Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG ...

Tài liệu TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 2014-2017 VÀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO

.PDF
24
172
132

Mô tả:

TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 2014-2017 VÀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO
BÁO CÁO TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 2014-2017 VÀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO Vụ Kế hoạch Tài chính Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng I. Tổng quan về các Chi cục TCĐLCL vùng Đồng bằng sông Hồng Vùng Đồng bằng Sông Hồng bao gồm 11 tỉnh, thành phố. Tương ứng với 11 tỉnh, thành phố này là 11 Chi cục TCĐLCL, cụ thể: Chi cục TCĐLCL Hà Nội, Chi cục TCĐLCL Hà Nam, Chi cục TCĐLCL Thái Bình, Chi cục TCĐLCL Bắc Ninh, Chi cục TCĐLCL Hải Dương, Chi cục TCĐLCL Ninh Bình, Chi cục TCĐLCL Vĩnh Phúc, Chi cục TCĐLCL Hưng Yên, Chi cục TCĐLCL Hải Phòng, Chi cục TCĐLCL Nam Định, Chi cục TCĐLCL Quảng Ninh. 1. Về tổ chức bộ máy của các Chi cục TCĐLCL Ngày 15/10/2014, liên Bộ KHCN và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV (Thông tư 29) hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về KHCN thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Triển khai thực hiện Thông tư 29, theo báo cáo các Chi cục gửi về, cơ cấu tổ chức của các Chi cục hiện nay như sau: - Về các phòng chuyên môn, nghiệp vụ để quản lý các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao: Đa số các Chi cục có 3-5 phòng chuyên môn nghiệp vụ (Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng quản lý Tiêu chuẩn chất lượng; Phòng quản lý Đo lường; Phòng TBT). Số lượng này phù hợp với quy định tại Thông tư 29 (04 phòng đối với các tỉnh và không quá 05 phòng đối với các thành phố trực thuộc Trung ương). Riêng Chi cục Hà Nội có số phòng nhiều hơn quy định (06 phòng). - Về đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục: + 10/11 tỉnh, thành phố đã thành lập Trung tâm Kỹ thuật trực thuộc Chi cục; + 01/11 tỉnh thành lập đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở KHCN (Hà Nam). 2. Về nhân lực của các Chi cục TCĐLCL Số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (gọi chung là cán bộ) của các Chi cục không đồng đều. Cụ thể: - Đa số dao động từ 20 - 30 người; 1 - 03 Chi cục (Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc) có số lượng cán bộ đông hơn hẳn (Chi cục Hà Nội: 48 người; Chi cục Hưng Yên: 59 người; Chi cục Vĩnh Phúc: 50 người). - Chi cục Hà Nam có số lượng cán bộ rất ít: 04 người. II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 1. Công tác tham mưu, xây dựng, phổ biến văn bản quản lý về TCĐLCL Với chức năng, nhiệm vụ được giao, trong thời gian qua, các Chi cục đã thực hiện tương đối tốt công tác tham mưu cho Sở KHCN ban hành hoặc trình Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố ban hành nhiều văn bản liên quan đến các lĩnh vực hoạt động TCĐLCL như các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, quy chế hoạt động của Chi cục theo Thông tư 29; về phân công trách nhiệm, phối hợp quản lý hoạt động TCĐLCL trên địa bàn tỉnh; về triển khai xây dựng, áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 vào cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước; về tăng cường cơ sở vật chất cho Chi cục; về triển khai chương trình năng suất chất lượng tại địa phương...; góp ý cho các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực TCĐLCL như Nghị định số 87/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy; Nghị định số 105/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; Nghị định số 107/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp; Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP; dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và các phương thức đánh giá sự phù hợp... Các Chi cục đã làm tốt công tác phổ biến pháp luật về lĩnh vực TCĐLCL như tổ chức các hội nghị, hội thảo phổ biến, hướng dẫn văn bản quy phạm pháp luật về TCĐLCL cho hơn 3.875 lượt người; thực hiện các đợt tuyên truyền pháp luật về TCĐLCL, tuyên truyền ngày đo lường, ngày tiêu chuẩn thế giới... trên truyền hình, trên website, trên báo chí... 2. Hoạt động quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật a) Hoạt động quản lý tiêu chuẩn Các Chi cục tiếp tục thực hiện hướng dẫn các cơ sở, doanh nghiệp tăng cường hoạt động tiêu chuẩn hoá, chú trọng xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (TCCS), công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp chuẩn, đăng ký mã số mã vạch theo Luật TC&QCKT và các văn bản hiện hành. Với việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới trong thời gian vừa qua của các cấp có thẩm quyền, các cơ sở, doanh nghiệp cũng đã quan tâm hơn đến công tác xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp chuẩn. Theo báo cáo các Chi cục gửi về, giai đoạn 2014-2017 các Chi 2 cục đã hướng dẫn cho 672 cơ sở, doanh nghiệp xây dựng 1.051 TCCS (tập trung vào các tỉnh, thành phố Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nội); 501 cơ sở, doanh nghiệp công bố tiêu chuẩn áp dụng cho 741 loại sản phẩm hàng hóa (tập trung vào các tỉnh, thành phố Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương); tiếp nhận 559 hồ sơ công bố hợp chuẩn (tập trung vào các tỉnh, thành phố Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nội, Hải Dương); tổ chức 160 cuộc phổ biến 240 TCVN; hướng dẫn 280 doanh nghiệp áp dụng mã số mã vạch (tập trung vào các tỉnh, thành phố Thái Bình, Bắc Ninh, Hải Phòng). b) Hoạt động quản lý quy chuẩn kỹ thuật Các Chi cục tiếp tục tiếp nhận các thông báo công bố hợp quy của các cơ sở, doanh nghiệp. Giai đoạn 2014-2017, các Chi cục đã tiếp nhận 773 hồ sơ công bố hợp quy của các cơ sở, doanh nghiệp (tập trung vào các tỉnh, thành phố Hà Nội, Ninh Bình, Hải Phòng). 3. Hoạt động triển khai xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước Triển khai thực hiện Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước (Quyết định 19), UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục lập kế hoạch và triển khai thực hiện Quyết định 19. Sở KHCN và Chi cục đã đóng góp tích cực vào kết quả thực hiện Quyết định này. Kết quả triển khai thực hiện Quyết định 19 của các Chi cục như sau: - Về tình hình phê duyệt kế hoạch thực hiện: 11/11 tỉnh, thành phố đã phê duyệt kế hoạch triển khai xây dựng và áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 theo Quyết định 19; - Về tình hình xây dựng, áp dụng HTQLCL tại các cơ quan thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng: tổng số các cơ quan thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 là 506, trong đó: số cơ quan đã công bố áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 là 480, số cơ quan đang xây dựng, áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 là 13, số cơ quan chưa xây dựng, áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 là 13. Tính đến nay, có 8/11 tỉnh, thành phố có 100% các cơ quan thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 đã công bố áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 (Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh). - Về tình hình xây dựng, áp dụng HTQLCL tại các cơ quan thuộc đối tượng khuyến khích áp dụng: theo số liệu các Chi cục báo cáo, đến nay có 826 cơ quan thuộc đối tượng khuyến khích áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 đã thực hiện áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008; - Về tình hình kiểm tra việc xây dựng, áp dụng, duy trì tại các cơ quan: các tỉnh, thành phố đã tiến hành kiểm tra hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải 3 tiến HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Theo số liệu các Chi cục gửi về, đến nay các Chi cục đã tiến hành kiểm tra hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 tại 620 cơ quan. Có thể nói, việc triển khai áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động cơ quan hành chính nhà nước đã xây dựng được các quy trình giải quyết công việc một cách khoa học; từng bước cải tiến phương pháp làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho từng cán bộ, công chức, phòng, ban giải quyết công việc thông suốt, kịp thời hiệu quả; hạn chế đến mức thấp nhất tiêu cực có thể xảy ra trong thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức; góp phần tích cực trong việc thực hiện cơ chế "một cửa; một cửa liên thông" theo quy định của Chính phủ, đồng thời là công cụ hỗ trợ đắc lực phục vụ công tác cải cách hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay. 4. Hoạt động Giải thưởng Chất lượng Quốc gia Giải thưởng Chất lượng Quốc Gia (GTCLQG) được tuyển chọn và trao giải theo Luật CLSPHH. Đây là giải thưởng uy tín được Bộ KHCN trình Thủ tướng Chính phủ xét tặng hàng năm cho các doanh nghiệp tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; nâng cao vị thế các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, đóng góp tích cực cho cộng đồng xã hội và tham gia tích cực trong phong trào năng suất, chất lượng tại địa phương, do đó, luôn được các địa phương đón nhận triển khai một cách tích cực. Giai đoạn 2014-2016, các Chi cục đã vận động, hướng dẫn, đào tạo, tập huấn cho 794 lượt doanh nghiệp tham gia GTCLQG. Kết quả: 48 doanh nghiệp đạt GTCLQG, trong đó có 17 doanh nghiệp đã đạt Giải vàng, 03 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương. Trong tổng số này, 17 doanh nghiệp được tôn vinh khen thưởng tại địa phương sau khi đạt GTCLQG. Do tiêu chí GTCLQG chặt chẽ và hoạt động xem xét, đánh giá tại cấp địa phương được thực hiện nghiêm túc nên mặc dù số lượng các doanh nghiệp đăng ký tham gia đào tạo, tập huấn về GTCLQG cũng như đăng ký tham gia GTCLQG nhiều nhưng chỉ có 48 doanh nghiệp đạt GTCLQG. Bên cạnh đó, vẫn có địa phương không có doanh nghiệp nào tham gia GTCLQG (Hà Nam). Một số địa phương đã khuyến khích các doanh nghiệp tham gia GTCLQG bằng cách hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp tham gia thông qua Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 (Nam Định, Hải Dương…). Tuy nhiên, giải pháp lâu dài để các doanh nghiệp chủ động tham gia GTCLQG vẫn là việc các Chi cục cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao kỹ năng tư vấn, hướng dẫn cho các thành viên hội đồng sơ tuyển, đào tạo đội ngũ chuyên gia đánh giá GTCLQG cho hội đồng sơ tuyển, có chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho những doanh nghiệp đạt giải để Giải thưởng hấp dẫn hơn đối với các doanh nghiệp. 4 5. Hoạt động thông báo và hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại Hoạt động thông báo và hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) chủ yếu tập trung rà soát các văn bản, hỗ trợ doanh nghiệp địa phương về các vấn đề TBT thông qua các hoạt động cập nhật các cơ sở dữ liệu văn bản pháp quy, tiêu chuẩn, QCKT có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của tỉnh, thành phố; tiếp nhận các thông báo của các nước thành viên WTO về dự thảo các biện pháp kỹ thuật từ Website của Văn phòng TBT Việt Nam đưa lên trang tin nội bộ và Website của Sở KH&CN, giới thiệu rộng rãi cho các doanh nghiệp trong tỉnh, thành phố; xuất bản tờ rơi, sổ tay về TBT, bản tin TBT... Một số kết quả nổi bật của hoạt động TBT giai đoạn 2014-2017 như sau: - Các điểm TBT đã rà soát các văn bản mà địa phương xây dựng thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TBT cần thiết phải thông báo cho WTO và xử lý thông báo của các nước thành viên WTO khác. Hoạt động này được triển khai với sự phối hợp kết hợp giữa các Sở, ban, ngành trên địa bàn; tuy nhiên, số lượng các văn bản được rà soát chưa nhiều; - Tìm kiếm thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp về các thủ tục trong lĩnh vực TCĐLCL ở trong nước và nước ngoài. Số lượng sự vụ tìm kiếm thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp là 178 vụ (tập trung chủ yếu vào các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hưng Yên); - Cung cấp 8.601 thông tin cảnh báo từ các quốc gia thành viên WTO (như các quy định mới của EU, Mỹ và Nhật vào cơ sở dữ liệu các tiêu chuẩn đối với thủy sản nhập khẩu; các quy định về lĩnh vực điện, thủy sản, y tế...), cập nhật các thông tin khác liên quan về TBT (như danh sách tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định thực hiện việc thử nghiệm/giám định/chứng nhận xăng, nhiên liệu điêzeen, nhiên liệu sinh học, đồ chơi trẻ em, thiết bị điện – điện tử...) lên Website (tập trung chủ yếu vào các tỉnh, thành phố: Thái Bình, Hải Phòng); - Biên tập, xuất bản 14.873 bản tin, tờ rơi về TBT gửi các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố (tập trung vào các tỉnh Bắc Ninh, Ninh Bình, Hải Phòng); - Hoạt động hỏi - đáp của địa phương liên quan đến TBT được gia tăng cùng với sự nâng cao về nhận thức của các cơ quan, doanh nghiệp trong việc thực thi hiệp định TBT. Các điểm TBT đã nhận và trả lời 1.310 câu hỏi về TBT từ các cơ quan, doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhu cầu hỏi - đáp về TBT từ phía các cơ quan, doanh nghiệp tại các địa phương không giống nhau: có những điểm TBT nhận được nhiều câu hỏi như TBT Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương... song có những điểm TBT không nhận được yêu cầu hỏi - đáp nào như Hà Nam, Bắc Ninh... Tuy nhiên, trên thực tế, tại nhiều địa phương các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến hoạt động TBT mặc dù các điểm TBT đã có nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền, phố biến kiến thức về TBT (TBT Bắc Ninh, Ninh Bình... tổ chức tuyên truyền qua truyền hình, báo chí...). Nguyên nhân có thể do 5 đa số các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh, thành phố phần lớn có quy mô nhỏ, số doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu không nhiều, trình độ về công nghệ, quản lý và khả năng tài chính còn nhiều hạn chế nên mối quan tâm của doanh nghiệp là tìm kiếm khách hàng và mang về lợi nhuận tức thời, chưa chú trọng đến việc thu thập thông tin về những rào cản kỹ thuật của các thị trường nhằm tránh những rủi ro khi xuất khẩu. 6. Hoạt động thanh tra, kiểm tra đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định kiểm tra nhà nước về đo lường, chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường, hàng hoá nhập khẩu, sản phẩm trong sản xuất; quy chế phối hợp kiểm tra CLSPHH; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TCĐLCL.. đã bổ sung thêm căn cứ pháp lý cho hoạt động thanh tra, kiểm tra đo lường, CLSPHH. Bản thân các Chi cục cũng nhận thức được hoạt động thanh tra, kiểm tra đo lường, CLSPHH là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đo lường, CLSPHH nên đã chủ động triển khai hoạt động này. a) Kiểm tra nhà nước về đo lường Các Chi cục đã chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan (Thanh tra Sở KHCN, Chi cục Quản lý Thị trường, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý Kinh tế, Phòng kinh tế và Hạ tầng các Huyện, các Sở, ngành…) tăng cường kiểm tra thường xuyên, đột xuất đối với phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn; phép đo (chú trọng kiểm tra đặc thù đối với phép đo xăng dầu, phép đo khối lượng vàng); hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cụ thể: - Tiến hành kiểm tra phương tiện đo tại 2.750 cơ sở sản xuất, kinh doanh có phương tiện đo thuộc diện phải kiểm định, nhất là kiểm tra các phương tiện đo, phép đo trong kinh doanh điện năng, các công ty kinh doanh taxi về quản lý sử dụng taximet, công ty cấp thoát nước về quản lý đồng hồ đo nước lạnh… với 1.344.622 phương tiện đo, trong đó phát hiện 288.732 trường hợp vi phạm; - Tiến hành kiểm tra lượng của hàng đóng gói sẵn theo định lượng tại 469 cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa trên địa bàn với 1.352 hàng đóng gói sẵn (các loại hàng hóa thiết yếu: khí đốt hóa lỏng, hàng thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân bón…), trong đó đã phát hiện 198 trường hợp vi phạm; - Trong quá trình tiến hành kiểm tra phép đo tại 1.493 cơ sở các địa phương tích cực phối hợp các cơ quan liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra đặc thù đối với phép đo xăng dầu để phát hiện tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng thiết bị điện tử để gian lận khi bán xăng dầu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Kết quả: một số địa phương (Nghệ An, Hà Nội…) đã phát hiện, chuyển cơ quan công an điều tra, truy tố các cá nhân liên quan; 6 - Một số Chi cục tổ chức kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tại 31 tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm. Phát hiện 2 trường hợp vi phạm; Đối với các vi phạm bị phát hiện qua kiểm tra, các Chi cục đã ban hành thông báo tạm dừng hoạt động đo lường không phù hợp, đồng thời chuyển hồ sơ cho Thanh tra Sở KHCN xử lý vi phạm hành chính theo quy định (phạt tiền, tước giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh…), chuyển cơ quan công an điều tra, xử lý theo quy định. Về cơ bản thông qua hoạt động kiểm tra đo lường, cơ quan quản lý nhà nước đã phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, qua đó đã đóng góp tích cực vào sự công bằng trong giao nhận hàng hóa giữa các bên, nhất là đối với người tiêu dùng. Thông qua hoạt động kiểm tra ý thức chấp hành pháp luật về đo lường của các cơ sở cũng được nâng lên đáng kể. b) Hoạt động thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa Các Chi cục đã chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan (Chi cục Quản lý thị trường, Thanh tra Sở KHCN, Phòng Cảnh sát PC 46...) kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tập trung chủ yếu vào các đối tượng sản phẩm, hàng hóa có liên quan đến vệ sinh, an toàn, môi trường, sản phẩm hàng hóa là đối tượng của các QCVN do Bộ KH&CN ban hành, cụ thể: - Tiến hành kiểm tra chất lượng và ghi nhãn hàng hóa lưu thông trên thị trường tại 2.574 cơ sở kinh doanh (các loại hàng hóa: xăng, nhiên liệu điêzen; thiết bị điện, điện tử; mũ bảo hiểm; đồ chơi trẻ em; vàng trang sức, mỹ nghệ; thép làm cốt bê tông…) với 62.386 lô hàng hóa; phát hiện 3.493 vi phạm về nhãn hàng hóa, 1.066 vi phạm quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, 22 vi phạm về chất lượng và 770 các vi phạm khác; - Tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất tại 544 cơ sở; phát hiện 39 vi phạm về nhãn hàng hóa, 61 vi phạm về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, 2 vi phạm về chất lượng và 27 vi phạm khác; - Tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu đối với hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KHCN, bao gồm: mũ bảo hiểm; đồ chơi trẻ em; thiết bị điện – điện tử; thép làm cốt bê tông, EMC, LPG cho 73.911 lô hàng hóa đã đăng ký kiểm tra, trong đó có 11 lô hàng hóa không đạt yêu cầu. Đối với các vi phạm được phát hiện qua kiểm tra, các Chi cục đã xử lý tạm dừng lưu thông, tạm dừng sản xuất theo thẩm quyền và chuyển hồ sơ để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định (phạt tiền, yêu cầu tái xuất, tái chế…) 7. Hoạt động đo lường, thử nghiệm phục vụ quản lý nhà nước a) Hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm Kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường đã trở thành hoạt động thường xuyên trong hệ thống quản lý đo lường của các tỉnh, thành phố trong vùng. Theo số liệu báo cáo từ các Chi cục, giai đoạn 2014-2017 7 kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường của các tỉnh, thành phố như sau: - Về kiểm định: các Chi cục đã kiểm định được 1.299.390 phương tiện đo các loại (công tơ đo điện 1 pha, 3 pha; cân phân tích; cân kỹ thuật; cân ô tô; taximet; cột đo xăng dầu; áp kế, huyết áp kế; xi téc ô tô; đồng hồ đo nước lạnh...). Qua kiểm định, đã phát hiện 20.546 phương tiện đo không đạt yêu cầu. Hoạt động kiểm định đối chứng cũng được các Chi cục quan tâm thực hiện. Giai đoạn 2014-2017, các Chi cục đã tiến hành kiểm định 22.241 phương tiện đo (công tơ điện, đồng hồ nước lạnh), trong đó phát hiện 1.133 phương tiện đo không đạt yêu cầu. - Về hiệu chuẩn: các Chi cục đã hiệu chuẩn 46.189 phương tiện đo, chuẩn đo lường, trong đó phát hiện 1.304 phương tiện đo, chuẩn đo lường không đạt yêu cầu; - Về thử nghiệm: các Chi cục đã tiến hành thử nghiệm 25.114 phương tiện đo, chuẩn đo lường, trong đó có 1.988 phương tiện đo, chuẩn đo lường không đạt yêu cầu. Việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã góp phần giảm thiểu tình trạng gian lận trong giao dịch mua bán, đảm bảo chất lượng của phương tiện đo, chuẩn đo lường thông qua việc giảm thiểu độ lệch của thiết bị, qua đó, góp phần tích cực đảm bảo đo lường trong thương mại hàng hoá. b) Hoạt động thử nghiệm phục vụ quản lý nhà nước Giai đoạn 2014-2017, các phòng thử nghiệm của các Chi cục đã tiến hành thử nghiệm 1.424 mẫu sản phẩm, hàng hóa với các chỉ tiêu hóa sinh, cơ lý, điện của các mẫu sản phẩm, hàng hóa như thử nghiệm mẫu công tơ điện tử, ure trong nước mắm, xăng chứa aceton, dầu DO, biodiesel, hàm lượng formadehyt trong quần áo, thử nghiệm mũ bảo hiểm... phục vụ hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám định theo yêu cầu quản lý và nhu cầu sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Đặc biệt, phòng thử nghiệm của một số TTKT trực thuộc Chi cục đã được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 - Yêu cầu chung về năng lực phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn (Thái Bình, Hải Phòng...), nhờ đó đã nâng cao sự tin cậy của kết quả thử nghiệm, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của quản lý nhà nước về CLSPHH, cũng như giảm chi phí thử nghiệm cho các cơ sở, doanh nghiệp trong thời kỳ kinh tế khó khăn khi kết quả thử nghiệm tại các phòng thử nghiệm này được công nhận ở mọi nơi. Các Chi cục cần tiếp tục tham mưu Sở KHCN để Sở KHCN tham mưu UBND tỉnh, thành phố đầu tư nâng cao năng lực thử nghiệm nói riêng, đo lường – thử nghiệm nói chung trên địa bàn tỉnh, thành phố để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước tại địa phương cũng như để giảm tải chi phí đi lại cho các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế khó khăn khi phải mang mẫu đi thử nghiệm ở địa bàn tỉnh, thành phố khác. 8. Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng 8 Các Chi cục đã tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng (NSCL) bằng nhiều hoạt động khác nhau như hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn cơ sở; hướng dẫn công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp chuẩn, hợp quy; cung cấp các thông tin, hỏi - đáp về TBT, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các HTQLCL, công cụ cải tiến năng suất… Để việc hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao NSCL có tính hệ thống và trở thành phong trào xuyên suốt trong cả nước, ngày 21/5/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 712/QĐ-TTg về Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 (Chương trình 712). Triển khai thực hiện Chương trình 712, đến nay, 07/11 tỉnh, thành phố đã phê duyệt các dự án nâng cao NSCL sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương mình (Hà Nội, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh). Tuy nhiên, các dự án năng suất chất lượng tại địa phương được phê duyệt vào các thời điểm khác nhau trong các năm từ 20102016, do đó, nội dung và kết quả đạt được ở các địa phương ở các mức độ rất khác nhau. Các hoạt động chính đã triển khai ở địa phương đến nay gồm: - Thành lập Ban Điều hành/Ban chỉ đạo, tổ công tác dự án NSCL địa phương; - Xây dựng quy định về quản lý các nhiệm vụ thuộc dự án; quy định về định mức kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp; - Xác định sản phẩm hàng hóa chủ lực của địa phương – đối tượng nâng cao NSCL; xác định các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm hàng hóa chủ lực – đối tượng thực hiện các dự án nâng cao NSCL...; - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về Chương trình, dự án NSCL; về HTQLCL, công cụ cải tiến năng suất...: + Tổ chức 81 đợt tuyên truyền, phổ biến (tập huấn, hội thảo, chuyên mục, phóng sự...); + Xây dựng 10 bộ tài liệu dạng chuyên đề phổ biến các kiến thức về NCSL cho doanh nghiệp; - Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về NSCL do Bộ KHCN (Tổng cục TCĐLCL) tổ chức trong khuôn khổ dự án 1, 2 của Chương trình; - Trực tiếp tổ chức các lớp đào tạo về NSCL cho cán bộ các sở, ban ngành, doanh nghiệp tại địa phương; - Tuyên truyền, vận động doanh nghiệp tham gia xây dựng và thực hiện dự án NSCL tại doanh nghiệp, thực hiện điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng doanh nghiệp; tư vấn hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng dự án NSCL tại doanh nghiệp; tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến NSCL; áp dụng TCVN, QCVN; xây dựng, áp dụng 9 TCCS.... Trong đó, Hải Phòng đã hỗ trợ 03 doanh nghiệp xây dựng dự án NSCL SPHH trọng điểm; - Xây dựng mô hình điểm tại 04 doanh nghiệp (áp dụng HTQLCL ISO 9001:2015, ISO 14001:2015, OHSAS 18001:2007); - Hỗ trợ 312 doanh nghiệp nâng cao NSCL thông qua các hoạt động xây dựng HTQLCL, áp dụng công cụ cải tiến năng suất, áp dụng TCVN, QCVN, áp dụng MSMV, xây dựng TCCS; tham gia GTQLCL...; - Xây dựng và hình thành thư viện về NSCL (Thái Bình: với trên 4000 đầu sách, tài liệu về TCVN, QCVN, VBQPPL; Nam Định: với 2.000 TCVN); xây dựng chuyên trang điện tử về NSCL (Thái Bình). Với những kết quả bước đầu thu được nêu trên, có thể nói, dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp; phong trào năng suất chất lượng ở các tỉnh, thành phố trong cả nước đã được thúc đẩy hình thành và phát triển. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, nhiều doanh nghiệp đã có sự thay đổi nhận thức cơ bản về hoạt động nâng cao năng suất chất lượng trong hoạt động sản xuất của mình. Doanh nghiệp đã được hưởng lợi trực tiếp từ Chương trình: được hỗ trợ kinh phí tham gia Giải thưởng chất lượng Quốc gia; kinh phí chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật; kinh phí áp dụng HTQLCL, công cụ cải tiến năng suất... điều này đã khích lệ động viên doanh nghiệp mạnh dạn áp dụng các giải pháp để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Chương trình còn gặp nhiều khó khăn, cụ thể: - Đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực NSCL còn mỏng; số lượng chuyên gia được đào tạo của địa phương chưa nhiều, do đó chưa hình thành được đội ngũ chuyên gia của địa phương; - Việc tuyên truyền, phổ biến còn hạn chế, mức hỗ trợ thấp; - Các doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh, thành phố phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật còn hạn chế, mặc dù đã được tuyên truyền, phổ biến nhưng nhận thức về năng suất chất lượng tại một số doanh nghiệp chưa đầy đủ; nhiều doanh nghiệp thiếu nguồn nhân lực, năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm và khả năng làm việc độc lập để triển khai, áp dụng… Mặt khác kinh phí hỗ trợ rất ít so với kinh phí doanh nghiệp phải bỏ ra để triển khai một trong các nội dung của Đề án như chứng nhận hệ thống quản lý, chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật… và một số doanh nghiệp có tâm lý lo ngại trong vấn đề thanh quyết toán nguồn kinh phí nhà nước khi được hỗ trợ… do vậy các doanh nghiệp tham gia Đề án còn rất hạn chế; - Trong quá trình thực hiện dự án có một số doanh nghiệp bỏ tham gia do doanh nghiệp khó khăn tài chính hoặc doanh nghiệp đang ở thời điểm tập trung sản xuất; 10 - Ngân sách nhà nước cấp để thực hiện Chương trình còn gặp nhiều khó khăn như năm 2016 Chi cục Quảng Ninh không được cấp kinh phí để tiếp tục triển khai Chương trình. 9. Hoạt động tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho Chi cục Về năng lực kiểm định, hầu hết các Chi cục có khả năng kiểm định được các phương tiện đo thông dụng thuộc 4 lĩnh vực: khối lượng, dung tích - lưu lượng, áp suất, điện ở các mức độ khác nhau; một số Chi cục có khả năng kiểm định taximet; nhiệt kế y học... Đối với các phương tiện đo mà Chi cục có khả năng kiểm định được, thì đa số phạm vi đo cũng như cấp chính xác còn hạn chế như cân thông dụng đến 3 tấn, cột đo xăng dầu đến 100 lít/phút… Năng lực thử nghiệm của các Chi cục cũng rất hạn chế và không đồng đều. Chi cục Hà Nam hoạt động thử nghiệm thuộc Sở KHCN, trong số các Chi cục còn lại, khả năng thử nghiệm cũng rất khác nhau. Với năng lực thử nghiệm như hiện nay thì cũng chưa đủ để đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước về CLSPHH (thanh tra, kiểm tra, giám định...) nhất là đối với hàng hóa nhạy cảm được sự quan tâm lớn của xã hội như sản phẩm, hàng hoá điện gia dụng, xăng dầu khí đốt thương phẩm, mũ bảo hiểm… Do đó, việc đầu tư tăng cường năng lực đo lường, thử nghiệm và cả con người cho các Chi cục ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Các tỉnh, thành phố đã chủ động hơn trong việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT) để nâng cao năng lực đo lường, thử nghiệm nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Một số tỉnh, thành phố đã xây dựng dự án đầu tư năng cao năng lực cho Chi cục như xây dựng, cải tạo trụ sở làm việc, đầu tư trang thiết bị đo lường, thử nghiệm (Hà Nội, Hải Phòng...). Ngày 15/3/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 317/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN, Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Quyết định 317). Triển khai thực hiện Quyết định 317, theo báo cáo các Chi cục gửi về, đến nay, 04/11 tỉnh, thành phố đã phê duyệt dự án đầu tư tăng cường năng lực cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục (Thái Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định); 02/11 tỉnh đang xem xét phê duyệt dự án (Ninh Bình; Hải Dương); 01/11 thành phố đang xem xét phê duyệt chủ trương thực hiện dự án (Hải Phòng); 02/11 tỉnh đang xây dựng dự án (Vĩnh Phúc, Quảng Ninh); 02/11 tỉnh, thành phố chưa xây dựng dự án (Hà Nội, Hà Nam). Hiện các Chi cục đã và đang tích cực triển khai các hạng mục của các dự án được duyệt (xây dựng trụ sở làm việc; mua sắm trang thiết bị đo lường – thử nghiệm) với tổng số kinh phí được cấp đến thời điểm hiện tại là 127.519 triệu đồng. Việc thực hiện các dự án góp phần đảm bảo điều kiện làm việc của cán bộ, viên chức, người lao động của TTKT cũng như góp phần đảm bảo điều kiện bảo quản, vận hành máy móc, thiết bị. Sau khi đầu tư trang thiết bị, khả năng đo lường – thử nghiệm của TTKT trực thuộc Chi cục được nâng cao, qua đó góp phần phục vụ nhu cầu của quản lý nhà nước cũng như đáp ứng hơn nữa nhu cầu 11 đo lường – thử nghiệm của các tổ chức, cơ quan, cá nhân trong và ngoài địa bàn tỉnh, thành phố. Ngoài việc đầu tư cho Chi cục/Trung tâm theo Quyết định 317, các tỉnh, thành phố còn thực hiện các dự án tăng cường cơ sở vật chất khác như Chi cục Hà Nội thực hiện dự án tăng cường cơ sở vật chất với tổng giá trị gần 100 tỷ đồng; Chi cục Nam Định còn tăng cường CSVCKT cho các trạm đo lường cấp huyện (trang bị trạm cân đối chứng...) để đáp ứng nhu cầu kiểm định tại các khu vực huyện thị... Như vậy, tính đến nay, 06/11 tỉnh, thành phố đang có các hoạt động đầu tư tăng cường CSVCKT cho hoạt động TCĐLCL ở địa phương với mức độ khác nhau. Thông qua việc đầu tư tăng cường CSVCKT, các Chi cục sẽ đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu hoạt động đo lường, thử nghiệm nói riêng, hoạt động TCĐLCL nói chung trên địa bàn tỉnh, thành phố, góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về TCĐLCL. 10. Các hoạt động khác Ngoài các hoạt động chính nêu trên, các Chi cục còn tích cực triển khai các hoạt động khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về TCĐLCL, cụ thể: - Tiếp nhận và tham mưu Sở KHCN cấp giấy vận chuyển hàng nguy hiểm cho các cơ sở, doanh nghiệp. Giai đoạn 2014-2017 đã cấp 60 giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (tập trung vào các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng); - Tổ chức 30 khóa đào tạo nghiệp vụ về quản lý đo lường, đo lường LPG trong kinh doanh cho cán bộ, nhân viên trực tiếp quản lý đo lường, đo lường của các cơ sở kinh doanh LPG; cấp 1.366 giấy Chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo (tập trung vào các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định); - Tuyên truyền, phổ biến các văn bản liên quan đến hoạt động chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn cho các doanh nghiệp liên quan đến việc công bố, sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn theo quy định; xây dựng quy trình chứng nhận dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn; hướng dẫn thủ tục công bố sử dụng định lượng cho các cơ sở, doanh nghiệp... Giai đoạn 2014-2017 đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn cho 24 cơ sở. III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ 1. Mặt tích cực - Với vai trò là đầu mối của Sở KHCN về TCĐLCL, các Chi cục đã thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về TCĐLCL tại địa phương; việc phối hợp với các Sở, Ban, ngành đã được đẩy mạnh, phát huy tích cực vai trò là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh, thành phố, Sở KHCN trong công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phương; 12 đã đề xuất với Sở KHCN, UBND tỉnh, thành phố ban hành nhiều văn bản quản lý về TCĐLCL phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh, thành phố; - Về mặt cơ cấu tổ chức, các Chi cục đã và đang thiết lập mô hình tổ chức của Chi cục theo hướng dẫn của Thông tư 29. Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục được tách bạch với chức năng quản lý nhà nước về TCĐLCL sẽ là mô hình tổ chức thống nhất trong cả hệ thống cơ quan TCĐLCL, mô hình này kết hợp được yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật kịp thời cho hoạt động quản lý, đồng thời bảo đảm được tính độc lập, khách quan của đơn vị cung cấp dịch vụ kỹ thuật; - Thực hiện các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ KHCN về công tác TCĐLCL, các Chi cục đã tổ chức tốt các đợt kiểm tra, thanh tra; tham gia có trách nhiệm trong hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành về đo lường và CLSPHH lưu thông trên thị trường, đặc biệt đối với các hàng hóa được quan tâm về số lượng, chất lượng và an toàn trong thời gian vừa qua như vàng trang sức, mỹ nghệ, mũ bảo hiểm, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, đồ chơi trẻ em, phương tiện giao nhận xăng dầu...; - Tích cực hướng dẫn triển khai hoạt động xây dựng và áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 vào các cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương; - Một số Chi cục đã mở rộng hoạt động quản lý chất lượng, đo lường xuống cấp quận, huyện và có kết quả hoạt động tương đối tốt; - Một số Chi cục đã chủ động đề xuất với Sở KHCN, UBND tỉnh, thành phố các dự án tăng cường CSVCKT về đo lường, thử nghiệm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 317 là căn cứ pháp lý để các địa phương quan tâm đầu tư, tăng cường CSVCKT về đo lường, thử nghiệm, khai thác có hiệu quả được nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh, thành phố cho hoạt động đầu tư CSVCKT cho Chi cục, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của quản lý nhà nước về TCĐLCL; - Phong trào năng suất chất lượng ở các địa phương đang tiếp tục được hình thành và phát triển. Triển khai các hoạt động của phong trào sẽ thu hút được sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, tổ chức trong xã hội hơn nữa, góp phần tích cực nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp tại địa phương; - Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến đã giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức về quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp theo Hiệp định TBT góp phần hỗ trợ doanh nghiệp trong nước và bảo vệ lợi ích chính đáng cho người tiêu dùng; mặt khác doanh nghiệp tiếp cận được các cơ sở dữ liệu về TBT của các thị trường xuất khẩu trọng điểm, tra cứu và khai thác thông tin một cách dễ dàng và thuận tiện hơn, góp phần nâng cao năng lực và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của các thị trường này qua đó giúp cải thiện được khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu. 2. Một số hạn chế 13 - Về cơ cấu, tổ chức của Chi cục: tỉnh Hà Nam chưa chuyển bộ phận đo lường – thử nghiệm thuộc Sở KHCN về Chi cục; - Về triển khai xây dựng, áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 vào cơ quan hành chính nhà nước: còn gặp một số khó khăn nhất định như Lãnh đạo một số tỉnh, thành phố, lãnh đạo một số đơn vị chưa thực sự quan tâm đến công tác duy trì, cải tiến HTQLCL; sự thay đổi của một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các quy trình được xây dựng, áp dụng chưa được cập nhật kịp thời vào các quy trình...; - Về hoạt động Giải thưởng chất lượng Quốc gia: đây là giải thưởng có tầm cỡ và uy tín, tuy nhiên việc thông tin, tuyên truyền cũng như tác động của GTCLQG đối với doanh nghiệp còn hạn chế, sức lan tỏa chưa lớn. - Về thanh tra, kiểm tra: + Các trang thiết bị phục vụ thanh tra, kiểm tra nhanh và kinh phí cho hoạt động kiểm tra CLSPHH còn hạn chế, đặc biệt trên một số lĩnh vực hoạt động nhạy cảm như xăng dầu, vàng, thép...; việc phối hợp trong công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm theo Quyết định 36/2010/QĐ-TTg ở một số địa phương còn bất cập và gặp nhiều khó khăn; + Chưa có trang thiết bị kiểm tra đặc thù về đo lường trong kinh doanh xăng dầu để thường xuyên, chủ động kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh xăng dầu; + Trước tháng 3/2017 Chi cục không có chức năng thanh tra chuyên ngành; Chi cục trưởng, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về TCĐLCL. Điều này ảnh hưởng hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý của Chi cục tại các địa phương; - Về triển khai Chương trình 712: ở một số địa phương, việc phê duyệt dự án nâng cao năng suất và chất lượng chậm so với thời hạn quy định; kinh phí phân bổ thực hiện dự án còn hạn chế; đội ngũ chuyên gia về năng suất chất lượng còn thiếu và yếu; số lượng doanh nghiệp tham gia Chương trình còn hạn chế...; - Về đầu tư tăng cường CSVCKT cho Chi cục: nhiều tỉnh, thành phố chưa có dự án đầu tư tăng cường CSVCKT cho Chi cục nên khả năng đáp ứng nhu cầu đo lường – thử nghiệm trên địa bàn còn hạn chế. IV. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG THỜI GIAN TỚI 1. Về tham mưu, xây dựng, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện văn bản quản lý Tích cực tham mưu cho Sở KHCN ban hành hoặc trình UBND tỉnh ban hành các văn bản quản lý về lĩnh vực TCĐLCL tại địa phương (như sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành cho Chi cục TCĐLCL...); tích cực tuyên tuyền, phổ biến và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về TCĐLCL nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về 14 TCĐLCL tại địa phương, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của kinh tế-xã hội. 2. Về lĩnh vực tiêu chuẩn chất lượng - Tiếp tục hướng dẫn các cơ sở, doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy; đẩy mạnh hướng dẫn doanh nghiệp tham gia sử dụng mã số mã vạch; - Triển khai việc quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường; mũ bảo hiểm; xăng dầu; LPG, đồ chơi trẻ em; thiết bị điện – điện tử; EMC, thép làm cốt bê tông…; - Về hoạt động xây dựng và áp dụng HTQLCL vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước: tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của cơ quan hành chính, tổ chức thuộc hệ thống cơ quan nhà nước. 3. Về lĩnh vực đo lường - Triển khai thực hiện kiểm định đối chứng trên địa bàn (đối với các địa phương chưa triển khai); - Tăng cường hướng dẫn hỗ trợ cơ sở, doanh nghiệp thực hiện công bố sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn, - Chi cục TCĐLCL chủ trì, phối hợp tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo, phép đo, hàng đóng gói sẵn cho các cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn địa phương theo phân công; 4. Về lĩnh vực thanh tra, kiểm tra về TCĐLCL - Tăng cường nhân lực cho cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở địa phương; - Đầu tư trang thiết bị kiểm tra nhanh phục vụ công tác kiểm tra chất lượng xăng dầu, mũ bảo hiểm, điện - điện tử, đồ chơi trẻ em; - Tăng cường thực hiện kiểm tra đặc thù đối với phép đo về vàng, xăng dầu, taximet...; - Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra nhà nước về TCĐLCL và nghiệp vụ xử lý các vi phạm; - Tăng cường công tác thanh, kiểm tra đo lường, chất lượng SPHH và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng liên quan tại địa phương trong xử lý vi phạm chất lượng SPHH. 5. Về thực hiện các Chương trình/Đề án về TCĐLCL Ưu tiên tập trung nguồn lực (nhân lực, vật lực...) để triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình/Đề án về TCĐLCL đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để đạt được mục tiêu của Chương trình/Đề án đặt ra đến năm 2020, cụ thể: 15 - Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 ban hành theo Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ; - Đề án nâng cao năng lực cho trung tâm ứng dụng KH&CN, trung tâm kỹ thuật TCĐLCL thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành theo Quyết định số 317/QĐ-TTg ngày 15/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ; - Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của cơ quan hành chính, tổ chức thuộc hệ thống cơ quan nhà nước; - Phối hợp với Tổng cục xây dựng, thực hiện Đề án hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 6. Về hoạt động TBT - Tiếp tục nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong việc khai thác quyền tham gia góp ý kiến đối với các biện pháp kỹ thuật của các nước Thành viên WTO khác để bảo vệ lợi ích các nhà xuất khẩu Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu; - Phối hợp với Bộ KHCN xây dựng kế hoạch về ứng dụng công nghệ thông tin hoặc hoàn thiện các trang tin, các cơ sở dữ liệu về TBT của đơn vị để chủ động cập nhật, cung cấp, xử lý thông tin về TBT khi có yêu cầu nhằm bảo đảm Cổng thông tin TBT hoạt động có hiệu quả theo yêu cầu đề ra; - Tăng cường tập huấn đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ công tác TBT để đảm bảo thực thi tốt các nghĩa vụ về TBT trong thời kỳ hội nhập mới; tăng cường trao đổi kinh nghiệm giữa các điểm TBT trong khu vực để triển khai hiệu quả hoạt động TBT tại địa phương./. 16 PHỤ LỤC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2014-2017 CỦA CÁC CHI CỤC TCĐLCL VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 1. Cơ cấu tổ chức TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Chi cục Số lượng phòng chuyên môn, nghiệp vụ Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng số nhân lực 6 3 4 4 3 3 4 3 5 3 4 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 48 4 24 28 33 22 50 30 59 29 32 Hà Nội Hà Nam Thái Bình Bắc Ninh Hải Dương Ninh Bình Vĩnh Phúc Hưng Yên Hải Phòng Nam Định Quảng Ninh 2. Hoạt động quản lý tiêu chuẩn Hướng dẫn xây dựng TCCS TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Chi cục Hà Nội Hà Nam Thái Bình Bắc Ninh Hải Dương Ninh Bình Vĩnh Phúc Hưng Yên Hải Phòng Nam Định Quảng Ninh Tổng: Hướng dẫn công bố tiêu chuẩn áp dụng Phổ biến áp dụng TCVN Số loại Số cơ sở Số cơ sở Số TCCS SPHH Số cuộc được được được xây được công phổ biến hướng hướng dựng bố TC áp TCVN dẫn dẫn dụng 73 22 44 18 150 6 95 150 24 60 30 672 170 22 80 51 120 9 95 300 15 60 129 1051 73 80 7 150 6 95 50 10 30 501 1 12 103 247 120 7 12 171 39 30 741 Số lượng TCVN được phổ biến 10 20 1 110 50 45 5 110 4 12 3 160 15 5 10 240 3. Hoạt động công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy Kết quả kiểm tra hoạt động công bố hợp chuẩn, Số lượng hồ sơ hợp quy tiếp nhận đã cấp Thông báo tiếp Kết quả kiểm tra Kết quả kiểm Kết quả xử lý tra công bố sau khi kiểm nhận công bố HC HQ tra TT Chi cục Số hồ Số hồ Số Số sơ đình sơ hủy Số đạt Công Công Số đạt không không chỉ kết bỏ kết yêu bố hợp bố hợp yêu cầu đạt yêu đạt yêu quả quả cầu chuẩn quy cầu cầu tiếp tiếp nhận nhận 1 Hà Nội 71 275 71 0 71 0 2 Hà Nam 4 3 Thái Bình 84 23 36 0 3 0 4 Bắc Ninh 67 33 5 Hải Dương 60 17 6 Ninh Bình 38 168 7 Vĩnh Phúc 1 13 1 0 4 4 8 Hưng Yên 171 80 171 80 9 Hải Phòng 39 163 57 0 201 3 10 Nam Định 6 1 6 0 1 0 11 Quảng Ninh 18 Tổng: 559 773 342 80 280 7 0 0 4. Hoạt động triển khai xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước TT 1 2 3 4 5 Chi cục Hà Nội Hà Nam Thái Bình Bắc Ninh Hải Dương Tình hình phê duyệt kế hoạch và dự trù kinh phí thực hiện Đã Chưa phê phê duyệt duyệt X X X X X Tình hình xây dựng, áp dụng HTQLCL tại các cơ quan Số lượng thuộc đối tượng bắt buộc áp cơ quan dụng thuộc đối tượng khuyến Tổng Số lượng Số lượng cơ số cơ cơ quan quan chưa khích áp dụng đã quan đã công công bố công bố bố HTQLCL HTQLCL HTQLCL phù hợp phù hợp TCVN ISO phù hợp TCVN TCVN 9001 ISO 9001 Đang Chưa ISO 9001 xây xây dựng dựng 68 50 7 11 128 25 25 0 41 41 0 0 0 40 38 2 66 44 44 85 2 Tình hình kiểm tra việc xây dựng, áp dụng, duy trì tại các cơ quan Số lượng cơ quan đã được kiểm tra 68 6 41 104 85 Số lượng cơ quan chưa được kiểm tra 19 0 0 - 6 7 8 9 10 11 Ninh Bình Vĩnh Phúc Hưng Yên Hải Phòng Nam Định Quảng Ninh Tổng: X X X X X X 44 48 53 46 48 49 506 44 48 47 46 48 49 480 6 13 0 13 123 15 223 186 826 44 123 41 34 48 26 620 12 31 5. Hoạt động mã số mã vạch, GTCLQG Hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng MSMV TT Chi cục 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Hà Nội Hà Nam Thái Bình Bắc Ninh Hải Dương Ninh Bình Vĩnh Phúc Hưng Yên Hải Phòng Nam Định Quảng Ninh Tổng: Hoạt động Giải thưởng Chất lượng quốc gia Số DN Số DN Số DN Số DN được được đăng Số DN được hướng phổ ký đạt giải hướng dẫn biến về tham CLQG dẫn thay đổi hoạt gia Việt cấp lại và động GTCL Nam mới ngừng GTCL QG sử dụng QG 2 55 100 15 25 43 240 2 0 2 75 100 30 110 31 150 200 30 68 794 15 4 6 8 2 7 3 1 10 19 75 6 4 5 5 6 3 10 9 48 Số DN Số DN đạt giải đạt giải thưởng vàng CL quốc CLQG tế Châu Việt Á – Thái Nam Bình Dương 5 1 1 3 1 1 1 2 3 18 Số DN được tôn vinh khen thưởng tại địa phương 2 0 0 5 4 0 5 0 0 1 3 0 3 17 6. Hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm Kiểm định đối Hiệu chuẩn Thử nghiệm chứng Số Số Số Số Số Số lượng Số lượng Số lượng lượng lượng lượng lượng lượng đạt yêu đạt yêu đạt yêu đã thưc đạt yêu đã thưc đã thưc đã thưc cầu cầu cầu hiện cầu hiện hiện hiện 60000 57870 Kiểm định TT Chi cục 1 2 3 4 5 6 7 Hà Nội Hà Nam Thái Bình Bắc Ninh Hải Dương Ninh Bình Vĩnh Phúc 544000 527000 16425 16425 143210 143210 17092 16359 311854 311628 0 0 2874 8240 2874 7507 0 1137 32216 3 200 1137 31112 1500 1394 1775 17 590 0 1394 1775 17 102 8 Hưng Yên 9 Hải Phòng 10 Nam Định 11 Quảng Ninh Tổng: 30913 89775 68021 18100 30456 89775 68021 18100 3950 3700 7150 7000 1299390 1278844 22214 21081 7636 5000 7636 5000 5550 12238 2050 5550 12238 2050 46189 44885 25114 23126 7. Hoạt động kiểm tra nhà nước về đo lường a) Hoạt động kiểm tra phương tiện đo, phép đo Phương tiện đo TT Chi cục 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Hà Nội Hà Nam Thái Bình Bắc Ninh Hải Dương Ninh Bình Vĩnh Phúc Hưng Yên Hải Phòng Nam Định Quảng Ninh Tổng: Số đợt kiểm tra 80 6 11 10 15 12 1 85 35 15 270 Số cơ sở được kiểm tra 80 11 100 292 211 301 17 559 739 305 135 2750 Phép đo Số Số cơ phép Số Số PTĐ Số đợt sở Số PTĐ đo trường được kiểm được vi phạm được hợp vi kiểm tra tra kiểm kiểm phạm tra tra 159 2365 159 304 15 115 2 11 80 300 3 3933 100 10 292 511 27 934 1 6 274 273 1 3022 23 9 268 1565 741 84 1 9 92 32049 419 16 148 414 6 693572 287888 132 511 20 13543 214 12 194 350 8 594048 0 3 6 12 0 1344622 288732 218 1493 4112 77 b) Hoạt động kiểm tra lượng của hàng đóng gói sẵn, kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm Lượng của hàng đóng gói sẵn TT Chi cục Số đợt kiểm tra 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Hà Nội Hà Nam Thái Bình Bắc Ninh Hải Dương Ninh Bình Vĩnh Phúc Hưng Yên Hải Phòng 196 2 3 1 3 1 1 6 - Số lượng cơ sở được kiểm tra Số hàng đóng gói sẵn được kiểm tra 196 6 56 13 69 3 6 26 - 523 300 56 120 65 46 130 4 Số trường hợp vi phạm 111 21 2 19 0 5 36 Hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm Số tổ Số chức Số đợt trường KĐ, HC, kiểm tra hợp vi TN được phạm kiểm tra 2 2 10 5 0 2 16 0 1 3 2 1 1 0 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan