Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tóm tắt tiến sĩ nghiên cứu sử dụng multi-enzyme và probiotic trong nuôi dưỡng lợ...

Tài liệu Tóm tắt tiến sĩ nghiên cứu sử dụng multi-enzyme và probiotic trong nuôi dưỡng lợn con sau cai sữa

.PDF
27
126
82

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CÙ THỊ THÚY NGA NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MULTI - ENZYME VÀ PROBIOTIC TRONG NUÔI DƢỠNG LỢN CON SAU CAI SỮA Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 62.62.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2014 Công trình đƣợc hoàn thành tại: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Trần Văn Phùng 2. PGS.TS. Trần Tố Phản biện 1: ....................................................................................... ............................................................................................................. Phản biện 2: ....................................................................................... ............................................................................................................. Phản biện 3: ....................................................................................... ............................................................................................................. Luận án sẽ đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học họp tại: Phòng bảo vệ luận án Sau đại học, trƣờng Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2014 Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc gia Hà Nội - Thư viện Đại học Thái Nguyên - Thư viện Trường Đại học Nông Lâm 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong chăn nuôi lợn, một số chế phẩm sinh học như kháng sinh, hocmon đã và đang được sử dụng ở những quy mô, mức độ khác nhau và mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, các chất bổ sung này thường gây hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn, để lại tồn dư trong sản phẩm gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Để khắc phục những hạn chế này, khoa học đã hướng tới nghiên cứu và sản xuất những chất thay thế nhằm đáp ứng đòi hỏi cấp thiết của thực tế sản xuất (Cromwel, 2002). Những chất bổ sung được quan tâm nghiên cứu và sử dụng nhiều là các enzyme tiêu hóa và probiotic, các chất này không chỉ làm tăng hiệu quả chăn nuôi mà còn tạo ra các sản phẩm an toàn với sức khỏe con người và môi trường, cải thiện sự cân bằng của hệ vi sinh vật trong đường ruột (Jans, 2005; Fuller, 1989). Khi sử dụng enzyme và probiotic cho lợn con sau cai sữa có tác dụng làm tăng tỷ lệ tiêu hoá thức ăn và sinh trưởng là do những chất này kết hợp với enzyme nội sinh phân giải các hợp chất thành những chất dễ hấp thu và làm giảm được độ nhớt sinh ra trong quá trình tiêu hoá thức ăn, đặc biệt là các khẩu phần chứa nhiều polysaccarit không phải tinh bột (non- starch polysaccarit - NSP). Nên người ta thường bổ sung vào khẩu phần những chế phẩm đa enzyme (multi - enzyme) để phân giải đồng thời nhiều hợp chất hữu cơ (Vũ Duy Giảng, 2004). Đối với thức ăn cho lợn con giai đoạn sau cai sữa, nguồn cung cấp protein và năng lượng chủ yếu có nguồn gốc thực vật, trong khi khả năng tiêu hoá các loại thức ăn này của lợn con còn kém. Khi thiếu các enzyme tiêu hoá như proteaza, amylaza trong phần đầu của đường tiêu hoá sẽ giảm khả năng tiêu hóa protein và tinh bột có nguồn gốc thực vật. Vì vậy việc bổ sung thêm multi - enzyme vào khẩu phần lợn con giai đoạn này là cần thiết. Xuất phát từ những cơ sở khoa học và thực tiễn trên, việc nghiên cứu bổ sung multi - enzyme và probiotic vào khẩu phần được thiết lập dựa trên nguyên liệu thức ăn có sẵn tại địa phương và mức protein hợp lý cho lợn ngoại giai đoạn sau cai sữa là rất quan trọng, góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng thức ăn và hiệu quả chăn nuôi. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu sử dụng multi - enzyme và probiotic trong nuôi dƣỡng lợn con sau cai sữa”. 2 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định được ảnh hưởng của việc bổ sung multi - enzyme vào các khẩu phần có mức protein khác nhau và các khẩu phần có mức xơ thô khác nhau đến tỷ lệ tiêu hoá protein, tinh bột, chất xơ và sinh trưởng, chuyển hóa thức ăn của lợn con giai đoạn sau cai sữa. - Xác định được ảnh hưởng của việc bổ sung probiotic vào các khẩu phần ăn đến sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn của lợn con giai đoạn sau cai sữa. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cung cấp thêm số liệu về tỷ lệ tiêu hóa protein, tinh bột và chất xơ của lợn con giai đoạn sau cai sữa khi được nuôi bằng khẩu phần có mức protein khác nhau và khẩu phần có mức xơ thô khác nhau có bổ sung multi - enzyme. Cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp có mức protein và mức xơ thô hợp lý trên cơ sở sử dụng multi - enzyme và probiotic cho lợn con giai đoạn sau cai sữa, nhằm tận dụng nguồn thức ăn địa phương, nâng cao hiệu quả chăn nuôi và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, đưa ra được khuyến cáo về việc sử dụng multi - enzyme và probiotic bổ sung vào khẩu phần cho lợn con giai đoạn sau cai sữa nhằm cải thiện tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng, hạn chế các bệnh về đường tiêu hoá của lợn con, nâng cao khả năng sinh trưởng, năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Đưa ra các khẩu phần ăn có mức protein và xơ thô hợp lý có sử dụng multi - enzyme và probiotic để áp dụng trong sản xuất nhằm sử dụng các nguyên liệu thức ăn sẵn có tại địa phương, nâng cao hiệu quả chăn nuôi và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 4. Những đóng góp mới của luận án Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án đã đóng góp thêm tư liệu về ảnh hưởng việc bổ sung multi - enzyme vào khẩu phần có các mức protein, mức xơ thô khác nhau và của hỗn hợp probiotic đến tỷ lệ tiêu hóa protein, tinh bột, xơ thô và sinh trưởng, hệ số chuyển hóa thức ăn của lợn con sau cai sữa giống ngoại. 5. Bố cục của luận án: Luận án gồm 129 trang, trong đó: Phần mở đầu 04 trang, Chương 1 - Tổng quan tài liệu 33 trang, Chương 2: Đối tượng, nội 3 dung và phương pháp nghiên cứu 17 trang, Chương 3: Kết quả và thảo luận: 49 trang, phần kết luận và đề nghị 2 trang. Luận án có 28 bảng, 3 đồ thị, 3 biểu đồ và phụ lục. Luận án đã tham khảo 126 tài liệu tham khảo, trong đó 63 tài liệu tiếng việt và 63 tài liệu tiếng nước ngoài. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Phần tổng quan tài liệu gồm có 4 mục: Mục 1: Giới thiệu chung về đặc điểm sinh trưởng, cơ quan tiêu hóa, đặc điểm phân tiết enzyme, một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hóa và tỷ lệ tiêu hóa một số chất dinh dưỡng ở lợn con. Mục 2: Giới thiệu chung về nhu cầu dinh dưỡng và khả năng giảm mức protein trong khẩu phần bằng việc bổ sung axit amin tổng hợp trong chăn nuôi lợn con sau cai sữa. Mục 3: Giới thiệu chung về multi - enzyme trong đường tiêu hóa của lợn. Hiệu quả của việc sử dụng enzyme trong chăn nuôi và tổng hợp một số kết quả nghiên cứu về sử dụng multi - enzyme trong chăn nuôi lợn con sau cai sữa. Mục 4: Giới thiệu về probiotic và tổng hợp một số kết quả nghiên cứu về sử dụng probiotic trong chăn nuôi lợn con sau cai sữa. Chương 2 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Lợn lai thương phẩm 4 giống ngoại giữa ♂ F1 (Pietrain x Duroc) x ♀ F1 (Landrace x Yorshire), giai đoạn sau cai sữa (từ 21 - 56 ngày tuổi). 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu - Thí nghiệm thử mức tiêu hóa được tiến hành tại Trung tâm Thực hành Thực nghiệm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Các thí nghiệm về sinh trưởng được triển khai tại Trại giống lợn Tân Thái, thuộc Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên. - Phân tích thành phần hóa học của thức ăn, các chỉ tiêu protein, tinh bột và chất xơ trong phân của lợn, được tiến hành tại Viện Khoa học Sự sống - Đại học Thái Nguyên. 4 2.1.3.Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 đến năm 2012 2.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của multi - enzyme chứa proteaza, amylaza đến tỷ lệ tiêu hóa protein, tinh bột, chất xơ và sinh trưởng của lợn ngoại sau cai sữa nuôi bằng khẩu phần có mức protein khác nhau Nội dung này gồm 2 thí nghiệm: 2.2.1.1 Thí nghiệm 1. Nghiên cứu ảnh hưởng của multi - enzyme chứa proteaza, amylaza đến tỷ lệ tiêu hóa protein, tinh bột và chất xơ của lợn con sau cai sữa nuôi bằng khẩu phần có mức protein khác nhau. Thí nghiệm được tiến hành trên cũi với từng cá thể riêng biệt. Lợn thí nghiệm là lợn đực đã thiến ở giai đoạn sau cai sữa (Từ 21 56 ngày tuổi). Số lượng lợn thí nghiệm là 4 con, khối lượng bắt đầu thí nghiệm từ 7,4 - 7,5 kg/con. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô vuông latin với 4 lần nhắc lại. Nhắc lại theo thời gian, tức là mỗi lần nhắc lại ứng với một tuần tuổi khác nhau. Có 4 nghiệm thức, theo thứ tự như sau: đối chứng (ĐC), 1a, 1b và 1c, ứng với mức protein tương ứng là 20 - 20 - 19 - 18 %. Các nghiệm thức 1a, 1b và 1c được bổ sung multi - enzyme chứa proteaza và amylaza với liều 1 g/kg thức ăn. Nghiệm thức đối chứng sử dụng khẩu phần có 20 % protein nhưng không bổ sung multi - enzyme. Khẩu phần ăn được xây dựng bằng phần mềm Brill Formulation (USA). Khẩu phần thử mức tiêu hoá có cùng mức năng lượng trao đổi (3200 Kcal/kg thức ăn) và một số axit amin thiết yếu. Mức một số axit amin trong khẩu phần (g/kg thức ăn): Lyzin 12,4; threonin 8,07; methionin + cystin 6,83; tryptophan 2,36. Nguyên liệu trước khi phối trộn được tiến hành phân tích thành phần hoá học: vật chất khô, protein, axit amin, tinh bột, xơ… Thí nghiệm tiến hành trong 35 ngày, được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn tiền thí nghiệm (7 ngày) cho lợn ăn cùng loại thức ăn cơ sở, để lợn làm quen với điều kiện thí nghiệm. Lợn được nuôi với khẩu phần ăn tự do, theo dõi chặt chẽ lượng thức ăn tiêu thụ để xác định được lượng thức ăn tiêu thụ/con/ngày. Giai đoạn thí nghiệm (28 ngày): Chia làm bốn giai đoạn, mỗi giai đoạn cho ăn khẩu phần như sơ đồ thí nghiệm trong vòng 7 ngày. Lợn được nuôi với lượng khẩu phần bằng 80 % lượng ăn tự do (tính theo khối lượng cơ thể), nhằm để cho lợn ăn được hết thức ăn, hạn chế lượng thức ăn dư thừa. Cho lợn ăn 5 lần/ngày (6 giờ, 10 giờ, 14 5 giờ, 17 giờ và 20 giờ). Nước uống được cung cấp tự do qua vòi uống tự động. Thu toàn bộ lượng phân và cân lượng phân thải ra hàng ngày, bảo quản trong tủ lạnh. Khi thu đủ lượng phân của 3 ngày thì trộn đều và lấy mẫu khoảng 200 g/con cho vào túi linon bảo quản ở nhiệt độ lạnh (-20 0C). Sau đó đưa vào làm khô trên máy đông khô trong điều kiện chân không và nhiệt độ - 86 0C, sau đó nghiền nhỏ (kích thước < 0,5 mm), trộn đều để phân tích. * Thuật toán xử lý thống kê yij = µ + Ci + Rj + Tij + eij Trong đó: yij : Chỉ tiêu nghiên cứu µ : Trung bình quần thể Ci: Ảnh hưởng của cột (i = 1 → 4; gia súc) Rj : Ảnh hưởng của hàng (j = 1 → 4; giai đoạn) Tij : Ảnh hưởng của nghiệm thức (ij = 1 → 4; yếu tố TN) eij : Ảnh hưởng của ngẫu nhiên 2.2.1.2 Thí nghiệm 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của multi - enzyme chứa proteaza, amylaza đến sinh trưởng của lợn ngoại sau cai sữa nuôi bằng khẩu phần có mức protein khác nhau. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn (Completely Randomized Design - CRD) với 4 nghiệm thức: đối chứng (ĐC), 2a, 2b và 2c, tương ứng với mức protein là 20 - 20 - 19 - 18 %. Mỗi nghiệm thức có 10 con được nhắc lại 3 lần. Các nghiệm thức 2a, 2b và 2c được bổ sung multi - enzyme chứa proteaza và amylaza với liều 1 g/kg thức ăn. Nghiệm thức ĐC có 20 % protein nhưng không bổ sung multi - enzyme. Lợn thí nghiệm được nuôi dưỡng đảm bảo đồng đều các yếu tố như giống, tính biệt, khối lượng, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Lợn được nuôi trên chuồng sàn, thức ăn và nước uống được cung cấp tự do qua hệ thống máng ăn và máng uống tự động. Thành phần và giá trị dinh dưỡng; phương pháp xác định thành phần hóa học và chế biến thức ăn như thí nghiệm 1. * Các chỉ tiêu theo dõi của thí nghiệm 2 bao gồm: Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm (kg/con); Sinh trưởng tuyệt đối của lợn (g/con/ngày); Lượng thức ăn tiêu thụ (kg/con/ngày); Hệ số chuyển hóa thức ăn (kg TĂ/kg tăng khối lượng); Tỷ lệ hiệu dụng protein (g/kg tăng khối lượng); Hệ số chuyển hóa lyzin (g/kg tăng khối lượng); Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng (đồng). 6 * Thuật toán xử lý thống kê yij = µ + Ti + eij Trong đó: yij : Chỉ tiêu nghiên cứu µ : Trung bình quần thể Ti : Ảnh hưởng của nghiệm thức (yếu tố TN) (i = 1 → 4) eij : Ảnh hưởng của ngẫu nhiên. 2.2.2. Nội dung 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của multi - enzyme chứa proteaza, amylaza, xenlulaza đến tỷ lệ tiêu hóa và sinh trưởng của lợn con sau cai sữa được nuôi bằng khẩu phần có mức xơ khác nhau Nội dung này gồm 2 thí nghiệm. 2.2.2.1. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của bổ sung multi enzyme và xơ thô đến tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng Thí nghiệm thử mức tiêu hoá được tiến hành trên cũi với từng cá thể riêng biệt. Lợn thí nghiệm là lợn đực đã thiến ở giai đoạn sau cai sữa (từ 21 - 56 ngày tuổi). Số lượng lợn thí nghiệm là 6 con, được chọn đảm bảo độ đồng đều về các yếu tố như giống, loại lợn; khối lượng, tuổi; tình trạng sức khỏe, tính phàm ăn. Thí nghiệm có hai nhân tố, nhân tố xơ có ba mức (3,0; 4,5 và 6,0 %), nhân tố multi - enzyme có hai mức (có bổ sung và không bổ sung multi - enzyme), như vậy có 6 nghiệm thức được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (Randomized Complete Block Design - CRBD), với 4 lần nhắc lại. Nhắc lại theo thời gian, tức là mỗi lần nhắc lại ứng với một tuần tuổi khác nhau. Ứng với các mức xơ 3,0 - 4,5 và 6,0 % là các nghiệm thức 3.1- 3.2 và 3.3; mỗi nghiệm thức trên lại được chia thành hai nghiệm thức a và b. Nghiệm thức a là không bổ sung multi enzyme, nghiệm thức b là được bổ sung multi - enzyme chứa proteaza, amylaza và xenlulaza với liều lượng giống nhau (1 g/kg TĂ). Khẩu phần ăn được xây dựng bằng phần mềm Brill Formulation (USA). Khẩu phần thức ăn thí nghiệm có cùng mức năng lượng trao đổi (3200 Kcal/kg thức ăn), protein tổng số (19 %), mức một số axit amin trong khẩu phần như sau (g/kg thức ăn): Lyzin 12,40, threonin 8,07; methionin + cystin 6,83; tryptophan 2,36). Liều lượng của multi - enzyme bổ sung vào thức ăn (tính cho 1 kg thức ăn): Proteaza: 2.000 UI, amylaza: 56 UI và xenlulaza: 1.200 UI. Sử dụng chất Cr2O3 làm chất chỉ thị, liều lượng bổ sung 40 g/kg thức ăn. Phương pháp nuôi dưỡng, thu mẫu và phân tích thành phần hóa học tương tự thí nghiệm 1. 7 * Các chỉ tiêu theo dõi của thí nghiệm 3 bao gồm: Tỷ lệ tiêu hóa protein, tinh bột và chất xơ. *Thuật toán xử lý thống kê. Yijk = µ + Xi + Mj + (X*M)ij + eijk + Ri Trong đó: - Yijk: Chỉ tiêu nghiên cứu - µ: Trung bình quần thể - Xi: Ảnh hưởng của mức xơ thô khẩu phần; i = 1 → 3 (i =1=3%, i=2=4,5%, i=3=6%) - Mj: Ảnh hưởng của bổ sung enzyme, j=1 → 2 (j=1=không bổ sung multi - enzyme, j=2=có bổ sung multi - enzyme) - (X*M)ij: Ảnh hưởng của tương tác giữa bổ sung multi enzyme và mức xơ thô. - eijk: Ảnh hưởng của ngẫu nhiên. - Ri: Ảnh hưởng của khối, i=1 → 4 2.2.2.2. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của bổ sung multi - enzyme và xơ thô đến sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn sau cai sữa. Thí nghiệm được tiến hành trên đàn lợn ở giai đoạn sau cai sữa (Từ 21-56 ngày tuổi). Mỗi nghiệm thức có 10 con, đảm bảo đồng đều về khối lượng, tính biệt, tình trạng sức khỏe, tính phàm ăn, tỷ lệ đực cái.v.v. Thí nghiệm được nhắc lại ba lần. Thí nghiệm có hai nhân tố, nhân tố xơ có ba mức (3,0 - 4,5 và 6,0 %), nhân tố multi - enzyme có hai mức (Có bổ sung và không bổ sung multi - enzyme), như vậy có 6 nghiệm thức được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (Randomized Complete Block Design - CRBD). Ứng với các mức xơ 3,0; 4,5 và 6,0 % là các nghiệm thức 4.1; 4.2 và 4.3, mỗi nghiệm thức trên lại được chia thành hai nghiệm thức a và b. Nghiệm thức a là không bổ sung multi - enzyme, nghiệm thức b là được bổ sung multi - enzyme chứa proteaza, amylaza và xenlulaza với liều lượng giống nhau (1 g/kg TĂ). * Phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng lợn: Giống thí nghiệm 2 * Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn: Giống thí nghiệm 3. * Các chỉ tiêu theo dõi của thí nghiệm 4: Giống thí nghiệm 2. * Thuật toán xử lý thống kê. yijk = µ + αi + βj + (αβ)ij + Ri + eijk Trong đó: - yijk: Chỉ tiêu nghiên cứu 8 - µ: Trung bình quần thể - αi: Ảnh hưởng của bổ sung multi - enzyme, i=1 → 2 (i=1=không bổ sung multi - enzyme, i=2=có bổ sung multi - enzyme) - βj: Ảnh hưởng của mức xơ thô khẩu phần; j = 1 →3 (j=1=3 %, j=2=4,5 %, j=3=6 %) - (αβ)ij : Ảnh hưởng của tương tác giữa bổ sung multi - enzyme và mức xơ thô. - Ri: Ảnh hưởng của khối, i = 1 → 3 - eijk: Ảnh hưởng của ngẫu nhiên. 2.2.3. Nội dung 3. Nghiên cứu ảnh hưởng của probiotic đến sinh trưởng của lợn con sau cai sữa Thí nghiệm 5. Nghiên cứu ảnh hưởng của probiotic đến sinh trưởng của lợn con sau cai sữa Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên (Completely Randomized Design - CRD) với 4 nghiệm thức, theo thứ tự như sau: đối chứng (ĐC) và các nghiệm thức 5a; 5b và 5c ứng với hỗn hợp probiotic tương ứng là probiotic 1, probiotic 2, probiotic 3. Nghiệm thức đối chứng không bổ sung probiotic. Mỗi nghiệm thức có 10 con, nhắc lại 3 lần. Lợn thí nghiệm được chọn đồng đều về giống, loại lợn, khối lượng, tuổi, tình trạng sức khỏe. Thành phần hỗn hợp vi khuẩn probiotic 1 (bao gồm Lactobacillus acidophilus, Bacillus subtilis, Saccharomyces cerevisiae). Hỗn hợp probiotic 2 gồm Lactobacillus axitophillus, Lactobacillus casei và Saccharomyces cervisae và hỗn hợp probiotic 3 gồm Lactobacillus acidophilus, Bacillus subtilis và Beta glucana. Khẩu phần ăn được xây dựng bằng phần mềm Brill Formulation (USA). Khẩu phần thí nghiệm có cùng mức năng lượng trao đổi (3200 Kcal/kg thức ăn), protein tổng số (19 %), mức một số axit amin trong khẩu phần như sau (g/kg thức ăn): Lyzin 12,40, threonin 8,07; methionin + cystin 6,83; tryptophan 2,36). Phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng lợn thí nghiệm; các chỉ tiêu nghiên cứu tương tự thí nghiệm 2. * Thuật toán xử lý thống kê: yij = µ + Ti + eij Trong đó: yij : Chỉ tiêu nghiên cứu µ : Trung bình quần thể Ti : Ảnh hưởng của yếu tố thí nghiệm (i = 1 → 4) eij : Ảnh hưởng của ngẫu nhiên. 9 2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý trên phần mềm thống kê IRRISTAT 5.0; phần mềm STAGRAPH version 4.0 và chương trình Excel 2007. Đánh giá kết quả phân tích phương sai như sau: P<0,05: Sai khác có ý nghĩa ở mức 95%; P≥ 0,05: Sai khác không có ý nghĩa. Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nội dung 1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của multi - enzyme đến tỷ lệ tiêu hóa protein, tinh bột, chất xơ và sinh trƣởng của lợn con sau cai sữa nuôi bằng khẩu phần có mức protein khác nhau 3.1.1 Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của multi - enzyme đến tỷ lệ tiêu hóa protein, tinh bột và chất xơ. Kết quả thí nghiệm 1 được trình bày ở bảng 3.1. Bảng 3.1. Tỷ lệ tiêu hóa protein, tinh bột và chất xơ của TN 1* Diễn giải 1. Pr ăn vào 2. Pr thải ra 3. Tỷ lệ TH protein 4. TB ăn vào 5. TB thải ra 6. Tỷ lệ TH tinh bột 7. Xơ ăn vào 8. Xơ thải ra 9. Tỷ lệ TH xơ ĐVT g/con g/con % ĐC 256,92 33,61 1a 255,37 30,09 1b 242,61 29,59 1c 231,05 29,29 86,92b ± 1,16 88,22a ± 0,78 87,80ab ± 0,58 87,32ab ± 0,81 g/con g/con 698,72 151,03 698,32 137,25 713,78 144,65 733,72 153,83 % 78,38b±1,91 80,34a±2,85 79,73ab±2,01 79,03b±1,51 g/con g/con 42,92 34,67 42,90 34,53 41,88 33,59 40,05 31,87 % 19,22a±0,41 19,51a±0,78 19,79ab±0,84 20,42b±0,96 a,b Theo hàng ngang, những số mang các mũ có chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,05). SE của tỷ lệ tiêu hóa protein = 0,5149; 5% LSD = 1,285 SE của tỷ lệ tiêu hóa tinh bột = 0,3193; 5% LSD = 1,104. SE của tỷ lệ tiêu hóa xơ = 0,2570; 5% LSD = 0,889 Chi chú: * Tổng hợp từ bảng 3.1, 3.2 và 3.3 trong luận án chính. Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy, ở cùng mức protein (ĐC và nghiệm thức 1a); khi bổ sung enzym tiêu hóa, tỷ lệ tiêu hóa protein và tinh bột của lợn con có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Cụ thể, tỷ lệ tiêu hóa protein của ĐC là 86,92% và của nghiệm thức 1a là 10 88,22%); Tỷ lệ tiêu hóa tinh bột của ĐC là 78,38%, của nghiệm thức 1a đạt 80,34%, cao hơn ĐC 1,96%. Điều này cho thấy, ở cùng mức protein của khẩu phần, việc bổ sung thêm multi - enzyme có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ tiêu hóa protein thô và tinh bột của lợn con sau cai sữa. Khi giảm mức protein trong khẩu phần từ 20 % xuống 19 và 18 % (Nghiệm thức 1a, 1b và 1c), tỷ lệ tiêu hoá protein không có sự sai khác rõ rệt (từ 88,22 - 87,80 - 87,32 % tương ứng nghiệm thức 1a, 1b và 1c (P≥0,05). Điều này cho thấy, với những khẩu phần có mức protein thấp hơn, mặc dù có sự sai khác về tỷ lệ protein so với năng lượng trao đổi của thức ăn, nhưng với việc bổ sung multi - enzyme tiêu hóa, tỷ lệ tiêu hoá protein tổng số của lợn con không bị ảnh hưởng. Trong khi đó, tỷ lệ tiêu hóa tinh bột có sự biến động khác hơn. Khi so sánh các cặp nghiệm thức 1a và 1b, cặp nghiệm thức 1b và 1c, tỷ lệ tiêu hóa tinh bột không có sai khác có ý nghĩa thống kê (P≥0,05), mặc dù lượng tinh bột ăn vào của lợn con có xu hướng tăng lên (698,32 - 713,78 g/con và 713,78 - 733,72 g/con). Nhưng khi mức protein tiếp tục giảm xuống 18 %, mặc dù vẫn được bổ sung multi enzyme (nghiệm thức 1c), tỷ lệ tiêu hóa tinh bột của lợn con đã bị giảm thấp (79,03 %). Nếu so với nghiệm thức 1a (20 % protein và có bổ sung multi - enzyme), sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả nghiên cứu đã xác định được tỷ lệ tiêu hóa chất xơ của lợn con của các nghiệm thức tương ứng từ 1a, 1b và 1c là 19,51; 19,79 và 20,42 %. Điều này cho thấy, tỷ lệ tiêu hóa chất xơ của lợn con không cao và chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi tỷ lệ xơ trong khẩu phần giảm xuống 3,12 % (1c). Các nghiên cứu về tiêu hóa chất xơ của lợn con cho thấy, lợn con không tiết enzyme nội sinh để phân giải xơ, việc tiêu hóa chất xơ chủ yếu do hệ vi sinh vật ở ruột già (Fernando và cs, 2004), vì vậy khả năng tiêu hóa chất xơ bị hạn chế và phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ xơ trong khẩu phần. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng chứng minh được khi tỷ lệ chất xơ trong khẩu phần giảm thấp hơn thì tỷ lệ tiêu hóa chất xơ của lợn con tăng lên. Kết luận thí nghiệm 1: Việc sử dụng multi - enzyme tổng hợp có tác dụng cải thiện tỷ lệ tiêu hóa protein và tinh bột (P<0,05), nhưng không có tác dụng cải thiện tỷ lệ tiêu hoá chất xơ của lợn con (P≥0,05). Khi giảm mức protein của khẩu phần xuống 19 %, tỷ lệ tiêu 11 hóa protein và tinh bột không có sự sai khác đáng kể (P≥0,05). Tiếp tục giảm mức protein xuống 18 %, tỷ lệ tiêu hóa tinh bột sẽ giảm có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với 1a, nhưng không sai khác rõ rệt so với đối chứng. Như vậy, chúng ta có thể sử dụng multi - enzyme để bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn con cũng như khả năng giảm mức protein ở mức độ hợp lý để đảm bảo tỷ lệ tiêu hóa, vừa góp phần giải quyết khủng hoảng của lợn con giai đoạn này, nâng cao khả năng sinh trưởng của lợn vừa tiết kiệm thức ăn protein và giảm thiểu ô nhiễm môi trường sống do sử dụng khẩu phần có mức protein cao gây ra. 3.2.2 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của multi - enzyme đến sinh trưởng của lợn con nuôi bằng khẩu phần có mức protein khác nhau. Kết quả thí nghiệm 2 được trình bày ở bảng 3.2. Bảng 3.2. Sinh trƣởng và hiệu quả sử dụng TĂ của lợn TN 2* Diễn giải ĐVT ĐC 2a 2b 2c 1. KL 21ngày tuổi Kg 7,33a±0,28 7,35a±0,26 7,35a±0,24 7,33a±0,26 b a ab 2. KL 56 ngày tuổi Kg 18,95 ±0,78 19,67 ±0,81 19,28 ±0,86 18,79b±0,85 So sánh % 100 103,80 101,74 99,16 3. ST tuyệt đối g/con 332,00 352,00 340,86 327,43 So sánh % 100 106,02 102,67 98,63 Kg 4. TTTĂ/kg KL 1,45 1,37 1,42 1,47 So sánh % 100 94,48 97,93 101,38 5. Chi phí TĂ/kg KL đ 11967,50 11650,20 12228,80 12739,30 So sánh % 100 97,34 102,18 106,45 6. TT protein/kg tăng g 290,02 274,03 271,27 264,61 KL So sánh % 100 94,49 93,53 91,24 7. TT lyzin/kg tăng g 17,98 16,99 17,70 18,23 KL % 100 94,49 98,44 101,39 So sánh a, b Theo hàng ngang, những số mang các mũ có chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,05). SE: Lúc 42 ngày tuổi = 0,2195; lúc 56 ngày tuổi = 0,1553 5% LSD: Lúc 42 ngày tuổi = 0,7158; lúc 56 ngày tuổi = 0,5065 Chi chú: * Tổng hợp từ bảng 3.4, 3.5, 3.6, 3.7, 3.8 và 3.9 trong luận án chính. Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy, ở các giai đoạn thí nghiệm, lợn con được nuôi bằng khẩu phần có bổ sung multi - enzyme sinh trưởng nhanh hơn lợn nuôi bằng khẩu phần không bổ sung multi - enzyme. Kết thúc thí 12 nghiệm (Lúc 56 ngày tuổi), sự sai khác về khối lượng lợn con giữa hai nghiệm thức này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Điều đó cho thấy, việc bổ sung multi - enzyme đã có tác dụng cải thiện tỷ lệ tiêu hoá của lợn con, trong đó chủ yếu là tiêu hóa protein và tinh bột (Thí nghiệm 1), từ đó nâng cao khả năng sinh trưởng của lợn thí nghiệm. Khi giảm mức protein có bổ sung multi - enzyme (Nghiệm thức 2b và 2c), khối lượng lợn con lúc 56 ngày tuổi vẫn đạt tương đương (P≥0,05) với khẩu phần có mức protein cao không sử dụng multi - enzyme (ĐC) (Tương ứng nghiệm thức 2b và 2c là 19,28 và 18,79 kg/con; của ĐC là 18,95 kg/con). Điều này cho thấy, việc giảm mức protein của khẩu phần nhưng có sử dụng multi enzyme sẽ nâng cao tỷ lệ tiêu hóa một số chất dinh dưỡng, từ đó đảm bảo sinh trưởng của lợn. Đối với lợn con được nuôi bằng các khẩu phần có mức protein khác nhau có bổ sung multi-enzym, sinh trưởng tích luỹ của lợn con có chiều hướng biến động theo mức protein thô trong khẩu phần. Ở giai đoạn 56 ngày tuổi, khối lượng lợn con đạt 19,67 - 19,28 - 18,79 kg/con tương ứng theo thứ tự nghiệm thức 1a, 1b và 1c. Kết quả xử lý thống kê giai đoạn này cho thấy, khi giảm 1 % mức protein thô trong khẩu phần, sinh trưởng của lợn con không bị ảnh hưởng. Nhưng khi giảm 2 % mức protein thô (Từ 20 % xuống 18 %; nghiệm thức 2a và 2c) thì khối lượng lợn con lúc 56 ngày tuổi có sự sai khác (P<0,05). Điều này tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu về tỷ lệ tiêu hoá ở thí nghiệm 1, trong đó nhấn mạnh ảnh hưởng tích cực của việc bổ sung thêm multi enzyme đối với tỷ lệ tiêu hoá protein và tinh bột của lợn con. Kết quả tính toán về hệ số chuyển hóa thức ăn (kg TĂ/kg tăng khối lượng) của lợn thí nghiệm cho thấy việc bổ sung multi - enzyme đã làm giảm tiêu tốn TĂ/kg tăng khối lượng 5,52 % (từ 1,45 kg TĂ/kg tăng khối lượng ở ĐC xuống 1,37 kg thức ăn/kg tăng khối lượng ở nghiệm thức 2a). Như vậy, việc bổ sung multi - enzyme đã góp phần làm tăng sinh trưởng, cải thiện quá trình tiêu hóa dẫn đến làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn thí nghiệm. Đối với các khẩu phần giảm mức protein và bổ sung thêm multi - enzyme thì tiêu tốn TĂ/kg tăng khối lượng tăng từ 3,64 - 7,29 % theo mức giảm của protein trong khẩu phần. Cụ thể tăng từ 1,37 kg TĂ/kg tăng khối lượng ở nghiệm thức 2a lên 1,43 và 1,47 kg ở 2b và 2c. Như vậy, khi giảm mức protein trong khẩu phần, sinh trưởng của lợn có xu hướng giảm, đồng thời làm tiêu tốn TĂ/kg tăng khối lượng tăng lên. Nhưng mức tăng này không cao, đặc biệt ở khẩu phần giảm 1 % mức protein, mà nguyên nhân theo chúng tôi là do hiệu quả của việc bổ sung thêm multi - enzyme vào trong khẩu phần. Khi so 13 sánh chỉ tiêu này giữa việc cho lợn ăn khẩu phần giảm mức protein (19 và 18 % tương ứng các nghiệm thức 2b và 2c) có bổ sung thêm multi enzyme và lợn được sử dụng khẩu phần có mức protein cao hơn nhưng không bổ sung multi - enzyme (ĐC), chúng tôi thấy tiêu tốn TĂ/kg tăng khối lượng không có sự sai khác đáng kể, thậm chí khi giảm 1 % mức protein trong khẩu phần có bổ sung multi - enzyme, chỉ tiêu này còn được cải thiện tốt hơn (1,42 so với 1,45 kg, tương ứng với nghiệm thức 2b và ĐC). Lượng protein tiêu thụ/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm nuôi bằng khẩu phần có bổ sung multi - enzyme thấp hơn so với không bổ sung (Khẩu phần cùng mức protein 20 %). Lượng protein tiêu thụ/kg tăng khối lượng của nghiệm thức 2a là 274,03g thấp hơn 5,51 % so với ĐC (290,02 g). Như vậy, với cùng lượng protein ăn vào tương đương nhau, nhưng sinh trưởng của lợn ở nghiệm thức 2a (có bổ sung multi - enzyme) cao hơn đối chứng (Không bổ sung multi - enzyme), kết quả là lượng protein tiêu thụ/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm thấp hơn. Đối với các khẩu phần giảm mức protein và bổ sung multi - enzyme, lượng protein tiêu thụ cho một kg tăng khối lượng giảm theo chiều giảm của mức protein trong khẩu phần (274,03 - 271,27 và 264,61 g/kg tăng khối lượng tương ứng nghiệm thức 2a - 2b và 2c). Mức giảm từ 1,01 - 3,44 % tương ứng so giữa nghiệm thức 2b và 2c với 2a. Việc giảm này, ngoài vai trò của multi - enzyme như đã đề cập ở trên, theo chúng tôi phần nữa do khi giảm lượng protein thu nhận thì việc sử dụng protein tăng lên. Vì vậy, việc giảm protein trong khẩu phần không những tiết kiệm thức ăn protein, mà còn góp phần làm giảm lượng protein tiêu thụ/kg tăng khối lượng. Khi so sánh với ĐC (20 % protein, không sử dụng multi - enzyme), chúng ta thấy các nghiệm thức có mức giảm protein từ 1 - 2 % và được bổ sung thêm multi - enzyme có lượng protein tiêu thụ/kg tăng khối lượng giảm thấp hơn ĐC từ 6,47 - 8,76 %. Tương tự như lượng protein tiêu thụ/kg tăng khối lượng, trong trường hợp cùng mức protein 20 % (ĐC và 2a), việc bổ sung multi enzyme cũng có tác dụng làm giảm tiêu tốn lyzin/kg tăng khối lượng. Ở ĐC là 17,98 g lyzin/kg tăng khối lượng, cao hơn 5,51 % so với nghiệm thức 2a (16,99 g). Trong trường hợp lợn được nuôi bằng các khẩu phần có mức protein giảm, lượng lyzin tiêu thụ/ kg tăng khối lượng có xu hướng tăng lên theo chiều giảm của mức protein (tăng 4,18 và 7,29 % khi so giữa 2b và 2c với 2a). Tuy nhiên, nếu so việc lợn con nuôi bằng các khẩu phần có mức protein thấp có bổ sung multi - enzyme (2b và 2c) với khẩu 14 phần có mức protein cao nhưng không sử dụng multi -enzyme (ĐC), chúng ta thấy khi lợn con sử dụng các khẩu phần có mức protein thấp và bổ sung enzyme, tiêu tốn lyzin không có sự khác biệt, thậm chí với khẩu phần chỉ giảm 1 % mức protein, chỉ tiêu này còn được cải thiện tốt hơn (giảm 1,56 % khi so 2b và ĐC), còn khi giảm 2 % mức protein tiêu tốn lyzin/kg tăng khối lượng chỉ tăng hơn chút ít (tăng 1,39 % khi so 2c và ĐC). Kết quả tính tóan chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn con cho thấy, khi được nuôi bằng khẩu phần có bổ sung multi - enzyme chi phí thức ăn giảm 2,66 % so với ĐC (11.650,20 đồng so với 11.967,50 đồng tương ứng với nghiệm thức 2a và ĐC). Đây là hệ quả của việc cải thiện sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn thí nghiệm với nhân tố thí nghiệm. Khi giảm mức protein thô trong khẩu phần nhưng vẫn đảm bảo cân đối một số axit amin thiết yếu, kết hợp bổ sung multi enzyme đã làm giá thức ăn tăng dần (từ 8.503 - 8.565 - 8.666 đồng/kg thức ăn, tương ứng nghiệm thức 2a - 2b và 2c). Đây là nguyên nhân chính làm cho chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn con tăng lên (từ 11650,20 - 12228,80 - 12739,30 đ/kg, theo thứ tự tương ứng các nghiệm thức 2a - 2b và 2c). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đối đồng thuận với nhiều công trình nghiên cứu khác mà nguyên nhân chính làm tăng giá thành khẩu phần khi giảm mức protein là do giá của các axit amin tổng hợp còn khá cao. Tuy nhiên, các công trình này cũng đã cho rằng, chi phí tăng lên khi sử dụng khẩu phần có cân đối các axit amin bằng các axit amin tổng hợp được bù đắp bởi sự giảm ô nhiễm môi trường. Kết luận thí nghiệm 2: Việc sử dụng multi - enzyme trong chăn nuôi lợn con sau cai sữa góp phần nâng cao sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn (Tăng khối lượng từ 18,95 - 19,67 kg/con lúc 56 ngày tuổi; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng giảm từ 1,45 xuống 1,37 tương ứng nghiệm thức ĐC và 2a; P<0,05). Khi giảm mức protein của khẩu phần, sinh trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn của lợn giảm, nhưng sự sai khác chỉ có ý nghĩa thống kê khi mức protein giảm xuống 18 % (P<0,05). 3.2. Nội dung 2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của multi - enzyme đến tỷ lệ tiêu hóa và sinh trƣởng của lợn con sau cai sữa đƣợc nuôi bằng khẩu phần có mức xơ khác nhau 15 3.2.1. Kết quả thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của multi enzyme đến tỷ lệ tiêu hóa một số chất dinh dưỡng của lợn con giai đoạn sau cai sữa Kết quả thí nghiệm 3 được trình bày ở bảng 3.3. Bảng 3.3. Tỷ lệ tiêu hoá protein, tinh bột và chất xơ của lợn con TN 3* Diễn giải ĐVT 1. Lượng g/con protein ăn vào 2. Lượng protein thải ra 3. TLTH protein g/con % 3.1 3.2 3.3 a b a b a b 222,56 222,14 211,85 218,57 197,39 203,80 30,30 26,84 38,48 36,27 47,71 47,01 86,39a±0,37 87,92b±0,46 81,84c±0,54 83,41d±0,34 75,83e±0,31 76,93f±0,32 4. Lượng tinh bột ăn vào g/con 5. TB thải ra g/con 6. TLTH TB % 7. Chất xơ ăn vào g/con 35,67 35,60 50,13 51,72 62,09 64,11 8. Chất xơ thải g/con ra 28,90 28,70 41,26 42,31 51,64 53,07 9. TLTH xơ % 713,72 712,30 656,23 677,03 593,82 613,11 143,35 137,39 161,06 149,63 182,19 178,75 79,91a±0,29 80,71b±0,23 75,47c±0,28 77,89d±0,30 69,32e±0,21 70,85f±0,29 18,97a±0,64 19,38b±0,68 17,69ce±0,77 18,19d±0,40 16,83e±0,81 17,22e±0,75 a,b,c,d,,e,f Theo hàng ngang, những số mang các mũ có chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,05). PX=0,000; PM= 0,000; PX*M = 0,699; Cv = 0,6% PX=0,000; PM= 0,000; PX*M= 0,007; 5 % LSD = 0,6517; Cv = 0,6% PX = 0,000; PM=0,078; PX*M = 0,980; 5 % LSD=0,8990; Cv=3,3% Chi chú: *Tổng hợp từ bảng 3.10, 3.11 và 3.12 trong luận án chính. Qua bảng 3.3 cho thấy, không có ảnh hưởng tương tác giữa mức xơ và việc bổ sung multi - enzyme tới tỷ lệ tiêu hóa protein và tiêu hóa xơ của lợn con, (PX*M của tiêu hóa protein = 0,699 và PX*M của tiêu hóa xơ = 0,980; P>0,05), nhưng có ảnh hưởng tương tác đến tỷ lệ tiêu hóa tinh bột của lợn con (PX*M = 0,007; P<0,01). Kết quả xử lý thống kê cho thấy: Ở cùng mức xơ trong khẩu phần, việc bổ sung multi - enzyme đã có tác dụng cải thiện tỷ lệ tiêu 16 hóa protein và tiêu hóa tinh bột của lợn con (P<0,05), còn tỷ lệ tiêu hóa xơ chỉ được cải thiện khi mức xơ trong khẩu phần là 3,0 và 4,5 %, khi tăng lên 6% không thấy có sự cải thiện về tỷ lệ tiêu hóa chất xơ của lợn con (P≥0,05). Khi tăng mức xơ trong khẩu phần từ 3,0 - 4,5 - 6,0 %, tỷ lệ tiêu hóa protein, tinh bột và chất xơ của lợn con thí nghiệm giảm theo, kể cả trong trường hợp có bổ sung multi - enzyme. Cụ thể, tỷ lệ tiêu hóa protein lần lượt giảm 5,27 - 12,23 % khi so nghiệm thức 3.2a và 3.3a với 3.1a; giảm 5,13 - 12,50 % khi so nghiệm thức 3.2b và 3.3b với 3.1b. Tỷ lệ tiêu hóa tinh bột lần lượt giảm 5,56 - 13,25 % khi so nghiệm thức 3.2a và 3.3a với 3.1a; giảm 3,49 - 12,22 % khi so nghiệm thức 3.2b và 3.3b với 3.1b. Tỷ lệ tiêu hóa chất xơ lần lượt giảm 6,75 11,28 % khi so nghiệm thức 3.2a và 3.3a với 3.1a; giảm 6,14 - 11,15 % khi so nghiệm thức 3.2b và 3.3b với 3.1b. Sự khác nhau giữa các nghiệm thức này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết luận thí nghiệm 3: - Không có ảnh hưởng tương tác giữa mức xơ trong khẩu phần và multi - enzyme đến tỷ lệ tiêu hóa protein và tiêu hóa xơ của lợn con, nhưng có ảnh hưởng tương tác đến tỷ lệ tiêu hóa tinh bột. - Sử dụng multi - enzyme trong khẩu phần ăn đã có tác dụng cải thiện tỷ lệ tiêu hóa protein, tinh bột của lợn con (P<0,05). Riêng đối với tỷ lệ tiêu hóa chất xơ, chỉ có tác dụng khi mức xơ trong khẩu phần 3,0 và 4,5 %. - Khi tăng mức chất xơ trong khẩu phần từ 3,0 - 4,5 - 6,0 %, tỷ lệ tiêu hóa protein, tinh bột và chất xơ của lợn con thí nghiệm giảm, kể cả trong trường hợp có bổ sung multi - enzyme (P<0,05). 3.2.2. Kết quả thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của multi enzyme và mức xơ đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn ngoại sau cai sữa. Kết quả thí nghiệm 4 được trình bày ở bảng 3.4. Kết quả bảng 3.4 cho thấy, không có tương tác giữa mức xơ và việc sử dụng multi - enzyme trong ảnh hưởng tới sinh trưởng của lợn ở giai đoạn kết thúc thí nghiệm (56 ngày tuổi) (PX*M = 0,680 >0,05). Khối lượng của lợn thí nghiệm nuôi bằng các khẩu phần cùng mức xơ, nhưng được bổ sung multi - enzyme có sinh trưởng cao hơn so với những nghiệm thức không bổ sung multi - enzyme. Cụ thể, ở mức chất xơ 3,0 %, khối lượng lợn lúc 56 ngày tuổi được bổ sung multi - enzyme là 19,88 kg/con (4.1a), trong khi ở nghiệm thức không 17 bổ sung multi - enzyme chỉ có 18,97 kg/con (4.1b); cao hơn 0,91 kg/con (tương ứng cao hơn 4,80 %). Tương tự như vậy, ở mức 4,5 % chất xơ, khối lượng lợn con đạt 18,28 kg/con (4.2a) và đạt 17,53 kg/con (4.2b), tương ứng cao hơn 4,28 %. Ở mức chất xơ 6,0 %, khối lượng lợn con là 16,59 kg/con (4.3b) cao hơn 3,43 % (Chỉ đạt 16,04 kg/con - nghiệm thức 4.3a). Sự khác nhau giữa các nghiệm thức sử dụng multi - enzyme và không sử dụng multi - enzyme có ý nghĩa thống kê ở mức 99 % (PM = 0,002 < 0,01). Như vậy, việc bổ sung multi - enzyme đã có tác dụng cải thiện tỷ lệ tiêu hóa protein, tinh bột (Thí nghiệm 3), từ đó góp phần tăng sinh trưởng của lợn thí nghiệm. Bảng 3.4. Sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn TN 4* Diễn giải 1. KL 21 ngày tuổi 2. KL 56 ngày tuổi So a với b 3. ST tuyệt đối ĐVT 4.2 b a 4.3 b a b kg/con 7,01a±0,10 7,03a ± 0,09 7,06a ± 0,11 7,09a ± 0,10 7,05a ± 0,11 7,10a ± 0,10 kg/con 18,97a± 0,34 19,88b± 0,36 17,53c± 0,34 18,28d± 0,30 16,04e±0,27 16,59f±0,29 % g/con/ ngày % So a với b 4. TTTĂ/kg kg tăng KL So a với b % 5. TT ME/kg Kcal tăng KL So a với b % 6.TTprotein/kg g tăng KL So a với b % 7. TT lyzin/kg g tăng KL So a với b % 8. Chi phí đ TĂ/kg tăng KL So a với b % a,b,c,d,e,f 4.1 a 100 104,80 100 104,28 100 103,43 341,71 367,14 299,14 319,71 256,86 271,14 100 107,44 100 106,88 100 105,56 1,39 1,32 1,52 1,46 1,62 1,56 100 94,96 100 96,05 100 96,29 4450,39 4225,16 4859,60 4661,30 5173,16 5001,76 100 94,94 100 95,92 100 96,69 264,51 251,13 288,68 276,90 307,31 297,13 100 94,94 100 95,92 100 96,69 17,24 16,37 18,83 18,06 20,05 19,38 100 94,95 100 95,92 100 96,65 12408,20 11928,10 13218,10 12841,90 13762,20 13637,60 100 96,13 100 97,15 100 99,09 Trên hàng ngang, các số mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức P < 0,05. PX=0,000; PM= 0,002; PX*M = 0,680; 5 % LSD (42 ngày tuổi)= 0,6375; 5 % LSD (56 ngày tuổi) = 0,4618. Chi chú: *Tổng hợp từ bảng 3.13, 3.14, 3.15, 3.16, 3.17, 3.18 và 3.19 trong luận án chính 18 Ở tất cả các mức chất xơ của khẩu phần, khi được bổ sung multi - enzyme thì tiêu tốn thức ăn (TTTĂ)/kg tăng khối lượng đều thấp hơn so với không bổ sung multi - enzyme. Ở mức chất xơ 3,0 %, TTTĂ/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm là 1,32 kg (Nghiệm thức 4.1b), thấp hơn 5,04 % so với 1,39 kg (4.1a). Tương tự, ở mức 4,5 % là 1,46 kg (4.2b), thấp hơn 3,95 % so với nghiệm thức 4.2a là 1,52 kg; Ở mức 6,0 % là 1,56 kg (4.3b) thấp hơn 3,71 % so với nghiệm thức 4.2a là 1,62 kg. Điều này cho thấy, bổ sung multi - enzyme có tác dụng tốt đến tiêu hóa và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con thí nghiệm. Việc bổ sung thêm multi - enzyme, hỗ trợ thêm cho lợn con những điểm chưa hoàn thiện của hệ thống tiêu hóa giai đoạn này. Tiêu tốn ME/kg tăng khối lượng của lợn con được nuôi bằng khẩu phần có bổ sung multi - enzyme luôn thấp hơn so với các nghiệm thức không bổ sung multi - enzyme. Đối với khẩu phần tăng mức xơ, nhưng không bổ sung multi - enzyme, tiêu tốn ME/kg tăng khối lượng của lợn con cũng có xu hướng tăng lên từ 9,19 - 16,24 % (Nghiệm thức 4.2a và 4.3a so với 4.1a). Ở những nghiệm thức có bổ sung multi - enzyme, tiêu tốn năng lượng/kg tăng khối lượng tăng từ 10,32 18,38 % (4.2b và 4.3b so với 4.1b). Những nghiệm thức có mức xơ cao hơn nhưng có bổ sung multi - enzyme (4.2b và 4.3b) thì tiêu tốn ME/kg tăng khối lượng tăng thấp hơn khi so với nghiệm thức có mức chất xơ thấp nhưng không bổ sung multi - enzyme (4.1a), tương ứng chỉ tăng 4,74 - 12,39 %. Điều này cho thấy, cần bổ sung multi enzyme khi tăng mức xơ để không gây ảnh hưởng nhiều đến tiêu tốn ME/kg tăng khối lượng của lợn con. Khi so sánh giữa các nghiệm thức tăng mức chất xơ kết hợp sử dụng multi - enzyme, tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng có xu hướng tăng theo chiều tăng của mức xơ trong khẩu phần, thấp nhất là nghiệm thức 4.1b với mức xơ là 3,0 %, tiếp đến là nghiệm thức 4.2b với mức xơ là 4,5 %, cao nhất là nghiệm thức 4.3b với mức xơ là 6,0 %. Tuy nhiên, nếu so sánh với trường hợp khẩu phần có mức chất xơ thấp, không sử dụng multi - enzyme (4.1a), thì chỉ tiêu này được cải thiện hơn khi mức chất xơ không quá cao. Kết quả này cho thấy, không nên sử dụng khẩu phần có mức xơ quá cao (6,0 %) để nuôi lợn con, nhưng cũng cho thấy khả năng tăng mức chất xơ trong khẩu phần lên 4,5 % với việc sử dụng multi - enzyme.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất