Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ thuật - Công nghệ Điện - Điện tử Trật tự từng phần và vấn đề đồng bộ hóa các tiến trình...

Tài liệu Trật tự từng phần và vấn đề đồng bộ hóa các tiến trình

.PDF
26
335
110

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG -----o0o----- BÁO CÁO TIỂU LUẬN MÔN HỌC HỆ PHÂN TÁN ĐỀ SỐ 17 I. Trật tự từng phần và vấn đề đồng bộ hóa các tiến trình II. Tự mình đặt ra 1 bài toán (ví dụ giải phương trình bậc 2), lập trình giải trên máy đơn rồi trên mạng máy tính. Hãy rút ra những kết luận quan trọng về phân tán. Giáo viên hướng dẫn: PGS TS Lê Văn Sơn Học viên : Bùi Tấn Ngọc Đà Nẵng – 2012 Tiểu luận môn học Hệ phân tán Lời mở đầu Ngày nay, công nghệ thông tin đang phát triển rất mạnh mẽ. Từ các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển đến các cường quốc kinh tế cũng đều có nhu cầu rất lớn về xử lý thông tin. Nhu cầu thu thập thông tin có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau và ở cách xa nhau. Vấn đề đặt ra là làm thế nào chúng ta có thể xử lý thông tin ở cách xa nhau một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất giữa các hệ thống tin học, mà không xảy ra tranh chấp trong việc thu thập và xử lý thông tin giữa các hệ thống tin học ở khắp nơi trên thế giới. Để giải quyết vấn đề này thì việc thiết kế các chiến lược đồng bộ hóa các tiến trình trong các hệ thống tin học phân tán là rất cần thiết và được quan tâm chú ý rất nhiều. Phân tán hóa các quá trình xử lý, tạo nên ưu thế của hệ có thể đáp ứng việc giải quyết các bài toán lớn, một cách nhanh chóng. Nhưng cũng tạo tính phức tạp, nan giải trong các yêu cầu thiết lập hệ. Việc hợp lực của các thành viên trong hệ, dẫn đến hàng loạt các vấn đề như: định danh, cấp phát tài nguyên dùng chung (đảm bảo tránh tương tranh), giải quyết sự cố tạo nên tính tin cậy của hệ. Để đảm bảo tính gắn bó của hệ, yêu cầu đặt ra trước hết là đồng bộ hóa các tiến trình. Với hệ phân tán (không có bộ nhớ chung, bộ tạo xung đồng hồ chung), khả năng gắn bó và việc đồng bộ hóa cho hệ chỉ dựa trên phương tiện duy nhất là truyền thông điệp, nên lời giải cho yêu cầu đồng bộ hóa thường chỉ dừng lại ở mức chấp nhận được đối với mỗi hệ . Trong phạm vi của tiểu luận này tôi chỉ đề cập đến một khía cạnh nhỏ trong hệ tin học phân tán đó là “Trật tự từng phần và vấn đề đồng bộ hóa các tiến trình”, và viết chương trình giải phương trình bậc hai bằng máy đơn và bằng hệ phân tán. Để hoàn thành tiểu luận này, tôi xin chân thành cám ơn sự chỉ bảo tận tình của Thầy giáo: PGS.TS.Lê Văn Sơn và các bạn học viên trong lớp . Tuy nhiên chắc hẳn vẫn còn nhiều thiếu sót, kính mong sự góp ý của thầy giáo và các bạn . Học viên: Bùi Tấn Ngọc 1 Tiểu luận môn học Hệ phân tán PHẦN I: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ TỪNG PHẦN VÀ VẤN ĐỀ ĐỒNG BỘ HÓA CÁC TIẾN TRÌNH CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ PHÂN TÁN 1. Định nghĩa hệ p 1.1. Hệ phân tán là một hệ thống. Trong đó, các chức năng và dữ liệu được phân tán trên các trạm kết nối với nhau thông qua một mạng máy tính 1.2 Hệ phân tán là tập hợp các máy tính độc lập, được kết nối với nhau bởi một mạng máy tính và được cài đặt phần mềm phân tán. Học viên: Bùi Tấn Ngọc 2 Tiểu luận môn học Hệ phân tán Hệ phân tán = Mạng máy tính + phần mềm phân tán 1.3 Hệ phân tán là một tập hợp các bộ đôi vi xử lí + bộ nhớ được kết nối qua mạng truyền thông và tích hợp logic bằng hệ điều hành phân tán hay một hệ cơ sở dữ liệu phân tán. Ví dụ về các hệ phân tán: – Tổ hợp các Web server: cơ sở dữ liệu phân tán cho siêu văn bản và tài liệu đa phương tiện – Hệ thống file phân tán trong một mạng LAN – Dịch vụ tên miền (Domain Name Service - DNS) – Cray XT5 & CLE (multiprocessor quy mô lớn) Học viên: Bùi Tấn Ngọc 3 Tiểu luận môn học Hệ phân tán Như vậy, hệ tin học phân tán có thể bao gồm bốn thực thể như sau: Phần cứng Dữ liệu Phần mềm Truyền thông Tóm lại: Hệ tin học phân tán (hệ phân tán) là hệ thống xử lý thông tin bao gồm nhiều bộ xử lý hay vi xử lý nằm tại các vị trí khác nhau và được liên kết với nhau thông qua phương tiện viễn thông dưới sự điều khiển thống nhất của một hệ điều hành. Hệ phân tán có các ưu điểm căn bản so với hệ tập trung, như sau: - Tăng tốc độ bình quân trong tính toán, xử lý. Cải thiện tình trạng luôn sẵn sàng của các loại tài nguyên. Tăng độ an toàn cho dữ liệu. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ tin học. Đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin. 2. Ưu và nhược - Cơ - à Học viên: Bùi Tấn Ngọc 4 Tiểu luận môn học Hệ phân tán - Thời hạn truyền thông tin trong hệ không giống nhau, các thông điệp có thể bị mất trong quá trình chuyển tải, các thông điệp có thể được truyền kép và hệ thống có thể rơi vào sự cố. - Một (hay nhiều) máy tính cấu thành của hệ phân tán có thể bị sự cố và hoạt động của toàn hệ trở nên kém hiệu quả. - phân liên à Học viên: Bùi Tấn Ngọc 5 Tiểu luận môn học Hệ phân tán CHƯƠNG 2: TRẬT TỰ TỪNG PHẦN VÀ VẤN ĐỀ ĐỒNG BỘ HÓA CÁC TIẾN TRÌNH 1. Đồng bộ tiến trình 1.1 Bài toán đồng bộ hóa Công việc không thể được tiến hành nếu nó không được bộ xử lý tiếp nhận và thực hiện: bộ xử lý là một tài nguyên của hệ thống được sử dụng để hoàn thành công việc. Có thể coi chương trình đang thực hiện như một tiến trình. Các tiến trình không tồn tại một cách độc lập trong máy tính, chúng hợp tác với nhau để thực hiện các công việc của người sử dụng và chúng cạnh tranh với nhau để sử dụng chung các tài nguyên hữu hạn: các bộ xử lý hoặc các file thông tin. Hai đặc trưng hợp tác và cạnh tranh dẫn tới sự cần thiết của các liên lạc giữa các tiến trình. Để làm rõ tính quan trọng của việc đồng bộ hóa tiến trình chúng ta xét ví dụ sau: Giả sử rằng: - Một chương trình có biến counter = 5 - Người sử dụng 1 và 2 thực thi đồng hành câu lệnh “counter++” và “counter--”. - Sau việc thực thi hai câu lệnh này, giá trị của biến counter có thể là 4, 5 hay 6? - Kết quả chỉ đúng khi biến counter == 5, được tạo ra đúng nếu tiến trình người sử dụng 1 và 2 thực thi riêng biệt. Chúng ta có thể minh hoạ giá trị của counter có thể không đúng như sau : register1 = counter register1 = register1 + 1 counter = register1 Học viên: Bùi Tấn Ngọc 6 Tiểu luận môn học Hệ phân tán Ở đây register1 là một thanh ghi CPU cục bộ. Tương tự, câu lệnh “counter--” được cài đặt như sau: register2 = counter register2 = register2 - 1 counter = register2 Ở đây register2 là thanh ghi CPU cục bộ. Dù là register1 và register2 có thể dùng cùng thanh ghi vật lý, nhưng nội dung của thanh ghi sẽ được lưu lại và lấy lại bởi bộ quản lý ngắt. Thực thi đồng hành của “counter++” và “counter--” là tương tự như thực thi tuần tự ở đây các câu lệnh cấp thấp hơn được hiện diện trước bị phủ lắp trong thứ tự bất kỳ. Một sự phủ lắp là: T0: Người 1 thực thi register1 = counter {register1 = 5} T1: Người 1 thực thi register1 = register1 + 1 {register1 = 6} T2: Người 2 thực thi register2 = counter {register2 = 5} T3: Người 2 thực thi register2 = register2 – 1{register2 = 4} T4: Người 1 thực thi counter = register1 {counter = 6} T5: Người 2 thực thi counter = register2 {counter = 4} Chú ý rằng, chúng ta xem xét tình trạng không đúng “counter == 4”, theo đó có 4 vùng đệm đầy, nhưng thực tế khi đó có 5 vùng đệm đầy. Nếu chúng đổi ngược lại thứ tự của câu lệnh T4 và T5, chúng ta sẽ có trạng thái không đúng “counter == 6”. Chúng ta đi đến trạng thái không đúng này vì chúng ta cho phép cả hai quá trình thao tác đồng thời trên biến counter. Trường hợp tương tự, ở đây nhiều quá trình truy xuất và thao tác cùng dữ liệu đồng hành và kết quả của việc thực thi phụ thuộc vào thứ tự xác định trong đó việc truy xuất xảy ra, được gọi là điều kiện cạnh tranh (race condition). Để ngăn chặn điều kiện cạnh tranh ở trên, chúng ta cần đảm bảo rằng chỉ một quá trình tại một thời điểm có thể được thao tác biến counter. Để thực hiện việc Học viên: Bùi Tấn Ngọc 7 Tiểu luận môn học Hệ phân tán đảm bảo như thế, chúng ta yêu cầu một vài hình thức đồng bộ hoá quá trình. Những trường hợp như thế xảy ra thường xuyên trong các hệ điều hành khi các phần khác nhau của hệ thống thao tác các tài nguyên và chúng ta muốn các thay đổi không gây trở ngại một sự thay đổi khác. 1.2 Miền găng Xét một hệ thống gồm n tiến trình (P0, P1, … ,Pn-1 ). Mỗi tiến trình có một phân đoạn mã, được gọi là miền găng, trong đó quá trình này có thể thay đổi những biến dùng chung, cập nhật một bảng, viết đến tập tin...Đặc điểm quan trọng của hệ thống là ở chỗ, khi một quá trình đang thực thi trong vùng tương trục, không có tiến trình nào khác được phép thực thi trong vùng tương trục của nó. Do đó, việc thực thi của các vùng tương trục bởi các tiến trình là sự loại trừ hỗ tương. Vấn đề miền găng là thiết kế một giao thức mà các quá trình có thể dùng để cộng tác. Mỗi tiến trình phải yêu cầu quyền để đi vào vùng tương trục của nó. Vùng mã thực hiện yêu cầu này là phần đi vào (entry section). Vùng tương trục có thể được theo sau bởi một phần kết thúc (exit section). Mã còn lại là phần còn lại (remainder section). Cấu trúc chung của một quá trình điển hình P i: do { entry section critical section exit section remainder section } while (1); Một giải pháp đối với vấn đề miền găng phải thoả mãn ba yêu cầu sau: Loại trừ hỗ tương: Nếu quá trình Pi đang thực thi trong miền găng của nó thì không tiến trình nào khác đang được thực thi trong miền găng đó. Progress: nếu không có tiến trình nào đang thực thi trong miền găng và có vài tiến trình muốn vào miền găng thì chỉ những tiến trình không đang thực thi phần còn lại mới Học viên: Bùi Tấn Ngọc 8 Tiểu luận môn học Hệ phân tán có thể tham gia vào việc quyết định tiến trình nào sẽ đi vào vùng găng tiếp theo và chọn lựa này không thể trì hoãn vô hạn định. Chờ đợi có giới hạn (bounded wait): giới hạn số lần các tiến trình khác được phép đi vào miền găng sau khi một tiến trình thực hiện yêu cầu để đi vào miền găng của nó và trước khi yêu cầu đó được gán. 1.3 Vấn đề đồng bộ hóa các tiến trình trong hệ phân tán Trình tự và đồng bộ các tiến trình chỉ ra các vấn đề đồng bộ có thể dẫn đến phải thiết chế một trật tự tổng quát của các sự kiện diễn ra trong hệ. Cần xác định mối liên hệ trao đổi thông qua các thông điệp với thời hạn truyền khác nhau, những thông tin tạm thời trao đổi không có giá trị tuyệt đối và trình tự tổng quát cần phải được thể hiện bằng phương tiện giải thuật đảm bảo hoạt động nhịp nhàng giữa các tiến trình có liên quan. Trong tất cả các hệ thống tin học, đồng bộ hóa các tiến trình mang tính cấp thiết về mặt nguyên lý và kỹ thuật thể hiện ở hai nguyên do cơ bản sau đây: Các tiến trình kể cả các tiến trình xuất phát từ các ứng dụng độc lập muốn truy cập vào tài nguyên với các số lượng vốn rất hạn chế hay truy cập vào thông tin dùng chung cùng một lúc. Trường hợp này gọi là truy cập tương tranh. Vì vậy, tương tranh là nguyên nhân chính của các xung đột giữa các tiến trình muốn truy cập vào tài nguyên dùng chung. Các tiến trình của cùng một hệ ứng dụng hoạt động theo kiểu hợp lực để giải quyết các bài toán đặt ra và cho kết quả nhanh chóng nhất. Điều này cho phép tăng hiệu năng sử dụng thiết bị và hiệu quả hoạt động của chương trình. Vì vậy hợp lực là nguyên nhân chính của sự tác động tương hỗ được lập trình giữa các tiến trình nhằm cho phép chúng tham gia vào các hoạt động chung. 2. Đồng bộ hóa bằng phương pháp trật tự từng phần Trong các hệ thống tin học tập trung vấn đề đồng bộ hóa được giải quyết thông qua cơ chế loại trừ tương hỗ. Cơ chế này cho phép xác lập trật tự hoàn toàn các sự Học viên: Bùi Tấn Ngọc 9 Tiểu luận môn học Hệ phân tán kiện. Trong thực tiễn, có một số hệ thống vấn đề về đồng bộ hóa chỉ đòi hỏi trật tự từng phần. Chính vì vậy trật tự hóa từng phần giữa các sự kiện mà các tiến trình của nó cần phải đồng bộ là vấn đề cần quan tâm giải quyết. Trong các hệ thống phân tán, việc đồng bộ hóa chỉ đặt ra duy nhất vấn đề thiết lập một trật tự giữa các sự kiện. Giữa các trạm khác nhau, trật tự đó chỉ thể hiện được thông qua việc trao đổi các thông điệp với nhau. Giả sử rằng ta có thể xác định một trật tự giữa các sự kiện của hệ phân tán nhờ vào quan hệ được ký hiệu là  và gọi là “có trước”. Quan hệ này tối thiểu phải thỏa mãn được các ràng buộc thể hiện qua hai cách: + Nếu A và B là hai sự kiện của cùng một trạm và nếu A được thực hiện trước B thì theo trật tự cục bộ của trạm ta có: A  B. + Nếu A là phát thông điệp bởi một trạm nào đó và nếu B là thu của thông điệp này thì ta có A B. Trật tự từng phần của các sự kiện A1 B1 A1A2A3A4A5 A2 B2 B1B2B3B4B5 A3 B3 Trao đổi thông điệp A4 B4 A5 B5 A2B2 và B3A4 t Chuyển qua A1A2B2B3B4 B5 Ví dụ: Mô tả trật tự từng phần B1B2B3A4A5 A1A2B2B3A4A5 Xét mô hình quen thuộc trong phần nguyên lý hệ điều hành là người sản xuấtngười tiêu thụ, trong đó khả năng tiêu thụ là nguyên nhân chính hạn chế số lượng hàng hóa sản xuất ra để nó không vượt quá số lượng tiêu thụ một giá trị lớn hơn N. Người sản xuất P và người tiêu thụ C là hai người nằm trên hai trạm cách xa nhau. Học viên: Bùi Tấn Ngọc 10 Tiểu luận môn học Hệ phân tán Giả sử rằng NP là số lượng sản xuất ra và NC là số lượng tiêu thụ tại thời điểm khởi sự. C chỉ tiêu thụ được một sản phẩm, nếu sản xuất sản phẩm đó đã diễn ra, có nghĩa là, nếu NP – NC > 0 Tương tự, P chỉ sản xuất một thông tin, nếu NP – NC < N Hai quan hệ này thể hiện các điều kiện của việc đồng bộ hóa và có thể mô tả trong hình sau: P1 C1 P2 C2 Pi : Sản xuất thứ i Pi Ci Ci : Tiêu thụ thứ i Ci+1 Pi+N Pi+N+1 Hình 2: Quan hệ có trước trong mô hình người sản xuất- người tiêu thụ Học viên: Bùi Tấn Ngọc 11 Tiểu luận môn học Hệ phân tán Trong hệ thống tin học phân tán, người ta có thể vận dụng hợp lực này theo kiểu như sau: - Ta đưa vào: Diễn giải STT 1 2 Trên trạm P một biến NP thể hiện số lượng chính xác sản xuất đã có. Trên trạm C một biến NC thể hiện số lượng chính xác tiêu thụ đã thực hiện. - Ta đưa vào: STT Diễn giải 1 Trên trạm P một biến NC’ ảnh của NC mà P gia tăng mỗi một lần nó nhận được thông điệp từ C báo cho nó biết là tiêu thụ mới đã diễn ra. 2 Trên trạm C một biến NP’ ảnh của NP mà C gia tăng mỗi một lần nó nhận thông điệp từ P báo cho nó biết một sản xuất mới đã diễn ra. Ta sẽ chứng minh rằng một sự đồng bộ hóa chính xác được đảm bảo bằng việc xác nhận trên mỗi trạm các điều kiện sau đây: 1/ Trên trạm sản xuất: NP’ – NC > 0 2/ Trên trạm tiêu thụ: NP – NC’ < N Ta có thể viết: NP = NP’ + np, với np > 0 trong đó, np số lượng thông tin đã sản xuất bởi P mà C không biết, Học viên: Bùi Tấn Ngọc 12 Tiểu luận môn học Hệ phân tán NC = NC’ + nc, với nc > 0 trong đó, nc số lượng thông tin đã tiêu thụ bởi C mà P không biết. Ta có thể khái quát hóa phương pháp này cho điều kiện đồng bộ hóa bằng công thức: C i Xi > K (theo i) trong đó, Ci và K là các hằng số. Ta hoàn toàn có khả năng và điều kiện mạnh hơn bằng cách thay thế tất cả các Xi mà hệ số của nó là đại lượng dương bằng các ảnh của nó X’i , nếu và chỉ nếu các Xi là các biến không lùi. Vì nguyên nhân xa cách giữa người sản xuất và người tiêu thụ mà trật tự tổng quát này không cần thiết và chỉ cần sủ dụng để đồng bộ hóa các bản sao các biến trạng thái gần đúng là đủ. Trong hệ thống người sản xuất - người tiêu thụ, nếu N = 1, thì có sự liên kết chặt chẽ giữa hai tiến trình cho phép xác định một trật tự chặt chẽ giữa các sự kiện. Cơ chế đồng bộ ở đây là dùng các công tơ sự kiện phù hợp với từng vấn đề đặt ra. Mỗi một công tơ, biến nguyên không lùi, được kết hợp với một nhóm đặc biệt các sự kiện. Trên một công tơ sự kiện nào đó có phối hợp với nhóm E nào đó, được xác định bởi ba hàm nguyên thủy: + Tang_len(E) : Tăng nội dung công tơ lên 1 đơn vị, cũng có nghĩa là một sự kiện nhóm E đến. + Truy_van(E) : Cung cấp giá trị hiện hành của công tơ phối hợp với E + Cho(E,n) : Treo tiến trình gọi chừng nào giá trị công tơ còn nhỏ hơn n. Mỗi công tơ được khởi động ngay khi thành lập nó. Với bài toán người sản xuất - người tiêu thụ, cần định nghĩa: Hai công tơ sự kiện NP’ và NC’, được khởi động bằng giá trị 0. Hai biến nguyên NP và NC, khởi sự là 0, là cục bộ đối với tiến trình người sản xuất P và người tiêu thụ C. Các tiến trình có thể viết như sau: Học viên: Bùi Tấn Ngọc 13 Tiểu luận môn học Hệ phân tán Người sản xuất Người tiêu thụ Vòng lặp Vòng lặp cho(NC’, NP-N+1) cho(NP’, NC+1) {Chuyển khi NP - NC’ < N} {Chuyển khi NP’ - NC > 0} san_xuat tieu_thu tang(NP’) tang(NC’) NP := NP+1 NC := NC+1 Kết thúc vòng lặp Học viên: Bùi Tấn Ngọc Kết thúc vòng lặp 14 Tiểu luận môn học Hệ phân tán PHẦN II: BÀI TẬP Đề bài: Tự mình đặt ra 1 bài toán (ví dụ giải phương trình bậc 2), lập trình giải trên máy đơn rồi trên mạng. Hãy rút ra những kết luận quan trọng về phân tán. 1.Chương trình giải phương trình bậc hai, viết bằng ngôn ngữ Java chạy trên máy đơn import java.util.Scanner; import java.lang.Math; public class PT_BAC_2 { public static void main(String[] args) { double a, b, c, x1, x2, delta; Scanner input = new Scanner(System.in); do { System.out.print("Nhap he so a = "); a = input.nextFloat(); } while (a == 0); System.out.print("Nhap he so b = "); b = input.nextFloat(); System.out.print("Nhap he so c = "); c = input.nextFloat(); delta = (b*b) - (4*a*c); if(delta < 0) System.out.println("Phuong trinh vo nghiem "); else if (delta == 0) { x1 = -b/(2*a); System.out.println("Phuong trinh co nghiem duy nhat" + x1); } else { x1 = (-b + Math.sqrt(delta))/(2*a); x2 = (-b - Math.sqrt(delta))/(2*a); Học viên: Bùi Tấn Ngọc 15 Tiểu luận môn học Hệ phân tán System.out.println("Phuong trinh co 2 nghiem" ); System.out.println(" x1 = " + x1); System.out.println(" x2 = " + x2); } } } Chạy chương trình, kết quả như hình sau: Nhận xét: - Đây là mô hình hệ tin học tập trung. - Chương trình chỉ chạy trên máy đơn, chương trình sử dụng các tài nguyên trên một máy đơn (bộ vi xử lý, bộ nhớ…) để xử lý và cho kết quả, mà không cần phải truy cập mạng hay sử dụng tài nguyên của các hệ thống khác. Học viên: Bùi Tấn Ngọc 16 Tiểu luận môn học Hệ phân tán 2. Chương trình giải PT bậc hai trên mạng theo mô hình Client – Server: 2.1 Tìm hiểu sơ bộ cách lập trình mạng Client-Server: Lập trình Client-Server: Là viết ứng dụng gồm hai chương trình: Chương trình Client và chương trình Server. Chương trình Client gởi yêu cầu đến chương trình Server. Chương trình Server xử lý yêu cầu và trả kết quả về cho chương trình Client, rồi Client in kết quả ra màn hình Client Client Gởi yêu cầu Client Nhận kết quả Server Client Chương trình Server phải có khả năng phục vụ đồng thời nhiều client bằng cách tạo ra nhiều thread, mỗi thread phục vụ một client Thread t1, t2 phục vụ các yêu cầu của Client1, Client 2. Các thread t1, t2 được hệ điều hành hoặc ngôn ngữ lập trình cho thực thi đồng thời bằng cách chia xẻ CPU 2.2 Các bước viết chương trình mô hình Client - Server bằng java sử dụng giao thức TCP. - Bước 1 : Thiết lập các thông số kết nối cho Server ServerSocket sksv = new ServerSocket(6789); Học viên: Bùi Tấn Ngọc 17 Tiểu luận môn học Hệ phân tán // 6789 là số hiệu cổng sẽ truyền thông với Client, số hiệu cổng trên Client phải giống trên Server - Bước 2 : Thiết lập cho Client để kết nối tới Server Socket skcl = new Socket("Tên_máy_chủ", 6789); // Tên_máy_chủ có thể thay bằng IP máy chủ - Bước 3 : Server chấp nhận kết nối từ Client Socket client = sksv.accept(); - Bước 4: Khi Client và Server đã có thể truyền thông với nhau thì bắt đầu thực hiện các yêu cầu của bài toán. 2.3 Viết chương trình giải phương trình bậc 2 bằng Java sử dụng giao thức TCP 2.3.1 Chương trình Client import java.io.*; import java.net.*; public class PT_BAC2_TCP_CLIENT { public static void main(String[] args) throws Exception { while(true){ // Tao socket ket noi den Server có IP: 192.168.1.10 Socket skcl = new Socket("192.168.1.10", 6789); DataInputStream input = new DataInputStream(System.in); double a,b,c; // Nhap cac he so a,b,c do // Nhap he so a<>0, neu a=0 nhap lai { System.out.print("Nhap he so a = "); a = Double.parseDouble(input.readLine().trim()); } while(a == 0); Học viên: Bùi Tấn Ngọc 18 Tiểu luận môn học Hệ phân tán System.out.print("Nhap he so b = "); b = Double.parseDouble(input.readLine().trim()); System.out.print("Nhap he so c = "); c = Double.parseDouble(input.readLine().trim()); // Sau khi nhap xong, gui len Server qua doi tuong DataOutputStream DataOutputStream toServer = new DataOutputStream(skcl.getOutputStream()); // Gui tung so a, b, c len Server toServer.writeDouble(a); toServer.writeDouble(b); toServer.writeDouble(c); // Nhan ket qua tra ve tu Server DataInputStream fromServer = new DataInputStream(skcl.getInputStream()); // Doc chuoi ket qua tra ve tu Server String ketqua = fromServer.readUTF(); // In ra man hinh ket qua System.out.println(ketqua); // Dong ket noi skcl.close(); } } } 2.3.2 Chương trình Server import java.io.*; import java.net.*; public class PT_BAC2_TCP_SERVER { public static void main(String[] args) throws Exception { // Tao socket Server de nhan yeu cau tu Client qua cong 6789 Học viên: Bùi Tấn Ngọc 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan