Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn tiếp cận dưới góc độ công tác xã hội (ng...

Tài liệu Trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn tiếp cận dưới góc độ công tác xã hội (nghiên cứu trường hợp tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình)

.PDF
98
875
57

Mô tả:

§¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI TR¦êNG §¹I HäC KHOA HäC X· HéI Vµ NH¢N V¡N cao minh huÖ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ HÀNH VI LỆCH CHUẨN TIẾP CẬN DƢỚI GÓC ĐỘ CÔNG TÁC Xà HỘI LUËN v¨n th¹c Sü Chuyên ngành: Công tác xã hội Hµ NéI - 2014 1 §¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI TR¦êNG §¹I HäC KHOA HäC X· HéI Vµ NH¢N V¡N cao minh huÖ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ HÀNH VI LỆCH CHUẨN TIẾP CẬN DƢỚI GÓC ĐỘ CÔNG TÁC Xà HỘI (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI TRƢỜNG GIÁO DƢỠNG SỐ 2 NINH BÌNH) Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 LUËN v¨n th¹c Sü Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Bá Thịnh Hµ NéI - 2014 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xã hội cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng mang đến cho con người nhiều tiện nghi trong cuộc sống nhưng cũng kéo theo đó là những mặt trái còn tồn tại nhức nhối trong mọi mặt đời sống. Chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức to lớn từ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội đặc biệt là mối quan hệ giữa người với người. Trước đây, trẻ thường được học văn hóa, ứng xử thông qua gia đình, làng xã, văn hóa dân gian, chương trình giáo dục chính quy… thì ngày nay, những chuyển biến xã hội diễn ra quá nhanh chóng đã phần nào hạn chế chức năng giáo dục của gia đình và các thiết chế truyền thống đem lại cho lứa tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt là các em ở tuổi vị thành niên nhiều thử thách. Thực tế cho thấy trong những năm gần đây, tình trạng các em trong lứa tuổi vị thành niên có hành vi lệch chuẩn như: quay cóp, vô lễ với giáo viên, đua xe, vi phạm pháp luật, sử dụng ma túy, quan hệ tình dục sớm, bạo lực… đang ngày càng gia tăng và ở mức báo động, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường học đường và nhân cách trong tương lai. Đặc biệt là tình hình người phạm tội chưa thành niên trong những năm qua rất phức tạp, tăng cả số lượng, tính chất và mức độ nghiêm trọng. Ở trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình, các em chưa thành niên là những học sinh “đặc biệt” phải nhập trường bằng hồ sơ thụ án pháp nhân, bằng những dấu vân tay, thầy cô là những người quản giáo nghiêm khắc… Đặc điểm nổi bật của những học sinh ở đây là nhận thức hạn chế, có hành vi lệch chuẩn ở mức độ cao là vi phạm pháp luật, đa số các em vi phạm pháp luật nhiều lần như: trộm cắp, quậy phá, sa vào tệ nạn xã hội, nghiện ma túy, cờ bạc và nhiều thói quen xấu. Một số em thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý như: giết người, cướp tài sản, hiếp dâm trẻ em nhưng do chưa đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. 3 Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chưa thành niên phạm tội, nhưng trong đó quan trọng nhất là việc giáo dục hành vi của trẻ vị thành niên chưa được quan tâm đúng mức, cần được xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng thực sự chú trọng. Chính vì vậy, người nghiên cứu đã chọn đề tài: “Trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn tiếp cận dưới góc độ công tác xã hội (Nghiên cứu trường hợp tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình)” là đề tài nghiên cứu của mình, góp phần là yếu tố tác động vào sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ vị thành niên. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu nước ngoài Vấn đề trẻ em phạm tội với những đặc trưng tâm lý, nhân cách đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Theo David P.Farrington (1996), tính hiếu động và tính hay bốc đồng là những nét tính cách quan trọng nhất của trẻ giúp cho việc phán đoán khả năng phạm tội sau này. Ông đã tiến hành điều tra tại Thụy Điển cho thấy, các em học sinh bị giáo viên nhận xét là hiếu động ở độ tuổi 13 thì thường phạm các tội có sử dụng bạo lực cho đến độ tuổi 26. Ngoài ra ông còn tiến hành nghiên cứu trí tuệ của trẻ chưa thành niên phạm tội. Cuộc điều tra ở Thụy Điển cho thấy, trẻ được kiểm tra nếu thiểu năng trí tuệ lúc 3 tuổi thì sẽ có nguy cơ phạm tội cao cho tới độ tuổi 30. Nghiên cứu ở Cambridge cho thấy trẻ có điểm IQ nhỏ hơn 90 trong độ tuổi từ 8-10 tuổi có tỷ lệ phạm tội cao gấp đôi các em khác. Như vậy, theo kết quả nghiên cứu của ông tại Thụy Điển việc trẻ hiếu động ở tuổi 13 và khả năng nhận thức kém của trẻ cũng là một trong những yếu tố dẫn đến việc trẻ có hành vi lệch chuẩn ở mức độ cao là làm trái pháp luật trong tương lai. Dựa trên kết quả nghiên cứu của mình, nhà tâm lý học tội phạm người Nga A.I Đongova đã đưa ra nhận định rằng, những người chưa thành niên phạm tội thường có tính phô trương, khoe khoang, thể hiện phẩm chất tiêu cực thiếu lành mạnh của mình, làm ra vẻ anh hùng rơm… Chúng thường thỏa 4 hiệp với những nét tính cách của mình như: Sống không có lý tưởng, hoài bão, dễ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ những người khác, thiếu tính điềm đạm, bình tĩnh mà chỉ quen ăn chơi, đàng điếm, lười biếng, nghiện. [24] Đặc biệt ở giai đoạn này trẻ thay đổi mối quan hệ gia đình và xã hội, giành nhiều thời gian hơn cho bạn bè. Thời kỳ này, trẻ rất sợ bị bỏ rơi, tẩy chay, loại khỏi nhóm bạn, và đặc biệt hơn, trẻ mong muốn được vào nhóm để thể hiện tính cách và đóng góp vào lợi ích chung của nhóm. Theo các nhà tâm lý Nga [22], ở người chưa thành niên phạm tội cũng như những người chưa thành niên bình thường thì các quan điểm pháp luật , nhận thức pháp luật không được hình thành hoặc bị lệch lạc. Điều này tạo khả năng phát sinh hành vi không phù hợp với các qui định của pháp luật. Môi trường xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của người chưa thành niên nói chung và người chưa thành niên có hành vi phạm tội nói riêng. Qua các nghiên cứu cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn người chưa thành niên đến việc thực hiện những hành vi phạm tội. Đó là nguyên nhân từ phía gia đình và nhóm bạn bè vẫn được xem là hai yếu tố có ảnh hưởng lớn đối với hành vi phạm tội của người chưa thành niên. Tiêu biểu cho quan điểm này phải kể đến các tác giả như V.M Koromosikov, Margot Prior (2000), Rutter Giller (1983) và Sarnecki (1985). 2.2. Nghiên cứu trong nước Tác giả Phạm Minh Đức (1981) đã tiến hành nghiên cứu 265 học sinh có hành vi lệch chuẩn ở độ tuổi từ 10-17, học tại hai trường phổ thông công nông nghiệp. Theo tác giả các em học sinh phạm pháp nói chung phát triển bình thường về mặt trí tuệ nhưng do động cơ học tập bị suy thoái, nhu cầu nhận thức thấp, nhu cầu tầm thường khác cao nên dẫn đến hành vi phạm tội của các em. Tác giả Nguyễn Xuân Thủy (1993) đã khẳng định rằng [30], người chưa thành niên phạm tội về cơ bản cũng có những đặc điểm tâm lý như những trẻ em bình thường khác cùng lứa tuổi. Song, do tiếp xúc thường 5 xuyên với những điều kiện tiêu cực và trong quá trình phạm tội mà nhân cách của các em bị giảm sút nghiêm trọng Theo tác giả Trần Trọng Thủy [31], ở phần lớn các thiếu niên phạm pháp, phẩm chất tiêu cực chiếm ưu thế trong cấu trúc nhân cách, đó là: thiếu quyết tâm, vô trách nhiệm, hay bắt chước một cách mù quáng, thô lỗ, gây gổ. Trong quá trình nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Duy Xi là một nhà tâm lý học làm công tác quản lý trại giam của Bộ Công An đã đưa ra một số nhận xét cơ bản về đặc điểm tâm lý của trẻ em làm trái pháp luật như sau [19]: - Về trí tuệ, ở trẻ làm trái pháp luật có sự phát triển chậm, tư duy trừu tượng kém hơn trẻ bình thường, không biết phân tích đánh giá đúng một số hiện tượng mà nặng về tư duy cụ thể thực dụng và rất khéo léo “mưu trí” trong thực hiện hành vi trái pháp luật như kỹ xảo ăn cắp, móc túi, che dấu, đối phó với sự theo dõi phát hiện của nhà chức trách” - Về hứng thú, ham muốn của các em thường nặng về vật chất tầm thường, thấp hèn, thậm chí kỳ quặc. Các em không còn hứng thú học tập, hiểu biết như trẻ bình thường, thích đua đòi, ăn chơi như người lớn (có 82% nghiện thuốc lá, 70% uống bia rượu, 72% nghiện cafe, chè. - Về tình cảm, thiếu bền vững, thay đổi dễ dàng, nhanh chóng, nhưng lại mạnh mẽ. Tình cảm có tính rung động cao, dễ bị kích động, bồng bột, sôi nổi là đặc trưng cơ bản của tình cảm ở trẻ em làm trái pháp luật. - Về tính cách, nét tính cách đặc trưng là các em muốn vươn lên làm người lớn, muốn hoạt động để thử sức và có xu hướng bắt chước cái xấu của người lớn. Có tính độc lập và tự trọng cao, nên nếu bị chửi rủa, đánh mắng, xúc phạm thì các em thường có phản ứng quyết liệt, chống trả lại hoặc nảy sinh tiêu cực bỏ nhà đi lang thang, tỏ ra bất cần đời. Nghiên cứu của tác giả Phạm Minh Hạc [9], đi sâu tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm pháp ở người chưa thành niên. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra: giao tiếp nhóm (có quan hệ trong nhóm bạn bè) có thể là nguyên nhân khá cơ bản và rất trực tiếp đưa đứa trẻ tới hành vi phạm pháp, 6 với những trẻ này, giao tiếp nhóm không hướng trẻ vào hoạt động học tập mà hướng trẻ vào hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất. Theo tất cả những nghiên cứu cho tới nay thì mối quan hệ với bạn đồng lứa dẫn đến hành vi lệch chuẩn của trẻ vị thành niên là rất lớn. Trẻ rất dễ bắt chước, học nhau những hành vi xấu và coi đó là trò vui, tiêu khiển. Bên cạnh đó, khi trẻ vị thành niên bị bạn bè từ chối mối quan hệ, coi thường… thì dễ sinh ra cảm giác cô độc, ghẻ lạnh hoặc có thể liên quan đến sức khỏe tâm thần và những vấn đề phạm pháp. Một số nhà nghiên cứu mô tả văn hóa bạn đồng lứa của trẻ vị thành niên là ảnh hưởng đồi bại, làm giảm giá trị tác động và sự kiểm soát của cha mẹ. Tệ hơn, nó có thể lôi kéo trẻ vị thành niên vào rượu chè, ma túy, phạm pháp và những hành vi lệch lạc khác. Ngoài ra, còn nguyên nhân từ phía gia đình. Theo số liệu thống kê của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao [37] cho thấy 71% trẻ vị thành niên phạm pháp là do không được quan tâm chăm sóc đến nơi đến chốn. Một nghiên cứu mới đây của Bộ Công an cũng chỉ ra nguyên nhân phạm tội của trẻ vị thành niên xuất phát từ gia đình: 8% trẻ phạm tội có bố mẹ ly hôn, 28% phàn nàn bố mẹ không đáp ứng nhu cầu cơ bản của các em, 49% phàn nàn về cách đối xử của bố mẹ. Các kết quả thống kê đã chỉ ra rằng, đa số các trường hợp làm trái pháp luật ở trẻ em đều rơi vào khoảng độ tuổi từ 14 đến dưới 18 tuổi, một số ít trường hợp rơi vào lứa tuổi từ 13 tuổi trở xuống. Vì vậy, tìm hiểu về tâm lý trẻ em làm trái pháp luật, ngoài việc nghiên cứu tâm lý trẻ vị thành niên nói chung, chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu và lý giải các hiện tượng tâm lý ở lứa tuổi 14 đến dưới 18 là lứa tuổi tập trung nhiều nhất các hành vi làm trái pháp luật ở trẻ em. Theo tác giả Trần Thị Minh Đức [6, Tr.31,32] người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật thường thuộc nhóm trẻ em chưa ngoan. Các đặc điểm tâm lý nổi trội là: - Lệch lạc trong nhận thức về hành vi vi phạm: Đó là những sai lệch về 7 tư duy, kiểu suy nghĩ ủng hộ cho hành vi vi phạm xã hội hay chống đối xã hội của trẻ (các hành vi này thường thể hiện qua cơ chế biện minh, hợp lý hóa). Các lệch lạc trong suy nghĩ ăn sâu, bám rễ trong nhận thức và được lặp đi lặp lại trong hành vi trở thành thói quen hành động của trẻ. Các lệch lạc trong nhận thức thường thể hiện ở các mức độ sau: + Nói giảm nhẹ hành vi vi phạm của mình để người nghe chấp nhận được: “Cháu chỉ lấy mỗi một cái bánh thôi”, “Vì cháu đói”, “Chúng cháu chỉ giả vờ chơi vợ chồng thôi”, “Cháu chỉ đánh nó mấy cái”... + Chối bỏ trách nhiệm về hành vi của mình: “Không phải là lỗi của cháu”, “Cháu không biết”, “Nó bảo cháu làm thế thì cháu làm, còn bán được bao nhiêu thì cháu không biết”... + Niềm tin về sở hữu, khi cho rằng mình có quyền đối với tài sản của người khác: “Cháu chỉ mượn đi tạm thôi”, “Nếu cháu không được thì họ cũng đừng hòng được hưởng”, “Của cháu, họ đã hứa cho cháu mà”... + Cho rằng mình có quyền gây tổn thương cho người khác: “Cháu có quyền làm như vậy”, “Đáng lẽ cháu còn cho ăn đòn nặng hơn”... + Đổ lỗi cho nạn nhân: “Nó bắt đầu trước chứ”, “Ai bảo họ có tiền mà không biết giữ”, “Ai bảo nó mách lẻo”... - Đặc điểm tính cách xấu nổi trội ở trẻ vi phạm pháp luật + Không vâng lời, bướng bỉnh, có xu hướng chống đối các biện pháp giáo dục + Vô kỷ luật, dối trá, xấc xược, hung tính, dễ manh động + Lười biếng, thiếu quyết tâm, thiếu trách nhiệm đối với bản thân và người khác + A dua, bắt chước + Thất vọng ở bản thân + Xu hướng xung đột nội tâm, mâu thuẫn trong hành vi + Thiếu kiềm chế, xúc cảm thất thường (sự tức giận, lo hãi, vênh váo kiểu “anh hùng rơm” 8 Khi vị thành niên bị người thân bỏ rơi, thiếu nâng đỡ tinh thần hoặc bị bạo lực, chửi rủa, xỉ vả và xúc phạm liên tục, hoặc trẻ bị sống trong lo sợ, căng thẳng... trẻ dễ bị tổn thương tâm lý. Đôi khi để giải tỏa trạng thái tâm lý tiêu cực trong gia đình trẻ có những phản ứng chống trả quyết liệt, bỏ học, bỏ nhà đi lang thang, sử dụng các chất kích thích, gây ra những hành vi rối loạn xã hội, như gây hấn với người khác, phá hoại tài sản, trộm cắp, thậm chí tự hủy hoại bản thân (tự làm đau mình, tự sát) Hành vi lệch chuẩn cũng là một hiện tượng tâm lý của con người và đằng sau đó là những nhu cầu được lắng nghe, được thấu hiểu và giúp đỡ của trẻ vị thành niên. Qua những nghiên cứu của các tác giả về trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn cho thấy được vị thế và vai trò của gia đình và xã hội trong việc giáo dục nhận thức và hành vi của thế hệ trẻ. Điều này đã gợi mở cho tôi hướng đến việc nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn và hướng đến những giải pháp giúp cha mẹ và giáo viên tiếp cận gần hơn với các em để hiểu và giảm thiểu những hành vi lệch chuẩn đó. 3. Ý nghĩa nghiên cứu Nhìn chung các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều khẳng định môi trường gia đình không thuận lợi và nhóm bạn bè tiêu cực có ảnh hưởng rất lớn tới hành vi phạm tội của người chưa thành niên. Tuy nhiên những nghiên cứu về thực trạng, nguyên nhân dẫn tới hành vi lệch chuẩn của trẻ vị thành niên, tâm lý và nhu cầu của các em trong trường giáo dưỡng số 2 còn chưa nhiều. Vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này là rất cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn. 3.1. Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận về trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn. Đặc biệt, luận văn nghiên cứu sâu vào cơ sở giáo dưỡng số 2 Ninh Bình, củng cố thêm những kiến thức về cơ sở và trẻ vị thành niên đang theo học tại cơ sở đó. 3.2. Về mặt thực tiễn: 9 - Luận văn góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về nhu cầu của trẻ vị thành niên và thực trạng, nguyên nhân dẫn đến hành vi lệch chuẩn của trẻ vị thành niên, vai trò người Nhân viên công tác xã hội đối với trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn. - Luận văn cũng góp phần bổ sung nguồn học liệu, làm tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành công tác xã hội về những vấn đề có liên quan đến trẻ vị thành niên nói chung và trẻ có hành vi lệch chuẩn nói riêng: + Là nguồn học liệu cho học phần Công tác xã hội với trẻ em + Tài liệu tham khảo với các trường giáo dưỡng. 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn dưới góc độ công tác xã hội. 4.2. Khách thể nghiên cứu - Trẻ vị thành niên độ tuổi từ 12 – dưới 18 tuổi thực hiện hành vi lệch chuẩn tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình - Cán bộ, giáo viên đang trực tiếp tham gia quản lý, giảng dạy tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hành vi lệch chuẩn của trẻ vị thành niên ở các khía cạnh: + Thực trạng hành vi lệch chuẩn của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình, đó là hành vi làm trái pháp luật, như: trộm cắp, cướp tài sản, cố ý gây thương tích, gây rối, giết người, hiếp dâm… + Nguyên nhân hình thành hành vi lệch chuẩn của trẻ vị thành niên, ở mức độ làm trái pháp luật tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình + Nhu cầu của trẻ vị thành niên tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình Trên cơ sở đó đưa ra các góp ý giúp cho quản giáo có thể dễ dàng tiếp cận và định hướng hành vi của trẻ vị thành niên. 10 - Phạm vi không gian: Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình, xã Mai Sơn, Huyện Yên Mô, Tỉnh Ninh Bình. - Phạm vi thời gian: Tháng 1/2010 – Tháng 07/2013 6. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng hành vi lệch chuẩn của trẻ vị thành niên tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình như thế nào? - Tại sao trẻ vị thành niên lại có hành vi lệch chuẩn như vậy? - Nhu cầu của trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình như thế nào? - Vai trò của Công tác xã hội trong việc trợ giúp trẻ có hành vi lệch chuẩn tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình được thể hiện như thế nào? 7. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 7.1 Mục đích nghiên cứu: Mô tả thực trạng, chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn và nhu cầu của trẻ có hành vi lệch chuẩn tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình. Trên cơ sở đó, đưa ra một số gợi ý nhằm giúp quản giáo có thể dễ dàng tiếp cận trẻ và định hướng hành vi tích cực cho trẻ trong cuộc sống. 7.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 7.2.1 Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về: nhu cầu, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ vị thành niên, hành vi, đặc điểm hành vi của trẻ vị thành niên… 7.2.2 Khảo sát thực trạng: Thông qua điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, mô tả hình thức lệch chuẩn để đưa ra thực trạng và nguyên nhân dẫn đến hành vi làm trái pháp luật của trẻ vị thành niên tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình. 7.2.3 Đưa ra kết luận và khuyến nghị: Từ kết quả nghiên cứu, đưa ra những khuyến nghị và giải pháp đối với nhân viên công tác xã hội làm việc với trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn tại trường giáo dưỡng và tại địa phương nơi trẻ cư trú. 11 8. Giả thuyết nghiên cứu - Nhóm trẻ vị thành niên trộm cắp, cướp tài sản, cố ý gây thương tích, gây rối, giết người, hiếp dâm … thường có những biểu hiện tiêu cực, quản giáo rất khó khăn trong tiếp cận và trợ giúp trẻ. - Trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình, ảnh hưởng của bạn bè xấu và đặc trưng tâm lý lứa tuổi là nguyên nhân và yếu tố tạo nên sự khác biệt về hành vi lệch chuẩn của trẻ vị thành niên. 9. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau: 9.1 Phương pháp phân tích tài liệu: sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp tài liệu, luật pháp, chính sách… liên quan đến đề tài nghiên cứu. 9.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: nhằm tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến hành vi lệch chuẩn của trẻ vị thành niên tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình. Đề tài sử dụng hai phương pháp sau: 9.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đề tài nghiên cứu sử dụng một bảng hỏi, được thu trên một nhóm khách thể. Bảng hỏi điều tra 100 trẻ vị thành niên đang học tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình nhằm tìm hiểu nhu cầu của trẻ, thực trạng và nguyên nhân dẫn đến hành vi lệch chuẩn của trẻ vị thành niên. 9.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu: sử dụng phương pháp phỏng vấn với 5 trẻ vị thành niên đang học tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình và 5 cán bộ, giáo viên, nhằm tìm hiểu sâu hơn về nhu cầu, thực trạng và nguyên nhân dẫn đến hành vi lệch chuẩn của các em. 9.3 Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng thống kê toán học bằng phần mềm SPSS for Windows 11.5. 10. Mô tả mẫu nghiên cứu - Tổng số: 100 học sinh Nam: 93 học sinh Nữ: 7 học sinh - Trình độ học vấn: Đa số các em có trình độ học vấn thấp, hầu hết đã bỏ học trước khi vào trường, nhận thức hạn chế (nhất là về pháp luật). Các em chủ yếu không thích học, lười học và coi việc học rất chán ghét và áp lực. Cụ thể: 12 + Không đi học: 12 em, chiếm 12% + Trình độ học vấn cấp 1: 21 em, chiếm 21% + Trình độ học vấn cấp 2: 52 em, chiếm 52% + Trình độ học vấn cấp 3: 15 em, chiếm 15% - Nhóm tuổi: Các em đều ở trong độ tuổi từ 12 – dưới 18 tuổi. Cụ thể: + Từ 12 đến dưới 14 tuổi: 21 em, chiếm 21% + Từ 14 đến dưới 16 tuổi: 63 em, chiếm 63% + Từ 16 đến dưới 18 tuổi: 16 em, chiếm 16% - Hoàn cảnh gia đình: + Còn cha mẹ và hiện đang chung sống: 75 em, chiếm 75% + Cha mẹ ly hôn hoặc bỏ đi: 19 em, chiếm 19% + Cha mẹ đi tù hoặc cai nghiện: 3 em, chiếm 3% + Mồ côi: 3 em, chiếm 3% - Hình thức phạm tội: Tính chất, mức độ, hành vi vi phạm pháp luật của các học sinh trong mẫu nghiên cứu rất đa dạng, cụ thể: + Không trả lời: 6 em, chiếm 6% + Gây rối trật tự công cộng: 8 em, chiếm 8% + Cướp tài sản: 2 em, chiếm 2% + Cưỡng đoạt tài sản: 2 em, chiếm 2% + Cố ý gây thương tích: 11 em, chiếm 11% + Liên quan đến ma túy: 2 em, chiếm 2% + Trộm cắp tài sản: 42 em, chiếm 42% + Hình thức khác: 27 em, chiếm 27% - Số lần vào trường giáo dưỡng: 77 em, chiếm 77% lần đầu vào trường; 23 em, chiếm 23% vào trường lần thứ hai. - Thuận lợi và khó khăn khi nghiên cứu: + Thuận lợi: Ban giám hiệu và cán bộ, giáo viên rất tạo điều kiện để tác giả thu thập thông tin qua bảng hỏi và phỏng vấn sâu. Các em học sinh được hỏi nhìn chung có tinh thần hợp tác trong quá trình nghiên cứu. 13 + Khó khăn: Do đặc thù là trường giáo dưỡng nên việc tiếp xúc với mẫu nghiên cứu còn nhiều hạn chế, cần phải có sự giám sát của cán bộ nhà trường. Ngoài ra, khi trả lời trong bảng hỏi, nhiều em còn chưa trả lời hoặc trả lời chưa rõ khiến việc thu thập thông tin và xử lý dữ liệu còn gặp nhiều khó khăn. 14 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 1.1.1. Thuyết nhận thức – hành vi Các cách thức con người hành động đều xuất phát từ sự hiểu biết và nhận thức của họ. Nếu sự nhận thức dựa trên các quan điểm hay niềm tin phi lý nó thường gây ra các hỗn loạn cảm xúc và các ứng xử không thích ứng. Có thể diễn giải quan điểm của tiếp cận nhận thức – hành vi như sau: Suy nghĩ, cảm xúc và hành vi liên quan mật thiết với nhau. Suy nghĩ, nhận thức quyết định sự biểu hiện của cảm xúc và hành vi. Những rối loạn cảm xúc có thể xuất hiện do những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực. Nếu thay đổi những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực sẽ giúp cá nhân cải thiện những rối loạn cảm xúc và đặc biệt sẽ dẫn đến thay đổi về hành vi. Nhận thức là yếu tố quyết định chủ yếu việc cá nhân có cảm xúc và hành động như thế nào. Các rối loạn hành vi có nguồn gốc trong quá khứ vẫn có ảnh hưởng đến các cá nhân qua hệ thống niềm tin phi lí của họ. Ví dụ, một cô gái luôn bị cha mẹ chê trách, bỏ rơi, cô tin rằng “Mình là đồ kém cỏi”, “Mình là đồ bỏ đi”. Điều này làm cô gái chán nản muốn bỏ nhà ra đi bụi đời, đập phá, tấn công người khác hay tự sát. Các hành vi vi phạm này ở một khía cạnh nào đó có thể là những minh chứng tiêu cực rằng “tôi không phải là đồ kém cỏi”, “hãy coi chừng”. Với trẻ chưa thành niên vi phạm pháp luật, những ý nghĩ và niềm tin lệch lạc có thể là [6, Tr.31,32]: - Để tránh bị người khác lừa thì tốt nhất ta nên lừa họ - Hành vi phạm tội là chấp nhận được - Để sống được ở trên đời cần phải biết bon chen - Chỉ có những đứa ngốc nghếch mới bị người khác bắt nạt - Bản chất của con người là ác - Không thể tin vào người khác được - Thà tiêu diệt nó còn hơn để nó tiêu diệt mình... Những niềm tin phi lý trên đã gây nên những ứng xử lệch lạc, thậm chí dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật. Một trong những mục tiêu của Công tác 15 xã hội với trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật là giúp các em đối diện với các nhìn tiêu cực về cuộc sống và xây dựng một quan điểm sống tích cực và có lý trí. Để giúp trẻ vi phạm pháp luật thay đổi nhận thức, nhà tham vấn phải thiết lập một mối quan hệ nống ấm, không phê phán; thu thập bằng chứng hoặc đặt một loạt câu hỏi để phát hiện những suy luận vô lý trong nhận thức của trẻ; giúp các em đặt mình vào vị trí của người khác, nhìn nhận sự việc từ quan điểm của người khác để có cái nhìn hợp lý hơn về cuộc sống, sự hưởng thụ, trách nhiệm, từ đó giúp các em tìm ra các giải pháp thay thế tích cực đối với hành vi vi phạm của mình. 1.1.2. Thuyết nhu cầu con người Abraham Maslow (1908 - 1970) nhà tâm lý học đại diện cho trường phái Tâm lý học Nhân văn, với lý thuyết phân bậc nhu cầu, đã nhìn nhận nhu cầu của con người theo hình thái phân cấp, sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ nhu cầu cấp thấp đến nhu cầu cấp cao nhất. A. Maslow nhận định rằng khi nhu cầu được thoả mãn thì nó không còn là động lực thúc đẩy. Và những nhu cầu cơ bản của con người được ông xác định theo cấp tăng dần và thể hiện trong các mức độ sau: + Mức thứ nhất (Nhu cầu cơ bản): Các nhu cầu sinh lý, là nhu cầu cơ bản để duy trì bản thân cuộc sống của con người, như: Nhu cầu về thức ăn, nước uống, nhà ở, thoả mãn tình dục... + Mức thứ hai (Nhu cầu được an toàn): Các nhu cầu an ninh, an toàn, là nhu cầu tránh sự nguy hiểm về thân thể, sự đe doạ mất việc làm, mất tài sản. + Mức thứ ba (Nhu cầu về xã hội): Là nhu cầu giao lưu với người khác và được người khác thừa nhận. + Mức thứ tư (Nhu cầu được tôn trọng): Là xu thế muốn được độc lập và muốn được người khác tôn trọng của con người khi được chấp nhận là mục tiêu nào đó. + Mức thứ năm (Nhu cầu được thể hiện mình): Là nhu cầu được khẳng định mình, thể hiện năng lực để đạt được thành quả và phát triển trong xã hội. 16 Mỗi cá nhân trong quá trình tồn tại và phát triển của mình đều trải qua các mức độ phát triển nhu cầu khác nhau, đi từ thấp tới cao. Sự không đáp ứng của một thang nhu cầu nào cũng có ảnh hưởng đến sự mất cân bằng trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách của cá nhân. Đó cũng là nguyên nhân gây ra những khó khăn tâm lý, những rối loạn hành vi. Ví dụ nếu trẻ vị thành niên sinh ra trong một gia đình nghèo, nhu cầu cơ bản về thể chất, thức ăn, nước uống không được đáp ứng và thiếu sự chăm sóc tinh thần, ở trẻ có thể nảy sinh những hành vi vi phạm chuẩn mực như gây hấn, trộm cắp. Cũng như vậy, trẻ em không thể tồn tại thiếu các mối quan hệ từ gia đình, bạn bè, trường học... Các cảm giác không được yêu thương, không được chấp nhận, không được tôn trọng có thể là nguồn gốc của các hành vi lệch lạc xã hội [6, Tr.27,28]. Như vậy hành vi phạm pháp của trẻ em có thể được xem xét, lý giải từ sự thiếu đáp ứng của người lớn về thể chất và tinh thần cho sự tồn tại và phát triển của trẻ. Thực tế về học sinh vi phạm pháp luật ở các trường giáo dưỡng cho thấy: đa số các em sống trong gia đình có khó khăn về kinh tế, gia đình thiếu hụt sự chăm sóc về thể chất, tinh thần do bị cha mẹ bỏ rơi, có cha mẹ ly hôn, ly thân, cha mẹ mất, cha mẹ đi tù hoặc phạm pháp. Khi các nhu cầu cơ bản của trẻ em không được đáp ứng sẽ có thể sinh ra những rối loạn hành vi ở các em, trong đó có những hành vi vi phạm pháp luật 1.1.3. Thuyết học tập xã hội Thuyết học tập xã hội nhấn mạnh rằng hành động của cá nhân là kết quả của sự bắt chước và quan sát xã hội. Tiếp cận hành vi từ góc độ tập nhiễm xã hội cho thấy rằng hành vi gây hấn, hành vi tội phạm hình thành là do tiếp thu các mẫu ứng xử sai lệch trong xã hội [6, Tr.33]. Cá nhân trong xã hội có thể tiếp thu các hành vi vi phạm chuẩn mực không chỉ bằng việc từng trải qua và chịu hậu quả mà nó gây ra, mà còn bằng việc quan sát người khác. Cũng như với hầu hết các hành vi xã hội, cá nhân lĩnh hội được nhiều điều về hành vi sai lệch thông qua việc xem người khác 17 hành động và lưu ý đến hậu quả của những hành động đó. Nếu đứa trẻ sống trong môi trường nghèo khó và thiếu giáo dục thì việc quan sát người khác trộm cắp, cướp giật để có tiền tiêu một cách thoải mái, hoặc a dua theo chúng bạn đánh nhau để chứng tỏ bản thân, để giải tỏa bức xúc là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, biểu hiện hành vi đặc biệt là hành vi vi phạm pháp luật ở mỗi cá nhân là không giống nhau, chúng phụ thuộc và nền văn hóa nơi họ đang sống, các kinh nghiệm đã có từ trước và mức độ học hỏi của cá nhân. Nếu bố mẹ, thầy cô giáo tỏ ra hung hãn thì trẻ sẽ mau chóng bắt chước và thấy hành vi đó là bình thường. Thuyết học tập xã hội cũng được sử dụng để điều chỉnh hành vi. Ví dụ, việc quan sát hành vi mẫu mực của các thầy cô trong các trường giáo dưỡng cũng ít nhiều giúp trẻ vi phạm pháp luật điều chỉnh hành vi lệch lạc của mình. Vì vậy trẻ em cần tập nhiễm, nuôi dưỡng những mẫu ứng xử tốt đẹp trong xã hội. Thuyết học tập xã hội cũng giải thích về các hiện tượng lây lan tâm lý từ cá nhân này sang cá nhân khác trong nhóm khi hành vi của cá nhân nào đó được sủng ái, được nhiều cá nhân hưởng ứng. Hiện tượng này thường xuất hiện ở các băng, nhóm trẻ em vi phạm pháp luật, trong đó các “đại ca”, “đại bàng” có hành vi phạm pháp được xem như mẫu ứng xử cho một số cá nhân khác làm theo. Các nhà tâm lý học theo thuyết học tập xã hội khẳng định phim ảnh, game bạo lực có một tầm quan trọng trong việc hình thành và củng cố các hành vi phạm tội ở trẻ em do đồng nhất mình với các nhân vật trong phim. Tham vấn cho trẻ em vi phạm pháp luật đòi hỏi nhà tham vấn phân tích hành vi của các em xem liệu hành vi này có nguyên nhân từ việc a dua, bắt chước, bị lôi kéo từ nhóm bạn xấu, từ môi trường sống không thuận lợi và các em là nạn nhân hay chủ mưu để có phương thức tác động thích hợp. 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu 1.2.1. Khái niệm công tác xã hội Công tác xã hội là một nghề trợ giúp, một ngành khoa học ứng dụng mới được phát triển tại Việt Nam. Hoạt động nghề nghiệp này có đối tượng 18 tác động, có quy định cụ thể về nhiệm vụ, chức năng, nơi làm việc và dựa trên nền tảng hệ thống lý thuyết khoa học và kỹ năng nghề nghiệp. Công tác xã hội được hiểu và định nghĩa khác nhau tùy vào từng giai đoạn lịch sử, từng nền văn hóa và trình độ phát triển công tác xã hội. Theo Từ điển CTXH (1995): Đó là một khoa học xã hội ứng dụng nhằm giúp con người thực hiện chức năng tâm lý xã hội một cách có hiệu quả và tạo ra những thay đổi trong xã hội để đem lại an sinh cao nhất cho con người. Hiệp hội CTXH quốc tế và các trường đào tạo CTXH quốc tế (2011) định nghĩa lại về CTXH như sau: Công tác xã hội là nghề nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người. CTXH sử dụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội vào can thiệp sự tương tác của con người với môi trường sống. Như vậy, CTXH là một ngành khoa học ứng dụng được sử dụng để giúp cá nhân, nhóm, cộng đồng tăng cường khả năng thực hiện các chức năng xã hội để tự giải quyết vấn đề của mình. 1.2.2. Khái niệm trẻ vị thành niên và sự biến đổi tâm sinh lý của trẻ vị thành niên 1.2.2.1. Khái niệm trẻ vị thành niên Công ước Quyền trẻ em của Liên hợp quốc đưa ra định nghĩa về trẻ em như sau: “Trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn” [26, điều 1]. Bên cạnh đó, định nghĩa về trẻ em còn được giải thích rõ thêm trong Tuyên bố về Quyền trẻ em của Liên hợp quốc năm 1959: “Trẻ em, do chưa trưởng thành về tinh thần và thể lực, cần có sự bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, bao gồm sự bảo vệ về mặt pháp lý thích hợp, trước cũng như sau khi sinh”. 19 Luật Bảo vệ, Chăm sóc, Giáo dục trẻ em năm 2004 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi” [18, điều 1]. Trong cuốn Cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật của tác giả Trần Thị Minh Đức, tác giả có đưa ra khái niệm như sau: “Đó là những người dưới 18 tuổi. Bao gồm tất cả trẻ em (những người chưa đủ 16 tuổi) và vị thành niên (những người trong độ tuổi từ 12 đến dưới18 tuổi). Đó là người chưa trưởng thành (đang phát triển) về thể chất, thần kinh – tâm lý và xã hội”. Như vậy, theo tác giả của luận văn này, trẻ vị thành niên là những người trong độ tuổi từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi. 1.2.2.2 Một số nét đặc trưng về tâm lý trẻ vị thành niên Bước vào tuổi vị thành niên, một mặt, các em bước đầu đòi hỏi thoát khỏi sự giám sát của bố mẹ và có được địa vị bình đẳng trong gia đình. Mặt khác, các em bắt đầu bước ra khỏi khuôn khổ gia đình, đi vào xã hội, nếm trải giao tiếp với mọi người với tư cách một cá thể tồn tại độc lập. Thiếu niên bắt đầu muốn tự mình xác định mục tiêu và kế hoạch cuộc đời, dùng lý trí phán đoán của mình xem xét mọi sự việc, không muốn có sự can thiệp của bất cứ ai, kể cả bố mẹ. Sự phát triển của tự ý thức đòi hỏi thiếu niên luôn muốn thoát khỏi sự ràng buộc của mối quan hệ phụ thuộc trước kia để trở thành cá thể độc lập. Nhưng giữa những mong muốn mang tính cá nhân và những thách thức của cuộc sống đôi lúc không có sự tương ứng nên các em sẽ dễ rơi vào trạng thái có thái độ phản kháng bằng các hình thức lì lợm, lạnh nhạt, bất hợp tác. Lứa tuổi vị thành niên thường được các nhà nghiên cứu tâm sinh lý giới hạn trong khoảng từ 12 đến dưới 18 tuổi, là một giai đoạn chuyển tiếp của sự phát triển từ tuổi thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn đặc biệt, duy nhất của cuộc sống vì đồng thời xảy ra một loạt những thay đổi, bao gồm: sự chín muồi về thể chất, sự biến đổi, điều chỉnh tâm lý và sự biến đổi các quan hệ xã 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan