Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Thi THPT Quốc Gia Hóa học Tổng ôn kiến thức hoá chuyên đề các bài toán khả dụng về peptit...

Tài liệu Tổng ôn kiến thức hoá chuyên đề các bài toán khả dụng về peptit

.PDF
13
180
86

Mô tả:

Tổng ôn kiến thức hoá chuyên đề các bài toán khả dụng về peptit
Tổng ôn kiến thức chuẩn bị cho kì thi THPTQG 2017 Hóa học Bookgol CHUYÊN ĐỀ 7: CÁC BÀI TOÁN KHẢ DỤNG VỀ PEPTIDE Chắc chỉ có hai kiểu học sinh học peptide, một đội gần như không học, còn một đội học rất nhiều. Nhưng quả là đáng tiếc nếu chúng ta lại đi bỏ rơi điểm số như thế, các bạn nhớ rằng đây là thi đại học, chứ không phải thi cái gì đáng sợ cao siêu lắm, tất cả mọi thứ đều có thể hiểu được, sao phải tỏ ra nặng nề ? Nói đi cũng phải nói lại, thật là đáng sợ khi mà sách giáo khoa chỉ nói về peptide trong chưa tới 2 trang giấy, ấy vậy mà mấy năm nay nó lại trở thành chủ đề hot như thế. Các bạn có biết nguyên nhân vì sao peptide lại được ca tụng là khó nhằn không ? Nguyên nhân cơ bản nhất là cấu tạo dạng chuỗi của nó, một cấu tạo thuộc hàng vô đối trong chương trình phổ thông, một cấu tạo có thể biến hóa, lắp ghép, thay thế không thể kiểm soát dễ dàng được. Một bài tập về peptide mà không sử dụng hình thức biện luận bấu víu vào dạng chuỗi thần thánh của nó thì đó chỉ là một câu hỏi tầm thường như những bài toán hữu cơ khác. Về phần tính chất vật lý cùng ứng dụng thì sách giáo khoa cơ bản không đề cập, do đó chúng ta bỏ qua. Riêng bài này, chúng ta cũng bỏ qua tiến trình phân tích phản ứng quen thuộc (thay bằng mục A ở dưới) mà đi tới các kiểu thiết kế bài tập peptide đang gây khó dễ cho các bạn. Nói thẳng ra là tôi đang cố gắng thực dụng hết mức có thể. A. Các công cụ kinh điển giải bài tập peptide 1. Các hệ quả của quá trình thủy phân, trùng ngưng Thủy phân trong nước thì các bạn chắc chắn phải hiểu rồi, còn thủy phân trong kiềm, lấy ví dụ là NaOH chẳng hạn. – Đầu tiên phân tử Xn sẽ tác dụng với (n – 1) phân tử nước để sinh ra n Aminoaxit – Sau đó n phân tử này sẽ phản ứng với n phân tử NaOH sinh ra n phân tử nước khác, như vậy quá trình thực chất sinh ra thêm 1 phân tử nước. Xn  nNaOH  n(X  Na)  H2O Từ phản ứng này mà chúng ta có nNaOH  n.n peptide và cũng hay sử dụng định luật bảo toàn khối lượng cho nó, đơn giản mà công hiệu. Quá trình trùng ngưng là ngược lại của phản ứng thủy phân trong nước, nhưng nó lại là phản ứng vô cùng phức tạp so với thủy phân, chính là sự hỗn độn của dạng cấu tạo chuỗi. Mục này các bạn nhớ cho tôi là: “Nếu hỗn hợp các peptide tạo thành của phản ứng trùng ngưng có cùng số mắt xích, thì số mol nước sinh ra luôn kiểm soát được” Lấy ví dụ: Trùng ngưng a mol các amino axit là đồng đẳng của Gly thu được một số các tetra peptide, không còn axit dư. Tính số mol nước tạo thành. 3a mol. Thực ra đây chỉ là hệ quả của phương pháp trung bình mà như tôi đã nhắc các 4 bạn, tất cả những gì có chung đặc điểm thì nên gộp lại. Chẳng phải câu hỏi này đã đưa chúng ta tới n các phản ứng trùng ngưng dạng Đáp án là Đỗ Văn Khang – Đào Văn Yên – Vũ Duy Khánh 1 Tổng ôn kiến thức chuẩn bị cho kì thi THPTQG 2017 Hóa học Bookgol 4X  X4  3H2O Chúng ta sẽ còn trở lại với phần tô đậm sau. 2. Công thức phân tử của các peptide cơ bản Peptide cơ bản là các peptide cấu tạo từ các amino axit đơn giản trong sách giáo khoa: Gly, Ala, Val. Chúng ta thống nhất với nhau như vậy, cũng phải nói thêm rằng câu phân hóa của phần peptide trong đề thi tới sẽ không hỏi các bạn liên quan đến Glu và Lys, chắc chắn đến khoảng 90%. Công thức đó là Cnk H2nkk2NkOk1 Trong đó k là số mắt xích. Hệ quả kinh điển về đốt cháy trở thành nCO  n H O  2 2 a(k  2) 2 Với a là số mol peptide Khi k = 2 chúng ta có một công thức dạng: CmH2mN2O3 , khi đốt cháy chất này cho cùng số mol CO2 và nước. Khi k = 4 chúng ta có tetra peptide: Cm H2m2N4O5 , khi đốt chất này cho n CO  n H O  n peptide 2 2 Với các peptide cơ bản thì số mol N trong sản phẩm cháy chính bằng tổng số mol các mắt xích, một mối liên hệ có tầm quan trọng không nhỏ. Phần này các câu hỏi dễ thì quá dễ nhưng khó thì rất khó, thế nên tôi chỉ xét các ví dụ khó, các mục tiếp theo đây khá là nặng đó. B. Các kiểu thiết kế bài tập đặc trưng về peptide 1. Peptide dưới góc nhìn của cấu tạo chuỗi Peptide chỉ thực sự khó bắt đầu từ đề thi năm 2014 với một câu hỏi chưa tới 3 dòng khổ A4 nhưng nó đã gây ra quá nhiều khó khăn cho các thí sinh, kể cả người ngoài giải đề không chịu áp lực thi cử. Thực sự thì học sinh năm đó vẫn bàng hoàng, không thể hiểu đề, không tưởng tượng được câu hỏi này, mà ngay cả đến bây giờ cũng có rất nhiều cách giải không rõ ràng cho câu hỏi đó, số lượng lớn các bài tập ra theo khuynh hướng đó, còn tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm riêng của tôi. Ví dụ 1: Hỗn hợp X gồm ba peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1:1:3. Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 14,24 gam alanin và 8,19 gam valin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của ba peptit trong X nhỏ hơn 13. Giá trị của m là A. 18,83 B. 18,29 Đỗ Văn Khang – Đào Văn Yên – Vũ Duy Khánh C. 19,19 D. 18,47 2 Tổng ôn kiến thức chuẩn bị cho kì thi THPTQG 2017 Hóa học Bookgol Tôi sẽ phân tích rất cặn kẽ, sau đó ở các ví dụ tiếp, chúng ta sẽ chỉ làm theo hệ quả thu được. Nhớ đọc thật kĩ. Gọi số mắt xích của 3 peptide là x, y, z, có ngay: x  y  z  15 Số mắt xích Val trong 3 peptide là b,c, d Số mol 3 peptide tương ứng là a, a, 3a. Khi đó n A mino Axit  a.(x  y  3z)  0,23  x  y  3z   100(x  y  3z)  23 a 0,23 a  Val  0,07  a(b  c  3d) Thế thì: 23 7 và đều là số nguyên. a a Hai điều này chỉ đồng thời xảy ra khi chúng có giá trị bằng: 23k và 7i với k, i cùng là số nguyên. Điều này hoàn toàn chứng minh được, đoạn này các bạn có thể đọc hoặc không đọc (tốt nhất là không đọc vì đây không phải là giai đoạn rảnh rỗi, tôi chỉ muốn làm các bạn tin ở tôi thôi) Chứng minh Do 23 m với (m,n) nguyên tố cùng nhau và là số nguyên   a là số hữu tỉ, đặt a  a n  23 23.n mà (m,n) nguyên tố cùng nhau do đó m là ước của 23  a m Nếu m = 1 thì bài toán được chứng minh Nếu m = 23 thì a  23 n Hoàn toàn tương tự thì a  7 23 n 23     n chia hết cho 23, vô lý vì (m,n) nguyên tố cùng p n p 7 nhau.  x  y  3z  23k (k là số tự nhiên) Xong các tình tiết phân tích có phần rườm rà, bây giờ chúng ta sẽ đi vào lời giải chính thức cho ví dụ 1 Lời giải Với số mắt xích của 3 peptide tương ứng là x, y, z, ta có ngay x  y  z  15  45  3(x  y  z)  23k  k  1  x  y  3z  23k Đỗ Văn Khang – Đào Văn Yên – Vũ Duy Khánh 3 Tổng ôn kiến thức chuẩn bị cho kì thi THPTQG 2017 Hóa học Bookgol Số mol nước tạo thành là: n H O  0,01.(x  y  3z  5)  0,01.18  0,18 2  m  14,24  8,19  0,18.18  19,19 gam Chọn đáp án C. Rất rõ rồi! Tôi biết có một số bạn thấy phần phân tích trên kia của tôi quá phức tạp nên đang cười tôi, “Anh có biết trùng ngưng hóa không mà anh làm khổ thế ?” Vậy các bạn dùng cách làm đó thử với câu này xem có bị vỡ mạch cấp máu cho niệu quản không. Ví dụ 2: Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa ba peptide X, Y, Z mạch hở có số mắt xích khác nhau, đều có phản ứng màu biure và tỉ lệ mol là 5 : 4 : 4 với dung dịch HCl loãng dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 0,17 mol muối của Val và 0,06 mol muối của Ala. Biết tổng số liên kết peptide trong X, Y, Z nhỏ hơn 16. Giá trị gần nhất của m là A. 19,6. B. 20,5. C. 21,9. D. 22,5. Hoàn toàn tương tự, lưu ý 3 peptide đều có phản ứng màu biure nên số liên kết peptide của chúng lớn hơn 2, hơn nữa số liên kết cũng khác nhau 3  4  5  12  x  y  z  18 23k  5(x  y  z)  90   5x  4y  4z  23k 23k  4(x  y  z)  48  k  3  nH O  2 0,01 14 .(23.3  13)   m  21,87gam 3 75 Chọn đáp án C. Ví dụ 3: Hỗn hợp X gồm 3 peptit Y, Z, T (đều mạch hở) với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 : 4. Tổng số liên kết peptit trong phân tử Y, Z, T bằng 12. Thủy phân hoàn toàn 39,05 gam X, thu được 0,11 mol X1; 0,16 mol X2 và 0,2 mol X3. Biết X1, X2, X3 đều có dạng H2NCnH2nCOOH. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 32,816 lít O2 (đktc). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây A. 26. B. 28. C. 31. D. 30 (Đề thi THPTQG 2016) Gọi số mắt xích tương ứng của 3 peptide là a, b, c. Ta có ngay 2a  3b  4c  47k  47k  4(a  b  c)  60  k  1  a  b  c  15  39,05  0,11.X1  0,16X2  0,2.X3  0,01.(47  9).18  11X1  16X2  20X3  4589 Đến đây công việc của các bạn là chọn bộ ba thích hợp, như đã nói rất hiếm khi nó khác Gly, Ala, Val vậy chẳng qua là ta hoán đổi cho phù hợp, sau khi thử một vài bộ ta có kết quả 3 amino axit là: Gly, Ala, Val. Nếu không suy nghĩ như vậy, các bạn có thể ép Cacbon với 3 chất mà tôi đã hướng dẫn, nhưng phải khéo tay một chút. Đỗ Văn Khang – Đào Văn Yên – Vũ Duy Khánh 4 Tổng ôn kiến thức chuẩn bị cho kì thi THPTQG 2017 Hóa học Bookgol Như đã nói thì đốt peptide và amino axit cần cùng số mol O2 nO 2 ñoát amino axit (1) 3  0,11.2,25  0,16.3,75  0,2.6,75  2,1975  n O (2) 2 2  m  26 gam Chọn đáp án A. Ví dụ 3.1: Hỗn hợp T gồm ba peptit mạch hở X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 : 4. Thủy phân hoàn toàn 35,97 gam T thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 0,29 mol A gam và 0,18 mol B. Biết tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z bằng 16, A và B đều là aminoaxit no, có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp T thu được N2, 0,74 mol CO2 và a mol H2O. Giá trị a gần nhất là A. 0,65. B. 0,67. C. 0,69. D. 0,72 Chọn đáp án B. 2. Peptide dưới góc nhìn của phương pháp quy đổi Trong mục này chúng ta sẽ nói với nhau về quy đổi peptide trên cơ sở của phương pháp đồng đẳng hóa, một đặc sản của Bookgol trong hai năm qua, tuy nhiên theo tôi chỉ nên dùng nó ở mức độ như sau – Peptide cấu tạo từ các amino axit đơn giản, gọi là peptide cơ bản Quy về Cn H 2n1NO ak mol  H 2O a mol Trong đó a là số mol của peptide và k là số mắt xích Vì sao quy được như vậy ? Các bạn thấy rằng một peptide cơ bản có cấu tạo H  (CnH2n1NO)k  OH Vậy là dễ hiểu chứ ? – Peptide cấu tạo từ đầy đủ các amino axit trong sách giáo khoa, gọi là peptide đặc biệt Quy về Cn H 2n1NO ak mol   H 2O a mol  CO2 x mol  NH y mol  Trong đó x là số mol Glu và y là số mol Lys Đỗ Văn Khang – Đào Văn Yên – Vũ Duy Khánh 5 Tổng ôn kiến thức chuẩn bị cho kì thi THPTQG 2017 Hóa học Bookgol Sở dĩ như vậy vì việc có thêm Glu hay Lys làm cho gia tăng các nhóm COOH và NH2. Trong đó, cứ 1 nhóm COOH hay NH2 đi vào sẽ thế chỗ 1 nguyên tử H tương ứng, do đó nó chỉ làm gia tăng thêm CO2 và NH mà thôi. Ví dụ 4: Đun nóng a gam hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở với dung dịch KOH (vừa đủ). Cô cạn dung dịch thu được 8,19 gam muối khan của các amino axit đều có dạng H2NCnH2nCOOH. Đốt cháy hoàn toàn a gam X cần 4,2 lít O2 (đktc), hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần giá trị nào nhất với A. 35,0. B. 27,5. C. 32,5. D. 30,0. Ta có nxCO2 Cn H2n1NO x mol   0,1875O2    x (nx   y)H 2O H 2O y mol 2  BTO   x  0,375  3nx  Mặt khác: m muoái  m C H n x 2 2 n NO2K  x.(14n  69)  8,19  xn  0,16  n CO2  m  31,52 gam . Giải hệ:   x  0,07 Chọn đáp án C. Phần bài tập peptide có sử dụng Glu và Lys chúng ta sẽ xét ở mục sau, còn ở mục này chỉ xét thêm 1 ví dụ nữa là ổn. Ví dụ 5: Cho m gam hỗn hợp M gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 13,23 gam và có 0,84 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam M, thu được 4,095 gam H2O. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây A. 6,0. B. 6,5. C. 7,0. D. 7,5. (Đề minh họa số 1- 2017) Số mol N đốt muối bằng số mol N đốt M Cn H 2n1NO 0,075  0,2275 H 2O  H 2O a Phần bị hấp thụ vào bình nước vôi trong gồm Đỗ Văn Khang – Đào Văn Yên – Vũ Duy Khánh 6 Tổng ôn kiến thức chuẩn bị cho kì thi THPTQG 2017 Hóa học Bookgol CO2 0,075n  H 2O (0,0375  0,075n)  13,23  (0,0375  0,075n).18  0,075n.44  n  2,7  a  0,0625  m  6,135 gam Chọn đáp án A. 3. Peptide dưới góc nhìn của phương pháp trung bình Chúng ta sẽ trở lại với phát biểu kinh điển trong hữu cơ: “Những gì có chung đặc điểm thì nên gộp lại” Phương pháp trung bình còn tác dụng trong nhiều trường hợp như tính số mắt xích trung của một amino axit cụ thể nào đó để biện luận số mắt xích thành phần, tính số liên kết peptide trung bình,…Sau đây chúng ta sẽ xét một ví dụ đòi hỏi khả năng hiểu về trung bình sâu sắc từ các bạn. Ví dụ 6: Đốt cháy hoàn toàn x mol peptit X hoặc y mol peptit Y cũng như z mol peptit Z đều thu được CO2 có số mol nhiều hơn số mol của H2O là 0,075 mol. Đun nóng 64,4 gam E chứa X (x mol), Y (y mol) và Z (z mol) được tạo bởi glyxin và alanin cần dùng 625 ml dung dịch KOH 1,6M. Biết rằng X, Y, Z đều mạch hở, có khối lượng phân tử tăng dần. Phần trăm khối lượng của Z có trong hỗn hợp E là A. 27,4% B. 25,7% C. 23,1% D. 24,8% Vậy là chắc chắn ta sẽ gộp chúng lại thành a mol peptide Ak nào đó, nhưng khi đốt cháy Ak thì số mol CO2 thu được nhiều hơn mol H2O là bao nhiêu ? Là gấp 3 lần của 0,075. YÊU CẦU: Học sinh nhất định phải cố gắng hiểu được suy luận trên. Theo bài ra thì a(k  2)  0,075.3.2  0,45  a  0,275  ak  1,6.0,625  1 Bây giờ thì tách nó ra Gọi số mắt xích của các peptide lần lượt là k1, k2, k3. Khi đó x.(k1  2)  y.(k2  2)  z.(k3  2)  0,15  x  y  z  0,275  0,15.(  1 1 1   ) k1  2 k 2  2 k 3  2 1 1 1 11    k1  2 k 2  2 k 3  2 6 Nhiệm vụ của các bạn là chọn các số k cho phù hợp, ta thấy ngay 11 5 1 1  1   1    (k)  (3,4,5) 6 6 2 3 Đỗ Văn Khang – Đào Văn Yên – Vũ Duy Khánh 7 Tổng ôn kiến thức chuẩn bị cho kì thi THPTQG 2017 Hóa học Bookgol x  0,15   y  0,075  Z : Gly 3Ala2  %m Z  25,7% z  0,05  Chọn đáp án B. Ví dụ 6.1: X, Y, Z là ba peptit mạch hở đều được cấu tạo từ glyxin và alanin. Đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y cũng như z mol Z đều thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol của H2O là 0,08 mol. Mặt khác, đun nóng 68,24 gam hỗn hợp E chứa X (x mol), Y (y mol) và Z (z mol) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch có chứa 73,72 gam muối của glyxin. Biết x > y > z, phần trăm khối lượng của Z có trong hỗn hợp E là A. 21,92%. B. 18,58%. C. 25,26%. D. 22,74%. Chọn đáp án A. 4. Peptide dưới góc nhìn lắp ghép nhóm chức Trong mục này, tôi sẽ bắt đầu đề cập tới các bài tập có sử dụng Glu và Lys tăng độ phức tạp của bài toán. Như đã phân tích ở mục trên thì các bài tập có sử dụng Glu hay Lys chỉ đơn thuần làm gia tăng số nhóm chức –COOH hay –NH2. Các bạn cũng cần hiểu rằng: Sự tác động của Glu sẽ làm ảnh hưởng tới phản ứng với NaOH, còn sự tác động của Lys thì ảnh hưởng tới phản ứng với HCl. Và một điều đặc biệt mà ít ai nghĩ tới đó là, độ bất bão hòa của peptide luôn bằng số mắt xích khi peptide đó không chứa Glu. Cứ coi như ban đầu ta có một peptide đơn giản có công thức Cnk H2nk k 2 Nk Ok 1 , để tạo ra một peptide phức tạp, các bạn sẽ thêm các nhóm –COOH và –NH2 vào – Cứ 1 nhóm –COOH sẽ lấy 1 H tức là sau khi thêm nó làm gia tăng thêm 1 C và 2O – Còn 1 nhóm –NH2 thì cũng tương tự, làm gia tăng thêm 1 N và 1 H Ví dụ 7: Cho hỗn hợp E gồm n peptide cấu tạo bởi Gly, Ala, Val, Lys. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol E cần 63,336 lít O2 thu được 2,13 mol CO2 và 0,255 mol N2. Lấy 109,9 gam E đem phản ứng với 1,2 lít dung dịch NaOH 1M, cô cạn toàn bộ sản phẩm thu được khối lượng chất rắn nặng m gam. Giá trị của m gần nhất với A.149 B. 150 C. 151 D.152 Chúng ta sẽ giải câu hỏi này theo nhiều cách khác nhau thay vì lấy thêm ví dụ tương tự Cách 1: Quy đổi như mục 2 Cn H 2n1NO a 2,13 CO2   E NH b  5,655O  0,255N 2 H O 0,15 H O  2  2 Bảo toàn O có Đỗ Văn Khang – Đào Văn Yên – Vũ Duy Khánh 8 Tổng ôn kiến thức chuẩn bị cho kì thi THPTQG 2017 Hóa học Bookgol a  0,15  5,655  2,13.2  n H O  n H O  a  1,545 2 2 Bảo toàn N có a  b  0,51 Mặt khác a b n H O  nCO  a  0,585  0,15   2 2 2 2 Giải hệ a  0,495  CTTBE : C14,2 H 27,2N3,4O 4,3  M TBE  314   b  0,015 Cách 2: Xây dựng công thức peptide đặc biệt từ công thức peptide cơ bản Các bạn biết rằng một peptide cơ bản có công thức dạng Cnk H2nkk2NkOk1  2,13  14,2 C  Ngay cả chưa giải gì thì chúng ta đã có số  0,15 N  3,4  Tuy nhiên, số N bị ảnh hưởng bởi Lys nên chưa dùng nó vội, cứ giả sử như không có Lys thì tạm thời công thức peptide cơ bản là C14,2 H30,4k N k Ok1 Bây giờ mỗi nhóm –NH2 thế vào peptide cơ bản kia sẽ làm gia tăng 1 N và 1 H, cụ thể số N đã tăng lên 3,4 – k, do đó số H cũng tăng như vậy Vậy công thức của peptide đặc biệt được thành lập từ peptide cơ bản có dạng C14,2 H33,82k N3,4Ok 1 (0,15 mol) . YÊU CẦU: Học sinh phải cố gắng hiểu suy luận trên, nếu hiểu được thì không cần dài dòng chỉ 30s là có thể viết ra công thức này.  n H O  0,15.(16,9  k) 2 Bảo toàn O: 0,15.(k  1)  5,655  2,13.2  0,15.(16,9  k)  k  3,3  MTBE  314 Cách 3: Sử dụng độ bất bão hòa Như đã nói, độ bất bão hòa của peptide luôn bằng số mắt xích khi peptide đó không chứa Glu. Nên nhớ số N của peptide cơ bản bằng số mắt xích, vậy thay vì suy luận thêm bớt nhóm chức khá phức tạp như trên các bạn có thể tính số H theo k rất nhanh chóng k 2C  H  N  2 2.14,2  3,4  H  2   H  33,8  2k 2 2 Đỗ Văn Khang – Đào Văn Yên – Vũ Duy Khánh 9 Tổng ôn kiến thức chuẩn bị cho kì thi THPTQG 2017 Hóa học Bookgol Bước còn lại tương tự Cách 2 Như vậy 3 cách trên đã định hướng lại 3 con đường theo từng cấp độ tư duy cho các bạn, sau khi có được phân tử khối trung bình của E thì 109,9 gam E sẽ tương ứng với 0,35 mol, đó cũng sẽ là số mol NaOH phản ứng lúc sau và mol nước sinh ra m  109,9  1,2.40  0,35.18  151,6 gam Chọn đáp án D. Ví dụ 8: Hỗn hợp E gồm 3 chuỗi peptide X, Y, Z đều mạch hở và được tạo nên từ Gly và Lys. Chia hỗn hợp làm hai phần không bằng nhau. Phần 1: Khối lượng 14,88 gam đem thủy phân hoàn toàn trong dung dịch NaOH 1 M thì dùng vừa hết 180 ml, sau phản ứng thu được a gam muối của Gly và b gam muối của Lys. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn phần còn lại thu được cùng số mol CO2 và H2O. Giá trị của a:b gần nhất với A.1,57 B.1,67 C.1,40 D.2,71 Quy đổi như thường lệ Cn H 2n1NO 0,18  y  x   0,09  2 NH y H O x n Gly  0,18  y   2  y x  2  0,09 x  0,0658   a : b  1,57  0,18 y  0,0484  75(0,18  y)  146y  18x(  1)  14,88  x Chọn đáp án A. Chú ý: Bài tập này phần quy đổi chưa bao hàm được các dữ kiện bài toán, lý do là bởi hỗn hợp đầu bị ép theo Gly và Lys, khi ta chuyển về gốc axyl cũng có thể làm rõ hơn C2 H 3NO (0,18  y)  C6 H11NO y   NH y H O x  2 ...... Đỗ Văn Khang – Đào Văn Yên – Vũ Duy Khánh 10 Tổng ôn kiến thức chuẩn bị cho kì thi THPTQG 2017 Hóa học Bookgol THI ĐẠI HỌC, KÌ THI ÁP LỰC BẬC NHẤT Thế là các bạn cũng sắp phải trải qua nó, tôi đã nói với các bạn nhiều lần rằng, so với các thử thách khác mà các bạn gặp phải thì nó chỉ là nhỏ bé nhưng quả thực nó là hiện thân đỉnh điểm của áp lực 12 năm mà các bạn phải đối mặt thời học sinh. Trường học xưa nay đã bị biến chất trở thành một cái lò sản xuất áp lực, nó ăn, nó ngấu nghiến các bạn như là sự mất niềm tin vậy. Các bạn đã đi chụp ảnh kỉ yếu chưa ? Tôi thì khi nhớ lại vẫn thấy mình còn nhiều thiếu sót, 12 năm qua tôi làm được quá ít, nhiều lúc tôi cũng muốn reset lại để làm một vài thứ đẹp hơn, tôi là một học sinh biến chất theo môi trường, duy chỉ có tôn chỉ học hành là không thay đổi cho lắm. Suốt 9 năm đầu tiên, con ngoan trò giỏi, khăn đỏ dài nhất trường, không bao giờ mua đồ ăn vặt ở căng tin, môn nào cũng học, thầy cô nói gì cũng nghe. Đến cấp ba, cái gì mà học sinh ưu tú, học sinh gương mẫu, toàn là giả dối hết. Tôi nghỉ học triền miên, tôi không muốn đến trường cho lắm, tôi thích ở trong phòng một mình với cái màn hình, nó làm cho lưng tôi bị còng xuống, nhưng không hiểu sao mắt tôi vẫn tinh, tôi càng trở thành một kẻ khó ưa, một học sinh chống đối kiểu bố đời mẹ thiên hạ. Ai rồi cũng đổi thay à! Có lẽ bây giờ điều tôi hối nhất là tình bạn, 12 năm không có một người bạn đích thực. Những người xung quanh, các bạn nên trân trọng phút giây còn bên họ, bạn cấp 3 là bạn cả đời, mai này mỗi đứa một nơi kể ra cũng xót xa chứ hả. Hôm tôi đi thi là một ngày mưa tầm tã, hai anh em lóc cóc phóng xe hơn 40 cây số trong cái buổi sáng âm u đó. Tôi thì thích trời mát, mát thì đầu óc mới lanh được, kể ra thông thường các năm cứ vào lúc các bạn đi thi là lại nóng như đổ lửa, nóng thế thật sự đầu óc chẳng thể minh mẫn nổi. Chuẩn bị dụng cụ Khi các bạn vào phòng thi hãy nhớ rằng, luôn phân chia cụ thể đồ dùng. Bên tay thuận thì để bút chì, tẩy, máy tính nhớ gọt bút chì cả hai đầu để thuận tiện cho mọi tư thế. Bên không thuận thì để bút mực, dùng trong lúc viết thông tin. Điện thoại đừng có dại mà mang đi, chỉ cần phát ra tiếng là họ đình chỉ thi ngay lập tức, lúc đó không biết các bạn có chịu được cú sốc này không. Đối đáp và đánh giá Khi nhìn vào danh sách phòng thi của mình, các bạn nên có một sự phân chia cụ thể loại người để đề phòng. Tôi chả có gì phải giấu giếm cả, trong cái cụm mà tôi thi năm ngoái tôi là đứa có thực lực nhất, nhưng tôi luôn phải cố tỏ ra không biết gì. Và cũng thật trùng hợp khi cả 4 ngày thi tôi đều ngồi cạnh giám thị, thế là không ai có thể làm phiền tôi cả. Chỉ đáng tiếc, có một buổi giám thị coi thi quá thiếu nghiêm túc, đứa ngồi Đỗ Văn Khang – Đào Văn Yên – Vũ Duy Khánh 11 Tổng ôn kiến thức chuẩn bị cho kì thi THPTQG 2017 Hóa học Bookgol trên cứ quay xuống làm tôi thấy rất khó chịu. Các bạn dù có khả năng hay không thì cũng tuyệt đối phải giao tiếp xung quanh nhưng cần khéo léo, cố tỏ ra cá mè một lứa với bọn họ để họ nghĩ rằng hỏi mình cũng không tác dụng, chẳng gì phải dại dột ngọ nguậy. Ở mặt ngược lại, nếu các bạn biết được kẻ ngồi cạnh mình có năng lực thì cũng không hẳn là các bạn không khai thác được gì, tuy nhiên phải chú ý cách nói của nó, là thật hay giả, mỗi lần nó nhắc được bạn điều gì khi đang làm bài. Nhiều khả năng các bạn chỉ nhận lại được câu kiểu thế này: “Hình như là …”. Vì sao tôi biết, đơn giản là chính tôi đã nói thế mà, bạn thử nghĩ xem nếu bạn nói thế nó có tin bạn không, cứ bán tín bán nghi là thượng sách. Khi nước sôi lửa bỏng Trong lúc làm bài, thời gian càng ngắn thì quyết định càng phải chính xác và không do dự, phải làm mọi thủ đoạn để có đáp án. Xem ra tới giờ này các dữ kiện về số mol vẫn chưa lẻ, ví như chỉ cần có khối lượng mà có hai ẩn thì có thể dùng máy tính mò được rồi. Cái chính là sự nhạy cảm của bản thân các bạn, mấy cái trò trẻ con như thử đáp án, đoán mò, fact trong vinacal để tìm phân tử khối nhiều lúc cũng là phao cứu sinh của các bạn. Còn rất nhiều các tình huống “không có dạng” khác mà tùy thuộc vào độ nhạy bén của từng người. Có hàng tỉ câu chuyện thêu dệt về các anh chị đi trước với màn bứt tốc thần thánh mà các bạn kiểu gì cũng được nghe. Rằng lúc học anh dốt lắm nhưng đi thi toàn ngần này ngần kia điểm, nghe anh chị ấy đi, anh làm thế này này… Tôi miệt thị mấy kẻ mồm mép đó. Bất kể làm việc dù lớn hay nhỏ cũng phải có quá trình của nó, bọn chúng đã qua được một ải bằng cái cách rùa đó thì sẽ tiếp tục làm thế với những kì thi khác. Các bạn có thể sống bao lâu với cái kiểu làm việc và học tập như vậy ? Thế giới này là một màn kịch với vẻ bề ngoài của sự ghen ghét, đố kị. Họ đánh giá các bạn theo những gì mà bạn có. Chúng nó có khinh thường bạn không nếu bạn học Cao đẳng Dược còn nó học Đại học Dược. Dù bên ngoài nó có tỏ ra thế nào đi chăng nữa thì bên trong sao che đậy được tâm can. Tôi thì khác, tôi nhìn người ta với cái nhìn tổng thể, tôi thích nói về tương lai của họ, tôi ghét phải nhìn vào hiện tại xem bọn họ có những gì. Nhưng đâu phải ai cũng như tôi, vì thế các bạn phải chiến đấu cho danh dự mà các bạn cần bảo vệ. Ai có nhu cầu cứ đến Ngõ 10, phố Tôn Thất Tùng tìm tôi, hẹn gặp các bạn ở trường Đại học… Khang Đỗ Văn Đỗ Văn Khang – Đào Văn Yên – Vũ Duy Khánh 12 Tổng ôn kiến thức chuẩn bị cho kì thi THPTQG 2017 Hóa học Bookgol Tôi vẫn nói với các bạn “ Không tin không dùng, đã dùng là phải tin” . Tôi nghĩ Bookgol là nơi các bạn có thể đặt niềm tin của mình. Các bạn có thể đăng ký mua sách tại link sau https://goo.gl/forms/k0qoTrWJZ2qOdRmq1 Mọi đóng góp và các thắc mắc về sách xin gửi về địa chỉ https://www.facebook.com/groups/HoaHocBookGol/?fref=ts Hoặc https://www.facebook.com/profile.php?id=100009692417937 https://www.facebook.com/profile.php?id=100002725285887&fref=ts Những lời chúc đôi khi chỉ là hình thức, chỉ mong thanh niên chúng ta ngày càng có năng lực cho ngày mai lập nghiệp. Và, trường Đại học vẫn đang chờ các bạn! Đỗ Văn Khang – Đào Văn Yên – Vũ Duy Khánh 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan