Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ TỔNG HỢP MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945...

Tài liệu TỔNG HỢP MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945

.DOC
13
3885
93

Mô tả:

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM HỌC : 2013 - 2014 Tên chuyên đề : TỔNG HỢP MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA LỊCH SƯ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 Đối tượng học sinh bồi dưỡng: Học sinh lớp 12 Số tiết bồi dưỡng : 6 tiết Người viết : Bùi Thu Hương Chức vụ : Tổ phó tổ Văn - Sử - GDCD Đơn vị công tác : Trường THPT Bình Xuyên A. MỤC TIỂU - Trên cơ sở kiến thức HS đã học giai đoạn 1930 - 1945 chương trình Lịch sử lớp 12, chuyên đề này nhằm giúp HS hệ thống và củng cố kiến thức, nắm vững kiến thức cơ bản và đánh giá được một số vấn đề lịch sử của giai đoạn 1930 -1945. - Đáp ứng yêu cầu của HS lớp 12 dự thi HS giỏi và thi tuyển sinh vào các trường Đại học, cao đẳng. - HS được rèn luyện kĩ năng bộ môn, kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh và đánh giá sự kiện lịch sử; kĩ năng trả lời câu hỏi, phân tích đề thi và làm bài thi tự luận. - Giáo dục cho HS lòng yêu nước, tự hào dân tộc; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh. B.KIẾN THỨC CƠ BẢN. 1. Tóm tắt quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930- 1945. 2. Những điểm chung và nét khác nhau của các thời kì cách mạng từ năm 1930 đến năm 1945. 3. Các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất của Đảng từ 1930-1945. 4. Thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945 là kết quả của 15 năm chuẩn bị (19301945). 5. Vai trò của Hồ Chí Minh đối với việc tổ chức, lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc từ năm 1941 đến năm 1945. 6. Vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945. 1 C.NỘI DUNG. I.Tóm tắt quá trình phát triển của CMVN từ năm 1930 đến năm 1945. 1.Thời kì CM 1930-1931. - Bối cảnh: +Khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933). +Tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động. +Khởi nghĩa Yên Bái thất bại. +Pháp khủng bố trắng. +Phong trào quần chúng lên cao. +Đảng ra đời lãnh đạo CMVN. - Chủ trương của Đảng: +Luận cương chính trị Tháng 10 chỉ rõ: Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền…tiến thẳng lên con đường XHCN.Hai nhiệm vụ của CM là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc có quan hệ khăng khít với nhau; Động lực của CM là giai cấp vô sản và nông dân; Lãnh đạo CM là giai cấp vô sản với đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản. - Đặc điểm: Phong trào rộng khắp 3 miền; Lực lượng chủ yếu là công nhân và nông dân; hình thức đấu tranh chủ yếu là vũ trang, bất hợp pháp; địa bàn chủ yếu là nông thôn. Đây là cuộc diễn tập lần thứ nhất cho CM tháng Tám. 2.Thời kì CM 1932-1935. -Bối cảnh: +TD Pháp tiếp tục thi hành chính sách khủng bố và mị dân. +CM bị tổn thất nặng nề. - Chủ trương của Đảng: Tháng 6/1932, Ban lãnh đạo TƯ thảo ra chương trình hành động với chủ trương đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ, thả tù chính trị, bãi bỏ các thứ thuế vô lí, củng cố và phát triển các đoàn thể CM của quần chúng. - Đặc điểm: 2 Phong trào đấu tranh của quần chúng nhen nhóm trở lại, một số hình thức đấu tranh mới xuất hiện. 3.Thời kì CM 1936 - 1939. - Bối cảnh: +Chủ nghĩa phát xít xuất hiện. +Hội nghị Quốc tế Cộng sản (7/1935) chủ trương lập mặt trận nhân dân ở các nước chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình. +Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền đầu năm 1936 thi hành 1 số chính sách tích cực ở thuộc địa. +Đại hội đai biểu lần thứ nhất của ĐCS Đông Dương (3/1935), đánh dấu Đảng được phục hồi và tiếp tục lãnh đạo CM. - Chủ trương của Đảng: Thể hiện trong Nghị quyết của hội nghị BCH TƯ ĐCS Đông Dương (7/1936), trong đó xác định: Nhiệm vụ của CM là chống đế quốc, chóng phong kiến; nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh…phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp; Chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. - Đặc điểm: Phong trào diễn ra sâu rộng, giác ngộ và tập hợp được đông đảo quần chúng, tuyên truyền sâu rộng CN Mác-Lênin. Địa bàn chính là ở thành thị. Đây là cuộc diễn tập lần thứ 2 chuẩn bị cho CM tháng Tám. 4.Thời kì CM 1939 - 1941. - Bối cảnh: +Tháng 9/1939 chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. +Tháng 9/1940 Nhật vào Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật. +Nhân dân ta phải chịu tình cảnh 1 cổ 2 tròng, mâu thuẫn dân tộc càng thêm gay gắt. - Chủ trương của Đảng: +Hội nghị TƯ Đảng lần thứ 6 (11/1939) chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. 3 +Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương ( gọi tắt là Mặt trận phản đế Đông Dương). 5.Thời kì CM từ tháng 5/1941 - 9/3/1945. - Bối cảnh: +Tháng 6/1941 Liên Xô tham chiến đã làm cho tính chất cuộc chiến tranh thế giới thay đổi. +Tháng 2/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp chỉ đạo CM. +Nhật - Pháp câu kết với nhau, vận mệnh dân tộc ta nguy vong không lúc nào bằng. - Chủ trương của Đảng: +Hội nghị TƯ Đảng lần thứ 8 (5/1941) chủ trương đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa CM về phạm vi từng nước, thành lập Mặt trận Việt nam độc lập đồng minh. + Ngày 19/5/1941 Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) ra đời. 6.Thời kì CM 9/3/1945 – 13/8/1945. - Bối cảnh: + Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương. +Tháng 5/1945 Đức đầu hàng đồng minh vô điều kiện, Nhật liên tiếp thất bại ở Thái Bình Dương. +Tình thế CM xuất hiện. +Kẻ thù chính lúc này là phát xít Nhật. - Chủ trương của Đảng: +Đảng ra chỉ thị: “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945). +Đảng phát động cao trào kháng Nhật cứu nước. 7.Thời kì CM 13/8/1945 - 2/9/1945. - Bối cảnh: +Liên Xô đánh bại đội quân Quan Đông của Nhật, tạo thời cơ thuận lợi cho CM Việt Nam. + Ngày 13/8/1945 Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện, tay sai của Nhật ở Đông Dương hoang mang dao động đén tột độ, quân đội đồng minh chưa kịp vào nước ta, nhân dân ta đã chuẩn bị sẵn sàng. 4 +Thời cơ ngàn năm có một đã đến. - Chủ trương của Đảng: +Đảng triệu tập hội nghị toàn quốc (13 -15/8/1945) chủ trương tiến hành tổng khởi nghĩa. +Quốc dân đại hội họp ở Tân Trào (16,17/8/1945) thông qua lệnh tổng khởi nghĩa, ra quân lệnh số 1. +Thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng TƯ do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. II.Những điểm chung và nét khác nhau của các thời kì cách mạng từ năm 1930 đến năm 1945. 1.Những điểm chung. - Đều khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong thực tiễn đấu tranh CM. - Đều tập hợp và tôi luyện quần chúng trong đấu tranh, đặc biệt là lực lượng công nông. - Đều là những cuộc diễn tập và chuẩn bị cho thắng lợi của CM tháng Tám năm 1945. - Đều để lại những bài học kinh nghiệm quý giá cho CM ở thời kì sau. 2.Những điểm riêng. - Thời kì 1930 - 1931: Nổi bật với vai trò của liên minh công - nông và hình thức nhà nước của dân, do dân và vì dân đó là chính quyền Xô viết - Nghệ Tĩnh. - Thời kì 1932 - 1935: Nổi bật với sự vững vàng của Đảng trước khủng bố dã man của thực dân Pháp. - Thời kì 1936 - 1939: Nổi bật với việc kết hợp các phương pháp đấu tranh, tập hợp và xây dựng đội quân chính trị hùng hậu. - Thời kì 1939 - 1945: Nổi bật với chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, tập hợp lực lượng quần chúng rộng rãi trong mặt trận dan tộc thống nhất, tổ chức lực lượng vũ trang kết hợp với lực lượng chính trị nổi dậy giành chính quyền. III.Các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất của Đảng từ 1930 -1945. * Lí luận về Mặt trận dân tộc thống nhất: Vận dụng sáng tạo quan điểm “CM là sự nghiệp của quần chúng” và kế thừa truyền thống đoàn kết của dân tộc, trong quá trình lãnh đạo CM giai đoạn 1930 – 1945, căn cúa 5 vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể Đảng đã đề ra những hình thức Mặt trận dân tộc thống nhất cho phù hợp. Tuy khác nhau về tên gọi nhưng Mặt trận dân tộc thống nhất là một khối đại đoàn kết toàn dân, là nơi tập hợp đông đảo lực lượng CM, góp phần quan trọng vào thắng lợi của CM tháng Tám. 1.Thời kì 1930 - 1931: Hội đồng minh phản đế Đông Dương. - Hoàn cảnh ra đời: +Ngày 3/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo một phong trào CM rộng lớn của quần chúng nhân dân. +Tháng 10/1930, khi phong trào phát triển tới đỉnh cao, hội nghị BCH TƯ Đảng họp và đề ra chủ trương thành lập Hội đồng minh phản đế Đông Dương. +Tháng 11/1930 Hội đồng minh phản đế Đông Dương được thành lập nhằm đoàn kết toàn dân, lấy công - nông làm 2 động lực chính. - Vai trò: Sau khi hội được thành lập cũng là lúc thực dân Pháp đàn áp dã man phong trào CM 1930 - 1931, do đó hội chưa có hoạt động gì thực tiễn trong CM Việt Nam. Tuy nhiên hội đồng minh phản đế Đông Dương chính là cơ sở dể Đảng ta thành lập các hình thức Mặt trận dân tộc thống nhất sau này. 2.Thời kì 1936 -1939: Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương. - Hoàn cảnh ra đời: +Thế giới: Sau khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 , Chủ nghĩa phát xít ra đời đe doạ hoà bình thế giới. Trong bối cảnh đó Quốc tế Cộng sản họp đại hội lần thứ 7 (7/1935) kêu gọi các nước thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít. Năm 1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp. +Trong nước: Đời sống các tầng lớp nhân dân khổ cực. Căn cứ vào tình hình đó Đảng xác định kẻ thù và mục tiêu đấu tranh đồng thời đề ra hình thức tập hợp lực lượng với chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, đến năm 1938 đổi tên thành Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận dân chủ Đông Dương. - Vai trò: 6 +Tập hợp được đông đảo quần chúng đấu tranh, tham gia vào các phong trào do Đảng phát động như Đông Dương đại hội, các cuộc mít tinh, biểu tình… +Qua các phong trào này các tổ chức chính trị của quần chúng được thành lập như Hội ái hữu, Hội tương tế… +Mặt trận dân chủ Đông Dương góp phần tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, làm cho Chủ nghĩa Mác - Lê nin ngày càng thấm sâu trong quần chúng. 3.Thời kì 1939 - 1945: Mặt trận thống nhất phản đế Đông Dương và Mặt trận Việt minh. a) Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương. - Hoàn cảnh ra đời: +Thế giới: Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. +Trong nước: Pháp tăng cường bóc lột quần chúng nhân dân, mâu thuẫn dân tộc gay gắt. +Tháng 11/1939 Hội nghị BCH TƯ Đảng lần thứ 6 đã quyết định đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và để tập hợp lực lượng Đảng quyết định thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc Phản đế Đông Dương (gọi tắt là Mặt trận Phản đế Đông Dương) thay cho Mặt trận Dân chủ Đông Dương không còn phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới. - Vai trò: Tiếp tục tập hợp lực lượng CM tham gia vào các phong trào đấu tranh, tiêu biểu là khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì, binh biến Đô Lương… b) Mặt trận Việt minh. - Hoàn cảnh ra đời: +Thế giới: Chiến tranh thế giới thứ 2 bước vào giai đoạn quyết liệt. +Trong nước: Phát xít Nhạt kéo vào Đông Dương (9/1940), Pháp – Nhật câu kết với nhau áp bức bóc lột nhân dân ta rất dã man, tàn bạo. Mâu thuẫn dân tộc sâu sắc. +Từ ngày 10 đến ngày 19 - 5- 1941 hội nghị BCH TƯ Đảng lần thứ 8 họp tại Pắc Bó (Cao Bằng) nhận định: “ Mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với đế quốc phát xít đã trở thành mâu thuẫn chủ yếu nhất…Vận mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng và trong lúc này quyền lợi của bộ phận , của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, dân tộc”. Từ nhận định đó hội nghị khẳng định nhiệm vụ chủ yếu 7 trước mắt của CM là giải phóng dân tộc. Hội nghị cũng nhận thấy cần phải đưa CM về phạm vi trong nước để tránh âm mưu chia rẽ của địch, đồng thời nhân dân các nước Đông Dương cũng có nhiệm vụ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh giành độc lập của mình. Từ nhận định trên, hội nghị chủ trương thành lập một mặt trận đoàn kết dân tộc rộng rãi lấy tên là: Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thay cho Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương nhằm đoàn kết, tập hợp lực lượng của mọi tầng lớp nhân dân chống kẻ thù chính trước mắt của dân tộc là đế quốc, phát xít Pháp - Nhật, chuẩn bị mọi điều kiện, chờ thời cơ đứng lên khởi nghĩa vũ trang. - Vai trò: +Tập hợp mọi lực lượng yêu nước để xây dựng khối đoàn kết dân tộc, xây dựng lực lượng chính trị đông đảo cho CM. +Mặt trận Việt Minh có vai trò to lớn trong việc chỉ đạo cao trào kháng Nhật cứu nước, tổ chức những cuộc đấu tranh vũ trang khởi nghĩa từng phần ở các địa phương..Việt Minh đã tập dượt cho quần chúng đấu tranh. +Trên cơ sở phát triển các đoàn thể cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh, lực lượng vũ trang CM hình thành và phát triển cùng với lực lượng quần chúng đông đảo, tạo nên sức mạnh tổng hợp nổi dậy giành chính quyền. +Trong những ngày Tổng khởi nghĩa, Tổng bộ Việt Minh đã đứng ra triệu tập Quốc dân đại hội ở Tân Trào, kêu gọi, tổ chức huy động lực lượng của quần chúng tham gia Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. +Mặt trận Việt Minh là một sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một điển hình trong công tác mặt trạn của Đảng.Việt Minh có vai trò to lớn trong việc chuẩn bị và lãnh đạo Tổng khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi. * Kết luận: - Mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng ta sáng lập trên cơ sở liên minh công – nông dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm thêm bạn bớt thù là một vấn đề sách lược của CM nhưng nó có ý nghĩa chiến lược góp phần quyết định tới thắng lợi của CM tháng Tám. - Thắng lợi của các thời kì 1930 - 1931, 1936 - 1939, 1939 – 1945 gắn liền với thắng lợi của các mặt trận dân tộc thống nhất. Đặc biệt là thành công của CM tháng Tám gắn liền với Mặt trận Việt Minh. 8 IV.Thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945 là kết quả của 15 năm chuẩn bị lực lượng và lãnh đạo đấu tranh (từ 1930-1945). * Lí luận: CM không tự nó đến mà phải tích cực chuẩn bị để giành lấy nó. CM tháng Tám nổ ra và giành thắng lợi trong vòng 15 ngày là thành quả 15 năm chuẩn bị lực lượng và lãnh đạo đấu tranh của Đảng. Ngày 14/8/1945 Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, chớp thời cơ Đảng đã lãnh đạo quần chúng đấu tranh giành chính quyền. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng giành thắng lợi trong vòng 15 ngày. Ngày 2/9/1945 nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời. Có được thắng lợi to lớn này là do có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt trong vòng 15 năm kể từ khi Đảng ra đời (1930). 1.Chuẩn bị về lực lượng CM. a) Lực lượng chính trị: Ngay từ khi ra đời Đảng đã chủ trương công tác chuẩn bị về mặt lưc lượng. Trong đó lực lượng chính trị có vai trò quan trọng vì CM là sự nghiệp của quần chúng, CM muốn thắng lợi phải có đông đảo các giai cấp, tầng lớp xã hội tham gia. Ngay trong cương lĩnh chính trị đầu tien của Đảng nêu rõ phải tập hợp, tranh thủ lôi kéo các tầng lớp nhân dân trong một tổ chức quàn chúng. Tổ chức đó lúc đầu đơn giản sau phát triển thành những tổ chức rộng hơn, chặt chẽ hơn, tạo thành đội quân chính trị hùng hậu của CM. Đó chính là các hình thức tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất từ 1930 - 1945 ( Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, Mặt trận Việt Minh…) b)Lực lượng vũ trang: Trên cơ sở lực lượng chính trị phát triển, Đảng xây dựng lực lượng vũ trang CM. Ngay sau khi thành lập, Đảng có chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang từ việc xây dựng lực lượng tự vệ, đội du kích đầu tiên (đội du kích Bắc Sơn) cho đến việc thành lập các trung đội cứu quốc quân. Đến 1941 thành lập đội tự vệ chiến đấu ở Cao Bằng. - Ngày 22/12/1944, Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. - Tháng 4/1945, Đảng triệu tập Hội nghị quân sự Bắc kì, Hội nghị quyết định thành lập Việt Nam giải phóng quân trên cơ sở hợp nhất đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng 9 quân và Cứu quốc quân. Đây là lực lượng vũ trang trực tiếp tiến hành tổng khởi nghĩa trong CM tháng 8/1945 và góp phần đưa đến thắng lợi của tổng khởi nghĩa. 2.Chuẩn bị về lãnh đạo đấu tranh của Đảng. - Ngay sau khi ra đời Đảng đã giương cao ngọn cờ tập hợp và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Đảng ta là Đảng duy nhất lãnh đạo cuộc đấu tranh CM ở Việt Nam. Trong khi thực dân Pháp đàn áp ác liệt cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Đảng không lùi bước mà vẫn phát động và lãnh đạo phong trào CM rộng lớn ( Phong trào CM 1930 - 1931). - Sau phong trào CM 1930 - 1931, BCH TƯ Đảng, Xứ uỷ Bắc kì, Trung kì, Nam kì và nhiều ttoor chức cơ sở Đảng bị tan vỡ nhưng Đảng vẫn kiên cường đấu tranh để khôi phục phong trào. - Đến phong trào Dân chủ 1936 - 1939, Đảng đã lãnh đạo phong trào đấu tranh công khai với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, sáng tạo thu được nhiều thắng lợi. - Khi cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi, Đảng đã triệu tập Hội nghị TƯ 6 (11/1939) và đề ra chủ trương mới, giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chuyển phương pháp đấu tranh, chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. Sự chuyển hướng về chỉ đạo chiến lươc CM của Đảng theer hiện sự nhạy bén về chính trị và năng lực lãnh đạo của Đảng. - Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo CM, sau đó một thời gian Người triệu tập và chủ trì Hội nghị TƯ 8 (Tháng 5/1941). Hội nghị xác định: Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của CM là giải phóng dân tộc và chủ trương thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) đồng thời xác định hình thái khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. Như vậy một lần nữa Đảng nhấn mạnh và giương cao hơn mữa ngọn cờ giải phóng dân tộc. Hội nghị lần thứ 8 BCH TƯ Đảng. Hội nghị lần thứ 8 của BCH TƯ Đảng đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng được đề ra từ Hooij nghị TƯ 6 nhằm giải quyết mục tiêu số 1 của CM là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo để thực hiện mục tiêu đó. 10 Đến Hội nghị TƯ 8 sự chuẩn bị về dướng lối của Đảng cho Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 đã hoàn chỉnh. Khi thời cơ đến, Đảng đã họp hội nghị toàn quốc (14,15/8/1945) và Đại hội quốc dân (16,17/8/1945) để phát động quần chúng tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Với đường lối của Đảng cùng sự chuẩn bị mọi mặt và thời cơ ngàn năm có một, CM thảng Tám đã nổ ra và giành thắng lợi trong 15 ngày. V. Vai trò của Hồ Chí Minh đối với việc tổ chức, lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc từ năm 1941 đến năm 1945. CM tháng Tám thắng lợi là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố nhưng nó không thể tách rời tên tuổi và đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cương vị là người lãnh đạo Đảng, lãnh đạo CM Việt Nam. Công lao của Người gắn liền với công lao của Đảng. Vai trò đó được thể hiện ở các đường lối, chủ trương của Đảng bao giờ cũng bắt nguồn từ tư tưởng Hồ Chí Minh, được BCH TƯ Đảng bàn bạc, thông qua và được quần chúng thực hiện có hiệu quả. Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời kì này còn được thể hiện ở những đóng góp riêng của Người đó là những lời dạy, lời huấn thị, lời kêu gọi và những hành động gương mẫu của Người đã lôi cuốn mọi người làm theo. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong cách mạng tháng Tám: - Người chủ trì Hội nghị TW 8: Sau khi về nước (28/1/1941), trước những chuyển biến của tình hình thế giới và tình hình trong nước, từ ngày 10/5 đến ngày 19/5/1941, Người đã triệu tập và chủ trì Hội nghị TW 8. Hội nghị đề ra nhiều nội dung quan trọng, hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng đề ra tại Hội nghị TW 6 (tháng 11/1939). - Xây dựng lực lượng cách mạng: Nhận thức rõ tầm quan trọng của lực lượng cách mạng, để đưa cách mạng tháng Tám tới thành công, cách mạng phải có lực lượng để thực hiện đường lối. Vì vậy, sau Hội nghị TW 8, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến hành việc chuẩn bị lực lượng cho cách mạng, bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. 11 + Chuẩn bị lực lượng chính trị cho cách mạng: Ngày 19/5/1941, Người sáng lập ra Mặt trận Việt Minh nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp, giai cấp; xây dựng khối đoàn kết toàn dân; thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc. + Chuẩn bị lực lượng vũ trang: Sau khi về nước (28/1/1941), Người quyết định thành lập đội tự vệ Cao Bằng để bảo vệ căn cứ và làm nhiệm vụ huấn luyện chính trị, vũ trang cho các đội tự vệ địa phương. Thực hiện Chỉ thị của Người, ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân chính thức thành lập. Người khẳng định: “Đây là đội quân đàn anh của cả nước, do đó, phải đi khắp Bắc, Trung, Nam vừa tuyên truyền, vừa đánh địch, vừa giúp các địa phương phát triển lực lượng vũ trang”. + Xây dựng căn cứ địa cách mạng: Tháng 6/1945, khu giải phóng Việt Bắc rộng lớn được thành lập do Người đứng đầu. Đây là căn cứ địa cách mạng lớn nhất của cả nước, là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới. - Người là linh hồn của cách mạng tháng Tám: Sáng suốt dự đoán thời cơ cách mạng, có những nhận định đúng đắn và lãnh đạo Tổng khởi nghĩa. + Ngày 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Khi Nhật đầu hàng, Người khẳng định trong Hội nghị toàn quốc của Đảng cộng sản Đông Dương (từ ngày 14/8 đến ngày 15/8/1945) tại Tân Trào (Tuyên Quang): “Thời cơ ngàn năm có một đã đến”. Trên cơ sở nhận định tình hình, Người cùng Đảng đã quyết định tiến hành Tổng khởi nghĩa và thành lập Ủy ban khởi nghĩa. + Người cùng Tổng bộ Việt Minh triệu tập Đại hội Quốc dân ở Tân Trào (từ ngày 16/8 đến ngày 17/8/1945). Đại hội đã tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, cử Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam trong đó Người được bầu làm Chủ tịch. + Dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Hồ chủ tịch, cả dân tộc ta triệu người như một đã đứng lên tiến hành Tổng khởi nghĩa chỉ trong 15 ngày (từ ngày 13/8 đến ngày 28/8/1945) và đã đưa cách mạng tới thành công. - Người đã soạn thảo và đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 12 Ngay khi Cách mạng tháng Tám còn đang diễn ra ở một số địa phương còn lại của Nam Bộ, Người đã cùng với Chính phủ lâm thời về Hà Nội. Tại Hà Nội, Người đã trực tiếp soạn thảo Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Người trịnh trọng đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bản Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá, chẳng những khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mà còn mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của Cách mạng tháng Tám. Kết luận: Tất cả các sự kiện trên đã chứng tỏ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, từ việc hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng đến việc xây dựng lực lượng, xây dựng căn cứ địa cách mạng, từ lãnh đạo Tổng khởi nghĩa đến soạn thảo và đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều không tách rời vai trò của Nguyễn Ái Quốc. Người là vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, dân tộc Việt Nam. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan