Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp việt nam hiện nay...

Tài liệu Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp việt nam hiện nay

.PDF
25
288
130

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _____________________________ NGUYỄN THỊ KIM CHI TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _____________________________ NGUYỄN THỊ KIM CHI TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS Mã số: 62 22 85 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Chủ tịch Hội đồng Khoa học GS. TS Hoàng Chí Bảo Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 1. PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn 2. TS. Hoàng Văn Luân Hà Nội - 2016 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..................................................... Error! Bookmark not defined. 1.1. Các học thuyết tiêu biểu và trào lưu điển hình về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ......................................................... Error! Bookmark not defined. 1.1.1. Các học thuyết tiêu biểu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpError! Bookmark not 1.1.2. Các trào lưu điển hình về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpError! Bookmark not d 1.2. Những công trình nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam ............................................................... Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Những công trình nghiên cứu về kết quả thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam ........................... Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Những công trình nghiên cứu về định hướng nâng cao việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tớiError! Bookmark not defin 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và hướng tiếp cận của luận án đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ......................................................... Error! Bookmark not defined. 1.3.1. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ..................................................... Error! Bookmark not defined. 1.3.2. Hướng tiếp cận của luận án đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpError! Bookmar Tiểu kết chương 1 ................................................. Error! Bookmark not defined. Chƣơng 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ...................................................... Error! Bookmark not defined. 2.1. Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpError! Bookmark not defined. 2.1.1. Khái niệm trách nhiệm, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ..................................................... Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Đặc điểm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpError! Bookmark not defined. 2.2. Nội dung và hình thức biểu hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpError! Bookmark not de 2.2.1. Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpError! Bookmark not defined. 2.2.2. Các hình thức biểu hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpError! Bookmark not de 2.3. Ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpError! Bookmark not def 2.3.1. Đối với doanh nghiệp .............................. Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Đối với xã hội .......................................... Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chương 2 ................................................. Error! Bookmark not defined. Chƣơng 3. THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 1 Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: MỘT SỐ KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾError! Bookmark not defined. 3.1. Phân loại và đặc điểm doanh nghiệp ở Việt NamError! Bookmark not defined. 3.1.1. Phân loại doanh nghiệp ở Việt Nam........ Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp ở Việt Nam và sự ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ........ Error! Bookmark not defined. 3.2. Một số kết quả trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và nguyên nhân của kết quả .................................. Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Một số kết quả trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpError! Bookmark 3.2.2. Nguyên nhân của kết quả ........................ Error! Bookmark not defined. 3.3. Một số hạn chế trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và nguyên nhân của hạn chế ................................. Error! Bookmark not defined. 3.3.1. Một số hạn chế trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpError! Bookmark 3.3.2. Nguyên nhân của hạn chế ....................... Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chương 3 ................................................. Error! Bookmark not defined. Chƣơng 4. CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG, KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAMError! Bookmark not defined 4.1. Cơ hội và thách thức đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay ................................. Error! Bookmark not defined. 4.2. Một số định hướng và khuyến nghị nâng cao hiệu quả việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tớiError! Bookmark not defined. Tiểu kết chương 4 ................................................. Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ................................................................. Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................. Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 11 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Doanh nghiệp ngày nay không chỉ đại diện cho mình mà còn đại diện cho quốc gia trên thế giới. Với vai trò trụ cột nền kinh tế, hơn bao giờ hết, doanh nghiệp đang có những cơ hội và trách nhiệm chứng tỏ vị thế của mình như một thiết chế kinh tế, một thực thể, một chủ thể quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội, sự tăng trưởng của đất nước, số lượng việc làm tương đối lớn, tham gia giải quyết những vấn đề của xã hội, đem lại sự thịnh vượng cho xã hội. Tuy nhiên, những hành vi kinh doanh thiếu trách nhiệm của doanh nghiệp gây ra những hậu quả như: nguy cơ kiệt quệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng kinh tế, các quyền lợi của người lao động không được bảo đảm, gian lận kinh doanh, hàng giả, hàng nhái ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng,… Những hậu quả này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội, môi trường sống của thế hệ sau mà chúng ta không thể không kiểm soát. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXH của DN) ra đời nhằm định hướng, kiểm soát và điều chỉnh những hành vi kinh doanh của chủ thể doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho xã hội phát triển bền vững hơn. Ngày nay, khách hàng toàn cầu không chỉ quan tâm tới giá cả, chất lượng hàng hoá và sản phẩm, mà họ còn quan tâm ngày càng nhiều hơn đến cách thức sản phẩm được sản xuất ra trong điều kiện môi trường và làm việc của người lao động có phù hợp hay không. Quan niệm về TNXH của DN đang có sự thay đổi căn bản; giờ đây, người dân, người lao động có quyền “đo doanh nghiệp”, điều đó thể hiện sức mạnh giám sát của cộng đồng đối với thái độ và trách nhiệm của doanh nghiệp. Với nhận thức ngày càng cao về sự phát triển bền vững của nền kinh tế cũng như của mỗi doanh nghiệp, dễ nhận thấy TNXH đã trở thành một trong những yêu cầu cấp thiết mà hầu hết các doanh nghiệp phải tuân thủ. Tuy nhiên, bản thân doanh nghiệp, nhà nước hay toàn xã hội nhận thức không đầy đủ về TNXH của DN dẫn đến việc thực hiện TNXH trên thực tế rất khác nhau. Có nhiều công trình, cách tiếp cận đối với vấn đề TNXH của DN nhằm chỉ ra nội dung, bản chất nhưng về cơ bản vẫn chưa có sự thống nhất khung lý thuyết. Cho đến nay, việc hoàn thiện khung lý thuyết vẫn đang được tiếp tục thực hiện. TNXH của DN đã được tiếp cận từ các góc nhìn kinh tế học, luật học, đạo đức học, khoa học về môi trường… Mỗi cách tiếp cận sự có ưu nhược điểm nhất định, đóng góp vào khung lý thuyết TNXH của DN, nhưng nếu chỉ nhìn TNXH ở từng khía 3 cạnh cụ thể, riêng biệt, không đặt nó trong sự ra đời, vận động, phát triển của bản thân doanh nghiệp và xã hội thì sẽ không thể nhận thức và thực hiện TNXH của DN một cách toàn diện. Vì vậy, tiếp cận TNXH của DN dưới góc độ triết học góp phần khái quát hóa vấn đề trên ở tầm nhận thức xã hội, tư tưởng xã hội, xây dựng định hướng thực hiện TNXH của DN một cách hệ thống; lý giải biện chứng về bản chất hiện tượng TNXH của DN, từ quá trình nhận thức đến hành động thực tiễn, xu hướng vận động của nó. TNXH của DN được coi như một hoạt động tất yếu doanh nghiệp phải thực hiện ngay từ khi ra đời. Doanh nghiệp không thể có điều kiện thì làm, không có điều kiện thì không làm. Doanh nghiệp cũng không thể làm do sức ép từ bên ngoài mà xuất phát từ chính vì lợi ích của bản thân doanh nghiệp và vì lợi ích của xã hội. Doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích từ việc thực hiện TNXH của DN như: góp phần xây dựng thương hiệu mạnh, gia tăng doanh thu, lợi nhuận, thu hút vốn đầu tư, nhân tài, cải thiện mối quan hệ với chính quyền, với người lao động, không ngừng phát triển sản phẩm mới, tạo dựng lòng tin với khách hàng và xã hội. Uy tín cũng như sức cạnh tranh của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả kinh doanh và những việc làm cụ thể mang tính xã hội của doanh nghiệp đó. Để thay đổi hành vi thực hiện TNXH của DN trước hết chủ thể doanh nghiệp phải thay đổi từ nhận thức của mình và sau đó là sự tác động của chủ thể khác trong xã hội. Nếu chưa nhận thức đúng thì việc thực hiện chỉ mang tính manh mún, lẻ tẻ và tự phát vì lợi nhuận của doanh nghiệp chứ chưa vì lợi ích của xã hội. Ở Việt Nam, doanh nghiệp có những bước phát triển mạnh mẽ. Việt Nam đã trở thành một trong số các nước xuất khẩu lớn trên thế giới về hàng dệt, may mặc, da giầy, nông, thuỷ sản, đồ gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ... Xuất khẩu đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu mà ở đó các nguyên tắc thương mại mang tính ràng buộc được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, nhận thức và thực tiễn thực hiện TNXH của DN ở Việt Nam đang gặp những khó khăn nhất định, bởi đây vẫn là vấn đề mới mẻ, chỉ xuất hiện vài thập niên gần đây và còn ít doanh nghiệp quan tâm. Đa phần các doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít, thiếu kinh nghiệm hoạt động trong kinh tế thị trường, do đó các chủ doanh nghiệp mới chỉ quan tâm tới số lượng, ít nhiều tới chất lượng sản phẩm, chưa quan tâm tới lợi ích người lao động, người tiêu dùng, cộng đồng xã hội; hoạt động bảo vệ môi trường... Nhận thức về TNXH của DN chỉ đơn giản là xây dựng hình ảnh của doanh 4 nghiệp để thu hút các nhà đầu tư, khách hàng hoặc làm từ thiện. Trên thực tế, các hành vi thiếu TNXH của DN gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới đời sống xã hội khiến dư luận bức xúc như lén lút xả chất thải độc hại, gây ô nhiễm môi trường, nhập khẩu rác thải công nghiệp, gian lận, trốn thuế, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm hại quyền lợi của người tiêu dùng, không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, hàng nghìn tai nạn lao động, ngộ độc thức ăn của công nhân ở các khu công nghiệp... Mặt khác, khi tham gia WTO, ký các hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TTP), Việt Nam chính thức bước vào sân chơi quốc tế. TNXH của DN như là một “luật chơi”, nếu muốn hội nhập thị trường khu vực và thế giới, doanh nghiệp phải tuân thủ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế như hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam phải tìm những hướng đi có tính chiến lược và phát triển bền vững. Doanh nghiệp Việt Nam buộc phải đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về quan hệ lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường… Những tiêu chuẩn TNXH đó, nếu doanh nghiệp không thực hiện, các đối tác, khách hàng sẽ tẩy chay. Hơn nữa, trong quá trình hội nhập kinh tế, các hàng rào thuế quan được bãi bỏ thay vào đó là những hàng rào phi thuế quan như hàng rào kỹ thuật, an ninh con người,... Chúng được lập ra nhằm bảo hộ cho hàng hóa nội địa. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải thực hiện hàng rào đó nếu muốn xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế. Vấn đề thực thi TNXH là việc rất mới đối với doanh nghiệp Việt Nam, song đây là xu hướng tất yếu khi Việt Nam bước vào quá trình hội nhập và phát triển kinh tế thị trường. Việc thực thi TNXH sẽ là một trong những giải pháp giúp các doanh nghiệp Việt Nam thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo dựng uy tín, thiện cảm với đối tác và tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh để vươn tới thị trường khu vực và thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ động thực hiện TNXH sẽ góp phần tạo ra sản phẩm với thương hiệu Việt vươn ra thị trường quốc tế. Mặc dù là quốc gia đi sau trong việc tiếp cận vấn đề TNXH của DN nhưng Việt Nam cần hiểu đúng và cập nhật để hội nhập với các tiêu chuẩn về TNXH của DN của thế giới, từ đó thực hiện tốt TNXH của DN ngay từ đầu. Vì vậy, nghiên cứu TNXH của DN cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn để nhận thức đúng bản chất và thúc đẩy việc thực hiện TNXH của DN. Những câu hỏi như cần hiểu như thế nào cho đúng bản chất của hiện tượng TNXH của DN; việc thực hiện TNXH của DN ở Việt Nam đã đạt những kết quả, 5 có hạn chế gì; những cơ hội và thách thức đối với việc thực hiện TNXH của DN ở Việt Nam ra sao; những định hướng nào cho doanh nghiệp Việt Nam nâng cao hiểu quả việc thực hiện TNXH trong thời gian tới… Trả lời cho những câu hỏi trên có ý nghĩa thực tiễn đối với xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách phát triển doanh nghiệp và phát triền kinh tế của Việt Nam. Phát triển kinh tế làm sao phải vừa đạt tốc độ tăng trưởng bền vững, vừa phải bảo vệ được các lợi ích công cộng và mục tiêu xã hội, môi trường sinh thái. Vì những lý do trên, tôi chọn vấn đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận về TNXH của DN, những kết quả, hạn chế trong việc thực hiện TNXH của DN ở Việt Nam những năm gần đây, luận án đề xuất một số định hướng, khuyến nghị nâng cao hiệu quả việc thực hiện TNXH của DN ở Việt Nam trong thời gian tới. Nhiệm vụ: Để đạt mục đích trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ sau: - Tổng quan các công trình nghiên cứu về TNXH của DN và đưa ra hướng tiếp cận mới của luận án. - Nêu và phân tích một số vấn đề lý luận về TNXH của DN: Khái niệm, đặc điểm, nội dung, hình thức, ý nghĩa của thực hiện TNXH của DN. - Phân tích kết quả, hạn chế trong việc thực hiện TNXH của DN ở Việt Nam những năm gần đây và chỉ ra nguyên nhân của kết quả, hạn chế đó. - Phân tích những cơ hội; thách thức đối với việc thực hiện TNXH ở Việt Nam hiện nay và đề xuất một số định hướng, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện TNXH của DN ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: TNXH của DN ở Việt Nam hiện nay. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về thời gian: Từ 2006 đến nay (cần nghiên cứu hiện tượng TNXH của DN trong một quá trình để thấy sự vận động, phát triển và xu hướng tất yếu của nó. Vì vậy, tác giả lựa chọn nghiên cứu đối tượng khoảng mười năm trở lại đây. Năm 2006 cũng là năm đánh dấu sự gia nhập WTO của Việt Nam, khởi nguồn của trào lưu thực hiện TNXH của DN). - Phạm vi về không gian: Ở Việt Nam - Phạm vi về nội dung: Từ cách tiếp cận và luận giải TNXH của DN dưới góc 6 nhìn triết học, luận án nêu một số vấn đề lý luận về TNXH của DN đồng thời nhận diện, phân tích khái quát kết quả, hạn chế trong việc thực hiện TNXH của DN ở Việt Nam những năm gần đây, từ đó đề xuất một số định hướng, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện TNXH của DN ở Việt Nam trong thời gian tới. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện dựa trên quan điểm của triết học Mác Lênin, chủ yếu là phép biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng và nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, về sự phát triển của sự vật, hiện tượng; đồng thời, luận án được triển khai dựa trên chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về phát triển doanh nghiệp, phát triển đất nước, nhất là về phát triển kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Luận án cũng tiếp thu những kết quả của những công trình trong và ngoài nước trong những năm vừa qua có liên quan đến vấn đề TNXH của DN. - Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện dựa trên phương pháp luận biện chứng duy vật với việc sử dụng một số phương pháp khác như: logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, thống kê, so sánh, quan sát,… Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Luận án tiếp cận vấn đề TNXH của DN từ góc độ của CNDVBC và CNDVLS, cụ thể tác giả sử dụng chủ yếu 3 cặp phạm trù: cái chung – cái riêng, nội dung - hình thức, nguyên nhân - kết quả, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, nguyên lý về sự phát triển trong việc xây dựng, phân tích khái niệm, đặc điểm, nội dung, hình thức của hiện tượng TNXH của DN nhằm tìm ra bản chất, tất yếu, phổ biến của hiện tượng này. Ngoài ra, tác giả sử dụng quan điểm của triết học về mối quan hệ giữa CSHT và KTTT, giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, từ nhận thức đến tư duy hành động, quy luật mâu thuẫn biện chứng làm cơ sở xây dựng và phân tích quá trình thực hiện TNXH của DN ở Việt Nam. Phương pháp lôgic - lịch sử: Xem xét tính lịch sử, tính lôgic của quá trình phát triển hiện tượng TNXH của DN về mặt lý luận cũng như quá trình thực hiện TNXH của DN ở Việt Nam những năm qua, từ đó đánh giá, đề xuất một số định hướng thúc đẩy thực hiện TNXH của DN hiệu quả ở Việt Nam trong thời gian tới. Phương pháp phân tích - tổng hợp: Trên cơ sở phân tích tài liệu trong và ngoài nước về vấn đề TNXH của DN, tác giả tổng hợp các kết quả nghiên cứu đó, đưa ra 7 quan điểm, nhận định của tác giả về vấn đề TNXH của DN ở Việt Nam trên bình diện lý luận và thực tiễn. Các tài liệu thứ cấp đó đã giúp tác giả có những dữ liệu minh chứng cho luận điểm dưới góc độ triết học của mình. Phương pháp thống kê, so sánh: Tác giả tiến hành thu thập, thống kê những tài liệu, số liệu liên quan đến vấn đề TNXH của DN ở Việt Nam và thế giới, so sánh các công trình, số liệu sau đó tổng hợp lại trong một số nhận xét và bảng biểu. Các số liệu thứ cấp sử dụng trong luận án chủ yếu được cung cấp bởi Tổng Cục Thống kê, Bộ, ban ngành, các hiệp hội, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp về quá trình nhận thức và thực hiện TNXH của DN ở Việt Nam như một minh chứng cho những luận điểm của luận án. Phương pháp quan sát: Tác giả luận án quan sát những động thái của một số doanh nghiệp trong việc thực hiện TNXH của DN; cách thức quản lý, xử phạt của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp vi phạm TNXH của DN; phản ứng của dư luận xã hội đối với hành vi của doanh nghiệp không có TNXH. 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Về mặt lý luận, các nghiên cứu về TNXH của DN có ý nghĩa như thế nào đối với quá trình nhận thức và thực tiễn thực hiện TNXH của DN ở Việt Nam? - Tại sao phải nghiên cứu TNXH của DN từ góc độ triết học. - Thực hiện TNXH của DN ở Việt Nam có những hạn chế gì trong những năm qua và tại sao? - Định hướng nào khắc phục những hạn chế đó? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu - Các nghiên cứu về TNXH của DN có ý nghĩa nhất định đối với quá trình nhận thức và thực tiễn thực hiện TNXH của DN ở Việt Nam nhưng khi áp dụng vào thực tiễn không giải quyết triệt để bài toán TNXH của DN ở Việt Nam. - Có nhiều góc độ nghiên cứu về TNXH của DN, tuy nhiên góc độ triết học bổ sung, hệ thống hóa khung lý thuyết về TNXH của DN nhằm giúp chủ thể doanh nghiệp, nhà nước, cộng đồng xã hội nhận thức đúng bản chất, nội dung, hình thức của hiện tượng này. - Hạn chế chủ yếu trong quá trình thực hiện TNXH của DN ở Việt Nam là nhận thức; nguồn lực thực hiện; hệ thống pháp luật Việt Nam thiếu đồng bộ, chưa có chế tài đủ mạnh để ràng buộc các doanh nghiệp thực hiện TNXH; năng lực kiểm tra giám sát 8 của cơ quan nhà nước, của các bên hữu quan còn yếu, thiếu kinh nghiệm. Nguyên nhân chính là do mâu thuẫn về lợi ích, mâu thuẫn giữa yếu tố chủ quan và khách quan; mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức. - Để khắc phục hạn chế trong việc thực hiện TNXH của DN ở Việt Nam, định hướng đầu tiên bắt đầu từ thay đổi nhận thức và hành động của chủ thể doanh nghiệp đến nâng cao vai trò quản lý, giám sát của nhà nước cũng như sự tham gia tích cực của các hiệp hội, tổ chức xã hội và cộng đồng xã hội nhằm điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp mang tính TNXH hơn. 6. Đóng góp mới của luận án - Luận án tổng kết và cập nhật những công trình nghiên cứu về TNXH của DN và chỉ ra hạn chế của một số lý thuyết về vấn đề TNXH của DN. Qua đó, tác giả luận án tiếp cận hiện tượng TNXH của DN dưới góc độ triết học nhằm tìm ra bản chất của hiện tượng này. - Từ góc độ tiếp cận triết học, luận án đã chỉ ra rằng: TNXH của DN là một hiện tượng xã hội, một thuộc tính vận động của doanh nghiệp, tồn tại, vận động cùng sự vận động của doanh nghiệp. TNXH của DN là một hoạt động nội tại của bản thân doanh nghiệp, song hành với hoạt động sản xuất kinh doanh (ra đời từ khi doanh nghiệp hình thành). Từ đó, luận án góp phần xây dựng nhận thức đúng đắn về TNXH của DN. TNXH của DN không cố định mà biến đổi theo sự biến đổi, phát triển của doanh nghiệp và xã hội. Doanh nghiệp có ba vị thế chính. Với tư cách là thiết chế kinh tế thuộc cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp có mối quan hệ với thượng tầng kiến trúc, với tư cách là thực thể xã hội, doanh nghiệp có mối quan hệ với tự nhiên, với tư cách là chủ thể trong xã hội, doanh nghiệp có mối quan hệ với các chủ thể khác trong xã hội. Luận án phân tích khái niệm, đặc điểm, nội dung, hình thức biểu hiện của TNXH của DN thông qua ba vị thế đó và khẳng định rằng TNXH của DN có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội. - Luận án cũng đưa ra những đặc thù của doanh nghiệp Việt Nam. Bằng các dữ liệu phong phú, các minh chứng, luận án phân tích khái quát kết quả, hạn chế trong việc thực hiện TNXH của DN ở Việt Nam những năm gần đây để khẳng định bên cạnh cơ hội, vẫn còn nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thực hiện TNXH; luận án đã đề xuất và luận giải một số định hướng, khuyến nghị để nâng cao hiệu quả việc thực hiện TNXH của DN ở Việt Nam trong thời gian tới. Chỉ khi doanh 9 nghiệp, nhà nước, xã hội nhận thức đúng (tức là có chung một cái nhìn về hiện tượng TNXH của DN), việc thực hiện TNXH của DN mới đi vào bản chất, hiệu quả và bền vững. Nâng tầm nhận thức vấn đề này lên tầm vĩ mô nhận thức xã hội và mang tính chỉnh thể. Vì vậy, tựu trung lại, đóng góp mới chủ yếu của luận án là chỉ ra sự tác động của nhận thức đối với các chủ thể trong xã hội, trong đó đề cao vai trò chủ đạo của chủ thể doanh nghiệp như một trong những định hướng cốt lõi của việc thực hiện TNXH của DN. 7. Ý nghĩa của luận án - Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần bổ sung thêm lý luận về TNXH của DN và việc thực hiện TNXH của DN ở Việt Nam. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của luận án có thể làm tài liệu tham khảo giúp cho các chủ thể quản lý doanh nghiệp và các bên hữu quan, cộng đồng xã hội nhận thức đầy đủ và toàn diện về bản chất TNXH của DN. Từ đó, mỗi chủ thể (doanh nghiêp, các tổ chức trong xã hội, cộng đồng) cùng nhau thúc đẩy thực hiện TNXH của DN theo cách riêng của mình. Luận án giúp các nhà quản lý hoàn thiện khung pháp lý, có chính sách, quyết định nâng cao hiệu quả việc thực hiện TNXH của DN nói riêng và phát triển doanh nghiệp Việt Nam nói chung vì mục tiêu phát triển bền vững. Luận án còn là tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và học tập các học phần đạo đức học, quản lý xã hội… 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương, 11 tiết. Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2. Một số vấn đề lí luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Chương 3. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay - một số kết quả và hạn chế Chương 4. Cơ hội, thách thức và một số định hướng, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện việc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Lê Tuấn Bách (2015), “Cách thức để Nhà nước điều tiết hiệu quả trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học An Giang (6), tr. 37-44. 2. Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18 tháng 9 năm 2013 về đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. 3. Ban Bí thư (2013), Nghị quyết số 24/NQ/TW của Ban Chấp hành Trung Ương ngày 03.6.2013 về chủ động ứng phó với Biến đổi khí hậu tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. 4. Hoàng Chí Bảo (2010), Luận cứ và giải pháp phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2014), Tình hình tham gia Bảo hiểm xã hội 2012 – 2013 Ban hành kèm theo Báo cáo số 143/BC ngày 16 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ. 6. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm 2013 và giai đoạn 2009 – 2013. 7. Bộ Chính trị (2011), Nghị quyết số 09 - NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, http://vccihcm.org.vn/download/dl-26 8. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2008), Bối cảnh trong nước, quốc tế và việc nghiên cứu xây dựng chiến lược 2011 – 2020, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia. 9. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2007), Bàn về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia. 10. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Tổng Cục Thống kê (2014), Sự phát triển của doanh nghiệp ngoài Nhà nước giai đoạn 2006 – 2011, Nxb Thống kê, Hà Nội. 11 11. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Tổng Cục Thống kê (2014), Sự phát triển của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006 – 2011, Nxb Thống kê, Hà Nội. 12. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia (2012), Báo cáo tổng hợp dự án điều tra khảo sát công tác thông tin bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp. 13. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2011), Báo cáo nghiên cứu pháp luật lao động và các chính sách trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 14. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2014), Hồ sơ trình Quốc hội dự án Luật An toàn, Vệ sinh lao động. 15. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 6 năm 2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 16. Chính phủ (2011), Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18.4.2011 Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. 17. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 35/NQ/CP của Chính phủ về một số cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 18. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 19/NQ-CP (2014) của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là những động thái của Chính phủ đánh giá tầm quan trọng của đội ngũ trong phát triển doanh nghiệp. 19. Chính phủ (2014), Tờ trình số 309/TTr-CP về dự án Luật an toàn, vệ sinh lao động. 20. Đinh Thị Cúc (2015), “Trách nhiệm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội. 21. Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức, Phạm Kiều Oanh, Trần Thị Hồng Gấm (2012), Báo Cáo “Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam: Khái niệm, bối cảnh và chính sách”, Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương. 22. Đỗ Minh Cương (2001), Văn hóa kinh doanh và Triết lý kinh doanh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Vũ Hùng Cường (2011), Kinh tế tư nhân và vai trò động lực tăng trưởng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 24. Lê Đăng Doanh (2009), “Một số vấn đề về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí Triết học (3/214), tr. 29 - 33. 12 25. Trần Quốc Dân (2008) Doanh nghiệp, doanh nhân và văn hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 26. Võ Anh Dũng (2012), Chiến lược kinh doanh quốc tế, Thực tiễn của Việt Nam, châu Á và thế giới, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội 27. Võ Tiến Dũng (2010), “Tầng lớp doanh nhân Việt Nam trong kết cấu xã hội - giai cấp thời kỳ đổi mới”, Luận án tiến sĩ Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 28. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường ĐHKHXH và NV, Khoa Quốc tế học và Viện Konrad Adenauer (2010), Hướng tới xây dựng các chuẩn mực xã hội trong khuôn khổ tổ chức thương mại thế giới, Nxb Thế giới. 29. Nghiêm Xuân Đạt, Đỗ Xuân Dân, Vũ Trọng Lâm (2002), Phát triển và quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 30. Phạm Công Đoàn (2012), Trách nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp ngành công nghệ tiêu dùng, Đề tài cấp bộ, Trường Đại học Thương mại. 31. Nguyễn Thanh Đức (2011), Kinh tế thế giới hai thập kỷ đầu thế kỷ 21, xu hướng và tác động chủ yếu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 32. Phạm Văn Đức (2011), “Một số vấn đề Lý luận và thực tiễn cấp bách trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế (400), tr. 34- 42. 33. Gerd Mutz (2009), “Trách nhiệm doanh nghiệp ở Việt Nam sự thách thức đối với doanh nghiệp, chính phủ và xã hội dân sự”, Tạp chí Triết học (2/213), tr.24- 29. 34. Lê Thanh Hà (2009), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội 35. Lê Thanh Hà (2009), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với vấn đề lao động trẻ em và lao động chưa thành niên”, Tạp chí Lao động và Xã hội (350), tr. 26 – 28. 36. Nguyễn Ngọc Hà (2009), “Bảo đảm công bằng xã hội vì sự phát triển bền vững”, Tạp chí Triết học (2/213), tr. 3- 7. 37. Trần Kim Hào (2011), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vấn đề đặt ra từ thực tế ở Việt Nam”, Tạp chí Quản lý kinh tế (số 43), tr. 29-34. 38. Phạm Đức Hiếu (2011), “Các nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện và báo cáo trách 13 nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế (số tháng 4), tr. 10 – 16. 39. Nguyễn Văn Hiệu (2009), “Áp dụng tích hợp ISO 14.000, SA 8000, OHSAS 18.000 giải pháp phát triển bền vững cho các doanh nghiệp”, Tạp chí Khoa học thương mại (số 28), tr. 22-27. 40. Đỗ Thị Kim Hoa (2009), “Xây dựng đạo đức kinh doanh – Cơ sở cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, Tạp chí Triết học (10/221), tr .80- 84. 41. Đỗ Thị Phi Hoài (2009), Văn hóa doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội 42. Hội đồng giám mục Việt Nam, Viện Triết học, MISSEREOR (Hội Hành động vì sự phát triển con người thiên chúa giáo Đức) (2009), Kỷ yếu hội thảo: Trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường, Hải Phòng. 43. Vũ Xuân Nguyệt Hồng (Chủ biên) (2008), Cơ chế chính sách thúc đẩy doanh nghiệp bảo vệ môi trường, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội 44. Vũ Tuấn Huy (2009), “Trách nhiệm xã hội và vai trò của nó trong cơ chế thị trường ở nước ta”, Tạp chí Triết học số (10/221), tr. 80- 84 45. Đặng Hữu (2001), Phát triển kinh tế tri thức rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 46. Nguyễn Thị Lan Hương (2009), “Trách nhiệm môi trường - một phương diện của trách nhiệm xã hội”, Tạp chí Triết học (8/219), tr .32 – 36. 47. Jésrôme Ballet, Francoise de Bry (2005), Doanh nghiệp và đạo đức, Nxb Thế giới. 48. Nguyễn Đức Kiên (2009), “Trách nhiệm doanh nghiệp xã hội và chiến lược xây dựng thương hiệu trong kỷ nguyên mạng xã hội hóa”, Tạp chí Khoa học Thương mại (28), tr. 10. 49. Nguyễn Linh Khiếu, “Trách nhiệm xã hội của Báo chí Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học (6/217), tr. 18-22. 50. Kiểm toán Nhà nước, Báo cáo kết quả kiểm toán năm 2013, số 124/BC-KTNN, ngày 29 tháng 4 năm 2014. 51. Lê Hồng Liêm (2014), Nghiên cứu mối quan hệ không bình thường giữa một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền với các doanh nghiệp để chuộc lợi, Nxb Chính trị quốc gia. 52. Dương Thị Liễu (2011), Giáo trình văn hóa kinh doanh, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 53. Nguyễn Đình Long, Đoàn Quang Thiệu (2009), “Trách nhiệm xã hội của các 14 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Cộng sản (28), tr. 31-34. 54. Nguyễn Viết Lộc (2011), “Doanh nhân Việt Nam với vấn đề đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội”, Tạp chí Lao động và xã hội, tr .25- 27. 55. Nguyễn Minh Luân, “Triển khai trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp”, Kỷ yếu Ngày Nhân sự Việt Nam 2012, tr.105 -108. 56. Hoàng Văn Luân (2011), Lợi ích, động lực phát triển xã hội bền vững, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 57. L. Vitkovskaja (2010), “Trách nhiệm xã hội của giới kinh doanh và nhà nước trong xã hội”, Niên giám thông tin khoa học xã hội nước ngoài (1), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 875 – 888. 58. C.Mác và Ăngghen (2002), Toàn tập, T20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 59. Michel Capron Francoise Quairel – Lanoizeleé, Lê Minh Tiến, Phạm Như Hổ dịch (2009), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Nxb Tri thức, Hà Nội 60. Vũ Đăng Minh (2009), Đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 61. Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), “Các thể chế hiện đại”, Báo cáo phát triển Việt Nam 2010. 62. Ngân hàng thế giới (2012), Tăng trưởng xanh cho mọi người, con đường hướng tới phát triển bền vững, Nxb Hồng Đức, Thanh Hóa. 63. Nhà xuất bản Tiến bộ (1975), Từ điển triết học. 64. Phùng Xuân Nhạ (2011), Nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hội nhập quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 65. Võ Văn Nhị, Nguyễn Đình Hùng (2009), “Trách nhiệm xã hội và vấn đề trình bày chỉ số đánh giá trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của công ty niêm yết Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế (12), tr. 41 – 45. 66. Nguyễn Thị Kim Nhung (2011), “Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Thương mại (26), tr. 5-11. 67. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam,Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội (2013), “Kinh tế Việt Nam 2013, triển vọng 2014: Nỗ lực thực hiện ba đột phá chiến lược”, Diễn đàn kinh tế Mùa thu, Thành phố Huế 26-27.9 68. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (2013), “Phát triển doanh nghiệp 15 và chất lượng tăng trưởng” , Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2013, Hà Nội. 69. Vũ Văn Phúc (2012), Đổi mới mô hình tăng trưởng cơ cấu lại nền kinh tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 70. Trần Anh Phương (2009), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và thực tiễn vận dụng ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học (8/219), tr .23– 31. 71. Nguyễn Mạnh Quân (2007), Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hoá công ty, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 72. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp, Luật số 68/2014/QH 2013 ngày 26 tháng 11 năm 2014. 73. Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường, số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014 có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2015. 74. Hồ Sĩ Quý (2012), Tiến bộ xã hội: Một số vấn đề về mô hình phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á, Nxb Tri thức, Hà Nội. 75. Lê Doãn Tá (2010), Văn hóa doanh nghiệp nền tảng phát triển kinh tế doanh nghiệp thời kỳ 2011 – 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 76. Trần Anh Tài, Trịnh Ngọc Thạch (2013), Mô hình đại học doanh nghiệp, kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 77. Nguyễn Đình Tài, (2009), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và đối với môi trường ở Việt Nam vì sự phát triển bền vững, Viện Kinh tế Trung Ương. 78. Nguyễn Đình Tài (2010), “Doanh nghiệp Việt Nam với vấn đề tăng cường trách nhiệm Xã hội”, Tạp chí Tài chính (1/2010), tr. 26-29. 79. Phạm Ngọc Thanh (2013), Đổi mới văn hóa lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia. 80. Trần Đình Thiên (2014), Kinh tế Việt Nam những vấn đề của Khu vực doanh nghiệp, Nxb Khoa học Xã hội. 81. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17.8.2004 về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam). 82. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 432/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính ngày 12.4.2012 phê duyệt Chiến lược bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. 16 83. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 09 năm 2012, Quyết định phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. 84. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. 85. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 20/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030”, ngày 04 tháng 01 năm 2012. 86. Nguyễn Văn Thức (2009), “Vai trò của Nhà nước và vấn đề trách nhiệm xã hội”, Tạp chí Triết học (6/205), tr.33 – 36. 87. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2010), Xây dựng quan hệ lao động thúc đẩy trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, vai trò của Công đoàn Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội. 88. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2015), Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam và vai trò của các Trường Đại học và các tổ chức nghiên cứu, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 89. Trường Đại học Thương Mại (2008), “Những vấn đề chung”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, các góc độ tiếp cận thực tiễn và giải pháp. 90. Trường Đại học Thương Mại (2008), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong nước và quốc tế”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, các góc độ tiếp cận - thực tiễn và giải pháp. 91. Trường Đại học Thương Mại (2008), “Thực trạng và giải pháp đối với Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, các góc độ tiếp cận - thực tiễn và giải pháp. 92. Trường Đại học Ngoại Thương (2009), Khoa Quản trị kinh doanh, Kỷ yếu hội nghị khoa học Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và phát triển bền vững. 93. Vũ Quốc Tuấn (2008), Doanh nghiệp dân doanh phát triển và hội nhập, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 94. Vũ Quốc Tuấn (2006), Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 95. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Giáo dục đào tạo, Trường Đại học Kinh tế quốc 17 dân, Hội đồng Lý luận Trung Ương (2013), Kỷ yếu hội thảo khoa học Kinh tế Việt Nam 2012 – 2013: Tái cơ cấu doanh nghiệp và cân đối kinh tế vĩ mô. 96. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (2012), “Trách nhiệm đối với môi trường và xã hội của doanh nghiệp”, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam (163), tr.14-16. 97. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (2012), “Báo cáo trách nhiệm với môi trường và xã hội (E&S), Tạp chí Chứng khoán Việt Nam (168), tr. 22 – 23. 98. Ủy Ban kinh tế Quốc hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, VCCI, UNDP (2014), Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2014: Động lực phát triển mới từ cải cách thể chế, Nxb Tri thức, Hà Nội 99. Viện Khoa học Lao động (2012), Báo cáo xu hướng lao động và xã hội Việt Nam. 100. Viện Khoa học Lao động (2013), Báo cáo xu hướng lao động và xã hội trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng kinh tế. 101. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS), MISSEREOR (2007), Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội, Hà Nội. 102. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS), MISSEREOR (2009), Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường, Hải Phòng. 103. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Trường Đại học OSLO, Norweian Center for Human Right (2012), Tọa đàm khoa học: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động và đối với cộng đồng. 104. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Tổng Cục thống kê, Trường Đại học Copenhagen (2013) Báo cáo Năng lực cạnh tranh và công nghệ cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam năm 2013. 105. Phạm Thái Việt (2008), Vấn đề điều chỉnh chức năng và thể chế của Nhà nước dưới tác động của toàn cầu hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 106. Việt Nam Hrday (2012), Kỷ yếu ngày nhân sự Việt Nam 2012: Chất lượng lãnh đạo doanh nghiệp Việt, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội 107. Đào Quang Vinh (2003), Báo cáo tóm tắt nghiên cứu CSR tại các doanh nghiệp thuộc hai ngành dệt may và da giầy, Viên Khoa học Lao động và Xã hội. 108. Nguyễn Như Ý, chủ biên (1998) Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Thông tin, Hà Nội, tr 1678. 109. http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Toan-van-cac-van-kien-Dai-hoi-XI-cuaDang/20113/70447.vgp Tr 5, truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2012. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất