Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổng hợp thủy tinh hệ sio2 b2o3 al2o3 na2o bằng phương pháp sol gel...

Tài liệu Tổng hợp thủy tinh hệ sio2 b2o3 al2o3 na2o bằng phương pháp sol gel

.PDF
121
143
70

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ....................................... NGUYỄN XUÂN HỒNG NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ THIẾT BỊ FACTS TRONG TÍNH TOÁN HỆ THỐNG ĐIỆN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :TS. ĐINH QUANG HUY HÀ NỘI – 2010 NGUYÊN CỨU MÔ HÌNH VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ THIẾT BỊ FACTS TRONG TÍNH TOÁN HỆ THỐNG ĐIỆN LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố. Tác giả Nguyễn Xuân Hồng Nguyễn Xuân Hồng – Cao học kĩ thuật điện 2009 1 NGUYÊN CỨU MÔ HÌNH VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ THIẾT BỊ FACTS TRONG TÍNH TOÁN HỆ THỐNG ĐIỆN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... 6 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... 7 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ............................................................................... 8 MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 11 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN HỆ THỐNG TRUYỀN TẢI ĐIỆN XOAY CHIỀU LINH HOẠT (FACTS) ...................................................................................... 13 1.1 Hệ thống truyền tải điện ............................................................................. 13 1.1.1 Giới thiệu chung .................................................................................. 13 1.1.2 Điều chỉnh , điều khiển các thông số trong hệ thống điện .................... 15 1.2 Hệ thống truyền tải điện xoay chiều linh hoạt (FACTS) ............................. 20 1.2.1 Thiết bị điều khiển ngang .................................................................... 20 1.2.2 Thiết bị điều khiển dọc ........................................................................ 22 1.2.3 Thiết bị điều khiển kết hợp .................................................................. 24 1.3 Hiệu quả ứng dụng của thiết bị điều khiển FACTS..................................... 25 CHƯƠNG 2 CẤU TẠO NGUYÊN LÝ VÀ MÔ HÌNH HÓA THIẾT BỊ SVC VÀ TCSC ............................................................................................................. 27 2.1 Cấu tạo nguyên lý các phần tử cơ bản ........................................................ 27 2.1.1 Cuộn kháng có điều chỉnh bằng thyristor – TCR.................................. 27 2.1.1.1 Cấu tạo của TCR .......................................................................... 27 2.1.1.2 Nguyên lý hoạt động và đặc tính điều chỉnh ................................. 28 2.1.1.3 TCR 3 pha .................................................................................... 32 2.1.2 Cuộn kháng đóng cắt bằng thyristor – TSR .......................................... 35 2.1.3 Tụ điện đóng cắt bằng thyristor – TSC................................................. 36 2.2 Thiết bị bù ngang tĩnh có điều khiển - SVC ............................................... 40 2.2.1 Cấu tạo của SVC ................................................................................. 40 Nguyễn Xuân Hồng – Cao học kĩ thuật điện 2009 2 NGUYÊN CỨU MÔ HÌNH VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ THIẾT BỊ FACTS TRONG TÍNH TOÁN HỆ THỐNG ĐIỆN 2.2.2 Đặc tính làm việc của SVC .................................................................. 41 2.2.3 Các khối điều khiển SVC..................................................................... 47 2.2.4 Mô hình hóa thiết bị SVC trong tính toán chế độ xác lập của hệ thống điện ............................................................................................................ 50 2.2.4.1 Mô hình thiết bị bù SVC theo dung dẫn có thể điều chỉnh được ... 51 2.2.4.2 Mô hình thiết bị bù SVC theo nguồn công suất phản kháng phụ thuộc vào góc điều khiển α ........................................................................ 51 2.3 Thiết bị bù dọc điều chỉnh bằng thyristor - TCSC ...................................... 53 2.3.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của TCSC .......................................... 53 2.3.2 Đặc tính làm việc của TCSC ................................................................ 57 2.3.3 Các khối điều khiển TCSC .................................................................. 58 2.3.3.1 Mô hình điều khiển ngoài của TCSC ............................................ 58 2.3.3.2 Mô hình điều khiển trong của TCSC............................................. 60 2.3.4 Mô hình hóa thiết bị TCSC trong tính toán chế độ xác lập của hệ thống điện ............................................................................................................ 62 2.3.4.1 Mô hình thiết bị TCSC theo điện kháng có thể điều chỉnh được ... 62 2.3.4.2 Mô hình TCSC theo điện kháng thay đổi phụ thuộc vào góc điều khiển α 62 CHƯƠNG 3 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THIẾT BỊ SVC VÀ TCSC TRONG BÀI TOÁN TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ XÁC LẬP CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN ................. 68 3.1 Mô hình bài toán tính toán chế độ xác lập của hệ thống điện ...................... 68 3.2 Bài toán tính toán chế độ xác lập của hệ thống điện khi có thiết bị SVC .... 70 3.2.1 Trường hợp SVC có mô hình theo dung dẫn có thể điều chỉnh được.... 70 3.2.2 Trường hợp SVC có mô hình theo nguồn công suất phản kháng phụ thuộc vào góc điều khiển. .............................................................................. 72 3.3 Bài toán tính toán chế độ xác lập của hệ thống điện khi có thiết bị TCSC .. 74 Nguyễn Xuân Hồng – Cao học kĩ thuật điện 2009 3 NGUYÊN CỨU MÔ HÌNH VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ THIẾT BỊ FACTS TRONG TÍNH TOÁN HỆ THỐNG ĐIỆN 3.3.1 Trường hợp TCSC có mô hình theo điện kháng có thể điều chỉnh được ... ............................................................................................................ 75 3.3.2 Trường hợp TCSC có mô hình theo điện kháng phụ thuộc vào góc điều khiển ............................................................................................................ 77 3.4 Kết quả ứng dụng....................................................................................... 81 CHƯƠNG 4 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THIẾT BỊ SVC VÀ TCSC TRONG BÀI TOÁN TỐI ƯU HÓA CHI PHÍ PHÁT ĐIỆN CỦA CÁC MÁY PHÁT TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN ............................................................................................... 88 4.1 Lý thuyết tối ưu hóa phi tuyến ................................................................... 88 4.1.1 Tối ưu hóa phi tuyến không ràng buộc ................................................. 88 4.1.1.1 Bài toán tối ưu hóa phi tuyến không ràng buộc ............................. 88 4.1.1.2 Phương pháp Newton giải bài toán tối ưu hóa không ràng buộc.... 89 4.1.2 Tối ưu hóa phi tuyến có ràng buộc đẳng thức ...................................... 90 4.1.2.1 Bài toán tối ưu hóa phi tuyến có ràng buộc đẳng thức ................... 90 4.1.2.2 Phương pháp Lagrange giải bài toán phi tuyến có ràng buộc đẳng thức ................................................................................................... 90 4.1.3 Tối ưu phi tuyến có ràng buộc bất đẳng thức ....................................... 91 4.1.3.1 Bài toán tối ưu phi tuyến có ràng buộc bất đẳng thức.................... 91 4.1.3.2 Một số phương pháp giải bài toán phi tuyến có ràng buộc bất đẳng thức ..................................................................................................... 91 4.2 Tối ưu hóa trong hệ thống điện .................................................................. 94 4.2.1 Bài toán tối ưu hóa trong hệ thống điện ............................................... 94 4.2.2 Hàm mục tiêu ...................................................................................... 94 4.2.3 Các biến .............................................................................................. 95 4.2.4 Các ràng buộc đẳng thức ..................................................................... 96 4.2.5 Các ràng buộc bất đẳng thức ................................................................ 97 Nguyễn Xuân Hồng – Cao học kĩ thuật điện 2009 4 NGUYÊN CỨU MÔ HÌNH VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ THIẾT BỊ FACTS TRONG TÍNH TOÁN HỆ THỐNG ĐIỆN 4.2.6 Giải bài toán tối ưu trong hệ thống điện chưa có thiết bị FACTS ......... 97 4.2.7 Bài toán tối ưu hóa trong hệ thống điện có thiết bị SVC .................... 107 4.2.8 Bài toán tối ưu hóa trong hệ thống điện có thiết bị TCSC .................. 109 4.3 Kết quả ứng dụng thuật toán tối ưu hóa.................................................... 112 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN................................................................................... 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 119 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 120 Nguyễn Xuân Hồng – Cao học kĩ thuật điện 2009 5 NGUYÊN CỨU MÔ HÌNH VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ THIẾT BỊ FACTS TRONG TÍNH TOÁN HỆ THỐNG ĐIỆN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HTĐ Hệ thống điện ĐDK Đường dây trên không FACTS Flexible AC Transmission System – Hệ thống truyền tải điện xoay chiều linh hoạt TCR Thyristor Controlled Reactor – Kháng điện điều khiển bằng thyristor TSR Thyristor Switched Reactor – Kháng điện đóng mở bằng thyristor TSC Thyristor Switched Capacitor – Tụ điện đóng mở bằng thyristor SVC Static Var Compensator TCSC Thyristor Controlled Series Capacitor Nguyễn Xuân Hồng – Cao học kĩ thuật điện 2009 6 NGUYÊN CỨU MÔ HÌNH VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ THIẾT BỊ FACTS TRONG TÍNH TOÁN HỆ THỐNG ĐIỆN DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 4.1 Hệ số chi phí và giới hạn phát công suất tác dụng của máy phát ... 113 Bảng 4.2 Kết quả tính toán trào lưu công suất và chi phí hệ thống điện 5 nút khi chưa tính toán tối ưu hóa ................................................................ 113 Bảng 4.3 Kết quả tính toán tối ưu hóa cho hệ thống điện có thiết bị SVC để điều chỉnh điện áp. ............................................................................... 114 Bảng 4.4 Kết quả tính toán tối ưu hóa hệ thống điện có thiết bị bù TCSC. ... 116 Nguyễn Xuân Hồng – Cao học kĩ thuật điện 2009 7 NGUYÊN CỨU MÔ HÌNH VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ THIẾT BỊ FACTS TRONG TÍNH TOÁN HỆ THỐNG ĐIỆN DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1 Điều khiển dòng công suất trên đường dây truyền tải ...................... 16 Hình 1.2 Thiết bị điều khiển ngang ................................................................ 21 Hình 1.3 Cấu tạo SVC ................................................................................... 22 Hình 1.4 Thiết bị điều khiển dọc .................................................................... 23 Hình 1.5 Thiết bị TCSC ................................................................................. 23 Hình 1.6 Thiết bị điều khiển kết hợp dọc-dọc ................................................ 24 Hình 1.7 Thiết bị điều khiển kết hợp dọc - ngang ........................................... 24 Hình 2.1 Cấu tạo TCR ................................................................................... 27 Hình 2.2 Dòng điện và điện áp trên TCR với các góc điều khiển khác nhau ... 29 Hình 2.3 Đặc tính dung dẫn của TCR theo góc điều khiển ............................. 30 Hình 2.4 Sóng hài dòng điện trong TCR ........................................................ 31 Hình 2.5 Sóng hài cơ bản và tổng các sóng hài không cơ bản của dòng điện qua TCR ....................................................................................................... 31 Hình 2.6 TCR nối tam giác, giá trị dòng điện dây và pha ứng với góc điều khiển khác nhau ..................................................................................... 32 Hình 2.7 Sơ đồ một sợi của TCR ba pha có bộ lọc ......................................... 33 Hình 2.8 Điện áp và dòng điện khi đóng tụ điện vào nguồn điện .................... 37 Hình 2.9 TSC có cuộn kháng nối tiếp với tụ................................................... 38 Hình 2.10 Điện áp sau khi đóng van của TSC ................................................ 38 Hình 2.11 Các loại TSC ba pha ...................................................................... 39 Hình 2.12 Sơ đồ TSC nói chung .................................................................... 40 Hình 2.13 Các thành phần cấu tạo của SVC ................................................... 40 Hình 2.14 a) Đặc tính V-I của SVC b) Đặc tính V-Q của SVC .................... 41 Hình 2.15 Đặc tính không có độ dốc và có độ dốc của SVC .......................... 44 Hình 2.16 Phối hợp hoạt động giữa hai SVC.................................................. 46 Nguyễn Xuân Hồng – Cao học kĩ thuật điện 2009 8 NGUYÊN CỨU MÔ HÌNH VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ THIẾT BỊ FACTS TRONG TÍNH TOÁN HỆ THỐNG ĐIỆN Hình 2.17 Cấu trúc chung của hệ thống điều khiển SVC ................................ 47 Hình 2.18 Đặc tính làm việc của SVC ............................................................ 50 Hình 2.19 Mô hình thiết bị SVC theo dung dẫn thay đổi ................................ 51 Hình 2.20 Mô hình thiết bị SVC là nguồn công suất phản kháng phụ thuộc vào góc điều khiển ........................................................................................ 52 Hình 2.21 Cấu tạo của TCSC ......................................................................... 53 Hình 2.22 Hệ thống TCSC thực tế ................................................................. 54 Hình 2.23 Các chế độ hoạt động của TCSC ................................................... 55 Hình 2.24 Đặc tính làm việc của TCSC.......................................................... 57 Hình 2.25 Sơ đồ điều khiển ngoài của TCSC ................................................. 58 Hình 2.26 Cấu trúc vòng lặp điều khiển ổn định TCSC .................................. 59 Hình 2.27 Sơ đồ khối điều khiển trong của TCSC dựa trên sự đồng bộ thành phần cơ bản của dòng điện ..................................................................... 61 Hình 2.28 Sơ đồ điều khiển trong của TCSC dựa trên dự đoán thời điểm qua giá trị 0 của điện áp tụ điện .................................................................... 61 Hình 2.29 Mạch điện tương đương của TCSC................................................ 62 Hình 2.30 Sơ đồ thay thế nhánh có thiết bị bù TCSC ..................................... 63 Hình 2.31. Dòng điện chạy qua TCR ............................................................. 63 Hình 2.32. Điện kháng của TCSC ở tần số cơ bản.......................................... 67 Hình 3.1 Sơ đồ thay thế của nhánh đường dây điển hình ................................ 68 Hình 3.2 Sơ đồ thuật toán tính toán trào lưu công suất của hệ thống có thiết bị SVC (theo mô hình điện dung điều chỉnh được) ..................................... 71 Hình 3.3 Sơ đồ thuật toán tính toán trào lưu công suất của hệ thống điện có thiết bị SVC (theo mô hình nguồn công suất phản kháng phụ thuộc vào góc điều khiển) ...................................................................................... 73 Hình 3.4 Sơ đồ thuật toán tính toán trào lưu công suất của hệ thống có thiết bị Nguyễn Xuân Hồng – Cao học kĩ thuật điện 2009 9 NGUYÊN CỨU MÔ HÌNH VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ THIẾT BỊ FACTS TRONG TÍNH TOÁN HỆ THỐNG ĐIỆN TCSC (theo mô hình điện kháng có thể điều chỉnh được)....................... 77 Hình 3.5 Sơ đồ thuật toán tính toán trào lưu công suất của hệ thống điện có thiết bị TCSC (theo mô hình điện kháng phụ thuộc vào góc điều khiển) 80 Hình 3.6 Sơ đồ hệ thống điện 5 bus ............................................................... 81 Hình 4.1 Nút cơ bản trong hệ thống điện........................................................ 96 Hình 4.2 Sơ đồ thuật toán giải bài toán tối ưu hóa trong hệ thống điện thường ............................................................................................................ 107 Hình 4.3 Sơ đồ thuật toán giải bài toán tối ưu hóa trong hệ thống điện có thiết bị SVC ................................................................................................. 109 Hình 4.4 Sơ đồ thuật toán giải bài toán tối ưu trong hệ thống điện có thiết bị TCSC ................................................................................................... 112 Nguyễn Xuân Hồng – Cao học kĩ thuật điện 2009 10 NGUYÊN CỨU MÔ HÌNH VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ THIẾT BỊ FACTS TRONG TÍNH TOÁN HỆ THỐNG ĐIỆN MỞ ĐẦU Hệ thống điện quốc gia đang ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng cao và sự phát triển không ngừng của xã hội. Cũng chính vì thế giữa các khu vực trong từng quốc gia, giữa các quốc gia với nhau đang hình thành mối liên kết để tạo thành các hệ thống điện hợp nhất có qui mô lớn cả về công suất và lãnh thổ. Những năm gần đây nhờ sự phát triển của kĩ thuật điện tử công suất, công nghệ chế tạo các thyristor công suất lớn và kĩ thuật đo lường điều khiển nên các thiết bị bù dùng thyristor đang được nghiên cứu và áp dụng. Ở những nước có trình độ công nghệ tiên tiến, các thiết bị bù dọc, bù ngang điều chỉnh bằng thyristor đã được ứng dụng và mang lại hiệu quả cao. Các thiết bị này gọi chung là thiết bị điều khiển FACTS, có khả năng điều chỉnh, điều khiển để nâng cao ổn định hệ thống, tăng khả năng truyền tải, giúp vận hành hệ thống điện một cách linh hoạt, hiệu quả trong chế độ bình thường cũng như trong chế độ sự cố. Khi hệ thống điện có các thiết bị FACTS thì bài toán đặt ra là cần phải mô hình các thiết bị FACTS này như thế nào vào trong các bài toán tính toán thông số chế độ của hệ thống điện. Chính vì vậy mục đích của bài luận văn này tác giả muốn trình bầy một số mô hình của thiết bị FACTS cụ thể là thiết bị SVC (Static Var Compensator) và TCSC (Thyristor Controlled Series Capacitor) để ứng dụng các mô hình này vào bài toán tính toán chế độ xác lập cũng như bài toán tối ưu hóa chi phí sản xuất điện của hệ thống. Nội dung bài luận văn bao gồm 5 chương Chương 1. Giới thiệu tổng quan về thiết bị FACTS, các loại thiết bị FACTS thường sử dụng trong hệ thống điện, hiệu quả cũng như ứng dụng của các thiết bị FACTS này. Chương 2. Trình bày về cấu tạo nguyên lý và các dạng mô hình của thiết bị Nguyễn Xuân Hồng – Cao học kĩ thuật điện 2009 11 NGUYÊN CỨU MÔ HÌNH VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ THIẾT BỊ FACTS TRONG TÍNH TOÁN HỆ THỐNG ĐIỆN SVC và TCSC. Chương 3. Trình bày ứng dụng các mô hình thiết bị SVC và TCSC ở chương 2 vào bài toán tính toán chế độ xác lập của hệ thống điện. Trong chương này có trình bày kết quả ứng dụng cho một hệ thống điện cụ thể. Chương 4. Trình bày ứng dụng các mô hình thiết bị SVC và TCSC ở chương 2 vào bài toán tối ưu hóa chi phí sản xuất trong hệ thống điện. Trong chương này có trình bày kết quả ứng dụng cho một hệ thống điện cụ thể. Chương 5. Trình bày các kết luận rút ra từ bài luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo. Tác giả xin chân trọng bày tỏ lòng biết ơn đối với TS. Đinh Quang Huy đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian qua. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô và bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tác giả hoàn thành bản luận văn này. Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết sai sót, tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và bạn bè. Nguyễn Xuân Hồng – Cao học kĩ thuật điện 2009 12 NGUYÊN CỨU MÔ HÌNH VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ THIẾT BỊ FACTS TRONG TÍNH TOÁN HỆ THỐNG ĐIỆN CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN HỆ THỐNG TRUYỀN TẢI ĐIỆN XOAY CHIỀU LINH HOẠT (FACTS) 1.1 Hệ thống truyền tải điện 1.1.1 Giới thiệu chung Sự phát triển nhanh chóng trong nhu cầu sử dụng điện, cùng với nhu cầu giảm chi phí năng lượng dẫn đến việc xây dựng và phát triển các nguồn phát ở xa trung tâm phụ tải lớn, chẳng hạn như các nhà máy thủy điện xây dựng ở nguồn nước nơi có lưu lượng dòng chảy lớn, các nhà máy nhiệt điện xây dựng gần nguồn nhiên liệu, các nhà máy địa nhiệt và thủy triều chỉ có thể xây ở một số địa điểm, còn nhà máy điện hạt nhân thì được xây dựng xa khu đô thị. Do đó cần thiết phải xây dựng hệ thống truyền tải điện để đưa điện từ nguồn phát đến trung tâm phụ tải. Hơn nữa, để tăng cường độ tin cậy của hệ thống, các đường dây truyền tải cần có độ dự trữ cao, có khả năng tải với lượng công suất lớn để liên kết hệ thống điện các miền, các khu vực với nhau. Để áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao và cực đại khả năng truyền tải công suất, cần phải xem xét các yếu tố có thể giới hạn khả năng truyền tải công suất. Về cơ bản, có 3 dạng giới hạn truyền tải công suất:  Giới hạn nhiệt  Giới hạn về cách điện  Giới hạn ổn định Các giới hạn này xác định công suất tối đa truyền tải được mà không gây nguy hiểm đến các đường dây truyền tải và các thiết bị điện. Giới hạn nhiệt: Giới hạn nhiệt của một đường dây trên không (ĐDK) là một hàm liên quan đến nhiệt độ môi trường, các điều kiện gió tác động vào đường dây, điều kiện của dây dẫn và khoảng cách của dây dẫn tới đất. Các giới hạn nhiệt biến đổi Nguyễn Xuân Hồng – Cao học kĩ thuật điện 2009 13 NGUYÊN CỨU MÔ HÌNH VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ THIẾT BỊ FACTS TRONG TÍNH TOÁN HỆ THỐNG ĐIỆN bởi hai nhân tố: sự biến đổi của môi trường xung quanh đường dây và mức độ tải của đường dây theo thời gian vận hành. Để tăng khả năng tải của một đường dây có thể sử dụng biện pháp thay đổi dây dẫn bằng loại dây khác có cấu trúc dây thay đổi để có khả năng tải dòng điện lớn hơn. Giới hạn về cách điện: Để tăng khả năng tải của đường dây truyền tải, có thể tăng điện áp làm việc của đường dây lên. Thông thường có thể xảy ra việc tăng điện áp làm việc bình thường lên 10% hoặc thậm chí cao hơn. Tuy nhiên, các quá điện áp làm việc và quá điện áp khí quyển có thể quá khả năng chịu đựng của cách điện. Giới hạn ổn định: Có một số các vấn đề về ổn định liên quan đến giới hạn khả năng truyền tải bao gồm ổn định tĩnh và ổn định động. - Ổn định tĩnh là khả năng của hệ thống điện sau những kích động nhỏ phục hồi được chế độ ban đầu hoặc rất gần với chế độ ban đầu. - Ổn định động là khả năng của hệ thống sau những kích động lớn phục hồi được trạng thái ban đầu hoặc gần với trạng thái ban đầu (trạng thái vận hành cho phép). Về cơ bản, giới hạn của công suất truyền tải có thể giải quyết bằng việc xây dựng thêm các tuyến truyền tải mới. Tuy nhiên điều này dẫn đến tốn kém về nhiều mặt như đất đai, tài chính, nhân công…Vì thế khi hệ thống điện phát triển nhanh đòi hỏi những công nghệ mới để khai thác triệt để các khả năng của hệ thống điện hiện có mà không ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống. Để đáp ứng nhu cầu này, các nghiên cứu về thiết bị điều khiển linh hoạt hệ thống truyền tải điện xoay chiều FACTS (Flexible Alternating Current Transmission Systems) đã được tiến hành vào cuối năm 1980 nhằm giải quyết các vấn đề chính là nâng cao khả năng truyền tải của các hệ thống truyền tải, điều chỉnh công suất, điều khiển bù công suất phản kháng với thời gian nhanh, ngăn cản dao động để ổn định điện áp một cách nhanh chóng. Công nghệ FACTS có thể được sử dụng để khắc phục các giới hạn về ổn Nguyễn Xuân Hồng – Cao học kĩ thuật điện 2009 14 NGUYÊN CỨU MÔ HÌNH VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ THIẾT BỊ FACTS TRONG TÍNH TOÁN HỆ THỐNG ĐIỆN định, giới hạn nhiệt và giới hạn về cách điện nhằm nâng cao khả năng truyền tải công suất trong hệ thống điện 1.1.2 Điều chỉnh , điều khiển các thông số trong hệ thống điện Công suất tác dụng và công suất phản kháng là một trong số các thông số quan trọng của hệ thống điện. Cũng như công suất tác dụng, công suất phản kháng trong hệ thống điện cần phải luôn luôn điều chỉnh để giữ trạng thái cân bằng (giữa công suất phát và phụ tải, kể cả tổn hao). Mất cân bằng công suất phản kháng dẫn đến chất lượng điện áp không đảm bảo, tăng tổn thất, hệ thống mất ổn định… Một đặc điểm khác về yêu cầu giữ cân bằng công suất phản kháng (so với công suất tác dụng) là có tính phân bố theo khu vực, bởi điện áp của các nút trong hệ thống rất khác nhau (không giống như tần số). Vì vậy ngoài công suất phản kháng cung cấp từ các nhà máy điện cần phải có thêm các nguồn công suất phản kháng phân bổ khác, như máy bù đồng bộ, tụ điện bù, kháng điện… Ngoài ý nghĩa trên, các thiết bị bù còn có tác dụng cải thiện thông số, đặc biệt đối với đường dây siêu cao, tác dụng điều chỉnh nâng cao ổn định. Xem xét đến sự thay đổi của các thông số chế độ của HTĐ liên quan đến các thông số điều khiển của thiết bị FACTS, ta nghiên cứu một ví dụ đơn giản về đường dây truyền tải trên ( Hình 1.1a). Nút 1 và 2 là thanh cái của các nút nguồn có công suất vô cùng lớn và để đơn giản giả thiết là các nút có công suất vô cùng lớn. Hai nút được nối với nhau thông qua đường dây truyền tải chỉ có điện kháng X (bỏ qua điện trở và dung dẫn của đường dây). E1 và E 2 là biên độ điện áp tại các nút tương ứng và góc lệch điện áp giữa chúng là  . E L là véc tơ điện áp giáng trên điện kháng X của đường dây. Biên độ dòng điện trên đường dây nhận được theo công thức I  EL và X lệch với E L một góc 90o. Nguyễn Xuân Hồng – Cao học kĩ thuật điện 2009 15 NGUYÊN CỨU MÔ HÌNH VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ THIẾT BỊ FACTS TRONG TÍNH TOÁN HỆ THỐNG ĐIỆN Hình 1.1 Điều khiển dòng công suất trên đường dây truyền tải a. Hệ thống hai máy đơn giản b. Đồ thị vector khi dòng điện vuông góc với điện áp đường dây c. Đồ thị vector dòng công suất tác dụng và phản kháng d. Đường cong công suất P với góc lệch δtrong các trường hợp X khác nhau e. Điều chỉnh biên độ điện áp làm thay đổi công suất phản kháng f. Điện áp bơm vào vuông góc với dòng điện đường dây làm thay đổi công suất phản kháng g. Nguồn điện áp bơm vào dọc đường dây Dòng điện chạy trên đường dây có thể được điều khiển bằng việc điều khiển E L hoặc X hoặc  . Nếu góc lệch điện áp giữa hai nút nhỏ, dòng điện gần như đặc trưng cho dòng công suất tác dụng. Việc tăng hoặc giảm điện kháng của đường dây sẽ Nguyễn Xuân Hồng – Cao học kĩ thuật điện 2009 16 NGUYÊN CỨU MÔ HÌNH VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ THIẾT BỊ FACTS TRONG TÍNH TOÁN HỆ THỐNG ĐIỆN có hiệu quả lớn đối với việc điều khiển dòng công suất tác dụng. Bởi vậy, xét về chi phí thì điều khiển điện kháng, mà thực chất là điều khiển dòng điện là cách điều khiển dòng công suất hiệu quả nhất. Có thể sử dụng các cuộn kháng được điều khiển để điều khiển công suất truyền tải và điều khiển góc lệch điện áp để nâng cao tính ổn định của hệ thống. Hình 1.1c, và Hình 1.1d, chỉ ra mối quan hệ theo đồ thị véc tơ giữa các dòng điện tác dụng và phản kháng cùng với mối liên hệ với điện áp tại hai điểm nút. Thành phần tác dụng của dòng điện tại nút 1 là: I p1   E2 sin   / X (1.1) Thành phần phản kháng của dòng điện tại nút 1 là: I q1   E1  E2cos  / X (1.2) Bởi vậy, công suât tác dụng tại đầu nút 1 là: P1  E1  E2 sin   / X (1.3) Công suất phản kháng tại đầu nút 1 là: Q1  E1  E1  E2 cos  / X (1.4) Tương tự, thành phần công suất tác dụng của dòng điện tại nút 2 là: I p 2   E1 sin   / X (1.5) Thành phần phản kháng của dòng điện tại nút 2 là: I q 2   E2  E1cos  / X (1.6) Bởi vậy, công suất tác dụng tại đầu nút 2 là: P2  E2  E1 sin   / X (1.7) Công suất phản kháng tại đầu nút 2 là: Q2  E2  E2  E1cos  / X Nguyễn Xuân Hồng – Cao học kĩ thuật điện 2009 (1.8) 17 NGUYÊN CỨU MÔ HÌNH VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ THIẾT BỊ FACTS TRONG TÍNH TOÁN HỆ THỐNG ĐIỆN Công suất P1 cũng như P2 đều bằng: P  E1 E2 sin  / X (1.9) Vì đã giả thiết rằng không có tổn thất công suất tác dụng trên đường dây. Nên khi X thay đổi sẽ làm cho P , Q1 và Q2 thay đổi theo như (1.9), (1.4) và (1.8). Hình 1.1d cho thấy công suất tác dụng tăng tới cực đại khi góc  tăng tới 90o sau đó công suất giảm tương ứng với góc  tăng và công suất giảm đến 0 khi góc   180o . Nếu không điều khiển với tốc độ cao các thông số như E1 , E2 , X và  đường dây truyền tải chỉ có thể sử dụng tốt dưới góc 90o. Việc tăng và giảm điện kháng X sẽ làm tăng và giảm độ cao của đặc tính công suất tác dụng theo góc lệch  . Đối với dòng công suất truyền tải sự thay đổi X sẽ tương ứng với sự thay đổi góc lệch giữa điện áp hai điểm đầu và cuối của đường dây truyền tải. Công suất (dòng điện) có thể cũng được điều khiển bởi việc điều chỉnh điện áp E1 hoặc E2 . Tuy nhiên, trên Hình 1.1e cho thấy với sự thay đổi của E1 thì hiệu điện áp E1  E2 không thay đổi nhiều còn góc pha của nó thì thay đổi đáng kể. Điều đó có nghĩa rằng, việc thay đổi điện áp E1 hoặc E2 có ảnh hưởng nhiều đến công suất phản kháng hơn là công suất tác dụng. Dòng điện và cả công suất cũng có thể thay đổi bởi nguồn điện áp bơm vào dọc theo đường dây. Như trên Hình 1.1f, khi véc tơ điện áp bơm vào vuông góc với dòng điện (mà nó gần như trùng với véc tơ hiệu điện áp), nó trực tiếp ảnh hưởng tới giá trị hiệu dụng của véc tơ dòng điện. Với góc lệch điện áp nhỏ, nó ảnh hưởng lớn tới công suất tác dụng. Điện áp dọc được bơm vào có thể là một véc tơ trùng về biên độ và góc pha với điện áp đường dây Hình 1.1g. Nó chỉ cho thấy với sự thay đổi biên độ và góc pha của nguồn điện áp dọc thì cả thành phần tác dụng và phản kháng của dòng điện cũng Nguyễn Xuân Hồng – Cao học kĩ thuật điện 2009 18 NGUYÊN CỨU MÔ HÌNH VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ THIẾT BỊ FACTS TRONG TÍNH TOÁN HỆ THỐNG ĐIỆN bị ảnh hưởng. Phương pháp sử dụng nguồn áp có ứng dụng quan trọng trong các thiết bị điều khiển FACTS. Với phân tích ở trên và trên Hình 1.1 cho thấy rõ một vài điểm cơ bản của các thông số liên quan đến khả năng điều khiển dòng công suất:  Điều khiển điện kháng đường dây X (ví dụ dùng tụ bù dọc có điều khiển bằng thyristor) có thể đưa ra một phương pháp hữu ích để điều khiển dòng điện.  Khi góc lệch điện áp giữa hai nút không lớn (thông thường ở các đường dây truyền tải) thì việc điều khiển điện kháng X hoặc góc thực chất dùng để điều khiển dòng công suất tác dụng truyền tải trên đường dây.  Điều khiển góc lệch điện áp  (ví dụ bộ điều chỉnh góc pha), mà nó lần lượt điều khiển điện áp của các nút là công cụ hữu ích để điều khiển dòng điện và cả dòng công suất tác dụng trong trường hợp góc lệch điện áp gữa hai nút không lớn.  Bơm nguồn điện áp dọc đường dây và vuông góc với véc tơ dòng điện có thể làm tăng hoặc giảm biên độ dòng điện. Đây là một phương pháp hữu ích trong việc điều khiển dòng điện đường dây và cả công suất tác dụng khi góc lệch điện áp không lớn.  Bơm nguồn điện áp dọc đường dây và cùng góc lệch với véc tơ điện áp nút có thể điều khiển được biên độ và góc của véc tơ dòng điện chạy trên đường dây. Điều đó cho thấy rằng việc bơm một véc tơ điện áp cùng với góc lệch thay đổi có thể đưa ra một phương pháp hữu ích để điều khiển chính xác công suất tác dụng và phản kháng.  Khi góc lệch điện áp không lớn, điều khiển biên độ của một trong các điện áp nút (ví dụ bộ điều chỉnh điện áp điều khiển bằng thyristor) có thể là phương pháp hiệu quả về kinh tế trong việc điều khiển dòng công suất phản kháng qua đường dây truyền tải.  Tổ hợp điều chỉnh điện kháng đường dây với một bộ điều khiển dọc và điều chỉnh điện áp với một bộ điều khiển ngang cũng có thể đưa ra một phương pháp hiệu Nguyễn Xuân Hồng – Cao học kĩ thuật điện 2009 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất