Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tóm tắt nâng cao chất lượng dạy và học kiến thức cơ sở trong chương trình công n...

Tài liệu Tóm tắt nâng cao chất lượng dạy và học kiến thức cơ sở trong chương trình công nghệ 10

.DOC
17
171
116

Mô tả:

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thế giới đang bước vào kỷ nguyên hội nhập với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất siêu công nghiệp và nền kinh tế tri thức. Hòa nhập với xu thế phát triển tất yếu của xã hội công nghiệp, Đảng ta đã xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển. Để đạt được mục tiêu đó, nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã xây dựng chiến lược phát triển giáo dục 2006 - 2010 với mục tiêu quan trọng là: “Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp và chương trình giáo dục” nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Định hướng đó được thể chế hóa trong điều 24.2 Luật Giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh (HS), phù hợp với đặc điểm của từng môn học, bồi dưỡng kỹ năng tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho HS”. Như vậy đổi mới giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng là đòi hỏi cấp bách của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực hiện nghị quyết của Đảng và Luật giáo dục trong những năm qua ngành giáo dục và đào tạo (GD & ĐT) nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng đã có những chuyển biến tích cực. Từ năm 2002, Bộ GD & ĐT đã xác định xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa (SGK) mới coi đây là bước đột phá, tạo động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS. Thực hiện chủ trương trên SGK phổ thông đã được biên soạn lại từ Tiểu học đến Trung học phổ thông (THPT). Năm học 2006 – 2007 SGK Công nghệ 10 đã được thực hiện đại trà 1 ở các trường THPT. Nội dung SGK Công nghệ 10 đã được đổi mới căn bản nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản, đại cương về trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản, bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, gắn liền với thực tiễn ở Việt Nam và cập nhật những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại, kĩ thuật tiên tiến. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện SGK mới nhiều giáo viên (GV) còn gặp không ít khó khăn trong việc xác định các thành phần kiến thức, đặc biệt là việc thiết kế bài học tích cực, tổ chức hoạt động độc lập của HS, chuyển từ dạy học thụ động sang dạy học tích cực. Công nghệ nông nghiệp là môn khoa học ứng dụng, bao gồm hai thành phần kiến thức: Kiến thức cơ sở và kiến thức kĩ thuật. Mỗi thành phần kiến thức có quy trình giảng dạy phù hợp. Chính vì vậy phân biệt các thành phần kiến thức và xây dựng thiết kế bài học phù hợp là yêu cầu cấp thiết của thực tiễn dạy học Công nghệ 10 THPT. Từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng dạy và học kiến thức cơ sở trong chương trình Công nghệ 10”. 2. Mục đích nghiên cứu Góp phần đổi mới PPDH môn Công nghệ 10 – chương trình chuẩn ở trường phổ thông theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Công nghệ 10 – chương trình chuẩn. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lí luận về PPDH tích cực - Phân tích cấu trúc chương trình Công nghệ 10 ở phổ thông. - Phân tích thành phần kiến thức trong chương trình Công nghệ 10 ở phổ thông. - Phân tích đặc điểm của kiến thức kĩ thuật và kiến thức cơ sở. - Tìm hiểu thực trạng dạy và học Công nghệ 10 ở phổ thông. - Xây dựng thiết kế bài học theo hướng dạy học tích cực. 2 - Đánh giá tính khả thi của việc áp dụng PPDH thành phần kiến thức kĩ thuật trong chương trình Công nghệ 10 ở phổ thông theo hướng dạy học tích cực. 4. Đối tượng nghiên cứu Chương trình SGK Công nghệ 10. HS lớp 10 trường THPT. 5. Phạm vi nghiên cứu Nội dung kiến thức cơ sở Công nghệ 10. 6. Phương pháp nghiên cứu * Nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu xác định lí thuyết của khóa luận, các giáo trình lý luận học, các giáo trình công nghệ, SGK và các tài liệu có liên quan làm cơ sở cho việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy kiến thức cơ sở trong chương trình Công nghệ 10. * Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến đánh giá của GV bộ môn giảng dạy trực tiếp của môn Công nghệ 10 và tổ chuyên môn trong trường về ý nghĩa lí luận, thực tiễn của khóa luận, tính khả thi và khả năng ứng dụng của các thiết kế bài giảng. 7. Đóng góp mới của đề tài Làm sáng tỏ cơ sở phân biệt và ý nghĩa lí luận, thực tiễn của việc phân biệt các thành phần kiến thức Cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy Công nghệ 10 THPT. Góp phần sử dụng hiệu quả SGK Công nghệ 10. Cải tiến PPDH, nâng cao chất lượng dạy học kiến thức cơ sở trong chương trình Công nghệ 10 THPT. 3 PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan về quá trình nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học ở phổ thông 1.1.1. Trên thế giới Từ những năm 20 của thế kỉ XX thì PPDH tích cực đã bắt đầu hình thành ở một số nước công nghiệp phát triển. Ở các nước Pháp, Nhật, Mĩ tập trung nhiều nghiên cứu nhằm tích cực hóa quá trình dạy học mà trọng tâm là chú ý đến hứng thú nhu cầu lợi ích của người học nhằm khơi dậy tiềm năng vốn có của họ. Những khái niệm, định nghĩa không được cung cấp dưới dạng có sẵn mà phải dẫn dắt HS chiếm lĩnh tri thức bằng con đường độc lập, tự lực nghiên cứu. Người GV có nhiệm vụ giúp đỡ phối hợp các hoạt động của HS hướng vào phát triển trí tuệ, tăng cường vai trò tích cực chủ động của HS trong học tập. Trong một xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh chóng, với sự bùng nổ của thông tin, khoa học và công nghệ phát triển thì việc dạy học không thể hạn chế ở chức năng dạy kiến thức mà phải chuyển sang phương pháp học. Xem việc rèn luyện phương pháp học tập không chỉ là phương tiện nâng cao hiệu quả dạy học mà xem đó là mục tiêu dạy học. Xu hướng thế giới hiện nay là nhấn mạnh phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Người học đóng vai trò trung tâm vừa là chủ thể vừa là mục đích cuối cùng của quá trình học. Trong PPDH tích cực người được giáo dục trở thành người tự giáo dục, là nhân vật có ý thức cao về sự giáo dục của bản thân. Như vậy, vai trò mới của quá trình dạy học là “Không chỉ tích tụ tri thức mà còn thức tỉnh khả năng của con người”. Và theo RiJaRoy Singh 4 (1994): “Vị trí trung tâm của người học là nét đặc trưng phân biệt hệ thống giáo dục này với hệ thống giáo dục khác”. 1.1.2. Ở Việt Nam Ở nước ta, vấn đề đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của HS đã đặt ra trong ngành giáo dục từ những năm 60 với khẩu hiệu: “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” chú trọng đến con đường tự tìm tòi kiến thức của HS, GV chỉ là người hướng dẫn, tổ chức, quá trình dạy học. Năm 1970: Công trình đổi mới phương pháp “PPDH tích cực” của G.S Trần Bá Hoành. Năm 1995 - 1996, Bộ GD & ĐT có chương trình nghiên cứu “Đổi mới PPDH theo hướng hoạt động hóa người học”. Năm 2000, xây dựng lại chương trình SGK từ bậc Tiểu học đến THPT. 1.2. Các phương pháp dạy học 1.2.1. Khái niệm - Theo Veczilin, Coocsunxkai: PPDH là cách thức truyền đạt của thầy và cách lĩnh hội kiến thức của trò. - Theo Exipop: PPDH là cách thức làm việc của thầy và của trò nhờ đó HS nắm vững tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành thế giới quan phát triển năng lực nhận thức. - Theo G.S Nguyễn Ngọc Quang: PPDH là con đường tổ chức quá trình nhận thức của thầy đối với trò, là cách thức hoạt động của thầy và của trò dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm thực hiện nhiệm vụ của quá trình dạy học. - Theo G.S Đinh Quang Báo: PPDH là cách thức hoạt động của thầy tạo ra mối quan hệ qua lại với hoạt động của trò để đạt được mục đích dạy học. 1.2.2. Phương pháp dạy học truyền thống 5 * Dựa vào nguồn kiến thức và đặc trưng của sự tri giác thông tin người ta chia PPDH ra làm 3 nhóm: - Nhóm phương pháp dùng lời: Chủ yếu là thông báo, tái hiện kiến thức, cung cấp kiến thức có sẵn. - Nhóm phương pháp trực quan: Chủ yếu là minh họa cho lời nói của GV. - Nhóm phương pháp thực hành: Chủ yếu là minh họa, củng cố kiến thức đã học ở cuối các chương. * Việc sử dụng PPDH truyền thống chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của HS. Nguồn thông tin chủ yếu nên thường mang tính áp đặt từ bên ngoài và hạn chế các kiến thức mở rộng. Do đó, kết quả là HS thường bị động trong học tập, HS chỉ là người tái hiện kiến thức, hạn chế việc tư duy, tìm tòi, sáng tạo. 1.2.3. Phương pháp dạy học tích cực Xuất phát từ nhu cầu, lợi ích người học và để khắc phục những hạn chế của PPDH truyền thống đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung và PPDH theo phương hướng tích cực hóa hoạt động học tập, đẩy mạnh việc vận dụng PPDH tích cực. 1.2.3.1. Tính tích cực học tập Theo Khula Mop - 1978: “Tính tích cực là trạng thái hoạt động của chủ thể nghĩa là của người hành động, đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng, trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức”. Theo G.I.Sukuina - 1979, dấu hiệu thể hiện tính tích cực là: HS khao khát tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của GV, bổ sung câu trả lời của bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề GV đưa ra. HS hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề GV trình bày chưa hiểu rõ. HS mong muốn được đóng góp với thầy với bạn ngoài phạm vi bài học. 6 HS chủ động linh hoạt tìm tòi kiến thức mới, tự rèn luyện kỹ năng. Theo G.S - Trần Bá Hoành - 1995: “Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của HS đặc trưng ở khát vọng học tập, có sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững tri thức”. 1.2.3.2. Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh Hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS là hai hoạt động trong quá trình dạy học, có quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Vì vậy hoạt động nào mang lại hiệu quả cao hơn thì cần chú ý. Để phù hợp với sự phát triển của xã hội thì đổi mới PPDH từ “Lấy GV làm trung tâm” sang dạy học “Lấy HS làm trung tâm” là xu thế tất yếu. Đây là kiểu dạy mà hoạt động của GV là tổ chức những tình huống có vấn đề, đặt ra những câu hỏi vấn đáp cho HS nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS. Dạy học phát huy tính tích cực của HS không những không hạ thấp vai trò của GV mà ngược lại đòi hỏi GV phải có trình độ cao hơn về phẩm chất và năng lực chuyên môn. GV có vai trò là người tổ chức, cố vấn cho các em trực tiếp tham gia phát hiện tri thức mới. Chính vì vậy mà đòi hỏi GV phải không ngừng mở rộng, nâng cao kiến thức chuyên ngành. 1.2.3.3. Đặc trưng của dạy học tích cực PPDH tích cực là hệ thống những phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của HS. Đặc trưng chủ yếu của PPDH tích cực: * Dạy học lấy học sinh làm trung tâm * Dạy học bằng tổ chức hoạt động của học sinh * Dạy học hợp tác và dạy học cá thể hóa 7 * Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học tự nghiên cứu * Dạy học đề cao tự đánh giá và đánh giá 1.3. Nội dung chương trình Công nghệ 10 1.3.1 Vị trí của bộ môn Công nghệ 10 Công nghệ 10 là một môn khoa học chính khóa ở Trường THPT. Góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo con người phát triển toàn diện. Môn Công nghệ 10 có vị trí quan trọng trong giáo dục hướng nghiệp và giáo dục môi trường. Môn Công nghệ góp phần trực tiếp cung cấp lực lượng lao động mới thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng sống, tạo ra của cải vật chất. 1.3.2. Nhiệm vụ của chương trình Công nghệ 10 1.3.2.1. Trang bị cho học sinh những kiến thức về vị trí tầm quan trọng và phương hướng phát triển của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta 1.3.2.2. Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản đại cương về trồng trọt và lâm nghiệp 1.3.2.3. Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về chăn nuôi và thủy sản 1.3.2.4. Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản đại cương về bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản 1.3.2.5. Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản đại cương về bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản 1.3.2.6. Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về tổ chức quản lý doanh nghiệp 8 1.3.2.6. Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về tổ chức quản lý doanh nghiệp 1.3.3. Cấu trúc của chương trình Công nghệ 10 1.3.3.1. Đặc điểm của chương trình công nghệ 10 Chương trình Công nghệ 10 THPT có sự đổi mới căn bản so với chương trình cải cách giáo dục. Chương trình Công nghệ 10 chủ yếu là kiến thức đại cương về trồng trọt, chăn nuôi thủy sản, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản và tạo lập doanh nghiệp. Chương trình Công nghệ 10 có tính ứng dụng cao và coi trọng việc rèn luyện kỹ năng. 1.3.3.2. Cấu trúc Gồm 2 phần: * Phần 1: Nông, lâm, ngư nghiệp: Chương I: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương Chương II: Chăn nuôi, thủy sản đại cương Chương III: Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản * Phần 2: Tạo lập doanh nghiệp: Chương IV: Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh Chương V: Tổ chức và quản lý doanh nghiệp 1.3.3.3. Ý nghĩa của cấu trúc Phù hợp với mục tiêu đào tạo và đặc thù môn học Phù hợp với trình độ của HS. Đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất nông nghiệp. Thuận lợi cho việc rèn luyện kỹ năng. 1.3.4. Các thành phần kiến thức 1.3.4.1. Kiến thức mở đầu 9 Đặc điểm: Chủ yếu là những kiến thức sự kiện bao gồm cả sự kiện tự nhiên và sự kiện xã hội. Nội dung: Chủ yếu giới thiệu vị trí tầm quan trọng và phương hướng phát triển của ngành sản xuất. 1.3.4.2. Kiến thức cơ sở * Khái niệm Kiến thức cơ sở là loại kiến thức làm căn cứ để xây dựng biện pháp kỹ thuật, tác động trực tiếp hay gián tiếp vào cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên hiệu quả kinh tế cao. * Các loại kiến thức cơ sở ** Kiến thức cơ sở sinh học Kiến thức cơ sở sinh học là đặc điểm sinh học của cây trồng, vật nuôi, bao gồm các kiến thức về hình thái, sinh lý và tập tính của vật nuôi. - Kiến thức cơ sở về hình thái, bao gồm: + Đặc điểm hình thái của các giống cây trồng, vật nuôi. + Đặc điểm hình thái của các loài sâu hại cây trồng. + Hình thái biểu hiện của các bệnh ở vật nuôi và cây trồng. + Đặc điểm hình thái của các giai đoạn sinh trưởng phát triển của vật nuôi, cây trồng. - Kiến thức cơ sở về sinh lý, bao gồm: Các đặc điểm sinh trưởng phát triển, trao đổi chất, sinh sản của các loài vật nuôi, cây trồng. Đó là cơ sở khoa học để lựa chọn các biện pháp kỹ thuật trong khâu chọn giống, chăm sóc nuôi dưỡng phòng trừ dịch bệnh… - Kiến thức cơ sở về sinh thái học, bao gồm: Mối quan hệ giữa cây trồng và vật nuôi với môi trường sống. Đó là cơ sở khoa học để xây dựng các biện pháp kỹ thuật trong khâu chăm sóc nuôi dưỡng. 10 ** Kiến thức cơ sở về nông sinh học Kiến thức về đặc điểm mặt nước nuôi cá. Kiến thức về mối quan hệ giữa cây trồng, đất và phân bón (để đưa ra biện pháp làm đất và cây trồng hợp lý). Kiến thức về các chất dinh dưỡng cần thiết đối với cây trồng và vật nuôi. Do đó, đây chính là cơ sở để xác định công thức bón hợp lý và xây dựng khẩu phần ăn cho vật nuôi phù hợp với từng giai đoạn và mục đích sản xuất. * Phương pháp dạy học Gồm các bước sau: Bước 1: Xác định nhiệm vụ nhận thức Yêu cầu: Phải thu hút được sự chú ý của HS, gây được hứng thú học tập, tạo động cơ học tập đúng đắn. Biện pháp: Nên áp dụng dạy học nêu vấn đề. Đưa ra các hiện thực thực tiễn có liên quan. Đưa ra một kinh nghiệm sản xuất của nông dân. Đưa ra những bài học về thành công, thất bại. Bước 2: Tìm hiểu nội dung kiến thức cơ sở Yêu cầu: HS nhận thức được những dấu hiệu chung và bản chất, phân tích được mối liên hệ trực tiếp giữa kiến thức cơ sở với biện pháp kỹ thuật. Biện pháp: Nên sử dụng câu hỏi vấn đáp để tái hiện vốn kiến thức của HS những kiến thức về hình thái, sinh lí hoặc sinh thái… Nêu các biện pháp cụ thể và yêu cầu giải thích cơ sở khoa học. Bước 3: Phân tích ứng dụng của kiến thức cơ sở Yêu cầu: HS phải rút ra được những nội dung kiến thức làm cơ sở cho các biện pháp kỹ thuật tương ứng. 11 Biện pháp: Nên sử dụng phương pháp vấn đáp kết hợp với giải thích minh họa. 1.3.4.3. Kiến thức kỹ thuật Khái niệm: Là những kiến thức về quy trình tăng năng suất của cây trồng vật nuôi nói chung hoặc từng loại vật nuôi cụ thể. Đặc điểm: Thường được sắp xếp sau kiến thức cơ sở, nhằm bổ trợ và hình thành kỹ năng cho HS. Thường được sắp xếp liên hoàn theo quy trình sản xuất. Nội dung: Kiến thức về điều khiển tính di truyền. Kiến thức về điều khiển sinh trưởng phát triển sinh sản. Kiến thức đảm bảo sự tồn tại phát triển cây trồng, vật nuôi. 1.4. Thực trạng dạy và học Công nghệ 10 ở phổ thông 1.4.1. Thực trạng của việc dạy công nghệ 10 ở phổ thông Thực tế giáo dục hiện nay ở phổ thông cho thấy: - Chương trình còn quá nặng mâu thuẫn với thời lượng dành cho môn học. - Đội ngũ GV chưa đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, bên cạnh đó còn một số GV còn kiêm nhiệm giảng dạy nhiều bộ môn cùng một lúc. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị sử dụng cho dạy học chưa được chú trọng. - Vận dụng và sử dụng phương tiện trực quan chưa có tính tích cực, linh hoạt, sáng tạo, đúng lúc, đúng nơi… - Phương pháp giảng dạy nặng nề về lý thuyết, ít vận dụng phương tiện trực quan, đàm thoại, gợi mở… - Nội dung dạy học với lượng kiến thức còn bó gọn trong SGK, ít mở rộng nâng cao hay liên hệ thực tiễn. 12 - Những khó khăn trên không dễ giải quyết và đây cũng là vấn đề tồn tại của toàn xã hội cần đươc giải quyết. 1.4.2. Thực trạng của việc học công nghệ 10 ở phổ thông - Mâu thuẫn giữa khối lượng tri thức và thời gian giảng dạy và học tập; do đó HS chưa thật chú ý, tập trung, nỗ lực học tập cho nên kết quả học tập đạt được là không cao. - Cách thức quản lý chưa hợp lý, trong thi cử chú trọng những môn cơ bản nên có sự phân chia môn chính, môn phụ. - Từ thực tiễn trên đòi hỏi cần phải có sự đổi mới trong quá trình giảng dạy và học tập để nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông. CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG VỀ MỘT SỐ BÀI KIẾN THỨC CƠ SỞ TRONG SGK CÔNG NGHỆ 10 13 2.1. Các thiết kế bài giảng Trên cơ sở phân tích nội dung, xây dựng tư liệu tôi thiết kế bài giảng tiêu biểu cho từng chương. Bài 7: Một số tính chất đất trồng Bài 37: Một số loại vacxin và thuốc thường dùng để phòng và chữa bệnh cho vật nuôi Bài 40: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản 2.2. Nhận xét đánh giá của giáo viên THPT 2.2.1. Mục đích và phương pháp tiến hành Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến nhận xét đánh giá của GV THPT nhằm mục đích thăm dò hiệu quả sư phạm, tính khả thi, khả năng và phạm vi ứng dụng, ý nghĩa lí luận và thực tiễn của khóa luận. Phương pháp chủ yếu là trao đổi, phỏng vấn trực tiếp và qua phiếu nhận xét. 2.2.2. Kết quả Phần lớn GV đều thống nhất với nhận định của chúng tôi về thực trạng dạy học Công nghệ 10 ở THPT hiện nay, về những đổi mới trong nội dung SGK Công nghệ 10, sự cần thiết phải đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS. Các GV được hỏi ý kiến đến đánh giá cao việc xác định các thành phần kiến thức cơ sở và kiến thức kĩ thuật; nhất trí với quy trình giảng dạy kiến thức cơ sở. Các thiết kế bài giảng đã thể hiện được những nét đặc thù của môn Công nghệ và của loại bài kiến thức cơ sở. Hệ thống câu hỏi, phiếu học tập phát huy được tính tích cực chủ động trong hoạt động nhận thức của HS, phù hợp với xu hướng đổi mới PPDH. 14 Các thiết kế bài giảng nếu được sử dụng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Công nghệ 10 ở trường phổ thông, có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường ĐHSP và GV THPT. PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 15 3.1. KẾT LUẬN Với kết quả nghiên cứu bước đầu chúng tôi rút ra những kết luận sau: ● Vấn đề đổi mới PPDH Công nghệ nông nghiệp ở phổ thông chưa thu hút được sự quan tâm của đông đảo GV và cán bộ quản lí. Quan niệm Công nghệ là môn phụ là nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng dạy và học môn Công nghệ ở THPT chưa đạt được mục tiêu của môn học. ● Việc phân biệt các thành phần kiến thức trong chương trình Công nghệ 10 là cần thiết và có ý nghĩa lí luận, thực tiễn sâu sắc, giúp GV thuận lợi trong việc lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp cho từng bài, từng nội dung kiến thức. ● Chúng tôi đã xây dựng được 3 thiết kế bài giảng cho 3 bài kiến thức cơ sở điển hình trong 3 chương theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS được các đồng nghiệp đánh giá có tính khả thi, phù hợp với trình độ của HS và điều kiện của trường phổ thông hiện nay, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và GV THPT, khắc phục thực trạng dạy và học môn Công nghệ và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông nói chung và môn Công nghệ nói riêng. 3.2. ĐỀ NGHỊ ● Cần có nhiều hình thức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV. Quan tâm đến đời sống và cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. ● Trong điều kiện hạn chế về thời gian và phạm vi nghiên cứu chúng tôi mong muốn được tiếp tục nghiên cứu và thực nghiệm ở phạm vi rộng hơn để nâng cao hiệu quả sư phạm của khóa luận. TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 1. Trần Văn Chương (2000), Công nghệ bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch, tập 1 và tập 2, Nxb Văn Hoá, Hà Nội. 2. Nguyễn Minh Đồng (chủ biên), Thiết kế bài giảng Công nghệ 10, quyển 1 và 2, Nxb Giáo dục. 3. Nguyễn Kế Hào (2004), Giáo trình tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học sư phạm. 4. Nguyễn Văn Khôi (chủ biên), Trần Văn Chương, Vũ Thuỳ Dương, Văn Lệ Hằng, Vũ Văn Hiền (4.2004), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Dạy môn Công nghệ lớp 10, Vụ giáo dục, Bộ GD & ĐT. 5. Nguyễn Văn Khôi (chủ biên), Sách giáo khoa Công nghệ 10, Nxb Giáo dục. 6. Nguyễn Văn Khôi (chủ biên), Sách giáo viên Công nghệ 10, Nxb Giáo dục 7. Nguyễn Mười (chủ biên) (2000), Thổ nhưỡng học, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 8. PGS.TS Nguyễn Đức Thành (chủ biên), Th.s Vũ Mai Anh, Dạy học Công nghệ 10, Nxb Giáo dục. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất