Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Trích rút thông tin du lịch bằng phương pháp học sâu...

Tài liệu Trích rút thông tin du lịch bằng phương pháp học sâu

.PDF
78
1
119

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN CAO CƯỜNG TRÍCH RÚT THÔNG TIN DU LỊCH BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỌC SÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: HỆ THỐNG THÔNG TIN MÃ SỐ: 8480104 BÌNH DƯƠNG - 2019 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN CAO CƯỜNG TRÍCH RÚT THÔNG TIN DU LỊCH BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỌC SÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: HỆ THỐNG THÔNG TIN MÃ SỐ: 8480104 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. BÙI THANH HÙNG BÌNH DƯƠNG - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Cao Cường, học viên lớp CH16HT01, ngành Hệ thống thông tin, trường Đại học Thủ Dầu Một. Tôi cam đoan rằng luận văn “Trích rút thông tin du lịch bằng phương pháp học sâu” là do tôi tự vận dụng những kiến thức đã được trang bị, tự tìm tòi, thực nghiệm và phát triển theo sự hướng dẫn của TS. Bùi Thanh Hùng. Luận văn này không phải được sao chép từ các tài liệu, công trình nghiên cứu của người khác mà không ghi trích dẫn cụ thể. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm cho lời cam đoan này. Bình Dương, ngày 30 tháng 6 năm 2019 Tác giả Nguyễn Cao Cường LỜI CẢM ƠN Tôi cảm ơn tất cả các bạn học cùng lớp CH16HT. Tôi đã cùng các bạn trải qua những khó khăn, thử thách trong học tập, cùng nhau vượt qua những bài tiểu luận ngợp thở, cùng nhau đi hội thảo khoa học dữ liệu ở các trướng lớn, cùng nhau thảo luận và báo cáo nhóm. Tôi cảm ơn các giảng viên trường Đại học Thủ Dầu Một cùng các thầy của trường bạn, đã hết sức nhiệt tình trong truyền thụ trí thức, giúp tôi và các bạn có được những nền tảng kiến thức vững vàng và tầm nhìn tốt hơn về tương lai của nghành học. Và hơn hết, tôi cảm ơn thầy hướng dẫn, TS. Bùi Thanh Hùng, cùng 2 bạn chung nhóm. Thầy đã giúp đỡ rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn, từ việc bổ sung thêm các kiến thức về Khoa học dữ liệu, đến những thực nghiệm đòi hỏi kỹ thuật lập trình cao. Thầy đã hết lòng hướng dẫn nhóm hoàn thành luận văn. Cùng với 2 bạn chung nhóm, tôi đã có nhiều những trải nghiệm thú vị khi làm việc chung, các bạn đã rất gắn bó và giúp đỡ nhau rất nhiều. Sau cùng, tôi cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp và bạn bè, đã luôn động viên, chia sẻ công việc và giúp tôi có nhiều hơn thời gian hoàn thành luận văn này. Cảm ơn và cảm ơn rất nhiều! MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................. 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN ....................................................................................... 3 DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................... 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. 6 DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ....................................................................... 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU .......................... 9 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................................................9 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................................................................11 1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU .....................................................................................................11 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................13 1.5. BỐ CỤC LUẬN VĂN ...............................................................................................................................13 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................. 15 2.1. XỬ LÝ NGÔN NGỮ ................................................................................................................................15 2.1.1 Tách từ (Tokenizer) .....................................................................................................................15 2.1.2 Xác định loại từ trong câu (Part-Of-Speech tagging) ................................................................15 2.1.3 Xác định cụm từ (Chunking) ......................................................................................................17 2.1.4 Phân tích cú pháp (Parsing) .......................................................................................................18 2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP BIỂU DIỄN TỪ DƯỚI DẠNG VÉC TƠ ......................................................................18 2.3.1. Từ nhúng tần xuất (Frequency-based embedding) ...................................................................19 2.3.2. Từ nhúng dự đoán (Prediction-based embedding) ...................................................................23 2.3. HỌC SÂU ..............................................................................................................................................26 2.3.1. Mạng nơ-ron nhân tạo (ANN) ...................................................................................................26 2.3.2. Mạng nơ-ron tích chập CNN (Convolutional Neutral Network) ..............................................34 2.3.3. Mạng nơ-ron hồi quy RNN (Recurrent Neural Network) ........................................................37 2.3.4. Mạng nơ-ron ngắn dài LSTM (Long-short term memory) .......................................................39 2.3.5. Mạng nơ-ron dài ngắn song song (Bi-LSTM) ..........................................................................41 2.3.6. Mạng lai CNN –Bi LSTM ..........................................................................................................43 2.4. TRÍCH XUẤT THÔNG TIN (INFORMATION EXTRACTION – IE) ............................................................43 2.4.1. Tổng quan về bài toán Trích xuất thông tin ..............................................................................43 2.4.2. Hướng tiếp cận nghiên cứu .......................................................................................................45 2.4.3. Các nghiên cứu gần đây.............................................................................................................54 2.4.4. Đề xuất hướng nghiên cứu ........................................................................................................55 CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT ............................................................ 57 1 3.1. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT .....................................................................................................57 3.2. CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT............................................................................................60 3.2.1. Từ nhúng – Word embeddings...................................................................................................60 3.2.2. Các đặc trưng cú pháp ...............................................................................................................61 3.3. TRÍCH XUẤT THÔNG TIN DU LỊCH .......................................................................................................62 3.3.1 Mô hình học sâu CNN-BLSTM ..................................................................................................64 3.3.2 Trích xuất thông tin ....................................................................................................................65 CHƯƠNG 4 THỰC NGHIỆM .................................................................... 67 4.1. DỮ LIỆU ...............................................................................................................................................67 4.2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH .......................................................................................69 4.3. THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT ...............................................................................70 4.3.1. Môi trường thực nghiệm .......................................................................................................70 4.3.2 Kế quả đạt được ...........................................................................................................................70 4.4. XÂY DỰNG ỨNG DỤNG WEB TRỰC QUAN HÓA KẾT QUẢ .....................................................................71 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ............................ 73 5.1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ............................................................................................................................73 5.2. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ............................................................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 74 2 TÓM TẮT LUẬN VĂN Xã hội ngày càng phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao nên nhu cầu du lịch của con người ngày càng tăng. Với công nghệ 4.0, mọi thông tin đều được chia sẻ, lưu trữ và khai thác liên tục. Nhu cầu về các sản phẩm du lịch ngày càng nhiều, các thông tin về du lịch tràn ngập trên các trang web, mạng xã hội. Việc khai thác thông tin liên quan đến du lịch là một nhu cầu, đã và đang tăng lên theo thời gian. Trích xuất thông tin từ tài liệu du lịch đem lại nhiều lợi ích cho ngành du lịch cũng như các dịch vụ liên quan đến du lịch. Một hệ thống tự động trích xuất thông tin sẽ rút trích những thông tin phi cấu trúc thành có cấu trúc. Từ những thông tin có cấu trúc đó, các chuyên gia du lịch, nhà kinh tế có thể thống kê, phân tích, tổng hợp và có thể đưa ra dự đoán, dự báo. Làm sao để khai thác được thông tin du lịch trong khi các thông tin chia sẻ trong cộng đồng đa số là văn bản, hình ảnh, video. Trích xuất thông tin (information extraction) là nhiệm vụ thuộc nghành xử lý ngôn ngữ tự nhiên NLP (natural language processing) có thể làm được việc này. Trích xuất thông tin từ văn bản đang gặt hái được nhiều kết quả cao. Với sự phát triển mạnh về véc-tơ hóa từ ngữ, cũng như các thuật toán trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên đã góp phần cho nhiệm vụ trích xuất thông tin có nhiều thành công. Gần đây, công nghệ phần cứng đã thúc đẩy mạnh cho các thuật toán học sâu, học nhiều tầng (deep learning) khả thi hơn và đem lại kết quả rất cao. Bên cạnh xử lý nhận dạng giọng nói, khuôn mặt, vật thể, thuật toán học sâu còn cho kết qủa rất cao trong xử lý văn bản. Nắm bắt được xu hướng này, luận văn đã nghiên cứu, áp dụng mô hình học sâu vào xử lý trích rút thông tin từ tài liệu du lịch, cụ thể là tài liệu văn bản. Bài toán trích rút thông tin về cơ bản có nhiều tác vụ như trích rút thực thể, trích rút quan hệ, giải quyết đồng tham chiếu. Do thời gian làm luận văn có hạn, chuẩn bị dữ liệu gặp nhiều khó khăn, nên luận văn chỉ thực hiện áp dụng tác vụ trích rút thực thể du lịch bằng phương pháp học sâu. Như vậy có thể xem bài toán trích rút thông tin du lịch là bài toán phân lớp, học có giám sát. Hay nói cách khác, ta thực hiện gán nhãn những đối tượng trong văn bản thuộc về một trong các lớp: Lớp tên thực thể địa điểm du lịch, tên thực thể người du lịch, lớp tên thực thể tổ 3 chức-công ty du lịch, lớp tên thực thể đặc sản vùng miền,v..v. Do văn bản khi tách câu, tách từ tạo thành chuỗi các đối tượng, nên bài toán trở thành bài toán gán nhãn chuỗi (Labeling Sequence). Luận văn sử dụng word2vec để số hóa từ đồng thời khai thác hiệu quả các thuộc tính ngữ pháp như: từ loại, cụm từ. Đặc biệt là triển khai các thuật toán học sâu vào mô hình phân lớp chuỗi và kết hợp 2 mô hình Bi-LSTM và CNN để tăng hiệu suất của mô hình. Luận văn thực nghiệm mô hình training, testing và predict, đồng thời xây dựng công cụ web để mô phỏng kết quả. 4 DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt ANN BiLSTM Từ chuẩn Artificial Neural Netword Bidirectional Long short-term memory Diễn giải Mạng nơ-ron nhân tạo Mạng LSTM 2 hướng BIO Begin-Inside-Outside Nhãn BIO notation CNN Convolutional Neural Network Mạng nơ-ron tích chập Convolutional Neural Netword CNN-BiLSTM Bidirectional Long short-term memory Mô hình kết hợp CNN và Bi-LSTM Trường ngẫu nhiên có điều CRF Conditional Random Field DL Deep learning Học sâu HMM Hidden Markov Model Mô hình Markov ẩn IE Information Extraction Trích rút thông tin IE Information Extraction Trích rút thông tin LSTM Long short-term memory kiện. Mạng nơ ron bộ nhớ ngắn dài Maximum entropy Markov Mô hình Markov cực đại models hóa entropy NER Named entity recognition Nhận dạng thực thể qua tên NLP Natural Languague Processing Xử lý ngôn ngữ tự nhiên NN Neural Network Mạng nơ-ron POS Part-Of-Speech Từ loại RNN Recurrent Neural Network Mạng nơ ron tái phát MEMMs 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Phân tích ví dụ ..................................................................................... 46 Bảng 2.2: Phân tích nhãn NER ............................................................................ 48 Bảng 3.1: Bảng phân tích từ nhúng ..................................................................... 58 Bảng 4.1: Bảng thống kê dữ liệu .......................................................................... 67 Bảng 4.2: Bảng thống kê nhãn NER trong dữ liệu .............................................. 68 Bảng 4.3: Bảng kết quả F1 .................................................................................. 71 6 DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Các vector từ so sánh........................................................................... 18 Hình 2.2: Context Window ................................................................................... 20 Hình 2.3: Co-occurrence Matrix.......................................................................... 21 Hình 2.4: Mô hình CBOW .................................................................................... 23 Hình 2.5: Mô hình Skip-gram .............................................................................. 24 Hình 2.6: Kiến trúc ANN ...................................................................................... 26 Hình 2.7: Nơ-ron sinh học. .................................................................................. 27 Hình 2.8: Perceptron ........................................................................................... 27 Hình 2.9: Hàm xích-ma (Sigmoid Function) ....................................................... 28 Hình 2.10: Mô hình Nơ-ron ................................................................................. 29 Hình 2.11: Mạng nơ-ron (Neural Network). ........................................................ 29 Hình 2.12: Mạng nơ-ron 2 lớp ẩn. ....................................................................... 30 Hình 2.13: Mạng nơ ron tích chập trong xử lý ảnh [20] ..................................... 35 Hình 2.14: Một mạng hồi quy đơn giản ............................................................... 37 Hình 2.15: Vấn đề phụ thuộc xa trong RNN ........................................................ 39 Hình 2.16: Mô hình của một hệ thống lặp lại của LSTM. ................................... 40 Hình 2.17: LSTM hai hướng ................................................................................ 42 Hình 2.18: Hệ thống trích rút thông tin ............................................................... 44 Hình 2.19: Lưu đồ trích rút thông tin .................................................................. 45 Hình 2.20: Ví dụ mô hình Markov. ...................................................................... 48 Hình 2.21: Biểu đồ phân tích Markow ................................................................. 49 Hình 2.22: Mô hình Bidirectional LSTM-CRF .................................................... 52 Hình 2.23: Mô hình Bidirectional LSTM-CNNs .................................................. 52 Hình 2.24: Mô hình Bidirectional LSTM-CNNS-CRF ......................................... 53 Hình 2.25: Mô hình ELMo ................................................................................... 54 Hình 3.1: Mô hình đề xuất sử dụng kết hợp CNN-BiLSTM ................................. 57 Hình 3.2: Sơ đồ hoạt động phối hợp giữ CNN và BLSTM .................................. 59 Hình 3.3: Vector nhúng với nhiều nhóm chiều .................................................... 61 Hình 3.4: Sơ đồ thể hiện các bước của mô hình .................................................. 63 7 Hình 3.5: Mô hình CNN trong đề xuất................................................................. 64 Hình 3.6: Mô hình phân lớp ................................................................................. 65 Hình 3.7: Hàm học sâu ........................................................................................ 66 Hình 4.1: Tỷ lệ phân chia dữ liệu theo câu .......................................................... 67 Hình 4.2: Tỉ lệ phân chia dữ liệu theo từ ............................................................. 68 Hình 4.3: Biểu đồ số lượng thực thể trong các tập dữ liệu ................................. 68 Hình 4.4: Trực quan Train, Validation, Test ....................................................... 69 Hình 4.5: Cách tính Precision và Recall. ........................................................... 70 Hình 4.6: Mô hình tổng thể .................................................................................. 71 Hình 4.7: Giao diện Web nhận dữ liệu ................................................................ 72 Hình 4.8: Giao diện Web trả kết quả ................................................................... 72 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 1.1. Lí do chọn đề tài Trong giai đoạn lịch sử của 2 cuộc cách mạng công nghiệp 3.0 và 4.0 đã tạo ra một lượng dữ liệu số khổng lồ thuộc rất nhiều lĩnh vực của con người. Việc khai thác dữ liệu phục vụ cho từng lĩnh vực nghành nghề đang được chú ý rất nhiều trong nhiều năm qua. Khi có được dữ liệu trao đổi (chat) của khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ thì con người tạo ra Trợ lý ảo1, một cái tên khác là chatbot. Hầu như các trang web hiện nay đều có trợ lý ảo, trợ lý ảo nỗi tiếng có thể kể tên đó là: Google Assistant2, Cortana3 Khi có được dữ liệu đánh giá (review) của khách hàng về sản phẩm con người nghĩ ra hệ thống phân tích cảm xúc từ đó đánh giá sản phẩm để thu hồi hay tái đầu tư. Cũng tương tự như vậy, dữ liệu nghành ngân hàng sẽ giúp con người dự đoán nợ xấu, dự đoán được hướng đầu từ sinh nhiều lợi nhuận. Không những ngành kinh tế mà chính trị cũng có lợi khi khai thác dữ liệu. Chẳng hạn khi phân tích dữ liệu bình luận (comment) của cư dân, chính phủ có thể biết được bộ máy của mình có tốt không hay có bị nguy hiểm không. Nổi tiếng có thể kể đến đó là: Big Data đã giúp Trump chiến thắng trong cuộc Bầu cử Mỹ4 Hòa mình vào xu thế chung của thời đại, luận văn có ý tưởng khai thác thông tin về nghành du lịch. Chúng ta biết rằng khi đời sống xã hội được nâng cao thì nhu cầu du lịch của con người sẽ ngày càng phát triển, nghĩa là dữ liệu về du lịch sẽ ngày càng phình to. Chẳng hạn sau khi đi du lịch về chúng ta bình luận trên mạng xã hội về chuyến đi, chúng ta nói về những địa điểm du lịch, các sản phẩm du lịch, các tour 1 https://vi.wikipedia.org/wiki/Trợ_lý_ảo_(trí_tuệ_nhân_tạo) 2 https://vi.wikipedia.org/wiki/Google_Assistant https://vi.wikipedia.org/wiki/Cortana_(phần_mềm) 4 https://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/ung-dung/big-data-giup-donald-trump-chien-thang-trongcuoc-bau-cu-my-big-data-nguy-hiem-den-muc-nao-346181.html 3 9 du lịch, để rồi từ đó chúng ta thể hiện cảm xúc của mình: yêu thích hay ghét, hay lên án một sản phẩm du lịch nào đó. Cũng có thể, chúng ta viết cảm nhận về chuyến đi trên nhiều trang web. Hay một cách khác nữa, chúng ta sẽ có ngày càng nhiều email về các chuyến du lịch từ các hãng, cũng như hàng loạt video, audio, hình ảnh từ các chuyến đi được tạo ra. Bạn sẽ làm gì khi có những dữ liệu này? Dữ liệu số do con người tạo ra rất đa dạng, phần lớn là dữ liệu phi cấu trúc, khoảng 70%–80% (Unstructured data5), phần ít là dữ liệu đã có cấu trúc chẳng hạn như các database của các công ty. Văn bản chiếm phần đa trong dữ liệu phi cấu trúc này. Vì tính bất thường (irregularities) và mơ hồ (ambiguities) nên dữ liệu liệu phi cấu trúc rất khó xử lý so với dữ liệu có cấu trúc rõ ràng. Dữ liệu nghành du lịch cũng chủ yếu là dữ liệu văn bản. Như vậy luận văn xin chỉ tập trung vào xử lý văn bản du lịch để khai thác những giá trị mà dữ liệu thực tế mang lại. Câu hỏi chúng ta làm gì khi có dữ liệu văn bản? Là câu hỏi đã được trả lời từ rất là lâu, chúng ta đã có ngành khai thác dữ liệu văn bản(Text mining)6, nằm trong Data mining. Text mining sẽ giúp chúng ta làm. Vậy Text mining là gì? “Khai thác văn bản (tiếng Anh: Text mining hoặc text data mining) là một quá trình xử lý và trích xuất thông tin nằm trong văn bản, quá trình này là một phần của việc phân tích văn bản trong khai thác dữ liệu. Thông tin được thể hiện dưới dạng các mẫu, xu hướng, thứ tự sắp xếp được trích xuất thông qua các luật hoặc thông qua quá trình học dựa trên các mẫu thống kê.” 7 “Khai thác văn bản bao gồm các bước cơ bản như: tiền xử lý, học mô hình, phán đoán, tổng hợp phân tích và trình bày kết quả. Tiền xử lý có thể gồm việc phân tách đoạn văn bản thành các đoạn nhỏ hơn, làm giàu văn bản bằng các tri thức bên ngoài, hoặc loại bỏ những thông tin nhiễu trong văn bản. Quá trình học là quá trình tìm ra các mẫu trong một tập các văn bản đã được tiền xử lý hoặc chưa 5 https://en.wikipedia.org/wiki/Unstructured_data https://vi.wikipedia.org/wiki/Khai_thác_văn_bản 7 https://vi.wikipedia.org/wiki/Khai_thác_văn_bản 6 10 qua tiền xử lý, kết quả quá trình học là một mô hình biểu diễn các mẫu được tìm thấy. Quá trình phán đoán là quá trình áp dùng mô hình vừa học được trên các văn bản mới, văn bản mới sẽ được gán nhãn thêm thông tin. Cuối cùng là quá trình tổng hợp và trình bày kết quả. Khai phá văn chia thành các vấn đề nhỏ hơn bao gồm phân loại tài liệu (text categorization, text classification), nhóm tài liệu (text clustering), trích xuất thực thể (concept/entity extraction), khai phá quan điểm (sentiment analysis), tóm tắt tài liệu (document summarization), và trích xuất quan hệ giữa các thực thể (entity relation modeling)” 8 Khai thác văn bản có nhiều nhiệm vụ, bên cạnh những nhiệm vụ đó thì lại có rất nhiều phương pháp để thực hiện. Do đó, để giới hạn phạm vị nghiên cứu, luận văn chỉ trình bày nhiệm vụ trích rút thông tin (Information Extraction) bằng phương pháp rất mới hiện nay, phương pháp học sâu (deep learning). 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm sao ứng dụng được các mô hình học sâu vào nhiệm vụ trích rút thông tin từ văn bản du lịch, sau đó đánh giá được độ chính xác của phương pháp này qua các độ đo học máy. Đồng thời xây dựng được một công cụ dựa trên mô hình này nhằm trích rút được thông tin từ văn bản thực tế. 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu luận văn cần xác định rõ các đối tượng cần nghiên cứu: Nghiên cứu và thực hiện các phương pháp tiền xử lý văn bản tiếng Việt như: Tách từ (Word tokenize), tách câu (Sentence tokenize), phân cụm (chuking), Gắn thẻ từ loại ( Part of Speech Tagging)9 Sau khi đã có đối tượng (token), ta cần số hóa chúng để máy tính có thể tính toán. Có rất nhiều phương pháp số hóa như TF-IDF10, Bag of Word11… đặc biệt https://vi.wikipedia.org/wiki/Khai_thác_văn_bản https://www.aclweb.org/anthology/U17-1013 10 https://vi.wikipedia.org/wiki/Tf–idf 11 https://vi.wikipedia.org/wiki/Mô_hình_túi_từ 8 9 11 hiện nay là phương pháp từ nhúng word2vec (word embedding12). Luận văn sẽ dùng phương pháp từ nhúng để số hóa các đối tượng (token). Bài toán trích rút thông tin du lịch là bài toán thuộc nhóm trích xuất thông tin (Information Extraction) trong nghành NLP. Hiện tại Information Extraction có thể làm được: Nhận diện thực thể đặt tên (Named-entity recognition), Trích xuất quan hệ (Relation Extraction), Giải quyết đồng tham chiếu (Coreference Resolution), Liên kết thực thể (Entity Linking), Trích xuất sự kiện (Event Extraction). Do giới hạn về thời gian nên, Luận văn chỉ thực hiện bài toán Namedentity recognition để rút trích thực thể là tên địa điểm, người, tổ chức du lịch trong văn bản. Với bài toán NER (Named-entity recognition), hiện tại, nhiều người đang dùng thuật toán Trường điều kiện ngẫu nhiên (CRF)13, tuy nhiên chỉ số Accuracy thấp hơn là khi kết hợp thêm các mạng nơ-ron nhân tạo14(artificial neural network, nói tắt neural network) Để việc áp dụng thêm mạng nơ-ron nhân tạo vào bài toán NER đúng nguyên lý, luận văn đã phải nghiên cứu và thực nghiệm các bài toán xử lý văn bằng Neural Network chẳng hạn như: Deep Convolutional Neural Networks for Sentiment Analysis of Short Texts15, How to Predict Sentiment From Movie Reviews Using Deep Learning (Text Classification)16 Ứng dụng mạng nơ-ron nhân tạo ở đây nghĩa là sử dụng các mô hình học sâu (Deep learning) như: Mạng nơ-ron hồi quy (RNN), Mạng nơ-ron tích chập (CNN), Mạng nơ-ron nhớ dài-ngắn (LSTM), Mạng nơ-ron nhớ dài-ngắn song song (BiLSTM) vào bài toán cụ thể. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là giải bài toán trích rút thông tin bằng phương pháp học máy (Machine learning), học có giám sát (Supervised learning). Bài toán NER là bài toán phân lớp (Classification), gán nhãn các token thuộc lớp 12 https://en.wikipedia.org/wiki/Word_embedding https://vi.wikipedia.org/wiki/Trường_điều_kiện_ngẫu_nhiên 14 https://vi.wikipedia.org/wiki/Mạng_nơ-ron_nhân_tạo 15 C´ıcero Nogueira dos Santos Brazilian Research Lab IBM Research, [email protected] 16 https://machinelearningmastery.com/predict-sentiment-movie-reviews-using-deep-learning/ 13 12 thông tin nào. Đối với bài toán này luận văn đã chuẩn bị dữ liệu training và testing đúng theo nguyên tắc học máy để đánh giá một cách khách quan mô hình NER mà luận văn áp dụng. Do việc chuẩn bị dữ liệu mất nhiều thời gian nên luận văn có sử dụng dữ liệu của VLSP17 và thêm dữ liệu được download từ trang web du lịch. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng những kiến thức đã được trang bị, tác giả đọc những bài báo có liên quan đến bài toán mà luận văn cần giải quyết, sau đó chạy thực nghiệm để xem kết quả, đồng thời đánh giá các phương pháp nào tốt và ứng dụng được cho bài toán đang làm. Về việc thu thập dữ liệu cho bài toán, tác giả cố gắng lấy dữ liệu khách quan nhất có thể, để dữ liệu có thể phân bố đồng đều, tuy nhiên khi sử dụng phương pháp học sâu thì dữ liệu phải thật lớn mới có thể đánh giá sát với thực tế. Về mặt này luận văn xin đánh giá mô hình qua dữ liệu training và testing đã thu thập được. 1.5. Bố cục luận văn Luận văn được chia thành 5 chương với các nội dung như sau:  Chương 1 – Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Sơ lược tổng quan về vấn đề nghiên cứu trên phương diện tổng quan nhất, nêu ra mục tiêu, phương pháp nghiên cứu và bố cục luận văn.  Chương 2 – Cơ sở lý thuyết Giới thiệu tổng quan về xử lý văn bản như tách từ, xác định từ loại trong câu, xác định cụm từ, phân tích cú pháp. Trình bày phương pháp biểu diễn từ đưới dạng vector, phương pháp học sâu và các ứng dụng của nó. Giới thiệu về trích xuất thông tin, đề ra các hương tiếp cận, phân tích và lựa chọn hướng tiếp cận dùng trong luận văn.  Chương 3 – Mô hình đề xuất Trình bày về mô hình đề xuất phân tích những đặc trưng của mô hình đề xuất.  Chương 4 – Thực nghiệm 17 http://vlsp.org.vn/ 13 Giới thiệu bộ dữ liệu, quá trình xử lí dữ liệu, phần thực nghiệm và đánh giá thực nghiệm.  Chương 5 – Kết luận và hướng phát triển 14 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Xử lý ngôn ngữ 2.1.1 Tách từ (Tokenizer) Tách từ là một quá trình xử lý nhằm mục đích xác định ranh giới của các từ trong câu văn, cũng có thể hiểu đơn giản rằng tách từ là quá trình xác định các từ đơn, từ ghép… có trong câu. Đối với xử lý ngôn ngữ, để có thể xác định cấu trúc ngữ pháp của câu, xác định từ loại của một từ trong câu, yêu cầu nhất thiết đặt ra là phải xác định được đâu là từ trong câu. Vấn đề này tưởng chừng đơn giản với con người nhưng đối với máy tính, đây là bài toán rất khó giải quyết. Chính vì lý do đó tách từ được xem là bước xử lý quan trọng đối với các hệ thống Xử Lý Ngôn Ngữ Tự Nhiên, đặc biệt là đối với các ngôn ngữ thuộc vùng Đông Á theo loại hình ngôn ngữ đơn lập, ví dụ: tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật, tiếng Thái, và tiếng Việt. Với các ngôn ngữ thuộc loại hình này, ranh giới từ không chỉ đơn giản là những khoảng trắng như trong các ngôn ngữ thuộc loại hình hòa kết như tiếng Anh…, mà có sự liên hệ chặt chẽ giữa các tiếng với nhau, một từ có thể cấu tạo bởi một hoặc nhiều tiếng. Vì vậy đối với các ngôn ngữ thuộc vùng Đông Á, vấn đề của bài toán tách từ là khử được sự nhập nhằng trong ranh giới từ. Bài toán tách từ là bài toán quan trọng đối với tiếng Việt. Khác với tiếng Anh, một từ tiếng Việt có thể được tạo bởi nhiều hơn một âm. Ví dụ từ (word) “cá_nhân” được tạo lên bởi 2 âm (syllable) là “cá” và “nhân”. Trong khi hai từ đơn “cá” và từ đơn “nhân” lại có thể mang ý nghĩa khác. Do vậy, tách từ tiếng Việt là bước quan trọng chúng ta cần thực hiện trước khi đưa dữ liệu vào các bước tiếp theo, ví dụ như word embedding. 2.1.2 Xác định loại từ trong câu (Part-Of-Speech tagging) Sau khi tách từ (Tokenizer) ta được các từ có nghĩa, đây chính là đối tượng (token) nhỏ nhất để xử lý. Khi ghép các từ thành câu đúng cú pháp, ta cần phải biết từ loại của chúng. Việc xác định loại từ trong câu (Part-Of-Speech tagging) là bài toán cơ bản của Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP). Đây là bài toán phân lớp, nghĩa 15 là ta cần xác định từ (token) vào lớp từ loại nào, chẳng hạn, vào từ loại động từ, tính từ, danh từ,v..v. Nhưng do các từ thường không đứng độc lập mà chúng thường xuất hiện trong câu, cũng như nhãn từ loại của từ này thường bị chi phối bởi từ loại của các từ đứng bên cạnh nó, cả bên trái lẫn bên phải, nên bài toán này cũng có một cái tên khác là Gán nhãn chuỗi (Sequence Labeling). Trong gán nhãn từ loại, mục tiêu của chúng ta khi đưa chuỗi đầu vào là một câu ví dụ như “con ruồi đậu mâm xôi đậu” Ta có chuỗi token như sau: [“con”, “ruồi”, “đậu”, “mâm”, “xôi”, “đậu”] thì chuỗi nhãn(tag sequence) đầu ra sẽ là: [“D”, “N”, “V”, “N”, “N”, “N”], trong đó, D: determinator (định từ), N: noun (danh từ), V: verb (động từ). Gán nhãn (sequence labeling problem, tagging problem) có các bài toán thường gặp: POS tagging (gán nhãn từ loại). Nó là cơ sở phục vụ cho các bài toán về ngữ nghĩa cao hơn. Ngoài ra còn có một số bài tóa như: - Named-Entity recognition (gán nhãn tên thực thể) - Machine translation (dịch máy). Đầu vào là một câu của ngôn ngữ A, đầu ra là câu của ngôn ngữ B tương ứng. Bài toán này từng rất cấp thiết trong chiến tranh thế giới thứ 2, khi mà thông tin tình báo của địch cần được dịch trong thời gian ngắn nhất, giúp cho các lãnh đạo có thể đưa ra những chiến lược cấp thiết. - Speech recognition (nhận diện tiếng nói). Đầu vào là âm thanh tiếng nói, đầu ra là câu dạng văn bản. Ngày nay, theo thống kê của Apple, người dùng thích sử dụng tiếng nói của mình để nhập văn bản hơn là cách nhập dữ liệu bằng bàn phím như truyền thống, đồng thời tương tác giữa người và máy theo cách này có tốc độ nhập liệu nhanh hơn. Khi làm việc với bài toán này ta sẽ đối mặt với hai thách thức chính: - Nhập nhằng (ambiguity): một từ có thể có nhiều từ loại, hay một từ có thể có nhiều nghĩa, Ví dụ “con ruồi đậu mâm xôi đậu“, từ “đậu” có lúc là động từ (hành động đậu lên một vật thể) hoặc có lúc là danh từ (tên của một loài thực vật). 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan