Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Ngân hàng - Tín dụng Trantrungkien_tudohoathuongmaivachinhsachthue...

Tài liệu Trantrungkien_tudohoathuongmaivachinhsachthue

.DOCX
6
230
136

Mô tả:

Tự do hóa thương mại và chính sách thuế trong bối cảnh hội nhập kinh tế Trần Trung Kiên Dẫn nhập Trong những năm gần đây, Việt Nam đang có những bước đi mạnh mẽ, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng nhau thành lập một cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), hướng đến một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do, và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều. Bên cạnh đó, việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mở ra nhiều cơ hội hội nhập cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, tự do hóa thương mại, đồng nghĩa với việc các nước thành viên dần loại bỏ thuế quan, sẽ tạo nên những thách thức to lớn đối với việc đảm bảo nguồn thu từ thuế. Bằng phương pháp thống kê mô tả dựa trên các dữ liệu thứ cấp từ các nguồn đàng tin cậy, bài viết nhằm phân tích một số khó khăn, thách thức đối với chính sách thuế của Việt Nam trong thời hội nhập kinh tế khu vực Đông Nam Á. Qua đó, bài viết đề xuất một số ý tưởng về định hướng chính sách thuế Việt Nam trong thời kì hội nhập. Giới thiệu Trong quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu và đặc biệt là việc hình thành cộng động kinh tế ASEAN – Asean Economic Community (AEC), thuế thực sự đang là chủ đề rất được quan tâm tại các quốc gia Đông Nam Á. Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng nhau thành lập một cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), hướng đến một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do, và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều. Bên cạnh đó, việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mở ra nhiều cơ hội hội nhập cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, tự do hóa thương mại, đồng nghĩa với việc các nước thành viên dần loại bỏ thuế quan, sẽ tạo nên những thách thức to lớn đối với việc đảm bảo nguồn thu từ thuế . Vì vậy, việc xem xét những khó khăn và thách thức đối với chính sách thuế trong bối cảnh hội nhập khu vực là rất cần thiết và cấp bách. Chính những vì lý do đó, bài viết phân tích thực trạng về chính sách thuế của Việt Nam trong mối quan hệ với các quốc gia thành viên khác nhằm chỉ ra những khó khăn và thách thức đối với chính sách thuế Việt Nam torng bối cảnh hội nhập hiện nay. Qua đó, bài viết đề xuất một số ý tưởng về định hướng chính sách thuế Việt Nam trong thời kì hội nhập. Để đạt được mục tiêu đề ra, bài nghiên cứu được cấu trúc như sau: Phần 2 phân tích những thách thức đối với nguồn thu thuế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập; Phần 3 trình bày thực trạng về quản lý thuế hiện nay và Phần 4 là kết luận và gợi ý chính sách. 2. Những thách thức và khó khăn đối với nguồn thu thuế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 2.1 Sự sụt giảm mạnh về thuế xuất nhập khẩu Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một khối kinh tế khu vực của các quốc gia thành viên ASEAN, là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020. Hai trụ cột còn lại là: Cộng đồng An ninh ASEAN và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN. Một trong những mục tiêu mà AEC hướng đến là tự do hoá thương mại, dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Hiện nay các nước ASEAN 6(Brunei, Thailand, Indonesia, Maylaysia, Indonesia, Singapore) đã thành lập liên minh thuế quan trong khi các CMLV (Cambodia, Myanmar, Laos, VietNam) đang từng bước dỡ bỏ hàng rào thuế quan theo lộ trình (Chirathivat & Srisangnam, 2013). Bên cạnh đó, với việc ký kết hiệp định TPP, biểu thuế tại Hiệp định cho thấy thuế xuất - nhập khẩu với nhiều mặt hàng sẽ được dỡ bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực như hàng dệt may, giày dép, cá ngừ, thịt động vật thuần chủng... Hiện nay, Việt Nam đã áp dụng mức thuế suất 0% cho gần 6900 dòng thuế có xuất xứ từ ASEAN. Và đến năm 2015, Việt Nam thực hiện cắt giảm thêm 1720 dòng thuế với mức thuế từ 5% xuống 0% theo Hiệp định ATIGA. Trong giai đoạn từ 2016 – 2018, Việt Nam tiếp tục cắt giảm thuế đối với 7% số mặt hàng nhạy cảm (Thông tư 165/2014/TT-BTC). Điều này dự báo sẽ gây ra sự sụt giảm đáng kê về nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam torng những năm tiếp theo. Như vậy, nếu không có nguồn thu bù đắp, tình trạng thâm hụt cán cân ngân sách sẽ ngày càng trở nên trầm trọng, dẫn đến hệ lụy về các vấn đề nợ công, lạm phát,… 2.2 cạnh tranh thuế từ các nước trong khu vực Không chỉ đối mặt với nguồn thu sụt giảm do thuếxuất nhập khẩu, chính sách thuế Việt Nam còn phải đối mặt với xu hướng cạnh tranh cắt giảm thuế nhằm thu hút đầu tư của các quốc gia thành viên. Chẳng hạn, về thuế thu nhập doanh nghiệp, lộ trình cắt giảm thuế của một số quốc gia Đông Nam Á từ năm 2007 – 2013 như sau: Bảng 1. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở một số nước Đông Nam Á Đơn vị: %. Tên nước Singapore Thailand Philippine 2007 20 30 35 2008 18 30 35 2009 18 30 30 2010 17 30 30 2011 17 30 30 2012 17 23 30 2013 17 20 30 s Indonesia Vietnam 30 28 30 25 28 25 25 25 25 25 25 25 25 25 Năm 2014: 22 Nguồn: ASEAN Tax guide (KPMG, 2013). Từ năm 2009, các quốc gia như Philippines và Indonesia bắt đầu hạ mức thuế suất doanh nghiệp xuống lần lượt là 30% và 25%. Và những năm sau đó, các quốc gia khác lần lượt “đua nhau” hạ mức thuế suất doanh nghiệp nhằm khuyến khích kinh doanh và đầu tư. Điển hình là Singapore hạ mức thuế doanh nghiệp xuống mức thấp 17% - quốc gia có mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp thấp nhất thứ 3 khu vực Châu Á – Thái bình dương (Malminderjit Singh, 2012). Tương tự, từ năm 2014 Việt Nam cắt giảm mức thuế suất xuống 22% và đến năm 2016 xuống 20% và Malaysia cũng giảm mức thuế xuống 24% vào năm 2016. Song song với những chính sách hạ mức thuế suất, các quốc gia cũng tranh nhau đưa ra những ưu đãi về thuế. Cụ thể, năm 2015, Ủy ban giám sát đầu tư của Thái Lan đã thông qua chương trình bao gồm việc tăng thời hạn miễn thuế thu nhập doanh nghiệp lên đến tám năm và thuế suất thu nhập doanh nghiệp đối với các công ty thuộc chương trình sẽ giảm xuống còn 10% đối với doanh nghiệp Thái và 0% đối với chi nhánh công ty nước ngoài (Dun & Bradstreet Vietnam, 2015). Và Malaysia chính thức miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 10 năm, tiếp cận nguồn vốn không hoàn lại về nghiên cứu và phát triển cho các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp. 3. Thực trạng về quản lý thuế ở Việt Nam Trình độ quản lý thuế của Việt Nam so với những quốc gia trong khu vực vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập. Theo báo cáo của World Bank Group (2015), số giờ khai nộp thuế ở Việt Nam vẫn ở mức rất cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Số giờ nộp thuế của Việt Nam là 872 giờ, trong đó thời gian doanh nghiệp làm các thủ tục thuế 537 giờ; thời gian làm các thủ tục về bảo hiểm xã hội 335 giờ. Bảng 2. Thời gian kê khai và nộp thuế của Việt Nam Chỉ số 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Xếp hạng 147/ 183 129/ 183 về thuế 151/ 183 145/ 185 149/ 189 173/ 189 Số lần 32 32 32 32 32 32 Thời gian 1,050 941 941 872 872 872 TMTS 40.1 33.1 40.1 34.3 35.2 40.8 Nguồn : World Bank Group Thời gian dành cho khai nộp thuế của doanh nghiệp ở Việt Nam năm 2014 còn cao gấp 3,3 lần so với trung bình thế giới; gấp 4,72 lần các nước OECD; và gấp 5,1 lần so với các nước trong ASEAN-6 (gồm các thành viên: Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan). Thủ tục hành chính rườm rà tại Việt Nam đã và đang trở thành rào cản vô hình khiến không ít nhà đầu tư e ngại.Vấn đề này đặt ra những thách thức to lớn cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, khi mà các nước ASEAN hướng đến thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN. 1200 1000 giờ 800 600 400 200 0 2005 2006 2007 Indones ia Si nga pore Vi etna m 2008 2009 2010 Brunei Da rus s al a m Thai l and World 2011 2012 2013 2014 Mal ays i a Phi l i ppi nes Biểu đồ 1: So sánh thời gian kê khai và nộp thuế giữa các nước ASEAN Số giờ nộp thuế của Việt Nam cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Các doanh nghiệp Việt Nam phải mất nhiều thời gian chuẩn bị tài liệu sổ sách, hồ sơ chứng từ do quy định thủ tục hành chính còn phức tạp. Nhiều quy định trong chính sách thuế của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, chưa rõ ràng, khác biệt so với quy định của kế toán; tờ khai thuế còn nhiều mẫu biểu, bảng kê, phụ lục; nhiều chỉ tiêu trong hồ sơ bị trùng lặp không cần thiết; việc kê khai điều chỉnh, đối chiếu hoá đơn mua/bán hàng hóa dịch vụ còn phức tạp,… làm tăng khối lượng công việc và thời gian của doanh nghiệp. 4. Kết luận và gợi ý chính sách Việt Nam đang có những bước đi mạnh mẽ, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, tự do hóa thương mại, đồng nghĩa với việc các nước thành viên dần loại bỏ thuế quan, sẽ tạo nên những thách thức to lớn đối với việc đảm bảo nguồn thu từ thuế như sụt giảm mạnh trong thuế xuất nhập khẩu, xu hướng cạnh tranh thuế trng khu vực và những yếu kém bất cập trong quản lý thuế hiện nay. Từ những khám phá trên, bài nghiên cứu gợi ý một số ý tưởng về chính sách thuế trong bối cảnh hội nhập hiện nay: Đối với Việt Nam, trong bối cảnh chính sách hài hòa thuế chưa được hình thành, chính sách thuế cần phải thay đổi một cách cẩn trọng, cần đặt trong một bức tranh tổng thể nhằm đưa ra chính sách phù hợp. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam cần chú trọng quản lý và khai thác nguồn thu hiện tại hiệu quả hơn; nâng cao chất lượng quản lý thuế, cải cách thủ tục, quy trình kê khai, nộp thuế, hoàn thuế và kiểm tra thuế. Bên cạnh đó, các nguồn thu chưa tương xứng tiềm năng và các nguồn thu mới như thuế thu nhập cá nhân, thuế bảo vệ môi trường, thuế tài sản cần được nghiên cứu và khai thác. Ở phương diện chi tiêu công, chính phủ cần kiểm soát và thực hiện chi tiêu công hiệu quả, tránh đầu tư dàn trải nhằm giảm áp lực cho nguồn thu ngân sách nhà nước. Các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cần được đẩy mạnh nhằm mở rộng cơ sở đánh thuế, qua dó, gia tăng nguồn thu từ thuế. Tài liệu Tham khảo KPMG 2013, 'ASEAN Tax guide: Overview', KPMG. Chirathivat, S., & Srisangnam, P. (2013). The 2030 Architecture of Association of Southeast Asian Nations Free Trade Agreements. Tokyo: Asian Development Bank Institute. Dun & Bradstreet Vietnam, 2015. Cập nhật rủi ro quốc gia: Tiêu điểm Thái Lan – Hoạt động kinh doanh trở lại bình thương, tr.1. Sử Đình Thành, Trần Trung Kiên và Bùi Thành Trung, 2015. Reforms of tax system in Vietnam in response to international intergration commitments until 2020, Journal of Economic development, số 22 tháng 4/2015, tr.2-26. Thu Trà, 2008. Lào giảm thuế nhập khẩu theo AFTA. Tại: [cập nhật ngày 27/09/2015]. World Bank. (2013). Doing Business 2014: Understanding Regulations for Small and Medium-Size Enterprises. World Bank Group: Washington, DC.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan