Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trật tự an toàn công cộng và chất lượng dân số...

Tài liệu Trật tự an toàn công cộng và chất lượng dân số

.DOC
22
335
84

Mô tả:

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM MÔN CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ ĐỀ TÀI: TRẬT TỰ AN TOÀN CÔNG CỘNG VÀ CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ NHÓM 10 CÁC THÀNH VIÊN CỦA NHÓM NGUYỄN THỊ TÂM CHU THỊ KIM OANH NGUYỄN THỊ TÂN I, CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN Chất lượng dân số "Điều kiện sống được cung cấp đầy đủ nhà ở, giáo dục, dịch vụ y tế, lương thực, vui chơi giải trí cho nhu cầu của con người. Điều kiện này dễ làm cho con người đạt được hạnh phúc, an toàn gia đình, khỏe mạnh về vật chất và tinh thần«. Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân só. An toàn công cộng là: hệ thống các quan hệ xã hội được hình thành và điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật và các nội quy, quy tắc về trật tự chung, an toàn chung, mà đòi hỏi mọi thành viên của xã hội phải tuân theo những quy định chung đó nhằm đảm bảo cho cuộc sống, lao động, sinh hoạt bình thường của mọi người trong xã hội trật tự công cộng có nội hàm rộng, tất cả những gì thuộc về trật tự chung, an toàn chung, vệ sinh chung, mỹ quan chung đều là trật tự công cộng. Những hành vi thực hiện trong khuôn viên nhà riêng hoặc ở những nơi khác không phải là nơi công cộng, nhưng làm ảnh hưởng xấu đến trật tự chung, an toàn chung, mỹ quan chung là xâm phạm đến trật tự công cộng. Giữ gìn trật tự nơi công cộng Trật tự nơi công cộng là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các qui tắc, qui phạm nhất định ở những nơi công cộng mà mọi người phải tuân theo. Nhưng thực trạng trong xã hội vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề gây ảnh hưởng tới an toàn trật tự công cộng. Điển hình đó là vấn đề tai nan giao thông, vệ sinh an toàn thục phẩm, tệ nạn xã hội. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của nhân dân. II, THỤC TRẠNG TRẬT TỰ AN TOÀN CÔNG CỘNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Giữ gìn trật tự nơi công cộng Trật tự nơi công cộng là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các qui tắc, qui phạm nhất định ở những nơi công cộng mà mọi người phải tuân theo. Nhưng thực trạng trong xã hội vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề gây ảnh hưởng tới an toàn trật tự công cộng. Điển hình đó là vấn đề tai nan giao thông, vệ sinh an toàn thục phẩm, tệ nạn xã hội. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượG Tác động an toàn công cộng tới chất lượng dân số Yếu tố cần thiết vì nó là yếu tố căn bản , đảm bảo cho hòa bình và ổn định cho xã hội. Trật tự công cộng có tác động tới cuộc sống của các thành viên trong xã hội và nó ảnh tới chất lượng dân số. : hiện nay các quán café , karaoke co múa thoát y , các vụ cướp tài sản gây mất trật tự một vùng dân cư làm ảnh hưởng trực tiếp tới dời sống nhân dân và trật tự an toàn công cộng trên khu vực đó III. Các nhân tố an toàn công cộng tác động tới chất lượng dân số Trật tự an toàn cộng đồng là yếu tố cần thiết vì nó là yếu tố căn bản , đảm bảo cho hòa bình và ổn định cho xã hội. Vậy đảm bảo an toàn xã hội là đem lại cho các thành viên trong xã hội một môi trường sống ổn định và hòa bình. Nêu trật tự an toàn công cộng không được giữ vững sẽ ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của các thành viên trong xã hội và nó ảnh tới chất lượng dân số. Những tác động của an toàn cộng cộng những gì thuộc về trật tự chung, an toàn chung, vệ sinh chung, mỹ quan chung đều là trật tự công cộng. Những hành vi thực hiện trong khuôn viên nhà riêng hoặc ở những nơi khác không phải là nơi công cộng, nhưng làm ảnh hưởng xấu đến trật tự chung, an toàn chung, mỹ quan chung là xâm phạm đến trật tự công cộng. Các hoạt động kinh tế xã hội luôn hoạt động không ngừng nhằm phát triển xã hội vì vậy để tạo ra sự phát triển ổn định đó cần phải đảm bảo được ổn định và trật tự công cộng và đảm bảo an ninh cho cộng đồng xã hội. 1. Hoạt động kinh tế Sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các hoạt động kinh tế, xã hội ở nơi công cộng diễn ra rất đa dạng, phức tạp. Có thể nhận thấy có nhiều tình trạng như lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hành lang nơi công cộng để buôn bán, kinh doanh, các hoạt động dịch vụ bốc, xếp, vận chuyển hàng hóa đang diễn ra ngày càng nhiều và phổ biến. Hoạt động của các thành phần kinh tế trong kinh doanh, dịch vụ ở nơi công cộng tuy đã tạo điều kiện thuận lợi, đáp ứng được các nhu cầu của xã hội, song những tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường, những hành vi không tuân thủ pháp luật, các quy tắc về trật tự đô thị, trật tự nơi công cộng vì động cơ kinh doanh, dịch vụ, dễ có điều kiện phát sinh, tồn tại. Chính các hoạt động buôn bán ở các vỉ hè, lòng đường, tại các bến xe, bến xe ô tô, ga xe lửa, bến cảng thuỷ nội địa, nơi tổ chức họp chợ, nơi tổ chức hoạt động du lịch, thể thao... làm xảy ra mất trật tự an toàn tại cộng đồng. Chính những nơi đó thường xảy ra các hiện tượng như mất cắp, trộm cướp hay các hiện tượng khác làm ảnh hưởng tới cộng cộng. Chúng ta có thể thấy rằng các hành vi vi phạm trong hoạt động công cộng như:lấn chiếm vỉ hè lòng đường để buôn bán kinh doanh,hành vi làm ô nhiễm môi trường, cử chỉ lời nói thiếu văn hóa trong cộng đồng.... Các hiện tưởng xảy ra tại các địa điểm nói trên tác động tới các hoạt động về thể chất hay tinh thần của người dân trong cộng đồng. Các hoạt động kinh tế nhằm thúc đẩy sự phát triển và ổn định bền vững cho người dân song bên cạnh đó nó cũng để lại một số mặt tiêu cực, không lành mạnh đáp ứng con người, làm suy giảm quá trình phát triển của xã hội và con người. 2. An toàn giao thông Tình trạng an toàn giao thông hiện nay cũng đang là vấn đề cần được quan tâm của các cấp ban ngành nhằm để có chất lượng dân số ngày càng được nâng cao và phát triển lâu dài bền vững hơn. Theo Thống kê của Tổng Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, 7 tháng đầu năm 2011 toàn quốc đã có hơn 12.000 người chết và bị thương. Như vậy trung bình trong vòng 1 ngày có 57 người chết và bị thương vì tai nạn giao thông. Tổng cục Đường bộ cũng cho biết “Tình hình trật tự an toàn giao thông có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên 7 tháng đầu năm 2011 kết quả kiềm chế và giảm tai nạn giao thông chưa bền vững, số người chết và bị thương vẫn còn ở mức cao và đặc biệt số vụ tai nạn giao thông do xe khách, số vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng có xu hướng tăng cao". Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Đường bộ, cả nước đã xảy ra 7.463 vụ, 6.358 người chết, 5.846 người bị thương, so với 7 tháng đầu năm 2010 giảm 90 vụ, nhưng tăng 13 người chết, tăng 139 người bị thương. Năm 2009 2010 2011 Số vụ 11100 Số người 7000 12600 8984 9200 6908 10400 7550 bị thương Số người 10400 chết Bảng tình hình tai nạn giao thông từ 2009 - tháng 8 – 2011 Qua số liệu trên cho ta thấy tình trạng tai nạn giao thông xảy ra ở nước ta có xu hướng giảm song tốc độ giảm đang chậm không đạt mục tiêu đối so với đã đặt ra ( giảm 5% số người chết năm 2010). Chúng ta thấy rằng số vụ tai nạn xảy ra với cùng kỳ năm 2010, số vụ tai nạn giao thông giảm 1,3%, số người chết tăng 0,6% và số người bị thương tăng 2,7%. Bình quân 1 ngày trong tám tháng năm 2011, cả nước xảy ra 37 vụ tai nạn giao thông, làm chết 31 người và làm bị thương 28 người. Tình hình tai nạn giao thông đang là vấn đề rất nghiêm trọng đối với nước ta nên năm 2011 phải đặt ra mục tiêu giảm 3% số người chết, giảm các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng gây chấn động, bức xúc trong xã hội. Các nguyên nhân dẫn tới tai nạn giao thông thường là do người tham gia giao thông không chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về an toàn giao thông như đi xe vượt quá tốc độ, điều khiển phương tiện sau khi sử dụng rượng bia, không đội mũ bảo hiểm …, một phần do cơ sở hạ tầng ngày càng xuống cấp nghiệm trọng, hạ tầng kém nhiều nơi còn có nhiều ổ gà, ổ voi … tai nạn xảy ra. Tai nạn giao thông cũng là vấn đề ảnh hưởng tới chất lượng của người dân, sự ổn định về nền kinh tế về thể lực và sự ổn định về các dịch vụ và chất lượng của cuộc sống. Sự bất ổn định của an toàn giao thông công cộng làm cho suy giảm chất lượng cuộc sống, từ một hành vi của cá nhân làm ảnh hưởng tới cộng đồng, từ nhân tố đó đã ảnh hưởng tới chất lượng sống và các dịch vụ xã hội tới cộng đồng dân cư. 3. Tệ nạn xã hội Tình hình tệ nạn xã hội ngày càng nhiều và rộng rãi, các hình thức hoạt động tội phạm ngày càng tinh vi và nguy hiểm hơn làm ảnh hưởng tới hoạt động của xã hội, các nhân tố này cũng làm thay đổi nhiều về chất lượng cuộc sống của người dân. Các hoạt động về ma túy tại các địa điểm không cố định và có nhiều địa bàn hoạt động rộng rãi tính đa dạng của các tội phạm ngày càng phát triển và nắm bắt các hoạt động nhiều hơn trên các địa phương. Các đối tượng sử dụng chất ma túy thường hoạt động ở các gầm cầu thang, nhà cao tầng, khu vực đang xây dựng và liên tục thay đổi nên công tác xác minh, xử lý, bắt giữ gặp nhiều khó khăn. Chính các đối tượng này làm ảnh xấu tới chất lượng cuộc sống của người dân. Đây cũng chính là một trong nhưng nguyên nhân của trộm cắp, cướp giật … Tệ nạn ma tuý, rượu chè, thuốc lá đang phá huỷ sức khoẻ của một bộ phận không nhỏ cộng đồng, nhất là thanh thiếu nhi. Chúng ta có thể thấy rằng, các hoạt động vui chơi giải trí của em ngày càng được đa dạng hóa, có các hoạt động tinh thần cao, các tác động tới trẻ như các trò chơi điện tử dẫn tới nghiện game, có các bệnh xã hội xuất hiện ở trẻ như tự kỉ, rối loạn tâm lý … điều đó tác động mạnh tới chất lượng cuộc sống và các dịch vụ xã hội khác. Điều đáng nói là so với những năm trước, đối tượng phạm tội ngày càng trẻ hóa và hành vi phạm tội cũng như tính chất mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng hơn. Theo Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm (Học viện Cảnh sát nhân dân) đã nghiên cứu về tội phạm giết người trong giai đoạn từ tháng 1-2009 đến 9-2010 với trên 4000 phạm nhân đang thụ án tại 4 trại giam thuộc Bộ Công an quản lý. Kết quả cho thấy: 14% đối tượng có độ tuổi từ 14 - dưới 18,41% có độ tuổi từ 18 - dưới 30,34% có độ tuổi từ 30 - dưới 45,8% các độ tuổi còn lại. Theo tổng kết sơ bộ của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), trong 6 tháng đầu năm 2011, Cục đã xử lý 15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên 22.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là thanh thiếu niên. Qua đó cho thấy đối tượng ngày càng trẻ hóa và ngày càng có sự kết nối với nhau nhiều hơn và đông đảo hơn, có sự liên kết giữa các nhóm đối tượng với nhau. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phạm tội Qua biểu đồ cho thấy tỉ lệ % của trẻ từ 18 đến dưới 30 luôn luôn chiếm tỉ lệ cao . Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, 6 tháng đầu năm 2011, trong khi mức độ phạm tội chưa có dấu hiệu giảm thì số lượng thanh niên vi phạm pháp luật đã gần xấp xỉ so với năm ngoái. Nạn tự tử, hút, lắc, và “bay”, bỏ học, bỏ nhà đi hoang, tập hợp thành băng nhóm, gây án lấy tiền thỏa mãn những cuộc vui, cơn nghiện ngày càng phổ biến. Những đối tượng này phần lớn đều ở độ tuổi… học sinh. chỉ vì những xích mích nhỏ, lòng tham, tính hiếu thắng mà sẵn sàng đánh nhau, uy hiếp, cướp giật. Tội phạm tuổi vị thành niên ngày càng gia tăng số lượng nguy hiểm về tính chất phạm tội. Không đơn giản là bạo lực học đường vì những mối hiểm khích của tuổi học sinh bồng bột mà giơ đây là cướp tài sản, hiếp dâm trẻ em, giết người … theo số liệu thống kê của tổng cục cảnh sát Bộ công an. Năm 2009 có 20.000 trẻ em phạm tội, 21.000 trẻ chưa thành niên có nguy cơ phạm tội, có 1000 vụ phạm pháp hình sự do trẻ em gây ra. Trong năm 2010 tình trạng thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật diễn biến phức tạp, trở thành mối lo của xã hội. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Bộ Công an, chỉ tính riêng trong năm 2010, trên địa bàn cả nước có 13.572 đối tượng phạm tội là thanh thiếu niên, trong đó 1.600 vụ học sinh đánh nhau, tăng nhiều lần so với những năm trước kể về số lượng phạm tội lẫn các vụ trọng án. Theo Bộ Công an, năm 2010 số vụ phạm pháp hình sự do người chưa thành niên gây ra tuy giảm so với năm 2009, nhưng mức độ phạm tội nghiêm trọng hơn. Các vụ án do đối tượng vị thành niên gây ra không chỉ xuất hiện ở thành phố, thị xã mà còn ở cả các xã, bản làng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Về độ tuổi, theo thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thì tình hình tội phạm do người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 60%; từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm khoảng 32% và dưới 14 tuổi chiếm khoảng 8% trong tổng số các vụ phạm tội do người chưa thành niên và trẻ em thực hiện. Đối với năm 2011, Theo tổng kết sơ bộ của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), trong 6 tháng đầu năm 2011, Cục đã xử lý 15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên 22.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là thanh thiếu niên. Ngoài ra còn có các hoạt động tệ nạn xã hội khác như: cờ bạc, rượi chè, lô đề, cướp giật làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của nhân dân. Các tệ nạn xã hội xảy ra trên các địa bàn vẫn còn nhiều nhức nhối xong các biện pháp tăng cường trật tự an ninh cũng được thực hiện nhằm ổn định tình hình cộng đồng, xã hội. Ví Dụ : Mại dâm Tại Việt Nam Đang gia tăng phức tạp diễn ra chủ yếu tại các thành phố lớn như: thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, ...hoạt động này không được cho phép nhưng vẫn diễn ra lén lút hoặc trá hình. Theo báo cáo tổng hợp từ cục phòng chống tệ nạn (Bộ Lao Đọng – Thương binh và Xã hội): tính đến năm 2008, cả nước có khoảng 40.000 người hoạt động mại dâm và hơn 32000 tiếp viên trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà nghỉ, nhà hàng karaoke...có nhiều biểu hiện nghi vấm hoạt động mại dâm. Các nguyên nhân trực tiếp dẩn tới .1 yếu tố chuẩn bị: thường là các trường hợp có hoàn cảnh sống khó khăn, bị lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt,... 2. yếu tố hấp dẫn: tiền bạc, giải quyết khó khăn tài chính hiện thời một cách nhanh chóng, cuộc sống xa hoa, nhẹ nhàng,... 3. Yếu tố thúc đẩy: bị cưỡng ép, xâm hại Độ tuổi của gái mại dâm: từ 14 đến 18 tuổi chiếm 16,52%, 19 đến 25 tuổi chiếm 53,82%, và độ tuổi 26 đến 45 là 29,56%. Địa điểm hành nghề: công viên, vỉa hè là 41,09%, còn lại là nhà hàng, karaokke, bả, vũ trường, nhà nghỉ,... Với 25000 cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, đã phát hiện 279 cơ sở kinh doanh yếu tố kinh tế: đói nghèo là yếu tố thúc đẩy con người rơi vào các tệ nạn xã hội. Thất nghiệp hay việc làm với mức lương thấp, không đáp ứng nhu cầu cuộc sống đã dẫn đến nhưng «việc nhẹ, lương cao, vốn tự có». có hoạt động mại dâm. Yếu tố xã hội: theo các nghiên cứu cho thấy, phần lớn phụ nữ đi vào con đường mại dâm là do: họ đã là nạn nhân của xã hội, có tuổi thơ bất hạnh, từng bị xâm hại bởi chính những người xung quanh. đối tượng sống trong môi trường nghèo đói, lạc hậu, thiếu tri thức, kĩ năng sống, có người thân hành nghề mại dâm, cũng có thể dẫn đến con đường mại dâm. . Hậu quả 1,Đối với đối tượng mại dâm: Sức khỏe bị ảnh hưởng: ngoài những bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục «cổ điển» như AIDS, giang mai, lậu, hột xoài, các tổn thương về thể chất như viêm khớp, hông, lưng. Thêm vào đó là viêm bể thận, viêm hoạng đái mãn tính, các bệnh ở tử cung, nghiêm trọng hơn nữa là có khả năng vô sinh. Cuộc sống không đảm bảo, không an toàn Thường bị kì thị, không được gia đình, xã hội chấp nhận Khó quay lại cuộc sống bình thường,... 2. Tâm lí của đối tượng mại dâm Chán đời, sống bi quan, buông thả,... Tự ti, mặc cảm, tội lỗi,.. Có một số cũng có suy nghĩ thực tế, muốn quay lại cuộc sống bình thường nhưng họ lại khó thay đổi thực tại,.. 4. Đối với đối tượng mua dâm Bị lây nhiễm các bệnh như đối tượng mại dâm Gia đình đổ vỡ, các thành viên trong gia đình mặc cảm, khoảng cách với nhau,.. Truyền bệnh cho những người khác trong gia đình,... Chi trả nhiều tiền cho hoạt động này, tốn thời gian,.. Không phải hoạt động công khai nên đối tượng thường có tâm lí lo lắng, sợ gia đình phát hiện,.. 5. Đối với xã hội Trái với thuần phong, mĩ tục của người á đông Gây mất trật tự, an ninh xã hội,.. Vi phạm quyền con người Đạo đức xã hội xuống cấp. HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM 1, HIV HIV là cụm từ viết tắt của tiếng Anh chỉ loại virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Khi xâm nhập vào cơ thể HIV sẽ phá hủy dần hệ thông miễn dịch làm cho cơ thể suy yếu và cuối cùng là mất khả năng chông lại bệnh tật 2. AIDS AIDS là cụm từ viết tắt của tiếng Anh có nghĩa là “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải” , dùng để chỉ gia đoạn cuốI của quá trình nhiễm HIV, ở gia đoạn này hệ thông miễn dịch của cơ thể đã suy yếu nên người nhiễm HIV dễ dàng mắc các bệnh như ung thư, viêm phổi, lao viêm da, lở loét toàn thân hoặc suy kiệt. Những bệnh này nặng dần lên có thể dẫn đến cái chết. Ở Việt Nam tình hình lây nhiễm HIV/AIDS vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. HIV/AIDS xuất hiện ở tất cả các tỉnh, thành phố và có xu hướng ngày càng lan rộng. Ngoài các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao như: tiêm chích ma tuý, mại dâm, tình dục đồng giới..., tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở phụ nữ mang thai, trẻ em và thanh niên tăng nhanh. HIV/AIDS đang đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng con người, trật tự an toàn xã hội, đến sự phát triển của đất nước, tương lai của giống nòi. Tính đến ngày 31/8/2008, tổng số trường hợp nhiễm HIV trên toàn quốc là 132.048 người. Số bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn AIDS là 27.579 người; số ca tử vong do nhiễm HIV là 40.717 người. Dịch đã lan rộng 100% tỉnh/thành phố, 97,37% quận/huyện và 67,48% xã/phường, trong đó, các tỉnh/thành phố có tỷ lệ người nhiễm HIV hiện đang còn sống  TpHồ Chí Minh có 31.917 người  Hà Nội có 13.447  Hải Phòng 6.161 người  Sơn La 5.080 người. Hiện nay, diễn biến dịch ngày càng phức tạp hơn, số người chuyển sang giai đoạn AIDS và sẽ tử vong có xu hướng tăng nhanh. Tỷ lệ nhiễm trung bình trên toàn quốc là 28,6% với các tỷ lệ khác nhau ở các tỉnh/thành phố. Một số tỉnh có tỷ lệ nhiễm trung bình cao như Quảng Ninh 54,5%; Thành phố Hồ Chí Minh 47,6%; Hải Phòng 46,25%; Cần Thơ 45,0%; Thái Nguyên 40,75% và Điện Biên 36,83% Ở nước ta, HIV chủ yếu qua con đường tiêm chích ma tuý không an toàn. Đầu những năm 90, có tới 80% người nhiễm HIV là do tiêm chính ma tuý, đến cuối những năm 90 tỷ lệ này tuy có giảm xuống song vẫn còn khoảng 70%. Đến nay, số người nhiễm HIV do tiêm chính ma tuý giảm xuống còn 44,35%. Phần lớn trường hợp nhiễm HIV ở Việt Nam nằm trong độ tuổi trẻ từ 20-39 tuổi chiếm 83,39% Trong đó số người nhiễm HIV từ 20-29 tuổi chiếm 52,20%; từ 30-39 chiếm 31,19%. Tỷ lệ nhiễm ở độ tuổi từ 40-49 tuổi chiếm 8,05% Trên 50 tuổi chiếm 1,75%. Nhiễm HIV ở lứa tuổi vị thành niên từ 14-19 tuổi chiếm 4,22% các trường hợp nhiễm ở trẻ em dưới 13 tuổi chiếm 1,78%. Có sự khác biệt lớn về thời gian xuất hiện dịch HIV tại các địa phương. Dịch HIV xuất hiện đầu tiên ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số nơi thuộc vùng Đông Bắc, trong khi các vùng miền khác của đất nước, dịch mới xuất hiện gần đây. Sự khác biệt này đã đưa đến thực tế là các ca nhiễm HIV tập trung theo vùng địa lý, tại một số tỉnh và các thành phố lớn, nơi có dịch chủ yếu xảy ra trong các nhóm tiêm chích ma tuý, mại dâm, tình dục đồng giới. Lây nhiễm có liên quan đến sử dụng ma tuý tập trung chủ yếu tại các tỉnh thành lớn phía Bắc như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn và Hà Nội. Tại các tỉnh phía Nam, lây nhiễm HIV lan nhanh theo 2 đường lây song hành Lây nhiễm qua đường tình dục khác giới và tiêm chích ma tuý. Các tỉnh gần hoặc giáp biên giới với Campuchia như An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ có tỉ lệ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục khác giới rất cao. HIV/AIDS tác động trực tiếp đến kinh tế, văn hoá và trật tự an toàn xã hội, là mối hiểm hoạ đối với sức khoẻ, tính mạng của con người và tương lai nòi giống của dân tộc. Do vậy, phòng, chống HIV/AIDS là trách nhiệm của các cấp, ngành và toàn xã hội chứ không chỉ là công việc của một vài ngành chức năng, một vài nhóm người đơn lẻ. Phòng, chống HIV/AIDS phải coi là nhiệm vụ ưu tiên, vừa cấp bách, vừa lâu dài và đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS là đầu tư góp phần tạo ra sự phát triển bền vững của đất nước. Ảnh hưởng của HIV/AIDS đến sự phát triển xã hội. HIV / AIDS làm tăng các hành vi vi phạm pháp luật, phạm tội và sa vào các tệ nạn xã hội. HIV/ AIDS làm tăng các dịch vụ xã hội, dịch vụ tư vấn, dịch vụ xã hội,… Các dịch vụ này đều tăng thêm gánh nặng cho xã hội gây ảnh hưởng lớn đến sự đầu tư cho các chương trình xã hội khác. Từ đó mà tác động xấu đến sự ổn định xã hội. AIDS có thể hủy hoại, diệt chủng một cộng đồng, một dân tộc, rút ngắn tuổi thọ trung bình, làm giảm dân số,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền an ninh quốc phòng Ảnh hưởng của HIV/AIDS tới lực lượng lao động xã hội. số người trong độ tuổi lao động từ 20 – 49 tuổi nhiễm HIV/AIDS chiếm tỉ lệ 87.44%. Họ là lực lượng lao động trẻ, khỏe của xã hội, là trụ cột trong gia đình khi tử vong do AIDS thì đất nước mất đi một bộ phận lao động đang xung sức, có chuyên môn, tay nghề giỏi và mất đi một nguồn thu quan trọng qua xuấ khẩu lao động. Ảnh hưởng của HIV/AIDS tới nền kinh tế HIV/AIDS có ảnh hưởng to lớn, gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân vì những người bị nhiễm HIV/AIDS phần lón đang ở tuổi lao động xung sức và đóng góp nhiều cho xã hội về mọi mặt.Sự mắc bệnh và tử vong của họ ảnh hưởng đến lực lượng lao động chính của xã hội trên tất cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, xây dựng…và cả trong chính trị quân sự. -Chi phí cho việc phòng chống và chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS quá tốn kém. - Người bị bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất của xã hội, đến sự phát triển kinh tế: HIV/AIDS làm suy giảm vốn đầu tư nước ngoài, vấn đề xuất khẩu lao động.Làm mất đi một nguồn thu ngoại tệ lớn của nước đó. Như vậy, hậu quả lớn nhất về kinh tế do đại dịch HIV/AIDS gây ra là dẫn đến đói nghèo. ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng dân số trong cả nước Do đó, cần đẩy mạnh xã hội hoá công tác phòng, chống HIV/AIDS nhằm phát huy truyền thống tương thân, tương ái, chăm sóc, giúp đỡ của cộng đồng, chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Chỉ có như vậy, công tác phòng, chống HIV/AIDS mới đem lại những kết quả to lớn, nó không chỉ góp phần ổn định xã hội trong giai đoạn trước mắt mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững, thịnh vượng của quốc gia, dân tộc. 4. An toàn thực phẩm Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có hơn 400 các bệnh lây truyền qua thực phẩm không an toàn. VSATTP đã được đặt lên hàng đầu nghị trình tại nhiều hội nghị y tế và sức khỏe cộng đồng toàn cầu, nhưng tình hình gần như không được cải thiện bao nhiêu, nhất là khi thế giới liên tiếp xảy ra thiên tai và nguồn nước sạch ngày càng hiếm. Khi người dân không có đủ miếng ăn thì việc kiểm tra chất lượng những gì mà họ ăn đã trở thành điều khá xa vời. Tại Việt Nam, từ năm 2005 đến 2008 cả nước có 761 vụ ngộ độc, với 26.596 người mắc, tử vong 226 và tính đến tháng 09/2009, trên toàn quốc có 111 vụ ngộ thực phẩm với 4.128 người mắc, 31 người tử vong. Tại Tiền Giang, trong năm 2009 đã xảy ra 10 vụ ngộ độc với 251 người mắc và chết 01 người, 02 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể do ăn cá ngừ, 2 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra ở đám cưới do thức ăn nhiễm vi sinh. Một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm cạnh cống rãnh hoặc gần ao tù, nước đọng rất mất vệ sinh; hoặc sử dụng dụng cụ lưu trữ, chế biến vô cùng dơ, bẩn. Các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra đã phát hiện trong mứt có dòi; hàng ngàn tấn thịt đông lạnh hôi thối (từ thịt trâu, bò, heo, gà, dê, cừu...) hết hạn sử dụng vẫn được tái chế đưa ra thị trường, rồi chân gà bị phát hiện có mủ xanh. VSATTP tại các bếp ăn tập thể cũng đáng báo động. Những bất cập trong việc quản lý về VSATTP đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người dân. Chất lượng VSATTP hiện nay trên thế giới rất đáng quan ngại, đặc biệt là tại những nơi vừa xảy ra thiên tai như lụt lội, mất mùa. Thực phẩm trôi nổi bán ngoài thị trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho người tiêu dùng. Mầm bệnh có thể nhiễm vào thực phẩm từ khâu sản xuất đến vận chuyển và bảo quản. Hệ quả là tại nhiều nước đang phát triển có đến ¾dân chúng bị nhiễm giun sán mà nguyên nhân là ăn phải thực phẩm kém vệ sinh. Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết để con người sống và phát triển. Thế nhưng thực phẩm cũng là nguồn truyền bệnh nguy hiểm, nếu như không bảo đảm được vệ sinh và an toàn. Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang là vấn đề bức xúc của mọi người, bởi lẽ VSATTP tác động trực tiếp đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống con người và do đó ảnh hưởng đến chất lượng phát triển của xã hội và nòi giống. Công tác quản lý chất lượng VSATTP vừa là yêu cầu cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài, đồng thời đây cũng là mảng công tác rất rộng lớn và phức tạp, đan xen với nhau bởi rất nhiều hoạt động. Để bảo đảm chất lượng VSATTP thì tất cả các khâu trong chuỗi bảo đảm chất lượng thực phẩm (từ khâu nuôi trồng, đánh bắt, đến sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng) đều phải đạt vệ sinh và an toàn. Nếu bất kỳ khâu nào không đạt yêu cầu thì nguy ngộ độc thực phẩm đều có thể xảy ra. Trách nhiệm bảo đảm chất lượng VSATTP là của tất cả mọi người trong xã hội từ các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể đến các nhà khoa học, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh và đến cả người tiêu dùng. Nguyên nhân làm cho thực phẩm không an toàn gồm thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại (vi khuẩn, virus, ký sinh, nấm) là nguyên nhân chính yếu gây nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể và sử dụng những loại hóa chất, phụ gia dùng trong nông thủy sản, thực phẩm không đúng quy định gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng (như dùng hóa chất không cho phép, hoặc hóa chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng lại được dùng quá hàm lượng hoặc chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản, chế biến, chưa kể một số độc tố tự nhiên). Về chính sách pháp luật, đã có rất nhiều các văn bản quy định, hướng dẫn. Tuy có rất nhiều văn bản, nhưng vừa chồng chéo, không phân định rõ ràng trách nhiệm quản lý giữa các bộ, ngành lại vừa thiếu sót, chưa phủ hết các lĩnh vực, có khoảng trống giữa các khâu trong trách nhiệm quản lý liên tục một loại sản phẩm. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về VSATTP: Quốc hội cần sớm ban hành Luật An toàn thực phẩm (hiện còn dự thảo) và các văn bản hướng dẫn dưới Luật kịp thời, phù hợp Đối với những người trồng trọt, chăn nuôi, các nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh . Những người trồng trọt, chăn nuôi, các nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh phải tuân thủ các quy định về VSATTP trong sản xuất và lưu hành sản phẩm đúng theo tiêu chuẩn chất lượng đã công bố hoặc đã được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy. Củng cố bộ máy tổ chức: Bộ máy tổ chức phải có hệ thống rộng khắp từ Trung ương đến cả cơ sở Tăng cường nguồn lực: Nhân lực phải đủ số lượng, mạnh về chất lượng. Cơ sở hoạt động, các phương tiện làm việc, trang thiết bị phải được tập trung đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động liên tục 24/24 Đẩy mạnh hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ: Tăng cường tập huấn, đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác bảo đảm chất lượng VSATTP. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục dục sức khỏe cho mọi người và xem đây là một trong những giải pháp cơ bản, lâu dài 1 số giải pháp giữ gìn trật tự an toàn công cộng + Đấu tranh phòng, chống tội phạm (trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh) + Là việc tiến hành các biện pháp loại trừ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm, phát hiện để ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm tội, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại do tội phạm gây ra cho xã hội + Điều tra khám phá tội phạm và người phạm tội để đưa ra xử lí trước pháp luật đảm bảo đúng người, đúng tội + Giáo dục, cải tạo người phạm tội giúp họ nhận thức được lỗi lầm và cố gắng cải tạo tốt, có thể tái hoà nhập cộng đồng xã hội, trở thành người lương thiện, sống có ích cho xã hội Giữ gìn trật tự nơi công cộng + Trật tự nơi công cộng là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các qui tắc, qui phạm nhất định ở những nơi công cộng mà mọi người phải tuân theo. + Là một mặt của trật tự an toàn xã hội và có nội dung gồm những qui định chung về trật tự, yên tĩnh, vệ sinh, nếp sống văn minh + Là sự tuân thủ những qui định của pháp luật và phong tục tập quán, sinh hoạt được mọi người thừa nhận + Giữ gìn trật tự nơi công cộng chính là giữ gìn trật tự, yên tĩnh chung, vệ sinh chung, duy trì nếp sống văn minh ở những nơi công cộng, đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau trong lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi của mọi người Đảm bảo trật tự an toàn giao thông Trật tự an toàn giao thông là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các qui phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông, vận tải công cộng mà mọi người phải tuân theo khi tham gia giao thông. Hạn chế mức thấp nhất tai nạn giao thông gây thiệt hại về người và tài sản. Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông không phải là nhiệm vụ của riêng các lực lượng chức năng mà là trách nhiệm của tất cả mọi người khi tham gia giao thông Là việc nắm vững và tuân thủ nghiêm túc Luật Giao thông, mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông phải được xử lí nghiêm khắc, những thiếu sót, yếu kém là nguyên nhân, điều kiện gây ra các vụ tai nạn giao thông phải được khắc phục nhanh chóng Phòng ngừa tai nạn lao động, chống thiên tai, phòng ngừa dịch bệnh. Chú ý phòng ngừa không để xảy ra tai nạn lao động và luôn luôn phòng chống thiên tai dịch bệnh Bài trừ các tệ nạn xã hội Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, có tính phổ biến, ảnh hưởng xấu về đạo đức và gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng Tệ nạn xã hội bao gồm: mại dâm, nghiện ma tuý, cờ bạc, mê tín dị đoan Tệ nạn xã hội là cơ sở xã hội của tình trạng phạm tội, là một trong những nguồn gốc phát sinh tội phạm Phòng chống tệ nạn xã hội là nhiệm vụ của toàn xã hội, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, bằng những biện pháp đồng bộ, tích cực, kiên quyết và triệt để Bảo vệ môi trường Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại Bảo vệ môi trường là tập hợp những biện pháp giữ cho môi trường trong sạch, sử dụng hoặc phục hồi một cách hợp lí sinh giới và môi sinh, đảm bảo sự cân bằng sinh thái, nhằm tạo ra một không gian tối ưu cho cuộc sống của con người nâng cao chất lượng cho đời sồng của toàn xã hội
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan