Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổng quan về ngành chăm sóc sức khỏe...

Tài liệu Tổng quan về ngành chăm sóc sức khỏe

.DOC
117
249
86

Mô tả:

MỤC LỤC Chương 1: Tổng quan về ngành chăm sóc sức khỏe I. Khái niệm về chăm sóc sức khỏe.......................................................................6 1. Sức Khỏe là gì?..................................................................................................6 2. Tầm quan trọng của sức khỏe ...........................................................................7 II. Tản mạn về vấn đề sức khỏe ở Việt Nam..........................................................7 III. Chăm sóc sức khỏe.............................................................................................9 1. Khái niệm cơ bản về chăm sóc sức khỏe ..........................................................9 2. Tầm quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe hiện nay.................................11 IV. Điều kiện để áp dụng ERP vào ngành chăm sóc sức khỏe...........................12 1. Nhân lực...........................................................................................................12 2. Chi phí..............................................................................................................13 2.1. Chi phí phần mềm......................................................................................14 2.2. Chi phí triển khai.......................................................................................14 3. Chi phí hỗ trợ trước, trong quá trình và sau quá trình triển khai.....................15 4. Chi phí phần cứng và hạ tầng mạng.................................................................15 5. Chi phí quản lý sự thay đổi..............................................................................16 6. Cơ sở hạ tầng....................................................................................................16 6.1. Hệ thống phần mềm ứng dụng và dịch vụ.................................................16 6.2. Hệ thống phần mềm nền tảng....................................................................16 6.3. Cơ sở hạ tầng thông tin..............................................................................17 7. Hệ thống an toàn, an ninh bảo mật dữ liệu......................................................17 8. Quản trị hệ thống thông tin..............................................................................17 9. Nhân tố người sử dụng.....................................................................................17 V. Lý do áp dụng ERP vào ngành chăm sóc sức khỏe........................................18 1. Lợi ích khi ứng dụng ERP...............................................................................18 2. Hệ thống ERP sắp xếp hợp lý chức năng kinh doanh của ngành chăm sóc sức khỏe .......................................................................................................................19 Chương 2: Hiện trạng ứng dụng ERP trong ngành chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam I. Khảo sát các trung tâm chăm sóc sức khỏe....................................................22 II. Tình hình phát triển công nghệ thông tin trong ngành chăm sóc sức khỏe. 24 1. Các ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành chăm sóc sức khỏe...............24 2. Thực trạng ứng dụng CNTT trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe............28 2.1. Nhân lực cho công nghệ thông tin.............................................................28 2.2. Một số lĩnh vực phát triển công nghệ thông tin trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam....................................................................................28 3. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe..................................................................................................29 4. Thành tựu và những mặt chưa làm được.........................................................30 4.1. Thành tựu...................................................................................................30 4.2. Những mặt chưa làm được.........................................................................30 5. Nguyên nhân....................................................................................................31 5.1. Nguyên nhân của thành tựu.......................................................................31 5.2. Nguyên nhân của những mặt chưa làm được............................................31 6. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin nói chung của ngành chăm sóc sức khỏe. 31 7. Tình hình phát triển chung về công nghệ thông tin của các trung tâm chăm sóc sức khỏe..................................................................................................................32 III. Tình trạng ứng dụng ERP vào ngành chăm sóc sức khỏe.............................34 Chương 3: Tổng quan các nghiệp vụ trong ngành chăm sóc sức khỏe I. Sơ đồ tổng quan nghiệp vụ...............................................................................37 II. Phân tích và hoạch định chiến lược cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng ..........................................................................................................................38 1. Phân tích các số liệu cộng đồng – Các thông tin sức khỏe – Bệnh tật.............38 1.1. Sự gia tăng dân số Việt Nam.....................................................................38 1.1.1. Tỉ lệ sinh..............................................................................................38 Ngành chăm sóc sức khỏe Page 2 1.1.2. Tỉ lệ chết..............................................................................................39 1.2. Tình hình bệnh ung thư ở Việt Nam..........................................................40 1.3. Tình hình bệnh thường gặp ở Việt Nam....................................................42 1.4. Chiến lược chăm sóc sức khỏe cộng đồng.................................................43 2. Quản lý ngân sách............................................................................................44 3. Quản trị mối quan hệ đối tác – Bạn hàng trong công tác điều trị....................46 3.1. Quản trị mối quan hệ đối tác.........................................................................46 3.2. Bạn hàng trong công tác điều trị...................................................................47 III. Quản trị nguồn nhân lực và công tác hậu cần...............................................48 1. Quản trị đội ngũ bác sĩ, chuyên gia..................................................................48 2. Quản trị các khâu hậu cần – hỗ trợ..................................................................50 3. Quản trị giá cả điều trị và kiểm soát giá cả......................................................52 IV. Quản trị bệnh viện............................................................................................55 1. Quản trị thuốc và các hồ sơ liên quan đến thuốc.............................................55 2. Quản lý phòng bệnh và chăm sóc sau điều trị..................................................56 3. Quản lý hệ thống tổng đại lý............................................................................57 V. Quản trị bệnh nhân...........................................................................................58 1. Quản lý hồ sơ bệnh nhân – Mã hóa và kiểm soát giá......................................58 2. Quản lý chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân..................................................58 3. Chăm sóc khách hàng thường xuyên...............................................................62 VI. Quản lý kho dược..............................................................................................64 1. Quản lý đặt hàng, nhập kho.............................................................................64 1.1. Thiết lập đơn đặt hàng...............................................................................64 1.2. Nhận hàng..................................................................................................66 1.3. Nhập kho....................................................................................................67 2. Xuất kho...........................................................................................................68 2.1. Xuất kho.....................................................................................................68 2.2. Xuất vật tư cho mượn, thuốc cho mượn....................................................71 Ngành chăm sóc sức khỏe Page 3 2.3. Bán thuốc...................................................................................................74 3. Kế toán cho các nghiệp vụ tại khoa dược........................................................78 3.1. Kế toán cho nghiệp vụ nhập kho...............................................................78 3.2. Kế toán cho nghiệp vụ xuất kho................................................................81 4. Quản lý tồn kho................................................................................................83 4.1. Quản lý thuốc, vật tư tồn trong kho dược..................................................83 4.2. Thống kê tồn kho.......................................................................................85 4.3. Báo cáo tồn kho.........................................................................................86 Chương 4: Phân tích nghiệp vụ khám và điều trị bệnh nhân nhập viện I. Nhận sổ khám bệnh...........................................................................................91 1. Mô hình............................................................................................................91 2. Sơ đồ quy trình.................................................................................................92 3. Tác nhân hệ thống – Tác nhân nghiệp vụ........................................................93 4. Mô tả chi tiết quy trình hoạt động nghiệp vụ...................................................93 II. Khám bệnh.........................................................................................................94 1. Mô hình............................................................................................................94 2. Sơ đồ quy trình.................................................................................................95 3. Tác nhân hệ thống – Tác nhân nghiệp vụ........................................................96 4. Mô tả chi tiết quy trình hoạt động nghiệp vụ...................................................96 III. Xác định tình trạng bệnh nhân.......................................................................97 1. Mô hình............................................................................................................97 2. Sơ đồ quy trình.................................................................................................98 3. Tác nhân hệ thống – Tác nhân nghiệp vụ:.......................................................99 4. Mô tả chi tiết quy trình hoạt động nghiệp vụ...................................................99 IV. Lập thủ tục nhập viện...................................................................................100 1. Mô hình..........................................................................................................100 2. Sơ đồ quy trình...............................................................................................101 Ngành chăm sóc sức khỏe Page 4 3. Tác nhân hệ thống – Tác nhân nghiệp vụ......................................................102 4. Mô tả chi tiết quy trình hoạt động nghiệp vụ.................................................102 V. Lập các bản thảo chi tiết về bệnh nhân cho các bác sĩ hoặc y tá................103 1. Mô hình..........................................................................................................103 2. Sơ đồ quy trình...............................................................................................104 3. Tác nhân hệ thống – Tác nhân nghiệp vụ......................................................105 4. Mô tả chi tiết quy trình hoạt động nghiệp vụ.................................................105 VI. Xác định phương pháp điều trị.....................................................................107 1. Mô hình..........................................................................................................107 2. Sơ đồ quy trình...............................................................................................108 3. Tác nhân hệ thống – Tác nhân nghiệp vụ......................................................109 4. Mô tả chi tiết quy trình hoạt động nghiệp vụ.................................................109 VII. Lập một phiếu xuất trang thiết bị và thuốc men.........................................111 1. Mô hình..........................................................................................................111 2. Sơ đồ quy trình...............................................................................................112 3. Tác nhân hệ thống – Tác nhân nghiệp vụ......................................................113 4. Mô tả chi tiết quy trình hoạt động nghiệp vụ.................................................113 Chương 5: Tổng kết và ý tưởng mở rộng hệ thống erp trong ngành chăm sóc sức khỏe I. Ý tưởng mở rộng hệ thống erp trong ngành chăm sóc sức khỏe................115 II. Rút ra bài học kinh nghiệm...........................................................................118 III. Bảng đánh giá.................................................................................................119 Ngành chăm sóc sức khỏe Page 5 Chương 1: Tổng quan về ngành chăm sóc sức khỏe I. Khái niệm về chăm sóc sức khỏe: 1. Sức Khỏe là gì? Theo định nghĩa về sức khoẻ của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO- World Health Organization): “Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế”.Ví dụ:  Hoạt động thể lực, hình dáng, ăn, ngủ, … tất cả các hoạt động sống trên đều ở trạng thái tốt nhất phù hợp với từng lứa tuổi.  Bình an trong tâm hồn. Không lo lắng, căng thẳng trong cuộc sống.  Nghề nghiệp với thu nhập đủ sống. An sinh xã hội được đảm bảo.  Không có bệnh về thể chất, bệnh tâm thần, bệnh liên quan đến xã hội và sự an toàn về mặt xã hội. Thế nhưng chúng ta không mấy khi để ý đến sức khoẻ của mình cho tới khi phát sinh các vấn đề liên quan tới sức khoẻ. Khi mắc bệnh, khi đau ốm con người ta mới bắt đầu chăm lo cho sức khoẻ của mình, họ bắt đầu đọc tài liệu, đi bác sỹ. Đa phần những hành động này là hữu ích, nhưng cũng có trường hợp khi phát hiện ra mình có bệnh thì mọi nỗ lực đã là quá trễ … Theo định nghĩa trên, mỗi người chúng ta cần chủ động để có một sức khoẻ tốt. Cần trang bị cho mình kiến thức về phòng bệnh và rèn luyện sức khoẻ. Thực hành dinh dưỡng hợp Ngành chăm sóc sức khỏe Page 6 lý, luyện tập thể dục thể thao phù hợp, an toàn lao động và khám bệnh định kỳ để chủ động trong việc phòng và chữa bệnh. Để có sức khoẻ tốt với sự nỗ lực của mỗi cá nhân là chưa đủ mà cần có sự đóng góp của cả cộng đồng, của toàn xã hội trong các vấn đề an sinh, việc làm và giáo dục hay cụ thể hơn như các vấn đề về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm… "Khi có sức khỏe người ta có hàng trăm nghìn mơ ước. Khi không có sức khỏe, người ta chỉ có một mơ ước duy nhất là có sức khỏe". 2. Tầm quan trọng của sức khỏe : Sức khỏe được xem như một đầu tư, khi có sức khỏe người ta cố gắng làm việc kiếm tiền. Một người khỏe mạnh sẽ kiếm nhiều tiền hơn một người bị bệnh tật triền miên. Với thời gian, sức khỏe, như một tài sản (assets), sẽ bị hao mòn dần, tiến đến việc cần có các dịch vụ y tế để phục hồi sức khỏe hoặc làm chậm lại tốc độ khấu hao (depreciation). Có người nói sức khỏe là vốn liếng quý giá nhất của con người, là tài sản vô hình nhưng có sức mạnh hữu hình, là cái đánh giá thể chất của bạn so với những người khác. Sức khỏe thực sự quan trọng cho mỗi người. Chắc trong mỗi chúng ta đã có những lần ốm phải nghỉ học , nghỉ làm hay bỏ lỡ điều gì đó. Chúng ta có cần phải chờ đến lúc phải vào viện hay mang bệnh rồi mới quan tâm đến sức khỏe không? Sức khỏe là một điều quý giá mà thượng đế ban tặng cho mỗi chúng ta, hãy bảo vệ nó là bảo vệ chính sinh mạng của mình. II. Tản mạn về vấn đề sức khỏe ở Việt Nam: Sức khỏe, ít nhất là tại Việt Nam hiện nay, thường được xem như là tình trạng không có bệnh tật (absence of diseases). Đó là khái niệm cổ điển về sức khỏe, mang tính chất sinh cơ học (biomechanical) hoặc sinh y học (biomedical). Khái niệm này phổ biến tại Việt Nam, trong dân chúng cũng như trong giới chuyên môn, có thể thấy Ngành chăm sóc sức khỏe Page 7 trong việc xây dựng ồ ạt các bệnh viện cở lớn (1000 giường bệnh) cũng như trong việc nở rộ các phòng khám bệnh muôn màu muôn vẻ tại các thành phố lớn. Sức khỏe tâm thần ít được quan tâm tới tại Việt Nam. Điều này cũng dễ hiểu. Với một ngày khám bệnh có lúc lên đến hàng trăm người, bác sĩ chắc chắn không đủ thời gian và tâm sức đâu mà bàn đến khía cạnh tâm thần, thường khúc mắc và khó hình dung hơn các bệnh thực thể. Sẽ thực sự không có sức khỏe, hiểu như một tình trạng an bình, nếu người dân phải sống trong tình trạng lo sợ triền miên về nhiều mặt. Một môi trường xã hội lành mạnh là điều cần thiết cho một sức khỏe tốt. Ngoài việc chữa bệnh (medical care) là điều dễ thấy nhất cho một hệ thống y tế, các dịch vụ y tế khác nhằm tiến tới một sức khỏe toàn diện bao gồm phòng ngừa bệnh tật (prevention of diseases), giáo dục sức khỏe (health education) và thăng tiến sức khỏe (health promotion). Phòng ngừa, mà tiêm chủng là một thí dụ điển hình, là một trong những phương sách hữu hiệu nhất, cho kết quả dễ thấy nhất và có hiệu quả nhất. Giáo dục sức khỏe và thăng tiến sức khỏe là hai biện pháp song hành, không nhất thiết phải loại trừ nhau, cùng nhắm vào sự chủ động của bệnh nhân và sự tham dự tích cực của cộng đồng. Hút thuốc lá là một tác nhân gây ra nhiều bệnh tật. Khuyến khích không hút thuốc lá, ngoài việc giáo dục cho công chúng biết về tác dụng tai hại của thuốc lá, còn được hỗ trợ bởi sự đồng thuận của các cơ sở bằng các chính sách cấm hút thuốc lá trong khuôn viên của cơ quan, hoặc bằng chính sách công cấm hút thuốc lá ở nơi công cộng, cho tới một văn hóa xem như hút thuốc lá trước mặt người khác là bất lịch sự. Giáo dục sức khỏe và thăng tiến sức khỏe thường phải làm liên tục, đều khắp, với sự tham dự của tư nhân và chính quyền. Sẽ là thiếu sót nếu không bàn tới các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe toàn diện. Một điều dễ thấy là tại Việt Nam, để bảo đảm và tăng cường sức khỏe, hiểu theo nghĩa không có bệnh tật, chính phủ tăng cường các dịch vụ khám chữa bệnh, nhất là trong lãnh vực nội trú với các bệnh viện cỡ lớn. Các dịch vụ khám chữa bệnh thực sự chỉ ảnh hưởng ít tới sức khỏe, chủ yếu vào các bệnh cấp tính và ngoại khoa. Đối với Ngành chăm sóc sức khỏe Page 8 viêm ruột thừa, nếu bệnh nhân sống ở một vùng xa xôi, thì nguy cơ chết vì viêm phúc mạc do vỡ ruột thừa cao hơn nguy cơ chết của một bệnh nhân khác cũng bị viêm ruột thừa sống ở một thành phố lớn. Yếu tố môi trường và yếu tố lối sống là hai yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe rất lớn; có người cho rằng tới 80% ảnh hưỏng. Các đợt dịch vừa qua và hiện nay cho thấy rằng ảnh hưởng của môi trường tới sức khỏe chưa được đánh giá và xử lý đúng mức. Chính phủ Mỹ đã từng trích ra một lượng lớn ngân sách để đầu tư về dịch vụ y tế, và đã gây nhiều tranh cãi. Chứng tỏ y tế là một phần quan trọng trong cộng đồng xã hội quốc tế, hầu hết các nước trên thế giới đều chú trọng tới nền y tế, giáo dục của họ. Giá thuốc tăng cao làm cho nền đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, báo chí nhiều lần đăng báo thể hiện bức xúc của nhân dân và chính phủ nước ta đang cố gắng tìm mọi cách khắc phục nhầm hạn chế giá thuốc tăng cao. III. Chăm sóc sức khỏe: 1. Khái niệm cơ bản về chăm sóc sức khỏe : Chăm sóc sức khỏe là sự điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Chăm sóc sức khỏe là sự cung cấp các dịch vụ để giúp cá nhân đạt được một trạng thái tối ưu sức khỏe một cách tốt nhất ở mọi môi trường và giai đoạn trong chu kì đời sống của con người. Chăm sóc sức khỏe được điều trị và chẩn đoán bởi các chuyên gia y học, nha khoa, trung tâm điều dưỡng, y học và các trung tâm liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe. Ngành chăm sóc sức khỏe Page 9 Người ta thường nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, khái niệm chăm sóc sức khỏe có phần thiên về cách phòng bệnh cho con người hơn là chữa bệnh. Chăm sóc sức khỏe muốn nói đến là cung cấp một chế độ chăm sóc hoặc điều trị (bao gồm ăn uống, vận động, sinh hoạt…) cho khách hàng. Tư vấn cho khách hàng biết làm những gì cần thiết để có được một sức khỏe tốt nhất. Bệnh có thể có nhiều loại, nhưng ở đây ta muốn đề cập tới 2 khía cạnh:  Bệnh lan truyền được (còn gọi là bệnh dịch): căn bệnh do các loại virus dịch bệnh có thể truyền từ người qua người, căn bệnh này chỉ khi có dịch thì mới biết cách phòng ngừa. Vì vậy, khả năng phòng ngừa là khá phức tạp, không lường trước được. Bệnh không lan truyền được: là bệnh thông thường do các lối sống hàng ngày hoặc điều kiện sinh hoạt kèm gây ra. Ví dụ: bệnh tim, bệnh tiểu đường, bệnh ung thư… Nếu chúng ta có cách phòng tránh ngay từ đầu thì có thể tránh được hoặc hạn chế được rủi ro của các bệnh trên, vì vậy một số người có quan tâm đến sức khỏe mình thì họ sẽ đến các trung tâm tư vấn để biết cách phòng ngừa. Từ đó ngành chăm sóc sức khỏe có thêm một vị trí quan trọng trong xã hội. 2. Tầm quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe hiện nay: Ngành chăm sóc sức khỏe Page 10 Sức khỏe là một trong những thành phần quan trọng trong cuộc sống của bạn. Các tài sản lớn nhất của chúng ta trong cuộc sống là sức khỏe. Chăm sóc sức khỏe được định nghĩa như là việc quản lý hay điều trị bất kì vấn đề về sức khỏe thông qua các dịch vụ có thể được cung cấp bởi y khoa, trung tâm điều dưỡng, nha khoa hoặc bất kì dịch vụ nào khác có liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe. Khi bạn đang nói về vấn đề chăm sóc sức khỏe có nghĩa là bạn đang nói tất cả hàng hóa và tiền bạc bạn đang có. Chăm sóc sức khỏe cho một cá nhân hay một nhóm người phụ thuộc vào các hệ thống được tổ chức. Tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe có thể chú trọng không tương xứng. Trong xã hội, người dân đang lo lắng về các loại hệ thống chăm sóc sức khỏe đang có nhằm để đối phó các vấn đề về sức khỏe. Ở các nước phát triến, hệ thống của họ được thiết kế để phục vụ cho tất cả mọi người, cho dù giàu hay là nghèo. Tuy nhiên các hệ thống đang thiếu sót các thủ tục cần quan tâm. Còn ở các nước đang phát triển, người ta thường chăm sóc sức khỏe ở mức tính cá nhân, nếu bạn không đủ tiền, bạn có thể không được chăm sóc 1 cách có chất lượng. Có sự khác biệt quá nhiều ở đây là một số nước đang phát triển còn gặp nhiều khó khăn, đang trở nên tồi tệ hơn khi không thể đối phó với nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Chính phủ có trách nhiệm tạo và xây dựng các chính sách có lợi cho người dân trong vấn đề này. Tầm quan trọng của sức khỏe có thể được nhìn thấy rất rõ trong những hy vọng của những người đang khao khát có sức khỏe. Để trở thành giàu có hay có được nhiều thành quả trong cuộc sống thì bạn phải khỏe mạnh. Nếu bạn bị bệnh, bạn không thể phát huy bản thân bằng bất cứ cách nào chăng nữa. Do đó sức khỏe là sự giàu có và đây là bài học lớn nhất chúng ta có thể học được ngày hôm nay. Khi bạn có sức khỏe tốt, bạn sẽ là 1 người vui vẻ và nhiệt tình trong công việc. Ốm yếu sẽ làm cho chúng ta lo lắng từng giây từng phút đau đớn và không thể có niềm vui và bình an. Khi nói đến việc chăm sóc sức khỏe dự phòng như việc tiêm chủng, phòng ngừa, chúng ta sẽ đi trước thời gian và đảm bảo rằng bạn được an toàn phòng chống được bệnh tật trong tương lai. Chăm sóc sức khỏe tốt sẽ làm phát sinh một thế hệ tương lai tốt đẹp cho thế giới loài người. Bệnh là 1 cách nào đó sẽ thấy được tương lai. Chăm sóc sức khỏe Ngành chăm sóc sức khỏe Page 11 đúng cách đang bắt đầu cảm nhận ở nhiều góc nhìn của thế giới. Vì vậy hãy chắc chắn rằng không có vấn đề gì xảy ra nếu chúng ta đặt vấn đề sức khỏe lên ưu tiên hàng đầu. Đầu tư chăm sóc tốt cho sức khỏe của bạn cũng chính đầu tư trong cuộc sống của bạn. IV. Điều kiện để áp dụng ERP vào ngành chăm sóc sức khỏe: 1. Nhân lực: Khó khăn lớn nhất và bao trùm đối với ngành chăm sóc sức khỏe khi vận dụng ERP là vấn đề con người. Làm thế nào để nhân viên hòa nhịp được với môi trường mới, quy trình mới. Nhân viên thiếu kiến thức chuyên môn về ERP. Khi áp dụng ERP đòi hỏi phải chia nhân lực ra làm hai nhóm chính: nhóm nghiệp vụ và nhóm kỹ thuật.  Nhóm nghiệp vụ bao gồm những người sử dụng là các cán bộ tác nghiệp hàng ngày.  Nhóm kỹ thuật bao gồm các cán bộ nhân viên thuộc bộ phận phụ trách về công nghệ thông tin. Nhóm này sẽ tham dự triển khai hệ thống ERP với chức năng hỗ trợ cho nhóm nghiệp vụ và đơn vị triển khai về kỹ thuật như hệ thống máy chủ, hạ tầng mạng, cài đặt hệ thống, thực hiện các công việc chuyên môn về quản trị hệ thống (sao lưu, dự phòng, phân quyền...). Nguồn nhân lực tham gia vào nhóm công nghệ thông tin thì ngành chăm sóc sức khỏe vẫn còn thiếu. Đối với những nhân lực lâu năm để họ chấp nhận một quy trình làm việc mới thì cũng là một trở ngại lớn. Ngành chăm sóc sức khỏe Page 12 Quá trình triển khai ERP đòi hỏi công đoạn chạy thử, kiểm tra và sau đó đưa vào áp dụng. Vì vậy, mặc nhiên công việc của nhân viên sẽ tăng lên. Nếu chính sách đãi ngộ không phù hợp thì sẽ dẫn đến hiện tượng chống lại dự án. Quan trọng hơn là vấn đề giải quyết lao động sau dự án. Vì khi triển khi ERP thì phải chuẩn bị đội ngũ nhân viên ERP rất lớn. Vậy sau khi kết thúc dự án ERP thì số nhân viên này sẽ đi đâu, làm gì? Nhân viên nào sẽ bị cắt giảm từ chương trình ERP? 2. Chi phí: Chi phí lớn nhất trong ngân sách chi tiêu cho ERP nằm ở phần triển khai. Xác định trước những khoản mục chi phí sẽ giúp việc triển khai đảm bảo tiến độ và chất lượng, bằng không, sẽ dễ bị sa lầy và thất bại. Chi phí triển khai phần mềm (PM) ERP gồm khá nhiều mục, tùy thuộc vào mỗi nhà triển khai. Tuy nhiên, chi phí cơ bản thường là chi phí bản quyền, hỗ trợ triển khai, tư vấn, bảo trì vận hành hệ thống. Ngoài ra là các chi phí cho hạ tầng ứng dụng CNTT nói chung như phần cứng, hạ tầng mạng. 2.1.Chi phí phần mềm: Chi phí phần mềm (PM) thường bao gồm: bản quyền PM ERP và các PM liên quan khác. Chi phí bản quyền PM ERP tính theo các phân hệ và theo số người sử dụng. Có một số PM chỉ bán theo phân hệ và không quan tâm đến số người sử dụng. Ngành chăm sóc sức khỏe Page 13 Về người sử dụng, không nhất thiết phải gắn với số người sử dụng vật lý. Các hãng nước ngoài thường quy về khái niệm người sử dụng đồng thời . Do đó, việc xác định số lượng người sử dụng một cách đúng đắn sẽ đem lại một khoản tiết kiệm không nhỏ cho doanh nghiệp (DN). Ngoài ra, tùy theo nhu cầu, DN phải mua bản quyền các PM khác, như hệ điều hành,hệ cơ sở dữ liệu (CSDL) và các ứng dụng bảo mật. Các PM này DN có thể xác định mua hoặc không mua ngay cùng với việc triển khai, tùy thuộc vào việc tư vấn. 2.2.Chi phí triển khai: Thường chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng chi phí dành cho ERP, lớn hơn từ 1-5 lần so với chi phí bản quyền PM ERP. Việc triển khai bao gồm: cài đặt, huấn luyện, thiết lập hệ thống, chuyển đổi hệ thống cũ sang mới, vận hành... Kinh phí này được xác định dựa trên đơn giá nhân công với thời gian triển khai và phụ thuộc các phân hệ triển khai. Các nhà tư vấn triển khai thường xác định trước thời gian triển khai, nhằm giúp DN nếu mất nhiều thời gian hơn thì không phải bỏ thêm chi phí. 3. Chi phí hỗ trợ trước, trong quá trình và sau quá trình triển khai: Thông thường là chi phí cho hoạt động khảo sát tư vấn tiền ERP, hỗ trợ giám sát triển khai và hỗ trợ hậu ERP. Tùy vào quy mô và nhận thức của DN mà các hạng mục này có hoặc không có trong tổng chi phí dành cho ERP. Tuy nhiên, nếu có điều kiện thì các khoản mục này nên đưa vào vì nó giúp DN vận hành hệ thống trơn tru hơn và khai thác tối đa hiệu quả ứng dụng ERP. Đối với dự án ERP quy mô lớn, DN nên thuê đơn vị tư vấn, giám sát triển khai. Phần chi phí này cũng xác định dựa trên đơn giá nhân công nhân với số ngày làm việc thực tế, hoặc dựa trên số lượng các báo cáo đánh giá chất lượng và tư vấn của đơn vị. Sau khi PM ERP chính thức vận hành, DN vẫn cần phải duy trì các hoạt động hỗ trợ hậu ERP: bảo trì, nâng cấp, cung cấp bản sửa lỗi, nhất là năm đầu tiên. Tùy theo các gói dịch vụ và mức độ hỗ trợ mà chi phí có thể dao động từ 15-25 % . Ngành chăm sóc sức khỏe Page 14 Ngoài ra, DN cũng nên chú ý tới các khoản phí đi kèm như chi phí trả cho nhân viên tham gia (bao gồm cả tuyển mới và làm thêm giờ), các khoản phụ phí phát sinh cho môi trường triển khai ERP (địa điểm, trang thiết bị...). 4. Chi phí phần cứng và hạ tầng mạng: Phần cứng song hành với hệ thống ERP thường không có gì đặc biệt như hệ thống máy chủ, máy trạm, tủ đĩa, bộ lưu điện... Tuy nhiên, về máy chủ, một hệ thống ERP cần tối thiểu các loại sau: máy chủ hệ thống (application server), máy chủ CSDL (database server), máy chủ dự phòng CSDL (backup database server). Ngoài ra là các máy chủ khác cần thiết cho hoạt động của DN như máy chủ quản lý thư điện tử (email server), máy chủ quản lý các dịch vụ Internet (Internet server), máy chủ quản lý các tài liệu dùng chung (file server)... Một nguyên tắc cơ bản của hệ thống ERP chính là CSDL tập trung, nghĩa là CSDL được tập trung tại một địa điểm. Các PM ERP tiên tiến hiện nay đều sử dụng công nghệ web. Điều đó đồng nghĩa với việc các máy trạm không cần thiết phải cài đặt ứng dụng nào của PM ERP mà chỉ cần sử dụng một trình duyệt như Internet Explorer hoặc Nescape Navigator là có thể truy cập vào chương trình sử dụng. Chính công nghệ này giúp giảm thiểu đáng kể chi phí triển khai, duy tu, bảo trì hệ thống. Internet như một mạng WAN cho DN với chi phí chấp nhận được mà vẫn đảm bảo mục đích khai thác của mình. 5. Chi phí quản lý sự thay đổi: Chi phí cho quản lý thay đổi: Khi xác lập quy trình tác nghiệp DN theo hệ thống ERP, không loại trừ trường hợp DN phải thay đổi cơ cấu, thêm/bớt nhân sự... Những thay đổi đó sẽ làm phát sinh những khoản chi phí không nhỏ của DN... Nếu đơn vị tư vấn triển khai có nhiều kinh nghiệm thì việc tư vấn quản lý thay đổi sẽ được xác định ngay từ đầu. 6. Cơ sở hạ tầng: 6.1.Hệ thống phần mềm ứng dụng và dịch vụ: Ngành chăm sóc sức khỏe Page 15 Đây là hệ thống ứng dụng và dịch vụ thực hiện chức năng tin học hoá công tác nghiệp vụ và quản lý hành chính cũng như các chức năng và dịch vụ được tạo ra thông qua quá trình ứng dụng CNTT. 6.2.Hệ thống phần mềm nền tảng: Hệ thống phần mềm nền tảng như hệ điều hành hay hệ quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL) thực hiện chức năng giao tiếp giữa hệ thống các ứng dụng và hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật. 6.3.Cơ sở hạ tầng thông tin: Hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là nền móng rất quan trọng cho mọi phương tiện hoạt động như hệ điều hành các phần mềm ứng dụng, phần mềm nền tảng và các phần mềm ứng dụng đa dịch vụ có thể truyền trên đó mà không gây ra bất cứ một tắc nghẽn nào. 7. Hệ thống an toàn, an ninh bảo mật dữ liệu: Để đảm bảo hoạt động liên tục của hệ thống thông tin cũng như đảm bảo các cơ chế chính sách, tài nguyên, các cơ sở dữ liệu trên mạng trong một hệ thống thông tin cần thiết phải có hệ thống bảo mật an toàn và an ninh dữ liệu. 8. Quản trị hệ thống thông tin: Để đảm bảo vận hành và khai thác có hiệu quả các hệ thống mạng CNTT, yếu tố không thể thiếu trong quản trị hệ thống thông tin là phải quản lý tập trung và phân ra các cấp quản lý tập trung khác nhau và được khai báo chỉ đạo giám sát từ xa. 9. Nhân tố người sử dụng: Ngành chăm sóc sức khỏe Page 16 Một hệ thống thông tin sẽ không còn ý nghĩa nếu không được vận hành và khai thác triệt để phục vụ lợi ích của con người. Tuy nhiên để đảm bảo khai thác hiệu quả hệ thống thông tin phục vụ lợi ích con người thì nhân tố con người là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất. V. Lý do áp dụng ERP vào ngành chăm sóc sức khỏe: 1. Lợi ích khi ứng dụng ERP :  Một là, tăng cường công tác quản lý hoạt động của trung tâm dựa trên cơ sở quản lý khoa học và hiệu quả của hệ thống quản lý áp dụng tin học , tăng cường năng lực hoạt động của cán bộ dựa trên việc áp dụng kỹ thuật cao.  Hai là, giúp cho người quản lý nắm được các thông tin nhanh, chính xác, bất cứ lúc nào, tránh được quan liêu, hiệu chỉnh ngay được các sai sót và điều chỉnh hoạt động kịp thời. Thông qua các dữ liệu và thông tin, người quản lý có thể đưa ra được những kế hoạch phù hợp và giúp cho việc điều hành thực hiện kế hoạch một cách nhanh chóng.  Ba là, giúp đơn giản hoá các thủ tục hành chính, loại bỏ bớt các hoạt động trung gian, tạo điều kiện cho các dịch vụ khám chữa bệnh nhanh chóng, thuận tiện và kịp thời.  Bốn là, tăng cường chất lượng thông tin và thống nhất dữ liệu cho hoạt động quản lý ngành. Ngành chăm sóc sức khỏe Page 17  Ứng dụng ERP giúp tăng cường công tác quản lý hoạt động của trung tâm dựa trên cơ sở quản lý khoa học và hiệu quả của hệ thống quản lý áp dụng tin học , tăng cường năng lực hoạt động của cán bộ dựa trên việc áp dụng kỹ thuật cao.  Mặt khác, giúp cho người quản lý nắm được các thông tin nhanh, chính xác, bất cứ lúc nào, tránh được quan liêu, hiệu chỉnh ngay được các sai sót và điều chỉnh hoạt động kịp thời. Thông qua các dữ liệu và thông tin, người quản lý có thể đưa ra được những kế hoạch phù hợp và giúp cho việc điều hành thực hiện kế hoạch một cách nhanh chóng.  ERP còn giúp đơn giản hoá các thủ tục hành chính, loại bỏ bớt các hoạt động trung gian, tạo điều kiện cho các dịch vụ khám chữa bệnh nhanh chóng, thuận tiện và kịp thời. Tăng cường chất lượng thông tin và thống nhất dữ liệu cho hoạt động quản lý ngành.  Việc ứng dụng ERP vào các nghiệp vụ trong công ty, sẽ mang lại nhiều lợi ích trong thực tiễn. Giúp các công việc hoàn thành nhanh hơn, chính xác hơn, quản lý các nguồn tài nguyên trong doanh nghiệp một cách hiệu quả. Các công ty càng lớn thì việc áp dụng ERP càng phải chặt chẽ, hệ thống quy trình hoạt động trong công ty như một cỗ máy, chạy liên tục 24/7, bắt buộc phải có sự ăn khớp giữa các nghiệp vụ của các khâu, tạo nên một chuỗi các công việc theo quy trình tuần tự và chuẩn hoá.  Đặt biệt ngành chăm sóc sức khoẻ là một trong những tiêu chí lớn của chính phủ. Các kĩ thuật tiên tiến nhất trên thế giới điều được áp dụng trong quân sự và y tế. Toàn bộ các quốc gia trên thế giới luôn ưu tiên cho việc đầu tư cho ngành chăm sóc sức khoẻ người dân. Ứng dụng ERP sẽ làm tăng một bước tiến cho ngành chăm sóc sức khoẻ về việc quản lý các chức năng nghiệp vụ, tình hình giá cả thị trường về thuốc men. 2. Hệ thống ERP sắp xếp hợp lý chức năng kinh doanh của ngành chăm sóc sức khỏe:  Quy hoạch tài nguyên doanh nghiệp (ERP) ứng dụng phần mềm được thiết kế để tạo thuận lợi cho hội nhập toàn hệ thống các quy trình phức tạp và các chức năng trong một trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn bao gồm nhiều thành phần bên trong và bên ngoài.  Tuy nhiên, một hệ thống ERP dựa trên có thể giúp một tổ chức chăm sóc sức khỏe tích hợp nhiều chức năng, bao gồm cả lịch bệnh nhân, quản lý nguồn nhân lực, dự báo Ngành chăm sóc sức khỏe Page 18 khối lượng công việc, quản lý công việc, mà không phải trực tiếp phụ thuộc vào việc ra quyết định lâm sàng.  Một hệ thống ERP trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe có khả năng tùy biến,có thể giảm thời gian và chi phí cho việc quản lý và chăm sóc bệnh nhân. Cũng như các nghiệp vụ quản lý khác như xuất kho, nhập kho, và quản lý các khoa để giảm chi phí quản lý.  Sắp xếp quản lý tổng thể các hoạt động của bệnh viện, xử lý dòng công việc và các hoạt động luân chuyển hồ sơ, sổ sách một cách tự động hóa bao gồm các quy trình cơ bản sau:  Tiếp nhận bệnh nhân.  Quản lý bệnh án.  Quản lý khâu chẩn đoán.  Quản lý khâu xét nghiệm.  Quản lý kho dược.  Quản lý viện phí và tài chính.  Quản lý các khoa.  Điều hành hoạt động chung của bệnh viện.  Các câu hỏi quan trọng cho một nhà cung cấp chăm sóc y tế là liệu một ứng dụng được thiết kế với công nghiệp sản xuất trong tâm trí, tập trung như ngành công nghiệp mà quản lý dây chuyền sản xuất và hậu cần, dịch tốt với các ngành công nghiệp y tế, trong đó tập trung chủ yếu vào chi phí nhân viên quản lý và quy trình lâm sàng . Thật vậy, nó là hợp lý cho rằng vì các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe có vấn đề chi phí vốn khác nhau và các hành vi so với các nhà sản xuất, thực hiện thành công một hệ thống ERP trong một tổ chức chăm sóc sức khỏe sẽ yêu cầu một cách tiếp cận hoàn toàn khác so với sử dụng bởi các nhà sản xuất. ERP sắp xếp hợp lý các quy trình của một trung tâm chăm sóc sức khỏe.  Chi phí trong một tổ chức y tế đang có nhiều khó khăn hơn để dự báo bởi vì một nhà cung cấp chăm sóc y tế phải quản lý nhiều quá trình khác nhau, mỗi nghiệp vụ có cách quản lý khác nhau, và thường không thể đoán trước kết quả. Thật vậy, việc điều Ngành chăm sóc sức khỏe Page 19 trị của bệnh nhân mỗi khác nhau để một số mức độ về quy trình, biên chế, và sử dụng cơ sở. Vì vậy khi sử dụng ERP thì sẽ sắp xếp hợp lý tất cả các nghiệp vụ theo một quy trình tuần tự từ khâu tiếp nhận bệnh nhân, khám bệnh…..cho đến xuất viện. Và các khâu quản lý khác.  Sự phức tạp của ngành y tế là một thách thức lớn cho các tổ chức y tế chăm sóc sức khỏe có nhu cầu chuyển đổi sang sử dụng hệ thống ERP.Hầu hết các hệ thống y tế lớn có những đấu tranh trong nhiều năm để tìm cách thức hiệu quả để thực hiện hội nhập hoàn toàn hệ thống và qui trình chăm sóc bệnh nhân.Nhiều người trong các tổ chức này xem hợp nhất của các thực thể là cách khả thi duy nhất để duy trì kiểm soát tài nguyên ,biên chế và nonhospital dựa trên các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.tuy nhiên các tiếp cận này thường rất tốn kém. Vì vậy để tối ưu hóa công việc quản lý của một trung tâm chăm sóc sức khỏe thì áp dụng erp để sắp xếp hợp lý các quy trình nghiệp vụ là cách tối ưu nhất mà theo nhóm em nghĩ. Chương 2: Hiện trạng ứng dụng ERP trong ngành chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam I. Khảo sát các trung tâm chăm sóc sức khỏe: Ngành chăm sóc sức khỏe Page 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng