Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Kế toán - Kiểm toán Tổng quan về kế toán ngân hàng...

Tài liệu Tổng quan về kế toán ngân hàng

.DOC
29
214
146

Mô tả:

Đây là chương tổng quan, giới thiệu những vấn đề chung, căn bản nhất của kế toán ngân hàng, qua đó sinh viên sẽ nắm được kiến thức nền cần thiết để tìm hiểu những chương tiếp theo. Kế toán ngân hàng là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính của ngân hàng dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.Kế toán ngân hàng gồm hai loại, kế toán tài chính ngân hàng và kế toán quản trị ngân hàng
Chương 1 : Tổng quan về kế toán ngân hàng CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG Mục Tiêu: Đây là chương tổng quan, giới thiệu những vấn đề chung, căn bản nhất của kế toán ngân hàng, qua đó sinh viên sẽ nắm được kiến thức nền cần thiết để tìm hiểu những chương tiếp theo. Nội dung: 1. Khái niệm, vai trò của KTNH. 2. Đối tượng nghiên cứu của KTNH. 3. Các nguyên tắc kế toán áp dụng trong KTNH. 4. Tài khoản và hệ thống tài khoản KTNH. 5. Chứng từ KTNH. 6. Tổ chức bộ máy KTNH 1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA KTNH 1.1. Khái niệm Kế toán ngân hàng là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính của ngân hàng dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Kế toán ngân hàng gồm hai loại, kế toán tài chính ngân hàng và kế toán quản trị ngân hàng: 1 Chương 1 : Tổng quan về kế toán ngân hàng KẾ TOÁN NGÂN HÀNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG Thu thập, kiểm tra, xử lý, cung cấp thông tin kinh tế, tài chính BÁO CÁO TÀI CHÍNH Thông tin theo yêu cầu quản trị trong nội bộ ngân hàng Trong hai loại kế toán trên trong ngân hàng, đối tượng phục vụ của kế toán tài chính rộng hơn, không chỉ giành cho nội bộ ngân hàng mà còn phục vụ cho nhiều đối tượng bên ngoài có liên quan đến ngân hàng. Vì vậy, kế toán tài chính phải tuân theo những nguyên tắc, chuẩn mực chung để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nội dung giáo trình này sẽ đề cập đến kế toán tài chính ngân hàng. 1.2. Vai trò của kế toán ngân hàng KTNH cung cấp thông tin trong quá trình ra quyết định kinh tế của các đối tượng có quyền lợi liên quan đến ngân hàng, bao gồm cả nhà quản trị ngân hàng và các đối tượng bên ngoài ngân hàng. Tùy theo đối tượng phục vụ, kế toán ngân hàng sẽ đóng vai trò khác nhau trong từng trường hợp cụ thể. 2 Chương 1 : Tổng quan về kế toán ngân hàng Với các nhà quản trị ngân hàng, kế toán ngân hàng đóng một vai trò vô cùng quan trọng và có ý nghĩa. Nếu không có hệ thống kế toán, đặc biệt là kế toán tài chính, thì nhà quản trị ngân hàng không thể điều hành hoạt động kinh doanh ngân hàng được. Với các đối tượng bên ngoài như nhà đầu tư, cơ quan quản lý, đối tác liên doanh, liên kết…kế toán ngân hàng cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ các đối tượng trên đánh giá về tình hình tài sản, tài chính, hoạt động kinh doanh ngân hàng. Thông tin kế toán ngân hàng giúp cho nhà đầu tư có thể lựa chọn kênh đầu tư thích hợp, giúp cơ quan quản lý kiểm soát được hoạt động kinh doanh ngân hàng theo luật định…. 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA KTNH Đối tượng nghiên cứu của KTNH gồm có : Tài sản, nguồn vốn, và kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. 2.1. Tài sản, nguồn vốn 2.1.1. Tài sản Tài sản là những nguồn lực do ngân hàng kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của ngân hàng hoặc làm giảm bớt các khoản tiền mà ngân hàng phải chi ra. Hay nói một cách khác, lợi ích kinh tế trong tương lai là việc tăng thu nhập hoặc giảm chi phí cho ngân hàng từ việc sử dụng tài sản. Ví dụ, tiền ngân hàng cho vay khách hàng là tài sản của ngân hàng, vì khi cho khách hàng vay, ngân hàng sẽ kiểm soát được nguồn tiền này, đồng thời, khoản vay sẽ tạo ra thu nhập cho ngân hàng. Khoản thu nhập đó chính là lãi cho vay. Tài sản trong ngân hàng gồm có:  Tiền mặt, vàng bạc, đá quý: Bao gồm cả tiền mặt VND, tiền mặt ngoại tệ, vàng bạc, đá quý tại kho quỹ của ngân hàng. 3 Chương 1 : Tổng quan về kế toán ngân hàng  Tiền gửi tại NHNN : Bao gồm tiền gửi phong tỏa, tiền gửi thanh toán và tiền ký quỹ bảo lãnh tại NHNN cả bằng VND và ngoại tệ.  Tiền, vàng gửi tại TCTD khác và cho vay TCTD khác.  Chứng khoán kinh doanh  Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác  Cho vay khách hàng  Chứng khoán đầu tư : Gồm có chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn.  Góp vốn, đầu tư dài hạn : Bao gồm khoản đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết và đầu tư dài hạn khác.  Tài sản cố định : Bao gồm cả tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.  Bất động sản đầu tư.  Các loại tài sản khác như : Các khoản phải thu, tài sản thuế TNDN hoãn lại… Điều kiện ghi nhận tài sản là :  Ngân hàng có khả năng chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.  Giá trị của tài sản đó được xác định một cách đáng tin cậy. 2.1.2. Nguồn vốn Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng có thể có từ hai nguồn: Thứ nhất là do chủ sở hữu tự đóng góp, và thứ hai là do ngân hàng huy động được từ bên ngoài. Trong nguồn vốn của ngân hàng, phần do chủ sở hữu tự đóng góp gọi là vốn chủ sở hữu, còn phần huy động từ bên ngoài là nợ phải trả. Nguồn vốn = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả. Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian, giúp luân chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn, cho nên nguồn vốn hoạt động chủ yếu của ngân hàng là từ vốn huy động, không phải từ vốn chủ sở hữu. 4 Chương 1 : Tổng quan về kế toán ngân hàng  Nợ phải trả Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của ngân hàng phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà ngân hàng phải thanh toán từ các nguồn lực của mình. Nợ phải trả xác định nghĩa vụ hiện tại của ngân hàng khi ngân hàng nhận về một tài sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý. Việc thanh toán các nghĩa vụ hiện tại có thể được thực hiện bằng nhiều cách như trả bằng tiền, trả bằng tài sản khác, thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác hoặc chuyển đổi nghĩa vụ nợ phải trả thành vốn chủ sở hữu. Ví dụ: Tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng là một dạng nợ phải trả, vì ngân hàng có nghĩa vụ phải thanh toán lại cho khách hàng tiền này khi đáo hạn. Nợ phải trả trong ngân hàng gồm có:  Các khoản nợ Chính phủ và NHNN  Tiền gửi và vay các TCTD khác  Tiền gửi của khách hàng  Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác  Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro  Phát hành giấy tờ có giá  Các khoản nợ khác: Các khoản lãi, phí phải trả, thuế TNDN hoãn lại phải trả, các khoản phải trả và công nợ khác, dự phòng rủi ro khác Điều kiện ghi nhận nợ phải trả là :  Ngân hàng chắc chắn sẽ phải dùng một lượng tiền chi ra để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại mà ngân hàng phải thanh toán.  Khoản nợ phải trả đó phải xác định được một cách đáng tin cậy.  Vốn chủ sở hữu 5 Chương 1 : Tổng quan về kế toán ngân hàng Vốn chủ sở hữu là giá trị vốn của ngân hàng, được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị tài sản của ngân hàng trừ nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu trong ngân hàng gồm có:  Vốn điều lệ  Vốn đầu tư, xây dựng cơ bản  Thặng dư vốn cổ phần  Cổ phiếu ưu đãi  Vốn khác  Các quỹ của ngân hàng  Chênh lệch đánh giá lại tỷ giá hối đoái, tài sản,  Lợi nhuận chưa phân phối. 2.1.3. Mối liên hệ giữa tài sản và nguồn vốn Xét trong mối liên hệ giữa tài sản và nguồn vốn thì nguồn vốn thể hiện nguồn hình thành nên tài sản của ngân hàng, còn tài sản thể hiện việc sử dụng vốn của ngân hàng như thế nào. Ví dụ: Tiền mặt tại quỹ của ngân hàng là 20 tỷ VND. Số tiền này do ngân hàng huy động tiền gửi của khách hàng. Như vậy, tiền gửi của khách hàng 20 tỷ là nguồn vốn của ngân hàng vì nó thể hiện nguồn hình thành nên 20 tỷ tiền mặt tại ngân hàng có từ đâu. Và ngược lại, 20 tỷ tiền mặt là tài sản của ngân hàng vì nó thể hiện việc sử dụng nguồn vốn 20 tỷ của ngân hàng, ngân hàng đang để dưới dạng tiền mặt tại ngân hàng, chưa sử dụng tiền mặt này để làm gì khác. Khi ngân hàng sử dụng tiền mặt để mua sắm TSCĐ, hoặc cho vay khách hàng… thì tài sản của ngân hàng chuyển từ tiền mặt sang dạng khác là TSCĐ hoặc cho vay khách hàng. Cụ thể, mối liên hệ giữa tài sản và nguồn vốn được thể hiện qua phương trình kế toán sau: Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu = Nguồn vốn Tài sản, nguồn vốn của ngân hàng tại thời điểm cuối kỳ kế toán được trình bày trên Bảng cân đối kế toán của ngân hàng như sau: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 6 Chương 1 : Tổng quan về kế toán ngân hàng CHỈ TIÊU Tài sản I. Tiền mặt, vàng bạc, đá quý II. Tiền gửi NHNN III. Tín phiếu Chính phủ và các GTCG ngắn hạn khác đủ điều kiện TCK với Ngân hàng nhà nước. IV. Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác - Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác - Cho vay các TCTD khác - Dự phòng rủi ro khác (*) V. Chứng khoán kinh doanh - Chứng khoán kinh doanh - Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh VI. Các công cụ tài chính phái sinh và cac tài sản tài chính khác VII. Cho vay khách hàng - Cho vay khách hàng - Dự phòng rủi ro tín dụng (*) VIII. Chứng khoán đầu tư - Sẵn sàng để bán (AFS) - Giữa đến ngày đáo hạn (HTM) - Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư (*) IX. Góp vốn, đầu tư dài hạn 1. Đầu tư vào công ty con 2. Vốn góp liên doanh 3. Đầu tư vào cty liên kết 4. Đầu tư dài hạn khác 5. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*) X. Tài sản cố định 1. Tài sản cố định hữu hình - Nguyên giá TSCĐ - Hao mòn TSCĐ (*) 2. TSCĐ thuê tài chính - Nguyên giá TSCĐ - Hao mòn TSCĐ (*) 3. TSCĐ vô hình - Nguyên giá TSCĐ - Hao mòn TSCĐ (*) 4. Tài sản khác 7 Kỳ này Kỳ trước (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) Chương 1 : Tổng quan về kế toán ngân hàng XI. Bất động sản đầu tư - Nguyên giá TSCĐ - Hao mòn TSCĐ (*) XII. Tài sản có khác 1. Các khoản phải thu 2. Các khoản lãi, phí phải thu 3. Tài sản thuế thu nhâp hoãn lại 4. Tài sản có khác 5. Các khoản dự phòng rủi ro cho các tài sản Có khác (*) Tổng tài sản có Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu I. Tiền gửi của KBNN và các TCTD khác - Tiền gửi của KBNN - Tiền gửi của các TCTD khác II. Vay NHNN và các TCTD khác - Vay Ngân hàng nhà nước - Vay các TCTD khác III. Tiền gửi của khách hàng IV. Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác V. Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay VI. Phát hành GTCG VII. Các khoản nợ khác 1. Các khoản phải trả 2. Các khoản lãi, phí phải trả 3. Thuế TNDN hoãn lại phải trả 4. Các khoản nợ khác 5. Dự phòng cho công nợ tiềm ẩn (*) Tổng nợ phải trả Vốn và các quỹ 1. Vốn của TCTD - Vốn điều lệ - Vốn đầu tư XDCB - Thặng dư vốn cổ phần - Cổ phiếu quỹ (*) - Cổ phiếu ưu đãi - Vốn khác 2. Quỹ các TCTD 3. Chênh lệch tỷ giá hối đoái, vàng bạc đá quý 4. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 6. Lợi ích của cổ đông thiểu số 8 (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) Chương 1 : Tổng quan về kế toán ngân hàng Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng Lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận của ngân hàng là thu nhập và chi phí. Đây là các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của ngân hàng. 2.2.1. Thu nhập Thu nhập là tổng giá trị các lợi ích kinh tế ngân hàng thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của ngân hàng, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu. Ví dụ khi thực hiện dịch vụ thanh toán cho khách hàng, ngân hàng sẽ thu phí dịch vụ thanh toán. Với khách hàng, đây là một khoản chi, nhưng với ngân hàng, đây là một nguồn thu, tạo ra thu nhập cho ngân hàng. Các khoản thu nhập trong ngân hàng gồm có:  Thu nhập lãi: Gồm thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay và thu lãi từ đầu tư chứng khoán…  Thu nhập từ hoạt động dịch vụ: Dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ tư vấn….  Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối  Thu nhập từ mua bán chứng khoán đầu tư  Thu nhập từ hoạt động khác… Điều kiện ghi nhận thu nhập:  Ngân hàng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan tới sự gia tăng về tài sản hoặc giảm bớt nợ phải trả  Giá trị gia tăng đó phải xác định được một cách đáng tin cậy. 2.2.2. Chi phí Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu. 9 Chương 1 : Tổng quan về kế toán ngân hàng Ví dụ, lãi tiền gửi ngân hàng trả cho khách hàng là chi phí. Trái lại, cổ tức trả cho cổ đông, làm giảm vốn chủ sở hữu nhưng không phải là chi phí vì phần này phân phối từ lợi nhuận cho cổ đông của ngân hàng. Các khoản chi phí trong ngân hàng gồm có:  Chi phí lãi: Trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay, trả lãi phát hành giấy tờ có giá.  Chi phí hoạt động dịch vụ: Chi về dịch vụ thanh toán, cước phí bưu điện về mạng viễn thông, chi phí hoa hồng, môi giới…  Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối.  Chi về kinh doanh chứng khoán.  Chi phí hoạt động: Chi công tác phí, chi điện nước, vệ sinh cơ quan, chi lễ tân, khánh tiết…  Chi dự phòng rủi ro tín dụng  Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí  Chi phí khác…. Điều kiện ghi nhận chi phí:  Ngân hàng giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả.  Chi phí này phải xác định được một cách đáng tin cậy. 2.2.3. Kết quả kinh doanh ngân hàng Kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng được xác định như sau: Kết quả kinh doanh = Tổng thu nhập – Tổng chi phí.  Nếu tổng thu nhập > Tổng chi phí : Ngân hàng hoạt động kinh doanh có lãi.  Nếu tổng thu nhầp < Tổng chi phí : Ngân hàng hoạt động kinh doanh bị lỗ. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong kỳ kế toán được trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh của ngân hàng như sau: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH 10 Chương 1 : Tổng quan về kế toán ngân hàng STT 1 2 I. 3. 4 II. 5 6 III 7 8 IV V 9 10 VI. VII VIII. IX X XI XII 11 12 XIII XIV XV CÁC CHỈ TIÊU Kỳ này Kỳ trước Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự Chi phí lãi và các chi phí tương tự Thu nhập lãi thuần Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ Chi phí hoạt động dịch vụ Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối Thu về kinh doanh chứng khoán Chi về kinh doanh chứng khoán Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chứng khoán Lãi thuần từ chứng khoán đầu tư Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác Chi phí hoạt động kinh doanh khác Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh khác Thu nhập vốn góp mua cổ phần Các khoản thu nhập khác Chi phí dự phòng Chi phí hoạt động Phần được sở hữu trong lãi/ lỗ của các Cty liên kết và liên doanh Tổng lợi nhuận trước thuế Chi phí thuế TNDN hiện hành Chi phí thuế TNDN hoãn lại Chi phí thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế - Các cổ đông góp vốn - Lợi ích của các cổ đông thiểu số Lãi cơ bản trên cổ phiếu 3. CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VÀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN ÁP DỤNG TRONG NGÂN HÀNG 3.1. Chuẩn mực kế toán áp dụng trong kế toán ngân hàng 11 Chương 1 : Tổng quan về kế toán ngân hàng Chuẩn mực kế toán gồm những nguyên tắc và phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Ở Việt Nam, hiện nay, Bộ tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán, bao gồm các chuẩn mực dưới đây: SỐ CHUẨN MỰC NỘI DUNG CHUẨN MỰC 01 Chuẩn mực chung 02 Hàng tồn kho 03 Tài sản cố định hữu hình 04 Tài sản cố định vô hình 05 Bất động sản đầu tư 06 Thuê tài sản 07 Kế toán cac khoản đầu tư vào công ty liên kết 08 Thông tin tài chính về các khoản góp vốn liên doanh. 10 Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá 14 Doanh thu và thu nhập khác 15 Hợp đồng xây dựng 16 Chi phí đi vay 17 Thuế thu nhập doanh nghiệp 18 Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng 19 Hợp đồng bảo hiểm 21 Trình bày báo cáo tài chính 22 Trình bày bổ sung Báo cáo tài chính của các Ngân hàng và Tổ chức tài chính tương tự 23 Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm 24 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 25 Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư 12 Chương 1 : Tổng quan về kế toán ngân hàng vào công ty con 26 Thông tin về các bên liên quan 27 Báo cáo tài chính giữa niên độ 28 Báo cáo bộ phận 29 Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót 30 Lãi trên cổ phiếu Cũng giống như kế toán doanh nghiệp, kế toán tài chính ngân hàng cũng tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán đã quy định. Một số chuẩn mực kế liên quan nhiều đến hoạt động kế toán ngân hàng là Chuẩn mực số 01, chuẩn mực số 10, chuẩn mực số 14, chuẩn mực số 17. Trong nội dung từng chương tiếp theo, giáo trình sẽ trình bày chi tiết các chuẩn mực kế toán Việt Nam cụ thể áp dụng để ghi nhận kế toán trong từng hoạt động kinh doanh ngân hàng. 3.2. Nguyên tắc kế toán Tiêu chuẩn thông tin kế toán ngân hàng là phải trung thực, hợp lý, khách quan, đầy đủ, kịp thời và có thể so sánh được. Để đáp ứng các tiêu chuẩn trên, các nguyên tắc kế toán được đưa ra là : Nguyên tắc cơ sở dồn tích, nguyên tắc hoạt động liên tục, nguyên tắc giá gốc, nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc nhất quán, nguyên tắc thận trọng và nguyên tắc trọng yếu. 3.2.1. Nguyên tắc cơ sở dồn tích Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của ngân hàng liên quan đến đối tượng nghiên cứu của kế toán ngân hàng phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Theo nguyên tắc trên, lãi cho vay của khách hàng sẽ được ghi nhận khi phát sinh trong kỳ kế toán, mặc dù ngân hàng chưa thu lãi của khách hàng. Ví dụ, ngân hàng giải ngân cho khách hàng vay một khoản vay ngày 15/3, kỳ hạn một tháng, trả gốc và lãi khi đáo hạn vào ngày 13 Chương 1 : Tổng quan về kế toán ngân hàng 15/4. Nếu kỳ kế toán ngân hàng là tháng, thì phần lãi cho vay phát sinh trong tháng 3 (từ ngày 15/3 đến ngày 31/3) sẽ được ghi nhận vào thu nhập trong tháng 3, mặc dù đến ngày 15/4, ngân hàng mới thu tiền lãi của khách hàng, do khoản lãi này phát sinh trong tháng 3. 3.2.2. Nguyên tắc hoạt động liên tục Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là ngân hàng đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là ngân hàng không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính. 3.2.3. Nguyên tắc giá gốc Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể. Ví dụ khi ngân hàng mua bàn làm việc, ngoài giá mua, ngân hàng phải trả thêm chi phí vận chuyển, khi đó, giá gốc của công cụ dụng cụ này bao gồm cả giá mua và chi phí vận chuyển. 3.2.4. Nguyên tắc phù hợp Việc ghi nhận thu nhập và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản thu nhập thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra thu nhập đó. Chi phí tương ứng với thu nhập gồm chi phí của kỳ tạo ra thu nhập và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến thu nhập của kỳ đó. Nói chung, toàn bộ thu nhập phát sinh trong kỳ kế toán thì được ghi nhận. Như vậy, để phù hợp với việc ghi nhận thu nhập, toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ kế toán cũng phải được ghi nhận tương ứng. Chẳng hạn nếu trong kỳ kế toán, ngân hàng ghi nhận toàn bộ lãi cho vay phát sinh thì ngân hàng cũng phải ghi nhận toàn bộ lãi tiền gửi trả cho khách hàng phát sinh vào chi phí. 14 Chương 1 : Tổng quan về kế toán ngân hàng 3.2.5. Nguyên tắc nhất quán Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. 3.2.6. Nguyên tắc thận trọng Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:  Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn.  Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập.  Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí.  Thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí. Theo nguyên tắc trên, khi hoạt động kinh doanh ngân hàng có rủi ro, ngân hàng sẽ trích lập dự phòng để xử lý rủi ro, tuy nhiên, không lập quá lớn mà phù hợp với tình hình thức tế. Ví dụ đối với các khoản cho vay quá hạn, ngân hàng có rủi ro tín dụng, tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ rủi ro mà trích lập mức dự phòng rủi ro thích hợp, chứ không phải lập dự phòng cho toàn bộ khoản vay. Và ngân hàng chỉ lập dự phòng khi giá trị của tài sản đảm bảo không đủ bù đắp cho khoản vay quá hạn, ngược lại, nếu giá trị của tài sản đảm bảo đủ bù đắp cho khoản vay quá hạn đó thì ngân hàng không cần lập dự phòng cho khoản vay đó. 3.2.7. Nguyên tắc trọng yếu Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. 15 Chương 1 : Tổng quan về kế toán ngân hàng Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính. 4. TÀI KHOẢN VÀ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG 4.1. Tài khoản kế toán ngân hàng 4.1.1.Khái niệm Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế thích hợp. Mỗi tài khoản kế toán lưu trữ một số liệu kế toán, phản ánh tình hình tăng giảm và hiện có của từng khoản mục tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập, chi phí của ngân hàng. 4.1.2. Phân loại tài khoản kế toán ngân hàng + Theo nội dung kinh tế: Các đối tượng kế toán có nội dung kinh tế gần nhau sẽ được phản ánh trong cùng một loại tài khoản. Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng gồm có 9 loại : - Loại 1: Vốn khả dụng và các khoản đầu tư - Loại 2: Hoạt động tín dụng - Loại 3: Tài sản cố định và các tài sản có khác - Loại 4: Các khoản phải trả - Loại 5: Hoạt động thanh toán - Loại 6: Nguồn vốn chủ sở hữu - Loại 7: Thu nhập - Loại 8: Chi phí - Loại 9: Các tài khoản ngoài bảng + Theo mối quan hệ với Báo cáo tài chính: Tài khoản được phân thành hai loại: Tài khoản ngoại bảng và tài khoản nội bảng cân đối kế toán. 16 Chương 1 : Tổng quan về kế toán ngân hàng - Tài khoản ngoại bảng:  Phản ánh các nghiệp vụ không ảnh hưởng trực tiếp đến TS và nguồn vốn của NH trong hiện tại.  Sử dụng phương pháp hạch toán đơn: Nhập (Nợ) hoặc Xuất (Có) - Tài khoản nội bảng:  Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan trực tiếp đến tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí của ngân hàng.  Sử dụng phương pháp hạch toán kép: Nghĩa là mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ được hạch toán vào ít nhất 2 tài khoản kế toán có liên quan, một tài khoản ghi Nợ và một tài khoản ghi Có với cùng một số tiền.  Tài khoản nội bảng bao gồm: Tài khoản thuộc tài sản (Luôn luôn có số Nợ) , loại tài khoản thuộc nguồn vốn (Luôn luôn có số dư có) và loại tài khoản hỗn hợp ( Có thể có số dư nợ hoặc có tùy trường hợp). NỢ Tài khoản thuộc tài sản CÓ Phát sinh tăng (+) Phát sinh giảm (-) DƯ NỢ N Tài khoản thuộc nguồn vốn CÓ Ợ Phát sinh giảm (-) Phát sinh tăng (+) DƯ CÓ 4.2. Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng Hệ thống tài khoản kế toán gồm các tài khoản kế toán cần sử dụng. Hệ thống tài khoản kế toán của ngân hàng khác với hệ thống tài khoản kế toán của doanh nghiệp. 17 Chương 1 : Tổng quan về kế toán ngân hàng Hệ thống tài khoản kế toán các ngân hàng gồm các tài khoản trong bảng cân đối kế toán và các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán, được bố trí thành 9 loại: - Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán gồm 8 loại (từ loại 1 đến loại 8). - Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán có 1 loại (loại 9). - Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán và các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán được bố trí theo hệ thống số thập phân nhiều cấp, từ tài khoản cấp I đến tài khoản cấp III, ký hiệu từ 2 đến 4 chữ số. - Tài khoản cấp I ký hiệu bằng 2 chữ số từ 10 đến 99. Mỗi loại tài khoản được bố trí tối đa 10 tài khoản cấp I. - Tài khoản cấp II ký hiệu bằng 3 chữ số, hai số đầu (từ trái sang phải) là số hiệu tài khoản cấp I, số thứ 3 là số thứ tự tài khoản cấp II trong tài khoản cấp I, ký hiệu từ 1 đến 9. - Tài khoản cấp III ký hiệu bằng 4 chữ số, ba số đầu (từ trái sang phải) là số hiệu tài khoản cấp II, số thứ 4 là số thứ tự tài khoản cấp III trong tài khoản cấp II, ký hiệu từ 1 đến 9. Các tài khoản cấp I, II, III là những tài khoản tổng hợp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định, dùng làm cơ sở để hạch toán kế toán tại các Tổ chức tín dụng. Tài khoản chi tiết (tiểu khoản) dùng để theo dõi phản ảnh chi tiết các đối tượng hạch toán của tài khoản tổng hợp. Cách ghi số hiệu tài khoản chi tiết : Số hiệu tài khoản chi tiết gồm có 2 phần : - Phần thứ nhất: Số hiệu tài khoản tổng hợp và ký hiệu tiền tệ. - Phần thứ hai: Số thứ tự tiểu khoản trong tài khoản tổng hợp. Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 10 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản được ký hiệu bằng một chữ số từ 1 đến 9. 18 Chương 1 : Tổng quan về kế toán ngân hàng Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 100 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản được ký hiệu bằng hai chữ số từ 01 đến 99. Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 1000 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản được ký hiệu bằng ba chữ số từ 001 đến 999... Ví dụ: Tài khoản 4221.14.50 4221 là số hiệu của tài khoản tổng hợp - Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ. 14: là ký hiệu ngoại tệ là EUR. 50. là số thứ tự tiểu khoản của đơn vị, cá nhân gửi tiền. 5. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG 5.1. Khái niệm, nội dung chứng từ kế toán ngân hàng 5.1.1. Khái niệm Chứng từ kế toán ngân hàng là loại giấy tờ chứng minh một nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã hoàn thành được dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán. Như vậy, chứng từ kế toán ngân hàng là căn cứ pháp lý để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, lập sổ kế toán và báo cáo tài chính trong ngân hàng. Chứng từ kế toán ngân hàng là đầu nguồn thông tin, cung cấp thông tin ban đầu phục vụ chỉ đạo hoạt động quản lý, hoạt động kinh doanh, công tác thanh tra, kiểm soát, kiểm toán và phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng. 5.1.2. Nội dung chứng từ kế toán ngân hàng Chứng từ kế toán phải có những thông tin chủ yếu sau: Tên và số hiệu của chứng từ kế toán; Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán; Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán; Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán; Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; 19 Chương 1 : Tổng quan về kế toán ngân hàng Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ; Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của ngân hàng đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính. 5.2.Phân loại chứng từ kế toán ngân hàng 5.2.1.Căn cứ vào trình tự lập chứng từ Theo tiêu thức ngày, chứng từ kế toán ngân hàng được chia thành hai loại: Chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ.  Chứng từ gốc: Là chứng từ được lập trực tiếp ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc đã hoàn thành . Chứng từ gốc sẽ là căn cứ pháp lý để ghi sổ kế toán nếu chứng từ đó đã được chấp hành và thường là chứng từ kết hợp giữa chứng từ mệnh lệnh và chứng từ chấp hành.  Chứng từ ghi sổ: Là loại chứng từ được lập trên cơ sở các chứng từ gốc. Chứng từ ghi sổ có giá trị pháp lý để ghi vào sổ kế toán khi có chứng từ gốc kèm theo. Ví dụ: Ủy nhiệm thu khách hàng lập gửi ngân hàng nhờ thu là chứng từ gốc, lệnh chuyển có ngân hàng lập trên cơ sở yêu cầu chuyển tiền của khách hàng là chứng từ ghi sổ. 5.2.2.Căn cứ vào hình thái vật chất Theo cách phân loại này, chứng từ kế toán được phân thành hai loại: Chứng từ giấy và chứng từ điện tử .  Chứng từ giấy : Là một văn bản có đầy đủ các yếu tố của chứng từ theo chuẩn mực chứng từ quy định. Chứng từ giấy do ngân hàng in ấn để sử dụng trong nội bộ ngân hàng vài khách hàng như phiếu thu, phiếu chi, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi…  Chứng từ điện tử : Chứng từ điện tử được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan