Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ thuật - Công nghệ Kiến trúc xây dựng Tổng quan về các phương pháp khoan, khoan bằng topdrive...

Tài liệu Tổng quan về các phương pháp khoan, khoan bằng topdrive

.PDF
81
301
133

Mô tả:

Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp “Tổng quan về các phương pháp khoan, khoan bằng Topdrive – Giới thiệu Topdrive Varco TDS-8SA. Tính chọn đầu quay di động cho một giếng khoan”. SV: Trần Hải Sơn Lớp: Thiết bị dầu khí - K51 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, công tác thăm dò và khai thác dầu khí đang được phát triển rất nhanh chóng và trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Hàng năm nộp ngân sách nhà nước hàng ngàn tỷ đồng, đóng góp rất nhiều vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Trong những năm gần đây, nhu cầu năng lượng trên toàn thế giới tăng lên rất nhiều. Dầu khí là một nguồn năng lượng hết sức quan trọng vì thế nó đã gây nên những biến động mạnh mẽ về giá cả, thậm chí còn gây nên những bất ổn chính trị. Ở Việt Nam, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đặc biệt là từ khi Việt Nam ra nhập WTO thì nhu cầu năng lượng là rất cần thiết vì vậy một trong những giải pháp quan trọng là đẩy mạnh công tác thăm dò và khai thác dầu khí đáp ứng nhu cầu năng lượng cho đất nước và xuất khẩu. Để nâng cao hiệu quả công tác khoan Dầu khí việc trang bị công nghệ cũng như các thiết bị hiện đại là cần thiết. Trong số các thiết bị công nghệ mới được áp dụng có tổ hợp đầu quay di động đã cho kết quả khả quan. Sử dụng tổ hợp đầu quay di động đã gia tăng được khối lượng công việc khoan, thăm dò và khai thác dầu khí, giảm chi phí cho một giếng khoan, sớm đưa giếng khoan vào khai thác. Được sự đồng ý của các Thầy trong bộ môn Thiết bị dầu khí và công trình, tôi mạnh dạn thực hiện bản đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Tổng quan về các phương pháp khoan, khoan bằng Topdrive – Giới thiệu Topdrive Varco TDS-8SA. Tính chọn đầu quay di động cho một giếng khoan”. Đồ án chia làm 4 chương:  Chương 1: Tổng quan về các phương pháp khoan  Chương 2: Giới thiệu về tổ hợp đầu quay di động – đầu quay di động Varco TDS-8SA;  Chương 3: Công tác vận hành, các dạng hỏng hóc, nguyên nhân, biện pháp khắc phục và công tác kiểm tra bảo dưỡng;  Chương 4: Tính toán lựa chọn đầu quay di động. Trong điều kiện hạn chế về tài liệu, do ngành dầu khí nước ta còn non trẻ nên tài liệu Tiếng Việt còn rất ít, do đó nhiều thuật ngữ sử dụng trong đồ án SV: Trần Hải Sơn 2 Lớp: Thiết bị dầu khí - K51 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất chưa thật chính xác. Bên cạnh đó còn hạn chế về mặt thực tiễn sản xuất, thời gian làm đồ án. Mặc dù vậy với sự cố gắng của bản thân và được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo-GVC: Trần Văn Bản, các thầy giáo trong bộ môn và các bạn đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành bản đồ án này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo trong bộ môn Thiết bị dầu khí và công trình, đặc biệt là thầy giáo GVC: Trần Văn Bản và các bạn đồng nghiệp đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Hà nội tháng năm 2011 Sinh viên thực hiện: Trần Hải Sơn SV: Trần Hải Sơn 3 Lớp: Thiết bị dầu khí - K51 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP KHOAN 1.1. Giới thiệu các phương pháp khoan 1.1.1. Phương pháp khoan tuabin Khoan tuabin là phương pháp khoan trong đó chuyển động quay của choòng được truyền trực tiếp từ động cơ đặt ngay phía trên choòng, nét đặc trưng của phương pháp khoan này là cột cần khoan đứng im trong quá trình khoan. Khoan tuabin có thể được chia làm 3 dạng chính, dựa vào loại động cơ được sử dụng, đó là:  Động cơ điện;  Tuabin khoan;  Động cơ trục vít. 1.1.1.1. Khoan bằng động cơ điện a. Nguyên lý cấu tạo Bộ dụng cụ khoan điện chìm bao gồm động cơ điện, trục truyền để lắp vào choòng khoan và bộ phận ngăn ngừa sự xâm nhập của dung dịch khoan vào bên trong của động cơ. Động cơ điện thường là động cơ không đồng bộ 3 pha ngậm dầu với rôto ngắn mạch gồm nhiều đoạn, thân rôto làm bằng sắt từ và được lắp trên trục truyền bằng các then hoa hoặc các ren côn. Stato của động cơ gồm nhiều tấm ghép bằng sắt từ và phản từ, giữa các đoạn rôto và stato người ta lắp các ổ trục hướng tâm. Trục truyền có 2 loại chính là: trục ngậm dầu chạy trên các ổ bi và loại chạy trên các ổ trượt cao su. Phần dưới của động cơ có các ổ bi đỡ để tiếp nhận toàn bộ tải trọng chiều trục trong quá trình làm việc. Đầu trên và đầu dưới của trục có lắp các phớt chắn dầu. Khoảng trống trong động cơ được lấp đầy dầu,áp suất dầu trong động cơ luôn phải lớn hơn áp suất chất lỏng tuần hoàn bên ngoài từ 2  3 (at), để ngăn không cho chất lỏng lọt vào động cơ. Phần trên của động cơ lắp 3 bộ điều áp kiểu piston: Một bộ chứa dầu máy bay dẫn vào bên trong phớt, 2 bộ còn lại chứa dầu biến áp liên thông với phần trong của thân động cơ để bổ sung áp suất cho dầu trong động cơ. Do SV: Trần Hải Sơn 4 Lớp: Thiết bị dầu khí - K51 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất trong quá trình làm việc xảy ra sự rò rỉ dầu qua phớt cũng như quá trình động cơ bị đốt nóng áp suất sẽ giảm nên cần phải bù thêm. Quá trình truyền điện từ trên mặt xuống động cơ là nhờ cáp điện lắp phía trong cần khoan, chiều dài mỗi đoạn cáp tương ứng với chiều dài của cần khoan. Khi lắp cần khoan thì các đoạn cáp điện tự động nối lại với nhau nhờ vào một đầu nối đặc biệt gắn trên zamốc. b. Ưu, nhược điểm Sử dụng động cơ điện chìm giúp ta dễ dàng điều chỉnh tốc độ và mômen khoan. Ngoài ra, do cần khoan đứng im trong quá trình khoan do đó góp phần tăng tuổi thọ của cần khoan. Bên cạnh những ưu điểm trên, khoan bằng động cơ điện chìm còn có những nhược điểm như sau:  Yêu cầu kỹ thuật dẫn điện xuống động cơ phải an toàn tuyệt đối; Tuổi thọ của động cơ không cao do phải làm việc dưới nhiệt độ và áp suất tương đối lớn;   Khả năng bảo dưỡng phức tạp, khó khăn. Chi phí cho công tác vận hành tốn kém. Qua ưu, nhược điểm của động cơ điện chìm, thì trên thực tế ít được ứng dụng rộng rãi do nó mang lại hiệu quả kinh tế không cao. Hiện nay, loại động cơ này đang ở trong giai đoạn thử nghiệm. 1.1.1.2. Khoan bằng tuabin khoan a. Nguyên lý cấu tạo Trong cánh quạt tuabin, năng lượng thủy lực của dòng nước rửa được chuyển hóa thành cơ năng của trục quay, làm quay choòng khoan. Tuabin gồm nhiều tầng giống nhau (có thể lên đến 200 tầng). Mỗi tầng gồm 2 phần, phần quay được nối với trục gọi là rôto, phần đứng yên được gắn với vỏ gọi là stato. Bên trong tuabin có một ổ tựa dọc (ổ tựa chính) để giữ cho dung dịch khoan không xâm nhập vào ổ trục chính. Ổ tựa chính được đặt ở phía dưới để nâng toàn bộ khối rôto. Tùy theo chiều dài của tuabin mà người ta có thể lắp 2 hoặc 3 ổ tựa ngang. Ở phần trên cùng của tuabin là đầu nối chuyển tiếp để nối vào đầu dưới của cột cần khoan. Phía dưới cùng của tuabin có đế tuabin, đế này được bịt kín phần giữa tuabin và trục của tuabin nhờ một đệm đặc biệt nhằm bảo đảm áp suất làm việc của tuabin không bị hao hụt trong quá trình làm việc. SV: Trần Hải Sơn 5 Lớp: Thiết bị dầu khí - K51 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất 2 1 3 4 8 7 6 5 1-Bao trong của stato 2-Bao trong của rôto 5-Đường đi của dòng nước 6-Cánh cong của rôto 3-Rãnh then 7-Cánh cong của stato 4-Vỏ ngoài của stato 8-Bao ngoài của rôto Hình 1.1 Cấu tạo một tầng tua bin Trong một số trường hợp khi khoan qua tầng đất dẻo, mômen quay của tuabin không đủ để thực hiện quá trình phá hủy, hay ở các giếng khoan sâu, lưu lượng dung dịch nhỏ do đó giá trị của mômen và công suất không đủ để đáp ứng quá trình khoan. Để thu được mômen quay và công suất lớn mà không phải thay đổi đường kính của tuabin, chỉ có thể tăng số tầng của chúng lên, do đó phải chế tạo những tuabin dài. Khi chế tạo những tua bin có độ dài quá lớn sẽ gây khó khăn trong việc nâng thả tuabin ở giếng khoan cũng như khi lắp ráp, vận chuyển. Để giải quyết khó khăn trên người ta chế tạo các tuabin nối mà mỗi đoạn là một tuabin đơn. Vỏ của các tuabin được nối với nhau bằng ren, còn trục được nối bằng khớp nối có rãnh then (then hoa), bằng khớp ma sát hoặc bằng khớp nối kép (kết hợp giữa khớp ma sát và rãnh then hoa). SV: Trần Hải Sơn 6 Lớp: Thiết bị dầu khí - K51 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đặc điểm cơ bản của khoan tuabin là tốc độ quay của choòng luôn thay đổi tùy theo tải trọng và độ cứng của đất đá khoan qua. Mômen quay choòng và tốc độ quay tỷ lệ nghịch với nhau, tải trọng tác dụng lên choòng càng lớn, tốc độ quay càng giảm. Quan hệ giữa mômen quay (M), công suất (N), hệ số hiệu dụng ( ) và tốc độ quay (n) của trục tuabin được thể hiện trên biểu đồ sau: N=ƒ(n) Mh M=ƒ(n) f (n) nkt n Hình 1.2 Quan hệ giữa các thành phần trong khoan tua bin Khi tốc độ quay n  0 mômen quay đạt giá trị cực đại gọi là mômen hãm ( M h ), khi mômen quay giảm dần, tốc độ quay tăng lên. Mômen quay giảm đến “0” tốc độ quay đạt giá trị cực đại gọi là tốc độ quay không tải ( nkt ). Đối với công suất (N): Với chế độ hãm ( n  0 ) thì ( N  0 ). Khi tốc độ quay tăng lên công suất tăng lên đến giá trị cực đại (Công suất định mức) sau đó lại giảm đến “0” ở chế độ không tải. Sự biến thiên của hiệu suất (  ) cũng tương ứng với sự biến thiên của N. Chế độ làm việc với max gọi là chế độ “tối ưu”. Tốc độ quay của chế độ tối ưu xấp xỉ bằng 1/ 2 tốc độ quay không tải, còn mômen quay xấp xỉ bằng 1/ 2 mômen hãm. Khác với mômen quay và công suất, tổn thất áp lực trong tuabin hầu như không thay đổi. Khi chuyển từ chế độ không tải sang chế độ hãm, tổn thất áp lực chỉ tăng lên ít (10  15 %). SV: Trần Hải Sơn 7 Lớp: Thiết bị dầu khí - K51 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất Mọi nhận xét trên đều rút ra trong trường hợp lưu lượng dòng chảy (Q) không thay đổi. Quan hệ giữa n, P, M,  và N khi Q không đổi gọi là đặc tính làm việc của tuabin. Hình 1.3 Đường đặc tính làm việc của tua bin b. Ưu, nhược điểm của khoan tuabin * Ưu điểm:  Không phải chi phí công suất để quay cột cần khoan;  Do công suất của tuabin sinh ra được truyền trực tiếp lên choòng nên choòng có thể quay với vận tốc rất lớn, vì thế có thể đạt vận tốc cơ học khoan cao hơn nhiều so với khoan rôto;  Cột cần khoan ít chịu tải hơn, ít mòn hơn nên giảm được sự cố về cần khoan trong quá trình làm việc;  Có thể sử dụng khoan tuabin để khoan giếng khoan xiên định hướng và khoan ngang rất hiệu quả;  Giảm tiếng ồn so với khoan rôto do đó cải thiện điều kiện lao động. * Nhược điểm: Tuabin làm việc với số vòng quay lớn ít phù hợp với đa số loại choòng chóp xoay (vì choòng chóp xoay làm việc với tải trọng lớn, số vòng quay nhỏ);  SV: Trần Hải Sơn 8 Lớp: Thiết bị dầu khí - K51 Đồ án tốt nghiệp  Trường Đại học Mỏ - Địa chất Vùng làm việc ổn định của số vòng quay của tuabin hẹp, nếu ra khỏi vùng này có thể làm tuabin ngừng hoạt động;  Cần có máy bơm công suất lớn để bơm chất lỏng xuống dẫn động tuabin, đặc biệt với các giếng khoan sâu việc này rất khó thực hiện;   Việc điều chỉnh tốc độ quay của choòng rất khó khăn phức tạp; Quá trình bảo dưỡng tốn nhiều thời gian hơn so với đầu quay di động hoặc bàn rôto. 1.1.1.3. Khoan bằng động cơ trục vít PDM (Positive Displacement mud Motor) a. Cấu tạo và nguyên lý làm việc Động cơ PDM hoạt động dựa trên nguyên lý Moinơ và được cấu tạo bởi các thành phần cơ bản sau: Hình 1.4 Cấu tạo động cơ trục vít Van xả: có tác dụng ngăn cho động cơ không bị quay trong quá trình kéo thả và được đặt ở phần trên cùng của động cơ. Van này có những lỗ cho phép sự lưu thông giữa cột cần khoan và khoảng không vành xuyến. Các lỗ này được đóng trong suốt quá trình khoan để dung dịch đi qua động cơ. Trong quá trình kéo thả, khi bơm dung dịch ngừng hoạt động áp suất sẽ giảm xuống, các lỗ thoát được mở ra làm cho cột cần khoan được tháo hết dung dịch bên trong khi kéo hoặc đổ đầy khi hạ. Khi bơm làm việc, áp suất tăng lên, các lỗ thoát được đóng kín lại. Rôto: Là một trục bằng thép có dạng múi xoắn ốc. Đối với động cơ một múi xoắn thì mặt cắt ngang của rôto là hình tròn. Đầu trên của rôto được để tự do còn đầu dưới nối với khớp nối không gian. SV: Trần Hải Sơn 9 Lớp: Thiết bị dầu khí - K51 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất Stato: Được đúc bằng cao su dạng rãnh xoắn tương ứng với rôto (số rãnh xoắn của stato bao giờ cũng nhiều hơn 1 so với số múi xoắn của rôto) và được đặt trong vỏ động cơ. Khi rôto được đặt trong stato, do hình dạng khác nhau chúng tạo ra hàng loạt các khoang kín. Khi dung dịch khoan được bơm qua động cơ, nó sẽ chuyển động vào giữa rôto và stato, chuyển động đó làm dịch chuyển rôto và làm cho rôto quay. Ở những động cơ đơn múi (rôto có 1 múi xoắn) lưu lượng dòng chảy qua động cơ lớn vì vậy tốc độ vòng quay sẽ lớn và chỉ tạo ra được mômen quay nhỏ. Để tăng mômen quay ta có thể tăng số múi xoắn của rôto (3, 5, 7, 9 múi) tương ứng với số rãnh của stato là (4, 6, 8, 10), khi đó lưu lượng dòng chảy qua động cơ nhỏ dẫn đến số vòng quay nhỏ do đó tạo ra được mômen quay lớn. Trong quá trình làm việc các múi và rãnh xoắn của rôto và stato liên tục tiếp xúc với nhau để tạo ra những buồng áp suất kín, chính điều này làm bề mặt stato mòn đi rất nhanh, cho nên stato phải được chế tạo bằng vật liệu cao su có khả năng chịu mài mòn, chịu được nhiệt độ và áp suất cao. Khớp nối không gian: Do chuyển động lệch trục với stato nên đầu dưới của rôto phải được nối với một khớp nối không gian. Khớp nối này sẽ biến chuyển động lệch trục thành chuyển động đồng trục của choòng. Có rất nhiều kiểu khớp nối không gian được sử dụng nhưng phổ biến nhất là khớp cầu. Đầu dưới của khớp nối không gian được nối với trục truyền. Hệ thống ổ tựa: Đây là bộ phận thiết yếu nhất của động cơ. Nó quyết định tuổi thọ của động cơ và thực hiện hai chức năng:  Truyền tải trọng dọc trục lên choòng;  Duy trì vị trí đồng trục của trục truyền. b. Ưu, nhược điểm của động cơ trục vít Mômen quay không phụ thuộc vào đặc điểm lưu lượng dòng dung dịch của máy bơm mà vẫn cho hiệu suất cao, có thể kiểm tra tải trọng động cơ theo sự giảm áp, có kết cấu đơn giản tiết kiệm vật liệu. Động cơ có đặc điểm nổi bật là tương đối bền khi bơm chất lỏng có chứa tạp chất và không có tính chất bôi trơn, bởi vì các chi tiết ít bị mài mòn, sự phân bố chất lỏng động cơ được tự động nhờ sự biến đổi liên tục vị trí không gian của đường tiếp xúc động cơ trục vít. SV: Trần Hải Sơn 10 Lớp: Thiết bị dầu khí - K51 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất Động cơ trục vít dùng để khoan các giếng khoan xiên, ngang định hướng đặc biệt đối với các giếng khoan sâu khi khoan bằng choòng có đường kính bé và trong công tác sửa chữa giếng. 1.1.2 Phương pháp khoan xoay Khoan xoay là phương pháp khoan mà trong đó chuyển động quay của choòng được truyền từ động cơ trên mặt thông qua cột cần khoan. Có hai dạng chính là sử dụng bàn rôto và sử dụng đầu quay di động (top drive). 1.1.2.1. Khoan bằng bàn rôto a. Chức năng và nguyên lý cấu tạo của bàn xoay rôto * Chức năng:  Đóng vai trò là bộ truyền trung gian, biến chuyển động quay của trục nằm ngang thành chuyển động quay của trục thẳng đứng (cột cần khoan) để truyền mômen quay từ trên bề mặt xuống choòng khoan;   Chịu tải trọng của bộ dụng cụ khoan hoặc ống chống; Tiếp nhận các phản lực từ đáy trong quá trình khoan. Trong công tác khoan dầu khí tuỳ theo yêu cầu mà có thể thiết kế chuyển động cho bàn rôto theo 2 phương án đó là dùng động cơ dẫn động riêng cho rôto hoặc có thể lấy từ tốc độ của tời thông qua bộ truyền xích hay trục các đăng. * Nguyên lý cấu tạo:  Bao gồm các bộ phận chính sau: trục dẫn, cặp bánh răng nón, bàn xoay và hệ thống ổ đỡ. Cặp bánh răng nón dùng để truyền chuyển động quay từ trục dẫn nằm ngang đến bàn quay. Tất cả các ổ đỡ và cặp bánh răng đều được bôi trơn bằng dầu;  Để truyền chuyển động quay lên cần chủ đạo thì phía trong lỗ rôto được đặt các bạc hãm định hình theo kích thước và tiết diện của cần chủ đạo (hình vuông hoặc hình lục giác);  Kích thước danh nghĩa được đặc trưng bằng đường kính lỗ bàn rôto trong công tác khoan dầu khí thường từ 400  700 (mm); SV: Trần Hải Sơn 11 Lớp: Thiết bị dầu khí - K51 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hình 1.5 Cấu tạo bàn rôto Rôto có từ 3 đến 6 tốc độ truyền và một tốc độ quay ngược để tháo cần khoan hoặc cứu chữa sự cố;   Tùy theo cách bố trí cặp bánh răng nón và các ổ đỡ (có 2 loại ổ đỡ là ổ đỡ chính và ổ đỡ phụ) mà bàn rôto được phân thành 2 loại là bàn rôto có ổ đỡ chính ở trên và bàn rôto có ổ đỡ chính ở dưới. Ổ đỡ chính là ổ đỡ mà trong quá trình làm việc chịu tác dụng của toàn bộ trọng lượng cột cần khoan hoặc ống chống treo trên nó và lực ma sát giữa cần chủ đạo với bàn rôto. Ổ đỡ phụ chỉ chịu tác dụng của tải trọng từ đáy do rung động của cột cần khoan và phản lực gây nên. b. Ưu, nhược điểm của bàn xoay rôto * Ưu điểm:  Kết cấu đơn giản, ít phải bảo dưỡng.  Thời gian cho việc chuẩn bị và kết thúc các thao tác trong quá trình kéo thả dụng cụ khoan và tiếp cần rất nhanh gọn. SV: Trần Hải Sơn 12 Lớp: Thiết bị dầu khí - K51 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất * Nhược điểm:  Không dùng để khoan lấy mẫu do phải kéo bộ dụng cụ khoan lên khỏi đáy khi tiếp cần nên dễ làm vỡ mẫu, sập thành lỗ khoan trong đất đá không ổn định.   Không sử dụng được với tần số khoan cao. Gây ồn trong quá trình làm việc. 1.1.2.2. Khoan bằng đầu quay di động (top drive) Đầu quay di động dùng để nối giữa hệ thống palăng với cột cần khoan nhằm mục đích quay và treo cột cần khoan vào móc nâng, dẫn nước từ tuy ô cao áp vào bên trong cần khoan và truyền chuyển động quay cho cột cần khoan. Động cơ của nó có thể là động cơ điện hoặc động cơ thủy lực. Loại động cơ thủy lực ít phổ biến vì cần lắp đặt thêm một thiết bị có công suất thủy lực đặc biệt. Động cơ được lắp phía đầu trên cột cần khoan ngay dưới đầu tiếp nhận chất lỏng. Đầu quay được gắn trên xe lăn dẫn hướng, xe lăn di chuyển lên xuống dọc theo ray dẫn hướng lắp trên tháp khoan. Hệ thống truyền động này cho phép tăng công suất truyền cho cột cần khoan mà nó không phụ thuộc vào công tác khoan, công nghệ khoan. Thiết bị này làm việc rất ổn định, ít gây rung động, va đập, tiếng ồn và đặc biệt có thể khử được mômen phản lực đáy. Ta sẽ đi sâu tìm hiểu về đầu quay di động trong chương tiếp theo SV: Trần Hải Sơn 13 Lớp: Thiết bị dầu khí - K51 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ TỔ HỢP ĐẦU QUAY DI ĐỘNG –ĐẦU QUAY DI ĐỘNG VARCO TDS-8SA 2.1. Giới thiệu về tổ hợp đầu quay di động 2.1.1 Đặc điểm chung Đầu quay di động được sử dụng trên thế giới lần đầu tiên vào năm 1982 và ngày càng trở nên phổ biến, việc sử dụng đầu quay di động trong thực tiễn cho thấy tính ưu việt của chúng trong thi công các giếng xiên và giếng nằm ngang. Sự cần thiết của chúng trong việc cải thiện quá trình khoan, đem lại chi phí thấp nhất. Khoan bằng động cơ Top Drive cũng hoạt động dựa trên nguyên lý tương tự như trong phương pháp khoan Roto, chuyển động xoay được truyền tới choòng khoan thông qua cột cần khoan để phá huỷ đất đá. Tuy nhiên chuyển động xoay này được truyền từ động cơ Top Drive, thay vì được truyền động từ bàn roto như trong phương pháp khoan Roto. Chính vì vậy, khoan bằng động cơ Top Drive có đầy đủ các đặc điểm giống khoan Roto như: Các thông số chế độ khoan có thể được điều chỉnh độc lập, yêu cầu về công suất máy bơm khoan không cần lớn như trong khoan bằng động cơ đáy, cho phép khoan với tải trọng đáy cao. Mặc dù vậy khoan bằng động cơ Top Drive cũng có một số nét khác biệt với phương pháp khoan Roto SV: Trần Hải Sơn 14 Lớp: Thiết bị dầu khí - K51 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hình 2.1 Hình ảnh một tổ hợp đầu quay di động Phần lớn đầu quay di động được dẫn động bằng động cơ điện một chiều, có một số ít dẫn động bằng động cơ xoay chiều hoặc động cơ thủy lực. Công suất dẫn động đến 800 (kW), mômen quay 2,5  4,5 (kN.m). Các hãng cung cấp lớn trên thế giới có thể kể đến như: Varco BJ; Tesco; Maritime Hydraulic A.S. Công dụng chính của đầu quay di động là:  Truyền mômen quay cho choòng khoan phá hủy đất đá;  Tháo lắp và xiết chặt cần khoan, thực hiện thao tác kéo thả., 2.1.2 Phân loại Có nhiều cách phân loại, sau đây là cách phân loại dựa vào dạng động cơ. SV: Trần Hải Sơn 15 Lớp: Thiết bị dầu khí - K51 Đồ án tốt nghiệp  Trường Đại học Mỏ - Địa chất Các loại: TDX-1250; TDX-1000; HPS-1000; TDS-1000; TDS-8SA; TDS-4; TDS-12; TDS-11SA; TDS-4A; IDS-350PE; TDS-10SA. Những loại này cho mô men xoắn lớn, tải trọng nâng lớn và công suất của động cơ lớn, cho phép khoan sâu. Tuy nhiên nhược điểm là trọng lượng lớn nên cần phải có kết cấu tháp vững chắc. Hệ thống điện, điều khiển phức tạp. Loại này dùng động cơ điện.  Đầu quay thủy lực: TD-350; TDS-250; TD-150. Đầu quay thủy lực có trọng lượng bản thân nhỏ hơn so với đầu quay cơ điện. Đầu quay loại này có hộp số cho tỉ số truyền lớn hơn so với nhiều đầu quay điện khác. Tuy nhiên công suất nhỏ, kết cấu cồng kềnh do cần thêm ống dẫn dung dịch và cần thêm hệ thống bơm cho đầu xoay. 2.1.3 Ưu, nhược điểm 2.1.3.1 Ưu điểm  Không phải dùng cần chủ đạo do đó việc tiếp cần khoan nhanh chóng và thuận lợi, an toàn cho kíp khoan;  Tiến hành tháo lắp bộ khoan cụ ở mọi độ cao;  Có thể doa ngược được;  Lấy được mẫu khoan tốt trong khoan lấy mẫu; Giảm tổn hao năng lượng và khống chế được mômen phản lực đáy trong quá trình khoan.   Khắc phục sự cố do kẹt bộ dụng cụ hiệu quả hơn so với khoan Roto vì động cơ Top Drive có khả năng vừa quay vừa kéo bộ khoan cụ. 2.1.3.2 Nhược điểm  Phải lắp đặt một hệ thống dẫn hướng trong tháp để làm mất momen cản, và ra cố kết cấu tháp do có lực xoắn phụ.  phải có các ống mềm hoạc cắp tải điện phụ trong tháp khoan.  Phải lắp thêm hệ thống ray dẫn hướng ở trên tháp.   Làm tăng khối lượng ở trên cao; Tăng chiều cao của tháp vì đầu quay di động dài hơn đầu quay thủy lực thông thường;  Tăng giá thành thiết bị khoan đặc biệt là công tác bảo dưỡng, sửa chữa phức tạp hơn nhiều so với bàn rôto; SV: Trần Hải Sơn 16 Lớp: Thiết bị dầu khí - K51 Đồ án tốt nghiệp  Trường Đại học Mỏ - Địa chất Do cấu tạo phức tạp nên đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ chuyên môn cao. 2.2 Topdrive TDS-8SA 2.2.1. Các thông số kỹ thuật của TDS-8SA Tổ hợp đầu quay TDS-8SA (Hình 2.1) có các thông số kỹ thuật như sau:  Động cơ dẫn động: GEB-20A1 AC;  Công suất động cơ: 1150 (HP);   Chiều cao làm việc: 24 (ft); Trọng lượng: 38750 (lb);  Hộp số: 1 tốc độ;  Tỷ số truyền: 8,5:1;   Tốc độ quay lớn nhất: 353 (v/p); Mômen quay liên tục lớn nhất: 62250 (ft.lb);  Số vòng quay tương ứng mômen quay lớn nhất: 94 (v/p);  Mômen quay không tải: 95000 (ft.lb);  Sức nâng: 750 (tấn);  Kích thước cần khoan sử dụng: 3 1 2  6 5 8 (in);  Bộ kẹp cần: PH-100;  Áp suất làm việc của IBOP (internal blowout preventer): 15000 (psi); Khả năng quay / sự định hướng: 360 / không giới hạn;  Hệ thống làm mát: Quạt gió;  Dải nhiệt độ làm việc: 20C  40C .  2.2.2 Nguyên lý hoạt động của TDS-8SA 2.2.2.1. Nguyên lý truyền động Chuyển động quay từ động cơ được truyền sang hộp tốc độ nhờ bánh răng chủ động gắn trên trục động cơ, bánh răng này ăn khớp với bánh răng phía trên của cặp bánh răng kép làm quay cặp bánh răng kép. Bánh răng phía dưới của cặp bánh răng kép ăn khớp với bánh răng chính gắn trên trục dẫn. Trục dẫn được nối với cột cần khoan qua cụm van cầu, làm quay cột cần khoan. Dung dịch khoan được dẫn vào qua hệ thống cổ ngỗng vào ống rửa đặt phía trên nắp hộp tốc độ. SV: Trần Hải Sơn 17 Lớp: Thiết bị dầu khí - K51 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất Cài hình vẽ A3 (Hình 2.2) SV: Trần Hải Sơn 18 Lớp: Thiết bị dầu khí - K51 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất 2.2.2.2 Hệ thống truyền động Hình 2.3 Hệ thống truyền động 1-Xilanh cân bằng 6-Bánh răng kép 11-Vỏ bọc trục dẫn 2-Phanh động cơ 7-Đáy hộp tốc độ 12-Ổ đỡ chính 3-Động cơ 4-Bánh răng chủ động 8-Quang treo 9-Cổ ngỗng 13-Bánh răng chính 14-Giá đỡ 5-Nắp hộp tốc độ 10-Ống rửa 15-Trục dẫn SV: Trần Hải Sơn 19 Lớp: Thiết bị dầu khí - K51 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hệ thống truyền động (Hình 2.3) bao gồm các bộ phận chính sau:  Động cơ điện;  Hộp tốc độ;  Cụm ống rửa. a. Động cơ điện Động cơ điện mà TDS-8SA sử dụng là GEB-20A1 AC, sử dụng dòng điện 3 pha. Các thông số của động cơ:  Điện áp: 600 (V);  Cường độ dòng điện: 1470 (A);  Mômen quay: 10600 (ft.lb);  Khối lượng động cơ: 5960 (lb);  Tốc độ quay lớn nhất: 2300 (v/p);  Dao động lớn nhất cho phép: 0,44 (in/s);  Điện trở (tại 25 C - đối với mỗi cặp cực): 0,0088 (  ). * Phanh động cơ Phanh của động cơ được đặt ngay phía trên của động cơ dẫn động. Phanh hoạt động dựa vào khí nén, nguồn khí nén này được cấp qua hệ thống cấp khí, và được điều khiển từ bàn điều khiển với 2 vị trí “ON” và “OFF”. Tại đây các tín hiệu được điều khiển đến hộp nối van điện từ (van solenoid) điều khiển phanh. Dòng khí nén đi vào các ống cao su tạo ra lực ép, ép lên má phanh chống lại chuyển động quay của động cơ. Khi công tắc ở vị trí “ ON”, lúc này van ở trạng thái đóng đồng thời có đèn báo và còi hú báo hiệu cho người vận hành biết. Khi công tắc ở vị trí “OFF”, lúc này van mở và ta có thể tiến hành khoan bình thường. SV: Trần Hải Sơn 20 Lớp: Thiết bị dầu khí - K51
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan