Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tóm tắt tiến sĩ giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong dạy học môn công nghệ ở...

Tài liệu Tóm tắt tiến sĩ giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong dạy học môn công nghệ ở trường trung học phổ thông

.PDF
27
338
107

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRỊNH VĂN CƢỜNG GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ GIÁO DỤC Mã số: 62. 14. 01. 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2013 2 Công trình được hoàn thành tại: TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Hà Thế Truyền 2. GS.TSKH Nguyễn Văn Hộ Phản biện 1:....................................................................... Phản biện 2:....................................................................... Phản biện 3:....................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại: TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Vào hồi ......giờ ....... ngày......tháng.......năm 2013 Có thể tìm hiểu luận án tại: Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm 3 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Trịnh Văn Cường (2009), “Phát huy vai trò của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp”, Tạp chí giáo dục, số 205, kỳ 1, tháng 1 năm 2009, tr. 9 -10. 2. Trịnh Văn (Anh) Cường (2012), “Nghiên cứu giáo dục hướng nghiệp trong dạy học môn Công nghệ ở trường THPT”, Tạp chí quản lý giáo dục, số 41, tháng 10 năm 2012, tr. 33 -35. 3. Trịnh Văn Cường (2012), “Giáo dục hướng nghiệp trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông và các biện pháp thực hiện”, Tạp chí giáo dục, số 297, kỳ 1, tháng 11 năm 2012, tr. 20-22. 4. Trịnh Văn (Anh) Cường (2012), “Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông”, Tạp chí quản lý giáo dục, số 43, tháng 12 năm 2012, tr. 41-45. 5. Trịnh Văn (Anh) Cường (2013), “Cơ sở thực tiễn của giáo dục hướng nghiệp trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông”, Tạp chí quản lý giáo dục, số 45, tháng 2 năm 2013, tr. 55-58. 6. Trịnh Văn Cường (2013), “Một số hình thức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông”, Tạp chí giáo dục, số 306, kỳ 2, tháng 3 năm 2013, tr. 11-12. 7. Trịnh Văn Cường (2013), “Nâng cao nhận thức giáo dục hướng nghiệp trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông”, Tạp chí giáo dục & xã hội, số 24, tháng 3 năm 2013, tr. 33-35. 8. Trịnh Văn Cường (2013), “Tiềm năng giáo dục hướng nghiệp trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông”, Tạp chí quản lý giáo dục, số 44, tháng 4 năm 2013, tr. 51-54. 9. Trịnh Văn Cường (2013), “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông thông qua môn Công nghệ”, Tạp chí thiết bị giáo dục, số 93, tháng 5 năm 2013, tr. 28-30. 10. Trịnh Văn Cường (2013), “Thực trạng giáo dục hướng nghiệp trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông”, Tạp chí giáo dục, số 310, kỳ 2, tháng 5 năm 2013, tr. 22-23. 11. Trịnh Văn Cường (2013), “Quy trình dạy học môn Công nghệ theo hướng lồng ghép, tích hợp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở trường THPT”, Tạp chí giáo dục & xã hội, số 27, tháng 6 năm 2013, tr. 24-27. 12. Trịnh Văn Cường (2013), “Quá trình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh qua môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông”, Tạp chí quản lý giáo dục, số 51, tháng 8 năm 2013, tr. 39- 43. 1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dân số Việt Nam hiện nay có gần 90 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới và thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Về lực lượng lao động, cả nước có 51,4 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, chiếm 58,5% tổng dân số. Trong tổng số 51,4 triệu lao động chỉ có gần 7,8 triệu người đã được đào tạo, chiếm 15,4% dân số. Ở thành thị lao động được đào tạo chiếm 30,9%, trong khi đó ở nông thôn chỉ có 9%. Giáo dục hướng nghiệp là giáo dục định hướng chọn nghề cho học sinh, nhằm giúp các em có những hiểu biết về nhu cầu nhân lực xã hội, hiểu biết về đặc điểm của các ngành nghề chuyên môn và từ đó có quyết định lựa chọn một nghề phù hợp với năng lực, sở trường, hứng thú của bản thân. Có được một nghề phù hợp sẽ đem lại nguồn sống hạnh phúc cho mỗi cá nhân và đồng thời giúp cho xã hội hình thành một nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa. Khi đã có định hướng chọn một nghề phù hợp với hứng thú và năng lực của bản thân, sẽ tạo cho học sinh phổ thông một động lực lớn để học tập nhằm thi đỗ vào các trường chuyên nghiệp hay đại học đã chọn và khi đã được vào trường các em sẽ phấn đấu để học tốt, để có nghề nghiệp đảm bảo cuộc sống hạnh phúc lâu dài trong tương lai. Nội dung môn Công nghệ trong trường THPT có liên quan tới rất nhiều ngành nghề trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, kinh doanh, cũng như cuộc sống kinh tế gia đình. GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ sẽ tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp cho các em gia tăng sự hiểu biết về các ngành nghề trong xã hội và có cái nhìn tổng quan, chủ động về định hướng chọn nghề, đồng thời tiết kiệm được thời gian và kinh phí cho công tác hướng nghiệp trong nhà trường, tránh chồng chéo, trùng lặp giữa nội dung các hoạt động GDHN. Tuy vậy, trong thực tế hiện nay GDHN trong trường THPT chưa được quan tâm đúng mức. Với những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề 2 “Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông” nhằm góp phần giúp các trường THPT thực hiện nhiệm vụ GDHN một cách thiết thực và có hiệu quả. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng GDHN cho học sinh ở các trường THPT vùng Đông Bắc Việt Nam, Luận án có mục đích đề xuất các biện pháp GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT ở khu vực này. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT trong dạy học môn Công nghệ. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ ở các trường THPT ở vùng Đông Bắc Việt Nam. 4. Giả thuyết khoa học Việc chọn nghề của đa số học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THPT vùng Đông Bắc Việt Nam chủ yếu là dựa vào cảm tính, theo phong trào, do nhà trường chưa làm tốt các hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, nếu các trường sử dụng các biện pháp phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc miền núi, với điều kiện thực tiễn của địa phương để tổ chức dạy học môn Công nghệ có tích hợp GDHN theo hướng đổi mới thì hiệu quả giáo dục hướng nghiệp sẽ được nâng cao. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông. - Khảo sát, đánh giá thực trạng GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ ở trường THPT vùng Đông Bắc Việt Nam. - Đề xuất biện pháp GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ ở trường THPT vùng Đông Bắc Việt Nam. - Thực nghiệm sư phạm. 3 6. Giới hạn nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu hoạt động GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ lớp 10, 11, 12 trường THPT. - Khảo sát 16 trường THPT đại diện cho 4 khu vực thành thị, nông thôn, miền núi và hải đảo thuộc 10 tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam, trong 3 năm học từ 2008-2009 đến năm học 2010-2011. - Tổ chức thực nghiệm sư phạm 2 vòng ở 4 trường THPT khu vực vùng Đông Bắc Việt Nam, trong hai năm học 2010-2011 và 2011-2012. 7. Luận điểm bảo vệ - Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT các dân tộc thiểu số khu vực miền núi Đông Bắc là việc làm có tính nhân văn, vừa đem lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và gia đình học sinh, vừa đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của địa phương và cả nước. - Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT trong dạy học môn Công nghệ là con đường có nhiều tiềm năng, ưu thế, phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc thiểu số và thực tiễn giáo dục ở vùng Đông Bắc Việt Nam. 8. Những đóng góp mới của luận án - Làm phong phú lý luận về GDHN cho học sinh dân tộc thiểu số trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông. - Đánh giá đúng thực trạng hoạt động GDHN cho học sinh hiện nay ở các trường THPT vùng Đông Bắc Việt Nam. - Đề xuất các biện pháp tích hợp GDHN cho học sinh trường THPT vùng Đông Bắc Việt Nam trong dạy học môn Công nghệ, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương và cho đất nước. 9. Phƣơng pháp nghiên cứu 9.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết 9.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 9.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ 10. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, nội dung Luận án gồm 4 chương. 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới - Vào giữa thế kỷ XIX ở Pháp quá trình công nghiệp hóa phát triển rất nhanh, người ta đã nhận thấy hệ thống nghề nghiệp trở nên đa dạng, phức tạp, chuyên môn hóa sản xuất đã vượt hẳn so với các giai đoạn sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp và do vậy đã xuất hiện cuốn sách “Hướng nghiệp chọn nghề” [44, tr. 7]. - Năm 1883, ở Mỹ nhà tâm lý học Ganton Ph. đã cho ra đời công trình nghiên cứu về năng lực nghề nghiệp, đã đề xuất sử dụng phương pháp trắc nghiệm (Test) với mục đích giúp học sinh chọn nghề. - Vào đầu thế kỷ XX ở Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Điển đã xuất hiện các cơ sở dịch vụ hướng nghiệp. Đặc biệt vào năm 1908 Pason F. giảng viên trường Đại học Tổng hợp Garvared (Mỹ) là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “Hướng nghiệp” đã thành lập ở Boston Hội đồng nghề nghiệp giúp cho người lao động chọn được nghề phù hợp [63]. - Năm 1897 ở Nga ra mắt cuốn sách về hướng nghiệp, trong đó nêu rõ ý nghĩa của việc lựa chọn nghề trước khi thi vào trường đại học. - Trong những năm 1960 - 1970 ở Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) đã có những công trình nghiên cứu về: “phương thức tổ chức cho học sinh phổ thông thực hành ở các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở kinh doanh dịch vụ” [64]. - Cũng vào thời gian này ở Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) đã có các công trình nghiên cứu cơ sở khoa học sư phạm của tổ chức hoạt động dạy nghề cho HS. - Allan Walker người Australia trong công trình: “Một số vấn đề quản lý giáo dục ở Australia” đã nhận thấy: “Nhà trường không chỉ là nơi dạy lý thuyết mà phải là nơi hình thành cho học sinh kỹ năng lao động” [109, tr. 53]. - Tác giả Magumi Nishino người Nhật Bản đã yêu cầu phải “phải bồi dưỡng tri thức và kỹ năng cơ bản của những ngành nghề cần 5 thiết trong xã hội, có thái độ tôn trọng đối với lao động và khả năng chọn ngành nghề tương lai phù hợp với mỗi cá nhân” [74, tr. 49]. - Năm 1996 Jacques Delos Chủ tịch Uỷ ban Quốc tế về khoa học và giáo dục (UNESCO) đã khẳng định giáo dục thế kỷ XXI là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định” đó là bốn cột trụ của giáo dục, ông nhấn mạnh: “Học sinh phổ thông cần phải chiếm lĩnh cơ hội phát triển năng lực của mình bằng cách tham gia hoạt động nghề nghiệp song song với việc học văn hóa, khoa học” [110]. 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam từ những năm 80 của thế kỷ trước, GDHN cho học sinh phổ thông cũng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, có thể kể đến các tác giả như: Phạm Tất Dong, Phạm Minh Hạc, Nguyễn Văn Hộ, Đặng Danh Ánh, Nguyễn Như Ất, Phạm Huy Thụ, Đoàn Chi, Trần Khánh Đức, Hà Thế Truyền, Nguyễn Viết Sự, Nguyễn Đức Trí... - Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng “Nền giáo dục được chỉ đạo bằng tư tưởng phục vụ phát triển công nghệ” [45, tr. 36], trong đó chú ý: “Ưu tiên đến việc giáo dục nghề nghiệp” [46, tr. 46]. - Tác giả Phạm Tất Dong đã có các công trình nghiên cứu như: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động hướng nghiệp; Hứng thú nghề nghiệp; Những vấn đề về nội dung, phương pháp hướng nghiệp cho học sinh, thanh niên… - Tác giả Nguyễn Văn Hộ với công trình “Thiết lập và phát triển hệ thống hướng nghiệp cho học sinh Việt Nam” [53] đã đề xuất những hình thức phối hợp giữa nhà trường, các cơ sở đào tạo nghề, cơ sở sản xuất trong hướng nghiệp - dạy nghề cho học sinh phổ thông. - Một hướng nghiên cứu khác do các tác giả Đặng Danh Ánh, Nguyễn Viết Sự cùng cộng sự thực hiện về: Động cơ chọn nghề; Hứng thú chọn nghề; Khả năng thích ứng nghề của học sinh học nghề; Tuổi trẻ và nghề nghiệp [1]. - Theo tác giả Nguyễn Trọng Bảo: “GDHN vừa là một vấn đề cơ bản, vừa là một vấn đề cấp bách của nhà trường phổ thông...”, [5, tr. 35]. 6 - Tác giả Nguyễn Như Ất đã nghiên cứu: “Vấn đề phương pháp luận xây dựng nội dung GDHN trong trường phổ thông Việt Nam”. - Tác giả Hoàng Đức Nhuận khẳng định sự cần thiết phải tổ chức hoạt động GDHN trong các trường THPT để chuẩn bị cho thanh niên đi vào thế giới lao động nghề nghiệp. - Các tác giả Hà Thế Truyền, Nguyễn Văn Lê, Bùi Văn Quân đã nghiên cứu sâu và trên bình diện rộng vào nội dung: ”Hướng nghiệp qua hoạt động dạy học các môn học cơ bản ở trường phổ thông” trong Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX05 - Đề tài KX - 05 -09. Theo đó, các tác giả đã khẳng định: “Biết quán triệt tinh thần hướng nghiệp trong các môn học thì chất lượng giảng dạy và học tập sẽ được nâng cao” [71]. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ ở trường THPT. 1.2. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 1.2.1. Nghề nghiệp Theo tác giả Luận án: Nghề nghiệp là một dạng lao động xã hội, nhờ được đào tạo, người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề và thái độ nghề, có thể tạo ra (sản xuất) các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần tương ứng nhằm đáp ứng các nhu cầu của bản thân và xã hội. Nghề vừa mang tính xã hội, vừa mang tính cá nhân. Bất cứ nghề nào cũng hàm chứa trong đó một hệ thống giá trị đặc trưng, đó là: kiến thức nghề, kỹ năng nghề, truyền thống nghề và hiệu quả kinh tế do nghề mang lại. 1.2.2. Hướng nghiệp Theo tác giả Luận án: Hướng nghiệp là các hoạt động của nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo, nhằm hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế giới nghề nghiệp và chọn một nghề phù hợp với nguyện vọng của bản thân để sẵn sàng bước vào lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực của địa phương và đất nước. 1.2.3. Giáo dục hướng nghiệp Theo tác giả Luận án: Giáo dục hướng nghiệp là hoạt động sư phạm có mục đích, có nội dung chương trình do nhà trường tiến hành, nhằm giúp học sinh định hướng chọn nghề phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân và đáp ứng yêu cầu của xã hội, của nghề nghiệp. 7 1.2.4. Giáo dục tích hợp Trong nhà trường, giáo dục tích hợp được hiểu là sự lồng ghép các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một “môn học” mới, đảm bảo sự thống nhất, hài hòa của hoạt động, nhằm đạt được các mục tiêu dạy học của từng môn học. Giáo dục tích hợp ở trường phổ thông có 3 mức độ:“tích hợp toàn phần, tích hợp bộ phận và liên hệ thực tế” [65]. Theo tác giả Luận án, tích hợp GDHN trong dạy học môn Công nghệ: “là sự lồng ghép, kết hợp một cách có hệ thống kiến thức giáo dục hướng nghiệp và kiến thức môn Công nghệ thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau, dựa trên cơ sở lôgic nội dung từng bài học, thông qua đó vừa thực hiện mục tiêu bài học vừa thực hiện mục tiêu giáo dục hướng nghiệp”. 1.3. Đặc điểm tâm lý học sinh trung học phổ thông Học sinh THPT thuộc lứa tuổi đầu thanh niên, đây là thời kỳ đang trưởng thành về mặt sinh lý, thể lực. Các hệ cơ, xương, thần kinh, sinh dục tiếp tục phát triển tạo cho các em có cơ thể cân đối, khỏe và đẹp. Sức mạnh cơ thể gần đạt được như người lớn, giúp các em có điều kiện tham gia vào nhiều hoạt động xã hội, lao động, học tập… Qua đó, kiến tạo nên cấu trúc tâm lý mới, chất lượng mới trong hoạt động trí tuệ và các mặt tâm lý khác. Nghề nghiệp tương lai chi phối đối với hứng thú môn học. Nhận thức yêu cầu về nghề nghiệp càng cụ thể đầy đủ, sâu sắc bao nhiêu thì sự chuẩn bị đối với nghề nghiệp tương lai càng tốt bấy nhiêu. Do đó, công tác GDHN đối với học sinh THPT rất quan trọng. Việc lựa chọn nghề nghiệp đã trở thành công việc khẩn thiết của các em. Càng cuối cấp học thì sự lựa chọn càng nổi bật. Các em hiểu rằng cuộc sống tương lai là phụ thuộc vào chỗ mình có biết lựa chọn nghề nghiệp một cách đúng đắn hay không. Dù có vô tâm đến đâu thì thanh niên mới lớn cũng phải quan tâm, cũng có suy nghĩ trong chọn nghề. [57], [25]. 1.4. Đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc thiểu số Học sinh trung học phổ thông người dân tộc thiểu số cũng có những đặc điểm tâm lý chung như của học sinh cùng lứa tuổi, đồng thời có những nét đặc thù cần lưu ý khi tổ chức giáo dục hướng nghiệp. 8 + Một số học sinh còn gặp khó khăn về ngôn ngữ sử dụng trong tư duy, trong học tập và trong diễn đạt các vấn đề khoa học. + Một số học sinh có khả năng nhận thức chậm, ngại suy nghĩ, dễ thừa nhận những điều người khác nói, ít đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, ý nghĩa, diễn biến hoặc hệ quả của sự việc, hiện tượng. + Khả năng độc lập tư duy, óc phân tích còn hạn chế, thường suy nghĩ một chiều, thoả mãn với cái gì đã có sẵn, ít tìm tòi, ngại đổi mới. + Thiếu mềm dẻo trong tư duy, ít có khả năng thay đổi phương pháp suy nghĩ và hành động cho phù hợp với hoàn cảnh mới, đôi khi tư duy còn máy móc rập khuôn. + Năng lực phân tích tổng hợp, khái quát hoá ở học sinh DTTS còn hạn chế, thiếu tính toàn diện. Họ thường nhầm lẫn giữa các thuộc tính bản chất và thuộc tính không bản chất của sự vật, hiện tượng. Khả năng chú ý có chủ định phát triển chưa cao, khả năng duy trì chú ý không bền. + Cuộc sống phụ thuộc vào thiên nhiên, do vậy tính chất cộng đồng mạnh mẽ. Gia đình, dòng họ sống khép kín, đã tác động mạnh mẽ đến đời sống tâm lý của học sinh dân tộc thiểu số, như ngại đi xa, sẵn sàng bỏ học vì điều kiện khách quan. Họ thường đầu hàng trước những khó khăn trong học tập. Chưa xác định rõ động cơ học tập, học đến đâu hay đến đó, gặp khó khăn dễ nản lòng… Sự hiểu biết về xã hội còn ít, chưa hiểu biết đầy đủ về nghề, về những yêu cầu của nghề và nhu cầu nhân lực xã hội. + Việc chọn trường, chọn nghề thường cảm tính, theo bạn bè, hay người khác chỉ bảo, chưa có chính kiến vì chưa có đủ thông tin về nghề nghiệp. 1.5. Giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông 1.5.1. Mục đích GDHN cho học sinh THPT Mục đích của GDHN là giúp cho HS THPT có được ý thức làm chủ trong sự lựa chọn nghề, trên cơ sở những hiểu biết về năng lực, sở trường của bản thân, hiểu biết khoa học về nghề nghiệp và thị trường lao động. 1.5.2. Nội dung GDHN cho học sinh THPT Nội dung GDHN cho học sinh ở trường THPT bao gồm những định hướng nhận thức, thái độ, hướng dẫn học sinh chọn nghề phù hợp 9 với năng lực sở trường của cá nhân và đáp ứng yêu cầu của xã hội và yêu cầu nghề nghiệp. 1.5.3. Nhiệm vụ GDHN cho học sinh THPT - Giúp học sinh được làm quen với thế giới nghề nghiệp, tư vấn hướng dẫn học sinh biết những yêu cầu tâm sinh lý mà nghề đặt ra, những điều kiện vào nghề và học nghề, các hiểu biết về GDHN. - Nâng cao năng lực nhận thức nghề nghiệp cho học sinh phù hợp với trình độ phát triển tâm lý và lứa tuổi các cấp học. - Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được trực tiếp tham gia vào hoạt động xã hội nhằm bước đầu hình thành năng lực thích ứng nghề cho học sinh. 1.5.4. Các con đường GDHN cho học sinh THPT Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông được thực hiện thông qua các con đường sau đây: - Hướng nghiệp thông qua dạy học các môn văn hóa. - Hướng nghiệp thông qua dạy học các nghề phổ thông. - Hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khoá. - Hướng nghiệp thông qua lao động sản xuất và tham quan các cơ sở sản xuất. - Hướng nghiệp qua giới thiệu các ngành nghề ở địa phương và trong xã hội. - Hướng nghiệp qua các hoạt động tư vấn hướng nghiệp của các chuyên gia hướng nghiệp. Trong đó, hướng nghiệp cho học sinh thông qua dạy học các môn học, đặc biệt là môn Công nghệ là con đường cơ bản nhất và có nhiều tiềm năng và ưu thế. 1.5.5. Biện pháp giáo dục hướng nghiệp Biện pháp GDHN là một biện pháp giáo dục, là cách làm, cách giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực GDHN. Trong Luận án này biện pháp GDHN trong dạy học môn Công nghệ đề cập đến mục tiêu, nội dung, cách tổ chức thực hiện và điều kiện thực hiện GDHN trong dạy học môn Công nghệ ở trường THPT. 10 1.6. Giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ ở trƣờng trung học phổ thông 1.6.1. Môn Công nghệ ở trường THPT 1.6.1.1. Đặc điểm môn Công nghệ Môn Công nghệ được giảng dạy ở 3 lớp: 10, 11, 12 ở trường THPT, được thiết kế trên quan điểm tích hợp các môn học thủ công và kỹ thuật phổ thông trước đây (kỹ thuật phục vụ, kỹ thuật nông nghiệp, kỹ thuật công nghiệp). Môn học giúp học sinh làm quen với thực tiễn về các mối quan hệ giữa con người với công cụ lao động, với công nghệ sản xuất, dịch vụ và với môi trường thiên nhiên, qua đó hình thành thói quen và kỹ năng lao động tự phục vụ, tiến tới chọn nghề để tự lập nghiệp khi trưởng thành. 1.6.1.2. Mục tiêu môn Công nghệ Đặc thù của môn Công nghệ là đi theo chương trình của từng khối lớp với nhiều phân môn khác nhau: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thủy sản (công nghệ 10); kĩ thuật, chế tạo khí (công nghệ 11); kĩ thuật điện, kĩ thuật điện tử (công nghệ 12). 1.6.1.3. Chương trình môn Công nghệ Chương trình Công nghệ ở cấp THPT gồm những kiến thức cơ bản nhất, cần thiết cho việc nhận thức đúng các hiện tượng tự nhiên, cuộc sống hàng ngày và cho việc lao động trong ngành kĩ thuật. Những đặc trưng của môn Công nghệ hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông cả về mặt nhận thức và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, dạy môn Công nghệ và lao động của học sinh là bộ phận xung kích, đem lại hiệu quả cao trong công tác hướng nghiệp. 1.6.1.4. Ưu thế và các mức độ tích hợp GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ Môn Công nghệ có nhiều ưu thế, tiềm năng tích hợp GDHN cho học sinh THPT so với các hình thức tổ chức giáo dục hướng nghiệp khác. 11 1.6.2. Nguyên tắc tích hợp GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ GDHN dựa vào những nguyên tắc sư phạm: - Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt ở mỗi bài học cụ thể - Tuân theo một tiến trình dạy học hợp lý - Dạy học tích hợp, lồng ghép phải đáp ứng được yêu cầu dạy học thực tiễn - Lựa chọn nội dung lồng ghép phải hợp lý, tự nhiên, tránh gượng ép - Đảm bảo được kiến thức, rút ngắn được thời gian học tập cho học sinh 1.6.3. Quá trình GDHN cho HS THPT trong dạy học môn Công nghệ Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ ở trường THPT gồm các thành tố: đối tượng GDHN, lực lượng GDHN, mục tiêu GDHN, nội dung GDHN, phương pháp GDHN, phương tiện GDHN, hình thức GDHN và kết quả GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ. 1.7. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ ở trƣờng trung học phổ thông 1.7.1. Nội dung chương trình môn Công nghệ 1.7.2. Năng lực của giáo viên 1.7.3. Tính tích cực tự giác, sáng tạo của học sinh 1.7.4. Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa 1.7.5. Môi trường và điều kiện học tập Kết luận chƣơng 1 Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT là yêu cầu khách quan của xã hội hiện đại, là một mặt giáo dục quan trọng trong giáo dục toàn diện cho học sinh. GDHN cho học sinh phải trở thành một trong những hoạt động trọng tâm ở các trường trung học phổ thông. Dạy học môn Công nghệ tích hợp GDHN sẽ khắc phục các khó khăn, hạn chế trong việc giảng dạy môn Công nghệ ở trường phổ 12 thông hiện nay. Tình trạng học sinh học lệch, xem nhẹ môn Công nghệ là môn phụ sẽ được khắc phục. Môn Công nghệ, thực sự rất hữu ích đối với học sinh trong việc phát huy những năng khiếu, sở thích của bản thân. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng 2.1.1. Mục đích, yêu cầu khảo sát 2.1.2. Nội dung khảo sát Khảo sát nhận thức, thực trạng GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ ở các trường THPT vùng Đông Bắc Việt Nam. 2.1.3. Đối tượng khảo sát Luận án đã tiến hành lựa chọn đối tượng là CBQL, GV, HS của 16 trường thuộc 10 tỉnh trong địa bàn khảo sát được thể hiện cụ thể ở bảng 2.1 của Luận án. 2.1.4. Phương pháp khảo sát 2.1.4.1. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi 2.1.4.2. Phương pháp trao đổi theo chủ đề 2.1.4.3. Phương pháp quan sát sư phạm 2.1.5. Tiến hành khảo sát 2.1.5.1. Nghiên cứu, thu thập các số liệu thống kê 2.1.5.2. Tổng hợp phiếu khảo sát 2.1.6. Phương pháp xử lý số liệu 2.1.7. Tiêu chí đánh giá 2.2. Kết quả khảo sát 2.2.1. Khái quát về địa bàn khảo sát Vùng núi Đông Bắc Việt Nam có những nét đặc thù riêng so với các vùng khác trong cả nước cả về địa lý, kinh tế văn hóa, giáo dục. 2.2.2. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ 13 2.2.2.1. Nhận thức của CBQL, GV, HS về các con đường HN cho học sinh Bảng 2.2. Kết quả nhận thức của CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của các con đƣờng GDHN cho học sinh trong trƣờng THPT Các con đƣờng hƣớng nghiệp HN qua HĐDH các môn văn hóa HN qua HĐ giáo dục HN HN qua LĐSX và DN phổ thông HN qua hoạt động ngoại khóa Tổng số CBQL TS % 8 19,5 14 34,1 9 22 10 24,4 41 100 GVCN TS % 11 13,9 25 31,7 21 26,6 22 27,8 79 100 HS TS % 310 20,7 434 29,1 267 17,8 483 32,4 1494 100% 2.2.2.2. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ Bảng 2.3. Kết quả nhận thức của CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ ở trƣờng THPT Cán bộ Giáo viên Học sinh quản lý STT Mức độ Số Số Số % % % lƣợng lƣợng lƣợng 1 Rất quan trọng 8 19,5 17 21,5 146 9,8 2 Quan trọng 22 53,7 33 41,8 391 26,2 3 Ít quan trọng 10 24,4 15 21,6 536 35,8 4 Không quan trọng 0 0 14 19.0 218 14,6 5 Hoàn toàn không quan trọng 1 2,4 0 0 203 13,6 Tổng 41 100 79 100 1494 100 2.2.2.3. Thực trạng nhận thức của GV, HS về môn Công nghệ và ưu thế của môn học trong việc GDHN cho học sinh THPT Bảng 2.4. Đánh giá của giáo viên Công nghệ về thái độ của học sinh học môn Công nghệ nếu không tích hợp, lồng ghép nội dung GDHN STT Thái độ của học sinh Số lƣợng Tỷ lệ % 1 Rất thích 2 2,5 2 Thích 16 20,3 3 Không thích 38 48,2 4 Không quan tâm, thờ ơ 9 11,3 5 Không đánh giá được 14 17,7 14 2.2.3. Thực trạng đối tượng GDHN trong dạy học môn Công nghệ - Về đặc điểm đối tượng GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ - Về thực trạng học tập môn Công nghệ của học sinh THPT - Về ý thức tham gia vào quá trình GDHN của học sinh THPT 2.2.4. Thực trạng lực lượng GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ 2.2.4.1. Thực trạng về lực lượng tham gia GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ 2.2.4.2. Thực trạng về năng lực GDHN cho học sinh của đội ngũ giáo viên dạy môn Công nghệ 2.2.5. Thực trạng thực hiện mục tiêu GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ 2.2.5.1. Thực trạng về xác định mục tiêu GDHN khi thiết kế bài dạy Bảng 2.5. Kết quả về xác định mục tiêu GDHN khi thiết kế bài dạy TT Mục tiêu DH 1 Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề Biết được một số thông tin cơ bản về định hướng phát triển KT - XH ở địa phương Biết được một số thông tin về thị trường lao động Biết được hệ thống thông tin về hệ thống giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng, đại học Tự đánh giá được năng lực bản thân và điều kiện gia đình trong việc định hướng nghề Tìm kiếm được thông tin nghề và thông tin cơ sở đào tạo cần thiết cho bản thân trong việc chọn nghề Định hướng và lựa chọn được nghề nghiệp tương lai cho bản thân Chủ động và tự tin trong việc chọn nghề Có hứng thú và khuynh hướng chọn nghề 2 3 4 5 6 7 8 9 Mức độ lựa chọn Số Phần Thứ lƣợng trăm bậc % 79 100 1 69 65,82 7 74 93,67 2 52 81,01 5 64 70,89 6 56 87,34 4 79 100 1 45 73 56,96 92,4 8 3 15 2.2.5.2. Thực trạng mức độ đạt được các mục tiêu GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ Bảng 2.6. Kết quả về mức độ đạt đƣợc của các mục tiêu GDHN Mức độ STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Mục tiêu Thứ Bậc Hiểu được ý nghĩa, tầm quan GV 13 22 21 12 11 2,79 6 trọng của việc chọn nghề HS 321 490 328 238 117 2,56 6 Biết được một số thông tin GV 15 29 20 10 5 2,51 9 cơ bản về định hướng phát HS 425 434 277 252 106 2,45 8 triển KT - XH ở địa phương 8 25 21 19 2,66 7 Biết được một số thông tin GV 6 về thị trường lao động HS 448 203 305 390 148 2,72 5 Biết được hệ thống thông tin GV 12 11 28 21 7 3,00 1 về hệ thống GD nghề HS 185 187 536 333 253 3,19 1 nghiệp, CĐ, ĐH Tự đánh giá được năng lực bản GV 20 19 20 12 8 2,61 8 thân và điều kiện gia đình trong HS 321 337 370 323 143 2,75 4 việc định hướng nghề Tìm kiếm được thông tin GV 12 22 18 14 13 2,92 4 nghề và thông tin cơ sở đào tạo cần thiết cho bản thân HS 289 640 243 138 184 2,52 7 trong việc chọn nghề Định hướng và lựa chọn GV 19 20 15 12 13 2,75 5 được nghề nghiệp tương lai HS 289 342 395 281 187 2,82 3 cho bản thân Chủ động và tự tin trong GV 15 19 18 13 14 2,90 2 việc chọn nghề HS 289 342 395 281 187 2,82 3 Có hứng thú và khuynh GV 22 12 20 10 15 2,80 3 hướng chọn nghề HS 226 351 487 242 188 2,87 2 1 2 3 4 5 X 2.2.6. Thực trạng thực hiện nội dung GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ 2.2.6.1. Thực trạng về các bài học môn Công nghệ được tích hợp, lồng ghép nội dung GDHN 2.2.6.2. Thực trạng các nội dung GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ 16 2.2.6.3. Thực trạng sử dụng các biện pháp thực hiện nội dung GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ - Về định hướng nghề cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ - Về tư vấn nghề cho học sinh qua môn Công nghệ Bảng 2.7. Kết quả đánh giá của học sinh về mức độ đạt đƣợc của các nội dung GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ Mức độ Nội dung STT 1 Định hướng nghề nghiệp cho 1 học sinh Tư 2 vấn nghề cho học sinh Hướng 3 dẫn học sinh chọn nghề Giúp 4 học sinh thích ứng nghề 2 3 4 5 X Thứ bậc 321 490 328 240 116 2,56 2 284 549 379 188 448 203 305 188 829 490 99 76 3 1 4 94 94 0 2,51 2,71 1,61 2.2.6.4. Thực trạng về thái độ của học sinh với các nội dung GDHN đã được giáo viên lồng ghép môn Công nghệ 2.2.7. Thực trạng sử dụng các phương pháp GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ Bảng 2.8. Thực trạng sử dụng phƣơng pháp GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ TT Tên phƣơng pháp 1 Thuyết trình 2 Nêu vấn đề 3 Dạy học dự án 4 Dạy học trực quan 5 Dạy học theo nhóm 6 Tổ chức trò chơi 7 Phương pháp nghiên cứu trường hợp 8 Phương pháp đóng vai 9 Phương pháp đàm thoại 10 Các phương pháp khác Rất thƣờng xuyên 11 13,9% 6 7,6% 2 2,8% 10 12,7% 8 10,1% 2 2,8% 0 0% 6 7,6% 15 18.9% 0 0% Mức độ sử dụng Ít Không thƣờng thƣờng xuyên xuyên 66 2 0 83,5% 2,6% 0% 8 18 45 10,1% 22,8% 56,7% 9 22 41 11,4% 27,8% 51,9% 21 11 32 26,6% 13,9% 40,7% 20 26 25 25,4% 32,9% 31,6% 5 29 43 6,1% 36,7% 54.4% 13 24 31 16,5% 30,4% 39,2% 13 20 25 16,5% 25,4% 31,6% 25 10 19 31,6% 12,7% 24,1% 20 24 20 25,4% 30.3% 25,4% Thƣờng xuyên Chƣa sử dụng 0 0% 2 2,8% 5 6,1% 5 6,1% 0 0% 0 0% 11 13,9% 15 18.9% 10 12,7% 15 18.9% 17 2.2.8. Thực trạng sử dụng các hình thức GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ Bảng 2.9. Thực trạng sử dụng các hình thức GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ Rất TT Tên hình thức thƣờng xuyên 11 1 Dạy học trên lớp 13,9% CLB môn học theo chủ đề gắn 8 2 với hướng nghiệp 10,1% Thi tìm hiểu tri thức môn học 2 3 và ứng dụng nghề nghiệp 2,8% Tham quan trực tiếp cơ sở sản 6 4 xuất 6,1% 8 5 Dạy học ở phòng bộ môn 10,1% Mời kỹ sư giỏi, thợ tay nghề bậc 15 6 cao, danh nhân tham gia nói 19,0% chuyện ngoại khóa môn học Tư vấn học tập lồng ghép tư vấn 5 7 hướng nghiệp cho học sinh 6,1% Thi tìm hiểu về nghề và thuyết 8 8 trình lý do lựa chọn nghề 10,1% 0 9 Các phương pháp khác 0% Mức độ sử dụng Ít Không Chƣa Thƣờng thƣờng thƣờng sử xuyên xuyên xuyên dụng 66 2 0 0 83,5% 2,6% 0% 0% 6 18 45 2 7,6% 22,8% 56,7% 2,8% 5 29 43 0 6,1% 36,7% 54.4% 0% 2 29 42 0 2,8% 36,7% 54.4% 0% 20 25 26 0 25,4% 31,6% 32,9% 0% 29 36,7% 33 41,5% 2 2,8% 0 0% 12 15,7% 15 19,0% 20 25,4% 29 36,7% 26 32,9% 20 25,4% 33 41,5% 24 30.3% 24 30.3% 0 0% 6 7,7% 15 18.9% 2.2.9. Thực trạng phương tiện phục vụ GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ 2.2.10. Thực trạng đánh giá kết quả GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ - Về kết quả dự định chọn nghề của học sinh Bảng 2.10. Kết quả dự định chọn nghề của HS Ngành nghề Y dược Điện, điện tử Công nghệ thông tin Sư phạm Tài chính ngân hàng Ngành nghề khác Tổng Số liệu KS 290 111 164 480 193 256 1494 Tỷ lệ % 19,41 07,43 10,98 32,12 12,92 17,14 100%
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất