Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổng quan 20 vị thuốc cổ truyền có tác dụng thanh nhiệt...

Tài liệu Tổng quan 20 vị thuốc cổ truyền có tác dụng thanh nhiệt

.PDF
183
223
73

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN VĂN KHANH TỔNG QUAN 20 VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN CÓ TÁC DỤNG THANH NHIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI - 2014 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN VĂN KHANH TỔNG QUAN VỀ THUỐC CỔ TRUYỀN CÓ TÁC DỤNG THANH NHIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: TS. Đào Thị Thanh Hiền Nơi thực hiện: Bộ môn Dược học cổ truyền HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đào Thị Thanh Hiền, người luôn quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS. TS. Nguyễn Mạnh Tuyển, người đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, và các anh chị kỹ thuật viên Bộ môn Dược học cổ truyền đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ viên chức trong thư viện trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người đã luôn động viên, giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho tôi hoàn thành đề tài này. Hà Nội, tháng 5 năm 2013 Sinh viên Nguyễn Văn Khanh MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………….. 1 CHƯƠNG I. KHÁI NIỆM VỀ NHIỆT VÀ THUỐC THANH NHIỆT 2 TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN………………………………………….. 1.1. KHÁI NIỆM NHIỆT………………………………………………. 2 1.2. THUỐC THANH NHIỆT…………………………………………. 3 1.2.1. Các loại hình sinh nhiệt trong cơ thể………………………… 3 1.2.2. Định nghĩa…………………………………………………… 4 1.2.3. Tính vị……………………………………………………...... 4 1.2.4. Tác dụng chung……………………………………………… 4 1.2.5. Phân loại thuốc theo nguyên nhân…………………………… 5 1.2.6. Thành phần hóa học…………………………………………. 5 1.2.7. Tác dụng sinh học……………………………………………. 6 1.2.8. Những điểm cần chú ý khi sử dụng thuốc thanh nhiệt………. 6 1.2.9. Kiêng kỵ…………………………………………………....... 7 1.3. CÁC LOẠI THUỐC THANH NHIỆT…………………………… 7 1.3.1. Thuốc thanh nhiệt giải thử…………………………………… 7 1.3.2. Thuốc thanh nhiệt giải độc………………………………....... 9 1.3.3. Thuốc thanh nhiệt giáng hỏa (thanh nhiệt tả hỏa)…………… 12 1.3.4. Thuốc thanh nhiệt táo thấp………………………………....... 13 1.3.5. Thuốc thanh nhiệt lương huyết………………………………. 16 CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN………………………………………………………………. 24 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU……………………………………… 24 2.2. NỘI DUNG THU THẬP THÔNG TIN……………………………. 24 2.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN………………………. 24 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN…………………………....... 25 3.1. THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC…………………………....... 25 KIM NGÂN HOA………………………………………………….. 25 BỒ CÔNG ANH…………………………………………………… 29 LIÊN KIỀU………………………………………………………… 31 XẠ CAN……………………………………………………………. 37 3.2. THUỐC THANH NHIỆT TẢ HỎA……………………………….. 42 THẠCH CAO………………………………………………………. 42 CHI TỬ……………………………………………………………... 44 HUYỀN SÂM……………………………………………………… 50 HẠ KHÔ THẢO…………………………………………………… 54 TRI MẪU………………………………………………………....... 58 3.3. THUỐC THANH NHIỆT GIẢI THỬ…………………………….. 62 HÀ DIỆP…………………………………………………………… 62 DƯA HẤU…………………………………………………………. 64 3.4. THUỐC THANH NHIỆT TÁO THẤP……………………………. 65 HOÀNG BÁ………………………………………………………... 65 HOÀNG LIÊN……………………………………………………... 70 HOÀNG CẦM……………………………………………………... 78 NHÂN TRẦN……………………………………………………… 84 THẢO QUYẾT MINH…………………………………………….. 87 3.5. THUỐC THANH NHIỆT LƯƠNG HUYẾT……………………… 92 SINH ĐỊA…………………………………………………………... 92 ĐỊA CỐT BÌ………………………………………………………... 99 MẪU ĐƠN BÌ……………………………………………………… 102 BẠCH MAO CĂN…………………………………………………. 108 3.6. BÀN LUẬN………………………………………………………… 118 3.6.1. Tính vị………………………………………………………… 118 3.6.2. Công năng, chủ trị của thuốc thanh nhiệt trong YHCT………. 118 3.6.3. Thành phần hóa học…………………………………………... 120 3.6.4. Tác dụng sinh học……………………………………………. 3.6.5. Mối liên quan giữa công năng và tác dụng sinh học của thuốc 120 thanh nhiệt……………………………………………………. 123 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT……………………………………………….. 127 KẾT LUẬN…………………………………………………………. 127 ĐỀ XUẤT………………………………………………………….. 127 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADN Acid deoxyribonucleic ADP Adenosin diphosphat AMPK Protein kinase hoạt hóa bởi AMP (AMP-activated protein kinase) ARN Acid ribonucleic AT1R Receptor AT1 của angiotensin II (Angiotensin II type 1 receptor) ATP Adenosin triphosphate CCl4 Cacbon tetraclorua COX Cyclooxygenase DDPH 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl EC50 Nồng độ 50% tác dụng tối đa (Effective Concentration) ED50 Liều tác dụng tối đa trên 50% đối tượng thử (Effective Dose) ERK Lộ trình kinase điều hòa tín hiệu ngoại bào (Extracellular signalregulated kinase) HDL Cholesterol có tỷ trọng cao (High density lipoprotein) IL Interleukin IC50 Nồng độ ức chế 50% đối tượng thử (Inhibitory Concentration) iNOS Men tổng hợp NO cảm ứng (Inducible nitric oxide synthase) IκB Chất ức chế κB (Inhibitor of nuclear factor-kappa B) JNK Lộ trình Janus kinase LD50 Liều gây chết 50% đối tượng thử (Lethal Dose) LDL Cholesterol có tỷ trọng thấp (Low density lipoprotein) LOX Lipooxygenase LPS Lipopolysaccharid MAO Monoamine oxidase MAPK Lộ trình tín hiệu protein kinase hoạt hóa phân bào (mitogenactivated protein kinase) mARN ARN thông tin MIC Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC (Minimum Inhibitory Concentration) NF-κB Yếu tố nhân κB (Nuclear Factor-kappa B) NO Nitric oxide ONOO- Peroxynitrit PG Prostaglandin PPAR Peroxisome Proliferator Activated Receptor TNF-α Yếu tố hoại tử mô alpha ( Tumor Necrosis Factor α) TNGĐ Thanh nhiệt giải độc TNGH Thanh nhiệt giáng hỏa TNGT Thanh nhiệt giải thử TNLH Thanh nhiệt lương huyết TNTT Thanh nhiệt táo thấp YHCT Y học cổ truyền DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Tổng hợp về tên khoa học cây thuốc, thành phần hóa học, tính vị, quy kinh, công năng, tác dụng sinh học của 20 vị thuốc thanh nhiệt…………… 111 Bảng 3.2: Tổng hợp một số tác dụng sinh học của 20 vị thuốc thanh nhiệt….115 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiệt tà là nhiệt gây ra bệnh cho cơ thể. Nhiệt tà có thể do quá trình hoạt động của tạng phủ gây ra hoặc do từ bên ngoài đưa vào như nắng nóng của mùa hạ. Nhiệt tà làm hao tổn tân dịch, gây sốt cao, khát nước, nhiều mồ hôi, mặt đỏ, chảy máu xuất huyết, mụn nhọt, rôm sảy, sưng loét. Theo YHCT, những biểu hiện trên do chứng tà bên trong cơ thể gây nên. Nguyên nhân làm cơ thể bị nhiệt là uống không đủ nước, do ảnh hưởng của khói, bụi, sức nóng của môi trường, do nhiễm siêu vi, vi trùng, mất nước do táo bón, tiêu chảy, các trạng thái tâm lý bất lợi kéo dài, các loại tà khí xâm nhập vào cơ thể mà hóa nhiệt gây khó chịu cho người bệnh. Vì vậy việc điều trị bệnh về nhiệt là rất cần thiết và quan trọng. Từ xa xưa trong dân gian đã biết sử dụng một số cây cỏ vị thuốc có tính mát để thanh nhiệt giải độc cơ thể con người. Trong YHCT những thuốc dùng để loại trừ nhiệt độc ra khỏi cơ thể, làm cho cơ thể trong sạch, hết nhiệt độc, lấy lại sự cân bằng âm dương là thuốc thanh nhiệt. Tác dụng của thuốc thanh nhiệt cũng đã được y học hiện đại chứng minh, những kết quả thu được góp phần làm sáng tỏ các tác dụng theo YHCT. Để tìm hiểu sự tương đồng và mối quan hệ giữa tác dụng thanh nhiệt của các vị thuốc cổ truyền với kết quả nghiên cứu y học hiện đại, chúng tôi thực hiện đề tài “Tổng quan 20 vị thuốc cổ truyền có tác dụng thanh nhiệt” nhằm mục tiêu: 1. Tổng hợp một số thông tin về thành phần hóa học, tác dụng sinh học và ứng dụng trong YHCT của 20 vị thuốc thanh nhiệt thường dùng. 2. Phân tích mối liên quan giữa công năng của vị thuốc theo YHCT và các tác dụng sinh học của cây thuốc đã được công bố. 2 PHẦN I. KHÁI NIỆM VỀ NHIỆT VÀ THUỐC THANH NHIỆT TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN 1.1. KHÁI NIỆM NHIỆT Nhiệt là biểu hiện hội chứng nhiệt. Có thể biểu hiện là sốt cao, khi sốt không rét, có khi sốt rất cao mê sảng vật vã, mặt đỏ nhừ, môi đỏ nứt nẻ, mắt đỏ do sung nhiệt, miệng khát, tiểu tiện ngắn đỏ, đại tiện táo kết, rêu lưỡi vàng đầy, chất lưỡi đỏ đôi khi phồng rộp, mạch hồng sắc… Tuy nhiên nhiều khi có thể không sốt song cũng được gọi là nhiệt nếu như có những biểu hiện phát ban, dị ứng ngứa mà nóng, hoặc háo khát, hoặc tiểu vàng đỏ, đại tiện bí kết… Khi cơ thể mắc chứng trạng nhiệt, thuốc phải dùng là âm dược. Thuốc thanh nhiệt, thuốc tân lương giải biểu, thuốc tính hàn lương. Tuy nhiên cũng cần lưu ý “dùng thuốc hàn phải tránh hàn”. Cần lưu ý 2 trường hợp sau: - Chân nhiệt giả hàn (chính bệnh là nhiệt, song biểu hiện ra bằng một số triệu chứng lại như hàn): chân tay cũng lạnh, rêu lưỡi đen, mạch tế (thuộc hàn). Tuy chân tay lạnh song không thích sởi ấm, không thích uống nước nóng, rêu lưỡi đen song chất lưỡi lại đỏ, mạch tế nhưng hữu lực (thuộc chứng nhiệt). Tất cả điều đó chứng tỏ rằng tà nhiệt còn ẩn náu ở bên trong. Do vậy cần phải xác định thật rõ nếu không sẽ dùng thuốc sai chiều. Trong trường hợp này phải dùng âm dược (thuốc hàn), đúng với nghĩa “nhiệt hàn giả chi”. Nếu làm ngược lại thì bệnh không những không thuyên giảm mà còn trầm trọng hơn. - Chân hàn giả nhiệt (chính bệnh là hàn, song thể hiện ra bằng một số triệu chứng lại như nhiêt): có sốt miệng khát, rêu lưỡi vàng, diện mạch to, trong người phiền muộn, mặt đỏ hồng (thuộc chứng nhiệt). Song tuy có sốt, miệng khát 3 nhưng lại muốn uống nước ấm, thích mặc ấm, sợ lạnh. Rêu lưỡi vàng nhưng chất lưỡi nhợt nhạt, diện mạch to nhưng vô lực (thuộc chứng hàn). Tất cả điều đó nói lên rằng âm hàn còn đang thịnh ở bên trong. Trong trường hợp này phải dùng dương dược (thuốc dương). Đúng với nghĩa “hàn giả nhiệt chi”. Nếu làm ngược lại bệnh sẽ nặng thêm. Bởi vậy, đứng trước người bệnh phải định ra hàn nhiệt rõ ràng [2]. 1.2. THUỐC THANH NHIỆT 1.2.1. Các loại hình sinh nhiệt trong cơ thể Theo YHCT, nhiệt có thể chia ra làm 2 loại chính: - Sinh nhiệt, nhiệt tạo ra sức nóng cần thiết cho chuyển hóa của tạng phủ và các cơ quan trong cơ thể. - Tà nhiệt, nhiệt xấu, nhiệt gây ra bệnh tật cho cơ thể. Loại nhiệt này có thể từ nội tạng, do quá trình hoạt động của tạng phủ gây ra, ví dụ do âm hư hỏa vượng, do can hỏa vượng, tâm hỏa vượng gây ra. Hoặc do từ ngoài đưa vào như do nắng nóng của mùa hạ thâm nhập vào cơ thể làm cho cơ thể sốt cao, vượt qua nhiệt độ hằng định (37oC), lúc này cơ thể mắc chứng thực nhiệt miệng khô khát, muốn uống nhiều nước mát, nếu thâm nhập vào phần dinh, phần huyết thì sốt cao mê sảng. Ngoài trạng thái nhiệt nói trên, nhiều triệu chứng khác cũng được gọi là nhiệt: Táo bón do đại tràng thực nhiệt. Tiểu vàng ngắn đỏ là thận nhiệt hoặc bàng quang thấp nhiệt. Ngứa lở, phát ban chuẩn nhiều khi là do huyết nhiệt… Như vậy, các loại hình nhiệt trong cơ thể rất phức tạp. Tùy theo nhiệt xuất hiện theo cách nào người ta có thuốc thanh nhiệt theo cách đó [2]. 4 1.2.2. Định nghĩa Thuốc thanh nhiệt là loại thuốc dùng để loại trừ nhiệt độc ra khỏi cơ thể, làm cho cơ thể trong sạch, hết nhiệt độc, lấy lại sự cân bằng âm dương cho cơ thể [2]. Từ “thanh” trong “thanh nhiệt” là chỉ sự làm trong sạch, làm mất đi, tức là thanh trừ phần nhiệt độc. Thuốc thanh nhiệt là thuốc làm trong sạch phần nhiệt độc, nhiệt gây bệnh, nói cách khác là loại trừ các yếu tố gây bệnh cho cơ thể. Thuốc thanh nhiệt là một loại thuốc chiếm tỷ lệ lớn trong các loại thuốc cổ truyền. Trên thực tế thuốc thanh nhiệt cũng được sử dụng nhiều. Và chính loại thuốc này cũng có giá trị cao trong việc điều trị nhiều chứng bệnh khó [4]. Thuốc thanh nhiệt là các phương dược có tác dụng chủ yếu thanh giải lý nhiệt, tư âm giáng hỏa, táo thấp, lương huyết và lương huyết giải thử, giải độc [11]. 1.2.3. Tính vị Tính chất của các vị thuốc thanh nhiệt là hàn, lương, đắng hoặc ngọt [11]. 1.2.4. Tác dụng chung: thanh nhiệt, chống viêm. Giải độc: chữa các bệnh nhiễm khuẩn, truyền nhiễm. Dưỡng âm, sinh tân: chữa, làm giảm các hiện tượng bệnh do mất nước: sốt kéo dài, khát nước, họng khô, táo bón. An thần: do sốt gây vật vã, phiền muộn, mê sảng… Chống co giật gây sốt cao Cầm máu do sốt cao nhiễm độc, gây rối loạn thành mạch làm chảy máu [1]. 5 1.2.5. Phân loại thuốc theo nguyên nhân Như ta đã biết, thuốc thanh nhiệt là loại thuốc chiếm tỷ lệ lớn trong thuốc cổ truyền, có ý nghĩa quan trọng trong phòng và trị bệnh nói chung. Phạm vi sử dụng của chúng tương đối rộng, có liên quan đến nhiều chứng bệnh khác nhau, từ các chứng say nắng, say nóng (trúng thử) đến các chứng huyết nhiệt (mụn nhọt mẩn ngứa…), hoặc sốt cao phát cuồng mê sảng, hoặc các triệu chứng bệnh thấp nhiệt, chứng huyết nhiệt. Do phạm vi sử dụng rộng nên thuốc thanh nhiệt được phân ra nhiều nhóm phân loại khác nhau để đáp ứng các yêu cầu chữa bệnh của chúng. YHCT chia thuốc thanh nhiệt ra làm 5 nhóm: thanh nhiệt giải thử, thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt giáng hỏa, thanh nhiệt táo thấp, thanh nhiệt lương huyết. Mỗi nhóm thuốc có tác dụng riêng. Tuy nhiên, để phát huy được hiệu quả cao, trên thực tế lâm sàng, YHCT có thể sử dụng riêng từng nhóm, hoặc kết hợp giữa các nhóm thuốc thanh nhiệt với nhau, hoặc phối hợp mỗi nhóm đó với các loại thuốc cổ truyền của các loại khác [4]. 1.2.6. Thành phần hóa học Đối với thành phần hóa học trong thuốc thanh nhiệt, chủ yếu có một số nhóm chất sau đây: - Nhóm polyphenol, trong đó đáng kể là các hợp chất flavonoid (chủ yếu trong TNGĐ). Ví dụ như luteolin và các hợp chất flavonoid của kim ngân hoa, quercetin, isoquercetin trong ngư tinh thảo, irigenin, iridin… trong xạ can, forsythol trong liên kiều, các flavonoid trong đơn lá đỏ… - Nhóm alcaloid, chủ yếu trong thuốc TNTT: berberin trong hoàng liên, hoàng bá, palmatin trong hoàng liên, hoàng đằng, vàng đắng… Chúng đều có tác 6 dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, hạ sốt, lợi mật… Điều đó góp phần giải thích cho tác dụng “thanh nhiệt” của nhóm thuốc này. - Nhóm iridoid chủ yếu có trong sinh địa của nhóm thuốc TNLH, có tác dụng hạ đường huyết [4]. 1.2.7. Tác dụng sinh học Tác dụng chung nhất của các loại thuốc thanh nhiệt là tác dụng hạ sốt, nó có hầu như trong tất cả các nhóm thuốc của loại thuốc này, sau đó là tác dụng kháng khuẩn. Nhiều vị thuốc tác dụng với các vi khuẩn cả gram (-) và gram (+). Ngoài các tác dụng sinh học chung đã giới thiệu, các vị thuốc trong các nhóm của loại thuốc thanh nhiệt còn thể hiện tác dụng chống oxy hóa (antioxydant) do các hợp chất polyphenol của các vị thuốc như kim ngân hoa, hoàng cầm, đơn đỏ… đưa lại. Người ta đã chứng minh, các thành phần này, ngoài tác dụng kháng khuẩn tốt, cũng có tác dụng khóa các gốc tự do trong cơ thể, do đó có thể làm tăng được khả năng miễn dịch và chống lão hóa cho cơ thể, bảo vệ màng tế bào, chống xơ vữa mạch máu do giảm tính thấm thành mạch, chống rối loạn chức năng tĩnh mạch, bảo vệ gan, chống viêm loét, chống co thắt cơ trơn, thông tiểu… [4]. 1.2.8. Những điểm cần chú ý khi sử dụng thuốc thanh nhiệt - Bệnh còn ở biểu, không nên dùng các loại thuốc này quá sớm, nếu ở biểu bệnh vẫn còn mà đã xuất hiện lý chứng, thì phải kết hợp “biểu lý cùng chữa”. - Các vị thuốc thanh nhiệt vị ngọt, tính lạnh hay gây nê trệ, ảnh hưởng tới tỳ vị thì phải kết hợp với các thuốc kiện tỳ, hòa vị như cam thảo, bạch truật, các vị thuốc đắng lạnh, tính chất hay gây táo, làm tổn thương tân dịch nên phối hợp với các thuốc dưỡng âm. 7 - Không được dùng thuốc thanh nhiệt trong các trường hợp: + Nhiệt tà ở biểu chứng chưa giải hết. + Tỳ vị hư phát sốt (tỳ vị đại hư). + Âm hư hỏa vượng (hay hâm hấp sốt về chiều). + Tỳ vị hư hàn (hay đi ỉa chảy). + Chứng chân hàn giả nhiệt. + Sản phụ huyết hư, phát sốt khó chịu vật vã. - Thuốc thanh nhiệt là thuốc hàn lương, không được dùng với chứng hàn (hàn ngộ hàn tắc tử). - Người thể chất suy yếu, phụ nữ sau khi sinh dùng phải thận trọng theo dõi ăn uống nếu thấy chán ăn phải dừng ngay. - Một số thuốc thanh nhiệt uống dễ nôn nên thêm nước gừng hoặc uống nóng. - Cường độ các loại thuốc thanh nhiệt khác nhau: nhiệt nhiều dùng thuốc mạnh, nhiệt ít dùng thuốc nhẹ. - Mùa hè dùng lượng nhẹ, mùa đông dùng liều cao [1], [11]. 1.2.9. Kiêng kỵ - Không dùng khi bệnh còn ở biểu. - Tỳ vị hư nhược, ăn không ngon, ỉa chảy… dùng cẩn thận. - Mất máu nhiều sau khi đẻ, chảy máu có hiện tượng hư dương, hiện tượng giả nhiệt: không nên dùng thuốc thanh nhiệt [1]. 1.3. CÁC LOẠI THUỐC THANH NHIỆT 1.3.1. Thuốc thanh nhiệt giải thử 8 Thuốc thanh nhiệt giải thử là loại thuốc có tác dụng trừ thử tà (tà nắng, nóng) ra khỏi cơ thể. Khi cơ thể bị thử tà xâm nhập, nhẹ thì choáng váng đau đầu, nặng thì choáng say, ngã bất tỉnh, mặt đỏ nhừ, mồ hôi vã ra, mất chất điện giải nhiều, bất tỉnh. Bệnh này được gọi là tà bệnh, trúng thử hay say nắng (nếu làm việc ngoài trời), say nóng (nếu làm việc ở nơi lò đun nóng bức…) [2]. - Tác dụng của thuốc thanh nhiệt giải thử: do thuốc thanh nhiệt giải thử thường có vị ngọt, tính bình hoặc hàn (Tây qua, đông qua bì), có tác dụng giải thử, giúp cở thể sinh tân dịch, chỉ khát, nhất là khi bị trúng thử, do cơ thể bị mất nhiều mồ hôi làm tân dịch khô kiệt, miệng khát, tâm phiền. Mặt khác thuốc giải thử lại thường dùng dưới dạng tươi, thường có màu xanh (Hà diệp, Tích tuyết thảo, Hạn liên thảo), do bản thân chúng chứa nhiều chất diệp lục tố (chlorophyll), có tác dụng chống viêm, hạ nhiệt tốt. Bởi vậy dùng thuốc thanh nhiệt giải thử giúp cơ thể nhanh chóng khôi phục lại tân dịch. - Tác dụng khác: ngoài tác dụng giải thử, một số vị thuốc trong nhóm thuốc này còn có tác dụng cầm máu tốt: Hà diệp (lá sen), sao đen tác dụng cầm máu tăng gấp đôi, Hạn liên thảo (cỏ nhọ nồi)… [4]. Thuốc thanh nhiệt giải thử được chia thành 4 loại: - Thuốc khử thanh nhiệt: là những phương dược được dùng chữa ngoại cảm thử nhiệt: say nắng (người nóng, sốt ra nhiều mồ hôi, khát nước…). - Thuốc khử thử giải biểu: là những phương dược dùng để chữa chứng thử khí đã phục ở trong kèm thêm ngoại cảm phong hàn có các triệu chứng: nóng, sốt, sợ lạnh, không có mồ hôi, đau đầu, tâm phiền miệng khát. 9 - Thuốc khử thử lợi thấp: là những phương dược dùng chữa cảm thử kèm thấp có các triệu chứng: người nóng, phiền khát, ngực bụng trên tức đầy, tiểu tiện khó khăn… - Thuốc khử thử ích khí (thanh thử ích khí): là những phương dược dùng chữa thử nhiệt làm tổn thương khí, tân dịch bị chưng gây nên người nóng, háo khát, mệt mỏi, khí đoản, ra nhiều mồ hôi, mạch hư… [11]. 1.3.2. Thuốc thanh nhiệt giải độc Thuốc thanh nhiệt giải độc là những thuốc có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, tiêu độc, giải độc chữa những bệnh do nhiệt độc, hỏa độc gây ra: ban sởi, mụn nhọt, đinh độc, viêm tấy đau nhức, viêm đường hô hấp, dị ứng viêm nhiễm ngoài da, mồm lưỡi loét, nôn ra máu, chảy máu cam, nước tiểu đỏ, viêm đại tràng, táo bón, kiết lỵ… [11]. Các vị thuốc này có tác dụng kháng sinh và chống viêm nhiễm, tính hàn, lương [1]. Nhiệt độc trong cơ thể do hai nguyên nhân dẫn đến: - Nguyên nhân bên trong: do chức năng hoạt động của các tạng và phủ quá yếu, không đủ sức thanh thải chất độc trong quá trình chuyển hóa sinh ra và ngưng tích lại. Ví dụ chức năng can quá yếu không đủ khả năng làm nhiệm vụ giải độc của mình, thận thủy quá yếu khả năng thanh lọc kém, chức năng truyền tống cặn bã của đại tràng quá yếu… khiến tích lại các chất độc, tạo điều kiện phát sinh ra mụn nhọt, sang lở, mẩn ngứa, dị ứng (dị ứng nội sinh). - Nguyên nhân bên ngoài dẫn đến tích độc cho cơ thể như côn trùng, rắn rết cắn, hoặc hơi của hóa chất, cây cỏ, hoặc ăn phải các thức ăn độc, hay thức ăn mang tính chất dị ứng… 10 Như vậy không kể là nguyên nhân bên trong hay bên ngoài làm cơ thể bị nhiệt độc thì dùng thuốc thanh nhiệt giải độc [2]. Tác dụng của thuốc thanh nhiệt giải độc: - Hạ nhiệt khi sốt cao: trong trường hợp cơ thể bị sốt, thường khi cơ thể sốt cao do cảm mạo phong nhiệt, YHCT đã dùng các vị thuốc thanh nhiệt giải độc như liên kiều, kim ngân, ngư tinh thảo để phối hợp với các vị thuốc tân lương giải biểu: tang diệp, cúc hoa, bạc hà… để điều trị. - Tác dụng giải độc, tiêu viêm: + Dùng trị rắn cắn: xạ can, thất diệp nhất chi hoa… Dùng rễ tươi, nhai lấy nước, bã đắp ngoài. + Dùng trị viêm nhiễm: ngư tinh thảo trị sưng, đau mắt nhiễm trùng (uống dịch ép tươi, bã đắp ngoài), mã xỉ hiện giã nát, chà xát vào nơi bị viêm ngứa, lở loét, nhất là bị ngứa do làm việc nơi bùn lầy nước đọng bị ô nhiễm nhiều. - Tác dụng dị ứng: + Nhiều vị thuốc TNGĐ được sử dụng để chữa dị ứng, mụn nhọt, mẩn ngứa, đặc biệt do trường hợp huyết nhiệt như kim ngân hoa, đơn đỏ, liên kiều, bồ công anh, sài đất. + Có thể dùng để phòng bệnh trước mùa viêm nhiệt xảy ra như dùng sài đất, bồ công anh, sắc uống hàng ngày, đặc biệt với trẻ em hoặc những cơ địa có tiền sử dị ứng, ngứa… + Có thể dùng ngoài, nấu nước tắm rửa khi bị mẩn ngứa: sài đất, kim ngân + Một số vị thuốc trong đó đã được chứng minh về tác dụng chống dị ứng trên động vật thì nghiệm: đơn lá đỏ, đơn tướng quân…
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan