Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tóm tắt tiến sĩ chiến lược tiếp thị của tỉnh bắc giang, việt nam...

Tài liệu Tóm tắt tiến sĩ chiến lược tiếp thị của tỉnh bắc giang, việt nam

.PDF
18
45987
102

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Cộng hòa XHCN Việt Nam ĐẠI HỌC SOUTHERN LUZON STATE Cộng hòa Phi-líp-pin TÓM TẮT LUẬN ÁN CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ TỈNH BẮC GIANG, VIETNAM Giảng viên hướng dẫn: GS.TS. EDWIN BERNAL Nghiên cứu sinh: MAI SON Ngày sinh: 29-11-1974 Khóa : SLSU-DBA1 Bac Giang August, 2013 LỜI NÓI ĐẦU Trong những thập kỷ gần đây, chiến lược tiếp thị đã được các thành phố trên khắp thế giới sử dụng như một chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Cách tiếp cận này có thể được xem như một công cụ quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đô thị trên thế giới. Mô hình quy hoạch địa phương dựa trên những nguyên tắc của tiếp thị có tên gọi là Chiến lược Tiếp thị (SMP) bao gồm quy trình của các chiến lược phát triển để một địa phương đạt được mục tiêu tăng trưởng thông qua việc xác định và đáp ứng yêu cầu của thị trường mục tiêu. Tiếp thị địa phương vừa là hệ quả, đồng thời là sự cần thiết trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các địa phương để thu hút các nguồn lực phục vụ phát triển. Với quan điểm đó, luận án đưa ra hệ thống những yếu tố để mô tả nhận thức của các nhà đầu tư đối với các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Giang làm cơ sở đề xuất những sáng kiến trong lĩnh vực tiếp thị địa phương phục vụ xây dựng Chiến lược tiếp thị của tỉnh Bắc Giang. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Tính cấp thiết của đề tài Trong những thập kỷ gần đây, kế hoạch thị trường chiến lược đã được sử dụng như một chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế của những thành phố thành công trên thế giới. Một số học giả đã đánh giá phương pháp này như một công cụ cần thiết cho sự tăng trưởng của các nền kinh tế đô thị trong bối cảnh toàn cầu hoá (Ashworth 1994; Ashworth & Voogd 1990; Gold 1994; Jessop 1998; Kotler et al. 1999; Kotler, Haider & Rein 1993; Kotler et al. 2002; Levine 1998; Luo & Zhao 2003; Wells & Alvin 2000). Họ đã tổng quát hóa và đưa ra các khái niệm về hiện tượng này trong quá trình xây dựng mô hình quy hoạch địa phương dựa trên các nguyên tắc của tiếp thị. Kotler (ibid.) đặt tên phương pháp tiếp cận này Kế hoạch thị trường chiến lược (SMP) trong đó bao gồm các quá trình phát triển chiến lược để một địa phương có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng của mình thông qua việc xác định và đáp ứng nhu cầu thị trường mục tiêu của nó. Thị trường mục tiêu của một địa phương có thể là các doanh nghiệp, du khách, cư dân, nhà đầu tư, nhà tài trợ và các định chế tài chính quốc tế. Cạnh tranh giữa những địa phương đang phát triển với/hoặc giữa các thành phố hậu công nghiệp trở nên quyết liệt hơn với những hình thức phức tạp hơn. Do sự cạnh tranh ngày càng sâu rộng và quyết liệt hơn, nên việc xây dựng chiến lược tiếp thị địa phương để giữ chân những nhà đầu tư hiện tại và thu hút đầu tư đã trở nên cần thiết. Tỉnh Bắc Giang là một đối thủ cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư. Nằm trên hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, Bắc Giang nằm trong quy hoạch xây dựng vùng Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 . Bắc Giang tự hào có nguồn lao động trẻ dồi dào. Bắc Giang định hướng phát triển thành điểm đến của công nghiệp công nghệ cao và các ngành công nghiệp hỗ trợ. Tỉnh đã quy hoạch phát triển 06 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích khoảng 1.400 ha. Trong nông nghiệp, tỉnh có tài nguyên đất phong phú và là một trong những nơi cung cấp chủ yếu các loại rau cho Hà Nội và các tỉnh lân cận. Mạng lưới giao thông, khi phát triển hoàn thiện, là một lợi thế lớn của Bắc Giang, vì Bắc Giang có thể kết nối với cảng biển, sân bay, biên giới. Bắc Giang cũng là một điểm kết nối giữa các tỉnh phía Bắc và các nước khác trong khu vực. Bắc Giang cũng đã quy hoạch để trở thành một trung tâm dịch vụ hậu cần hàng hóa của khu vực phía Bắc. Đáng chú ý, Bắc Giang sở hữu nguồn tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú. Nổi bật là dân ca Quan họ, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và mộc bản kinh Phật của Chùa Vĩnh Nghiêm được công nhận là di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Có bốn vấn đề hiện tại cản trở sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bắc Giang, cụ thể là đền bù đất đai, chất lượng nguồn nhân lực, thủ tục hành chính và cơ sở hạ tầng. Đặc biệt, cơ sở hạ tầng là một điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hơn 50% các tuyến đường của tỉnh đang trong tình trạng xấu và rất xấu. Tỉnh chỉ có vài tuyến đường giao thông cho xe container. Với những hạn chế về ngân sách như hiện nay, tỉnh đã tích cực tận dụng các nguồn vốn. Hiện tại là huy động vốn đầu tư từ trái phiếu Chính phủ, từ ngân sách nhà nước và đặc biệt là hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Từ năm 2002, các nhà tài trợ và các tổ chức tài chính quốc tế đã quan tâm hơn đến địa bàn tỉnh Bắc Giang. Các nhà tài trợ bao gồm các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Liên minh châu Âu (EU), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc cơ quan (KOICA). Trong những năm gần đây, Bắc Giang đã huy động, tiếp nhận và thực hiện tổng cộng 22 dự án ODA với tổng cam kết vốn đầu tư gần 3 nghìn tỷ đồng (148.300.000 $). Cho đến nay, tổng số giải ngân của các dự án trên địa bàn đạt 1.481 nghìn tỷ đồng (74.061.000 $), trong đó có 60.323.000 $ đến từ ODA và phần còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ. Mặc dù đã đạt được những dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển, tuy nhiên, chính quyền cần tiếp tục phấn đấu để đạt được trình độ phát triển mà chính quyền mong muốn cho người dân và địa phương. Tỉnh cần tiếp tục thu hút và khuyến khích đầu tư nhằm phát triển vững chắc trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển ở giai đoạn chuyển đổi. Trong bối cảnh đó, cần thiết phải xây dựng mô hình chiến lược tiếp thị của tỉnh Bắc Giang - Việt Nam, đó chính là lý do đề tài này được nghiên cứu. Các vấn đề cần nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm mô tả nhận thức của các nhà đầu tư đối với các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Giang làm cơ sở để đề xuất những sáng kiến phục vụ xây dựng Kế hoạch thị trường chiến lược (SMP) cho tỉnh. Cụ thể, nghiên cứu này đã tìm câu trả lời cho các vấn đề sau: 1. Thông tin của nhà đầu tư về thời gian kinh doanh, loại hình kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, quy mô vốn, và số lượng nhân viên? 2. Nhận thức của nhà đầu tư về năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Giang thông qua các chỉ số đo lường: chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí không chính thức, chi phí thời gian, tính năng động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý? 3. Mối quan hệ giữa đặc tính và nhận thức của nhà đầu tư đối với năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Giang? Mục tiêu của luận án Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là nhằm mô tả nhận thức của các nhà đầu tư đối với các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Giang làm cơ sở cho việc đề xuất những sáng kiến về tiếp thị địa phương phục vụ xây dựng Mô hình Kế hoạch thị trường chiến lược (SMP) của tỉnh. Cụ thể: 1. Mô tả hồ sơ cá nhân của nhà đầu tư về: a) Số năm kinh doanh b) Loại hình kinh doanh c) Ngành nghề kinh doanh d) Số lượng vốn e) Số nhân viên 2. Phân tích khả năng cạnh tranh của tỉnh Bắc Giang dựa trên nhận thức của các nhà đầu tư tính theo: a, Chi phí gia nhập thị trường b, Tiếp cận đất đai c, Tính minh bạch d, Chi phí không chính thức e, Chi phí thời gian f, Tính năng động g, Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp h, Đào tạo lao động i, Thiết chế pháp lý 3. Mối quan hệ giữa đặc tính và nhận thức của nhà đầu tư đối với năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Giang? Ý nghĩa của đề tài Kết quả của nghiên cứu này đóng góp kiến thức phục vụ việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Cụ thể: Đối với các nhà đầu tư, dựa trên phân tích của nghiên cứu này, chính quyền tỉnh Bắc Giang sẽ xây dựng kế hoạch hành động đặc biệt để nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Do đó, nhà đầu tư sẽ thuận lợi hơn khi đầu tư vào Bắc Giang. Đối với chính quyền tỉnh Bắc Giang, nghiên cứu này sẽ giúp chính quyền tỉnh hiểu mạnh và điểm yếu của mình. Đồng thời, chính quyền tỉnh Bắc Giang cũng sẽ biết được các nhà đầu tư đang suy nghĩ gì về môi trường kinh doanh của tỉnh, đặc biệt là đối với các yếu tố: chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí không chính thức, chi phí thời gian, tính năng động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý. Từ đó, tỉnh có thể xây dựng Chiến lược tiếp thị để cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh để thu hút các nhà đầu tư. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài Dựa trên nhận thức của nhà đầu tư, nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Giang dựa vào 09 biến chính sau: chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí không chính thức, chi phí thời gian, tính năng động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý. Nghiên cứu được giới hạn trong tỉnh Bắc Giang và người tham gia trả lời đến từ 122 doanh nghiệp trong nước. Căn cứ vào các phân tích này, nghiên cứu sẽ đưa ra một số kiến nghị có ý nghĩa để tỉnh Bắc Giang tiến hành xây dựng các chiến lược thu hút đầu tư có hiệu quả vào địa bàn tỉnh. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU Phần này trình bày những định nghĩa, nội dung cơ bản, các nội dung liên quan tới xây dựng chiến lược tiếp thị được sắp xếp theo các biến nghiên cứu. Khung khái niệm Mô hình nghiên cứu mô tả ngắn gọn việc làm thế nào để xác định được vấn đề, để từ đó tác giả đề xuất những giải pháp cải thiện khả năng cạnh tranh của tỉnh Bắc Giang trên cơ sở những biến đã được lựa chọn. CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả. Nó là một phương pháp được sử dụng để thu thập, xử lý, và phân tích dữ liệu của các nhân tố tác động tới khả năng cạnh tranh của tỉnh Bắc Giang, cụ thể là: Chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí không chính thức, chi phí thời gian, tính năng động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý. Đồng thời, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp tương quan, đây là một phương pháp sử dụng thống kê hồi qui để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của tỉnh Bắc Giang. Địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu đã đánh giá nhận thức của các nhà đầu tư về môi trường kinh doanh của tỉnh Bắc Giang, bao gồm các nhân tố: Chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí không chính thức, chi phí thời gian, tính năng động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý. Tổng thể và mẫu Theo như MOLISA (2012), tỉnh Bắc Giang có 3.306 công ty. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tiến hành điều tra 122 mẫu bằng cách sử dụng công thức tính mẫu Slovin’s do sự giới hạn về tài chính cũng như nguồn lực về con người. Công thức Slovin’s như sau: Trong đó: n là số mẫu nghiên cứu N là tổng số công ty e là sai số chuẩn với α = 0.09 Có tất cả 122 nhà đầu tư – công ty tham gia vào quá trình điều tra. Việc lựa chọn người trả lời phỏng vấn dựa trên kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên. Công cụ thu thập số liệu Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn tự thiết kế để thu thập dữ liệu chính. Bảng câu hỏi phỏng vấn gồm có 3 phần. Phần đầu hỏi về thông tin của người trả lời phỏng vấn. Phần thứ hai là nhận thức của nhà đầu tư. Phần thứ 3 sẽ đo lường, đánh giá về các nhân tố tác động đến khả năng cạnh tranh của tỉnh Bắc Giang. Dựa vào kết quả điều tra, nghiên cứu sẽ xây dựng Chiến lược tiếp thị cho tỉnh Bắc Giang để tăng khả năng cạnh tranh. Câu hỏi sử dụng mẫu đánh giá Likert, bao gồm điểm 5 là đánh giá cao nhất và 1 là thấp nhất. Giá trị được ấn định, đánh giá như sau: 5 - Tuyệt vời; 4 - Tốt; 3 – Bình thường, 2 – Kém; 1- Rất Kém. Biến phụ thuộc được xếp hạng như sau: 5 - Rất cạnh tranh; 4 Cạnh tranh vừa phải; - 3 Bình thường; 2 – Ít cạnh tranh; 1 – Không cạnh tranh. Thang điểm Đánh giá của nhà đầu tư Giải thích 4.20 – 5.00 Rất cạnh tranh Tuyệt vời 3.40 – 4.19 Cạnh tranh vừa phải Tốt 2.60 – 3.39 Bình thường Bình thường 1.80 – 2.59 Ít cạnh tranh Kém 1.00 – 1.79 Không cạnh tranh Rất kém Tiến trình thu thập số liệu Thông tin cần thiết được thu thập tại một số cơ quan: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam. Những lý thuyết và khái niệm về cạnh tranh được lấy từ sách, giáo trình và các nghiên cứu liên quan tới khả năng cạnh tranh. Ngoài ra, nghiên cứu còn lấy thông tin từ các website. Bảng câu hỏi điều tra được xây dựng sau đó gửi tới 10 nhà đầu tư. Các nhà quản lý nghiên cứu, sửa đổi sau đó gửi cho một số chuyên gia để xác nhận nội dung. Sau đó, nhà nghiên cứu tiến hành kiểm tra độ tin cậy của câu hỏi. Các thống kê sử dụng chương trình phần mềm SPSS kiểm tra độ tin cậy của câu hỏi. Sau khi độ tin cậy đã được chứng minh, nhà nghiên cứu tiến hành khảo sát thực tế. Nhà nghiên cứu tiến hành gửi bảng câu hỏi điều tra cho 122 nhà đầu tư, những người được điều tra. Sau đó, bảng câu hỏi được lấy ra. Kết quả được kiểm đếm, lập bảng và xử lý dữ liệu. Cuối cùng, kết quả được diễn giải, đưa ra những phát hiện và kết luận. Phân tích thống kê Thống kê mô tả bao gồm: trung bình, độ lệch chuẩn, xếp hạng, tỷ lệ phần trăm, và tần suất được sử dụng để mô tả thông tin của người được phỏng vấn về kinh nghiệm kinh doanh, loại hình kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, quy mô vốn và số lượng lao động của doanh nghiệp. Phương pháp này cũng được dùng để đánh giá nhận thức của người được điều tra về chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí không chính thức, chi phí thời gian, tính năng động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý. Phân tích tương quan được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa biến độc lập và năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Giang. Nghiên cứu cũng sử dụng hồi quy đa bội để xác định những nhân tố tác động đến lợi thế cạnh tranh của tỉnh. Phương trình hồi qui đa bội như sau: CC = B0 + B1*EC + B2*LAT + B3*TR + B4*IC + B5*TC + B6*PR + B7*BSS + B8*LT + B9*LI + e Trong đó: EC = Chi phí gia nhập thị trường LAT = Tiếp cận đất đai TR = Tính minh bạch IC = Chi phí không chính thức TC = Chi phí thời gian PR = Tính năng động BSS = Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp LT = Đào tạo lao động LI = Thiết chế pháp lý CC = Năng lực cạnh tranh e = Lỗi ngẫu nhiên Yếu tố Sản xuất WM Chi phí gia nhập thị trường 3.3 Tiếp cận đất đai 3.7 Tính minh bạch 3.2 Chi phí không chính thức 3.8 Chi phí thời Xây dựng Dịch vụ Nông nghiệp Diễn giải WM Diễn giải WM Diễn giải WM Diễn giải Bình thường 3.0 Bình thường 3.0 Bình thường 3.2 Bình thường Tốt 2.7 Bình thường 2.5 Kém 3.2 Bình thường Bình thường 2.7 Bình thường 2.6 Bình thường 3.5 Bình thường Tốt 3.3 Bình thường 3.7 Tốt 3.7 Tốt Bình thường 2.7 Bình thường 2.5 Kém 3.0 Bình thường gian 3.0 Tính năng động 3.7 Tốt 4.0 Tốt 3.5 Tốt 4.0 Tốt 3.7 Tốt 4.0 Tốt 3.8 Tốt 4.0 Tốt 3.0 Bình thường 3.2 Bình thường 3.2 Bình thường 3.2 Bình thường 2.8 Bình thường 2.8 Bình thường 3.2 Bình thường 3.1 Bình thường 3.4 Tốt Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Đào tạo lao động Thiết chế pháp lý Average WM 2.7 3.7 3.4 Bình thường Tốt Tốt CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thông tin người được điều tra Trong loại hình kinh doanh, có 64% người được phỏng vấn làm việc tại Công ty trách nhiệm hữu hạn. Trong khi đó, chỉ có 8% là ở công ty tư nhân và 28% là ở các công ty cổ phần. Về cấu trúc của ngành nghề kinh doanh: đào tạo và dịch vụ chiếm 59%, xây dựng chiếm 17%, công nghiệp và sản xuất chiếm 13%, nông, lâm, thủy sản chiếm 9% và khai khoáng chỉ chiếm 2%. Về số năm kinh nghiệm, số lượng người được điều tra có số năm kinh nghiệm dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là những công ty trẻ, mới thành lập. Có 24% số người được điều tra có kinh nghiệm từ 5 -10 năm. Các công ty hoạt động trên 10 năm chiếm 11%. Tại Bắc Giang, có 15% là các công ty nhỏ và 63% là công ty vừa. Chỉ có 6% là các công ty có qui mô lớn. Các công ty nhỏ (81%) với số lao động dưới 50 người. Các công ty lớn có trên 300 lao động chỉ chiếm 2%. Các công ty vừa chiếm 14%. Nhận thức về năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Giang Nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm định giả thiết, với kỹ thuật điều tra, thu thập thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn và mẫu là 122. Sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của bảng câu hỏi điều tra. Mô hình và giả thiết được kiểm định thông qua phân tích tương quan và mô hình hồi qui đa bội. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sau khi sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của bảng câu hỏi và không có biến nào bị loại bỏ. Thông qua kết quả phân tích hồi qui, ta có thể kết luận 9 yếu tố: Chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí không chính thức, chi phí thời gian, tính năng động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý có ảnh hưởng tới việc xây dựng chiến lược tiếp thị của tỉnh Bắc Giang. Phân tích hồi qui sẽ được thực hiện với 9 biến độc lập là: Chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí không chính thức, chi phí thời gian, tính năng động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý. Coefficients Model 1 B Std. Error Collinearity Statistics Sig. Tolerance VIF (Constant) .322 1.306 .808 EC .323 .305 .036 .616 1.623 LAT .289 .219 .027 .656 1.524 TR .199 .216 .037 .394 2.537 IC .306 .310 .033 .703 1.423 TC .307 .282 .029 .298 3.357 PR .425 .212 .032 .471 2.122 BSS .245 .199 .023 .639 1.564 LT .224 .187 .045 .412 2.015 LI .312 .225 .012 .602 1.578 Nhìn vào kết quả ở bảng phân tích hồi qui sau khi được loại trừ biến, ta nhìn thấy hệ số phương sai nhân tố lạm phát VIP của mỗi biến đều nhỏ hơn 10, nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến và không ảnh hưởng tới kết quả của mô hình. Khi hệ số VIF lớn hơn 10 thì sẽ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Phương trình hồi qui đa bội có dạng sau: CCBac Giang = 0.425 * PR + 0.323*EC + 0.312 * LI + 0.307 * TC + 0.306 * IC + 0.289 * LAT + 0.245 * BSS + 0.224 * LT + 0.199 * TR Kết quả hồi qui cho thấy các yếu tố độc lập PR, EC, LI, TC, IC, LAT, BSS, LT, TR có hệ số Sig nhỏ hơn 0.05 nên các biến có mức ý nghĩa là 95%. Ở mức độ tin cậy là 95%, các biến độc lập ảnh hưởng, tác động tới biến phụ thuộc và hệ số dốc của từng biến lần lượt 0.425, 0.323, 0.312, 0.307, 0.306, 0.289, 0.245, 0.224, 0.199. Các biến PR, EC, LI, TC, IC, LAT, BSS, LT, TR mang dấu dương ảnh hưởng cùng chiều với khả năng cạnh tranh của Bắc Giang, và dấu âm thì tác động ngược chiều tới khả năng cạnh tranh của Bắc Giang. Trong khi đó, tầm quan trọng của chi phí gia nhập thị trường (EC), tiếp cận đất đai (LAT), các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (BSS), đào tạo lao động (LT), thiết chế pháp lý (LI), tính minh bạch (TR), chi phí không chính thức (IC), chi phí thời gian (TC), và tính năng động (PR) cho khả năng cạnh tranh (CC) của tỉnh Bắc Giang được xác định dựa vào hệ số Beta. Kiểm định thống kê cho thấy rằng nhân tố quan trọng nhất tác động tới khả năng cạnh tranh của Bắc Giang là yếu tố tính năng động (PR) với hệ số Beta là 0.425. Theo sau là yếu tố chi phí gia nhập thị trường (EC) với hệ số beta là 0.323, yếu tố thiết chế pháp lý (LI) với hệ số beta là 0.312, yếu tố chí phí thời gian (TC) với hệ số beta là 0.307, yếu tố chi phí không chính thức (IC) với hệ số beta là 0.306, yếu tố các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (BSS) với hệ số beta là 0.245, yếu tố đào tạo lao động (LT) với beta là 0.224 và cuối cùng là yếu tố tính minh bạch (TR) với hệ số beta là 0.199. Căn cứ vào kết quả hồi qui, tất cả 9 yếu tố đều ảnh hưởng, tác động tới năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Giang. Đặc biệt, yếu tố tính năng động là yếu tố tác động lớn nhất, yếu tố tính minh bạch (TR) tác động thấp nhất tới năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Giang. So sánh về nhận định giữa nhóm các nhà đầu tư khác nhau So sánh nhận thức của các nhà đầu tư đã được giải thích chi tiết ở bảng dưới đây: Indicator EC LAT TR IC TC Working Type of Line of Years Business Business .000 .119 .337 .100 .522 Reject Null Accept Null Accept Null Accept Null Accept Null .021 .546 .056 .109 .150 Reject Null Accept Null Accept Null Accept Null Accept Null .000 .065 .656 .436 .204 Reject Null Accept Null Accept Null Accept Null Accept Null .008 .219 .231 .230 .578 Reject Null Accept Null Accept Null Accept Null Accept Null .003 .418 .532 .341 .184 Reject Null Accept Null Accept Null Accept Null Accept Null Capital Size Number of Employees PR BSS .019 .446 .000 .614 .169 Reject Null Accept Null Reject Null Accept Null Accept Null .100 .702 .234 .751 .147 Accept Null Accept Null Accept Null Accept Null Accept Null LT LI CC .032 .179 .292 .185 .081 Reject Null Accept Null Accept Null Accept Null Accept Null .005 .198 .229 .910 .004 Reject Null Accept Null Accept Null Accept Null Reject Null .000 .184 .372 .114 .196 Reject Null Accept Null Accept Null Accept Null Accept Null Kết quả nghiên cứu cho thấy, với nhân tố số năm kinh doanh, hệ số Sig <0.05. Điều này chỉ ra rằng, giữa những người có số năm kinh doanh khác nhau, có sự khác biệt đáng kể trong nhận thức về chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, chi phí không chính thức, chi phí thời gian, tính năng động và số năm kinh doanh. Yếu tố dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp có hệ số Sig >0.05, cho thấy không có sự khác biệt về nhận thức đối với yếu tố này giữa những người có số năm kinh doanh khác nhau. Về loại hình kinh doanh: hệ số Sig của các biến đều > 0.05, điều đó cho thấy nhận thức của những người kinh doanh ở các loại hình khác nhau đối với các yếu tố là không có sự khác biệt đáng kể. Về ngành nghề kinh doanh, yếu tố tính năng động có hệ số Sig < 0.05, cho thấy những người có ngành nghề kinh doanh khác nhau, có nhận thức khác nhau đối với yếu tố tính năng động. Các yếu tố còn lại đều có hệ số Sig > 0.05, chứng tỏ rằng không có sự khác biệt đáng kể trong nhận thức của những người kinh doanh ở những ngành nghề khác nhau đối với các yếu tố này. Về qui mô vốn, hệ số Sig của các biến đều > 0.05, điều đó cho thấy không có sự khác biệt trong nhận thức của các nhà đầu tư có qui mô vốn khác nhau đối với tất cả các yếu tố. Về số lượng lao động, hệ số Sig của các biến đều > 0.05, cho thấy không có sự khác biệt giữa chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, tính minh bạch, chi phí không chính thức, chi phí thời gian, và tính năng động. Hệ số Sig của yếu tố thiết chế pháp lý < 0.05 (=0.04), điều đó cho thấy giữa những nhà đầu tư sử dụng số lượng lao động khác nhau có sự khác biệtđáng kể trong nhận thức về yếu tố thiết chế pháp lý. CHƯƠNG 5 TÓM TẮT, KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP Chương này đưa ra kết quả nghiên cứu, kết luận và đề xuất giải pháp. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu, các kết luận sau đã được đưa ra: 1. Bắc Giang là tỉnh có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay, tỉnh vẫn chưa phải là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư. Hầu hết các doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh là các doanh nghiệp mới được thành lập, quy mô nhỏ và vừa cả về lao động và vốn; lĩnh vực hoạt động chủ yếu là đào tạo, dịch vụ. 2. Về tổng thể, năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Giang hiện ở mức trung bình. Các yếu tố dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, tính năng động của lãnh đạo và hạn chế chi phí không chính thức cho doanh nghiệp được đánh giá là tốt. Những yếu tố khác được đánh giá ở mức trung bình trong cả 4 lĩnh vực sản xuất, xây dựng, đào tạo và dịch vụ, nông nghiệp. Tuy nhiên, yếu tố chi phí thời gian trong lĩnh vực đào tạo và dịch vụ bị đánh giá là kém. Chính quyền tỉnh Bắc Giang cần tập trung vào những hạn chế liên quan đến chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí thời gian, đào tạo lao động và thiết chế pháp lý trong quá trình xây dựng chiến lược tiếp thị của tỉnh. 3. Đặc tính của các nhà đầu tư ảnh hưởng không đáng kể đến nhận thức của họ đối với các yếu tố liên quan đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Giang. Giải pháp Từ kết quả nghiên cứu và những kết luận trên, luận án đề xuất một số chương trình như sau: (1) Chương trình Hợp tác Công - Tư (2) Chương trình Rút ngắn thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp (3) Chương trình Tăng cường niềm tin chiến lược (4) Chương trình Cải cách hành chính (5) Chương trình Cải thiện hình ảnh Cơ quan hành chính (6) Chương trình Cải cách chính sách đất đai (7) Chương trình Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp (8) Chương trình Phát triển nguồn nhân lực phục vụ các doanh nghiệp, nhà đầu tư (9) Chương trình Tăng cường công khai thủ tục hành chính
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất