Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội...

Tài liệu Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội

.PDF
144
383
108

Mô tả:

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Ma trận SWOT là công cụ rất hữu hiệu cho việc phân tích Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2003 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP................................................................................ 01 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ: ..... ........................................................................................ 01 1.2 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: ...................................................................................... 01 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: ........................................................................ 02 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ............................................................... 02 1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu: .......................................................... 02 1.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu: ........................................................ 03 1.4.3 Phương pháp phân tích SWOT: ........................................................ 03 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN ...................................................................... 04 2.1 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ MA TRẬN SWOT: ............................... 04 2.1.1 Áp lực của môi trường kinh doanh: ................................................. 04 2.1.2 Ma trận Swot: .................................................................................. 06 2.2 CƠ SỞ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH: ............................................................... 09 2.2.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán: ................................................... 10 2.2.2 Các tỷ số về cơ cấu tài chính: .......................................................... 11 2.2.3 Các tỷ số về hoạt động: .................................................................... 13 2.2.4 Các tỷ số về doanh lợi: .................................................................... 15 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN ........................................................................... 19 3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH AN GIANG.............................................. 19 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên:............................................................................ 19 3.1.2 Đặc điểm du lịch:.............................................................................. 20 3.2 GIỚI THIỆU CÔNG TY DU LỊCH AN GIANG: ......................................... 22 3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển: .................................................. 22 3.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý: ................................................................. 24 3.2.3 Cơ cấu tổ chức của mãng du lịch:..................................................... 30 3.2.4 Xu hướng phát triển:......................................................................... 32 CHƯƠNG 4: MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ............................................................ 33 4.1 YẾU TỐ KINH TẾ:....................................................................................... 33 4.2 YẾƯ TỐ CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT: .......................................................... 38 4.3 YẾU TỐ VĂN HOÁ – XÃ HỘI: .................................................................... 40 4.4 YẾU TỐ TỰ NHIÊN: ................................................................................... 42 4.5 YẾU TỐ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ:............................................................ 44 CHƯƠNG 5: MÔI TRƯỜNG VI MÔ............................................................ 45 5.1 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:............................................................................ 45 5.2 KHÁCH HÀNG: .. ........................................................................................ 46 5.3 NHÀ CUNG ỨNG: ....................................................................................... 48 5.3.1 Người đối tác: .................................................................................. 48 5.3.2 Người cung cấp vốn: ........................................................................ 49 5.4 ĐỐI THỦ TIỀM ẨN MỚI:............................................................................ 50 5.5 SẢN PHẨM THAY THẾ:............................................................................... 51 5.6 TÍNH HỢP LÝ CỦA NGÀNH:...................................................................... 52 CHƯƠNG 6: HOÀN CẢNH NỘI TẠI .......................................................... 53 6.1 YẾU TỐ NGUỒN NHÂN LỰC:.................................................................... 53 6.2 YẾU TỐ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN:....................................................... 55 6.3 YẾU TỐ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN:.................................................................. 56 6.3.1 Tình hình chung toàn công ty:.......................................................... 57 6.3.2 Tình hình kết quả kinh doanh mãng du lịch:.................................... 61 6.4 YẾU TỐ MARKETING:................................................................................ 65 6.5 TÌNH HÌNH ĐÓNG GÓP NGÂN SÁCH:..................................................... 66 6.6 YẾU TỐ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP:....................................................... 68 CHƯƠNG 7: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MÃNG DU LỊCH ............... 69 7.1 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT..................................................................... 69 7.1.1 Chiến lược SO................................................................................... 69 7.1.2 Chiến lược ST................................................................................... 71 7.1.3 Chiến lược WO ................................................................................ 71 7.1.4 Chiến lược WT ................................................................................ 72 7.2 LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC: ........................................................................ 73 7.3 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC:.................................................................... 74 7.3.1 Chiến lược sản phẩm: ....................................................................... 74 7.3.2 Chiến lược giá:.................................................................................. 75 7.3.3 Chiến lược phân phối:....................................................................... 76 7.3.4 Chiến lược chiêu thị: ........................................................................ 77 CHƯƠNG 8: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ...................................................... 79 8.1 KẾT LUẬN:.......... ........................................................................................ 79 8.1.1 Tóm tắt: ... ........................................................................................ 79 8.1.2 Đánh giá chung: ............................................................................... 79 8.2 KIẾN NGHỊ:........ ........................................................................................ 81 8.2.1 Đối với công ty Du Lịch An Giang:................................................. 81 8.2.2 Đối với nhà nước:............................................................................. 81 SƠ ĐỒ - ĐỒ THỊ - BIỂU BẢNG Trang  SƠ ĐỒ: Sơ đồ 2.1: Mối tương quan giữa các môi trường kinh doanh............................. 05 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ ma trận Swot........................................................................... 08 Sơ đồ 3.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty ..................................... 25 Sơ đồ 3.4: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của mãng du lịch ........................... 30 Sơ đồ 7.5: Ma trận Swot..................................................................................... 70 Sơ đồ 7.6: Chiến lược sản phẩm ........................................................................ 74  ĐỒ THỊ: Đồ thị 6.1: Tình hình doanh thu thuần và tổng chi phí mãng du lịch................. 63  BIỂU BẢNG: Bảng 3.1: Bảng tổng hợp danh sách lao động ................................................... 29 Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2003 ............................................... 33 Bảng 4.3: Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2003 .................. ........................................................................................ 35 Bảng 4.4: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ... 35 Bảng 4.5: Doanh thu du lịch .............................................................................. 36 Bảng 4.6: Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người ..................................... 43 Bảng 5.7: Thống kê số lượng khách của công ty Du Lịch An Giang ............... 47 Bảng 5.8: Ngân sách nhà nước cấp cho công ty Du Lịch An Giang ................. 49 Bảng 6.9: Tình hình thu nhập của công nhân viên ............................................ 54 Bảng 6.10: Lương phát cho nhân viên mãng du lịch ......................................... 55 Bảng 6.11: Số ngày khách của công ty Du Lịch An Giang ............................... 56 Bảng 6.12: Số liệu dùng phân tích tỷ số tài chính ............................................. 57 Bảng 6.13: Các tỷ số tài chính ........................................................................... 58 Bảng 6.14: Kết quả hoạt động kinh doanh mãng du lịch .................................. 61 Bảng 6.15: Tình hình thực hiện kinh doanh mãng du lịch ................................ 63 Bảng 6.16: Chi phí quảng cáo cho mãng du lịch ............................................... 65 Bảng 6.17: Tình hình đóng góp ngân sách của công ty ..................................... 67 VIẾT TẮT AG: An Giang UBND: Uỷ Ban Nhân Dân HĐND: Hội Đồng Nhân Dân CHXHCN-VN: Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa-Việt Nam CB-CNV: Cán Bộ - Công Nhân Viên HTX: Hợp Tác Xã GĐ: Giám Đốc Cty: Công ty ĐVT: Đơn Vị Tính Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. CHƯƠNG 1 DẪN NHẬP 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá - xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt ở những nước phát triển, đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của người dân đã đạt tới mức cao thì nhu cầu đi du lịch là không thể thiếu được. Chế độ làm việc 4 đến 5 ngày một tuần ở một số nước đã và đang tạo điều kiện cho người dân có nhiều thời gian rỗi để đi du lịch. Nhu cầu của khách du lịch ngày càng tăng đòi hỏi các cơ sở kinh doanh du lịch phải tiếp cận thị trường kịp thời để thoả mãn mọi nhu cầu cho khách. Cùng với thế giới, ngành du lịch ở Việt Nam đang mở ra nhiều triển vọng to lớn. Lượt khách du lịch không ngừng tăng lên và nguồn thu nhập xã hội từ du lịch cũng không ngừng phát triển. Trong đó, An Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về nhiều mặt để phát triển du lịch, phong tục tập quán tốt và độc đáo, có nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, giàu bản chất nhân văn, nguồn lao động khá dồi dào, đặc biệt là người dân An Giang rất mến khách và giàu lòng nhân ái. Với những tiềm năng phong phú ấy liệu du lịch An Giang có thật sự phát triển thành công hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta sẽ tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang. 1.2 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 1 Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. Công ty du lịch An Giang là đơn vị kinh doanh cả thương mại và du lịch. Do khả năng có giới hạn, tôi tập trung nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh du lịch của công ty; mặc khác, do hạn chế về thời gian, tôi chỉ phân tích những thuận lợi – khó khăn từ môi trường kinh doanh du lịch, đồng thời rút ra nhận xét về khả năng đóng góp ngân sách của công ty trong suốt 3 năm gần đây 2001-2002-2003 và hoạch định chiến lược một phần cho mảng du lịch của công ty 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  Tìm hiểu những ưu - nhược điểm bên trong doanh nghiệp, cũng như những cơ hội và các mối đe doạ bên ngoài tác động lên hoạt động kinh doanh du lịch của công ty, để từ đó xây dựng chiến lược và các biện pháp khắc phục nhằm thúc đẩy du lịch phát triển.  Giúp bản thân tôi vận dụng đúng kiến thức đã tiếp thu được trên lớp về chuyên ngành Tài Chính Doanh Nghiệp để đánh giá khả năng kinh doanh của một công ty; đồng thời, thấy được mức độ ảnh hưởng của du lịch trong việc đóng góp ngân sách nhà nước, mà đại diện ở đây là Công Ty Du Lịch An Giang. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Với mục tiêu nghiên cứu nêu trên do vậy trong quá trình phân tích của mình, tôi sử dụng các phương pháp sau: 1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu - Trực tiếp xin số liệu của công ty. - Sử dụng những số liệu đã thu thập được trên báo, sách, tạp chí và những kiến thức đã học ở trường cũng như xã hội. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 2 Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. 1.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu  Phương pháp so sánh: Ở đây, phương pháp so sánh được dùng chủ yếu để phục vụ trong phân tích các tỷ số tài chính thông qua việc so sánh giữa kì này với kì khác, giúp thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính và đánh giá khả năng kinh doanh của doanh nghiệp (thể hiện tiềm lực của công ty). Vì thế có thể nói, đây là một phương pháp được sử dụng rất phổ biến, vừa tiện lợi vừa dễ áp dụng trong công tác phân tích tài chính.  Phương pháp tỷ lệ: Phương pháp tỷ lệ được sử dụng để cho thấy tỷ lệ phần trăm thay đổi của kỳ này so với kì trước hoặc so với kì gốc, thể hiện một cách rõ nét tình hình tăng trưởng hay trì trệ trong việc kinh doanh. Thường thì phương pháp này được dùng kết hợp với phương pháp so sánh. Đôi lúc, phương pháp này còn được hiểu là phương pháp số tương đối – là một dạng của phương pháp so sánh. Có thể nói đây là phương pháp khá đơn giản trong việc phân tính những biến động về tình hình tài chính của công ty, để việc đánh giá được khách quan và hiệu quả hơn. 1.4.3 Phương pháp phân tích Swot Đây là phương pháp không thể thiếu trong việc phân tích thuận lợi, khó khăn ở bất kì doanh nghiệp nào. Phương pháp này cũng dùng để đánh giá khả năng kinh doanh của doanh nghiệp nhưng thể hiện ở góc độ lợi thế hơn là khả năng tiềm tàng. Phương pháp này giúp chúng ta tìm hiểu không chỉ những điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp mà còn bao gồm cả những cơ hội, những mối đe dọa bên ngoài doanh nghiệp.  Thời gian nghiên cứu GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 3 Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. Từ 1/7/2003 đến 30/8/2003 : chọn đề tài, xử lí đề cương sơ lược, viết phần mở đầu và chương cơ sở lí luận. Học kì cuối (từ 16/2/2004 đến 30/4/2004) : thực tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp ( phần giới thiệu, phần nội dung và phần kết luận). GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 4 Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ MA TRẬN SWOT Một môi trường kinh doanh chứa đựng các yếu tố mà tất cả doanh nghiệp đều phải lệ thuộc vào và dựa vào sự phân tích đó để đưa ra chiến lược phát triển. 2.1.1 Áp lực của môi trường kinh doanh Trong hoạt động hàng ngày, không có tổ chức nào có thể tồn tại độc lập như một hòn đảo biệt lập mà phải chịu sự tác động bởi các yếu tố môi trường. Trên thực tế, môi trường liên quan tới những thể chế hay lực lượng từ bên ngoài tổ chức nhưng có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến kết quả hoạt động của một tổ chức.  Môi trường kinh tế vĩ mô: có thể ảnh hưởng đến tổ chức một cách độc lập, đặc điểm của các yếu tố trong môi trường này là chúng có mối quan hệ tương hỗ để cùng tác động đến doanh nghiệp.  Môi trường vi mô (tác nghiệp, đặc thù): bao gồm các yếu tố trong ngành và là yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp. Sự ảnh hưởng của chúng thường là một sự thực phải chấp nhận nên để có được chiến lược thành công phải phân tích từng yếu tố chủ yếu đó. Tuy nhiên, sự hiểu biết sâu sắc về chúng sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng nhận ra các mặt mạnh và mặt yếu của mình liên quan đến các cơ hội và nguy cơ mà ngành kinh doanh đó gặp phải, từ đó đề ra chiến lược mới và có kế hoạch kinh doanh thích hợp.  Môi trường bên trong (hoàn cảnh nội tại): bao gồm các yếu tố và hệ thống bên trong doanh nghiệp. Việc phân tích yếu tố nội bộ này là rất quan trọng vì qua chúng doanh nghiệp sẽ xác định rõ nét hơn các ưu nhược điểm của mình để GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 5 Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. đưa ra các biện pháp nhằm giảm những nhược điểm và phát huy những ưu thế để đạt được lợi thế tối đa. Mối tương quan của chúng được thể hiện qua sơ đồ sau: (nguồn: Garry D.Smith, chiến lược và sách lược kinh doanh, nhà xuất bản thống kê năm 2000) GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 6 Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. Tất cả những áp lực trên có thể là những cơ may hoặc những mối đe doạ đối với doanh nghiệp, nhờ đó tổ chức có thể đánh giá chính xác các điểm mạnh - điểm yếu liên quan đến khả năng kinh doanh của chính mình. 2.1.2 Ma trận SWOT (ma trận điểm yếu - điểm mạnh, cơ hội - nguy cơ) SWOT là từ viết tắc của các chữ sau: S (Strengths - những điểm mạnh); W (Weaknesses - những điểm yếu); O (Opportunities - những cơ hội); T (Threat những nguy cơ). Thông qua việc đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu cho phép ta nhận diện những khả năng chủ yếu của doanh nghiệp. Sự đánh giá này bao trùm lên toàn bộ các lĩnh vực như: vị thế cạnh tranh trên thị trường, kĩ năng quản lí, nguồn nhân lực, tiềm lực tài chính, tay nghề của nhân viên… Có 3 tiêu chuẩn có thể áp dụng để nhận diện những khả năng chủ yếu của một doanh nghiệp là: y Khả năng có thể tạo ra thêm tiềm năng để mở rộng thị trường  Khả năng cốt yếu để có thể đem lại cho khách hàng nhiều lợi ích hơn từ các loại hàng hoá hay dịch vụ mà họ đã mua. y Khả năng có thể tạo ra những sản phẩm mà các đối thủ canh tranh không thể sao chép được. Nhìn chung, mọi người có khuynh hướng tìm cách đánh giá những điểm mạnh cao hơn những điểm yếu, bởi những điểm yếu đôi khi được hiểu như là sự đe doạ bên trong doanh nghiệp nên nhất thiết phải điều chỉnh chúng theo hướng tốt hơn. Như đã đề cập ở trên, những cơ may hoặc mối đe doạ đối với doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn bởi áp lực môi trường vì chúng chứa đựng những yếu tố mà doanh nghiệp phải lệ thuộc và chúng có thể tác động đến doanh nghiệp tại bất cứ thời điểm cụ thể nào. Chính tầm quan trọng đó nên việc phân tích các yếu tố trong môi trường kinh doanh vừa có tác dụng tìm hiểu tiềm năng của những yếu tố bên trong lẫn bên ngoài tác động lên doanh nghiệp. Để đơn giản quá trình nghiên cứu các yếu tố đó nhất thiết phải thông qua bước phân tích SWOT. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 7 Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.  Để lập một ma trận SWOT phải trải qua 8 bước: 1. Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty (S); 2. Liệt kê những điểm yếu bên trong công ty (W); 3. Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài công ty (O); 4. Liệt kê các mối đe doạ quan trọng bên ngoài công ty (T); 5. Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO vào ô thích hợp; 6. Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WO; 7. Kết quả điểm mạnh bên trong với mối đe doạ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược ST; 8. Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả chiến lược WT.  y Ma trận SWOT giúp phát triển 4 loại chiến lược sau: Chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO): sử dụng những điểm mạnh bên trong của công ty để tận dụng những cơ hội bên ngoài. Khi công ty có những điểm yếu lớn thì nó sẽ cố gắng vượt qua, làm cho chúng thành điểm mạnh. Khi tổ chức phải đối đầu với những mối đe dọa quan trọng thì nó sẽ tìm cách tránh chúng để có thể tập trung vào những cơ hội. y Chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO): nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Đôi khi những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại, nhưng công ty có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác những cơ hội này. y Chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST): sử dụng các điểm mạnh của một công ty để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe doạ bên ngoài. Điều này không có nghĩa là một tổ chức hùng mạnh luôn luôn gặp phải những mối đe doạ từ môi trường bên ngoài. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 8 Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. y Chiến lược điểm yếu – nguy cơ (WT): là những chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe doạ từ môi trường bên ngoài của một doanh nghiệp. Một tổ chức mà phải đối đầu với vô số những đe dọa bên ngoài và các điểm yếu bên trong có thể dễ dàng lâm vào tình trạng không an toàn.  Ma trận SWOT được thể hiện qua mô hình bên dưới: Ô này luôn luôn để trống O: Những cơ hội T: Những nguy cơ 1. 1. 2. 2. 3. Liệt kê những cơ hội 3. Liệt kê những nguy cơ 4. 4. 5. 5. 6. 6. 7. 7. 8. 8. S: Những điểm mạnh Các chiến lược SO Các chiến lược ST 1. 1. 1. 2. 2. 2. 3. Liệt kê những điểm mạnh 3. Sử dụng các điểm mạnh 3. Vượt qua những bất trắc 4. để tận dụng cơ hội 5. 4. 6. 5. 4. 7. 6. 5. 8. 7. 6. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm bằng cách tận dụng các điểm mạnh Trang 9 Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. W: Những điểm yếu Các chiến lược WO Các chiến lược WT 1. 1. 1. 2. 2. 2. 3. Liệt kê những điểm yếu 3. Hạn chế các mặt yếu để 3. Tối thiểu hoá những 4. lợi dụng các cơ hội 5. 4. 6. 5. 4. 7. 6. 5. 8. 7. 6. điểm yếu và tránh khỏi các mối đe dọa Sơ đồ 2.2: Ma trận SWOT Mô tả (sơ đồ 2.2): một ma trận SWOT gồm có 9 ô. Trong đó, 4 ô chứa đựng các yếu tố quan trọng (S, W, O, T) và 4 ô chứa chiến lược (SO, ST, WO, WT) được phát triển sau khi đã hoàn thành 4ô chứa các yếu tố quan trọng và 1 ô luôn luôn được để trống (ô phía bên đầu gốc trái). Từ việc phân tích môi trường kinh doanh kết hợp với ma trận SWOT, được xem như một công cụ kết hợp quan trọng giúp chúng ta có chiến lược phát triển tốt nhất (bởi không phải tất cả các chiến lược trong ma trận SWOT đều sẽ được lựa chọn để thực hiện) và góp phần chủ yếu trong việc đánh giá khả năng kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào. Tóm lại, ma trận SWOT là công cụ rất hữu hiệu cho việc phân tích đánh giá khả năng kinh doanh của doanh nghiệp và dựa vào sự phân tích đó để đưa ra chiến lược phát triển; đồng thời, giúp cho việc thực hiện dạng đề tài “phân tích thuận lợi – khó khăn” được logic hơn và giảm bớt phần nào mức độ phức tạp của việc phân tích này. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 10 Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. 2.2 CƠ SỞ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của doanh nghiệp nói đến cùng vẫn là lợi nhuận; đối với doanh nghiệp: lợi nhuận quyết định sự tồn vong, khẳng định khả năng cạnh tranh, bản lĩnh doanh nghiệp trong một nền kinh tế mà vốn dĩ đầy bất trắc và khắc nghiệt; gồm có: lợi nhuận trước thuế (lãi chưa phân phối) là lợi nhuận đạt được trong quá trình hoạt động kinh doanh, lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng hay lãi ròng) là phần lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế lợi tức cho ngân sách nhà nước. Nhìn chung, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận; có thể nói tạo ra lợi nhuận là chức năng duy nhất của doanh nghiệp, và thông qua con đường phân tích tình hình tài chính sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó; bởi vì, nhiệm vụ của việc phân tích này là nhằm làm rõ xu hướng, tốc độ tăng trưởng, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đặt trong mối quan hệ so sánh với các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành, chỉ ra những thế mạnh và cả tình trạng bất ổn nhằm đề xuất những biện pháp quản trị tài chính đúng đắn và kịp thời để phát huy ở mức cao nhất hiệu quả sử dụng vốn. Phân tích các tỉ số tài chính là cách hữu hiệu nhất trong việc phân tích tài chính. 2.2.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán Phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư bởi họ muốn biết doanh nghiệp có khả năng trả các khoản nợ khi chúng đến hạn hay không.  Tỷ số thanh toán hiện thời Là thước đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp khi các khoản nợ đến hạn, nó chỉ ra các phạm vi, qui mô mà các yêu cầu của chủ nợ được trang trải bằng những tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền trong thời kì phù hợp với thời hạn trả nợ, nó biểu thị sự cân bằng giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này lớn hơn hoặc bằng 1 (≥1) chứng tỏ sự bình thường trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 11 Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là toàn bộ tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. Đó là những tài sản lưu động và các khỏan đầu tư ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền trong khoảng thời gian dưới một năm. Cụ thể là bao gồm các khoản: tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu và tồn kho. Nợ ngắn hạn là toàn bộ các khoản nợ có thời hạn trả dưới một năm kể từ ngày lập báo cáo. Vì vậy dùng tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn để trang trải các khoản nợ ngắn hạn là phù hợp. Cụ thể bao gồm: các khoản phải trả, vay ngắn hạn, nợ tích luỹ và các khoản nợ ngắn hạn khác.  Tỷ số thanh toán nhanh Đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này được sử dụng để tránh tình trạng doanh nghiệp có tỷ số thanh toán cao nhưng không có khả năng trả nợ vì chúng đã loại trừ tồn kho trong tài sản lưu động (tài sản quay vòng nhanh). Taøi saûn löu ñoäng- toàn kho Tyû soá thanh toaùn nhanh = Nôï ngaén haïn Tỷ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao. Tuy nhiên, hệ số quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động, tập trung quá nhiều vốn bằng tiền, các khoản phải thu có thể không hiệu quả. 2.2.2 Các tỷ số về cơ cấu tài chính Phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ vay để sinh lời hay phản ánh mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Cơ cấu tài chính được coi như một chính GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 12 Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. sách tài chính của doanh nghiệp, là chỉ tiêu cực kì quan trọng, là đòn bẩy đầy sức mạnh đối với chỉ tiêu lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường luôn mang đầy tính rủi ro.  Tỷ số nợ Là phần nợ vay chiếm trong tổng nguồn vốn; cho thấy tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ nợ bao nhiêu. Hay nói cách khác, cho thấy mức độ chủ động của công ty về vốn. Tổng số nợ bao gồm toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp cho đến thời hạn lập báo cáo. Nợ ngắn hạn như: các khoản phải trả, nợ tích luỹ, vay ngắn hạn dưới một năm và các khoản nợ khác. Nợ dài hạn có thể là nợ vay dài hạn của ngân hàng, các tổ chức khác, hoặc nợ do mua hàng trả chậm. Tổng tài sản là toàn bộ tài sản hiện có cho đến thời điểm lập báo cáo gồm tài sản lưu động và tài sản cố định. Nhìn chung, các chủ nợ thường thích một tỷ số nợ vừa phải, tỷ số nợ càng thấp thì món nợ càng được đảm bảo; ngược lại, các chủ sở hữu doanh nghiệp lại muốn có một tỷ số nợ cao vì họ muốn gia tăng lợi nhuận nhanh bởi việc tăng thêm vốn tự có sẽ làm giảm quyền điều khiển hay kiểm soát của doanh nghiệp.  Tỷ số đảm bảo nợ Là loại tỷ số cân bằng dùng so sánh giữa nợ vay với vốn chủ sở hữu; cũng dùng để đo lường khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp nhưng tỷ số này sẽ cho biết cơ cấu tài chính của doanh nghiệp rõ ràng nhất vì cơ cấu tài chính là kết cấu của tổng nợ và vốn tự có trong doanh nghiệp. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 13 Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. Tỷ số càng cao hiệu quả mang lại cho chủ sở hữu càng cao trong trường hợp ổn định khối lượng hoạt động và kinh doanh có lãi. Tỷ số càng thấp, mức độ an toàn càng đảm bảo trong trường hợp khối lượng hoạt động bị giảm và kinh doanh thua lỗ. Tỷ số đảm bảo nợ có thể được cho phép giới hạn trong khoảng từ 0 đến 1 vì lúc này vốn chủ sở hữu (vốn tự có) luôn lớn hơn tổng nợ, điều này sẽ kích thích việc đẩy mạnh quyết định cho vay hay không của các chủ nợ đối với doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tăng sử dụng nợ khi có nhu cầu. Nếu tỷ số đảm bảo nợ bằng 0, có nghĩa doanh nghiệp không sử dụng nợ cho việc mua sắm tài sản mà nguồn tài sản của doanh nghiệp được hình thành bởi 100% vốn chủ sở hữu. Nếu tỷ số đảm bảo nợ bằng 1, có nghĩa nguồn tài sản của doanh nghiệp được hình thành bởi 50% nợ và 50% vốn chủ sở hữu.  Tỷ số thanh toán lãi vay Dùng để đo lường mức độ tạo ra lợi nhuận do việc sử dụng vốn để đảm bảo khả năng trả lãi vay như thế nào. Một cách ngắn gọn, tỷ số này phản ánh khả năng trả nợ (lãi vay) của doanh nghiệp. Lôïi nhuaän tröôùc thueá + laõi vay Tyû soá thanh toaùn laõi vay = Chi phí laõi vay Lãi vay là số tiền lãi nợ vay trong năm mà doanh nghiệp phải trả có thể là do lãi vay ngắn hạn ở ngân hàng hoặc các tổ chức khác. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT: earning before interest and tax) phản ánh số tiền mà doanh nghiệp có thể có để trả lãi vay trong năm. Ở đây phải sử dụng lợi tức trước thuế mà không phải lãi ròng ( lợi nhuận sau thuế) là vì lãi vay được tính vào tổng chi phí trước khi tính thuế thu nhập. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan