Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổng quan về thuốc cổ truyền có tác dụng trừ phong thấp...

Tài liệu Tổng quan về thuốc cổ truyền có tác dụng trừ phong thấp

.PDF
166
185
148

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ NHUNG TỔNG QUAN VỀ THUỐC CỔ TRUYỀN CÓ TÁC DỤNG TRỪ PHONG THẤP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: TS. Bùi Hồng Cường Nới thực hiện: Bộ môn Dược học cổ truyền HÀ NỘI – 2013 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập tại trường đại học Dược Hà Nội, em đã được các thầy, các cô luôn quan tâm chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em học tập, trau dồi kiến thức. Trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp, em đã có cơ hội vận dụng kiến thức cũng như được mở rộng vốn hiểu biết của mình để áp dụng cho công việc tương lai. Để hoàn thành khóa luận, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Bùi Hồng Cường đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn, giúp em hoàn thành tốt khóa luận. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, anh chị Bộ môn Dược học cổ truyền, Thư viện đại học Dược, Thư viện đại học quốc gia, Cục thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em thực hiện khóa luận này. Cuối cùng, em xin gửi lời biết ơn tới gia đình và những người bạn thân thiết đã động viên, ủng hộ và trợ giúp em về mọi mặt trong thời gian qua. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do còn nhiều hạn chế về mặt lý luận và thực tiễn nên khóa luận của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 5 năm 2013 Sinh viên Nguyễn Thị Nhung MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………. 3 Chương 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG 4 TIN………………………………………………………………………… 1.1. Đối tượng thu thập thông tin………………………………………… 4 1.2. Nội dung thu thập thông tin………………………………………… 4 1.3. Phương pháp thu thập thông tin…………………………………… 4 Chương 2. KẾT QUẢ TỔNG QUAN…………………………………… 2.1. TỔNG QUAN BỆNH PHONG THẤP VÀ THUỐC CỔ TRUYỀN 4 4 TRỪ PHONG THẤP………………………………………………. 2.1.1. Đại cương bệnh phong thấp……………………………………… 4 2.1.2. Y học cổ truyền điều trị phong thấp……………………………… 5 2.1.2.1 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh…………………………………. 5 2.1.2.2 Phân loại và triệu chứng…………………………………………… 6 2.1.2.3 Điều trị……………………………………………………………... 8 2.1.3. Các dạng phong thâp trong YHHĐ và điều trị bằng thuốc cổ truyền 12 2.1.3.1. Viêm khớp dạng thấp……………………………………………… 14 2.1.3.2. Thoái hóa khớp…………………………………………………….. 17 2.1.3.3. Viêm quanh khớp vai………………………………………………. 22 2.1.3.4. Viêm cột sống dính khớp…………………………………………... 25 2.1.3.5. Gout ……………………………………………………………….. 32 2.1.3.6. Viêm da cơ và viêm đa cơ…………………………………………. 37 2.1.3.8. Thấp khớp cấp…………………………………………………….. 42 2.1.3.9. Thoát vị đĩa đệm…………………………………………………… 46 2.1.3.10 Bệnh đốt sống cổ…………………………………………………… 59 2.2. MỘT SỐ CÂY THUỐC CÓ TÁC DỤNG TRỪ PHONG THẤP… 65 2.2.1. Một số khái niệm…………………………………………………... 65 2.2.1.1. Thuốc cổ truyền……………………………………………………. 65 2.2.1.2. Khái quát chung về thuốc YHCT trừ phong thấp…………………. 65 2.2.2. Một số cây thuốc trừ phong thấp………………………………….. 68 Ba kích……………………………………………………………... 68 Bạch chỉ……………………………………………………………. 71 Bạch hoa xà………………………………………………………… 74 Cà gai leo…………………………………………………………... 77 Cẩu tích…………………………………………………………….. 80 Cỏ xước…………………………………………………………….. 81 Cốt khí củ…………………………………………………………... 83 Cốt toái bổ…………………………………………………………. 87 Dây đau xương……………………………………………………... 89 Hàm ếch……………………………………………………………. 91 Hy thiêm…………………………………………………………… 93 Ké đầu ngựa……………………………………………………….. 96 Kê huyết đằng……………………………………………………… 98 Khương hoạt……………………………………………………….. 100 Lá lốt……………………………………………………………….. 103 Lược vàng………………………………………………………….. 105 Ngưu tất……………………………………………………………. 107 Nhàu………………………………………………………………... 110 Phòng phong……………………………………………………….. 113 Tần giao……………………………………………………………. 115 Thiên niên kiện…………………………………………………….. 117 Thổ phục linh……………………………………………………… 119 Tục đoạn…………………………………………………………… 120 Vông nem…………………………………………………………... 122 Xấu hổ……………………………………………………………… 125 2.2.2.2. Tóm tắt các cây thuốc có tác dụng trừ phong thấp………………… 126 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………… 140 Kết luận………………………………………………………………………... 140 1. Về bệnh phong thấp và việc sử dụng thuốc cổ truyền trừ phong 141 thấp…………………………………………………………………. 2. Về cây thuốc trừ phong thấp……………………………………….. 141 3. Mối liên hệ tác dụng trừ phong thấp theo YHCT và các tác dụng 141 sinh học của cây thuốc đã được công bố…………………………... Kiến nghị……………………………………………………………………… 142 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ALP Alkalin phosphatase ALT, AST Men gan BMP-2 Bone morphogenetic proteins COX Cyclooxygenase IC50 Nồng độ ức chế 50% đối tượng thử IL Interleukin iNOS Nitric oxid IκB-α Chất ức chế kB α JNK C-Jun N-terminal kinases LOX Lipoxygenase 2 LPS Lipopolysaccharid MBC Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu MetHB Methemoglobin MIC Nồng độ ức chế tối thiểu NF-κB Ytố nhân kB Nrf2/ARE Nuclear factor-E2-related factor 2/antioxidant response element OPG/RANKL Osteoprotegerin / receptor activator of NF-kB PGE Prostaglandin E SH Thiol SOCS-3 Suppressor of cytokine signaling 3 TNF-α Yếu tố hoại tử mô α TPA 12-0-tetradecanoyphorbol 13-acetat TRAP Tartrate resistant acid phosphates YHCT Y học cổ truyền YHHĐ Y học hiện đại DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Một số cây thuốc có tác dụng trừ phong thấp……………………. 127 Bảng 2.2: Tổng hợp các nhóm hóa học chính của cây thuốc trừ phong thấp.. 136 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Phong thấp là một loại bệnh có từ cổ xưa của loài người. Trải qua bao niên đại, phương pháp phòng và chữa bệnh này vẫn là mối quan tâm thường xuyên của các nhà y học thế giới. Bệnh phong thấp, theo y học cổ truyền là bệnh do nguyên nhân “phong tà” và “ thấp tà” cùng xâm nhập gây bệnh. Phong, thấp là hai trong số sáu thứ khí của “ lục dâm” còn gọi là lục khí gây bệnh: Phong (gió) , hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (ẩm thấp), táo (khô hanh), hỏa (nóng sốt) [6]. Phong trong tự nhiên có tính chất nhẹ, phát tán, thích động, khi xâm nhập vào cơ thể người gây bệnh gọi là phong tà. Thấp có tính chất dính trệ, trọng trọc, đưa xuống dưới, khi gây bệnh gọi là thấp tà. Phong dẫn thấp vào cơ thể gây bệnh gọi là bệnh phong thấp. Bệnh phong thấp thuộc chứng “tý” của đông y: chỉ khí huyết bị bệnh tà nghẽn lấp dẫn đến bệnh tật gân, cơ, xương, khớp, đau mỏi tê dại, nặng nề, co duỗi khó, các khớp sưng to [42]. Các chứng trên gặp trong nhiều bệnh của tây y: bệnh viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, thấp khớp cấp..vv.. Bệnh biến thường diễn ra phức tạp, mạn tính, tái phát nhiều đợt kéo dài nhất là khi gặp các điều kiện thuận lợi như thời tiết thay đổi, khí hậu lạnh và ẩm, vệ sinh môi trường cá nhân kém, sống đông đúc chật hẹp, gây các biến chứng teo cơ, cứng khớp, phá hủy khớp, cuối cùng là tàn phế. Theo thống kê bệnh phong thấp đứng đầu trong các bệnh gây tàn phế tại Hoa Kì, với 17 triệu người không đi làm được vì đau khớp xương, gân hay bắp thịt [159]. Bệnh phong thấp hay tê thấp là bệnh có tỉ lệ người mắc rất cao, chiếm khoảng 2/3 bệnh nhân trong năm, nhất là các tháng trong mùa mưa lạnh. Bệnh ít gây chết người, nhưng làm đau đớn, tê nhức khó vận động, sinh hoạt, ảnh hưởng nhiều đến năng suất lao động, làm giảm chất lượng cuộc sống, và là gánh nặng của gia đình và xã hội. Người ta ước tính khoảng 70% bệnh nhân mất sức lao động do phong thấp [16], [47]. Chỉ tính riêng viêm khớp dạng thấp bệnh này gặp ở tất cả các nước trên thế giới, chiếm 0,5 – 3% dân số. Ở Việt Nam thì tỷ lệ chung là 0,5%, chiếm 20% tổng số bệnh nhân mắc các bệnh khớp nhập viện [46]. 2 Vì vậy việc điều trị bệnh phong thấp là rất cần thiết và quan trọng. Hiện nay YHHĐ đã dùng nhiều phương pháp và thuốc để điều trị và dự phòng bao gồm cả kháng sinh, ức chế miễn dịch, DMARD (disease modifying anti-rheumatic drugs) tác nhân sinh học, vật lý trị liệu chỉnh hình, phẫu thuật..vv..[36]. Nhưng bệnh phong thấp là bệnh mạn tính, đòi hỏi quá trình điều trị lâu dài, các thuốc Tây y có thể gây tác dụng phụ nặng nề lên hệ thống tiêu hóa, tiết niệu…và giá thành cao. Vì vậy mà hiệu quả cũng như tính thực tế áp dụng các biện pháp hiện đại tại Việt Nam còn rất hạn chế. Do đó ứng dụng YHCT vào chữa bệnh phong thấp mang tính chất rất thực tiễn, cải thiện sức khỏe nhân dân, nâng cao sự phát triển của y học cổ truyền dân tộc, góp phần xây dựng nền y tế Việt Nam theo hướng kết hợp YHCT và YHHĐ. Việc điều trị YHCT bao gồm cả không dùng thuốc (tập dưỡng sinh, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt…) và dùng thuốc “khu phong”, “trừ thấp”. Thực tế đã chứng minh các bài thuốc đông y chữa bệnh phong thấp rất hiệu quả. Để dễ dàng hơn trong việc tra cứu sâu hơn, đầy đủ hơn, nhằm tìm ra loại thuốc phòng và điều trị phong thấp có hiệu quả, đề tài “tổng quan về thuốc trừ phong thấp trong YHCT” đã được thực hiện với các mục tiêu: 1. Tổng quan về bệnh phong thấp và việc sử dụng thuốc cổ truyền trị phong thấp 2. Tổng quan về một số cây thuốc trừ phong thấp về thành phần hóa học và tác dụng sinh học. 3. Liên hệ tác dụng trừ phong thấp theo YHCT và các tác dụng sinh học của cây thuốc đã được công bố. 3 Chương 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN 1.1. Đối tượng thu thập thông tin Bệnh phong thấp và cây thuốc có tác dụng trừ phong thấp. 1.2. Nội dung thu thập thông tin - Tổng quan về bệnh phong thấp và việc sử dụng thuốc cổ truyền trị phong thấp. - Tổng quan về một số cây thuốc có tác dụng trừ phong thấp. 1.3. Phương pháp thu thập thông tin - Thu thập thông tin: Về bệnh phong thấp (định nghĩa, nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh, triệu chứng, phân loại, điều trị…), và cây thuốc trừ phong thấp (thành phần hóa học, tác dụng sinh học) ở các tài liệu: + Dược điển. + Sách: Bệnh học YHCT và YHHĐ, dược cổ truyền, dược liệu, cây thuốc và vị thuốc… + Các bài đăng trên báo, tạp chí trong nước và quốc tế, luận án, luận văn. + Các bài viết trên các trang web đáng tin cậy: Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh (http://www.lrc-hueuni.edu.vn/), Viện Dược liệu (http://www.vienduoclieu.org.vn/)... - Xử lí thông tin: Sắp xếp, hệ thống hóa các dữ liệu thu thập được theo bố cục chặt chẽ, hợp lí, logic, theo nhóm vấn đề, thông qua một số bảng biểu. 4 Chương 2. KẾT QUẢ TỔNG QUAN 2.1. TỔNG QUAN BỆNH PHONG THẤP VÀ VIỆC SỬ DỤNG THUỐC CỔ TRUYỀN TRỊ PHONG THẤP 2.1.1. ĐẠI CƯƠNG BỆNH PHONG THẤP Phong thấp là bệnh để chỉ các chứng đau nhức hay tê mỏi có liên quan đến bộ máy vận động của cơ thể như gân, cơ, xương khớp, bắp thịt, thần kinh vận động. Có khi chỉ có cảm giác nặng nề, không có đau nhức rõ rệt ở một nơi cố định nào; có khi đau nhức chạy từ nơi này đến nơi khác; có khi vùng đau có sưng, nóng ở một nơi cố định…Thông thường thì vùng đau ở vai, thắt lưng, cổ gáy, khuỷu tay, cổ tay, các khớp ngón tay, khớp xương háng, bắp đùi, đầu gối, cổ chân, bàn chân, các khớp ngón chân…[47]. Theo Benoit Ridayre, danh từ phong thấp (rhumatisme) gốc từ chữ Hy Lạp “Rheuma”, nghĩa là sưng lên trên cơ thể. Từ đó, gọi phong thấp là các chứng đau nhức cấp tính và kinh niên, có đặc điểm nhức mỏi và sưng lên ở khớp xương hay các bộ phận mềm bao bọc nó, nhưng cũng có thể đau nhức ở nơi khác nữa ngoài khớp xương [43]. Theo các tài liệu YHCT, gọi bệnh do phong, thấp xâm phạm vào da, kinh lạc, gân xương là chứng tý [54]. Tý là bế tắc, chứng tý là chứng kinh mạch bị ngoại tà phạm vào làm bế tắc, dẫn đến khí huyết vận hành bị trở ngại gây nên bì phu, gân cốt, cơ nhục, khớp xương đau nhức ê ẩm, tê bì, nặng thì khớp sưng lên co duỗi khó khăn [15]. Sách Nội kinh tố vấn cho rằng: “Bệnh do tà khí phong, hàn, thấp cùng đến hợp thành gọi là bệnh Tý”. Về sau các sách gọi là Phong Thấp, Thấp Tý, Lịch Tiết Phong…[47], [59]. Tuệ Tĩnh viết: “Tê thấp là mình mẩy các khớp xương không đỏ, không sưng mà tự nhiên phát đau, có khi chân tay không cựa được, nguyên nhân do nguyên khí hư yếu, phong hàn thấp ba khí xâm vào mà sinh bệnh. Nếu phong khí thắng thì đau chạy khắp gọi Lịch tiết phong, hàn khí thắng thì đau nhức dữ dội gọi thống phong, 5 thấp khí thắng thì đau nhức cố định một chỗ, tê dại cấu không biết đau gọi Trước thống. Nhưng ba khí ấy nhập vào kinh lạc trước rồi xâm vào xương thì nặng nề không giơ lên được, vào mạch thì huyết đọng không lưu thông, vào gân thì không co duỗi được, vào thịt thì tê dại cấu không biết đau, vào da thì lạnh, sách tuy chia ra nhiều tên gọi mà bệnh thì do ba tà khí.” [56]. Bệnh phong thấp hay tê thấp là bệnh có tỉ lệ người mắc rất cao, chiếm khoảng 2/3 bệnh nhân trong năm, nhất là các tháng trong mùa mưa lạnh. Ở một số nước tỉ lệ mắc bệnh lên đến 10-12%. Diện mắc có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi nghề. Người cao tuổi (>50 tuổi) mắc bệnh nhiều hơn người trẻ tuổi. Bệnh ít gây chết người, nhưng làm đau đớn, tê nhức khó vận động, ảnh hưởng nhiều đến năng suất lao động và làm giảm chất lượng cuộc sống. Theo thống kê 70% mất sức lao động do phong thấp [16], [47]. 2.1.2. Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐIỀU TRỊ PHONG THẤP 2.1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh: Bệnh phát sinh do chính khí bất túc, tấu lí sơ hở nên ngoại tà như phong hàn thấp nhiệt xâm nhập làm cơ nhục, gân cốt, kinh lạc bị trệ tắc, vận hành khí huyết bị rối loạn [7]. - Phong hàn thấp nhiệt xâm nhập: Do bệnh nhân sống nơi ẩm thấp, khí hậu nóng lạnh thay đổi đột ngột nên phong hàn thấp nhân lúc cơ thể hư yếu mà xâm nhập, lưu trú ở kinh lạc, trệ tắc ở cơ khớp làm cho khí huyết ứ trệ gây nên chứng tý. Do ngoại cảm tà khí có mức độ mạnh yếu khác nhau nên biểu hiện lâm sàng cũng có sự khác biệt [7], [11], [12], [61]. + Nếu như phong thắng thì do phong có tính lưu động và biến hóa nên biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau có tính di chuyển tạo thành thể hành tý. + Nếu như thấp thắng thì do thấp có tính dính trệ và nặng nề nên biểu hiện lâm sàng thấy đau và tê cơ khớp, chân tay nặng nề, đau có tính cố định tạo thành thể trước tý. 6 + Nếu hàn thắng thì do hàn có tính ngưng trệ nên biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau dữ dội cơ khớp tạo nên thể thống tý. + Nếu do phong thấp nhiệt hoặc do phong hàn thấp uất trệ hóa nhiệt, ứ trệ ở cơ khớp gây sưng nóng đỏ đau các khớp tạo nên thể nhiệt tý [7], [61]. - Đàm và ứ giao kết, trệ tắc kinh lạc: Nếu chứng tý không được điều trị thích đáng hay do uống nhiều thuốc khứ phong táo thấp hoặc ôn tán hàn thấp hoặc thanh nhiệt táo thấp…làm hao thương khí huyết, tổn thương âm dịch gây khí trệ huyết ứ, đàm trọc trệ lạc, đàm và ứ phối hợp nên trệ tắc kinh lạc gây sưng nề các khớp, có thể gây biến dạng khớp, co duỗi khớp khó khăn. Đây là chứng tý mãn tính, điều trị khó khăn và kéo dài do chính khí cơ thể đã hư yếu. Chứng tý điều trị lâu ngày không khỏi lại cảm phải tà khí làm cho tà từ kinh lạc xâm nhập vào tạng phủ gây nên chứng bệnh của tạng phủ [7], [11], [12], [61]. 2.1.2.2.  Phân loại và triệu chứng: Dựa vào nguyên nhân phát bệnh và chứng trạng hiện ra, có thể chia phong thấp thành các thể: Hành tý (phong tý), thống tý (hàn tý) , trước tý (thấp tý) và nhiệt tý [7], [62]. a) Hành tý (phong tý): - Triệu chứng: Đau nhức chân tay và các khớp, đau có tính chất di chuyển, kèm theo ở giai đoạn đầu thấy sưng nề khớp và co duỗi khớp khó khăn hoặc thấy sợ gió hay sợ lạnh, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi trắng hơi dày, mạch phù hoãn hay phù khẩn. - Phân tích: Do phong hàn thấp xâm nhập cơ biểu, lưu trệ ở kinh lạc làm rối loạn vận hành khí huyết, bất thông tắc thống nên thấy đau nhức chân tay và các khớp. Do đau làm ảnh hưởng đến vận động khớp nên thấy co duỗi khớp khó khăn. Thể hành tý thì do phong thiên thịnh, phong có tính chất di chuyển và biến động nên thấy đau nhức các khớp cũng di chuyển lúc ở chi trên khi lại ở chi dưới. Ngoại tà bó ở biểu, doanh vệ 7 bất hòa nên thấy biểu hiện sợ gió hay sợ lạnh và sốt. Rêu lưỡi trắng, mạch phù là biểu hiện của ngoại tà xâm nhập phần biểu. b) Thống tý (hàn tý): - Triệu chứng: Đau nhức cơ khớp dữ dội, đau có tính chất cố định, gặp lạnh đau tăng, nếu được ôn ấm thì đau giảm, kèm theo: co duỗi khớp khó khăn, da tại chỗ khớp đau không nóng, sắc da không bị hồng; chất lưỡi hồng nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng nhớp, mạch huyền khẩn hoặc trầm trì huyền. - Phân tích: Do phong hàn thấp xâm nhập cơ thể, hàn có tính chất ngưng trệ và co rút, lưu ứ ở kinh lạc làm khí huyết trệ tắc gây đau dữ dội các khớp và đau cố định. Gặp lạnh huyết càng ngưng trệ nên đau tăng lên; gặp nhiệt làm hàn được khứ tán, khí huyết vận hành tốt hơn nên đau lại giảm. Hàn tà có tính chất co rút làm cân mạch co gây đau dữ dội và khớp co duỗi khó khăn. Hàn là âm tà nên da tại chỗ khớp đau không bị nóng và sắc da không bị hồng. Chất lưỡi hồng nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng nhớp, mạch huyền khẩn hay huyền trì là biểu hiện của chứng hàn thấp. c) Trước tý (thấp tý): - Triệu chứng: Chân và tay nặng nề, tê buốt; kèm theo thấy sưng nề các khớp, đau có tính chất cố định, hạn chế vận động các khớp, tê bì ngoài da, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi trắng dày nhớp, mạch nhu hoãn. - Phân tích: Cơ thể cảm thụ phong hàn thấp, trong đó chủ yếu là thấp tà gây nên. Thấp có tính dính trệ, lưu trệ kinh lạc và cơ khớp làm rối loạn vận hành khí huyết gây sưng nề khớp, tê buốt, nặng nề chân tay, đau cố định, hạn chế vận động các khớp. Do thấp trở trệ ở cơ phu và kinh lạc làm rối loạn khí huyết vận hành, gây tê bì ở chân tay. Rêu lưỡi trắng dày nhớp, mạch nhu hoãn là biểu hiện của thấp tà. d) Nhiệt tý: - Triệu chứng: 8 Sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội các khớp; kèm theo: đau các khớp không thích xoa nắn, gặp lạnh thì giảm đau, sốt, sợ gió, khát nước, nước tiểu vàng, bứt rứt; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi màu vàng nhớp, mạch hoạt sác. - Phân tích: Do phong thấp nhiệt xâm nhập cơ thể hoặc do phong hàn thấp xâm nhập và uất trệ hóa hỏa làm thấp nhiệt ủng trệ kinh lạc, ứ ở các khớp, khí huyết uất trệ gây nên đau, tại chỗ sưng, nóng, đỏ và co duỗi khớp khó khăn. Thấp nhiệt ủng thịnh làm doanh vệ uất trệ bất hòa gây nên sợ gió, sốt. Thấp nhiệt ứ trệ lâu ngày làm hóa táo thương tân gây khát nước, nước tiểu màu vàng. Nhiệt tà nhiễu loạn ở tâm gây bứt rứt, khó chịu. Chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng nhớp, mạch hoạt sác là biểu hiện của chứng thấp nhiệt ủng thịnh.  “Nội kinh” theo sự khác nhau về thời tiết phát bệnh, bộ vị tà khí xâm phạm vào và chứng trạng mà chia ra các chứng gồm: Cân tý, Cốt tý, Cơ nhục tý, Mạch tý và Bì tý [15], [62]. Mùa đông bị bệnh là Cốt tý, mùa xuân bị bệnh là Cân tý, mùa hạ bị bệnh là Mạch tý, mùa trưởng hạ bị bệnh là Cơ nhục tý, mùa thu bị bệnh là Bì tý. Nếu Cốt tý không khỏi lại cảm phải phục tà thì sẽ vào thận. Nếu Cân tý không khỏi lại cảm phải phục tà thì sẽ vào can. Nếu Mạch tý không khỏi lại cảm phải phục tà thì sẽ vào tâm. Nếu Cơ nhục tý không khỏi lại cảm phải phục tà thì sẽ vào tỳ. Nếu Bì tý không khỏi lại cảm phải phục tà thì sẽ vào phế. Phế tý thì phiền mãn, khó thở và mửa; tâm tý thì mạch không thông, phiền thì tâm hạ nổi lên, khí bạo thượng gây khó thở, ợ khan, quyết khí thượng lên thì sợ hãi; Can tý đêm ngủ giật mình, uống nhiều, đái nhiều, ở trên như có cục; Thận tý thì trướng, vùng cùng cụt sưng, cột sống, đầu sưng; Tỳ tý thì chân tay rã rời, ho, nôn, ở trên rất lạnh [15]. 2.1.2.3. Điều trị: Theo Trung y học khái luận, về mặt chữa bệnh, bệnh này do ba tà khí phong, hàn, thấp cùng xâm nhập mà phát ra cho nên phép chữa trị chủ yếu là khu phong, 9 tán hàn, trừ thấp nhưng lại cần xét xem thuộc về loại khí nào nặng hơn để chọn cách chữa khác nhau [59]. Lãn Ông đề ra “chữa phong nên bổ huyết, chữa hàn nên bổ hỏa, chữa thấp nên kiện tỳ, tuy dùng thuốc phong thấp nhưng cần dùng thuốc bổ khí huyết để khống chế không cho bệnh tà chủ yếu vào hai kinh can thận, bổ nguồn gốc của tinh huyết để tác dụng đến gân xương, vì đó là bên trong có hư mà gây nên” [15]. Có nhiều phương pháp để chữa phong thấp và thuốc trị bệnh này cũng rất dồi dào cả thuốc nam và thuốc bắc. Nhưng nhìn chung phương pháp nào cũng phải:  Bổ khí để nâng thể trạng.  Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thanh nhiệt, thông kinh hoạt lạc để chống viêm, giảm đau [47]. Tóm lại, khi chữa bệnh các phương pháp đều nhằm lưu thông khí huyết ở cân, cơ xương; đưa tà khí (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài, bồi bổ khí huyết can, thận để chống tái phát và để chống lại các hiện tượng thoái hóa khớp, biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp nhằm hồi phục chức năng bình thường của các khớp xương [61]. Trong YHCT thường điều trị theo cách phân thể hành tý, thống tý, trước tý, nhiệt tý như sau: a) Hành tý:  Pháp điều trị: khu phong thông lạc, tán hàn trừ thấp.  Bài thuốc tiêu biểu: Phòng phong thang [7]. Phòng phong 30g Tần cửu 22,5g Ma hoàng 15g Hạnh nhân 30g Cát căn 22,5g Bạch linh 30g Đương quy 30g Nhục quế 30g Hoàng cầm 22,5g Cam thảo 30g Các vị thuốc trên tán thô, mỗi lần dùng 15g và gia Đại táo 03 quả, Sinh khương 5 lát để sắc uống. + Nếu đau nhức các khớp phía trên thì gia Khương hoạt 10g, Uy linh tiên 10g, Khương hoàng 08g, Xuyên khung 12g để tăng cường khứ phong thông lạc chỉ thống. 10 + Nếu đau buốt ngang thắt lưng trở xuống là chính thì gia Đỗ trọng 12g, Tang kí sinh 12g, Tục đoạn 15g, Dâm hương hoắc 12g, Ba kích 12g để tăng cường bổ thận cường gân cốt. + Nếu khớp sưng nề, rêu lưỡi vàng mỏng là biểu hiện tà khí hóa nhiệt thì nên dùng phép tán hàn thanh nhiệt, bài thuốc dùng Quế chi thược dược tri mẫu thang (Quế chi, Thược dược, Tri mẫu, Cam thảo chích, Ma hoàng, Bạch truật, Phòng phong, Bào phụ tử, Sinh khương) [7]. b) Thống tý:  Pháp điều trị: ôn kinh tán hàn, khu phong trừ thấp.  Bài thuốc: Ô đầu thang [7]. Ô đầu 06g Ma hoàng 09g Hoàng kỳ 09g Cam thảo 09g Xích thược 09g Ô đầu đập nhỏ, sắc với 400ml mật ong cho đến khi còn lại khoảng 200ml; bốn vị thuốc còn lại cũng đập nhỏ sắc với 600ml nước cho đến khi còn 200ml rồi đổ nước sắc ô đầu vào đun tiếp để uống. Phương pháp gia giảm giống hành tý. c) Trước tý:  Pháp điều trị: trừ thấp thông lạc, khu phong tán hàn.  Bài thuốc: Ý dĩ nhân thang [7]. Ý dĩ 6g Thương truật 3g Khương hoạt 3g Độc hoạt 3g Phòng phong 3g Ô đầu 3g Ma hoàng 3g Quế chi 3g Đương quy 3g Xuyên khung 3g Sinh khương 3g Cam thảo 3g Các vị thuốc trên tán nhỏ, mỗi lần dùng 6g, sắc uống. + Nếu sưng nề các khớp thì gia Tỳ giải 15g, Mộc thông 15g, Khương hoàng 08g để tăng cường lợi thủy thông lạc. Nếu tê bì chân tay thì gia Hải đồng bì 12g để khứ phong thông lạc. 11 + Nếu các biểu hiện của phong hàn thấp không rõ rệt thì dùng bài Quyên tý thang là bài thuốc đại biểu để điều trị thể phong hàn thấp tý [7]. Khương hoạt 12g Độc hoạt 12g Tần cửu 12g Hải phong đằng 30g Quế chi 10g Đương quy 12g Xuyên khung 12g Uy linh tiên 15g Bạch thược 15g Cam thảo 06g Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang. + Nếu thấy biểu hiện phong thịnh thì gia Phòng phong 12g, Bạch chỉ 10g. nếu có biểu hiện hàn thịnh thì gia Phụ tử 06g, Ô đầu 03g, Tế tân 08g. + Nếu có biểu hiện thấp thịnh thì gia Phòng kỷ 12g, Tỳ giải 12g, Ý dĩ 15g. d) Nhiệt tý:  Pháp điều trị: thanh nhiệt thông lạc, khu phong trừ thấp.  Bài thuốc: Bạch hổ gia quế chi thang [7]. Thạch cao 50g Tri mẫu 18g Ngạnh mễ 09g Quế chi 05g Cam thảo 06g Các vị thuốc trên nghiền thành bột, mỗi lần dùng 15g để sắc, uống khi thuốc còn ấm. + Để tăng cường tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ thấp thông lạc thì gia Nhẫn đông đằng 20g, Liên kiều 12g, Hoàng bá 12g. + Nếu ngoài da thấy có mọc ban màu hồng thì gia Đan bì 12g, Sinh địa 12g, Xích thược 12g để lương huyết tán phong; hoặc dùng bài Tuyên tý thang [7]. Phòng kỷ 15g Hạnh nhân 15g Hoạt thạch 15g Ý dĩ 15g Liên kiều 12g Chi tử 12g Bán hạ 10g Tàm sa 10g Xích tiểu đậu 12g Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang. + Nếu nhiệt tý hóa hỏa thương tân gây sưng nề, nóng đỏ khớp, đau dữ dội, đau nhiều về đêm, sốt, khát nước, chất lưỡi hồng, mạch huyền sác thì nên dùng pháp lương huyết chỉ thống, bài thuốc dùng bài Tê giác tán [7]. 12 Tê giác 01g Hoàng liên 12g Chi tử 12g Nhân trần 15g Thăng ma 12g Có thể thay tê giác bằng Thủy ngưu giác 30g. + Để tăng cường tác dụng dưỡng âm lương huyết thì gia Huyền sâm 12g, Mạch môn 15g, Sinh địa 15g. + Để tăng cường tác dụng thanh nhiệt trừ thấp, thông lạc chỉ thống thì gia Phòng kỷ 12g, Khương hoàng 08g, Tần cửu 12g [5], [32]. 2.1.3. CÁC DẠNG PHONG THẤP TRONG YHHĐ VÀ ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC YHCT Trong YHHĐ, Phong thấp là thuật ngữ chỉ những bệnh ảnh hưởng đến khớp xương và tổ chức mềm xung quanh nói chung (gân, cơ, màng khớp), bao gồm rất nhiều bệnh có triệu chứng đau nhức tê mỏi ở bộ máy vận động, như: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm gân cơ, viêm khớp mãn tính, viêm cột sống dính khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, gout…[7], [32], [46], [47]. Bệnh này, theo sự tổng kết khoa học của Liên đoàn chống tê thấp Châu Âu (EARL) và Đại hội lần thứ 10 các chuyên gia chống tê thấp Châu Âu họp tại Liên Xô cũ năm 1985 cho rằng đây là bệnh tự miễn, thuộc hệ miễn dịch của cơ thể (theo tuần báo Phụ nữ Liên Xô, 1985), gọi tên bệnh là “phong tê thấp” bao gồm những bệnh có nguyên nhân của hệ miễn dịch: Thống thấp (cấp tính và mạn tính), tê thấp (viêm cơ, viêm dây thần kinh), dị ứng thời tiết (thấp chẩn, exzema thời tiết, dị ứng nổi ban,…) [49]. Theo Thanh Long, sự phân loại và định danh của hiệp hội phong thấp ở Mỹ vào năm 1983 là bệnh phong thấp được phân làm 10 loại chính, bao gồm hơn 100 loại bệnh, đã được giới y học các nước chấp nhận và áp dụng rộng rãi : viêm khớp dạng thấp, đau khớp do phong hàn thấp, gout, viêm khớp vai, viêm cột sống dính khớp, viêm cột sống tăng sinh, bệnh múa giật, viêm khớp tăng sinh, bệnh đốt sống cổ [24], [32], [143].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan