Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Trách nhiệm xã hội của ngành ngân hàng đối với sự gắn kết của người lao động tại...

Tài liệu Trách nhiệm xã hội của ngành ngân hàng đối với sự gắn kết của người lao động tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình dương

.PDF
121
1
62

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN SONG HẢO HẢO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ GẮN KẾT CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ NGÀNH: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2021 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN SONG HẢO HẢO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ GẮN KẾT CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ NGÀNH: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỒNG THU -------------------------------- BÌNH DƯƠNG – 2021 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn! Ban Giám hiệu trường Đại học Thủ Dầu Một, các Giảng viên tham gia giảng dạy đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Dương và đồng nghiệp đã tạo điều kiện, hỗ trợ, giúp đỡ em tham gia và hoàn thành khóa học này. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Nguyễn Hồng Thu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Nhóm các chuyên gia đã hỗ trợ, đóng góp ý kiến thảo luận để em hoàn thiện luận văn. Sau cùng xin cảm ơn các Anh/Chị học viên ngành Quản trị Kinh doanh và gia đình đã động viên, giúp đỡ, chia sẻ ý tưởng và cung cấp cho em những thông tin, tài liệu có liên quan trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Trân trọng cảm ơn! i MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i MỤC LỤC ..............................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... v DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. vi DANH MỤC HÌNH .............................................................................................viii MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Sự cần thiết của nghiên cứu .............................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung............................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2 2.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4 4.1 Phương pháp định tính ...................................................................................... 4 4.2 Phương pháp định lượng .................................................................................... 4 4.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi.................................................................................... 4 4.2.2 Các công cụ định lượng ................................................................................ 5 4.3 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 6 4.4 Chọn mẫu điều tra ............................................................................................. 7 5. Tổng quan nghiên cứu trước ............................................................................. 8 6. Ý nghĩa nghiên cứu .......................................................................................... 14 7. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................ 14 8. Cấu trúc nghiên cứu ........................................................................................ 15 Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU................................................ 166 ii 1.1 Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của ngành ngân hàng ......................... 16 1.1.1 Trách nhiệm xã hội ....................................................................................... 16 1.1.2 Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội ........................................................... 18 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và tác dụng của thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ............................................................ 21 1.1.4 Trách nhiệm xã hội của ngành ngân hàng...................................................... 24 1.2 Cơ sở lý luận về sự cam kết gắn bó với tổ chức ........................................... 27 1.3 Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của ngành ngân hàng với sự cam kết gắn bó của người lao động với tổ chức ............................................................... 30 1.4 Lý thuyết về trách nhiệm xã hội và sự gắn kết tổ chức ............................... 32 1.5 Đề xuất giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu ............................... 33 1.5.1 Đề xuất giả thuyết nghiên cứu ....................................................................... 33 1.5.2 Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 36 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 37 Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN TẠI BIDV BÌNH DƯƠNG ................................................................................................................ 38 2.1 Giới thiệu về BIDV Bình Dương ................................................................... 38 2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển....................................................................... 38 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của BIDV Bình Dương ........................................................ 39 2.1.3. Lĩnh vực hoạt động ...................................................................................... 41 2.2 Thực trạng về sự gắn kết của người lao động tại BIDV Bình Dương ......... 41 2.2.1 Công tác nhân sự và đào tạo tại Chi nhánh trong năm 2020 .......................... 41 2.2.2 Các chính sách lương, thưởng đối với người lao động .................................. 43 2.2.3 Thực trạng về gắn kết của người lao động..................................................... 47 2.3 Kết quả nghiên cứu định lượng..................................................................... 51 2.3.1 Thống kê mô tả ............................................................................................. 51 2.3.2 Kiểm định độ tin cậy..................................................................................... 54 2.3.3 Phân tích nhân tố khám phá .......................................................................... 55 2.3.4 Phân tích tương quan .................................................................................... 57 2.3.5 Phân tích hồi quy .......................................................................................... 59 iii 2.3.6 Kiểm định sau hồi quy .................................................................................. 61 2.3.7 Kiểm định sự khác biệt về cam kết gắn bó của nhân viên.............................. 62 2.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu....................................................................... 63 Kết luận chương 2 ................................................................................................. 64 Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ GẮN KẾT CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI BIDV BÌNH DƯƠNG ........................................................................................... 66 3.1. Kết luận ......................................................................................................... 66 3.2. Cơ sở đề xuất các giải pháp .......................................................................... 66 3.3. Một số giải pháp nâng cao sự gắn kết của người lao động tại BIDV Bình Dương................................................................................................................... 67 3.3.1 Nâng cao trách nhiệm với người lao động ..................................................... 67 3.3.2 Lấy trách nhiệm với khách hàng là trung tâm ............................................... 71 3.3.3 Tiếp tục thực hiện tốt trách nhiệm với các bên liên quan xã hội .................... 72 3.3.4 Thực hiện trách nhiệm với cơ quan công quyền ............................................ 73 3.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo...................................... 74 Kết luận chương 3 ............................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 76 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 1 PHỤ LỤC 1. DANH SÁCH CHUYÊN GIA (gồm lãnh đạo tại BIDV Bình Dương) ................................................................................................................... 1 PHỤ LỤC 2. NỘI DUNG THẢO LUẬN NHÓM CHUYÊN GIA ...................... 2 PHỤ LỤC 3. KẾT QUẢ ĐIỀU CHỈNH THANG ĐO THEO TỔNG HỢP Ý KIẾN CHUYÊN GIA ............................................................................................ 5 PHỤ LỤC 4. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT........................................................ 8 PHỤ LỤC 5. KẾT QUẢ SPSS ............................................................................ 11 PHỤ LỤC 6. MÃ HÓA THANG ĐO .................................................................. 25 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV Bình Dương Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương HĐLĐ Hợp đồng lao động PGD Phòng giao dịch TMCP Thương mại cổ phần v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Tổng quan các nghiên cứu trước đây ...................................................... 12 Bảng 2.1 Cơ cấu nhân sự tại BIDV Bình Dương ................................................... 39 Bảng 2.2 Thống kê biến động nhân sự tại BIDV Chi nhánh Bình Dương .............. 47 Bảng 2.3 Thống kê về nhận định trách nhiệm đối với các bên liên quan xã hội 48 Bảng 2.4: Thống kê về nhận định trách nhiệm đối với người lao động................... 49 Bảng 2.5: Thống kê về nhận định trách nhiệm đối với khách hàng và cơ quan công quyền .................................................................................................................... 50 Bảng 2.6: Thống kê về nhận định sự gắn kết của người lao động........................... 51 Bảng 2.7: Kết quả thống kê theo giới tính. ............................................................. 52 Bảng 2.8: Kết quả thống kê theo trình độ. .............................................................. 52 Bảng 2.9: Kết quả thống kê theo thâm niên. .......................................................... 53 Bảng 2.10: Kết quả thống kê theo bộ phận công tác............................................... 53 Bảng 2.11 Kết quả đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .......... 54 Bảng 2.12: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's cho các biến độc lập ................. 56 Bảng 2.13: Kết quả ma trận xoay các nhân tố các biến độc lập .............................. 56 Bảng 2.14 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's đối với biến phụ thuộc ............... 57 Bảng 2.15 Kết quả ma trận xoay nhân tố biến phụ thuộc ....................................... 57 Bảng 2.16 Ma trận tương quan giữa các biến ......................................................... 58 Bảng 2.17 Mô hình tóm tắt (Model Summaryb) ..................................................... 59 Bảng 2.18: Kết quả ANOVA ................................................................................. 59 Bảng 2.19 Các thông số của từng biến trong phương trình hồi qui ......................... 60 Bảng 2.20 Kết quả kiểm định sự khác biệt về sự cam kết gắn bó theo giới tính 62 Bảng 2.21 Kết quả phân tích One- Way ANOVA cho thấy sự khác biệt sự cam kết gắn bó theo trình độ ............................................................................................... 63 Bảng 2.22 Kết quả phân tích One- Way ANOVA cho thấy sự khác biệt sự cam kết gắn bó theo thâm niên công tác.............................................................................. 63 Bảng 2.23 Kết quả phân tích One- Way ANOVA cho thấy sự khác biệt sự cam kết gắn bó theo bộ phận công tác................................................................................. 63 vi Bảng 3.1 Mức độ tác động các yếu tố trách nhiệm xã hội ngành ngân hàng đến sự gắn kết tại BIDV Bình Dương chuẩn hóa ..................................................................... 67 vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 7 Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 37 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tồ chức BIDV Bình Dương ....................................................... 39 Hình 2.1: Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa ........................................................ 61 Hình 2.2 Đồ thị tần số Histogram .......................................................................... 61 viii MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu Vấn đề trách nhiệm xã hội ngày nay luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội cũng như của các tổ chức. Trách nhiệm xã hội của các tổ chức có nghĩa là các tổ chức không chỉ cần đạt mục tiêu về mặt lợi nhuận hoặc quan tâm đến chi phí mà cần phải thể hiện trách nhiệm với xã hội thông qua mang lại các lợi ích nhất định cho xã hội, cộng đồng. Đối với ngành ngân hàng, trách nhiệm xã hội cũng thể hiện qua việc mang lại lợi ích xã hội cho cộng đồng, cho khách hàng và các giá trị lợi ích này phải mang tính chất bền vững. Theo tác giả Lê Phước Hương và Lưu Tiến Thuận (2017), các ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) tại Việt Nam thường quan tâm đến trách nhiệm với cổ đông, nhân viên, khách hàng. Ngày nay, sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng TMCP không chỉ ở khía cạnh thị trường, khách hàng mà còn ở khía cạnh thu hút nhân viên. Do đó, việc giữ chân nhân viên giỏi làm việc tại các Ngân hàng TMCP cũng là một bài toán cần được giải quyết hợp lý. Theo Glavas và Kelley (2014), vấn đề nhận thức về trách nhiệm xã hội có tác động tích cực đến sự gắn kết của người lao động nói chung. Azim và cộng sự (2014) cũng khẳng định trách nhiệm xã hội có tác động đồng biến đến sự gắn kết của nhân viên trong tổ chức tại các ngân hàng ở Ả Rập Xê Út. Như vậy, các nghiên cứu trên thế giới trong những năm gần đây cũng rất quan tâm đến tác động trách nhiệm xã hội đối với hành vi của người lao động trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là sự gắn kết của người lao động. Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên trong lĩnh vực Ngân hàng. Lê Phước Hương và Lưu Tiến Thuận (2017) dừng lại ở việc nghiên cứu các khía cạnh về trách nhiệm xã hội của các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Mai và cộng sự (2020) cũng nghiên cứu về tác động trách nhiệm xã hội đối với sự gắn kết người lao động ở các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội đối với sự gắn kết người lao động ở các Ngân hàng là cấp thiết. -1- Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Dương (BIDV Bình Dương) luôn có chính sách nhân sự cũng như xây dựng văn hóa tổ chức, thể hiện trách nhiệm xã hội nên bước đầu giữ chân được các nhân viên giỏi. Tuy nhiên, sự cạnh tranh gay gắt về nhân sự giỏi thời gian gần đây cũng dẫn đến biến động nhân sự tại đơn vị. Từ đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội của ngành ngân hàng đối với sự gắn kết của người lao động tại đơn vị cũng trở nên cấp thiết. Theo số liệu thống kê của phòng Tổ chức – Hành chính, số lượng nhân sự biến động nghỉ việc trung bình mỗi năm trong 3 năm gần nhất là 11 người (nếu xét trong giai đoạn 2018 – 2020). Chính vì vậy, nghiên cứu này chọn đề tài: “Trách nhiệm xã hội của ngành ngân hàng đối với sự gắn kết của người lao động tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Dương”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội của ngành ngân hàng với sự gắn kết của người lao động tại BIDV Bình Dương. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự gắn kết của nhân viên tại BIDV Bình Dương trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể Để thực hiện được các mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu tập trung giải quyết ba vấn đề cơ bản như sau: Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố thuộc trách nhiệm xã hội của ngành ngân hàng đối với sự gắn kết của người lao động tại BIDV Bình Dương. Đo lường mức độ tác động các yếu tố thuộc trách nhiệm xã hội của ngành ngân hàng đối với sự gắn kết của người lao động tại BIDV Bình Dương. Đề xuất các giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên tại BIDV Bình Dương. -2- 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Từ việc xác định các mục tiêu nghiên cứu cụ thể, đề tài tập trung vào việc giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau đây: Các yếu tố nào thuộc trách nhiệm xã hội của ngành ngân hàng có tác động đến sự gắn kết của người lao động tại BIDV Bình Dương? Mức độ tác động các yếu tố này như thế nào đến sự gắn kết của người lao động tại BIDV Bình Dương? Những giải pháp nào cần thực hiện để nâng cao sự gắn kết của nhân viên tại BIDV Bình Dương?. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố thuộc trách nhiệm xã hội của ngành ngân hàng có tác động đến sự gắn kết của người lao động tại BIDV Bình Dương. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội của ngành ngân hàng có tác động đến sự gắn kết của người lao động tại BIDV Bình Dương. Phạm vi không gian: Không gian nghiên cứu của đề tài là tại BIDV Bình Dương. Phạm vi thời gian: Dữ liệu thứ cấp của BIDV Bình Dương trong 3 năm 20182020. Dữ liệu sơ cấp từ khảo sát các nhân viên tại BIDV Bình Dương, số liệu khảo sát vào tháng 4/2021. Địa điểm và thời gian: Khảo sát tại địa bàn Bình Dương. -3- 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp định tính Phương pháp định tính thể hiện qua việc tổng quan các nghiên cứu và các lý thuyết liên quan đến trách nhiệm xã hội ngành ngân hàng, sự gắn kết của người lao động với tổ chức. Từ đó, đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố thuộc trách nhiệm xã hội của ngành ngân hàng có tác động đến sự gắn kết của người lao động tại BIDV Bình Dương. Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng cách phỏng vấn với 5 chuyên gia gồm lãnh đạo tại BIDV Bình Dương nhằm điều chỉnh thang đo cho phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị. 4.2 Phương pháp định lượng Sau khi tiến hành bằng bảng câu hỏi thang đo Likert 5 điểm (hoàn toàn không đồng ý → hoàn toàn đồng ý), kết quả khảo sát sẽ được làm sạch thông qua phần mềm SPSS và tác giả sử dụng các công cụ định lượng như: thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, hồi quy. Trong đó, phân tích hồi quy giúp xác định các yếu tố thuộc trách nhiệm xã hội của ngành ngân hàng có tác động đến sự gắn kết của người lao động tại BIDV Bình Dương cũng như đo lường tác động của các yếu tố này đến sự gắn kết của người lao động. Phương pháp chọn mẫu: đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, cụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Ban đầu, nghiên cứu lựa chọn tất cả người lao động tại BIDV Bình Dương để tiến hành khảo sát. Sau đó, nghiên cứu lựa chọn mẫu dựa trên sự thuận tiện, dễ tiếp cận để lấy thông tin và tiến hành khảo sát. Phương pháp chọn mẫu phi xác suất thuận tiện được sử dụng nhiều khi giới hạn về thời gian và chi phí thực hiện nghiên cứu. 4.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi Sau khi có kết quả phỏng vấn chuyên gia, tác giả tiến hành thiết kế và xây dựng bảng câu hỏi khảo sát chính thức. Tác giả đã thực hiện nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận nhóm 5 chuyên gia gồm các lãnh đạo ngân hàng BIDV Bình Dương, đa phần các chuyên gia đề đồng ý giữ lại 4 nhân tố tác động đến sự gắn bó -4- của người lao động. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần phải bổ sung, điều chỉnh một số câu hỏi. Nội dung của bảng câu hỏi: Phần 1: Giới thiệu nghiên cứu và lời cám ơn đối với đối tượng được khảo sát. Phần 2: Nội dung các câu hỏi khảo sát. Phần 3: Các thông tin cá nhân của đối tượng tham gia trả lời câu hỏi. 4.2.2 Các công cụ định lượng Đề tài nghiên cứu này thực hiện khảo sát đối với 180 người lao động đang làm việc tại BIDV Bình Dương nhằm xác định các yếu tố trách nhiệm xã hội của ngành ngân hàng với sự gắn kết của người lao động tại BIDV Bình Dương. Sau khi thu thập được dữ liệu, tác giả tiến hành nhập dữ liệu vào EXCEL và mã hóa vào phần mềm SPSS. Các công cụ chính được thực hiện như sau: Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng phương pháp phân tích Cronbach’s Alpha Mục đích tính toán hệ số này là để xác định mức độ chặt chẽ các mục câu hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Từ đó, các nhà nghiên cứu có thể loại bỏ các biến không phù hợp (đối với những biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại). Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 đến 0,7 có thể sử dụng được, tuy nhiên hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên vẫn có thể sử dụng được trong trường hợp nghiên cứu là khái niệm mới (theo Nunnally, 1978). Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Sau khi đánh giá độ tin cậy thang do bằng phân tích Cronbach’s Alpha, vấn đề tiếp theo là thang đo phải được đánh giá giá trị của nó. Hai giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) giúp đánh giá hai loại giá trị này (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Một số các chỉ số quan trọng trong phân tích nhân tố khám phá (EFA) bao gồm: Bartlett’s test of sphericity: đại lượng Bartlett là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định -5- này có ý nghĩa thống kê (Sig<0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) measure of sampling adequacy: là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (0,5 < KMO < 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Các tiêu chuẩn về Factor loading: theo Hair và cộng sự (1998,111) , các giá trị factor loading được thể hiện như sau: Factor loading > 0,3: số liệu nghiên cứu đạt mức tối thiểu và cỡ mẫu ít nhất phải là 350; Factor loading> 0,4: số liệu nghiên cứu được xem là quan trọng; Factor loading> 0,5: số liệu nghiên cứu được xem là có ý nghĩa thực tiễn và cỡ mẫu khoảng 100. Tiêu chí Eigenvalue là đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố và số lượng nhân tố được xác định ở nhân tố có Eigenvalue tối thiểu bằng 1 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết Thực hiện phân tích hồi quy để phân tích mô hình nghiên cứu, phân tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng với đề tài vì nó thể hiện mức độ tác động của từng yếu tố trách nhiệm xã hội của ngành ngân hàng tác động đến sự gắn kết của người lao động tại BIDV Bình Dương. Phương pháp hồi quy nghiên cứu về mối quan hệ, mối tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Ngoài ra, tác giả thực hiện kiểm định t-Test và one way ANOVA để kiểm định sự khác biệt về sự gắn kết của người lao động theo các nhóm khác nhau. 4.3 Quy trình nghiên cứu Sau khi tham khảo các nghiên cứu liên quan, tác giả đề xuất quy trình nghiên cứu của đề tài dựa trên hai bước chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. -6- Vấn đề nghiên cứu Cơ sở lý thuyết, tổng quan nghiên cứu Tìm khoảng trống nghiên cứu Xác định mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng Kết quả nghiên cứu Giải pháp Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu (Nguồn: Tác giả đề xuất) 4.4 Chọn mẫu điều tra Tác giả lựa chọn phương pháp chọn mẫu thuận tiện (phi ngẫu nhiên), điều này có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà tác giả có thể tiếp cận đối tượng để khảo sát. Lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn -7- đề nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng; hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), việc xác định kích thước mẫu là một việc không hề dễ dàng trong nghiên cứu khoa học. Kích thước mẫu cần cho nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp xử lý (hồi quy, phân tích nhân tố khám phá EFA), độ tin cậy. Việc sử dụng mẫu nghiên cứu càng lớn giúp kết quả phân tích càng chính xác nhưng lại mất nhiều thời gian và chi phí khi tiến hành thu thập dữ liệu nghiên cứu. Để tiến hành phân tích khám phá EFA, số mẫu nghiên cứu cần đạt ít nhất 5 mẫu tương ứng với một biến quan sát (theo Hair, Anderson, Tatham và Black, 1998). Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) lại cho rằng tỷ lệ này là 4 hoặc 5. Trong đề tài luận văn này có đến 23 tham số (biến quan sát) nên mẫu tối thiểu phải đạt: 23*5 = 115 mẫu. Trong đề tài này, tác giả sử dụng mẫu với quy mô là 180 được xem là phù hợp với quy tắc chọn mẫu và phản ánh được thực tế tổng thể. 5. Tổng quan nghiên cứu trước Hiện nay, một số tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội tổ chức đến sự gắn kết với tổ chức của người lao động. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên trong lĩnh vực Ngân hàng. Kweyama và cộng sự (2015) đã nghiên cứu về tác động trách nhiệm xã hội đến sự gắn kết của 380 nhân viên với tổ chức tại Công ty nhà nước Eskom, Nam Phi. Mục tiêu nghiên cứu nhằm đo lường tác động trách nhiệm xã hội đến sự gắn kết nhân viên với tổ chức. Nghiên cứu này áp dụng kiểm định Kruskal – Wallis để xem xét sự khác biệt về mối quan hệ trách nhiệm xã hội và sự gắn kết nhân viên theo các đặc trưng về nhân khẩu học như: độ tuổi, trình độ học vấn, bộ phận làm việc, vị trí và thâm niên. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy lãnh đạo tại Công ty cũng có nhận thức cao hơn -8- nhân viên về trách nhiệm xã hội của tổ chức. Tuy nhiên, nghiên cứu này có hạn chế là chưa khảo sát hết tất cả nhân viên tại Công ty. Nghiên cứu này cũng khẳng định ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội của tổ chức đến sự gắn kết của người lao động (bao gồm sự gắn kết về công việc và sự gắn kết với tổ chức). Kết quả cho thấy trách nhiệm xã hội của tổ chức đóng vai trò rất quan trọng như là một công cụ quản trị nhân sự nhằm tăng cường sự gắn kết của nhân viên nói chung. Kweyama và cộng sự (2015) đề xuất các nghiên cứu tiếp theo nhằm đánh giá ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội của tổ chức đến sự gắn kết của người lao động đối làm việc trong các ngành khác nhau. Mensah và cộng sự (2017) đã nghiên cứu về ảnh hưởng trách nhiệm xã hội đến sự gắn kết của các ngân hàng thương mại tại Ghana. Nghiên cứu này với mục tiêu đánh giá tác động trách nhiệm xã hội đến sự gắn kết của nhân viên ngành ngân hàng ở Ghana thông qua sử dụng mô hình hồi quy bội và 145 mẫu khảo sát gồm nhân viên làm việc ngành ngân hàng. Kết quả nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa trách nhiệm xã hội và sự thay đổi về sự gắn kết của nhân viên trong ngành ngân hàng tại đây (R bình phương đạt đến 54,1%). Nghiên cứu cũng đưa ra các hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự gắn kết cho nhân viên trong ngành ngân hàng. Ali và cộng sự (2010) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và sự gắn kết của nhân viên ngành ngân hàng ở Jordan. Mục tiêu nghiên cứu nhằm đưa ra bằng chứng thực nghiệm về tác động của trách nhiệm xã hội ngành ngân hàng đối với sự gắn kết của nhân viên tại Jordan, qua đó tác giả đã đưa ra các hàm ý nhằm nâng cao sự gắn kết của nhân viên tại đây. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bội với cỡ mẫu là 336 nhân viên làm việc trong lĩnh vực ngân hàng tại Jordan. Kết quả nghiên cứu cho thấy trách nhiệm xã hội bên trong có tác động đồng biến thống kê đến sự gắn kết của nhân viên ngành ngân hàng. Nghiên cứu cũng đưa ra một số hạn chế của đề tài để đưa ra thảo luận và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. Ngoài ra, Azim và cộng sự (2014) đã nghiên cứu về trách nhiệm xã hội, thái độ làm việc và hành vi của nhân viên trong trường hợp ngân hàng Ả Rập Xê Út. Nghiên -9- cứu này xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc trách nhiệm xã hội và sự hài lòng của nhân viên, sự gắn kết của nhân viên và hành vi của nhân viên tại Ngân hàng Ả Rập Xê Út. Đề tài này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu này áp dụng lý thuyết về định vị xã hội của Tajfel và Turner (1979), cũng như lý thuyết về trao đổi xã hội của Blau (2017). Kết quả nghiên cứu cho thấy có tác động dương của các yếu tố trách nhiệm xã hội đến sự hài lòng của nhân viên, sự gắn kết của nhân viên và hành vi của nhân viên tại Ngân hàng Ả Rập Xê Út. Nghiên cứu này nhận định yếu tố sự hài lòng của nhân viên đóng vai trò là biến trung gian thể hiện quan hệ tác động của trách nhiệm xã hội đến sự gắn kết của nhân viên và hành vi của nhân viên. Turker (2009) nghiên cứu về ảnh hưởng trách nhiệm xã hội đến sự gắn kết của tổ chức. Nghiên cứu này được thiết kế dựa trên việc lược khảo nhiều thành phần về trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với một tổ chức. Đề tài nghiên cứu áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu thực hiện khảo sát với 269 nhân viên làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố thuộc trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức gồm: trách nhiệm xã hội với các bên liên quan, trách nhiệm xã hội với nhân viên, trách nhiệm xã hội với khách hàng và trách nhiệm xã hội với chính phủ. Mai Đăng Tiến và cộng sự (2020) đã nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội đối với sự gắn kết của người lao động với tổ chức. Mục tiêu nghiên cứu nhằm đo lường tác động các yếu tố trách nhiệm xã hội đối với sự gắn kết của người lao động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Nghiên cứu áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng áp dụng khảo sát với 200 người lao động. Các yếu tố đo lường trách nhiệm xã hội với người lao động gồm: sức khỏe và an toàn, cân bằng công việc và cuộc sống, đào tạo và phát triển, tự chủ trong công việc và lợi ích. Trong khi đó, việc đo lường sự cam kết với tổ chức gồm ba thang đo chính gồm: cam kết tình cảm, cam kết duy trì và cam kết về quy phạm. Kết quả cho thấy hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự gắn kết của người lao động với tổ chức -10-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan