Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Tràn dầu

.DOCX
2
257
102

Mô tả:

Bài tổng hợp nhỏ về đề tài hóa học với môi trường
Tràn dầu là sự giải phóng hydrocarbon dầu mỏ lỏng vào môi trường do các hoạt động của con người. Tràn dầu thường xảy ra trong các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, phân phối và tàng trữ dầu khí và các sản phẩm của chúng. Ví dụ, các hiện tượng rò rỉ, phụt dầu, vỡ đường ống, vỡ bể chứa, tai nạn đâm va gây thủng tàu, đắm tàu, sự cố tại các dàn khoan dầu khí, cơ sở lọc hoá dầu v.v... làm cho dầu và sản phẩm dầu (mà dưới đây sẽ được gọi tắt là dầu) thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sinh thái và thiệt hại đến các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt động có liên quan đến khai thác và sử dụng các dạng tài nguyên thuỷ sản. Mặt khác, tràn dầu cũng được xem như sự giải phóng vào môi trường do rò rỉ tự nhiên từ các cấu trúc địa chất chứa dầu dưới đáy biển do các hoạt động của vỏ trái đất gây nên như động đất... Số lượng dầu tràn ra ngoài tự nhiên khoảng vài trăm lít trở lên có thể coi là sự cố tràn dầu. Tác động của tràn dầu đến môi trường Tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường và thời tiết ở từng địa bàn, từng thời gian cụ thể, ảnh hưởng của dầu đối vớimôi trường có những tác hại khác nhau. Các khu vực cần được bảo vệ trước nhất là các Nguồn nước cho sinh hoạt và Sản xuất, vùng nuôi trồng thuỷ sản, ruộng lúa ven biển, ruộng muối, rừng ngập mặn, đất ngập nước, bãi rong biển, rạn san hô, các bãi biển nằm trong Khu du lịch, các khu dân cư và các điểm di tích lịch sử. Sự cố tràn dầu sảy ra, thường gây hâu quả môi trường nghiêm trọng, nhất là tại các sông, vùng cửa sông, vịnh và vùng biển ven bờ. Tổ chức, cá nhân sinh sống và có các hoạt động phát triển ven sông, ven biển, như đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển, làm muối, nông nghiệp v.v... thường bị tác hại trực tiếp về kinh tế và đời sống. Do dầu nổi trên mặt nước làm ánh sáng giảm khi xuyên vào trong nước, nó hạn chế sự quang hợp của các thực vật biển và phytoplankton. Điều này làm giảm lượng cá thể của hệ động vật cà ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái. Các thành phần hidrocacbon nhẹ trong dầu, lưu huỳnh, ni-tơ gặp ánh sáng, nhiệt độ, bốc hơi lên sẽ gây ô nhiễm nguồn không khí. Các kim loại nặng, lưu huỳnh và các thành phần khác sẽ lắng xuống và tích tụ dưới đáy biển gây ô nhiễm cho các loài thủy sinh ở tầng đáy, như san hô và các loại khác. Chim và các động vật có vú biển bị dính dầu cũng bị ảnh hưởng. Dầu phủ lên bộ lông của rái cá và hải cẩu làm giảm khả năng trao đổi chất và làm giảm thân nhiệt. Khi ăn phải dầu, động vật sẽ bị chứng mất nước và giảm khả năng tiêu hóa. Trong dầu thô, ngoài thành phần chính là hydrocacbon, nó còn chứa quá nhiều thành phần chưa được loại bỏ như lưu huỳnh, ni-tơ và các kim loại nặng khác. Hệ sinh thái biển bao gồm nhiều các vi sinh vật, các vật chất hữu cơ giúp duy trì và tạo ra các vi sinh vật đó. Cá tôm và các loài thủy sinh sống được cũng là nhờ nguồn này. Khi dầu loang, nó sẽ làm các nguồn vi sinh này chết đi, dẫn đến chuỗi thức ăn của chúng bị ảnh hưởng. Một số biện pháp khắc phục sự cố tràn dầu Ngăn ngừa và khác phục sự cố tràn dầu là công việc hết sức cần thiết, nhưng phức tạp và khó khăn, đòi hỏi sự tổ chức, phối hợp mau lẹ và việc áp dụng các kỹ thuật phù hợp. Việc ngăn, quây dầu tràn có thể được tiến hành bằng các công cụ kỹ thuật cao hoặc đơn giản như sử dụng phao ngăn dầu chuyên dùng hoặc dùng tre nứa kết thành phao ngăn, sau đó nhanh chóng thu gom bằng mọi cách, từ bơm hút cho đến vớt thủ công; có thể dùng rơm rạ hoặc các loại vật liệu xốp dễ ngấm dầu thả xuống nước cho dầu thấm vào, sau đó vớt lên gom giữ vào nơi an toàn. Trường hợp tràn dầu ngoài khơi, xa bờ, có thể xem xét dùng chất phân tán dầu nhằm ngăn không cho dầu có khả năng loang vào gây ô nhiễm đến bờ, bởi những khu vực này thường là các khu vực nhạy cảm, là nơi sinh sống của các loại động thực vật, các khu bảo tồn thiên nhiên ven biển, các khu rừng ngập mặn cần được ưu tiên bảo vệ. Khi dầu đã lan và dạt vào bờ, cần nhanh chóng và bằng mọi biện pháp, mọi phương tiện, từ thô sơ (như xẻng, xô, chậu ...) cho tới hiện đại (như xe hút nước, bơm dầu, xe ủi, ô tô tải...) tổ chức thu gom váng dầu , cặn dầu. Váng dầu, cặn dầu và các vật liệu bám dầu (như đất, cát, cành cây, rác bám dầu v.v...) cần gom về một nơi, ngăn quây cách ly không cho thấm ra môi trường xung quanh và sẽ được cơ quan chuyên môn hướng dẫn xử lý. Ngoài các biện pháp cần thiết khẩn cấp nêu trên, các nước tiên tiến đã sử dụng các công cụ hỗ trợ để giúp công tác khắc phục sự cố có hiệu quả hơn như: sử dụng vệ tinh để theo dõi các vệt dầu loang theo hướng gió hoặc thủy triều để có biện pháp xử lý kịp thời. Dùng các loại tàu và phao chuyên dụng để rải chất phân tán hoặc ngăn chặn các vết dầu loang giúp cho việc thu gom được dễ dàng. Ngoài các hóa chất phân tán, một biện pháp khác là dùng các vi sinh vật hoặc các tác nhân sinh học nhằm phân tán hoặc phân hủy dầu. Kết luận Tràn dầu ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sinh thái dù ở bất cứ địa điểm nào. Những ảnh hướng và thiệt hại của nó tới môi trường khó mà đánh giá được. Chi phí khắc phục cho những sự cố tràn dầu là rất lớn, có khi lên đến hàng tỷ đô la tùy theo mức độ nghiêm trọng. Theo đánh giá, chi phí khắc phục cho sự cố tràn dầu tùy thuộc vào loại dầu tràn và tùy theo từng khu vực gần bờ hoặc xa bờ. Theo ước tính, để xử lý và khắc phục cho 1 thùng dầu thô vào khoảng 300-600 $ ở những nới có điều kiện tiêu chuẩn tương đối thấp. Ở một số nơi khác có thể lên đến 1200-2400$ cho 1 thùng dầu thô ở cùng điều kiện. Nguyên nhân tràn dầu  *Trên đất liền:  + Rạn nứt các thể tích các ống dẫn dầu: có thế do động đất, các mối hàn không đảm bảo chất lượng nên xảy ra  trường hợp rạn nứt mối hàn khiến dầu bị tràn ra môi trường.  + Do phụt bể chứa: Các bể chứa chỉ có một thể tích nhất định, khi lượng dầu được xả vào bể quá mức sẽ gây ra  hiện tưỡng tràn hoặc do sự thay đổi thời tiết làm cho thể tích dầu tăng lên cũng là nguyên nhân làm dầu từ các bể  chứ trào ra.  + Rò rỉ từ quá trình tinh chế, lọc dầu.  + Rò rỉ từ quá trình khai thác, thăm dò trên đất liền.  * Trên biển:  + Rò rỉ từ các tàu thuyền hoạt động ngoài biển và trong các vịnh: Các tàu thuyền đều sử dụng nguồn nhiên liệu là  dầu do đó khi các bình chứ dầu của thuyền không đảm bảo chất lượng khiến dầu bị rò rỉ ra biển.  + Rò rỉ từ các giếng khoan dầu trên vùng biển thềm lục địa: Công tác xây dựng không đảm bảo làm cho dầu từ các  giếng này đi ra môi trường.  + Các sự cố tràn dầu do tàu và sà lan trở dầu bị đắm hoặc va đâm: Đây là nguyên nhân rất nguy hiển không những  tổn thất về mặt kinh tế, môi trường mà còn đe dọa tới tính mạng con người.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan