Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Tổng hợp các bài thuyết minh và nội dung tuyến điểm của 3 miền bắc...

Tài liệu Tổng hợp các bài thuyết minh và nội dung tuyến điểm của 3 miền bắc

.DOCX
180
405
65

Mô tả:

TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM
TỔNG HỢP CÁC BÀI THUYẾT MINH VÀ NỘI DUNG TUYẾN ĐIỂM CỦA 3 MIỀN BẮC, TRUNG, NAM VIỆT NAM Phần 1.Miền Trung. I/ NÔI DUNG TUYẾN ĐIỂM MIỀN TRUNG 1/ ĐỊA LÝ Diện tích: 62.256,8 km². Dân số: 11.479.500 người. Duyên hải miền trung bao gồm các tỉnh từ Đèo Ngang trở vào Bình Thuận, ứng với vương quốc Chămpa cổ, gồm có 11 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Phía Bắc giáp Hà Tĩnh (ranh giới là Đèo Ngang). Phía Nam giáp Đông Nam Bộ. Phía Tây giáp Lào và Tây Nguyên. Phía Đông giáp biển Đông (có nhiều vịnh, biển đẹp tầm quốc tế). Thành phố trực thuộc Trung Ương là Đà Nẵng. Địa hình có hai dạng chính: miền núi và đồng bằng thung lũng hẹp. Độ cao thấp dần từ Tây sang Đông. Có nhiều nhánh núi nhỏ đâm thẳng ra biển làm ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh ( cụ thể là: đèo Ngang giữa Quảng Bình và Hà Tĩnh, đèo Hải Vân giữa Đà Nẵng, đèo Bình Đê giữa Quảng Ngãi và Bình Định, đèo Cù Mông giữa Bình Định và Phú Yên, đèo Cả giữa Phú Yên và Khánh Hòa). Khí hậu: từ phía Bắc đèo Hải Vân trở ra Quảng Bình (Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình) một năm có 4 mùa giống miền Bắc. Từ nam đèo Hải Vân đến Bình Thuận có mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, kèm mưa bão (trung bình 10 lần/năm), và có lũ quét dữ dội (khác lũ hiền ở miền Tây Nam Bộ). Sông ngòi bắt nguồn từ dãy Trường Sơn ở phía Tây chảy về phía Đông tạo ra các cửa biển lớn như: sông Nhật Lệ – cửa Đồng Hới, sông Bến Hải – Cửa Tùng – Quảng Trị, sông Cam Lộ – Cửa Việt, sông Hương – Cửa Thuận An, sông Hàn – cửa Đà Nẵng, sông Thu Bồn – Cửa Đại – Hội An, sông Đà Rằng – Tuy Hòa, sông Côn – Thị Nại – Quy Nhơn, sông Cái – Xúp Bóng – Nha Trang, sông Cà Ty – Phú Hài – Bình Thuận. Sông có độ dốc cao, phù hợp phát triển thủy điện: thủy điện sông Hinh (Phú Yên); và nhiều công trình thủy lợi như: hồ sông Quao (Tánh Linh – Bình Thuận), sông Cam Lộ (Quảng Trị), sông Côn (Quy Nhơn). Chính các sông này bồi lắng phù sa cho các cánh đồng duyên hải tạo ra các cảng biển nổi tiếng, cảng Cửa Việt, cảng Chân Mây, cảng Tiên Sa, cảng Hội An, cảng Dung Quất, cảng Thị Nại, cảng Vũng Rô, cảng Cầu Đá (Ninh Thuận). Các con sông ở đây khô hạn triệt để vào mùa khô. Giao thông vận tải: Đường bộ có quốc lộ 1A xuyên suốt dọc theo biển từ Bắc xuống Nam. Hiện nay có thêm đường mòn Hồ Chí Minh công nghiệp hóa dọc theo phía Tây. Từ đây, người Pháp đã thiết kế các quốc lộ vuông góc để đến với Tây Nguyên. Đường biển là lợi thế và đã thông thương với Thế giới từ rất sớm trong lịch sử (cảng Hội An). Nguồồn sưu tầồm Page 1 Đường hàng không: có sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay Phú Bài (Huế), sân bay Chu Lai (Quảng Nam), sân bay Phù Cát (Quy Nhơn), sân bay Đông Tác (Tuy Hòa), sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa). Đường sắt nằm trên trục đường Bắc Nam. Động thực vật: có các vườn quốc gia tiêu biểu như Phong Nha – Kẽ Bàng, Bạch Mã, khu bảo tồn thiên nhiên núi Chúa (Nha Trang),… tiêu biểu cho rừng nhiệt đới khô hạn. Ở rừng Bạch Mã có các loài động vật nhiệt đới như cọp, sao trĩ,… Tài nguyên du lịch: Với ưu thế bờ biển dài, vịnh biển đẹp, trong xanh, khí hậu ấm áp quanh năm nên phù hợp với loại hình du lịch nghĩ dưỡng, thể thao. Với nền văn hóa Chăm pa rực rỡ và lịch sử nhà Nguyễn phong phú để lại nhiều di tích độc đáo, phù hợp du lịch văn hóa, lịch sử. Nằm ở ngã ba Đông Nam Á (vị trí đắc đạo) phù hợp du lịch hội nghị. Là cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông Tây nối liền Lào, Đông Bắc Thái Lan, Miến Điện, Đông Nam Trung Quốc phù hợp du lịch thương mại, du lịch caravan. Tài nguyên khoáng sản: mỏ vàng Bồng Miêu (Quảng Nam), mỏ cát làm thủy tinh (Quy Nhơn, Cam Ranh, Quảng Nam), mỏ Titan (Mũi Né, Hòn Rơm), mỏ dầu (biển Trường Sa). 2/ LỊCH SỬ Thời cổ đại: Ở Quảng Trị, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huê người ta phát hiện nhiều trống đồng chứng tỏ vào thời kỳ Hùng Vương ở phía Bắc, vùng này đã có các cộng đồng thiểu số sinh sống. Họ đã giao lưu với người Bắc Việt ở phía Bắc. Họ có thể là các cư dân cổ của Đông Nam Á. Vào khoảng 500 năm trước Công nguyên có một luồng cư dân từ vùng đảo Inđônêsia thuộc chủng Polynesien hay Mã Lai – Đa Đảo đến định cư. Sau đó họ chia làm các nhánh hướng về Tây Nguyên lập nghiệp: người Êđê, GiơRai, Churu, Rănglay. Riêng ở vùng duyên hải miền Trung là cộng đồng người Chăm có điều kiện giao lưu với thế giới bên ngoài tốt nhất. Người Chăm sớm tiếp nhận văn minh Ấn Độ. Cuối thế kỷ thứ II, đầu thế kỷ thứ III đã có chữ Phạn xuất hiện ở vùng Diên Khánh – Nha Trang. Tuy nhiên các cộng đồng người Chăm ở ven sườn núi không bị ảnh hưởng Ấn Độ giáo (người ta gọi là Chăm H’Roi). Người Chăm truyền thống đã tạo nên văn hóa rực rỡ cho riêng mình trước khi bị văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng, đó là văn hóa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Thời trung đại: Từ thế kỷ thứ IV ở miền Trung tồn tại một vương quốc tên là Lâm Ấp (Xứ Rừng). Từ đây đạo Bà La Môn giáo đã được vương triều Lâm Ấp chấp nhận gần như là quốc giáo. Tiến hành xây thánh địa Mỹ Sơn ở thượng nguồn sông Thu Bồn, dưới chân núi Chúa. Ở đoạn giữa sông Thu Bồn là kinh đô Simhapura (Trà Kiệu) và cuối nguồn nơi biển Cửa Đại là cảng Đại Chiêm. Đây là trung tâm quan trọng bậc nhất của lịch sử Chămpa kéo dài đến thế kỷ 11. ở Mỹ Sơn đã xây dựng được gần 70 tháp, nay còn khoảng 20 tháp. Đến thế kỷ VI, vương quốc Lâm Ấp được đổi thành vương quốc Chămpa (tên loài hoa Đại hay hoa Sứ biểu hiện sự tinh khiết mọc nhiều ở miền Trung; là tên của một thành phố cổ – nơi xuất phát của đạo Bà La Môn). Từ thế kỷ XI, vương quốc lùi về Quy Nhơn với thành Đồ Bàn – Quy Nhơn. Thế kỷ thứ VIII, IX có tiểu quốc ở xứ Kau–tha–ra (Nha Trang), Pôsanư (Phan Thiết). Thế kỷ XIII, XIV vương triều của họ ở Panduranga (Phan Rang) với tháp Pôklonggiarai và Pôrômê. Nguồồn sưu tầồm Page 2 Thời nhà Lý, Đại Việt đã mở những trận đánh sang Chămpa, bắt nhiều tù binh (nghệ nhân tài giỏi) về phục dịch kinh thành Thăng Long. Đến thời Trần, vua Chế Bồng Nga đã chỉ huy đội thủy binh 3 lần chiếm đánh Thăng Long, vua nhà Trần phãi bỏ chạy vào rừng. Đến lần thứ 4 thì bị thất bại. Nhà Trần với tinh thần Phật giáo: “Từ bi hỉ xả” đã gả công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân năm 1306. đổi lại vua Chế Mân dâng 2 ô Châu, Lý (từ Quảng Bình đến Bắc sông Thu Bồn) cho Đại Việt. Ngày nay ở Huế vẫn còn đền thờ và lễ hội Huyền Trân . Đến thời vua Lê Thánh Tông – thế kỷ XVI, ranh giới của Đại Việt đã tới Đèo Cả – Phú Yên (núi Đá Bia – Thạch Bia Sơn). Đến năm 1695, Nguyễn Hữu Cảnh dánh tan phủ Thuận Thành ở Phan Rí, vương quốc Chămpa chính thức suy vong. Khi vương quốc Chămpa suy vong cũng là lúc hình thành xứ Đàng Trong của Đại Việt vào năm 1558. Tại Phú Xuân đã trải qua 9 đời Chúa, 13 đời Vua mở mang bờ cõi đất phương Nam như ngày nay. Riêng ở đời Chúa Nguyễn Phúc Ấn cuối thế kỷ XVIII, có phong trào Tây Sơn nổ ra ở Bình Định, đã lên ngôi thay Chúa Nguyễn khoảng 25 năm, dẹp được 2 kẻ thù xâm lăng lớn nhất lúc bấy giờ là: 29 vạn quân Thanh ở phía Bắc, và 25 vạn quân Xiêm ở phía Nan, với nhiều cải cách lớn, nhất là sự ra đời của Chữ Nôm. Nhà Nguyễn đã để lại nhiều di sản văn hóa, truyền thống ở miền Trung như Kinh thành Huế, lăng, tẩm, đền, đài, đình, phố cổ,… Huế đã được Unesco ghi nhận là di sản văn hóa thế giới. 1858, Pháp đánh vào Đà Nẵng chuẩn bị thôn tính nước ta. Đến 1884, vua Tự Đức đã ký hàm ước Pa-trơ-nốt biến Trung kỳ thành xứ bảo hộ của Pháp, nhập vào Liên hợp Đông Dương của Pháp gồm 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Nhiều phong trào yêu nước nổ ra như: phong trào Cần Vương với các cụ Trần Quý Cáp, Trịnh Phong, vua Hàm Nghi, Duy Tân, phong trào của cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Từ khi Đảng Công sản ra đời, cách mạng miền Trung phát triển vượt bậc. Tại Huế, ngày 23 tháng năm 1945, vua Bảo Đại chính thức trao ấn kiếm cho chính quyền Cách mạng, chính thức thoái vị, kết thúc triều đình nhà Nguyễn ở miền Trung Việt Nam. Thời chống Mỹ 1954 – 1975 đây là địa bàn chiến lược giáp ranh với Bắc Việt nên nhiều căn cứ quân sự hiện đại nhất của Mỹ được lập tại đây như: căn cứ Chu Lai ở Núi Thành – Quảng Nam, Nam Ô ở Đà Nẵng. Nhiều trận đánh nổi tiếng ở miền Trung như: trận Chu Lai. Tết Mậu Thân ở Huế năm 1968, vụ thảm sát Mỹ Lai năm 1986 ở Quảng Ngãi, trận đánh ở Thành cổ Quảng Trị năm 1972. Ngày nay với ưu thế lịch sử Chămpa để lại nhiều đền tháp đẹp, nhà Nguyễn để lại nhiều kinh thành, đền, chùa, nhiều căn cứ thời chống Mỹ cùng với các bãi biển đẹp, các món ăn ngon là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch Miền Trung. 3/ NHÂN VĂN Đây là vùng đất thiên nhiên không ưu đãi, nhưng nhân tài thì có nhiều. Người Chăm đã để lại nghệ thuật kiến trúc đền tháp kỳ vỹ và thổ cẩm và làm gốm. Người Việt có nhiều danh nhân đóng vai trò quan trọng trong lịch sử khẩn hoang miền Nam: Nguyễn Hữu Cảnh – Quảng Bình, Nguyễn Cư Trinh – Quy Nhơn, Đào Duy Từ – Bình Định, Anh em Tây Sơn – Bình Định, Huỳnh Thúc Kháng, Phạm Văn Đồng – Quảng Ngãi, Nguyễn Văn rỗi – Quảng Nam, Võ Nguyên Giáp – Quảng Bình, Thoại Ngọc Hầu – Quảng Nam, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh – Quảng Nam,… Nguồồn sưu tầồm Page 3 Nghệ thuật bác học có Nhã nhạc Cung đình Huế. Nghệ thuật dân gian: bài chòi, hát bả trạo, hát bội. Về điêu khắc: Viện sĩ Điềm Phùng Thị, tranh làng Sừng, tranh XQ,… 4/ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC Chuyên đề về lịch sử, nghệ thuật kiến trúc Chămpa. Lịch sử 9 đời chúa, 13 đời vua triều Nguyễn. Chuyên đề về đặc sản miền Trung như món ăn Huế, Quảng Nam: Bún bò Huế, cơm hến, bánh nậm, bánh lọc (Huế), cao lầu, mì Quảng, bê thui Cầu Móng (Quảng Nam), zon (Quảng Ngãi), tré, bò khô, rượu Bàu Đá (Bình Định), thịt ba chỉ (Đà Nẵng). Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. các di tích, trận đánh Cam Ranh, Phù Mỹ, Chu Lai, Quảng Trị, vĩ tuyến 17, La Bảo, Cửa Tùng, địa đạo Vĩnh Mốc, Mẹ Suốt,… Chuyên đề lũ lụt miền Trung. Chuyên đề về tính tiết kiệm của người dân miền Trung. Chuyên đề du lịch biển. Chuyên đề về các di sản Thế giới. II/ TUYẾN ĐIỂM CỤ THỂ, SƠ ĐỒ TUYẾN MIỀN TRUNG. 1. THÀNH PHỐ BIÊN HÒA – QUẢNG BÌNH. *Thành phố Biên Hòa. Thành phố Biên Hòa nằm ở phía Tây của tỉnh Đồng Nai, Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, Nam giáp huyện Long Thành, Đông giáp huyện Thống Nhất, Tây giáp huyện Dĩ An, Tân Uyên tỉnh Bình Dương và Quận 9 – TP.Hồ Chí Minh . Nằm 2 bên bờ Sông Đồng Nai, cách trung tâm TP.HCM 30 km (theo Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1A), cách TP Vũng Tàu 90 Km (theo Quốc lộ 51). Tổng diện tích tự nhiên: 154,67 km2 Dân số năm 2006: 548.860 người Đi trên quốc lộ 1A, tới ngã 3 Tam Hiệp, phía bên trái là tượng đài chiến thắng Long Bình +Tượng đài chiến thắng Long Bình. Đây là tượng đài được xây dựng để tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ binh chủng đặc công Biên Hòa đã làm nên chiến thắng Long Bình vào ngày 20 tháng 10 năm 1966. Chiến thắng Tổng kho liên hợp Long Bình còn gọi là “tiếng sấm Long Bình” là trận đánh thể hiện cho lối đánh độc lập, độc đáo của lực lượng đặc công Biên Hòa bí mật thọc sâu, đánh hiểm, dùng đạn ít mà hiệu suất cao và rút lui an toàn, lối đánh ấy đã giúp cho bộ đội ta những kinh nghiệm quý báu trong hiệp đồng tác chiến giữa quân chủ lực và bộ đội địa phương. Rẽ trái tại ngã 3 này là con đường dẫn vào khu công nghiệp Long Bình +Khu Công Nghiệp Long Bình. Là khu công nghiệp liên doanh giữa Tập đoàn Nissho Iwai – Nhật Bản và Công ty Agtex – Việt Nam. Thuộc quốc lộ 15A phường Long Bình thành phố Biên Hòa. Được xây dựng vào năm 1996 với diện tích 100 ha, có khu chế xuất 40 ha trong khoa học công nghiệp. Đi thêm một đoạn nữa, tới một ngã tư bên phải là con đường vào khu công nghiệp Amata Khu Công Nghiệp Amata Công ty TNHH AMATA Việt Nam là chủ đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp AMATA KCN Amata nằm trên Xa lộ Bắc Nam thuộc Phường Long Bình, Thành phố Biên Hòa, một vị trí khá thuận lợi cho nhà đầu tư. Được Thành lập : 1995 Diện tích : giai đoạn 1 phát triển 129 ha, đã lắp đầy và đang triển khai giai đoạn 2 với 232 ha. Nguồồn sưu tầồm Page 4 Vẫn tiếp tục đi trên quốc lộ 1A chúng ta sẽ đi qua ngã 3 Hố Nai và khu thiên chúa giáo. Khi gần tới huyện Trảng Bom, nhìn bên trái là con đường vào thác Giang Điền. +Thác Giang Điền. Thác Giang Điền thuộc xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, Đồng Nai. Cách trung tâm TP.HCM 45 km. Ra mắt đầu năm 2006 (mới hoàn thành giai đoạn một) nhưng với diện tích 67 ha, khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền đang dần trở thành sự lựa chọn thú vị cho những hội trại lên đến cả ngàn người, những chuyến picnic, dã ngoại cuối tuần. Tiếp tục chúng ta sẽ đến với huyện Trảng Bom +Huyện Trảng Bom. Trảng Bom là một huyện là một huyện thuộc tỉnh Đồng Nai , phía Nam giáp huyện Long Thành, phía Đông giáp huyện Thống Nhất, phía Tây giáp thành phố Biên Hòa, phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu. Tổng diện tích tự nhiên: là 326,14 km2, chiếm 5,54% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Dân số năm 2006: 194.458 người, mật độ dân số 596,24 người/km2. Tiềm năng du lịch: thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, có lợi thế về điều kiện tự nhiên, môi trường, sự kết hợp hài hòa giữa rừng trồng và mặt nước ao hồ, thác ghềnh tự nhiên. Huyện có 03 khu công nghiệp là Sông Mây, Hố Nai và Bàu Xéo. Huyện với lợi thế cách Tp.HCM 50km và Tp. Biên Hòa 30km về phía đông, dọc theo Quốc lộ 1A là địa bàn khuyến khích thu hút đầu tư của các doanh nghiệp. Tới huyện Trảng Bom đi thêm một đoạn nữa là tới ngã 3 Trị An. Đây là đường vào thủy điện Trị An. +Nhà Máy Thủy Điện Trị An. Nhà Máy Thủy Điện Trị An được xây dựng trên sông Đồng Nai, cách thành phố Hồ Chí Minh 65 km về phía Đông Bắc, với sự hợp tác của Liên Xô từ 1984, đưa vào hoạt động năm 1991. Nhà máy thủy điện Trị An có 4 tổ máy, với tổng công suất thiết kế 400 MW, sản lượng điện trung bình hàng năm 1,7 tỉ KWh. Dung tích hồ chứa nuớc của nhà máy là 2.765,00 km khối Tới thủy điện rồi đi thêm một đoạn nữa thì sẽ tới chiến khu Đ +Chiến khu Đ. Chiến khu Đ đánh dấu sự kiện thành lập và Hội nghị lần thứ nhất Trung ương Cục miền Nam (1961), Đồng thời có ý nghĩa chính trị và lịch sử to lớn trong cuộc đấu tranh cách mạng kiên cường, anh dũng của quân dân miền Nam, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của phong trào cách mạng, chuyển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc sau phong trào Đồng Khởi. Trung ương Cục miền Nam và một số cơ quan lãnh đạo Trung ương Cục tuy chỉ đứng chân ở Chiến khu Đ trong gần hai năm 1961 – 1962, sau đó chuyển về căn cứ Dương Minh Châu (Tây Ninh), nhưng đã có những hoạt động hết sức quan trọng: tiếp tục thực hiện nhiệm vụ lịch sử của Xứ uỷ Nam bộ, Trung ương miền Nam; lãnh đạo, chỉ đạo kiện toàn về tổ chức các cơ quan tham mưu của Đảng bộ miền Nam, bao gồm Văn phòng Trung ương Cục, Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam, Ban Bảo vệ An ninh, Ban Tổ chức, Ban Tuyên huấn, Ban Thông tin liên lạc, Ban Giao – Bưu – Vận, Đài phát thanh, thông tấn xã giải phóng. . . Chỉ đạo củng cố và kiện toàn bộ máy lãnh đạo kháng chiến ở các khu, tỉnh, thành toàn Miền Nguồồn sưu tầồm Page 5 Nam từ Vĩ tuyến 17 đến Cà Mau. Chỉ đạo này là nhân tố hàng đầu đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, tập trung của Trung ương Đảng với sự nghiệp cách mạng ở miền Nam. Trung ương Cục đã nối thông hành lang chiến lược từ Chiến khu Đ – miền Đông Nam bộ với Khu VI, Tây Nguyên, Khu V, đồng bằng Nam bộ ra Trung ương, tiếp nhận sự chi viện to lớn của miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa cho Đảng bộ và quân dân miền Nam trên tuyến đầu chống Mỹ, cứu nước. Khu căn cứ Trung ương Cục miền Nam tại chiến khu Đ ( 1961 – 1962 ) là nơi diễn ra những sự kiện lịch sử đặc biệt quan. Đặc biệt trong tư tưởng quan điểm lãnh đạo, Trung ương Cục rất quan tâm đến công tác xây ựng và phát triển căn cứ địa, đảm bảo hậu cần tại chỗ cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ cứu nước. Quay trở lại quốc lộ 1A, phía bên phải là nhà hàng Hưng Phát, đi thêm một đoạn nữa là tới ngã 3 Dầu Giây. Đây là quốc lộ 20 đi Đà Lạt. Quốc lộ 20 dài khoảng hơn 250 km, là trục đường bộ đi từ ngã ba Dầu Dây thuộc tỉnh Đồng Nai lên tới thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Quốc lộ 20 đi qua địa phận 02 tỉnh: tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng, có nhiều đèo dốc, trong đó có đèo Bảo Lộc và đèo Prenn. Quốc lộ 20 đi qua nhiều rừng cao su, rừng thông, rừng nhiệt đới, những vườn cây công nghiệp, những đồi trà, cà phê bạt ngàn. Từ ngã 3 Dầu Giây đi thêm một đoạn nữa chúng ta sẽ qua vườn cao su và tới thị xã Long Khánh. +Thị Xã Long Khánh. Tổng diện tích tự nhiên: 195 km2Dân số 2006: 142.567 người. Nằm ở giữa về phía Đông của tỉnh Đồng Nai và là một huyện trung du nằm trên cửa ngõ vào TP Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp huyện Thống Nhất và huyện Xuân Lộc, phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ, phía Đông giáp huyện Xuân Lộc, phía Tây giáp huyện Thống Nhất. Thị xã Long Khánh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp với vùng kinh tế chiến lược Đông Nam bộ, Cao nguyên và Miền Trung có nhiều tuyến đường giao thông quốc gia đi qua, có vị trí rất quan trọng về các mặt chính trị- kinh tế – xã hội và an ninhquốc phòng đối với tỉnh và cả khu vực. Thị xã Long Khánh là đầu mối giao lưu hàng hóa với các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Phú Yên…là điều kiện cho phát triển thương mại-dịch vụ. Đi qua khỏi dốc Mẹ Bồng Con, nhìn bên phải là con đường đi vào công ty cao su Đồng Nai. +Tổng Công Ty Cao Su Đồng Nai. Tổng Công Ty Cao Su Đồng Nai tại Thị xã Long Khánh, Tỉnh Đồng nai, nằm trên trục quốc lộ 1A, có vị trí địa lý và giao thông thuận lợi. Là đơn vị trực thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt nam, được thành lập ngày 02/06/1975 trên cơ sở tiếp quản 12 đồn điền có diện tích 21.054 ha vườn cây và 04 nhà máy sơ chế của các công ty Pháp để lại với sản lượng 10.500 tấn năm 1975. Sau 10 năm (19751985) đã nâng lên 17 nông trường ,diện tích lên đến 55.781 ha, sản lượng khai thác chiếm 50% tổng sản lượng cao su ở Việt nam. Năm 1994 Tổng công ty cao su Đồng Nai tách 4 nông trường, diện tích 13.559 ha cho tỉnh Bà rịa Vũng tàu để thành lập Công ty cao su Bà rịa. Đi thêm một đoạn nữa nhìn bên trái là con đường dẫn vào khu du lịch Suối Tre. Đi qua ngã 3 Hoa một đoạn, bên tay trái là tượng đài chiến thắng Long Khánh. Công Viên Tượng Đài Chiến Thắng Nguồồn sưu tầồm Page 6 Để ghi nhớ công lao của các chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh xương máu, góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy truyền thống cách mạng của địa phương, thể theo nguyện vọng của đông đảo cán bộ chiến sĩ và nhân dân địa phương . Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Long Khánh đã có chủ trương xây dựng một công trình tượng đài kết hợp công viên cây xanh mang tên công viên tượng đài chiến thắng. Công trình được đặt viên đá đầu tiên vào ngày 21/4/2000 chính thức khởi công vào 22/12/2000 và hoàn thành vào 15/4/2001. Tổng dự toán công trình 4.103.096.000đồng. Trên mặt bằng 7.712,3m2, với vị trí khá thuận lợi nằm ngay khu tam giác giao tiếp giữa quốc lộ 1 và đại lộ Hùng Vương của Thị xã hướng từ miền Trung vào, vừa đến phường Phú Bình du khách sẽ nhìn rõ mồn một toàn cảnh khu công viên tượng đài chiến thắng Long Khánh, với nhóm tượng đài một nam, một nữ chiến sĩ giải phóng quân uy nghi, hùng vĩ, sừng sững với tư thế tiến công chỉ tay về hướng Sài Gòn mở đường cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đi đến thắng lợi hoàn toàn. Tiếp tục đi thẳng chúng ta sẽ đi ngang qua trại giam K4 của bộ công an. Tới ngã 3 Tân Phong, là quốc lộ 56 đi Bà Rịa đi chừng 3km là tới mộ cổ Hàng Gòn Mộ Cổ Hàng Gòn Từ huyện Long Khánh đi dọc Quốc lộ 1 chừng vài km tới ngã ba Tân Phong , xã Xuân Tân (Long Khánh), tiếp tục đi theo Quốc lộ 56 về hướng Bà Rịa vũng Tàu, chỉ khoảng 3 km, du khách sẽ đến Mộ cổ Hàng Gòn. Năm 1910, người Pháp lập đồn điền cao su, phá rừng và phát hiện ra Mộ cổ Hàng Gòn. Kích thước ngôi mộ dài 4,20m; ngang 2,70m; cao 1,60m; ghép bằng sáu phiến đá hoa cương lớn, nặng không dưới 50 tấn. Các phiến đá ghép với nhau theo hệ thống rãnh đục làm nắp và phiến đá làm đáy. Hai bên ngôi mộ có hai trụ đá hoa cương cao 7,5m với tiết diện 0,4m x1,10m và mười trụ đá cát có tiết diện hình chóp cao từ 3m đến 4,10m. Mộ cổ Hàng Gòn có kích thước to lớn khác thường nên còn gọi là mộ cự thạch (cự: to lớn; thạch: đá). Theo các nhà khảo cổ, ngôi mộ có cách đây khoảng 2.000 năm và loại đá làm mộ chỉ có ở Đà Lạt hoặc Phan Rang. Những phiến đá nặng hàng tấn đã được vận chuyển bằng cách nào qua quảng đường hai đến ba trăm km trong điều kiện chưa có đường xá, xe cộ và phương tiện gì ? Năm 1992, Nhà bảo tàng Đồng Nai trùng tu ngôi mộ cự thạch Hàng Gòn để bảo tồn di sản văn hóa, cũng trong năm này Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận và xếp hạng đây là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Người dưới ngôi mộ cổ là tổ tiên trực tiếp của người Mạ, người Chơro, hoặc người Xtiêng ở miền Đông Nam Bộ. Hiện nay Mộ cổ Hàng Gòn vẫn chứa nhiều bí mật mà các nhà khảo cổ còn chưa trả lời đầy đủ. Tiếp tục chạy trên quốc lộ 1A sau khi qua chợ trái cây Bão Hòa chúng ta sẽ đến với huyện Xuân Lộc Xuân Lộc Xuân Lộc là một huyện của tỉnh Đồng Nai. Trung tâm của huyện là thị trấn Gia Ray. Địa danh Xuân Lộc nổi tiếng là chiến trường ác liệt trong trận Xuân Lộc vào tháng 4 năm 1975. Trước đây, thị trấn Long Khánh thuộc huyện Xuân Lộc nhưng năm 2000 đã nâng cấp thành thị xã. Nguồồn sưu tầồm Page 7 Xuân Lộc nổi tiếng với các vườn cây ăn trái như chôm chôm, sầu riêng và các gia súc như heo, gà, bò. Xuân Lộc có các địa danh như núi Gia Lào (được phong làm “Đệ nhị thiên sơn” của vùng Nam Bộ), hồ Suối Vọng. Phía đầu huyện Xuân Lộc có con đường đi vào làng của người dân tộc Châu Ro thuộc xã Châu Pha, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Núi Chứa Chan còn gọi là núi Gia Ray hay núi Gia Lào thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, là ngọn núi cao thứ hai khu vực Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long, với chiều cao 800m so với mặt nước biển. Núi Chứa Chan nổi tiếng với phong cảnh hùng vĩ. Đá vôi là một đặc trưng của ngọn núi này. Đặc biệt ở độ cao 600m, núi Chứa Chan có một ngôi chùa nổi tiếng khắp vùng Nam Bộ. Hàng năm vào những dịp lễ hoặc những ngày rằm (tháng Giêng, tháng 7) hàng trăm ngàn du khách từ khắp nơi đến đây thắp hương, cúng tế, cầu nguyện cho gia đình và người thân được bình an. Đi tiếp một đoạn nữa chúng ta sẽ đi qua ngã 3 Ông Đồn. đây là con đường vào thị trấn Gia Ray. Đi trên đoạn đường này chúng ta sẽ có dịp ngắm rừng cây lá buông ngay bên quốc lộ về bên trái và bên phải là thánh đường và làng người chăm và người Châu ro. Đi hết huyện Xuân Lộc chúng ta sẽ tới địa phận của tỉnh Bình Thuận. Tỉnh Bình Thuận Cách thành phố Hồ Chí Minh 188km. Phía bắc và đông bắc giáp Ninh Thuận, tây bắc giáp Lâm Đồng, tây giáp Đồng Nai, đông và đông nam giáp biển, tây nam giáp Bà Rịa – Vũng Tàu. Thuộc phần cuối dãy núi Trường Sơn cao hơn 1.000m đâm ra biển, độ dốc cao. Có sông La Ngà và 6 con sông nhỏ. Đất canh tác chiếm 1/7 tổng diện tích. Ven biển nhiều đồi cát và ngập mặn. Khí hậu: Thuộc khu vực khô hạn nhất cả nước, lượng mưa ít, trung bình 1.000 đến 1.600 mm/năm (bằng 1/2 lượng mưa trung bình ở Nam Bộ). Nhiệt độ trung bình 27 độ C. Độ ẩm trung bình 80%. Công trình lớn quốc gia: Cụm thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi công suất 476 Mw/h. Bình Thuận là địa danh chung chỉ vùng đất Nam Trung Bộ thời các đời chúa Nguyễn cho mở mang khai khẩn. Trải qua 300 năm, những thay đổi địa giới, đơn vị hành chính và dân cư theo các biến cố lịch sử đã hình thành tỉnh Bình Thuận ngày nay. Bình Thuận có 192 km bờ biển, có huyện đảo Phú Quý và nhiều đảo nhỏ, vũng, vịnh trước ngư trường rộng lớn có nhiều dòng hải lưu, hội tụ các đàn cá, tôm, mực… Với 4.600 con tàu lớn nhỏ, ngư dân thạo nghề ở đây mỗi năm đánh bắt được 130 ngàn tấn hải sản các loại. Mực là sản phẩm giá trị nổi tiếng của tỉnh được ưa chuộng ở thị trường trong và ngoài nước. Thương hiệu nước mắm Phan Thiết từ lâu có chất lượng và hương vị riêng vẫn cung cấp đều đặn cho thị trường nội địa. Một mỏ vàng du lịch mới lộ ra đúng thời thế và những nhà đầu tư trong và ngoài nước nhanh chóng nắm bắt cơ hội, lập các dự án du lịch dọc dải đất dài hơn 20 km từ Phan Thiết qua Mũi Né đến Hòn Rơm và mời gọi du khách bốn phương.Chỉ trong vài năm, một trọng điểm du lịch cấp quốc gia thứ 10 – Du lịch Bình Thuận được đánh dấu son trên bản đồ, dành cho loại hình du lịch dã ngoại, sinh thái nghỉ dưỡng đang rất được khách. Lịch sử vùng đất còn lưu giữ tháp Chàm Pôsanư, quần thể tháp thời thần Shiva này tồn tại và 1200 năm và là kiến trúc Chăm duy nhất được xây bằng gạch lớn, được mài và kết dính độc đáo. Bình Thuận có bề dày lịch sử, văn hoá lâu đời, nhất là văn hoá Chăm pa với nhóm di tích tháp Chàm cổ Pôshanư, đền thờ Poklong Mơhnai và hơn 100 bảo vật hoàng tộc Chăm Nguồồn sưu tầồm Page 8 nguyên gốc quý hiếm được bà Nguyễn Thị Thềm, hậu duệ vua Chăm lưu giữ, trong đó có vương miện, áo bào, hia hài, vòng xuyến của vua và hoàng hậu. Người Chăm là một trong những người đầu tiên phát hiện ra công dụng của nước khoáng Bình Thuận. Họ đã dùng nước khoáng này chữa bệnh và chế nước thơm rửa tượng thánh. Bằng nước khoáng Bình Thuận, vào thế kỷ 13, người Chăm đã chữa khỏi bệnh phong cho vua Chế Mân của họ. Công chúa Huyền Trân, con gái vua Trần và cũng là hoàng hậu của vua Chế Mân rất ngạc nhiên về sự màu nhiệm, huyền bí của suối nước này nên đã đặt tên suối là Vĩnh Hảo. Người Pháp cũng khai thác nước khoáng Vĩnh Hảo từ năm 1920. Bình Thuận là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, là cửa ngõ giao lưu kinh tế – văn hóa – xã hội giữa khu vực Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Với hệ thống các quốc lộ 1A, 28, 55, nơi đây trở thành giao điểm nối liền các trung tâm du lịch lớn của khu vực và cả nước như Nha Trang, Đà Lạt, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu. Tất cả những yếu tố đó đã và đang nâng cao vị thế của du lịch Bình Thuận. Trong nguồn tài nguyên du lịch Bình Thuận, du lịch biển là một thế mạnh do thiên nhiên ưu ái ban tặng điển hình trong đó là biển Mũi Né – một bãi biển rất đẹp nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Từ đồi cát bay, du khách có thể thấy toàn bộ khung cảnh biển Mũi Né, được tận hưởng những màn trượt cát đầy cảm giác. Tới tỉnh Bình Thuận, đầu tiên chúng ta sẽ đi qua huyện Hàm Tân. Hàm Tân Huyện Hàm Tân hiện nay có diện tích 134km2 và dân số khoảng 58,000 người (2005) Hàm Tân là một huyện cực nam của tỉnh Bình Thuận. Phía đông của huyện là biển Đông, phía nam giáp với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, phía Bắc giáp với huyện Hàm Thuận Nam của tỉnh. Hàm Tân vốn là một huyện nghèo, đa số dân sống bằng nghề nông và đi biển. Trước đây, thị trấn Lagi là huyện lỵ, nhưng kể từ khi Lagi được nâng lên thành thị xã năm 2005, thị trấn Tân Minh trở thành huyện lỵ. Ngay đầu huyện Hàm Tân là trại giam Z30D Trại Giam Z30D Vào trại Z30D (tọa lạc dưới chân núi Bể thuộc xã Tân Minh, Hàm Tân, Bình Thuận) là con đường nhựa trải dài dưới bóng mát của cây xanh với diện tích hơn 17.000ha. Nơi đây, xưa kia từng là một vùng đồi núi trọc, hoang vu sỏi đá, đất đai bạc màu cằn cỗi. Năm 1977, Bộ Nội vụ quyết định dời trại cải tạo Thủ Đức (Trung tâm cải huấn Thủ Đức của chế độ ngụy quyền Sài Gòn trước 1975) về Tân Minh, Hàm Tân, Thuận Hải cũ (nay là tỉnh Bình Thuận). Với quyết tâm biến nơi đây không chỉ trở thành một khu vực trại cải tạo quy mô, đầy đủ tiện nghi mà còn biến nơi đây thành một vùng kinh tế trọng điểm. Đi tới ngã 3 Hàm Tân là con đường đi thị xã Lagi nơi có Dinh Thầy Thím Dinh Thầy Thím Dinh Thầy Thím toạ lạc giữa khu rừng già, có tên là rừng dầu Bàu Cát thuộc xã Tân hải, huyện Hàm Tân cách thành phố Phan Thiết khoảng 70km về phía Đông Nam. Để tỏ lòng tôn kính và biết ơn công lao Thầy Thím, dân làng đã lập dinh tại địa điểm ngaỳ nay để tôn thờ. Nhân dân quanh vùng coi Thầy Thím như vị Thành Hoàng biểu hiện cho nhiều tính cách đáng quý đó là tài đức, tính cần cù, miệt mài lao động, lòng nhân ái với người nghèo khổ. Dinh Thầy Thím được kiến tạo lại quy mô từ năm Kỷ Mão(1879). Hiện nay trên thanh xà cò của Dinh còn dòng chữ Hán khắc chìm “Kỷ Mão niên thập nhị quạt nhị thập ngũ nhật kiến tạo” kiến tạo ngày 25 tháng 12 năm Kỷ Mão (1879). Dinh Thầy Thím có dạng kiến trúc như Nguồồn sưu tầồm Page 9 một ngôi đình làng bao gồm nhiều công trình : Chính điện, nhà thờ Tiền Hiền, nhà Võ Ca. Trong khám thờ chính ở Chánh điện còn hai bài vị thờ Thầy Thím và nhiều bức hoành ca ngợi công đức Thầy Thím. Cách Dinh Thầy Thím chừng 5km là khu vực mộ Thầy Thím . Ở đây 4 ngôi mộ đắp bằng cát trắng rất lớn, theo dân gian hai ngôi mộ của Thầy Thím và 2 ngôi mộ của đệ tử Thầy. Ngày nào cũng có du khách đến viếng mộ với lòng thành kính. Hơn 100 năm qua Dinh Thầy Thím trở thành nơi để nhân dân chiêm bái, những năm gần đây là khu danh lam thắng cảnh và du lịch kết hợp với núi rừng xung quanh, bãi biển, đồi dương. Hàng năm nhân dân khắp nơi đến viếng mộ, thăm Dinh nhưng đông nhất vẫn là diọ giỗ Thầy ngày 5 tháng giêng âm lịch và tế Thu của Dinh từ ngày 14-16 tháng 9 âm lịch. Dinh Thầy Thím được Bộ Văn Hoá xếp hạng. Tiếp tục đi trên quốc lộ 1A, tới thị trấn Thuận Nam, bên phía phải có con đường đi Mũi Kê Gà. Đi thêm một đoạn nữa, cũng phía bên phải là núi Tà Cú. Khu Du Lịch Sinh Thái Núi Tà Cú Khu du lịch Núi Tà Cú nằm sát quốc lộ 1A, ở thị trấn Thuận Nam (huyện Hàm Thuận Nam), cách TP Phan Thiết 30km. Khu du lịch rộng hơn 250.000 m2 có rừng, núi và biển với quần thể sinh thái phong phú. Vừa qua hệ thống cáp treo hiện đại đã được lắp đặt tại đây. Sau khi vượt qua đỉnh ngọn núi nhỏ và khu rừng già nguyên sinh, trước mặt du khách là biển Hàm Thuận Nam, bên trái là ngọn hải đăng Kê Gà nổi tiếng có hơn 100 tuổi, hằng ngày vẫn cần mẫn hướng dẫn tàu, thuyền đi lại trên biển ban đêm an toàn. Sau khi đi lên núi bằng cáp treo, theo con đường mòn độ vài trăm mét, khách tham quan sẽ nhìn thấy một quần thể: chùa, tháp, tượng Phật và hang động. Ðáng lưu ý nhất là di tích “Song Lâm Thị Tịch” với tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn lớn nhất Ðông Nam Á, dài 49m, cao 11m và nhóm Tam Thế Phật đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Leo lên hàng trăm bậc đá, vãn cảnh chùa, thăm hang động, du khách còn thấy những giò lan rừng nở đầy hoa, thơm ngát, vắt vẻo trên những cây dầu, cây bằng lăng… trong rừng nguyên sinh. Khuôn viên nhà chùa trên núi vừa rộng, vừa mát có nhiều ghế đá, ghế gỗ là nơi ngồi để tận hưởng ngọn gió trong lành từ biển. Khách có thể rửa mặt từ những vòi nước trong vắt, mát rượi từ núi chảy ra và nghỉ ngơi ở đây. Khi theo cáp treo đi xuống cũng rất thú vị. Từ trên cao, khách thấy những vườn thanh long thẳng hàng, xanh rì, dưới xa là những làng xóm mái ngói đỏ tươi. Nhìn toàn cảnh khu du lịch, khách sẽ ngạc nhiên và thú vị được chiêm ngưỡng ý tưởng độc đáo của các nhà kiến trúc khi xây dựng nơi đây như một tác phẩm nghệ thuật mang hình cây đàn nhị và cây đàn ghi-ta khổng lồ nối với nhau bằng một chiếc cầu xinh xắn. Đoạn đường qua Bình Thuận, dọc hai bên đường chúng ta thấy những vườn Thanh Long rất nhiều và đây chính là một đặc sản nơi đây. Thanh Long Bình Thuận Một đặc sản nổi tiếng của Bình Thuận đó chính là trái Thanh Long. Đó là những trang trại nằm giữa lòng thung lũng của núi Tà Cú bên một hồ nước nhỏ xinh đẹp. Thanh long Bình Thuận rất ngọt và tươi. Và giá của thanh long tại Bình Thuận rất rẻ, chỉ vài ngàn đồng một ký. Đó là chưa kể bạn có thể thăm quan vườn thanh long và xin một nhánh về trồng tại nhà. Thanh long hiện nay ở Bình Thuận đang được xuất khẩu và bán tại nhiều thị trường trên thế giới. Trước đây việc trồng Thanh Long chưa có kĩ thuật nên năng suất chưa cao, sau này nhờ việc áp dụng khoa học kĩ thuật nên chất lượng và sản lượng tăng lên rất nhiều. Việc phát hiện ra cách xử lý ra hoa trái vụ của cây Thanh Long là do một người nông dân chăn vịt. Khi Nguồồn sưu tầồm Page 10 ông mắc điện để trông đàn vịt của mình, sau một thời gian một số cây Thanh Long gần đó tự nhiên ra hoa trái mùa. Và từ đó cách xử lý ra hoa trái mùa cho cây Thanh Long được phổ biến và áp dụng rộng rãi. Tiếp tục đi thẳng chúng ta sẽ đi qua ngã Hai là con đường đi vào ga Mường Máng. Đi thêm một đoạn nữa chúng ta sẽ đến với thành Phố Phan Thiết. Phan Thiết Phan Thiết nằm trên quốc lộ 1A (chiều dài quốc lộ 1A đi qua là 7 km), cách Thành phố Hồ Chí Minh 198 km về hướng Đông. Phan Thiết là đô thị của miền Trung, thuộc miền Nam Trung Bộ. Diện tích tự nhiên là 206,45 km², bờ biển trải dài 57,40 km, với số dân là 205.333 người (2004)206. có các dân tộc sinh sống ở đây chủ yếu là Kinh, Hoa, Chăm Phía đông giáp biển Đông, Phía tây giáp huyện Hàm Thuận Nam – tỉnh Bình Thuận, Phía nam giáp biển Đông và huyện Hàm Thuận Nam – tỉnh Bình Thuận, Phía bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Bắc Bình – tỉnh Bình Thuận. Giữa trung tâm thành phố có con sông Cà Ty chảy ngang chia Phan Thiết thành 2 ngạn: Phía nam sông: khu thương mại. Phía bắc sông: gồm các cơ quan hành chính và quân sự. Ở đây có các đặc sản: Mực một nắng, Bánh căn, Nước mắm Phan Thiết, Gỏi cá (cá Suốt, cá Mai, cá Đục), Mỳ Quảng Phan Thiết, Bánh rế, Cốm hộc, Bánh xèo Phan Thiết, Trái thanh long, Dông cát nướng sa tế, Dừa ba nhát, Bánh canh cá Danh lam thắng cảnh – Di tích lịch sử Tháp nước Phan Thiết, Mũi Né, Hòn Rơm, Bãi tắm Đồi Dương, Đồi cát Mũi Né, Suối Tiên, Tháp Chăm Pôshanư, Trường Dục Thanh, Lầu Ông Hoàng, Vạn Thủy Tú, Chùa cổ Liên Trì, Mộ Nguyễn Thông, Hải đăng Khe Gà, Chùa Ông (Quan Đế Miếu), Đình làng Đức Thắng, Đình làng Đức Nghĩa, Chùa Bà Thiên Hậu, Chùa Phật Quang, Chùa núi Tà Cú Cứ vào mùng 2 tết Nguyên Đán hằng năm, trên sông Cà Ty lại diễn ra lễ hội đua thuyền truyền thống mừng xuân. Những thuyền đua được trang trí bằng cờ, hoa và biểu ngữ rực rỡ sắc màu hòa lẫn trong tiếng trống, tiếng nhạc cùng tiếng reo hò cổ vũ của người dân và du khách tạo nên một không khí rộn ràng, sôi động mang đậm nét văn hóa truyền thống của địa phương. Phan Thiết đang dần hình thành một mô hình “phố Tây”. Con đường tuy nhỏ, nhưng bên phải là bờ biển trong vắt với hệ thống resort, nhà nghỉ, khách sạn cao cấp nằm san sát nhau, còn bên trái thì có khoảng vài chục cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, hàng lưu niệm, Internet, giặt ủi, cho thuê xe đạp đôi, xe máy để giải trí với những bảng hiệu được viết bằng hai ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh. Nhiều nhất ở con phố này là các nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh, hải sản kiểu Việt Nam, Ý, Mỹ, các quán bar thiết kế phong cách châu Âu và do chính người nước ngoài phục vụ. Vào tới thành phố Phan Thiết, đi trên đường Trần Hưng Đạo, tới số nhà 300 thì đây là ngôi nhà của Mộng Cầm Đi thêm một đoạn nữa, rẽ vào một con đường hỏ khoảng chừng vài trăm mét là tới Dinh Vạn Thủy Tú. Dinh Vạn Thủy Tú Được lập từ năm Nhâm Ngọ (1762), dinh toạ lạc tại đường Ngư Ông, thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận). Với vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm, dinh Vạn Thuỷ Tú đã góp phần làm tăng thêm sức hấp dẫn của Phan Thiết. Nguồồn sưu tầồm Page 11 Qua cổng tam quan về phía tả là Ngọc Lân thành địa, về phía hữu là nhà trưng bày cốt ông Nam Hải, đi thẳng vào là dinh chính. Dinh chính có khu chánh điện thờ thần Nam Hải, bên phải thờ bà Thuỷ, bên trái thờ ông Thuỷ. Phía sau chánh điện thờ những người có công khai phá dựng làng, lập vạn. Nhà võ ca nằm trước dinh chính là nơi để hát bội và diễn chèo Bả Trạo vào 5 kỳ lệ cúng trong năm. Theo truyền thuyết, sau khi xây xong dinh Vạn có một ông cá voi lớn dài 22 m, nặng 65 tấn trôi dạt vào bờ (phía trước dinh). Ngư dân phải mất mấy ngày để đưa ông vào mai táng trong dinh. Sau 3 năm, cốt ông được đưa vào thờ. Đến tháng 5/2003, bộ cốt cá ông lớn nhất Đông Nam Á này đã được phục chế và trưng bày tại đây. Ngoài ra, dinh Vạn Thuỷ Tú còn lưu giữ chiếc chuông đồng được đúc vào thời Vua Tự Đức (1872) và 24 điều sắc thần của các vị vua bằng giấy có niên đại hơn 150 năm. Sau khi thăm Vạn Thủy Tú, quay trở lại đường Trần Hưng Đạo chúng ta sẽ tới thăm ngôi trường Dục Thanh. Trường Dục Thanh Trường Dục Thanh xây dựng năm 1907 (cùng năm xây dựng với trường Đông Kinh Nghĩa Thục) tạo lạc trên địa bàn làng Thành Đức nay là số 39 đường Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, TP. Phan Thiết để hưởng ứng phong trào Duy Tân do cụ Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng. Trường do các cụ Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh (hai người con của nhà văn nhà thơ Nguyễn Thông) thành lập. Mục tiêu của phong trào Duy Tân và của trường là mở mang dân trí, thức dậy ý thức dân tộc, nòi giống . Đây là trường tư thục có nội dung giảng dạy tiến bộ nhất ở Bình Thuận lúc bấy giờ. Năm 1910 trên đường đi tìm phương cứu nước, thầy giáo Nguyễn tất Thành ( sau này là Hồ Chí Minh) được cụ Nghè Trương Gia Mô giới thiệu đã đến Phan Thiết và dừng chân dạy học ở trường Dục Thanh Vào khoảng tháng 2/1911 Thầy Thành rời trường Dục Thanh và Phan Thiết vào Sài Gòn vượt đại dương đi tìm con đường giải phóng dân tộc. Một vài năm sau, ông Nguyễn Trọng Lội qua đời, ông Nguyễn Quý Anh chuyển vào Sài Gòn, không còn người phụ trách và nhiều lý do khách quan khác nên trường đóng cửa vào năm 1912. Ngôi trường xưa Bác dạy đã bị hư hỏng và dỡ bỏ từ lâu. Nhưng trong số học sinh thầy Thành daynăm xưa vẫn còn 4 cụ sống. Đó là bác sĩ NGuyễn Quý Phầu, bác sĩ Nguyễn Kim Chi, cụ Từ Trường Phùng, cụ NGuyễn Đăng Lâu. Sau ngày quê hương được giải phóng, nguyện vọng của nhân dân là muốn phục chế lại ngôi trường Dục Thanh xưa để tỏ lòng biết ơn Bác Hồ kính yêu và giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ hiện nay và mai sau. Nhờ những ký ức, kỷ niệm của các cụ, vị trí ngôi trường và những thành phần kiến trúc nội ngoại thất được hình thành qua các bản vẽ và được dựng lại từ những năm 1978-1980. Đối diện với trường Dục Thanh là bảo tàng Hồ Chí Minh. Bảo Tàng Hồ Chí Minh Sau ngày giải phóng, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Thuận đã xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh trong một khuôn viên rộng, cạnh khu di tích trường Dục Thanh, bên dòng sông cà Ty thơ mộng, để lưu lại mãi mãi cho con cháu mai sau những kỷ niệm thân thiết về Bác Hồ. Bảo tàng là một công trình đẹp, chia làm hai phần: phần tượng đài và vườn hoa, khu nhà hai tầng rộng 784m2, có nhiều gian trưng bày các hiện vật gằn với thầy giáo Thành và chặn đường hoạt động cách mạng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Nguồồn sưu tầồm Page 12 Bên cạnh khu di tích, Nhà trưng bày về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ cũng được xây dựng và khánh thành năm 1986. Di tích Dục Thanh được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng di tích lịch sử quốc gia tại quyết định số 235/QĐ-BT ngày 12 tháng 12 năm 1986. Tiếp tục đi trên đường Trần Hưng Đạo qua cây cầu cũng mang tên con đường này bắc qua sông Cà Ty, trên đoạn đường này có con đường Nguyễn Tất Thành dẫn ra biển Đồi Dương. Đồi Dương Đồi Dương là một bãi tắm đẹp ở Phan Thiết và đây cũng đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Phan Thiết. Tại đây, dọc bờ biển là hàng loạt các quán cà phê dưới tán những cây phi lao. Ngồi nhâm nhi cà phê ở đây vào những buổi chiều, người ta có cảm giác thoải mái với gió biển và không khí của biển. Đi tới đường Thủ Khoa Huân, đi theo con đường này chúng te sẽ tới Mũi Né Mũi Né – Hòn Rơm Mũi Né thuộc địa phận phường Mũi Né, Tp. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, cách trung tâm Tp. Phan Thiết 22km về hướng đông bắc. Địa danh Mũi Né đồng nghĩa với hình ảnh những cồn cát có một không hai ở Việt Nam. Mũi Né là tên một làng chài và cũng là một điểm du lịch quen thuộc.Dọc theo quốc lộ 706, từ trung tâm Tp. Phan Thiết đến Mũi Né là một dãy đồi đất thoai thoải và bãi cát ven biển rộng, thoáng mát với những rặng dừa tuyệt đẹp. Bãi biển nông thoải, nước sạch và trong, nắng ấm quanh năm, không có bão, là nơi tắm biển, nghỉ ngơi lý tưởng dành cho du khách. Mũi Né có nhiều bãi biển hoang sơ nguyên thủy, chưa có sự khai thác của con người, cảnh quan hùng vĩ, môi trường thiên nhiên trong lành, như bãi Ông Ðịa, bãi Trước và bãi Sau. Ðến Mũi Né, du khách có thể tắm biển, nghỉ dưỡng, chơi thể thao, du thuyền trên biển, dã ngoạn kết hợp săn bắn, câu cá, chơi golf… Tại Mũi Né còn có Ðồi Cát, nơi từ bao năm qua đã trở thành đề tài sáng tác của nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh. Ngoài các bãi biển và cồn cát, khu vực này còn có nhiều cảnh đẹp như suối Tiên, lầu Ông Hoàng, tháp Chàm Pô-Sha-Nư. Dọc bãi cát ven biển là các làng du lịch, các khách sạn, biệt thự và nhiều công trình thể thao, giải trí. Trên đường đi vào Mũi Né, nhìn bên phải phía trên một ngọn đồi, các bạn sẽ thấy ngôi tháp Chàm và Lầu Ông Hoàng. Hai diểm này nằm rất gần nhau. THÁP CHÀM Tháp Chàm, hay còn gọi là tháp Champa, là một dạng công trình thuộc thể loại kiến trúc đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chàm (còn gọi là dân tộc Chăm, sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Có thể thấy vị trí phân bố các đền tháp là những nơi từng là nơi ở của người Champa, xa hơn nữa còn có những ngôi tháp có thể coi là tháp Champa trên đất nước Camphuchia như tháp Damray Krap. Ngược lại, những yếu tố Java hay Khmer cũng được thấy trên các tháp Champa như ở Khương Mỹ, Hưng Thanh, Dương Long, hay có cả những ngôi tháp còn được người Champa gọi là “tháp Khmer” như tháp Champa Hoà Lai. Tháp Chàm ở Mỹ Sơn Tháp Chàm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng Mặt Trời mọc). Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên mặt Nguồồn sưu tầồm Page 13 tường ngoài của tháp. Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng chục thế kỷ. Tháp Chàm Pôshanư Tháp poshnu nằm về hướng đông bắc cách trung tâm Phan Thiết 7 km.Cụm tháp tọa lạc trên đồi vao cuối TkXIII thờ thần shiva, vi thần được người Chăm rất tôn sùng. Ngoài ba tháp ở đây còn có các đền thờ khác nhưng đã bị vùi lấp trong lòng đất suốt 300 năm. Lịch sử xây dựng các đền tháp Champa kéo dài từ cuối thế kỷ thứ 7 đến đầu thế kỷ 17. Trong khoảng thời gian này, những người Champa xưa đã để lại một số lượng lớn các công trình kiến trúc đền tháp, thành luỹ, các tác phẩm điêu khắc. Hiện tại có trên hai mươi cụm di tích kiến trúc đền tháp và rất nhiều phế tích kiến trúc. Các di tích này có giá trị đặc sắc, mang tính toàn cầu, xứng đáng nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Một trong những sự quan tâm ấy là việc tổ chức UNESCO đã công nhận Mỹ Sơn là di sản văn hoá thế giới cũng chính là việc đánh giá cao thành quả nghiên cứu về kiến trúc Champa nói chung. Theo tiếng Chăm, các đến tháp Champa này được gọi là kalan, nghĩa là “lăng”. Các lăng này được các đời vua Chăm xây dựng để thờ cúng các vị thần. Các vị thần được thờ phượng có thể là các vị thần Ấn Độ giáo tiêu biểu như Siva (thần hủy diệt), Ganesha (phúc thần đầu người mình voi)… hoặc đấy còn có thể là các vị Phật. Điều này tùy thuộc vào lòng tin và kính mộ của mỗi vì vua ở các triều đại khác nhau. Ở thánh địa Mỹ Sơn hiện nay phần lớn là công trình kiến trúc tôn giáo thờ các vị thần thuộc Ấn Độ giáo và Bà la môn giáo. Nhưng ở thánh địa Đồng Dương (thuộc địa phận huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) đây là kinh đô Phật giáo lớn nhất của Champa. Sự giao thoa văn hoá Champa – Đại Việt Trong lĩnh vực văn hoá vật thể thì nghệ thuật Champa cổ và nghệ thuật Việt cổ có nhiều nét tương đồng. Nhìn chung thì nghệ thuật Champa có trước nghệ thuật Việt và đã đạt đỉnh cao ngay khi nghệ thuật Việt độc lập chưa ra đời. Xét về mặt kiến trúc: các tháp Champa hầu hết ở trên những đồi cao hoặc núi thấp, được xây dựng thành từng cụm, hướng Đông nhìn ra biển đón dương khí thì chùa, tháp Việt Nam thời Lý, thời Trần cũng thường xây dựng trên gò, đồi và sườn núi, tạo nên cả một quần thể, hướng Nam hoặc Nam chếch Đông, đón dương khí. Tháp Việt Nam cũng vươn cao với nhiều tầng như tháp Champa và có bình diện vuông gần với các phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Tháp Champa cũng như tháp Lý – Trần về cơ bản cũng xây bằng gạch hoặc phụ thêm một số thành phần bằng đá. Có điều, tháp Champa được đục trực tiếp trên gạch sau khi xây, còn ở tháp Lý – Trần thì hình trang trí được in, khắc trực tiếp trên gạch, rồi sau đó mới mang nung, xây đến đâu là có hình trang trí cho chỗ đó rồi. Phổ biến và cũng hấp dẫn nhất trong nghệ thuật Champa là các apsara, đa số thuộc đỉnh cao của điêu khắc Champa thuộc thế kỷ thứ 10. Các nhân vật kết hợp người với chim hoặc với thú đều có cả trong nghệ thuật Champa và nghệ thuật Việt. Các phong cách kiến trúc Champa * Phong cách Hoà Lai và phong cách Đồng Dương (thế kỷ thứ 9) * Phong cách Mỹ Sơn A1 (thế kỷ thứ 10) * Phong cách Bình Định (thế kỷ 11-13) Đặc trưng của các ngôi tháp Champa Giá trị của kiến trúc đền tháp Champa Nguồồn sưu tầồm Page 14 Các đền tháp Champa phản ánh đầy đủ và chân thực hoàn cảnh văn hoá Champa từ những giai đoạn đầu tiếp thu những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ cho đến những giai đoạn thích nghi, tiếp biến và trỗi dậy mạnh mẽ tính bản địa và sự giao lưu thường xuyên về mặt văn hóa bên cạnh các mặt kinh tế – chính trị với các dân tộc liền kề. Giá trị nghệ thuật của các hình trang trí ngoài việc giúp cho các đền tháp đẹp hơn, còn có ý nghĩa văn hóa đặc biệt, giúp cho việc nghiên cứu sâu hơn về niên đại, phong cách và chức năng của các đền đời ông hoàng,do do người Chăm xây dựng tháp. Lầu Ông Hoàng Lầu ông Hoàng bao gồm một quần thể đồi núi, sông biển, chùa tháp tạo thành khu danh lam thắng cảnh nổi lên với ngọn núi Cố tương đối cao và 4 ngọn đồi nhấp nhô sát biển, đẹp nhất là núi Cố, đồi Bà Nài, cửa sông Phú Hài và bờ biển cùng với những làng chài xưa cách Phan Thiết 7km về hướng Đông Bắc. Năm 1911 một ông Hoàng người Pháp là công tước De Montpensier từ Pháp sang du lịch, săn bắn ở những ngọn đồi lân cận, thấy phong cảnh sơn thủy đẹp ở đây đã kiến ông nảy ra ý định mua đất và xây dựng biệt thự, cũng để có nơi nghỉ ngơi trong các kỳ săn bắn và du lịch sau này. Nguyện vọng của ông đã được nhà cầm quyền Pháp ở Bình Thuận (công sứ Garnier) đồng ý bán quả đồi Bà Nài. Ngày 21 tháng 2 năm 1911 biệt thự được khởi công xây dựng và gần 1 năm sau đó hoàn chỉnh, với diện tích rộng 536m2 chia thành 13 phòng. Đi thêm một đoạn nữa chúng ta sẽ đi ngang qua bãi đá Ông Địa. Ngồi trên xe quý khách nhìn bên phải là sẽ thấy. Dọc đường đi vào Mũi Né, phía trái là biển và những rừng dừa chạy dài rất đẹp. Kéo dài cả chục cây số là những khu Resorts cũng rấtđẹp. Khi đi được khoảng 10 km kể từ thành phố Phan Thiết chúng ta sẽ tới Suối Tiên Suối Tiên Suối Tiên là một thắng cảnh thiên nhiên “Sơn Thủy” hùng vĩ. Với môi trường nguyên sơ, trong lành chưa có bàn tay của con người tác động. Bên cạnh con suối nhỏ, nước trong vắt nhìn thấy tận đáy là dãy núi sừng sững với sắc màu trắng, đỏ pha trộn của đất và cát, tạo nên những hang động, mỏm núi nhấp nhô độc đáo và lạ mắt. đây là điểm tham quan dã ngoại lý tưởng cho khách du lịch. Cảnh quan này, nằm trên đường đi Mũi Né cách Phan Thiết khoảng 15 km theo hướng Đông Bắc. Qua khỏi suối Tiên chúng ta sẽ tới thị trấn Mũi Né, tại thị trấn chúng ta đi ngang qua chợ Mũi Né,, Suối Hồng, Đồi Cát. Đồi Cát Mũi Né Còn gọi là Đồi Cát Bay – một trong những bải cát trãi dài nhiêu cây số và lan rộng ở một diện tích không nhất định với tổng thể lớn . Nằm trãi dài từ tỉnh Bình Thuận đến Ninh Thuận nhưng điểm tham quan chính của đồi cát và được xem là đẹp nhất nằm trên đường ra Mũi Né , nằm đối diện Suối Tiên và nhà hàng Hương Trà . Tên gọi bắt nguồn từ việc đồi cát có màu sắc chính là vàng , là mỏ sắt cổ tồn tại hàng trăm năm kiến tạo nên . Gọi là đồi cát bay vì hình dáng của đồi Cát thay đổi theo giờ , theo ngày , theo tháng v..v và không có hình dáng nhất định . Việc tạo nên hình dáng trăm hình , trăm dáng của cát là do gió bào mòn và thổi bay lớp cát mỏng manh phía trên. Đây là điểm tham quan thu hút khá nhiều du khách do hình dáng đẹp của cát và màu sắc cát . Nguồồn sưu tầồm Page 15 Tại Bình Thuận đã hình thành một khu resort cao cấp 5 sao xây dựng một sân Golf trên cát hiện đại và độc đáo . Cụm nhà nghỉ và các dịch vụ sân golf trên cát là một sản phẩm thu hút khách du lịch độc đáo trong tương lai và một sản phẩm du lịch ” xanh ” . Việc trồng cây và phủ xanh cát bằng cây hoa giấy , dương , v..v.. vừa tạo cảnh quan , vừa góp phần tránh sự di động của cát . Trò chơi trên cát phổ biến nhất chính là trượt cát bằng ván , du khách dùng một tấm ván carton do chính những em nhỏ người địa phương cho thuê một tấm với giá là 5000 đồng . Khách có thể trượt trên những đồi cát cao xuống bên dưới . Độ dốc của cát càng cao , trượt ván càng thú vị . Thi đua mô tô trên cát : là cuộc thi do Bình Thuận tổ chức thu hút rất đông các tay đua kiệt xuất . Đua mô tô trên cát khá thú vị và là điểm thu hút khách du lịch của tỉnh . Giờ tham quan thích hợp nhất của đồi cát là buổi sáng – 5h . Nếu đi tham quan từ 5h – 8h là thích hợp nhất vì lúc này cát vẫn còn mát . Nếu đi trưa quá , cát sẽ nóng lên do mặt trời . Hòn Rơm Hòn Rơm thuộc địa phận phường Mũi Né, Tp. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, cách trung tâm Tp. Phan Thiết 26km về hướng đông bắc. Hòn Rơm – khi mùa khô đến, dưới cái nắng chói chang, cỏ dại trở nên vàng úa, nhìn từ xa giống như những đống rơm khổng lồ. Hòn Rơm là tên một núi nhỏ vẫn còn hoang sơ, nằm tại phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết. Ở trên núi này có một loại cỏ ống dài khoảng 0,50m; vào mùa nắng lớn, cỏ bị cháy khô, màu vàng. Người dân đi biển ở ngoài khơi nhìn vào ngọn núi thấy dáng vẻ khô vàng giống như một đụm rơm khổng lồ, nên mới gọi là Hòn Rơm. Ngày nay, Hòn Rơm thực chất là một “tiểu khu” du lịch của Mũi Né, với cảnh quan đẹp trầm lắng, bãi tắm dài hơn 17 km, vẫn còn nguyên sơ, chưa có người ở và khai thác, gọi là Bãi sau Hòn Rơm. Tại đây, nước xanh trong vắt, sóng êm, không có đá ngầm. Đi hết Hòn Rơm là tới huyện Bắc Bình. Bắc Bình Bắc Bình là một huyện của tỉnh Bình Thuận, nằm ở phía bắc của tỉnh có diện tích tự nhiên là 212,56 km² với dân số là 112.818 người. Bắc Bình là nơi bảo lưu dòng văn hoá Chăm Pa đặc sắc. Vị công chúa cuối cùng của hoàng tộc Chăm Pa, người dân địa phương gọi bà là Bà Thầm, bà mất khoảng năm 1997. Dòng văn hoá Chăm có những giá trị nghệ thuật đỉnh cao trong đó điển hình nhất là nghệ thuật múa vẫn còn lưu giữ và phát huy. Cảnh đẹp độc đáo của Bình Thuận và Bắc Bình là những ốc đảo xanh tươi chạy dọc theo hơn 100km bờ biển thanh bình, từ thị trấn Lagi phía nam, đến mũi Kê Gà nơi có ngọn hải đăng đẹp nhất và cổ nhất Việt Nam; đến thành phố Phan Thiết hiền hoà nơi lưu giữ những di sản văn hoá 300 năm mở cõi của người Việt và những di sản truyền thống của người Hoa; tâm điểm du lịch hiện nay là dải hàng trăm resort kéo dài ra đến Mũi Né, tạo thành một chuỗi bờ biển du lịch nối ra đến khu vực Suối Nước cách Phan Thiết 40 km, tại đây hàng loạt dự án tầm cỡ đang mọc lên tạo ra một quần thể du lịch cao cấp mới kéo dài thành phố Phan thiết trên một dải bờ biển gần 50km thật xứng với danh hiệu “Thủ đô Resort củ Việt Nam”. Đi dọc Quốc lộ 1A ra hướng Nha Trang, con đường mang ta đến với suối nước khoáng nóng Vĩnh Hảo lừng danh đã từng được gắn thương hiệu Vichy (Pháp), thêm 10 cây số nữa là bờ Nguồồn sưu tầồm Page 16 biển dọc theo vách đá đứng đứng của Cà Ná. Nơi đây cũng có hàng chục điểm du lịch cao cấp và các điểm dừng cho du khách, ngắm nhìn biển xanh bao la hay hoà mình với sóng biển xanh. Còn rất nhiều cảnh đẹp của Bắc Bình, Bình Thuận đang chờ bạn khám phá…. Tới Bắc Bình, phía bên phải quốc lộ 1A có Bầu Sen, một đầm nước khá là đẹp. Bàu Sen Cách thành phố Phan Thiết chừng 40km về hướng đông bắc, khu du lịch này thuộc xã Hoà Thắng, huyện Bắc Bình (Bình Thuận). Bàu Sen dài khoảng 3km, nơi rộng nhất là 500m, độ sâu trung bình 5m với tổng diện tích 70ha, được bao bọc bởi những động cát trắng tinh, mịn màng. Đứng từ trên đồi cao nhìn xuống, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một đầm nước mênh mông trông như biển hồ, nước xanh thẳm, trải dài tuyệt đẹp. Hệ sinh vật ở Bàu Sen rất phong phú, có nhiều loại cá nước ngọt rất ngon. Trong hồ còn có loại cá trắm cỏ nặng đến 30kg. Sen ở đây mọc tự nhiên, hầu như nở hoa suốt bốn mùa trong năm. Đến với Bàu Sen – Bạch Hổ, du khách có thể thuê chiếc xuồng của ngư dân ven vùng dạo chơi, ngắm cảnh trên hồ hay câu cá cũng rất thú vị. Nếu bạn thích tắm thì cũng rất thoải mái vì nước ở đây trong vắt, mát lạnh, sạch sẽ. Còn nếu muốn cắm trại, bên phía bờ bắc của khu du lịch có một khu rừng dương mát rất thích hợp. Từ thành phố Phan Thiết nếu không đi theo con đường Thủ Khoa Huân, đi thẳng đường Trần Hưng Đạo tới quốc lộ 1A chúng ta sẽ tới Đức Trọng nơi có công trình thủy điện Đại Ninh. Thuỷ Điện Đại Ninh Nhà máy thủy điện Đại Ninh có công suất 300MW với kinh phí đầu tư gần 7.000 tỷ đồng. Ngòai nhiệm vụ tăng nguồn cung cấp điện nhà máy còn tạo nguồn nước phục vụ nông nghiệp cho tỉnh Bình Thuận vốn bị hạn hán quanh năm. Đây là một trong những công trình thủy điện đẹp nhất nước, có lòng hồ nằm gần quốc lộ. Độ cao tại nhà máy hơn 200 m so với mực nước biển còn đỉnh tháp điều áp thì cao tới 775m. Đi trên quốc lộ 1A chúng ta sẽ đi qua thị trấn Chợ Lầu và Phan Rí Thị Trấn Phan Rí Cửa Phan Rí Cửa là thị trấn ven biển nằm phía Nam của huyện Tuy Phong có chiều dài bờ biển 2,5km với số lượng tàu thuyền 477 chiếc. Toàn thị trấn có trên 37.000 hộ, mật độ 13.480 người/km2. Đời sống của bà con nơi đây chủ yếu là đánh bắt hải sản và dịch vụ tiểu thủ công. Qua khỏi Phan Rí chúng ta sẽ đến với huyện Tuy Phong, đoạn qua thị trấn Liên Khương sẽ có con đường vào chùa Hang. Chùa Hang Chùa Hang tên chữ Cổ Thạch Tự, thuộc xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong được xây vào khoảng năm 1835 do Thiền sư Bảo Tạng, đời 40 thuộc phái Thiền Lâm tế Chính tông khai sơn, tọa lạc trong động trên núi Cổ Thạch tự gồm nhiều động thờ. Khu Chính điện nằm giữa hai phiến đá lớn dựng đứng, tiếp đến là nhà tổ, gác chuông, nhà thiền, từ đường…Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa quý. Chùa Hang được Nhà nước xếp hạng “di tích Lịch sử – văn hóa” quốc gia 1993. Tiếp tục đi theo quốc lộ 1A, chúng ta sẽ đi ngang qua làng của người Chăm, ngôi làng này nằm về bên phải của quốc lộ. Dân Tộc Chăm Nguồồn sưu tầồm Page 17 Dân tộc Chăm có tên gọi khác Chàm, Chiêm thành, Hroi. Nhóm ngôn ngữ Malayô – Pôlinêxia. Dân số 99.000 người.Cư trú sống tập trung ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Một số nơi khác như An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh cũng có một phần dân cư là người Chăm; Tây nam Bình Thuận và Tây bắc Phú Yên có người Chăm thuộc nhóm Hroi. Đồng bào Chăm sống ở đồng bằng, có truyền thống sản xuất lúa nước là chínhn. Hai nghề thủ công nổi tiếng là đồ gốm và dệt vải sợi bông. Tổ chức cộng đồng Đồng bào có tập quán bố trí cư trú dân cư theo bàn cờ. Mỗi dòng họ, mỗi nhóm gia đình thân thuộc hay có khi chỉ một đại gia đình ở quây quần thành một khoảnh hình vuông hoặc hình chữ nhật. Trong làng các khoảnh như thế ngăn cách với nhau bởi những con đường nhỏ. Phần lớn làng Chăm có dân số khoảng từ 1.000 người đến 2.000 người. Hôn nhân gia đình Chế độ mẫu hệ vẫn tồn tại ở người Chăm miền Trung. Tuy đàn ông thực tế đóng vai trò to lớn trong cuộc sống nhưng chủ gia đình luôn là người đàn bà cao tuổi. Phong tục Chăm qui định con gái theo họ mẹ. Nhà gái cưới chồng cho con. Con trai ở rể nhà vợ. Chỉ con gái được thừa kế tài sản, đặc biệt người con gái út phải nuôi dưỡng cha mẹ già nên được phần chia tài sản lớn hơn các chị. Trang phục Chăm, vì có nhóm cơ bản là theo đạo Hồi nên cả nam và nữ lễ phục thiên về màu trắng. Có thể thấy đặc điểm trang phục là lối tạo hình áo (khá điển hình) là lối khoét cổ và can thân và nách từ một miếng vải khổ hẹp (hoặc can với áo dài) thẳng ở giữa làm trung tâm áo cho cả áo ngắn và áo dài. Mặt khác có thể thấy ở đây duy nhất là tộc còn thấy nam giới mặc váy ở nước ta với lối mang trang phục và phong cách thẩm mỹ riêng. Qua khỏi làng người chăm không xa chúng ta sẽ thấy nhà máy nước khoáng Vĩnh Hảo phía bên trái quốc lộ. Vĩnh Hảo Vĩnh Hảo là doanh nghiệp sản xuất nước khoáng đầu tiên của Việt Nam (đã được Record Book Center cấp chứng nhận ) và cũng là nhãn hiệu có uy tín lâu năm nhất , đó là cả quá trình hòan thiện không ngừng trên các mặt để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trước áp lực của nền kinh tế thị trường. Với những đặc tính vốn quý của nứơc khóang Vĩnh Hảo,cho nên sau khi phát hiện ra nó người ta đã thật sự quan tâm nghiên cứu để khai thác nó. Sản phẩm của công ty được đa dạng trên nền nước khoáng: Nước khóang có ga, nước khóang không ga, nước khoáng ngọt Vĩnh Hảo, ngòai ra Vĩnh Hảo còn có các sản phẩm và chế phẩm khác phụ như vụ cho dinh dữơng và sức khỏe của con người như : Tảo spirulina platensis, bùn khóang. Từ nhà máy nước khoáng Vĩnh nhìn chéo qua bên kia quốc lộ là xí nghiệp muối Vĩnh Hảo. Xí Nghiệp Muối Vĩnh Hảo Xí nghiệp Muối Vĩnh Hảo là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được thành lập tháng 4/1992 Diện tích đồng muối: 510 ha Chuyên sản xuất muối đáp ứng nhu cầu sử dụng muối cho công nghiệp hoá chất, ngoài ra còn đáp ứng nhu cầu sử dụng muối trong gia công chế biến thủy hải sản, sản phẩm của Xí nghiệp được tiêu thụ trên toàn quốc. Nguồồn sưu tầồm Page 18 Xí nghiệp có 17 tổ bơm ở 3 trạm bơm , công suất mỗi tổ bơm 1000- 1100 m3/giờ/tổ máy, 2 máy kéo MTZ để phay muối, 4 băng tải nhỏ phục vụ thu hoạch và 7 xe ben chuyên dùng để vận chuyển muối về kho,1 băng tải chuyên xúc muối khách hàng và 1băng tải đánh đống muối tại kho công suất 1.200 tấn/ngày, ngoài ra Xí nghiệp còn có 1 nhà xưởng được trang bị như máy khoan, mài, cắt, tiện hàn …. phục vụ cho công tác sữa chữa phương tiện máy móc. Đi hết huyện Tuy Phong là sẽ tới tỉnh Ninh Thuận Ninh Thuận Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Nam Trung Bộ. Với diện tích tự nhiên 3.360,1 km², dân số năm 2001 khoảng 531,7 nghìn người. Phía bắc giáp tỉnh Khánh Hoà, phía nam giáp Bình Thuận, phía tây giáp Lâm Đồng, phía Đông có bờ biển dài 105 km. Ninh Thuận được bao bọc bởi ba mặt núi và một mặt biển. Phía tây là vùng núi cao giáp Đà Lạt, phía bắc và phía nam có hai dãy núi chạy ra biển. Giữa tỉnh và ven biển là vùng đồng bằng khô cằn nên được mệnh danh là miền Viễn tây của Việt Nam. Ninh Thuận có nhiều sông, suối, nhưng lớn nhất là sông Cái. Nếu tính cả các phụ lưu là sông Mê Lam, sông Sắt, sông Ông, sông Chá, sông Lu và sông Quao thì hệ thống sông Cái có chiều dài 246 km. Ngoài hệ thống này, Ninh Thuận còn có một số sông khác như sông Trâu, sông Quán Thẻ, sông Bà Râu… với tổng chiều dài 184 km. Ngày 5 tháng 7 năm 1922, tỉnh Phan Rang, còn gọi là tỉnh Ninh Thuận, được tái lập. Tỉnh gồm phủ Ninh Thuận và huyện An Phước (nơi người Chăm cư trú), do một Công sứ Pháp cai trị. Dưới Công sứ còn có một Quản đạo. Ninh Thuận là một trong những địa bàn sinh sống của người Việt cổ. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở Nhơn Hải của Ninh Thuận các mộ cổ chôn cùng với đồ đá, đồ sắt thuộc nền văn minh Sa Huỳnh cách đây khoảng 2500 năm. Ninh Thuận còn là nơi gìn giữ được nhiều di sản quý báu của nền văn hoá Chămpa, bao gồm chữ viết, dân ca và nghệ thuật múa, trang phục và nghề dệt thổ cẩm, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. Trên địa bàn Ninh Thuận có 28 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh, người Chăm và người RăkLai. Tỉnh có hơn 20 làng người Chăm, trong đó có những làng vẫn duy trì các tập quán của chế độ mẫu hệ. Ninh Thuận có gần như còn nguyên vẹn hệ thống tháp Chàm xây dựng trong nhiều thế kỷ trước, tiêu biểu là cụm tháp Hoà Lai xây dựng thế kỷ thứ 9, cụm tháp Poklong Garai xây dựng thế kỷ 13 và cụm tháp Pôrômê xây dựng thế kỷ 17. Ninh Thuận có vùng lãnh hải rộng 18 nghìn km², là một trong những ngư trường quan trọng của Việt Nam với 500 loài hải sản, cho phép khai thác mỗi năm 5-6 vạn tấn. Ninh Thuận là địa phương sản xuất muối lớn nhất cả nước với sản lượng 130 nghìn tấn/năm. với các nhà máy sản xuất muối lớn như ;cà ná, phương cựu … ngoài ra với diên tích rừng lớn lâm nghiệp cũng được coi là thế mạnh. Đầu tiên chúng ta sẽ đi qua huyện Ninh phước. Ninh Phước Là một huyện nằm ở phía nam của Ninh Thuận, phía đông giáp biển Đông, phía nam giáp tỉnh Bình Thuận, nằm cách thị xã Phan Rang một con sông Dinh. Ninh Phước hội tụ cả ba điều kiện địa lý: có núi, sông, biển và cả đồng bằng. Tuy nhiên nền kinh tế Ninh Phước chưa được phát triển, là một huyện nằm ở hạ lưu dòng sông Dinh nên thường xuyên bị ngập lụt vào khoảng tháng 10 – 11 hằng năm. Nền nông nghiệp chủ yếu của Nguồồn sưu tầồm Page 19 Ninh Phước là trồng nho, tuy nhiên trong vài năm gần đây có vài thay đổi trong canh tác nông nghiệp. Người dân dần dần chuyển qua các hình thức canh tác khác như trồng táo, thanh long … Làng Mỹ Nghiệp ở Ninh Phước nổi tiếng cả nước với nghề truyền thống gốm Bàu Trúc. Ngay đầu huyện Ninh Phước là bãi biển Cà Ná Bãi Tắm Cà Ná Đi trên quốc lộ 1A, khi đến đoạn giáp ranh Bình Thuận- Ninh Thuận, các bạn sẽ thấy biển Cà Nà. Biển xanh, cát trắng, ghềnh đá, núi non… Cà Ná có đủ loại hình du lịch leo núi, khám phá những danh lam, di tích còn giữ nguyên nét hoang sơ, du lịch biển, hải đảo… Nước biển Cà Ná xanh thẳm, có độ mặn cao hơn các vùng khác từ 3-40, chỉ cần từ bờ lội ra khơi chừng 20 mét, với độ sâu chỉ khoảng 1-1,5 mét, du khách có thể thỏa sức ngắm các rạn san hô rất đẹp. Bãi tắm trải dài, cát trắng tinh, sạch sẽ. Những ghềnh đá hoa cương là nét đẹp đặc trưng của Cà Ná. Chính những ghềnh đá này tạo nên nhiều hang động kỳ bí như: hang Ông Phật, ghềnh Ông Nồng, giếng Đục… Đến đây, du khách sẽ được đắm mình trong dòng nước xanh mát, chiêm ngưỡng những mỏm đá đủ loại hình thù nằm sát mép bờ, chụp ảnh lưu niệm hoặc tổ chức leo núi, thưởng thức các món ăn đặc sản, thăm các danh thắng, các công trình văn hóa đặc sắc, các làng nghề truyền thống của dân tộc Chăm thuộc huyện Ninh Phước, đi thuyền ra đảo Cù Lao Câu, tắm nước khoáng Vĩnh Hảo. Tiếp tục hành trình chúng ta sẽ vào thị trấn Phước Dân, phía bên phải có 1 con đường vào làng dệt Mỹ Nghiệp Làng Mỹ Nghiệp Làng Mỹ Nghiệp nằm cách thị xã Phan Rang khoảng 10 km về hướng Nam, thuộc huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống khá đặc sắc. Đa số người dân ở đây là dân tộc chăm. Nghề dệt thổ cẩm có từ lâu đời, theo truyền thuyết vào thế kỷ 17 vua Ponưra. Bà là một nghệ nhân tạo ra những hoa văn rất đặc sắc trên nền vải, và chính bà đã tạo ra nghề dệt này, bà đã truyền lại cho ông Xa và bà Chaleng. Họ là hai vợ chồng sinh sống ở làng ChaLeng thời xưa và bây giờ chính là làng Mỹ Nghiệp.Ngày xưa người dân tự trồng bông làm nguyên liệu sản xuất và dùng cây Chùm Bầu, cây Mo, bùn non làm phẩm nhuộm và dùng các khung gỗ thô sơ làm công cụ tạo ra sản phẩm mà chủ yếu dùng làm trang phục cho người quá cố. Cho đến năm 1991 cơ sở của nghề dệt đã được hình thành nhưng chưa được phát triển chỉ tiêu thụ tại các tỉnh Lâm Đồng, Daklak…. Những năm gần đây mặt hàng này không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu sang thị trường nhiều nước trên thế giới. Cách con đường dẫn vào làng dệt Mỹ Nghiệp không xa về bên trái là con đường vào làng gốm Bàu Trúc. Làng Gốm Bàu Trúc Nằm ven quốc lộ 1A, thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận), làng gốm Bầu Trúc được thị trường biết đến bởi những nét độc đáo cổ truyền, nghệ thuật chế tác gốm đặc trưng của đồng bào Chăm Ninh Thuận. Làng gốm Bầu Trúc nằm trong vùng lòng chảo được bao quanh bởi những dãy núi nên mùa mưa thường gây ra lũ lụt và phù sa bồi tụ lâu năm tạo thành các lớp đất sâu ở triền sông Quao. Chính nơi đây đã hình thành các mỏ đất sét mịn màng, có độ dẻo cao. Bên dưới lòng Nguồồn sưu tầồm Page 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan