Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổng hợp và thử hoạt tính sinh học một số dẫn chất 4 - Amino - 4H-1,2,4-triazol...

Tài liệu Tổng hợp và thử hoạt tính sinh học một số dẫn chất 4 - Amino - 4H-1,2,4-triazol

.PDF
85
156
87

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN CÔNG TRƯỜNG TỔNG HỢP VÀ THỬ HOẠT TÍNH SINH HỌC MỘT SỐ DẪN CHẤT 4AMINO-4H-1,2,4-TRIAZOL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI – 2013 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN CÔNG TRƯỜNG TỔNG HỢP VÀ THỬ HOẠT TÍNH SINH HỌC MỘT SỐ DẪN CHẤT 4AMINO-4H-1,2,4-TRIAZOL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: PGS.TS. Đinh Thị Thanh Hải DS. Ngô Xuân Hoàng Nơi thực hiện: Bộ môn Hóa hữu cơ HÀ NỘI-2013 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian làm việc khẩn trương, được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô giáo, gia đình và bạn bè, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp“ Tổng hợp và thử tác dụng sinh học một số dẫn chất 4-amino-4H-1,2,4triazol”. Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: PGS TS Đinh Thị Thanh Hải DS. Ngô Xuân Hoàng đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện khóa luận tốt nghiệp này . Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ Khoa Dược Lý - Viện Dược Liệu - Bộ Y tế, các cán bộ phòng phân tích cấu trúc, khối phổ, và phổ hồng ngoại ( Viện Hóa học – Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam ) đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện công trình này. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, kỹ thuật viên bộ môn hóa hữu cơ, các thầy cô trong trường, các phòng ban, thư viện đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận! Hà Nội, ngày 6/6/2013 Sinh viên Nguyễn Công Trường MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ CÁI VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG ĐẶT VẤN ĐỀ Chương 1 TỔNG QUAN Trang 1.1.Tác dụng sinh học của các dẫn chất Triazol........................................... 1 1.1.1.Tác dụng kháng khuẩn ............................................................................ 1 1.1.2.Tác dụng kháng nấm ................................................................................ 3 1.1.3.Tác dụng kháng tế bào ung thư ................................................................ 7 1.1.4.Tác dụng kháng virus và tác các dụng khác ..........................................11 1.2. Phương pháp tổng hợp 4-amino-4H-1,2,4-triazol................................12 1.3. Phương pháp tổng hợp các dẫn chất azomethin của 4-amino-4H1,2,4-triazol.....................................................................................................13 1.3.1. Phản ứng ngưng tụ aldehyd thơm với amin bậc 1.................................13 1.3.2.Tổng hợp các azomethin của 4-amino-4H-1,2,4-triazol........................15 Chương 2. NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên vật liệu thiết bị..........................................................................18 2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu........................................................................18 2.1.2. Thiết bị nghiên cứu................................................................................19 2.2. Nội dung nghiên cứu..............................................................................19 2.2.1. Tổng hợp các dẫn chất azomethin của 4-amino-4H-1,2,4-triazol........19 2.2.2. Xác định cấu trúc hóa học.....................................................................19 2.2.3. Thử tác dụng sinh học...........................................................................19 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................20 2.3.1. Tổng hợp các chất dự kiến....................................................................20 2.3.2. Xác định cấu trúc các chất tổng hợp được............................................20 2.3.3. Thử tác dụng sinh học...........................................................................20 2.3.3.1. Thử tác dụng kháng tế bào ung thư....................................................20 2.3.3.2. Thử tác dụng kháng nấm....................................................................21 Chương 3. THỰC NGHIỆM KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Tổng hợp hóa học...................................................................................25 3.1.1. Tổng hợp 4-amino-4H-1,2,4-triazol. (I).............................................25 3.1.1.1 Tổng hợp 4-amino-4H-1,2,4-triazol theo phương pháp Horning.E.C............................................................................................25 3.1.1.2. Tổng hợp 4-amino-4H-1,2,4-triazol theo phương pháp Rubtsov. M.V; Baichikov.A.G.................................................27 3.1.2. Tổng các azomethin của 4-amino-4H-1,2,4-triazol...........................28 3.1.2.1. Tổng hợp 4-(2’-cloro-benzyliden amino)-4H-1,2,4-triazol (II).........29 3.1.2.2. Tổng hợp 4-(4’-fluoro-benzyliden amino)-4H-1,2,4-triazol (III)......29 3.1.2.3. Tổng hợp 4-(4’-cloro-benzyliden amino) -4H-1,2,4-triazol (IV)......................................................................................30 3.1.2.4. Tổng hợp 4-(3’-nitro-benzyliden amino)-4H-1,2,4-triazol (V)..........31 3.1.2.5. Tổng hợp 4-(2’-hydroxy-benzyliden amino) -4H-1,2,4-triazol (VI)......................................................................................32 3.1.2.6. Tổng hợp 4-(4’-nitro-benzyliden amino)-4H-1,2,4-triazol (VII).......32 3.1.2.7. Tổng hợp 4-(benzyliden amino)-4H-1,2,4-triazol (VIII)...................34 3.2. Kiểm tra độ tinh khiết và xác định cấu trúc........................................35 3.2.1. Kiểm tra độ tinh khiết của các chất tổng hợp được...............................35 3.2.2. Xác định cấu trúc của các chất tổng hợp được......................................36 3.2.2.1. Phân tích phổ hồng ngoại IR..............................................................36 3.2.2.2. Phân tích phổ khối lượng MS.............................................................37 3.2.2.3. Phân tích phổ cộng hưởng từ proton 1H-NMR và phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR...........................................................................................38 3.3. Thử tác dụng sinh học............................................................................39 3.3.1. Thử tác dụng kháng các dòng tế bào ung thư người.............................39 3.3.2. Thử tác dụng kháng nấm.......................................................................39 3.4. Bàn luận...................................................................................................40 3.4.1. Về tổng hợp hóa học..............................................................................40 3.4.2. Về xác định cấu trúc..............................................................................41 3.4.2.1. Về phổ hồng ngoại (IR)......................................................................42 3.4.2.2. Về phổ khối lượng (MS)...................................................................43 3.4.2.3. Về phổ cộng hưởng từ proton (1H-NMR) và phổ cộng hưởng từ hạt nhân (13C-NMR) của chất I, II, III................................................................43 3.4.3. Về tác dụng sinh học.............................................................................44 3.4.3.1. Tác dụng kháng các dòng tế bào ung thư...........................................44 3.4.3.2. Tác dụng kháng nấm..........................................................................44 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT A549 : Tế bào ung thư phổi CTPT : Công thức phân tử DMF : Dimethylformamid EtOH : Ethanol Et2O : ether Hep-G2 : Tế bào ung thư gan Hela : Tế bào ung thư tử cung IR : phổ hồng ngoại (Infrared spectroscopy) MeOH: Methanol MIC: Nồng độ ức chế tối thiểu MS : NMR : Phổ khối lượng Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (nuclear magnetic resonance spectroscopy) OVCAR-8 : Tế bào ung thư buồng trứng PTL : Phân tử lượng (khối lượng phân tử) SKLM: Sắc ký lớp mỏng VSV : Vi sinh vật UV Phổ tử ngoại : ĐẶT VẤN ĐỀ Từ xa xưa đến nay thuốc luôn chiếm một vị trí quan trọng trong vấn đề chăm sóc sức khỏe con người. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, bên cạnh các thuốc có nguồn gốc thiên nhiên và vi sinh, thuốc có nguồn gốc tổng hợp hóa dược ngày càng đóng một vai trò quan trọng và chiếm một lượng lớn trong tổng số các thuốc được sử dụng. Trong lĩnh vực tổng hợp thuốc, để nhanh chóng tạo ra được các thuốc mới, các nhà nghiên cứu thường dựa trên cấu trúc của các chất đang được sử dụng làm thuốc hoặc các chất có tác dụng dược lý có và triển vọng cao để tạo ra các chất mới dự đoán có tác dụng tốt hơn, ít độc hơn và có hiệu quả hơn trong điều trị. Trong những năm gần đây, triazol và các dẫn chất là một dãy chất hữu cơ đã được nghiên cứu một cách có hệ thống về mặt hóa học cũng như tác dụng sinh học. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã công bố cho thấy các dẫn chất triazol có các tác dụng đáng quan tâm như: kháng nấm, kháng khuẩn kháng virus và chống ung thư [2], [4], [7], [11], [14], [16-23], [25], [27-30], [33], [35-42], [45-47], [49]. Trong số các dẫn chất triazol thì các dẫn chất azomethin của 4-amino-4-H-1,2,4-triazol với các aldehyd thơm đã được chú ý nghiên cứu, kết quả cho thấy các dẫn chất này có tác dụng sinh học đáng quan tâm. Tiếp tục hướng nghiên cứu về tổng hợp hóa học và tác dụng sinh học của các dẫn chất triazol, chúng tôi thực hiện đề tài “ Tổng hợp và thử hoạt tính sinh học một số dẫn chất 4-amino-4H-1,2,4-triazol” với các mục tiêu nghiên cứu sau đây: 1. Tổng hợp 4-amino-4H-1,2,4-triazol và một số dẫn chất của chất này. 2. Thử sàng lọc tác dụng sinh học của một số chất tổng hợp được. Với mục tiêu trên, chúng tôi hy vọng đề tài này sẽ là một phần đóng góp nhỏ vào việc nghiên cứu tìm kiếm các hoạt chất có hoạt tính sinh học cao của dãy dẫn chất 4-amino-4H-1,2,4-triazol. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CÁC DẪN CHẤT TRIAZOL Các dẫn chất triazol đã được nghiên cứu có hệ thống về mặt hóa học cũng như tác dụng sinh học. Rất nhiều công trình nghiên cứu tổng hợp và thử tác dụng sinh học của các dẫn chất triazol đã cho thấy các dẫn chất thuộc họ này có tác dụng sinh học phong phú, đa dạng và đã được sử dụng có hiệu quả trong điều trị. Một số tác dụng sinh học chính có thể kể đến như sau: tác dụng kháng nấm, tác dụng khuẩn, tác dụng kháng ung thư, tác dụng kháng virus. 1.1.1. Tác dụng kháng khuẩn Tác dụng kháng khuẩn của các dẫn chất triazol đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Đầu tiên, phải kể đến công bố của B.M. Volynskii cùng các cộng sự [17] vào năm 1971, đã phát hiện 2 dẫn chất của 4-amino-4H-1,2,4-triazol với 5nitro-furfural có tác dụng kháng khuẩn là furazonal và furacylin: N N N N N CH O Furazonal NO2 N N H N CH CH C O NO2 Furacylin Furazonal là hoạt chất có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng trên các chủng vi khuẩn: Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumonia, Salmonella Typhi, Proteus vulgaris và streptococcus pneumonia kể cả những chủng đã kháng sulfamid và kháng kháng sinh. Ở Liên Xô (cũ) furazonal đã được dùng điều trị lỵ trực trùng [42]. Tiếp theo đó, vào năm 1975, J. R. Bhuben [17] đã công bố 3-amino1H-1,2,4-triazol có tác dụng kháng vi khuẩn gram (-): Công thúc cấu tạo của 3-amino-1H-1,2,4-triazol: N NH2 N H N 2 Các dẫn chất của 4-amino-3H-1,2,3-triazol cũng có tác dụng sinh học như kháng khuẩn, kháng nấm. Kết quả này được P. L. Perrarinl [17] phát hiện năm 1975 và năm 1978 đó là các chất: R N N H N NH H3C N N CH3 R: C6H5 , COOH N(C2H5)2 N N N SO2 R R: H , CH3O Năm 1994, F. Ozkanli và cộng sự [36] đã phát hiện một số dẫn chất của 1-H-1,2,4-triazol acetamid có tác dụng kháng khuẩn khá mạnh đối với các chủng vi khuẩn: Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli và một số vi nấm: C.albicans, C.parapsilosis, C.pseudotropicalis và C.stellatoided. Tác dụng kháng khuẩn của các dẫn chất 3-[4H-(1,2,4)-triazolyl]-2-aryl1,3-thiazolidin-4-on cũng đã được H. S. Patel công bố trong nghiên cứu năm 2008 [37]. Theo đó các dẫn chất tổng hợp được thử nghiệm trên 2 chủng vi khuẩn Gr(+) (B.subtilis, S.aureus) và 3 chủng vi khuẩn Gram (-) (K.promioe, S.typhi và E.coli). Kết quả cho thấy một số chất thử nghiệm thể hiện hoạt tính kháng khuẩn tốt hơn chất đối chứng tetracyclin. N N N N C O H C R S Năm 2009, A. Demirbas và các cộng sự [20] đã tổng hợp và thử tác dụng kháng khuẩn của các dẫn chất 1,3,4-thiadiazol-2-ylmethyl-1,2,4-triazol. Kết thúc công trình nghiên cứu này, các tác giả đã chỉ ra rằng các dẫn chất của 1,3,4-thiadiazol-2-ylmethyl-1,2,4-triazol có tác dụng rất tốt trên các vi khuẩn như: Escherichia coli, Yersinia pseudotuberculosis, Pseudomonas aeruginosa, Enterococcus, Staphylococcus aureus, Bacillus cereus. 3 Thêm vào đó, cũng vào năm 2009, D. Neslihan và cộng sự [21] đã tổng hợp 1,2,4-triazol base manich và base Schiff của chất này, thử hoạt tính sinh học của các chất tổng hợp được trên một số chủng vi khuẩn. N N S CH2 CONH N CHR N N Với R: là các Aryl khác nhau Kết quả của nghiên cứu này cho thấy các dẫn chất 1,2,4-triazol tổng hợp được có tác dụng kháng các chủng vi khuẩn: Escherichia coli, Yersinia pseudotuberculosis, pseudomonas aeruginosa, Enterococcus faecalis, staphylococcus aureus, Bacillus cereus, Candida tropicalis. Để góp phần tìm kiếm thêm các hoạt chất có tính kháng khuẩn cao và dược động học ưu việt, D. Neslihan và cộng sự, năm 2010 [14], tiếp tục tổng hợp thêm một số dẫn 1,2,4-triazol và thử tác dụng sinh học của các chất này trên một số chủng vi sinh vật. N N N CH2 N N OCH3 R N O S O 1: R: N N CH3 2: R: N O Kết quả cho thấy rằng các chất tổng hợp được có tác dụng kháng E. Coli, Klebsiella pneumonia, Yersinia pseudotuberculosis, Enterobacter aerogenes, Pseudomonas aeurogenosa, staphylococcus aureus, Enterococcus faecalis, Bacillus cereus, Candida tropicalis, Candida glabrata. 1.1.2. Tác dụng kháng nấm Là tác dụng đáng chú ý của các dẫn chất triazol. Các dẫn chất triazol và các dẫn chất imidazol đã tạo thành họ thuốc azol chống nấm. Tác dụng chống nấm của các azol được phát hiện từ năm 1944 bởi Woolley [18], nhưng mãi 4 tới năm 1970 mới được công nhận và nghiên cứu sâu hơn về tổng hợp hóa học, dược động học, độc tính và thử lâm sàng. Trong những năm gần đây kết quả của các nghiên cứu này đã đưa ra các thuốc chống nấm mới thuộc họ triazol được áp dụng trong điều trị [2], [4]. Các thuốc kháng nấm họ triazol được liệt kê trong bảng 1.1. Bảng 1.1. Một số kháng sinh điều trị nấm chứa nhân 1,2,4-triazol STT Tên chất 1 Fluconazol Chỉ định Nhiễm nấm do CTCT N OH C CH2 F N CH2 N N N N Crypyococcus và Aspergillus. F 2 O Itraconazol N O N N N N CH CH3 N CH2 CH3 O N CH2 O Cl N Nhiễm nấm do Cadida albican, Cryptococcus Cl neoformans và Aspergilus fumigatus 3 Nhiễm nấm do F Voriconazol N N CH2 N OH CH3 C CH F N Crypyococcus và N Aspergillus F 4 Nhiễm nấm do Posaconazol N O HO Saperconazol N N N H2C O aspergillus, candida, O N N N N N O H 5 N N F F cryptococcus Nhiếm nấm do F F O CH2 O O N N N CH3 N CH CH2 CH3 N Cryptococcus và Aspegillus 5 Năm 1979, 16 dẫn chất 1H-1,2,4-triazol được Ran Heeres và các cộng sự [28] tổng hợp và thử tác dụng chống nấm. N N N H2C O Cl Cl O CH2 O N N R Kết quả cho thấy 8 trong số 16 chất có tác dụng kháng nấm ở liều 1,25mg/kg hoặc 2,25mg/kg. Tiếp tục hướng nghiên cứu này, năm 1980-1981, Ran Heeres và các cộng sự [27], [29] tiếp tục tổng hợp và sàng lọc tác dụng chống nấm của các dẫn chất tổng hợp được, với các gốc R khác nhau và đã lựa chọn được hoạt chất itraconazol (công thức cấu tạo xem bảng 1.1), được sử dụng có hiệu quả trong điều trị nhiễm nấm Cadida albican, Cryptococcus neoformans và Aspergilus fumigatus. Các tác giả Narayanaswami và Richardson [35], năm 1983, đã nghiên cứu và công bố tác dụng kháng nấm của các dẫn chất triazol. X N N CH2 C CH2 N N N R N Trong đó R là các dẫn chất chứa vòng thơm như naphthyl, biphenylyl, 5chloro-pyrid-2-yl hoặc nhóm phenyl có các vị trí được thay thế bởi F, Cl, I, CF3, hoặc C1-C4 alkoxy và X có thể là F, Br, Cl hoặc OH. Kết quả cho thấy hầu hết các chất các tác giả tổng hợp được đều có tác dụng ức chế Candida albicans, Cryptococcus neoformans, Aspergilus fumigatus, Coccidioides, Paracoccidioides, Histoplasma, Blastomyces. Kết quả của nghiên cứu trên đã góp phần tìm ra dẫn chất fluconazol, hoạt chất này hiện nay đang được sử dụng trong điều trị nấm Crypyococcus và Aspergillus. 6 Fluconazol có thể được tổng hợp theo quy trình sau: O O Cl F N F Cl N N N H N O F N S N N N I O F O NEt3, EtOAc AlCl3 F N F F F H N N N N N F N N OH N Fluconazol K2CO3, DMF F Năm 1991, 1994, 1998, Stephen J. Ray và cộng sự [45], [46], [47] đã tổng hợp và công bố tác dụng kháng nấm của một loạt dẫn chất 1H-1,2,4triazol. HO N R1 R2 X N N X: CH, N Y: F, Cl R1: C1-C4 alkyl R2: H, C1-C4 alkyl N Y R3 R3: Halogen, CF3, OCF3 Từ kết quả của những công bố này các tác giả đã tiếp tục sàng lọc, thử tác dụng sinh học và độc tính, cuối cùng đã lựa chọn được voriconazol đưa vào sử dụng trong điều trị nấm Candida abicans, Crypotococcus neoformans, Aspergillus furmigatus (công thức cấu tạo của voriconazol xem bảng 1.1). Năm 2001, Toshiyuki Konosu và cộng sự [30] đã tổng hợp các dẫn chất dioxin-triazol và tiến hành thử tác dụng chống nấm của các chất tổng hợp được. Hầu hết các dẫn chất này có tác dụng kháng nấm cao với MIC ≤1µg/ml. N C H3 H OH O CH S N F F N F F ( n= = 1,2,3 n )n n Arr 7 Sau những nghiên cứu trên, vào năm 2008, S. Emami và cộng sự [22] đã tổng hợp và thử tác dụng chống nấm của các dẫn chất 2-hydroxyphenacyl azol và 2-hydroxyphenacyl azolium. Các chất này được xem như là một nhóm thuốc azol chống nấm mới. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số dẫn chất của triazol có tác dụng chống nấm hiệu quả với MIC < 32µg/ml. OH OH O C CH N 2 N N R H3CO O C CH N 2 N NH2 Br N R: CH3O , Cl Năm 2009, R.R. Soman và cộng sự [33] đã tiến hành thêm một nghiên cứu tổng hợp và thử tác dụng chống nấm của một số chất thuộc nhóm các dẫn chất 1,2,4-triazol. N N N H H S CH2 CO N R N Với R là các aryl, các chất tổng hợp được đều có tác dụng chống nấm C. albicans và A.niger tại các nồng độ 50µg/ml và 100µg/ml. Có thể thấy rằng: các azol đã bổ sung một lượng lớn vào danh mục các thuốc chống nấm vì có độc tính thấp hơn amphotericin B, có tác dụng trên nhiều loại nấm khác nhau và có các tính chất dược động học ưu việt. Cơ chế tác dụng [2], [18], [24]: Các thuốc chống nấm azole đều hoạt động theo cơ chế tác dụng chung là ức chế enzym cytocrom P450 của nấm, các enzym này cần thiết để demethyl hóa các 14-α-methylsterol thành ergosterol. Ergosterol là sterol chủ yếu của màng tế bào nấm, khi ergosterol không được tạo thành, màng tế bào nấm bị tổn thương nên thay đổi chức năng và độ thấm của màng, dấn đến làm mất các chất quan trọng trong tế bào nấm như ion K+, các acid amin và do đó nấm bị tiêu diệt. 1.1.3. Tác dụng kháng tế bào ung thư 8 Ung thư là một bệnh nan y và rất khó điều tri. Người ta đã sử dụng nhiều phương pháp hy vọng đạt kết quả trong việc điều trị căn bệnh này. Vì vậy rất nhiều các chất kể cả các hợp chất có nguồn gốc thiên nhiên và các chất tổng hợp hóa học đã được thử tác dụng kháng tế bào ung thư. Một số chất chứa hợp phần 1,2,4-triazol có mặt trong một số thuốc điều trị ung thư như anastrozol, letrozol, các thuốc này được liệt kê trong bảng 1.2. Bảng 1.2 Một số thuốc chông ung thư có nhân triazol STT Chất Công thức cấu tạo Chỉ định Hỗ trợ cho Phụ nữ sau mãn N N N 1 ở giai đoạn sớm, có thụ thể CN NC Anastrozol kinh mắc bệnh ung thư vú eostrogen dương tính. Tiền phẫu thuật và trị liệu N N 2 Letrozol trong ung thư vú di căn ở N nữ giới đã mãn kinh nhưng NC CN vẫn đáp ứng với receptor eostrogen hoặc progesteron dương tính. Để chứng minh tác dụng kháng tế bào ung thư của các dẫn chất triazol, đầu tiên phải kể đến công bố của M. A. Hahn, R . H. Adanson vào năm 1972 [17] về guanazol (3,5-diamino-1H-1,2,4-triazol) có tác dụng kháng tế bào ung thư. Hoạt chất này hiện nay đang được sử dụng trong điều trị bệnh tăng bạch cầu. N Guanazol có CTCT như sau: H2N N N H NH2 Năm 1990, Phillip. N. Edward và Michael. S. Large [39] đã tổng hợp và thử tác dụng sinh học ức chế enzym acromastase ứng dụng trong điều trị ung thư vú của một số dẫn chất 1H-1,2,4-triazol. R R1 CN N CH2 N N R3 9 Kết quả cho thấy các chất thử nghiệm có tác dụng ở nồng độ ≤ 10mg/ml. Trong số các chất này đáng chú ý có hợp chất anastrozol, hiện nay đang được sử dụng trong điều trị bệnh ung thư vú ở nữ giới. Anastrozol được tổng hợp theo sơ đồ sau: KCN , n-Bu4NBr Br MeI, DMF CN NaH, 2h Br CH2Cl2/H2O, 10:3, 3h NC CN NC N N N Br N (PhCO)2O2, NBS N N CN NC CCl4, 2h Na CN NC DMF, 18h (Anastrozol) Nối tiếp những thành quả nghiên cứu trên, cũng vào năm 1990, các nhà khoa học Robert M. Bowman và cộng sự [41] đã tổng hợp và thử tác dụng kháng enzym acromastase của một số dẫn chất 1,2,4-triazol. N R1 N C R2 N C N Nghiên cứu này góp phần tìm ra dẫn chất letrozol, là một thuốc hiện nay đang được sử dụng để điều trị ung thư vú ở nữ giới do khả năng kháng enzym acromastase và là một trong số các dẫn chất được Robert M. Bowman và cộng sự [41] tổng hợp ở trên. Hoạt chất này tiếp tục được nghiên cứu bởi A.S. Bhatnagar và cộng sự [16] vào năm 1990, L.M. Demers [19] năm 1994, B. P. Haynes [25] năm 2003, các nghiên cứu đã đưa ra quy trình tổng hợp hóa học hoàn chỉnh như sau: N N H N N N Br CH2Cl2, 15h CN N N N t -BuOK, DMF N F CN NC NC CN Letrozol 10 Một nghiên cứu khác vào năm 2010 của Paul .A.M. Wood và cộng sự [38] đã tổng hợp và thử tác dụng ức chế acromatase- sulfatase của một số dẫn chất 4-amino-4H-1,2,4-triazol. Kết quả một số chất thể hiện hoạt tính ức chế acromatase và sulfatase ở mức độ nanomol. Các dẫn chất 4-amino-4H-1,2,4triazol này làm phong phú thêm số lượng các dẫn chất triazol có tác dụng chống ung thư. N N N N CN Mười sáu dẫn chất của triazol, năm 2012, đã được nhóm nghiên cứu của Eman M. Flefel [23] và cộng sự tổng hợp thử tác dụng sinh học kháng vi sinh vật, kháng ung thư, kết quả cho thấy 5 dẫn chất được tổng hợp có tác dụng chống khối u tử cung và tế bào ung thư vú với IC50 (2,72-5,85µg/ml). Ph N N H3CO Ph N N N Ph N SR N Cl R: CHCH2CH2OH CHCH2OCH3 O R1: N R1 N N Ph S N H N Cl Một nghiên cứu khác năm 2012 của G.C. Ramaprasad [40] đã thu được kết quả đáng quan tâm khi thử hoạt tính của một số dẫn chất 1,2,4-triazol trên các dòng tế bào ung thư HT29, K293, MDA231. Kết quả thu được: Công thức cấu tạo N N S N N Ar F O IC50(µM) Ar HT29 K293 MDA231 4-F, 3-CF3C6H3 10 20 9 2-F, 5-NO2C6H3 13 25 13 11 1.1.4. Tác dụng kháng virus và các tác dụng khác. • Tác dụng kháng virus Tác dụng kháng virus cũng là một tác dụng đáng được quan tâm của các dẫn chất triazol. Một số dẫn chất 1,2,3-triazol carboxamid và 1,2,4-triazol carboxamid có tác dụng kháng virus đã được công bố: Năm 1972, J.T. Witkowski và các cộng sự [49] đã tổng hợp và thử tác dụng kháng virus của một số các dẫn chất của 1,2,4-triazol-3-carboxamidin ribonucleosid, kết quả thu được một hợp chất được ứng dụng trong điều trị là ribavirin ( 1-β-D-ribofura-nosyl-1H-1,2,4-triazol-3-carboxamid) [2], [49] có công thức cấu tạo như sau: O N NH2 N N HO H O H H H OH OH Ribavirin là một nucleosid kháng virus phổ rộng, chống virus cúm B khá mạnh, kháng virus hợp bào đường hô hấp (RSV), nó cũng có một số tác dụng với các loại virus khác như: herpes, thủy đậu, viêm gan, sởi. • Tác dụng khác: Ngoài các tác dụng đáng kể trên người ta còn thấy các dẫn chất triazol còn có một số tác dụng có thể ứng dụng trong điều trị như tác dụng chống sốt rét, chống trầm cảm. Sau đây là một số chất đã được công bố công bố [11], [17].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan