Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổng quan về tác dụng bất lợi của 35 vị thuốc thuộc danh mục thuốc y học cổ truy...

Tài liệu Tổng quan về tác dụng bất lợi của 35 vị thuốc thuộc danh mục thuốc y học cổ truyền chủ yếu

.PDF
197
301
70

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI BÙI THỊ TUYẾT NHUNG TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG BẤT LỢI CỦA 35 VỊ THUỐC THUỘC DANH MỤC THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN CHỦ YẾU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI - 2014 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI BÙI THỊ TUYẾT NHUNG TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG BẤT LỢI CỦA 35 VỊ THUỐC THUỘC DANH MỤC THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN CHỦ YẾU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: TS. Bùi Hồng Cường Nơi thực hiện: Bộ môn Dược học cổ truyền HÀ NỘI – 2014 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Bùi Hồng Cường, người thầy đã luôn quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô và các anh chị kỹ thuật viên Bộ môn Dược học cổ truyền đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng đào tạo, các bộ môn, phòng ban khác của Trường Đại học Dược Hà Nội. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người đã luôn động viên, giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho tôi hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, ngày12 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Bùi Thị Tuyết Nhung MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………… 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN……………………………………………..……... 2 1.1. Tác dụng bất lợi của thuốc theo quan niệm y học hiện đại………………….. 2 1.1.1. Định nghĩa phản ứng bất lợi của thuốc…………………………….……… 2 1.1.2. Phân loại phản ứng bất lợi của thuốc…………………………….…........ 3 1.2. Tác dụng bất lợi của thuốc theo quan niệm y học cổ truyền………………… 5 1.2.1. Tác dụng bất lợi của thuốc theo quan niệm y học cổ truyền………...…... 5 1.2.2. Nguyên nhân gây tác dụng bất lợi của thuốc y học cổ truyền…………...... 5 1.3. Việc nghiên cứu tác dụng bất lợi của vị thuốc…………….………………… 7 1.3.1. Trên thế giới……………………………………………………………...... 7 1.3.2. Ở Việt Nam……………………………….…………………………….….. 7 1.4. Danh mục 35 vị thuốc/29 cây thuốc tổng quan về tác dụng bất lợi trong khóa luận thuộc danh mục thuốc chủ yếu của Bộ y tế………………………….. 8 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP THÔNG TIN……………………………………………………………………................. 11 2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………….. 11 2.2. Nội dung tổng hợp thông tin………………………………………………… 11 2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin……………………………………….......... 11 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ, BÀN LUẬN………………………………………… 13 3.1. Thông tin về tác dụng bất lợi của 35 vị thuốc/ 29 cây thuốc………………... 13 BẠCH BIỂN ĐẬU……………………………...………………………………... 13 BẠCH ĐẬU KHẤU……………………………………………………………... 16 BẠCH HOA XÀ………………………………………………………………..... 19 BẠCH MAO CĂN……………………………………………………………….. 24 CAU (ĐẠI PHÚC BÌ, BINH LANG)…………………………………………..... 26 CỎ NHỌ NỒI……………………………………………………………..……... 34 CỐI XAY…………………………………………………………………............ 38 DÂU (TANG BẠCH BÌ, TANG DIỆP, TANG CHI, TANG THẦM)………….. 41 DỪA CẠN……………………………………………………………………….. 47 ĐƯƠNG QUY…………………………………………………………………… 57 HỒNG (THỊ ĐẾ)………………………………………………………………… 69 LONG NHÃN…………………………………..………………………………... 73 MẦN TRẦU……………………………………………………………………... 76 MỎ QUẠ……………………………………………………………………......... 78 NGHỆ (UẤT KIM, KHƯƠNG HOÀNG)……………………………………….. 80 NGÔ (RÂU NGÔ)………………………………………………………..……… 95 NGŨ GIA BÌ GAI…………………………………………………...…………… 98 NGŨ GIA BÌ NAM……………………………………………….……………… 101 NGŨ VỊ TỬ……………………………………………………………………… 103 NGƯU BÀNG………………………………………………………………......... 111 PHÚC BỒN…………………………………………………………………......... 117 QUA LÂU (QUA LÂU NHÂN, THIÊN HOA PHẤN)………………………... 118 RAU SAM…………………………………………………………….………...... 126 SÀI HỒ NAM…………………………………………………………………..... 131 SƠN TRA………………………………………………………………………… 134 THỔ HOÀNG LIÊN………………………………………….………………...... 136 TIỀN HỒ……………………………………………………..……………........... 137 TIỂU HỒI………………………………………………………………………... 141 Ý DĨ………………………………..……………………………………............... 150 3.2. Hệ thống hóa thông tin về tác dụng bất lợi của 35 vị thuốc……………...... 157 BÀN LUẬN……………………………………………………………...……..... 166 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………………………..... 168 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADR (Adverse drug reaction) : Phản ứng bất lợi của thuốc ALAT : Alanin aminotransferase ASAT : Aspartat aminotransferase ADN : Acid deoxyribonucleic ARN : Acid ribonucleic CCĐ : Chống chỉ định CYP : Cytochrom IMAO : Ức chế enzyme monoamine oxydase LD50 : Liều gây chết 50 % động vật thí nghiệm IC50 : Nồng độ ức chế 50 % động vật thí : nghiệm : Thần kinh trung ương WHO (Word Health Organization) : Tổ chức Y tế thế giới YHCT : Y học cổ truyền PNCT : Phụ nữ có thai COX : Enzym cyclooxygenase ACE : Angiotensin converting enzyme IL : Interleukin TT : Thể trọng TKTW DANH MỤC CÁC BẢNG STT 1 Kí hiệu Bảng 1.1 Nội dung Trang Danh mục 29 cây thuốc tổng quan về tác dụng bất lợi trong 8 khóa luận thuộc danh mục thuốc chủ yếu của Bộ y tế (29 cây thuốc/35 vị thuốc) 2 Bảng 3.1 Bảng tóm tắt sơ lược tác dụng bất lợi của 35 vị thuốc 158 3 Bảng 3.2 Tóm tắt cảnh báo và chống chỉ định của 35 vị thuốc 162 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một trong những nước có nền y học cổ truyền phát triển ở khu vực châu Á. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng nguồn dược liệu quý giá của đất nước với các phương pháp chế biến khác nhau để phòng và chữa bệnh nhân dân. Bên cạnh đó, sử dụng Đông dược và các chế phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên đang là xu hướng trên thế giới vì tính an toàn, ít gây ra tác dụng bất lợi so với tân dược. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy bên cạnh những lợi ích trong điều trị và hỗ trợ chữa bệnh cũng phát hiện ra những tác dụng bất lợi hoặc tương tác với các vị thuốc và thuốc tân dượckhác, nếu sử dụng không hợp lí có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng. Song hiện nay, thông tin về tác dụng điều trị đặc biệt tác dụng bất lợi của thuốc đông y còn ít và chưa được hệ thống hóa. Điều đó gây không ít khó khăn cho công tác khám chữa bệnh và tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người bệnh. Nhằm phần nào đáp ứng nhu cầu trên, từ năm 2010, một nhóm các đề tài tổng quan tài liệu về tác dụng bất lợi của các vị thuốc nằm trong danh mục thuốc y học cổ truyền chủ yếu của Bộ y tế đã được thực hiện.Với cùng hướng tiếp cận với nhóm đề tài trên, chúng tôi tiếp tục thực hiện đề tài: “Tổng quan về tác dụng bất lợi của 30 vị thuốc thuộc danh mục thuốc y học cổ truyền chủ yếu”. Mục tiêu của chúng tôi là: 1. Tìm kiếm, thu thập, tổng hợp một cách khách quan, cập nhật các thông tin về tác dụng bất lợi của các vị thuốc trong danh mục thuốc chủ yếu của Bộ y tế từ các nguồn tin cậy. 2. Hệ thống hóa và tóm lược, chọn lọc thông tin dựa trên các tiêu chí mà xu hướng thế giới đang quan tâm về tác dụng bất lợi để thuận tiện cho việc tra cứu, sử dụng. Chúng tôi hi vọng rằng những thông tin được đưa ra trong đề tài sẽ giúp ích được phần nào cho các thầy thuốc, nhân viên y tế; góp phần vào việc sử dụng thuốc y học cổ truyền hợp lí, an toàn và hiệu quả. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tác dụng bất lợi của thuốc theo quan niệm y học hiện đại 1.1.1. Định nghĩa phản ứng bất lợi của thuốc Theo Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO), thuốc là sản phẩm dược phẩm, được sử dụng trong hoặc trên cơ thể con người đề phòng bệnh, chẩn đoán bệnh hay chữa bệnh, hoặc làm thay đổi một chức năng sinh lí. Khi vào cơ thể, một thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng nhưng thường chỉ có một vài tác dụng được dùng với mục đích điều trị và được gọi là tác dụng chính, tác dụng có lợi. Phần lớn các tác dụng khác được gọi là tác dụng không mong muốn, tác dụng phụ hoặc phản ứng bất lợi của thuốc [198, tr.7]*. WHO định nghĩa về Phản ứng bất lợi của thuốc (Adverse drug reaction - ADR) như sau: “Phản ứng bất lợi của thuốc là một phản ứng độc hại, không được định trước và xuất hiện ở liều thường dùng cho người để phòng bệnh, chẩn đoán hoặc chữa bệnh hoặc làm thay đổi một chức năng sinh lý.” [5, tr.66], [145], [198, tr.7]*. Định nghĩa này được ứng dụng và phổ biến trên phạm vi toàn cầu. Theo Hiệp hội Dược sĩ Hoa Kì(American Society of Health System PharmacistsASHP), ADR là bất kì đáp ứng không được mong đợi, không dự tính trước, không mong muốn hoặc vượt quá mức cần thiết mà gây ra:  Ngừng thuốc.  Thay đổi thuốc điều trị.  Thay đổi liều dùng (trừ hiệu chỉnh liều).  Bệnh nhân nhập viện.  Kéo dài thời gian nằm viện.  Điều trị hỗ trợ.  Phức tạp cho chẩn đoán.  Ảnh hưởng xấu tới tiên lượng.  Tổn thương lâu dài/ tạm thời, gây tàn tật/tử vong [145]. 3 Để thúc đẩy việc thu thập báo cáo tự nguyện, FDA đưa ra định nghĩa phản ứng bất lợi là: “Biến cố bất lợi liên quan đến việc sử dụng thuốc cho người, có hoặc chưa được coi là liên quan đến thuốc, bao gồm: biến cố bất lợi xảy ra trong khi sử dụng thuốc trong hoạt động y tế, biến cố bất lợi xảy ra do dùng quá liều (vô tình hay cố ý), biến cố bất lợi xảy ra do lạm dụng thuốc, biến cố bất lợi xảy ra khi ngừng thuốc và bất kì dấu hiệu không đạt được tác dụng dược lí vốn có”[19]. Tuy nhiên, các định nghĩa này đều không bao gồm các ADR do thuốc bị nhiễm bẩn (thuốc y học cổ truyền, dược liệu) hay do các tá dược trong công thức bào chế. 1.1.2. Phân loại phản ứng bất lợi của thuốc  Phân loại theo tần suất gặp: + Rất thường gặp + Thường gặp + Ít gặp ADR > 1/10. ADR > 1/100. 1/1000 < ADR < 1/100. + Hiếm gặp ADR < 1/1000. + Rất hiếm gặp ADR <1/10000 [5, tr.66].  Phân loại theo mức độ nặng của bệnh do phản ứng bất lợi của thuốc gây ra: + Nhẹ: không cần điều trị, không cần giải độc, thời gian nằm viện rất ít. + Trung bình: cần có thay đổi trong điều trị, cần điều trị đặc hiệu hoặc kéo dài thời gian nằm viện ít nhất 1 ngày. + Nặng: có thể đe dọa tính mạng, gây bệnh tật lâu dài hoặc cần chăm sóc tích cực. + Tử vong: trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tử vong của bệnh nhân[5, tr.66].  Phân loại theo typ: Theo Rawling và Thompson (1977), ADR được phân làm 2 typ cơ bản: + Typ A:  Tiên lượng được. 4  Thường phụ thuộc vào liều dùng.  Liên quan đến đặc tính dược lý của thuốc: là tác dụng dược lý quá mức hoặc là biểu hiện của tác dụng dược lý ở một vị trí khác. + Typ B:  Thường không tiên lượng được.  Không liên quan đến tác dụng dược lý đã biết của thuốc.  Thường liên quan tới các yếu tố di truyền hoặc miễn dịch, u bướu hoặc các yếu tố gây quái thai [5, tr.67]. Ngoài ra còn mở rộng phân loại theo typ thành các typ sau đây: + Typ C:  Đặc điểm: ít phổ biến, thường liên quan tới liều tích lũy và thời gian sử dụng.  Xử lí: giảm dần liều theo lộ trình trước khi dừng thuốc. + Typ D:  Đặc điểm: ít phổ biến, phụ thuộc liều, xảy ra ở thời điểm cách xa thời điểm dùng thuốc.  Xử lí: thường rất khó khăn. + Typ E:  Đặc điểm: ít phổ biến, xảy ra ngay sau ngừng thuốc.  Xử lí: dùng lại và giảm dần liều. + Typ F:  Đặc điểm: phổ biến, liên quan tới liều, thường do tương tác thuốc.  Xử lí: tăng liều, cân nhắc hiệu quả của biện pháp phối hợp thuốc [25].  Phân loại theo hệ thống DoTS (Do: dose, T: time, S: sensitivity) + Mối liên quan liều lượng và ADR (Do). 5 Phản ứng xảy ra ở liều thấp hơn liều điều trị, liều điều trị, liều cao hơn liều điều trị. + Mối liên quan thời gian xảy ra phản ứng và ADR (T). Chia làm 6 loại nhỏ: nhanh, liều đầu, sớm, trung bình, muộn và chậm. + Mối liên quan mức độ nhạy cảm của bệnh nhân và ADR (S). Biến dị kiểu gen, tuổi, giới tính, thay đổi sinh lí, yếu tố ngoại sinh, bệnh tật [25]. 1.2. Tác dụng bất lợi của thuốc theo quan điểm y học cổ truyền 1.2.1. Khái niệm tác dụng bất lợi của thuốc y học cổ truyền Khái niệm vị thuốc có độc theo y học cổ truyền chia thành 2 loại: - Những vị thuốc độc có thể gây nguy hiểm cho người dùng: ngộ độc, thậm chí gây tử vong như: Phụ tử, Mã tiền, Hoàng nàn, Ba đậu, Thần sa, Thường sơn. - Một số vị thuốc có tác dụng quá mạnh, gây rối loạn chức năng cơ thể như: một số vị thuốc trong nhóm trục thủy gồm Cam toại, Đại kích, Khiên ngưu tử, Thương lục… - Một số vị thuốc gây kích ứng, mẩn ngứa, phát ban: Bán hạ, Nam tinh, Dã vu…[14,tr.318]. Ngoài ra, y học cổ truyền cũng đề cập tới tác dụng không mong muốn của một số vị thuốc gây rối loạn một số chức năng chuyển hóa thông thường như: đầy bụng, tiêu chảy, mẩn ngứa, táo bón… [14,tr.319]. 1.2.2. Nguyên nhân gây tác dụng bất lợi của thuốc y học cổ truyền - Bản chất thành phần hóa học của dược liệu dùng làm thuốc Ví dụ: + Nhóm dược liệu chứa coumarin thường có tác dụng chống đông máu. + Nhóm dược liệu chứa saponin thường gây vỡ hồng cầu (phá huyết), kích ứng niêm mạc, hắt hơi, đỏ mắt. - Phương pháp chế biến Tùy theo mục đích bào chế để tăng tác dụng của thuốc hoặc giảm bớt độc tính của thuốc. Nếu quá trình bào chế không tốt, độc tính của thuốc chưa được loại trừ, 6 khi dùng có thể gây những phản ứng bất lợi. Trong YHCT có nhiều vị thuốc dễ gây ngộ độc, nôn mửa nếu bào chế không kỹ như Bán hạ, Phụ tử ... Vị thuốc Tỳ bà diệp (lá nhót) khi bào chế người ta phải làm sạch các lông tơ trên mặt lá nếu không có thể gây ra tình trạng ngứa họng, ho, nặng thì sưng niêm mạc họng. - Tương tác thuốc Đó là trường hợp hai vị thuốc tương phản nhau khi dùng phối hợp chúng sẽ gây ra những phản ứng không tốt và tăng độc tính trên cơ thể. Ví dụ: Khi dùng phối hợp Côn bố hoặc Hải tảo với Chu sa có thể gây nên viêm đại tràng. Ngay cả việc kết hợp thuốc YHCT và Y học hiện đại cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Ví dụ: Khi dùng Trạch tả (một vị thuốc lợi tiểu) cùng với những loại thuốc lợi tiểu Tây y khác như Spironolacton có thể dẫn tới tăng kali huyết. - Thời gian sử dụng kéo dài hoặc dùng liều cao quá mức cho phép + Mộc thông là vị phổ biến để lợi tiểu, dùng với liều cao kéo dài có thể gây nên suy thận. -Sai sót trong cách dùng thuốc. Nhiều vị thuốc độc tính cao thường chỉ dùng bôi, đắp ngoài da. Khi dùng đường uống có thể gây những tác hại nặng nề, có khi dẫn tới tử vong. Ví dụ: Mật cá trắm dùng ngoài chữa các bệnh khớp... Nhiều người do được truyền miệng dùng đường uống dẫn đến suy thận cấp, hoại tử ống thận cấp rất nguy hiểm. - Sự nhầm lẫn giữa các vị thuốc sau chế biến, các dược liệu do có một số đặc điểm giống nhau về màu sắc, hình dáng, mùi vị. - Do các chất bảo quản dược liệu, vị thuốc gây dị ứng, độc tính hay các tác dụng phụ khác. 7 - Một số nguyên nhân khác: điều kiện bảo quản (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng), nhiễm nấm mốc, kí sinh trùng gây hại, dư lượng thuốc kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản tồn đọng trong thuốc YHCT … 1.3. Việc nghiên cứu tác dụng bất lợi của vị thuốc 1.3.1. Trên thế giới Các nhà khoa học tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến độc tính, các tác dụng bất lợi chủ yếu trên động vật, rồi từ động vật, ngoại suy ra tác dụng trên con người, một số ít là kết quả theo dõi trên lâm sàng. Độc tính thường được nghiên cứu ở các trường hợp độc tính cấp, mãn tính, bán trường diễn, trường diễn. Đồng thời, các phản ứng có hại được tập trung nghiên cứu trên các đối tượng như: phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em… , trên các tạng phủ như: tim, dạ dày, gan, thận…, trên các rối loạn chức năng như: máu, dị ứng, chuyển hóa…và các tác dụng gây ung thư, đột biến[194]. 1.3.2. Ở Việt Nam Việc sản xuất và sử dụng thuốc cổ truyền ở Việt Nam là rất phổ biến nhưng việc nghiên cứu và thống kê về an toàn cây thuốc còn chưa đầy đủ, dẫn tới nguy cơ gây các phản ứng bất lợi cho người sử dụng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. YHCT đề cập đến độc tính cấp, vị thuốc gây kích ứng mà chưa có khái niệm độc trường diễn, bán trường diễn, Vì vậy, cần bước đầu hệ thống lại các thông tin về an toàn, độc tính, tác dụng có hại của các cây thuốc, vị thuốc. 8 1.4. Danh mục 35 vị thuốc/29 cây thuốc tổng quan về tác dụng bất lợi trong khóa luận thuộc danh mục thuốc chủ yếu của Bộ y tế (Bảng 1.1.) Bảng 1.1. Danh mục 29 cây thuốc tổng quan về tác dụng bất lợi trong khóa luận (29 cây thuốc/35 vị thuốc) STT Tên cây thuốc/ Tên khoa học của vị thuốc Tên khoa học của cây làm vị thuốc thuốc 1 Bạch biển đậu Semen Lablab Lablab purpureus (L.) Sweet 2 Bạch đậu khấu Fructus Amoni cardamoni Amonium cardamonium auct.non L. 3 Bạch hoa xà Radix et Folium Plumbago zeylanica L. Plumbaginis 4 Bạch mao căn Rhizoma Imperatae Imperata cylindrica P. Beauv cylindricae Cau: Semen Arecae. Binh lang Pericarpium Arecae Đại phúc bì catechi. 5 Cỏ nhọ nồi Herba Ecliptae Eclipta prostrata (L.) L. 6 Cối xay Herba Abutilone Abutilon indicum (L.) Sweet. 7 Dâu: Cortex Mori albae radicis Morus albaL. Tang bạch bì Ramulus Mori albae Tang chi Folium Mori albae Tang diệp Fructus Mori albae 5 Arecae catechuL. Tang thầm 8 Dừa cạn Radix Vincae Catharanthus roseus (L.) G. Don = Vinca roseaL. 9 Đương quy Radix Angelicae sinensis Angelica sinensis (Oliv.) Diels 10 Hồng : Calyx Kaki Diospyros kaki L.f. 9 Thị đế 11 Long nhãn Arillus Longan Dimocarpus longan Lour. 12 Mần trầu Eleusine Indica Eleusine Indica (L.) Gaertn.f . 13 Mỏ quạ Folium Cudraniae Curdrania tricuspidata(Carn.) Bcer 14 Nghệ: Rhizoma Curcumae longae Curcuma longa L. Styli et Stigmata Maydis Zea mays L. Cortex Acanthopanacis Acanthopanax trifoliatus (L.) trifoliate Merr. Khương hoàng Uất kim 15 Ngô: Râu ngô 16 17 Ngũ gia bì gai Ngũ gia bì nam Cortex Viticis quinatae Vitex quinata(Lour.) F.N. Williams. 18 Ngũ vị tử Fructus Schisandrae Schisandra chinensis (Turcz.) Baill. 19 Ngưu bàng Fructus Arctii lappae Arctium lappa L. 20 Phúc bồn Fructus Rubi alceaefolii Rubus alceaefolius Poir. 21 Qua lâu: Semen Trichosanthis Trichosanthes spp. Qua lâu nhân Radix Trichosanthis Thiên hoa phấn 22 Rau sam Herba Portulacae Portulaca oleracea L. oleraceae 23 Sài hồ Nam Radix et Folium Plucheae Pluchea pteropoda Hemsl. pteropodae 24 Sơn tra Fructus Mali Malus doumeri (Bois.) A. Chev. 25 Thổ hoàng liên Rhizoma Thalictri Thalictrum foliolosum DC. 10 26 Tiền hồ Radix Peucedani Peucedanum spp. 27 Tiểu hồi Fructus Foeniculi Foeniculum vulgare Mill. 29 Ý dĩ Semen Coicis Coix lachryma-jobi L. 11 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP THÔNG TIN 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Tài liệu về 29 cây thuốc thuộc Danh mục thuốc YHCT chủ yếu ban hành kèm theo Thông tư số 12/2010/TT-BYT ngày 29/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế [8] (Bảng 1.1). 2.2. Nội dung nghiên cứu: - Tên khoa học - Độ an toàn - Tên khác - Tác dụng bất lợi - Bộ phận dùng - Thận trọng - Liều dùng - Chống chỉ định - Thành phần hóa học - Tương tác thuốc Độ an toàn của cây thuốc, vị thuốc theo AHPA (American Herbal Products Association – Hiệp hội sản phẩm thảo dược Mỹ) được chia làm 4 nhóm: Nhóm 1: An toàn khi sử dụng hợp lý. Nhóm 2: Sử dụng hạn chế (trừ khi được kê đơn) - Nhóm 2a: Chỉ dùng ngoài. - Nhóm 2b: Không dùng khi mang thai. - Nhóm 2c: Không dùng trong thời kỳ cho con bú. - Nhóm 2d: CCĐ trong vài trường hợp khác. Nhóm 3: Sử dụng phải dưới sự giám sát của chuyên gia, nhân viên y tế và các chế phẩm của vị thuốc trên nhãn thuốc phải ghi đầy đủ các thông tin về tác dụng phụ, liều, chống chỉ định, tương tác thuốc; các thông tin có liên quan về độ an toàn. Nhóm 4: Không đủ dữ liệu để phân loại [128]. 2.3. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập thông tin về tác dụng bất lợi của vị thuốc và thành phần hóa học của vị thuốc ở các tài liệu như: Dược điển Việt Nam, tài liệu của WHO, các tài liệu do Bộ y tế ban hành, các sách về cây thuốc, vị thuốc, các bài đăng trên các tạp chí trong nước và quốc tế…
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan