Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổng quan về nhà máy lắp ráp tại việt nam...

Tài liệu Tổng quan về nhà máy lắp ráp tại việt nam

.PDF
59
250
105

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ..... KHOA .... Tiểu luận Tổng quan về nhà máy lắp ráp tại Việt Nam NHÀ MÁY LẮP RÁP MỤC LỤC Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI "NHÀ MÁY LẮP RÁP" ............ 2 1.1 Nhà máy lắp ráp là gì & tại sao xử dụng mô hình này? .................................................. 2 1.2 Ưu điểm ........................................................................................................................ 3 1.3 Nhược điểm: .................................................................................................................. 3 1.4 So sánh nhà máy lắp ráp và nhà máy sản xuất theo hợp đồng ......................................... 3 Phần 2: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG LẮP RÁP TẠI VIỆT NAM....... 7 2.1 Đặc điểm của thị trường Việt Nam tạo thuận lợi để phát triển mô hình Nhà máy lắp ráp.7 2.2 Tình hình Nhà máy lắp ráp của các công ty nước ngoài tại Việt Nam. ............................ 9 2.3 Lợi ích Việt Nam có được từ mô hình Nhà máy lắp ráp của các công ty nước ngoài. ....18 2.4 Tại sao người ta đặt các nhà máy lắp ráp này tại Việt Nam mà k phải nước khác? .........19 2.5 Việc xây dựng nhà máy lắp ráp tại Việt Nam có ảnh hưởng đến sản phẩm lắp ráp trong nước tức là kéo theo sự cạnh tranh với các sản phẩm cùng chủng loại sản xuất tại nước sở tại hay không? ...................................................................................................................20 Phần 3: GIỚI THIỆU MỘT MÔ HÌNH THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM: NHÀ MÁY HONDA VIỆT NAM TẠI TỈNH VĨNH PHÚC .................................................................21 3.1 Sơ lược về Công ty Honda Motor & Nhà máy Honda Việt Nam ..................................21 3.2 Hoạt động lắp ráp của Nhà máy Honda Việt Nam .........................................................22 3.3 Chiến lược Marketing của Honda Việt Nam .................................................................48 3.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Honda Việt Nam ......................................55 Phần 4: KẾT LUẬN ............................................................................................................57 Phần 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................58 ĐỀ TÀI: NHÀ MÁY LẮP RÁP GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI "NHÀ MÁY LẮP RÁP" 1.1 Nhà máy lắp ráp là gì & tại sao xử dụng mô hình này? Nhà máy lắp ráp là nhà máy lắp ráp những nguyên liệu bán thành phẩm để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh sẵn sàng chờ bán. Các sản phẩm được thực hiện trong phạm vi nhà máy lắp ráp từ xe tải to lớn cho đến các vi mạch nhỏ. Bất kỳ sản phẩm nào được sản xuất hàng loạt đều có thể được tạo ra tại nhà máy lắp ráp. Phương pháp này giúp cắt giảm chi phí từ đó giúp tăng doanh thu bằng cách sản xuất một số lượng lớn các sản phẩm. Hợp đồng sản xuất và lắp ráp là một loại hình mang tính hợp tác, có thể là gia công sản xuất hoặc lắp ráp sản phẩm. Hợp đồng sản xuất và lắp ráp thể hiện sự kết hợp giữa xuất khẩu và gia công sản xuất ở nước ngoài. Trong trường hợp này doanh nghiệp có thể đặt sản xuất một số linh kiện ở nước ngoài hoặc xuất khẩu những linh kiện rời ra nước ngoài, những linh kiện đó sẽ được lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.Bằng cách đặt sản xuất linh kiện ở nước ngoài và xuất khẩu các linh kiện rời doanh nghiệp có thể tiết kiệm các khoản chi phí chuyên chở và bảo hiểm. Hoạt động sản xuất và lắp ráp cũng có thể tận dụng nguồn lao động với tiền lương thấp từ đó cho phép giảm chi phí sản xuất , hạ giá thành sản phẩm. Hợp đồng sản xuất và lắp ráp được áp dụng trên nhiều lĩnh vực : hàng dệt, may mặc, lắp ráp điện tử, láp ráp đồ gia dụng… Dây chuyền lắp ráp đầu tiên được thực hiện ở Mỹ bởi Eli Whitney năm 1979. Ông bắt đầu bằng cách sử dụng dây chuyền lắp ráp để sản xuất súng hỏa mai có phần hóa đổi cho nhau. Sau đó ông được ký hợp đồng cung cấp 10,000 súng hỏa mai của cho chính phủ Mỹ trong hai năm. Hiện nay có rất nhiều nhà máy lắp ráp đã được thành lập như nhà máy lắp ráp ở Việt Nam như: Honda ở Vĩnh Phúc, nhà máy lắp ráp Yamaha, Thaco Group, Huyndai Thành Công… Một trong những loại phổ biến nhất là nhà máy lắp ráp ô tô. Kể từ đầu những năm 1990, việc sản xuất lắp ráp đã được ứng dụng một cách hiệu quả. Một nhà máy có Trang 2 ĐỀ TÀI: NHÀ MÁY LẮP RÁP GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh thể nhận được các linh kiện như các thành phần động cơ, kính chắn gió, ghế ngồi, khung thép… Bằng cách lấy các linh kiện khác nhau và áp dụng chúng vào một dây chuyền lắp ráp, chỉ trong một thời gian ngắn có thể tạo ra một chiếc xe hoàn chỉnh. Một trong những công ty thành công là Ford. Đây là công ty cho ra dây chuyền lắp ráp chuyển động đầu tiên trên thế giới, giảm thời gian lắp ráp khung rầm từ 12.5 giờ xuống 2 giờ 40 phút, làm gia tăng lượng sản phẩm. Dây chuyền lắp ráp đã làm thay đổi hoàn toàn nền công nghiệp. Dây chuyền lắp ráp đã bắt đầu hoạt động vào ngày 01 tháng 12 năm 1913. Những chiếc xe Ford đã ra khỏi dây chuyền trong chỉ trong một thời gian rất ngắn. Đây là phương pháp nhanh hơn nhiều so với các phương pháp đã áp dụng trước đó. Do đó chi phí sản xuất giảm. Năm 1908 giá của một Model T là khoảng $ 825 đến năm 1912 nó đã giảm xuống còn $ 575. Trong ngành công nghiệp ô tô sự thành công của nó đã thống trị và nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới. 1.2 Ưu điểm Cho phép doanh nghiệp thâm nhập thị trường thế giới rủi ro ít hơn các hình thức khác. Khai thác mạnh sản phẩm ở thị trường mới, tránh được những vấn đề như vốn đầu tư, lao động, hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tạo ra sự ảnh hưởng của nhãn hiệu tại thị trường mới. Giá thành sản phẩm có thể hạ nếu giá nhân công và nguyên vật liệu tại nơi sản xuất thấp do giảm chi phí sản xuất. Tính linh hoạt của hoạt động lắp ráp đã tạo ra sứ khác biệt trong lơi nhuận. 1.3 Nhược điểm: Doanh nghiệp ít kiểm soát được quy trình sản xuất ớ nước ngoài, khi hợp đồng chấm dứt các bên đối tác có thể trở thành đối thủ cạnh tranh với chính mình 1.4 So sánh nhà máy lắp ráp và nhà máy sản xuất theo hợp đồng Giống nhau: Cả hai hình thức này đều là hình thức thâm nhập thị trường thế giới từ nước ngoài. Các nhà sản xuất đều thực hiện sản phẩm ở thị trường nước ngoài. Ví dụ như Trang 3 ĐỀ TÀI: NHÀ MÁY LẮP RÁP GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh Adidas Việt Nam là một hình thức của nhà máy sản xuất theo hợp đồng. Đây là công ty nhận sản xuất hợp đồng gia công cho Adidas Internatinal B.V( có trụ sở tại Amsterdam, Hà lan). Tương tự Honda là hãng xe máy của Nhật Bản. Công ty này cũng thực hiện sản xuất và lắp ráp sản phẩm ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Khác nhau: Sản suất theo hợp đồng: Sản xuất theo hợp đồng là sự hợp tác hoặc chế tạo hoặc lắp ráp sản phẩm do nhà sản xuất thực hiện ở thị trường nước ngoài. Đây là một Trang 4 ĐỀ TÀI: NHÀ MÁY LẮP RÁP GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh phương thức giao dịch trong đó người đặt hợp đồng cung cấp nguyên liệu, định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật, bên nhận gia công tổ chức sản xuất sau đó giao lại sản phẩm và được nhận một khoản tiền công tương đương với lượng lao động hao phí để làm ra sản phẩm đó. Đây là phương thức giao dịch khá phổ biến trong buôn bán quốc tế của nhiều nước. Đối với bên đặt gia công phương thức này giúp họ lợi dụng được giá rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công của nước sản xuất theo hợp đồng. Đối với bên nhân gia công, phương thức bày giúp họ giả quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong nước và có thể nhận được thiết bị hay công nghệ mới về nước mình. Như vậy sự khác biệt giữa hình thức sản xuất theo hợp đồng và hình thức sản xuất và lắp ráp là ở chỗ: đối với hình thức sản xuất theo hợp đồng thì hai công ty là hai công ty khác nhau, còn đối với hình thức sản xuất sản xuất và lắp ráp thì công ty mẹ mở nhà máy lắp ráp ở nước ngoài ( nhà máy lắp ráp vẫn thuộc quyền sở hữu của công ty mẹ) Như Nike là hình thức sản xuất theo hợp đồng. Công ty không đầu tư sản xuất nhà máy trực tiếp mà chọn các nhà máy có sẵn để gia công các sản phẩm của mình. Hàng năm, khoảng 158 triệu đôi giày mang thương hiệu Nike và Converse của Tập đoàn Nike được xuất khẩu từ Việt Nam đi khắp thế giới. “Khoảng 50% giày dép xuất khẩu của Việt Nam là sản phẩm của Nike, trong đó chỉ tính riêng giá trị giày dép của Nike sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là hơn 2 tỷ USD”, ông Athanasakos Phó chủ tịch cấp cao phụ trách toàn cầu về sản xuất của Tập đoàn Nike đã nói và cho biết, các sản phẩm này được sản xuất tại 40 nhà máy trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Trang 5 ĐỀ TÀI: NHÀ MÁY LẮP RÁP GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh Tập đoàn Suzuki Motor Nhật Bản đã lên kế hoạch nhằm đón đầu sự tăng trưởng của thị trường ô tô Việt Nam trong tương lai gần. Suzuki Motor Nhật Bản đã thành lập một nhà máy sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam năm 1995. Suzuki bắt đầu sản xuất, lắp ráp ô tô và xe máy từ năm 1996 tại nhà máy ở KCN Bình Đa, Đồng Nai. Ngày 25/4, Công ty TNHH Việt Nam Suzuki đã tổ chức lễ động thổ xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô mới tại KCN Bình Long, Biên Hòa, Đồng Nai, ngay bên cạnh nhà máy sản xuất xe máy hiện hữu của Công ty. Trang 6 ĐỀ TÀI: NHÀ MÁY LẮP RÁP GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh Phần 2: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG LẮP RÁP TẠI VIỆT NAM 2.1 Đặc điểm của thị trường Việt Nam tạo thuận lợi để phát triển mô hình Nhà máy lắp ráp.  Lực lượng lao động dồi dào Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng với 88,8 triệu dân với nguồn nhân lực trẻ, năng động, được đào tạo tốt và ham làm việc. Lãnh đạo của nhiều công ty đánh giá: “Khoảng 60% dân số ra đời sau năm 1975, tỷ lệ người lớn biết chữ là 93%. Người lao động Việt Nam thông minh, khéo léo và rất chăm chỉ”.  Chi phí rẻ của nguồn nhân lực Trong sự so sánh với rất nhiều quốc gia láng giềng châu Á, lao động Việt Nam có mức lương thấp hơn. Với thợ máy, mức lương khoảng 200 USD/tháng trong khi những nhà quản lý quan trọng và các kỹ sư, chuyên gia lâu năm được trả khoảng 1.500 USD/tháng. Lao động Việt Nam làm việc khoảng 48 giờ/tuần và các chương trình xã hội của chính phủ ước tính chiếm khoảng 25% chi phí lương. Trong khi đó, Trung Quốc có 40 giờ làm việc một tuần và chi phí xã hội chiếm khoảng 50-60% lương. Việc sản xuất tại khâu lắp ráp thường xuyên đòi hỏi một số lượng lớn lao động, do đó thị trường Việt Nam với nguồn nhân lực dồi dào, chi phí nhân công rẻ góp phần giảm đáng kể chi phí sản xuất cho các công ty.  Thị trường nội địa tiềm năng Với dân số 88,8 triệu dân, phương tiên đi lại chủ yếu là xe máy, bên cạnh đó, hơn một nửa dân số có độ tuổi dưới 30 có nhu cầu rất lớn về các sản phẩm điện tử tiêu dùng hiện đại, thu nhập và mức sống dân cư đang ngày càng tăng kéo theo nhu cầu sử dụng hàng điện – điện tử cũng tăng lên.  Nguồn tài nguyên sẵn có Việt Nam có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt, than đá và kim loại vô cùng phong phú.  Chính sách bảo hộ Điển hình là lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô. Một trong những biểu hiện rõ nét nhất của chính sách bảo hộ áp dụng trong ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam là hàng Trang 7 ĐỀ TÀI: NHÀ MÁY LẮP RÁP GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh rào hải quan chống lại ô tô nhập khẩu. Ví dụ, trước tháng 1/1999, ô tô nhập khẩu bị đánh thuế 155% (55% là thuế nhập khẩu, 100% là thuế tiêu thụ đặc biệt); sau thời gian này thì bị cấm nhập khẩu ; năm 2004 thì chịu thuế đến 180% (chưa kể thuế giá trị gia tăng). Kết quả là cạnh tranh trên thị trường ô tô tại Việt Nam rất yếu. Giá bán xe lắp ráp rất ít bị quyết định bởi mối quan hệ cung-cầu và luôn được đẩy lên cao để tối đa hóa lợi nhuận. Bên cạnh đó, từ trước những năm 1995 khi các liên doanh đầu tiên ra đời đã được hưởng ngay nhiều ưu đãi nhằm giảm thiểu những khó khăn trong khi mức tiêu thụ chưa nhiều và hầu hết doanh nghiệp khi đó đều cam kết tăng tỷ lệ nội địa hóa lên 30%-40% trong vòng 10 năm. Những ưu đãi thực tế đó là: Những loại xe đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ không phải chịu thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho ô tô sản xuất trong nước được giảm 95% so với ô tô nhập khẩu cùng loại. Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong một số năm đầu thành lập. Thuế nhập khẩu linh kiện để lắp ráp ô tô trong nước thấp hơn nhiều so với thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc. Ngoài ra, các thiết bị, máy móc, vật tư xây dựng để tạo tài sản cố định của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô cũng được miễn, giảm thuế nhập khẩu. Nắm bắt được những lợi thế này, từ những năm 1990, các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu thâm nhập thị trường Việt Nam, tiến hành hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Ngoài những đặc điểm nêu trên đặc biệt có lợi thế đối với hoạt động sản xuất lắp ráp, thị trường Việt Nam còn mang những ưu điểm sau đây góp phần không nhỏ thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, cụ thể là:  Ưu đãi thuế Việt Nam đã áp dụng một chương trình ưu đãi thuế thu nhập rất linh hoạt. Ví dụ như miễn thuế bốn năm kể từ năm đầu tiên có lãi; tính thuế thu nhập bằng ½ mức thuế thông thường trong vòng 7 năm. Mức thuế thông thường có thể là 10%, 15%, 20% tuỳ thuộc vào lĩnh vực công nghiệp, phân loại đầu tư và vị trí địa lý. Trong khi đó, mức thuế chung cho doanh nghiệp là 28%. Trang 8 ĐỀ TÀI: NHÀ MÁY LẮP RÁP GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh Khi một công ty lựa chọn địa điểm đầu tư, thì hàng loạt khu đất, các chính sách thuế ưu đãi và điều kiện để được hưởng ưu đãi được giới thiệu. Ở đây có cả những chương trình miễn thuế cho một số loại hàng hoá nhập khẩu.  Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng khi gặp làn sóng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Chính phủ Việt Nam đã cam kết phát triển cân bằng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cung cấp điện - nước, dịch vụ cảng biển và viễn thông.  Sở hữu trí tuệ và cơ sở hạ tầng pháp luật Nhằm tăng cường công tác bảo hộ sở hữu trí tuệ và thực thi những thủ tục pháp luật phù hợp với cam kết gia nhập WTO, chính phủ Việt Nam đã tiến hành nhiều biện pháp để bảo hộ sở hữu trí tuệ và ban hành các đạo luật bảo vệ riêng đối với nhà đầu tư. Hệ thống luật pháp có ảnh hưởng tới đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục được cải thiện, tạo một khuôn khổ hợp pháp và minh bạch với các hoạt động đầu tư. Quốc hội Việt Nam cũng đã thông qua nhiều luật mới nhằm tạo ra sự đồng bộ về khung luật pháp cho các nhà đầu tư như: Luật Chứng khoán, Luật chuyển giao công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ, bộ luật Lao động sửa đổi…  Cơ sở sản xuất Việt Nam đã xây dựng nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất quy mô lớn. Giá thuê đất nói chung rẻ hơn Trung Quốc, trung bình khoảng 20-25 USD một mét vuông trong vòng 50 năm. Ở nhiều khu mới, giá thuê có đắt hơn, ước tính xấp xỉ 40 USD một mét vuông. 2.2 Tình hình Nhà máy lắp ráp của các công ty nước ngoài tại Việt Nam. Hoạt động trong một số ngành chính yếu sau đây:  Hoạt động trong ngành ô tô. Từ những năm 1990 đến nay, Việt Nam đã đón nhận tới 14 liên doanh sản xuất lắp ráp ôtô từ các nhà đầu tư nước ngoài vào bao gồm Toyota (Nhật Bản), Ford (Hoa Trang 9 ĐỀ TÀI: NHÀ MÁY LẮP RÁP GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh Kỳ), Vinastar (xe Mitsubishi – Nhật Bản), Isuzu (Nhật Bản), Visuco (xe Suzuki – Nhật Bản), Vidamco (xe Daewoo – Hàn Quốc), Mercedes-Benz (Đức), Honda (Nhật Bản), Hino (Nhật Bản), … Trong số các doanh nghiệp đang hoạt động, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) qui tụ 18 doanh nghiệp (gồm 12 doanh nghiệp FDI và 6 doanh nghiệp nội địa), có thể coi là lực lượng nòng cốt. DANH SÁCH 18 THÀNH VIÊN HIỆP HỘI CÁC NHÀ SẢN XUẤT Ô TÔ VIỆT NAM (VAMA) Năm thành Stt Tên công ty Tên nhãn hiệu 1 Công ty TNHH Ford Vietnam Ford 5/9/1995 2 Công ty Liên doanh Hino Motors Vietnam Hino 18/6/1996 3 Công ty TNHH Isuzu Vietnam Isuzu 19/10/1995 4 Công ty ô tô Mekong Fiat, Ssanyong, Iveco 22/6/1991 5 Công ty Liên doanh Mercedes-Benz Vietnam Mercedes-Benz 1995 6 Công ty TNHH ô tô Toyota Vietnam Toyota 5/9/1995 7 Công ty ô tô GM Vietnam 8 Công ty Liên doanh ô tô Hòa Bình (VMC) Kia, Mazda, BMW 19/8/1991 9 Công ty Vietnam Suzuki(Visuco) Suzuki 21/4/1995 10 Công ty Liên doanh sản xuất ô tô Ngôi sao (Vinastar) 11 Tổng công ty cơ khí GTVT Sài Gòn (Samco) 12 Công ty ô tô Trường Hải 13 Tổng công ty máy động lực & máy nông nghiệp VN (Veam) Daewoo, lập GM-14/12/1993 Daewoo Mitsubishi 23/4/1994 Samco Kia, Daewoo, Foton, Thaco Veam Trang 10 ĐỀ TÀI: NHÀ MÁY LẮP RÁP 14 GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh Tổng công ty Công nghiệp than & khoáng sản VN (Vinacomin) Kamaz, Kraz 15 Xí nghiệp tư doanh Xuân Kiên Vinaxuki 16 Tổng công ty công nghiệp ô tô Vinamotor, Tran sinco 17 Công ty TNHH Honda Vietnam Honda 18 Công ty TNHH Ô tô Sanyang Vietnam SYM (Nguồn: Website Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) http://www.vama.org.vn/) Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp gần như sớm nhất thu hút được lượng vốn FDI cao và có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Bắt đầu từ năm 1991 với sự xuất hiện của hai công ty ôtô có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là Mekong và VMC. Niềm tự hào của công ty Mekong Auto là liên doanh đầu tiên chuyên sản xuất và lắp ráp ô tô tại Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam đứng tên trong 36 nước trên thế giới có ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo ô tô. Trong khi đó, công ty Ford Việt Nam (thành lập năm 1995) là liên doanh ô tô có Trang 11 ĐỀ TÀI: NHÀ MÁY LẮP RÁP GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh vốn đầu tư lớn nhất (102 triệu USD). Tuy vậy, giữ vị trí số 1 trong tất cả những nhà sản xuất ô tô hàng đầu tại Việt Nam phải kể đến Toyota với các sản phẩm bán ra luôn được ưu chuộng rộng rãi nhất. Toyota Motor Corporation, được thành lập bởi Kiichiro Toyoda vào năm 1937 (thường được gọi đơn giản là Toyota và viết tắt là TMC) là một tập đoàn sản xuất ô tô đa quốc gia, đặt trụ sở chính tại Nhật Bản. Chính thức thành lập vào ngày 5 tháng 9 năm 1995 và hoạt động vào tháng 10 năm 1996, công ty Ôtô Toyota Việt Nam (TMV) là liên doanh giữa Toyota Motor Corporation – Nhật Bản (TMC) 70%, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) 20% và công ty Kuo (Singapore) 10% với mạng lưới 22 đại lý và chi nhánh đại lý rộng khắp toàn quốc. Toyota Việt Nam giữ vị thế là nhà tiên phong trong sản xuất ô tô ở Việt Nam với tổng vốn đầu tư 89,6 triệu USD, vốn pháp định 44,2 triệu USD và vốn đầu tư thực hiện 68,6 triệu USD. Lĩnh vực hoạt động chính của TMV bao gồm sản xuất, lắp ráp và kinh doanh ô tô Toyota các loại; sửa chữa, bảo dưỡng và kinh doanh phụ tùng chính hiệu Toyota tại Việt Nam; xuất khẩu linh kiện phụ tùng ô tô Toyota sản xuất tại Việt Nam. Với nguồn nhân lực hơn 1600 người người (bao gồm cả nhân viên mùa vụ) và công suất nhà máy là 36.500 xe/năm/2 ca làm việc, sản phẩm chính của TMV bao gồm: - Sản xuất và lắp rắp tại VN: Camry, Corolla Altis, Innova, Vios và Fortuner - Kinh doanh xe nhập khẩu: Land Cruiser, Hilux, Yaris, Land Cruiser Prado, Hiace và Toyota 86. Tuy nhiên, toàn bộ lực lượng nòng cốt trong hoạt động sản xuất lắp ráp ô tô nói trên mới chỉ làm việc lắp ráp ô tô chủ yếu từ nguồn linh kiện nhập khẩu, chứ chưa hoàn toàn chế tạo ô tô. Do linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước khan hiếm nên hầu hết các linh kiện, phụ tùng Việt Nam đang sử dụng phải nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…Các hãng xe như Toyota, Ford, Mazda…có nhà máy tại Việt Nam thời gian qua phải nhập khẩu phụ tùng ở nước ngoài về phục vụ cho lắp ráp cho các nhà máy ô tô của họ. Hãng nào nhập ít cũng phải từ vài trăm triệu USD mỗi năm. Trang 12 ĐỀ TÀI: NHÀ MÁY LẮP RÁP GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh Bên cạnh đó, tuyệt đại bộ phận sản lượng đầu ra được nhằm vào tiêu thụ nội địa, thị trường ô tô Việt Nam lại rất nhỏ bé nên trong những năm qua các nhà sản xuất ô tô Việt Nam chỉ tiêu thụ được khoảng 30.000 - 50.000 xe/năm, luôn đạt dưới 1/3 công suất thiết kế. Thị trường nội địa chưa đủ lớn để kích thích chế tạo linh kiện tại chỗ, do vậy các doanh nghiệp phải nhập khẩu linh kiện, động cơ được nhập khẩu nguyên chiếc CBU (Complete Build Up), phần vỏ xe thì nhập dạng CKD, tỷ lệ linh kiện chế tạo nội địa tính chung chưa đến 10%, giá thành sản phẩm cao, khó tiêu thụ, mức tăng trưởng chậm chạp. Lượng tiêu thụ ô tô qua các năm Trang 13 ĐỀ TÀI: NHÀ MÁY LẮP RÁP GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh Trong đó, VAMA luôn chiếm hơn 80-90% số xe bán ra toàn thị trường ô tô (số liệu năm 2012) (Nguồn: Website Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) http://www.vama.org.vn/)  Hoạt động trong ngành xe máy. Năm 2000, cùng với sự bùng nổ của 56 doanh nghiệp sản xuất lắp ráp xe máy nội địa chiếm 86% thị phần, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất những nhãn hiệu xe máy nổi tiếng thế giới như Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio và SYM chỉ hoạt động co cụm lại một góc. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm, các doanh nghiệp FDI nhờ liên tục mở rộng kênh phân phối, thay đổi mẫu mã hàng năm, dịch vụ hậu mãi chuyên nghiệp, chiến lược phát triển bài bản, liên kết với các nhà cung cấp và đại lý trong khi doanh nghiệp nội lại không có kiểu dáng khác biệt, chủ yếu là xe “nhái” mẫu mã của các hãng lớn, thương hiệu không rõ ràng, quy mô đầu tư, thương hiệu, khoa học, công nghệ, quản lý đều yếu kém, không nhận được sự chuyển giao và hỗ trợ chuyển giao công nghệ nào, khiến cục diện thay đổi từ chỗ chiếm tới 86% thị phần vào giai đoạn năm 2000, tới nay các doanh nghiệp nội địa chỉ còn chiếm tới chưa đến 2% thị phần (từ 56 doanh nghiệp ở thời kỳ đỉnh cao giờ chỉ còn chưa tới 10 doanh nghiệp). Có thể nói các doanh nghiệp FDI đang gần như thâu tóm toàn bộ thị trường xe máy Việt Nam. Khác với công nghiệp ô tô, ngành công nghiệp xe máy Việt Nam đã có những lợi thế nhất định vì thế càng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài không ngừng mở rộng hoạt động sản xuất tại Việt Nam. Đó là việc có được một thị trường đủ lớn để tạo động lực phát triển với khoảng 2 triệu xe/năm. Theo dự báo của Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp thuộc Bộ công nghiệp, đến năm 2020 tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ xe máy trên tổng số các phương tiện giao thông chiếm từ 30% đến 35%. Đặc biệt, nhu cầu về xe máy tại các vùng nông thôn Việt Nam sẽ tăng mạnh do đời sống người dân ngày được nâng cao. Bên cạnh đó tiềm năng xuất khẩu là rất lớn khi trong nước đạt tới trạng thái bão hòa. Theo báo cáo của Trang 14 ĐỀ TÀI: NHÀ MÁY LẮP RÁP GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp, dự báo thị trường xuất khẩu các loại xe dưới 175cc giá thành thấp như sau: trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, thị trường Trung Quốc, Lào, Campuchia, Châu Phi… là những thị trường tiềm năng do có những tương đồng về khí hậu, địa hình với Việt Nam, công nghệ xe máy chưa phát triển, thị hiếu tiêu dùng không nhiều khác biệt. Cũng giống như ngành công nghiệp ô tô, hoạt động sản xuất lắp ráp xe máy vẫn phụ thuộc vào nguồn linh kiện nhập khẩu. Với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tỷ lệ nội địa hóa đạt được xấp xỉ 60-70%, các doanh nghiệp trong nước tỷ lệ đạt có thấp hơn nhưng vẫn ở mức cao so với các ngành khác như ô tô, dệt may…Nhờ chính sách thuế nhập khẩu lũy tiến tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nội địa hóa đã khuyến khích các doanh nghiệp tập trung đầu tư chiều sâu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để giảm giá thành sản phẩm. Trước đây các doanh nghiệp phải chịu thuế suất cao từ 50%-60%, nay chỉ còn 3%-5% giảm dần theo tỷ lệ nội địa hóa. Thuế nhập khẩu đối với một số phụ tùng xe máy Thuế suất STT Tên phụ tùng (%) 1 Các chi tiết cao su của xe gắn máy 40 2 Lò xo của xe gắn máy 5 3 Chốt của xe 2 bánh gắn máy 40 Từng dụng cụ hoặc cả bộ dụng cụ, 4 đồ nghề của xe 40 5 Khóa yên và khóa điện 40 6 Giá bắt ắc quy của xe 40 7 Ắc quy của xe gắn máy 50 Nguồn: Quyết định số 66/QĐ - BTC ban hành ngày 25/5/2002 Trang 15 ĐỀ TÀI: NHÀ MÁY LẮP RÁP GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh Tỷ lệ nội địa hóa của một số kiểu xe máy Tên hãng Loại xe Tỷ lệ nội địa hóa HONDA Wave 64,48 Future 76,76 Super Dream 74,86 Sirius R5 hu3 51,58 Jupiter 57,10 Nouvo 74,25 Magic S 51,20 Angle Hi 77,07 Viva 45,76 Best 48,26 YAMAHA VMEP SUZUKI  Hoạt động trong ngành điện – điện tử Theo số liệu thống kê của Bộ Công Nghiệp năm 2003, cả nước có gần 300 doanh nghiệp điện tử với tổng số vốn đầu tư chưa tới 2 tỷ USD, trong đó doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm tới 90% tổng số vốn đầu tư, 70% thị phần điện tử dân dụng và 90% kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam. Ở nước ta, ngành công nghiệp điện gia dụng là một ngành còn khá non trẻ và chủ yếu là sản xuất để thay thế nhập khẩu. Các ngành điện, điện tử gia dụng bắt đầu phát triển tại Việt Nam vào đầu thập niên 1990. Phần lớn do các công ty Nhật như Sanyo, Toshiba, Hitachi, Matsushita, Sony và JVC, và công ty LG của Hàn Quốc đầu tư sản xuất thay thế nhập khẩu. Trong một thời gian dài, cho đến giữa năm 2003, thuế nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc là 50%, từ tháng 7/2003 giảm xuống còn 20%, những mức thuế đủ để bảo hộ thị trường trong nước trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, vì chỉ cung cấp dịch vụ Trang 16 ĐỀ TÀI: NHÀ MÁY LẮP RÁP GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh cho thị trường nội địa, một thị trường còn nhỏ, nên quy mô sản xuất quá nhỏ, chỉ bằng trên dưới 10%, có các loại chỉ bằng 2-3% sản lượng của Thái Lan. Ngoài quy mô sản xuất nhỏ, các công ty lắp ráp đồ điện gia dụng ở Việt Nam còn gặp một khó khăn lớn là công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, phải nhập phần lớn linh kiện, bộ phận mà thuế nhập khẩu của các sản phẩm trung gian, phụ trợ này lại rất cao. Hiện nay thuế nhập khẩu các loại này lên tới 50%, thấp nhất cũng 15%. Từ năm 2006, theo chương trình cắt giảm thuế theo khuôn khổ AFTA, thuế nhập khẩu đánh trên các loại linh kiện, bộ phận nhập từ các nước ASEAN sẽ giảm xuống còn 5%, nhưng các công ty lắp ráp tại Việt Nam đang và sẽ tiếp tục nhập khẩu nhiều loại linh kiện, bộ phận từ Nhật và các nước khác ngoài ASEAN vì ASEAN chưa thể cung cấp toàn bộ các loại linh kiện, bộ phận với phẩm chất và giá thành tương đương với Nhật hoặc các nước khác. Do đó, các công ty lắp ráp đồ điện, điện tử gia dụng một mặt phải tiếp tục nhập khẩu linh kiện, bộ phận với phí tổn cao vì thuế quan cao nhưng mặt khác phải cạnh tranh với sản phẩm nguyên chiếc giá rẻ (vì thuế quan giảm xuống dưới 5%) nhập khẩu từ ASEAN mà chủ yếu là từ Thái Lan. Như vậy chính sách vừa giữ mức thuế quan cao đối với linh kiện, bộ phận nhưng vừa cho tự do nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc trong khuôn khổ AFTA đang đặt ngành điện, điện tử gia dụng của Việt Nam trước một thách thức rất lớn: các công ty đa quốc gia có thể sẽ phải đóng cửa nhà máy tại Việt Nam, chuyển năng lực sản xuất sang Thái Lan nơi có quy mô sản xuất lớn và các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển (phần lớn những công ty đang phát triển đồ điện gia dụng tại Việt Nam cũng là những công ty sản xuất quy mô lớn tại Thái Lan). Mức thuế nhập khẩu cam kết Thời điểm 1/1/2006 Mức cuối cùng Lộ trình thực hiện Ti vi AFTA 5% 0% 2015 Điều hòa ACFTA AFTA 40% 55 10% 0% 2018 2015 Máy giặt ACFTA AFTA ACFTA 45% 5% 45% 5% 0% 15% 2015 2015 2015 Bảng Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu trong WTO của Việt Nam đối với các sản phẩm điện tử (Nguồn: http://www.trungtamwto.vn) Trang 17 ĐỀ TÀI: NHÀ MÁY LẮP RÁP Thuế suất MFN trước thời điểm gia nhập (%) TT 1 2 3 4 GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh Thuế suất bình quân cả Biểu thuế 17,4 Thuế suất bình quân sản phẩm công 16,7 nghiệp Máy móc thiết bị điện 12,4 Mức thuế suất cắt giảm một số sản phẩm điện tử - Tivi 50 - Điều hòa 50 - Máy giặt 40 - Tủ lạnh 40 - Quạt các loại 50 Thuế suất cam kết trong WTO Khi gia nhập (%) Cuối cùng (%) 17,2 16,2 13,4 12,4 13,9 9,5 40 40 38 40 40 25 25 25 25 30 Thời gian thực hiện 5 năm 3 năm 4 năm 4 năm 3 năm Bảng Cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ CEPT/AFTA và ACFTA đối với một số sản phẩm điện tử (Nguồn: http://www.trungtamwto.vn) 2.3 Lợi ích Việt Nam có được từ mô hình Nhà máy lắp ráp của các công ty nước ngoài. Xin được trình bày thông qua tổng quan các ngành sản xuất, lắp ráp như ô tô, xe máy, … trong đó các doanh nghiệp FDI chiếm phần lớn thị phần.  Đóng góp vào GDP Ngành công nghiệp ô tô, xe máy là mô hình kinh doanh đa tầng gồm nhà cung cấp, nhà sản xuất, và các đại lý phân phối. Chuỗi kinh doanh này đóng góp đáng kể vào GDP của một quốc gia. Các ước tính khác nhau cho biết đóng góp này tại Việt Nam nằm trong khoảng từ 3%-5%.  Tạo cơ hội việc làm cho một lượng lớn người lao động Theo số liệu thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), hiện tại có hơn 60.000 lao động làm việc trong các nhà máy, công ty thành viên VAMA. Nếu tính cả số lượng nhân công làm việc cho các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM), cùng các doanh nghiệp sản xuất phương tiện giao thông 2 bánh, các nhà cung cấp thiết bị lắp ráp cùng các đại lý phân phối, số lượng người làm việc trong ngành ước tính khoảng 125.000 người. Trang 18 ĐỀ TÀI: NHÀ MÁY LẮP RÁP GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh Ngoài ra, nếu tính thêm số người phụ thuộc của các lao động trong ngành, số người mà cuộc sống hưởng lợi gián tiếp từ công nghiệp ô tô, xe máy khoảng 500.000 người.  Đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách quốc gia Các khoản thuế cao từ việc lắp ráp và nhập khẩu ô tô, xe máy tạo ra các khoản thu lớn cho Chính phủ Việt Nam. Các xe lắp ráp trong nước (CKD) chịu thuế xuất trung bình khoảng 20%, trong khi các xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) chịu 68%78% thuế nhập khẩu, 45%-60% thuế tiêu thụ đặc biệt, 10% VAT và 10%-20% lệ phí trước bạ. Từ tháng 1 đến tháng 8/2011, đã có khoảng 27.100 CBU được nhập khẩu và 40.229 CKD được lắp ráp lần lượt tạo ra khoảng 670 triệu USD và 654 triệu USD tiền thuế. Còn trong 8 tháng đầu năm 2012, khoảng 9.509 CBU nhập khẩu và 21.030 CKD lắp ráp tại Việt Nam đóng khoảng 184 triệu USD và 273 triệu USD tiền thuế cho Chính phủ, thấp hơn 55% về khối lượng tiêu thụ và 65% về tổng đóng góp thuế.  Tích lũy kỹ năng, công nghệ Nhiều năm qua, ngành công nghiệp ô tô, xe máy đã liên tục đưa vào Việt Nam các công nghệ lắp ráp và chế tạo mới nhất trong toàn bộ chuỗi cung ứng, đồng thời tập huấn và nâng cao kỹ năng và bồi dưỡng kiến thức mới cho lực lượng lao động thông qua việc gửi nhiều chuyên gia quốc tế vào Việt Nam cũng như cử các cán bộ Việt Nam đi đào tạo ở nước ngoài; từ đó, giúp Việt Nam tích lũy thêm được công nghệ, kỹ năng và tri thức. 2.4 Tại sao người ta đặt các nhà máy lắp ráp này tại Việt Nam mà k phải nước khác? Việc đặt nhà máy lắp ráp tại Việt Nam sẽ tận dụng được những điểm mạnh sau: - Môi trường chính trị Việt Nam ổn định, tạo ra sự an tâm cho các nhà đầu tư khi tiến hành kinh doanh tại Việt Nam. - So với các nước trong khu vực, Việt Nam có lợi thế về chi phí nhân công, chi phí sử dụng tài nguyên thấp, điều này sẽ cho phép giảm chi phí sản xuất. Trang 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất