Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại tr-Bài 6: Dân tộc Việt Nam...

Tài liệu tr-Bài 6: Dân tộc Việt Nam

.DOC
16
95
70

Mô tả:

Phê chuẩn Ngày tháng năm 200 Chủ nhiệm Bài 6 Dân tộc Việt Nam Mở đầu Căn cứ vào các di chỉ khảo cổ đã xác định, Việt Nam là một trong những cái nôi hình thành loài người. Việc nghiên cứu và xác định đúng đắn quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam là một trong những vấn đề có ý nghĩa to lớn cả về khoa học và thực tiễn. Nghiên cứu và tìm hiểu dân tộc Việt Nam ở đây với tư cách là cộng đồng tộc người dân tộc, một loại hình cộng đồng tộc người trưởng thành cả về quốc gia dân tộc, cả về tộc người. Đây là cơ sở xây dựng và kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tích cực tham gia vào quá trình xây dựng dân tộc Việt Nam XHCN ngày càng giàu mạnh và phồn vinh. 2 Nội dung I. Sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam 1. Điều kiện lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam (4 điều kiện) Là một dân tộc ra đời trước dân tộc tư sản (CNTB), và được hình thành từ rất sớm, dân tộc Việt Nam xuất hiện bởi các điều kiện lịch sử sau: * Đặc điểm của "xã hội phương Đông" Từ nghiên cứu khoa học, nhất là khảo cổ học cho thấy, chế độ công xã nguyên thuỷ đã kéo dài hàng vạn năm trước ở nước ta. Chế độ này kéo dài cho đến giai đoạn sơ kỳ đồ đồng (cách đây khoảng 4000 năm). Sau đó, Việt Nam chuyển sang xã hội có giai cấp sơ kỳ với những đặc điểm của “xã hội phương Đông”. Đây là quá trình biến động xã hội phức tạp, kéo dài từ giai đoạn sơ kỳ đồ đồng (Phùng Nguyên) đến giai đoạn sơ kỳ đồ sắt (giai đoạn Đông Sơn). => Trong giai đoạn này, dân tộc Việt Nam có những đặc điểm sau: - Xã hội CSNT ở Việt Nam kéo dài hàng vạn năm, là điều kiện hình thành trong cộng đồng dân cư kết cấu làng, xã. Đây vừa là thiết chế xã hội người Việt cổ, vừa là những cộng đồng dân cư được hợp quần với sự hình thành và phát triển các tiêu chí tộc người đầu tiên. -> Trong giai đoạn này, tàn dư nguyên thuỷ còn rất nặng nề. Công xã nguyên thuỷ phát triển dần lên Công xã nông thôn. Sự phân hoá xã hội diễn ra chậm chạp. Trong nội bộ Công xã, quan hệ huyết thống vẫn được duy trì bên cạnh quan hệ họ hàng, láng giềng, xóm làng. -> Xã hội Việt Nam bấy giờ tồn tại 3 tầng lớp cơ bản: Quý tộc, Nô tỳ và Nông dân công xã tự do. Trong đó, nông dân công xã tự do là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội và là lực lượng sản xuất chủ yếu. Còn nô tỳ có số lượng nhỏ, vai trò trong sản xuất không đáng kể. -> Đặc biệt, ruộng đất vẫn thuộc sở hữu chung và đã hình thành nghề trồng lúa nước. Chính 2 yếu tố trên đã tạo cơ sở xã hội bền vững và phổ biến của công xã nông thôn đồng thời, đã cố kết các thành viên trong một cộng đồng thống nhất. Thời kỳ này, ở phương Tây diễn ra sự phân 3 hoá xã hội gay gắt, nô lệ có số lượng đông đảo và là lực lượng sản xuất chủ yếu nuôi sống xã hội. => Kết thúc giai đoạn công xã nguyên thuỷ, Việt Nam bước vào xã hội phong kiến với đặc điểm: - Nhà nước phong kiến Việt Nam ra đời sớm (Thế kỷ VII – VI TCN), kết cấu xã hội bị phong kiến hoá dần dần đã nhanh chóng quy hợp các bộ tộc thành quốc gia chung (mở đầu bằng các triều đại vua Hùng nối tiếp nhau). Tính gia trưởng sâu sắc, không chấp nhận chia rẽ cộng đồng. -> Chính do sở hữu tài sản chung và nghề trồng lúa nước, đồng thời với việc duy trì quan hệ huyết thống và láng giềng trong một kết cấu làng, xã để đấu tranh chinh phục tự nhiên: trị thuỷ, thuỷ lợi…đã tập hợp được sự đoàn kết trong nhân dân, nên không chấp nhận bị chia rẽ. -> Đất đai thuộc sở hữu chung (của Vua, của Chùa, của Làng), nên hạn chế nghề trồng lúa nước. -> Trải qua hơn ngàn năm Bắc thuộc (179 TCN – 938 SCN), sau chiến thắng của nghĩa quân Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng, nước ta chính thức bước vào thời kỳ phong kiến tự chủ. Chính quyền TW càng quản lý chặt chẽ cộng đồng dân cư, giai đoạn này nổi lên đặc điểm: - Chính quyền trung ương tập quyền được củng cố vững chắc, tổ chức quản lý tốt kinh tế - xã hội, chống giặc ngoại xâm, chinh phục thiên nhiên. Thiết chế làng, xã tiếp tục được duy trì, củng cố. Truyền thống đoàn kết, nhân ái, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong đấu tranh chống thiên nhiên và ngoại xâm càng làm cho cộng đồng dân tộc Việt Nam được củng cố vững chắc. -> Trong thời kỳ này, ở phương Tây phát triển mạnh theo xu hướng cát cứ phong kiến, quốc gia bị chia lẻ, thu nhỏ, mỗi lãnh địa có chế độ cai quản riêng. Tóm lại: Dân tộc Việt Nam trong lịch sử không mang các đặc điểm kinh tế – xã hội lãnh địa và cát cứ phong kiến như ở phương Tây. Đặc điểm của hình thái kinh tế – xã hội trước tư bản (tiền tư bản) ở Việt Nam là những điều kiện mang tính cơ sở, nền tảng cho sự hình thành dân tộc Việt Nam. Đồng thời, đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ dân tộc và sự liên kết cư dân trong cộng đồng quốc gia. Trong đó, đặc điểm văn hoá - kinh tế làng, xã và sự ra đời sớm của nhà nước phong kiến TW tập quyền là yếu tố cơ bản nhất. 4 * Yêu cầu của cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên phát triển nông nghiệp trồng lúa nước - Trong đấu tranh chinh phục thiên nhiên. + Đặc điểm địa lý: Việt Nam là quốc gia gần xích đạo, có chiều dài lớn (hơn 3000 km), chiều ngang hẹp (có chỗ khoảng 50 km). Có nhiều sông, ngòi, kênh, rạch… + Về thời tiết: là khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, kết cấu địa hình đa dạng vừa tạo ra thuận lợi, ưu đãi của thiên nhiên vừa tạo ra khó khăn khắc nghiệt. -> Miền Bắc: nhiều núi, sườn dốc… nhiều bão, khi mưa thường tạo ra lũ, lụt nên, từ xa xưa đã sớm phải đắp đê chống lụt, nên hiện nay có rất nhiều đê điều. -> Miền Trung: nhiều núi, nhiều sông ngòi, giáp biển…nên nắng nóng và nhiều bão, lụt. -> Miền Nam: lụt định kỳ hàng năm nhưng ít đê, điều nên vừa có thuận lợi, vừa có khó khăn. =>Từ đặc điểm trên nên, từ rất sớm đã đòi hỏi dân tộc Việt Nam phải hợp quần, đoàn kết để ngăn sông, đắp đê…chống thiên tai. - Nghề trồng lúa nước: + Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam á, là một trong cái nôi phát triển nông nghiệp lúa nước từ ngàn xưa. (Qua khảo cổ học đã chỉ rõ: ở Hoà Bình, đã xuất hiện nghề trồng lúa nước cách đây 1 vạn năm, ở Hạ Long – Quảng Ninh xuất hiện cách đây 5 – 6 nghìn năm). + Đến thời kỳ Hùng Vương, nền kinh tế Việt Nam đã là nền kinh tế trồng lúa nước khá phổ biến. Cho nên: - Do phát triển nông nghiệp lúa nước, đặt ra yêu cầu từ rất sớm phải cố kết cộng đồng dân tộc để chinh phục thiên nhiên, phục vụ sản xuất. * Yêu cầu chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc - Do đặc điểm địa lý, Việt Nam là quốc gia có vị trí chiến lược về kinh tế, quân sự. Đồng thời, có nhiều tài nguyên, khoáng sản phong phú và đa dạng, nhất là tài nguyên rừng và biển. - Việt Nam nằm kề bên đế chế khổng lồ, hùng mạnh (Trung Hoa) luôn có tư tưởng bành trướng đại Hán xuống Đông Nam á. 5 -> Thời kỳ các Vua Hùng, đã có các cuộc đấu tranh chống: giặc Ân, giặc Xích Quỷ, giặc Man, giặc Hồ Tôn…diễn ra gay go, quyết liệt được phản ánh qua các truyền thuyết, huyền thoại. -> Thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc (179 TCN – 938 SCN), dân tộc Việt Nam thường xuyên chống lại các triều đại phong kiến phương Bắc: Hán, Ngô, Lương, Tuỳ…chống Hán hoá và đấu tranh giành độc lập tự chủ. -> Thời kỳ phong kiến tự chủ, dân tộc ta đấu tranh chống: Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh… -> Thế kỷ XIX – XX, đấu tranh chống: thực dân Pháp (xâm lược: 1858, đặt ách đô hộ: 1884); chống phát xít Nhật; chống quân Tưởng (miền Bắc), Anh, ấn (miền Nam), sau đó là đế quốc Mỹ. -> Sau 1975, chiến tranh biên giới phía Nam, phía Bắc… -> Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch thường xuyên chống phá, hòng xoá bỏ CNXH ở Việt Nam. Do vậy, - Dựng nước đi đôi với giữ nước là truyền thống, đồng thời là đặc điểm mang tính quy luật cuả dân tộc Việt Nam. Đây là điều kiện khách quan thúc đẩy nhanh sự ra đời của dân tộc Việt Nam. * Kết cấu thành phần tộc người của cộng đồng cư dân Việt Nam - Do có vị trí địa lý thuận lợi nên từ rất sớm, Việt Nam là nơi tụ cư của nhiều tộc người. Các thành phần tộc người rất đa dạng về ngôn ngữ, văn hoá, nhân chủng. (Hiện nay, Việt Nam có 54 dân tộc đang sinh sống). - Các dân tộc Việt Nam sống đan xen không có lãnh thổ tộc người riêng, không cư trú riêng rẽ do vậy sớm tạo ra sự cố kết, đoàn kết, tương trợ trong cộng đồng quốc gia dân tộc thống nhất. => Tóm lại, các đặc điểm trên đã dẫn tới và khẳng định: dân tộc Việt Nam được hình thành từ rất sớm. Đây vừa là truyền thống lịch sử, là đặc điểm văn hoá, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các tộc người gắn bó, đoàn kết góp phần không ngừng củng cố quốc gia dân tộc Việt Nam. 2. Quá trình hình thành và phát triển dân tộc Việt Nam (Học viên đọc tài liệu từ trang 121 - 136) * Việt Nam nằm trong cái nôi quê hương của loài người và là một trong những trung tâm phát sinh ra nông nghiệp. 6 - Việt Nam nằm trong cái nôi quê hương của loài người. Qua nghiên cứu khoa học và các di chỉ khảo cổ học đã chứng minh rằng: Việt Nam là một trong những cái nôi của loài người, với đầy đủ những di chứng từ thời đồ đá cũ, đồ đá giữa, đồ đá mới, đồ sắt, đồ đồng… Cụ thể: + ở Núi Đọ (Thanh Hoá), đã phát hiện hàng vạn công cụ lao động thuộc sơ kỳ đồ đá cũ của người vượn cách đây 30 vạn năm. Ngoài ra, còn tìm thấy ở nhiều địa phương khác: Lạng Sơn, Tây Nguyên, Đồng Nai… + ở hang Hùm (Yên Bái); hang Kéo Làng (Lạng Sơn); núi đá Ngườm (Thái Nguyên), đã tìm thấy hài cốt và hàng vạn công cụ của người Hô Mô Sa Piêng – thuộc hậu kỳ đồ đá cũ. Cũng giai đoạn này, đã tìm ra nền văn minh Đá Cuội (Sơn Vi), có địa bàn phân bố rộng khắp Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (Lai Châu, Thanh Hoá, Hoà Bình). Đây là giai đoạn con người bước vào chế độ công xã nguyên thuỷ. - Việt Nam là trung tâm phát sinh nghề trồng lúa nước. + Phát triển trên nền văn hoá Sơn Vi là văn hoá Hoà Bình cách đây 1 vạn năm của con người, đã xuất hiện dấu tích của nông nghiệp. + Trên nền văn hoá Hoà Bình là văn hoá Bắc Sơn (Thái Nguyên) - tiêu biểu cho các bộ lạc miền núi và văn hoá Quỳnh Văn (Nghệ An) – tiêu biểu cho các bộ lạc miền biển. Văn hoá thời kỳ này thuộc trung kỳ đồ đá mới cách đây khoảng 6 – 8 ngàn năm. + Vào hậu kỳ đồ đá mới, nước ta đã là nơi tụ cư của các bộ lạc trồng lúa, đồng thời đã có trình độ chế tác đá và làm đồ gốm tinh xảo, mang các sắc thái văn hoá địa phương khác nhau. => Như vậy, Việt Nam cùng với Đông Nam á không những là trung tâm tiến hóa ra loài người, mà còn là một trung tâm phát minh ra nền nông nghiệp trồng lúa. * Nhà nước Văn Lang sự kiện đánh dấu mốc ra đời của dân tộc Việt Nam - Nhà nước Văn Lang ra đời vào thế kỷ thứ VII trước Công nguyên. -> Khoảng 4000 năm trước, các bộ lạc ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thuộc các lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả… bước vào thời sơ kỳ đồ đồng (thuộc văn hoá Phùng Nguyên). . Văn hoá Phùng Nguyên: +- 4000 năm (sơ kỳ đồ đồng). 7 . Văn hoá Đồng Đậu: +- 3500 năm (trung kỳ đồ đồng). . Văn hoá Gò Mun: +- 3000 năm (hậu kỳ đồ đồng). . Văn hoá Đông Sơn: (từ thế kỷ VII TCN – thế kỷ II TCN). - Nhà nước Văn Lang ra đời là kết quả phát triển hàng ngàn năm của nền văn minh sông Hồng mà đỉnh cao là văn hoá Đông Sơn. + Nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng ra đời là quá trình liên kết các thành phần tộc người, gồm 15 bộ lạc (Văn Lang, Giao Chỉ, Vũ Định, Vũ Ninh, Lục Hải, Ninh Hải, Tân Hưng, Phúc Lộc, Chu Diên, Dương Tuyền, Cửu Chân, Hoài Hoan, Cửu Đức, Việt Thường, Bình Văn). (Theo: “Từ điển học sinh - sinh viên”. Nxb CTQG. H. 2001). Thuộc khối các cư dân Lạc Việt thành bộ tộc Lạc Việt, rồi chuyển thành nhà nước. Vua Hùng Vương có thể hiểu: -> Hùng: phiên âm Hán Việt một từ Việt cổ, gần nghĩa với chữ Kun. Mà chữ Khun hay Khunzt (đồng bào Mường, Thái vẫn dùng) và Kun đều đồng nghĩa là: Tù trưởng, thủ lĩnh, người đứng đầu. -> Vương: là thành tố do người đời sau chép sử ghép vào với nghĩa: người đứng đầu (không là “Vương” thì cũng là “ Đế” mà thôi). Lãnh thổ Văn Lang của các Vua Hùng ngày đầu thành lập: . “Đông giáp Đông Hải”: Biển Đông. . “Tây giáp Ba Thục”: Là vương quốc cổ, có lãnh thổ ở vùng Tứ Xuyên (Trung Quốc) ngày nay. . “Bắc giáp Hồ Động Đinh”: Tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). . “Nam giáp nước Hồ Tôn”: Phía nam gồm các nước: Chăm Pa, Chiêm Thành, Hoàn Vương… Hồ Tôn là một tên gọi khác của quốc gia người Chăm, có lãnh thổ tương ứng với vùng từ Quảng Bình đến Bình Thuận ở nước ta ngày nay. (Lãnh thổ Việt Nam lúc đầu từ: Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc) trở xuống đến Thừa Thiên Huế trở ra). + Do LLSX phát triển, chế độ Phụ quyền được xác lập, công xã nông thôn là đơn vị cơ sở xã hội. Đáp ứng yêu cầu chinh phục tự nhiên để sản xuất nông nghiệp và yêu cầu đấu tranh chống giặc ngoại xâm (Nhà Tần), nên các bộ tộc Lạc Việt đã hợp với một bộ phận người Tày – Thái cổ lập nên nhà nước Văn Lang (lấy tên bộ lạc mạnh nhất thời bấy giờ). + Xã hội thời Văn Lang, Âu Việt ở vùng núi Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc và có thể có một số thành phần dân cư khác trong khối Bách Việt, đã có những đặc trưng tộc người ổn định và sâu sắc trên các mặt: -> Lãnh thổ, kinh tế, văn hoá, ngôn ngữ… -> Người Việt cổ đã tạo dựng và xác lập nên một nền văn hoá giàu bản sắc, độc đáo, đặt cơ sở nền móng vững chắc cho sự ra đời và phát triển loại hình dân tộc sau này. 8 Như vậy => Do sự phát triển của LLSX, do yêu cầu đấu tranh chinh phục thiên nhiên và chống ngoại xâm, do nhu cầu giao lưu kinh tế, văn hoá… mà nhà nước Văn Lang đã ra đời sớm (đặt thủ đô tại Bạch Hạc – Phong Châu – Vĩnh Phú). => Trải qua hàng ngàn năm và trong thời đại Hùng Vương, người Việt cổ đã sáng tạo ra nền văn minh Sông Hồng rực rỡ. Trong xã hội đã có sự phân hoá giai cấp, nhưng không sâu sắc. - Nước âu Lạc ra đời vào thế kỷ III TCN: + Năm 257 TCN, Thục Phán là thủ lĩnh của bộ tộc âu Việt đã hợp nhất hai bộ tộc Âu Việt Và Lạc Việt, lấy tên thành nước Âu Lạc. + Tổ chức nhà nước Âu Lạc chặt chẽ hơn thời Văn Lang. Thục Phán lên ngôi, lấy hiệu là An Dương Vương, dời đô xuống đồng bằng (Cổ Loa), xây thành trì kiên cố, khai phá đồng ruộng. Kỹ thuật và nghệ thuật quân sự thời âu Lạc có những tiến bộ vượt bậc. * Mười thế kỷ đấu tranh giành độc lập dân tộc (179 TCN – 938) – (còn gọi là thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc). + Năm 179 TCN, Triệu Đà (Nam Hán) sang xâm lược và đặt xong ách đô hộ ở Việt Nam. Hơn 10 TKỷ khắc nghiệt, các đế chế Trung Hoa vừa đô hộ vừa thực hiện chính sách Hán hoá cưỡng bức, nhằm biến nước ta thành quận, huyện của chúng như những cư dân Bách Việt khác. Như: -> Sát nhập nước ta vào nước Hán. -> Đồng hoá về văn hoá: đốt sách Việt, du nhập chữ Hán, văn hoá Hán… -> Về huyết tộc: giết đàn ông Việt, lai truyền giống Hán… Nhưng dân tộc Việt Nam đã: - Nước mất, lòng không mất, lòng là nơi giữ gìn bảo lưu văn hoá. - Cả dân tộc vừa chống đồng hoá, vừa Việt hoá văn hoá Hán. - ý thức quốc gia dân tộc được củng cố, giữ gìn, phát triển thông qua hàng loạt các cuộc khởi nghĩa. Tiêu biểu như: -> Khởi nghĩa Hai bà Trưng (năm 40 – 43 SCN). -> Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248). 9 -> Khởi nghĩa của Lý Nam Đế (năm 542). -> Khởi nghĩa của Lý Tự Thiên và Đinh Kiến (năm 687). -> Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (năm 722). -> Khởi nghĩa của Phùng Hưng (năm 766 - 791). -> Khởi nghĩa của Dương Thanh (năm 819 - 820). -> Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ (năm 905 - 930) -> Khởi nghĩa của Dương Đình Nghệ (năm 931 - 937). -> Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử của Ngô Quyền (năm 938), đã chấm dứt thời kỳ ngàn năm đô hộ của các thế lực phong kiến phương Bắc, đưa nước ta vào kỷ nguyên mới – thời kỳ phong kiến tự chủ. * Giai đoạn phong kiến tự chủ (từ thế kỷ X – thế kỷ XIX) Sau chiến thắng Bạch đằng năm 938 của Ngô Quyền, dân tộc Việt Nam bước vào thời kỳ độc lập tự chủ, mở ra giai đoạn hình thành và xác lập chế độ phong kiến Việt Nam, trải qua các triều đại: Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê. (Tạm chia làm hai giai đoạn) Giai đoạn củng cố và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV - Đây là giai đoạn chế độ phong kiến Việt Nam bước vào độc lập tự chủ, cát cứ địa phương bị đánh dẹp, các tiêu chí tộc người phát triển mạnh, nhất là thời nhà Lý. -> Đinh Bộ Lĩnh cuối triều Ngô đã dẹp xong loạn 12 xứ quân (944 967), thống nhất đất nước, ông lên ngôi và xưng là Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình. -> Nhà Tiền Lê kế nghiệp nhà Đinh, lãnh đạo dân tộc đánh bại cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Tống, giữ yên bờ cõi, khẳng định chủ quyền quốc gia. -> Từ đầu thế kỷ XI, Lý Công Uốn lên ngôi Vua, tiến hành dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Thăng Long, đổi tên nước là Đại Việt, đưa nước ta vào thời kỳ cường thịnh trong mấy thế kỷ (XI - XV). Trải qua các triều: Lý, Trần, Hậu Lê, dân tộc Việt Nam đã được xác lập vững chắc. Công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Thể hiện: - Thiết lập chế độ phong kiến tập quyền mạnh. 10 - Lãnh thổ nước Đại Việt thống nhất, phân biệt rõ ràng với các nước xung quanh. - Tiếng Việt cùng với chữ Nôm trở thành ngôn ngữ văn học viết đương thời. - Văn hoá phát triển rực rỡ thống nhất trong đa dạng, thể hiện trên các lĩnh vực (văn học, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, thi cử, sinh hoạt văn hoá dân gian). - Nông nghiệp phát triển mạnh, chế độ ruộng công tiếp tục được duy trì. - ý thức cộng đồng quốc gia dân tộc thống nhất ngày càng sâu sắc trong nhân dân. (Bài thơ Thần, Hịch Tướng Sĩ, Bình Ngô Đại Cáo). - Năm 1804, nước ta được đổi quốc hiệu từ Nam Việt (1802) thành Việt Nam. Chú ý: Giai đoạn này lãnh thổ Việt Nam tiếp tục được mở rộng: -> Năm 1069, nhà Lý đánh Chiêm Thành, chiếm được 3 châu: Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính (toàn bộ Quảng Bình và một phần Bắc Quảng Trị). -> Năm 1306, Vua Chiêm Thành là Chế Mân đã cắt hai châu: châu Ô và châu Lý dâng cho Đại Việt (đời nhà Trần) làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân (nam Quảng Trị và toàn bộ Thừa Thiên Huế). -> Năm 1402, Hồ Quý Ly đã tấn công Chiêm Thành, chiếm được hai châu: Thăng hoa và Tư Nghĩa (toàn bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng). -> Tháng 7 năm 1448, đất Bồn Man xin được nội thuộc nước ta. Vua Lê Nhân Tông đã đổi tên thành Quy Hợp (Nghệ An và Hà Tĩnh). -> Năm 1471, Vua Lê Thánh Tông đã đem quân đánh chiếm Chiêm Thành, chiếm một vùng đất rộng lớn từ Quy Nhơn trở ra. Giai đoạn khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam (TKXVI - TK XIX) - Sau khi Lê Lợi lãnh đạo nhân dân đánh tan quân xâm lược nhà Minh (1428), chế độ phong kiến dần trở nên lỗi thời, mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc. Thực dân Pháp tiến hành xâm lược lần thứ nhất 1858), phong trào khởi nghĩa của nhân dân phát triển mạnh. - Nội chiến kéo dài 2 thế kỷ (Lê - Mạc; Trịnh - Nguyễn). Cả dân tộc không còn đủ sức chống lại xâm lược của thực dân Pháp. - Kinh tế hàng hoá phát triển, mầm mống tư bản chủ nghĩa nảy sinh. Một số trung tâm kinh tế, chính trị ra đời (Thăng Long, phố Hiến...). - Văn hoá: Chữ quốc ngữ xuất hiện thế kỷ XIX 11 - Năm 1884, thực dân Pháp chính thức đô hộ nước ta. Lãnh thổ Việt Nam bị chia cắt làm 3 miền (xứ): Bắc, Trung, Nam. Chú ý: Giai đoạn này lãnh thổ Việt Nam tiếp tục được mở rộng: -> Năm 1611, Nguyễn Hoàng (1558 - 1613) đưa quân đánh Chiêm Thành, mở rộng biên cương đến Phú Yên ngày nay. -> Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725) đã 3 lần mở rộng lãnh thổ: . Năm 1693, lấy hết phần còn lại của nước Chiêm Thành (biên giới cực nam xứ Đàng Trong kéo dài đến Bình Thuận ngày nay). . Năm 1698, lấy một phần đất Chân Lạp (miền Đông Nam Bộ ngày nay). . Năm 1714, nhận đất xứ Hà Tiên do Mạc Cửu dâng (toàn bộ tỉnh: Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và một phần tỉnh An Giang và Sóc Trăng ngày nay). -> Năm 1848, Vua Tự Đức cắt trả cho Chân Lạp năm châu -> bản đồ Việt Nam ổn định cho đến ngày nay. * Giai đoạn đất nước giành độc lập - 1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam. - Năm 1945, cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam bước sang một thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh. - Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã chiến thắng hai đế quốc thực dân Pháp, Mĩ thống nhất cả nước (1975) vững bước đi lên CNXH. - ý thức dân tộc được phát triển lên một tầm cao mới: "Không có gì quý hơn độc lập tự do". - Cả dân tộc tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, quyết tâm thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. II. Đặc điểm cơ bản của dân tộc Việt Nam 1. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc nhưng thống nhất, đoàn kết gắn bó với nhau lâu đời trong quá trình dựng nước và giữ nước; có truyền thống yêu nước nồng nàn, kiên cường, bất khuất, nhân ái 12 * Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc Vì: Ngay từ khi mới ra đời, Việt Nam đã là quốc gia gồm nhiều tộc người đến sinh sống. Hiện nay, có 54 dân tộc anh em sinh sống đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam. -> Từ thuở Hùng Vương, nhà nước Văn lang ra đời trên cơ sở hợp nhất 15 bộ lạc ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Sau đó là sự hợp nhất hai khối cư dân Âu Việt và Lạc Việt. -> Trong quá trình lịch sử, nước ta thường xuyên tiếp nhận các bộ phận dân cư từ nơi khác đến, chủ yếu là Bắc xuống và Tây sang. Hiện nay, Việt Nam có 54 thành phần dân tộc, tập trung vào 4 ngữ hệ chính: Nam á, Nam Đảo, Thái và Hán Tạng. -> Về nguồn gốc lịch sử, có những tộc người bản địa như; Việt, Mường, Chăm; có tộc người di cư đến trên dưới 1000 năm như: Tày, Thái; có tộc người mới đến Việt Nam từ 500 – 700 năm như: Mông, Dao…; hoặc chỉ 200 năm như: Pà Thẻn, Lào, Sán Dìu, Cao Lan… * Đa dân tộc nhưng thống nhất Các dân tộc trong cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam sinh sống trên một lãnh thổ chung, cùng chung vận mệnh dựng nước và giữ nước, ý thức quốc gia dân tộc sâu sắc bên cạnh ý thức tự giác tộc người. Sự thống nhất được thể hiện: - Thống nhất về mặt lãnh thổ. + Thế kỷ VII TCN, Hùng Vương đã hợp nhất 15 bộ lạc, lập nên nhà nước Văn Lang. + Năm 257 TCN, An Dương Vương hợp nhất 2 bộ tộc: Âu Việt và Lạc Việt, lập nên nhà nước Âu Lạc. + Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân, thống nhất lãnh thổ. + Năm 1789, vua Quang Trung đánh tan quân Thanh, quân Xiêm, dẹp nội chiến thống nhất đất nước. + Năm 1975, dưới sự lãnh đạo tài tình cuả Đảng Cộng sản Việt Nam, toàn dân tộc ta đã đánh thắng đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc, đưa cả nước vững bước đi lên CNXH. 13 => Như vậy, trong thực tiễn lịch sử, Việt Nam luôn hướng tới đoàn kết, thống nhất quốc gia dân tộc. Hệ thống chính quyền thường xuyên được thiết lập quy củ từ trung ương xuống địa phương, đến tận các làng, xã, bản, mường… - Thống nhất về mặt kinh tế, văn hoá, ngôn ngữ. + Kinh tế: Nền nông nghiệp trồng lúa nước, chế độ ruộng công thống nhất trong cả nước. + Văn hoá: Có chung bản sắc văn hoá dân tộc (văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần, văn hoá xã hội) tạo dựng bản lĩnh, cốt cách Việt Nam. + Ngôn ngữ: Tiếng Việt và chữ quốc ngữ làmn ngôn ngữ chung trong cả nước. * Việt Nam là quốc gia đa tộc người gắn bó lâu đời suốt quá trình dựng nước và giữ nước. - Quá trình lịch sử Việt Nam thường xuyên tiếp nhận thêm các bộ phận dân cư từ nơi khác đến. Quá trình phát triển dân tộc là quá trình tụ cư của các dân tộc người làm ăn sinh sống. - Hiện nay dân tộc Vịệt Nam gồm 54 dân tộc anh em sinh sống. - Quá trình tộc người ở Việt Nam là liên kết, hoà hợp dân tộc trong cộng đồng dân tộc thống nhất. * Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn, kiên cường, bất khuất, nhân ái - Yêu nước nồng nàn, kiên cường, bất khuất: được thể hiện trong lao động sản xuất, chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. - Lòng nhân ái nghĩa tình Việt Nam được biểu hiện thông qua đối với đồng loại, đối xử với kẻ thù và những kẻ lầm đường lạc lối. 2. Các dân tộc cư trú đan xen, không có lãnh thổ riêng, không đồng đều về số lượng dân cư - Việt Nam có 54 thành phần dân tộc, các dân tộc cư trú đan xen cài răng lược, không có lãnh thổ riêng. - Các dân tộc không đồng đều về số lượng dân cư, sự phân bố dân cư không đều chênh lệch giữa các vùng, miền thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi. 14 - Đặc điểm cư trú phân tán, đan xen các thành phần dân tộc đã thúc đẩy sự đoàn kết gắn bó, hoà hợp, giao lưu kinh tế - văn hoá giữa các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. 3. Các dân tộc đều có ngôn ngữ và bản sắc văn hoá riêng cùng tạo dựng nên một nền văn hoá Việt Nam thống nhất trong đa dạng, phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc - Mỗi dân tộc đều có tiếng nói hay chữ viết riêng, có bản sắc văn hoá độc đáo thể hiện ở cả văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, văn hoá xã hội. - Các dân tộc đều lấy tiếng Việt và chữ quốc ngữ làm ngôn ngữ phổ thông, cùng sáng tạo nên một nền văn hoá Việt Nam thống nhất biểu tượng bản chất cốt cách Việt Nam. + Nền văn hoá nông nghiệp vùng nhiệt đới gió mùa. + Con người Việt Nam: kiên cường, dũng cảm không chịu khuất phục trước kẻ thù, nhẫn nại, cần cù chịu khó, sáng tạo trong lao động sản xuất, nhân ái, vị tha, thông minh, tháo vát... 4. Các dân tộc có trình độ phát triển không đồng đều cả về kinh tế xã hội, văn hoá, khoa học - kỹ thuật nhưng có sự quản lý chung thống nhất của nhà nước và có sự giao lưu thông thường, hoà đồng giữa các dân tộc và các khu vực * Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 - Về mặt xã hội: Về tổ chức thiết chế xã hội và phân hoá giai cấp ở các dân tộc với các trình độ cao thấp khác nhau (giữa dân tộc đã sô và dân tộc ít người). - Về kinh tế cũng rất khác nhau giữa các dân tộc: Một số dân tộc ít người kinh tế chiếm đoạn tự nhiên còn giữ vai trò nhất định trong đời sống (người La Mã, Chứt, Dục...). Đối với các dân tộc đa số trình độ sản xuất cao hơn thậm chí rất cao, kinh nghiệm sản xuất phong phú, hệ thống thuỷ lợi rất phát triển (người Việt, Chăm, Khơ me). - Các thành phần tộc người có sự giao lưu kinh tế, có kết hợp lực trên quy mô lớn cùng nhau trị thuỷ, làm thuỷ lợi và phát triển sản xuất. * Ngày nay 15 Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và sự quản lý điều hành có hiệu quả của nhà nước các dân tộc Việt Nam đã có hiệu quả của nhà nước các dân tọc Việt Nam đã có sự phát triển mới. - Trình độ kinh tế xã hội giữa các dân tộc, các vùng, miền đã dân dần thu hẹp. - Đời sống đồng bào miền núi, vùng cao đã được cải thiện rất lớn. - Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. - Mặt thị trường kinh tế thống nhất trong cả nước từng bước hội nhập vào thị trường chung khu vực và thế giới. Kết luận Hướng dẫn nghiên cứu 1. Điều kiện lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam? 2. Đặc điểm cơ bản của dân tộc Việt Nam? 3. Phân tích làm rõ đặc điểm một của dân tộc Việt Nam? 16 Ngày tháng năm 200 Giáo viên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan