên cứu cơ cấu tổ chức và nhiệm cụ của các bộ phận phòng ban tại Công ty, có thể phân chia các ĐCP sau: ĐCP nguyên vật liệu, ĐCP sản xuất, ĐCP tiêu thụ, ĐCP chung, ĐCP quản trị - Tổ chức tính chi phí kinh doanh theo điểm tại Công ty Phương pháp phân bổ chi phí kinh doanh + Đối với CPKD trực tiếp thì chi phí của đối tượng nào sẽ được tập hợp và phân bổ trực tiếp cho đối tượng đó + Đối với CPKD chung là chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí thì lấy tổng chi phí gián tiếp này phân bổ vào các ĐCP còn lại theo tiêu thức như số lao động hay tiền lương của lao động trong ĐCP đó. Trong trường hợp của Công ty thì chi phí tại ĐCP chung chỉ được phân bổ x vào ĐCP quản trị, NVL và tiêu thụ vì ĐCP chung chỉ phục vụ cho các bộ phận tại văn phòng chứ không phục vụ các đội sản xuất. - Tổ chức tính CPKD theo điểm tại Công ty Để phân bổ CPKD chung cho các ĐCP trong bảng ta áp dụng phương pháp phân bổ trực tiếp. CPKD chung tại ĐCP chung được phân bổ cho các ĐCP quản trị, ĐCP NVL, ĐCP tiêu thụ theo tỷ lệ số lao động tại các ĐCP. Tỷ lệ CPKD định mức tại Công ty là ĐCP cầu Long Hẹ = ĐCP đường 103 bằng 106% so với tổng chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, đội lái máy thi công bằng 18%, ĐCP quản trị bằng 38%, ĐCP tiêu thụ bằng 5%, ĐCP nguyên vật liệu bằng 5,5% tổng chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp của các công trình thi công trong tháng. Căn cứ vào số liệu phân bổ CPKD chung, ta lập bảng phân bổ CPKD chung cho các ĐCP Chương 3 của Luận văn giải quyết các vấn đề chính sau: Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác tính chi phí và ích lợi mà Công ty có được khi tiến hành tính chi phí tài chính và tính chi phí kinh doanh cho các công trình, HMCT tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị như sau: Thứ nhất, thống nhất nhận thức về tính chi phí kinh doanh và cam kết áp dụng: Xuất phát từ yêu cầu của việc xây dựng và triển khai mô hình tính CPKD đòi hỏi phải có sự tham gia của tất cả mọi người trong Công ty do đó cần tổ chức những khóa học nhận thức cho các thành viên trong toàn Công ty. + Đối với nhân viên trực tiếp thực hiện công việc tính CPKD thì phải được đào tạo về nhận thức cũng như kỹ năng tính CPKD thông qua các lớp tập huấn, các khóa đào tạo ngắn hạn về tính CPKD. + Đối với các nhân viên khác trong Công ty có nhiệm vụ cung cấp những thông tin cần thiết cho công tác tính CPKD cũng phải nhận thức được xi vai trò của tính CPKD đối với hoạt động của Công ty và sẵn sàng phối hợp với bộ phận tính CPKD. Thứ hai, tổ chức lại công tác ghi chép ban đầu trong phạm vi toàn Công ty - Về kỹ thuật ghi chép ban đầu: + Để tài liệu ghi chép ban đầu làm cơ sở cung cấp thông tin cho cả kế toán tài chính và tính chi phí kinh doanh thì trong quá trình ghi chép phải tuân thủ nguyên tắc bảo toàn tài sản của tính CPKD và nguyên tắc bảo toàn tài sản về mặt giá trị của kế toán tài chính tức là khi vào sổ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong kỳ nhân viên ghi chép ban đầu phải ghi chép đơn vị hiện vật trước sau đó mới ghi chép đơn vị giá trị. + Để số liệu ghi chép ban đầu làm cơ sở cho kế toán tài chính tập hợp được ngay chi phí cho các đối tượng mà không phải tiến hành bước phân bổ chi phí và tính chi phí kinh doanh có thể thực hiện tập hợp chi phí kinh doanh theo loại đồng thời thực hiện tính chi phí kinh doanh theo điểm thì trong quá trình ghi chép ban đầu nhân viên ghi chép ngoài việc ghi chép theo đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị phải ghi chép đến tận nơi sử dụng (công trình, HMCT hay tổ, đội…) Để làm được điều này Công ty phải thiết kế hệ thống chứng từ nội bộ mang tính khoa học, chứa đựng đầy đủ các thông tin cần thiết cung cấp cho kế toán tài chính và tính chi phí kinh doanh. Hệ thống chứng từ nội bộ chủ yếu là các chứng từ nhập kho, xuất kho NVL. + Lập chứng từ xuất kho: khi xuất kho NVL nhân viên làm nhiệm vụ xuất kho phải lập hóa đơn xuất kho. Mỗi hóa đơn xuất kho đều ghi nhận việc xuất kho nhiều loại NVL khác nhau với đơn vị hiện vật và giá trị + Tập hợp loại NVL sử dụng: Do Công ty tổ chức kho phân tán (kho tại Công ty và kho tại các công trình, HMCT). Nên NVL xuất kho Công ty cho xii các công trình, HMCT hóa đơn xuất kho sẽ chỉ xác định được số lượng NVL từng loại đã xuất khỏi kho Công ty, để biết được số lượng NVL từng loại cụ thể đưa vào sử dụng cho thi công công trình, HMCT phải có số liệu ghi chép ở kho bộ phận mới xác định được. Nhân viên ghi chép ban đầu tập hợp NVL từng loại sử dụng trong kỳ - Về tổ chức nhân viên ghi chép ban đầu: + Hiện nay tại mỗi công trình, HMCT Công ty bố trí một nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ tập hợp các hóa đơn chứng từ cuối tháng gửi về Phòng Tài vụ - Vật tư Công ty để ghi chép, hạch toán. Khi triển khai mô hình tính CPKD tại Công ty nhân viên kinh tế sẽ làm nhiệm vụ ghi chép ban đầu các chi phí phát sinh tại công trình, HMCT. + Phòng Tổ chức hành chính tại Công ty quản lý số lượng lao động, thời gian làm việc của cán bộ công nhân viên tại trụ sở Công ty hàng tháng lập bảng chấm công làm cơ sở tính lương cho từng cán bộ, công nhân viên. Khi triển khai mô hình tính CPKD thì cán bộ phòng Tổ chức hành chính sẽ thực hiện công tác tính lương chung cho cán bộ công nhân viên tại trụ sở Công ty và ghi chép ban đầu về tiền lương chung. + Thủ kho Công ty sẽ làm nhiệm vụ ghi chép ban đầu về công tác nhập, xuất NVL và tính chi phí NVL từng loại sử dụng vào thi công từng công trình, HMCT căn cứ vào số liệu ghi chép ban đầu của nhân viên kinh tế tại các kho bộ phận. Thứ ba, tổ chức lại bộ phận kế toán thành hai bộ phận là kế toán tài chính và tính chi phí kinh doanh Trong điều kiện cụ thể hiện nay, việc nghiên cứu về tính chi phí kinh doanh mới chỉ là bước đầu cả về lý luận và thực tiễn. Mặt khác, bộ phận kế toán của Công ty hiện nay mới triển khai tính chi phí tài chính mà chưa tiến hành tính chi phí kinh doanh. Do đó để cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác xiii cho quá trình ra quyết định Công ty nên tổ chức lại bộ phận kế toán thành hai bộ phận là kế toán tài chính và tính chi phí kinh doanh. Thứ tư, Xác định đối tượng tính CPKD là để phục vụ cho công tác đấu thầu và đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận, tổ, đội sản xuất tại Công ty. Thứ năm, luân chuyển chứng từ trong quá trình chế biến và sử dụng thông tin chi phí kinh doanh. Do đặc điểm của quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp là địa điểm thi công thay đổi theo các công trình, HMCT và thường ở xa trụ sở Công ty nên trong giai đoạn đầu triển khai tính CPKD số liệu ghi chép ban đầu sẽ được tập hợp và định kỳ cuối tuần gửi về Công ty để bộ phận tính CPKD xử lý số liệu theo nguyên lý của tính CPKD và cung cấp thông tin tính CPKD để các nhà quản trị có những quyết định về mọi mặt hoạt động của Công ty một cách kịp thời, chuẩn xác. Thứ sáu, đào tạo lại và bồi dưỡng kiến thức tính chi phí kinh doanh trong Công ty Thứ sáu, một vài kiến nghị với cơ quan Nhà nước xiv Trong phần Kết luận, Luận văn nhấn mạnh: Các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng muốn tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh phải có hệ thống thông tin kịp thời, chính xác phục vụ cho hoạt động điều hành, quản lý và ra quyết định sản xuất kinh doanh. Việc tiến tới xây dựng và triển khai mô hình tính CPKD tại CTCP Quản lý và Xây dựng giao thông I Sơn La sẽ tiếp cận một phương pháp quản lý chi phí mới nhằm tiết kiệm và sử dụng chi phí một cách có hiệu quả, là c ơ sở hạ giá thành sản phẩm xây lắp, tăng trường khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Quá trình nghiên cứu lý luận về tính CPKD và thực tiễn tại Công ty, vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu tác giả đã thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đặt ra: - Phân tích đánh giá thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty - Áp dụng nguyên lý tính CPKD tại Công ty - Đề xuất các giải pháp nhằm triển khai tính CPKD tại Công ty trêng §¹I HäC KINH TÕ QUèC D¢N  NguyÔn h¶i khanh triÓn khai tÝnh chi phÝ kinh doanh t¹i c«ng ty cæ phÇn qu¶n lý vµ x©y dùng giao th«ng i s¬n la Chuyªn ngµnh : Qu¶n trÞ kinh doanh tæng hîp LUËN V¨N TH¹C sü qu¶n trÞ kinh doanh huyÒn Ngêi híng dÉn khoa häc: pgs.ts. nguyÔn Hµ Néi - 2010 ngäc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan