Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ TÓM TẮT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP...

Tài liệu TÓM TẮT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

.PDF
34
165
131

Mô tả:

TÓM TẮT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
Nhóm Công tác Nông nghiệp Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 2015 TÓM TẮT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Chuẩn bị bởi Nhóm Công tác Nông nghiệp GIỚI THIỆU Báo cáo này phản ánh những mối quan tâm và những vấn đề ảnh hưởng đến cộng đồng doanh nghiệp quốc tế tại Việt Nam trong lĩnh vực Nông nghiệp. Thông tin của báo cáo này được đóng góp từ các thành viên của nhóm Công tác Nông nghiệp thuộc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF), Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) và Tiểu ban Thực phẩm, Nông nghiệp và Nuôi trồng Thủy sản (FAASC) thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham). Tôi xin chân thành cảm ơn các thành viên đã nỗ lực dành thời gian, và đóng góp cho báo cáo này. Một số vấn đề đã được Nhóm Công tác đưa ra tại các kỳ Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam trước đây nhưng vẫn tiếp tục xuất hiện trong bản báo cáo này vì theo quan điểm của chúng tôi những vấn đề này chưa được quan tâm (đúng mức) hoặc vẫn chưa được giải quyết. Năm nay chúng tôi đã thêm một mục về An toàn Thực phẩm vì đây là một chủ đề quan trọng trong nhiều Hiệp định Thương mại Tự do đã được thông qua. Chính phủ đang thực hiện nhiều hành động, nhưng nếu nhìn vào số lượng lớn những sản phẩm nông nghiệp Việt Nam bị từ chối thông quan tại các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, và liên minh châu Âu, thì rõ ràng những hành động này là chưa đủ.1 Báo cáo này được chia thành 4 phần: những ý kiến đóng góp về Dự thảo Nghị định về những chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực Nông nghiệp, Quá trình hiện đại hóa và phát triển bền vững của ngành Nông nghiệp ở Việt Nam, các vấn đề khác liên quan đến Nông nghiệp như quyền sở hữu trí tuệ, thuốc trừ sâu - phân bón và chúng tôi kết thúc báo cáo với vấn đề An toàn Thực phẩm. Các vấn đề sẽ được trình bày theo cấu trúc sau: trước hết tóm tắt sơ lược vấn đề và đề xuất liên quan. Tiếp đó là nội dung chi tiết của những vấn đề này và tác động của chúng tới ngành Nông nghiệp Việt Nam. TÓM TẮT 1. Dự thảo Nghị định về những chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực Nông nghiệp Theo quan điểm của chúng tôi Dự thảo Nghị định còn khá chung chung và thiếu số liệu cụ thể ở nhiều điểm. Đồng thời Nghị định cũng đưa ra một số quyết định mang tính chủ quan. Hơn nữa, dự thảo nghị định chỉ áp dụng cho đầu tư nước ngoài. Chúng tôi băn khoăn về vấn đề này khi Việt Nam đã có một hệ thống luật điều chỉnh thống nhất cho cả đầu tư trong nước và nước ngoài (Luật Đầu tư 2014). Điều quan trọng là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang tiến hành Kế hoạch tái cấu trúc nông nghiệp với trọng tâm đẩy mạnh đầu tư cho khối tư nhân cả trong và ngoài nước. Dự thảo Nghị định cũng đề xuất một danh sách các phân ngành và tham chiếu tới các địa điểm được ưu đãi ở Phụ lục 1. Tuy nhiên, lý do ưu đãi đối với những hoạt động và địa điểm này chưa thực sự rõ ràng. Chúng tôi đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nên tiến hành khảo sát chính thức các nhà đầu tư để xác định mức độ hiệu quả của những ưu đãi hiện hành cũng như quyết định một cách khách quan ưu đãi mấu chốt để thu hút nhà đầu tư nước ngoài. 1 Xem báo cáo 2015 của UNIDO về đạt tiêu chuẩn chất lương, tuân thủ các tiêu chuẩn về thương mại Trang 1/34 Nhóm Công tác Nông nghiệp Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 2015 Cuối cùng, Dự thảo Nghị định đề cập tới công tác xúc tiến đầu tư mà theo chúng tôi còn khá mơ hồ và không thực sự có ý nghĩa (Chương IV). Chúng tôi đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và/hoặc Cơ quan cưỡng chế thi hành (thuộc đầu tư khu vực tư nhân) xác định những dịch vụ và hỗ trợ cụ thể tới nhà đầu tư. Đề xuất - Khuyến nghị Dự thảo không nên chỉ giới hạn ở nhà đầu tư nước ngoài mà mở rộng phạm vi áp dụng đối với cả các nhà đầu tư trong nước; - Dự thảo nên cụ thể hóa hơn và kết hợp với các hoạt động xúc tiến đầu tư; - Khuyến nghị tiến hành khảo sát nhà đầu tư chính thức để xác định tính hiệu quả của các chính sách khuyến khích/ưu đãi trong thu hút các nhà đầu tư nước ngoài; và - Xác định và cụ thể hóa các dịch vụ và hỗ trợ dành cho nhà đầu tư nước ngoài. 2. Hiện đại hóa và phát triển bền vững ngành Nông nghiệp Việt Nam Vấn đề cản trở Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu trong thị trường xuất khẩu nông nghiệp là sự thiếu bền vững, mà một phần bắt nguồn từ thực tế tại Việt Namlà phần lớn các cơ sở nông nghiệp đều có quy mô nhỏ. Đây là nguyên nhân làm hạn chế sự việc sử dụng máy móc – phương pháp có thể cải thiện chất lượng và số lượng – vì một hộ làm nông nhỏ đơn lẻ không thể chi trả được chi phí đầu tư và diện tích đất nền quá nhỏ để sử dụng máy móc. Chính phủ đã nhận ra vấn đề này cần được giải quyết và đang tiến hành các biện pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát động nhiều chương trình kêu gọi tài trợ để mục đích hiện đại hóa và cơ giới hóa trồng trọt trở nên dễ dàng hơn.2 Chúng tôi tin rằng Chính phủ nên hỗ trợ khuyến khích người nông dân hợp tác. Doanh nghiệp cũng có thể đóng vai trò giới thiệu những biện pháp hỗ trợ để khuyến khích hợp tác sâu rộng hơn với người nông dân. Chúng tôi nhận thấy rằng cơ giới hóa sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp ở các vùng nông thôn vì nguồn thu nhập của nhiều người dân đến từ các hoạt động nông nghiệp, do vậy chúng tôi ủng hộ ý tưởng xây dựng các nhà máy ở khu vực nông thôn để đảm bảo tỷ lệ việc làm bền vững ở những khu vực này. Chúng ta cần có kinh phí để hiện thực hóacác chiến lược và chương trình này. Trong những năm trở lại đây, đầu tư vào nông nghiệp vẫn chưa tương xứng với những đóng góp của nông nghiệp vào GDP. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm được đề xuất trong hội thảo FFTC-NACF (Food and Fertilizer Technology Center (FFTC) and National Agricultural Cooperative Federation (NACF), việc đầu tư rất quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam.3 Chúng tôi cũng tin rằng một hệ thống nông nghiệp được hiện đại hóa và cơ giới hóa sẽ cải thiện sản lượng và chất lượng sản xuất nông nghiệp. Để đạt được điều này, cần tạo ra một sân chơi bình đẳng về mọi lĩnh vực trong kinh doanh nông nghiệp của các công ty nước ngoài. Đặc biệt khi xét đến chuyên môn và kiến thức mà những doanh nghiệp này có thể mang lại để cải thiện nền nông nghiệp Việt Nam. Do vậy, việc cân nhắc cách thức cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp và loại hình sản phẩm xuất khẩu cũng rất quan trọng, thật sự cần thiết và có khả năng thực hiện. Khi xét tới nhiều ý kiến liên quan, chúng tôi tin rằng Chính phủ đã nhận thức rõ điều này. Việc mở cửa thị trường để xuất khẩu hàng Việt Nam cũng rất quan trọng, không chỉ với các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản hay Liên minh châu Âu, mà còn tới cả các quốc gia láng giềng. Hiện nay Việt Nam đang nhập khẩu sản phẩm từ các nước như Thái Lan hay Trung Quốc, nhưng việc xuất khẩu sang các quốc gia này vẫn chưa thực sự được đẩy mạnh. Việc kết nối sản phẩm Việt Nam và tiếp cận các thị trường này cũng như những thị trường khác cần được tiến hành đàm phán. 2 Xem (vietnamnews.vn/society/263713/farmers-reap-modern-farming-gains.html) Xem báo cáo của Việt Nam về FFTC-NACF các mối đe doạ và cơ hội của các Hiệp định thương mại tự do trong khu vực châu Á, được tổ chức tại Hàn Quốc vào ngày 11 Tháng Chín 15, 2013, (www.agnet.org/htmlarea_file/activities/20110719103351/2007013101.pdf ) 3 Trang 2/34 Nhóm Công tác Nông nghiệp Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 2015 Dù mức độ đầu tư của Chính phủ hiện chưa đủ, chúng ta vẫn có khả năng hiện đại hóa và cải tiến thông qua Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và Hợp tác công-tư (PPP). Để thu hút FDI nhiều hơn, chúng ta cần vượt qua một số thách thức dù Dự thảo Nghị định được đề cập ở phần trước cũng sẽ có tác dụng hỗ trợ nếu những đề xuất của chúng tôi được đưa ra xem xét. Ví dụ, cần tạo ra những chính sách thương mại và quy trình quản lý rõ ràng, minh bạch.Hơn nữa, điều quan trọng là tạo ra sự công bằng khi tiếp cận cho doanh nghiệp và các hộ nông dân quy mô lớn - nhỏ. Cuối cùng, cần lưu ý rằng hệ thống thuế của chúng ta không cạnh tranh bằng các quốc gia trong khu vực. 4Chúng tôi đồng ý với quan điểm của Chính phủ rằng một số vùng cần cố gắng thu hút FDI và sử dụng kỹ thuật canh tác công nghệ cao để phát triển ngành nông nghiệp. Liên quan tới sự phát triển lâu dài của Hợp tác công-tư PPP, điều quan trọng là cần nhận rõ để tiếp tục và duy trì thành công này. Chính phủ nên đưa ra một hệ thống giám sát và những chính sách đúng đắn để đảm bảo người nông dân có thể áp dụng phương pháp thực hành tốt nhất. Chúng tôi quan ngại rằng nếu điều này không được tiến hành, sẽ không có sân chơi bình đẳng tất cả các bên tham gia. Việc thiếu những chính sách cụ thể của Chính phủ sẽ dẫn đến nguy cơ các công ty không đầu tư vào Hợp tác công-tư PPP bất chấp những kết quả tích cực mà PPP đã mang lại. Một giải pháp khác để cải thiện sự bền vững của nông nghiệp là việc các công ty cung cấp các giải pháp dinh dưỡngtheo mùa vụ cho người nông dân. Một trong các hoạt động phổ biến nhất của các công ty trong lĩnh vực này là tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề với mục đích chuyển giao công nghệ cao và giúp người nông dân hiểu thêm về cách quản lý dinh dưỡng một cách thống nhất theo mùa vụ nhằm tăng sản lượng, chất lượng và thu nhập cho họ. Hội nghị khuyến nông thường được tổ chức theo cấp độ thôn xã. Tuy nhiên, trước khi tiến hành hội nghị, công ty cần được sự cho phép của Sở Công Thương (DOIT) cấp tỉnh. Chúng tôi tin rằng quy trình tiến hành có thể được đơn giản hóa và hài hòa hơn, vì việc xin cấp phép cho mỗi hội nghị khá phức tạp và khác nhau ở mỗi tỉnh thành. Một số vấn đề cũng nảy sinh khi xin cấp phép với người nước ngoài hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, do vậy,thủ tục này cũng nên được đơn giản hóa.Ví dụ, có thể dựa trên thực tế công ty đã có giấp phép phân phối, hay trong trường hợp một người nước ngoài có giấy phép lao động có hiệu lực hoặc thẻ cư trú, những yêu cầu để được cấp phép nên được bãi bỏ. Cuối cùng, đôi khi vẫn gặp phải trường hợp cơ quan nhà nước và doanh nghiệp không hoàn toàn hiểu được ý nghĩa của các quy định.Vì vậy việc tổ chức những buổi hướng dẫn để nâng cao hiệu quả của quá trình thực hiện vô cùng cần thiết. Đề xuất - Nâng cấp ngành nông nghiệp; - Thúc đẩy hợp tác; - Tiếp tục tạo cơ hội cho người nông dân tiếp cận các nguồnhỗ trợ tài chính dễ dàng hơn, tiến hành các biện pháp hỗ trợ nhằm khuyến khích hiện đại hóa và cơ giới hóa nông nghiệp; - Hỗ trợ nông dân tiếp cận những công việc mới bên cạnh nghề truyền thống bằng cách khuyến khích xây dựng nhà máy ở khu vực nông thôn; - Khuyến khích phát triển việc thực hành tốt hoặc phát triển hình thức Hợp tác Công – tư PPP; - Phát triển hệ thống giám sát và những chính sách đúng đắn để đảm bảo người nông dân có thể áp dụng việc thực hành tốt; - Tạo ra sân chơi bình đẳng trong mọi lĩnh vực bằng cách:  Tạo cơ hội tiếp cận ngang bằng tới nguồn lực tài chính trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam;  Tạo cơ hội tiếp cận ngang bằng với các nguồn nguyên liệu thô trong và ngoài Việt Nam; 4 Xem(ap.fftc.agnet.org/ap_db.php?id=106&print=1) Trang 3/34 Nhóm Công tác Nông nghiệp - Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 2015  Đối xử bình đẳng trong việc xin cấp giấy phép kinh doanh; và  Đối xử công bằng về các yêu cầu trong các lĩnh vực cụ thể khác. Chuyển đổimặt hàng xuất khẩu từ các sản phẩm chất lượng thấp sang sản phẩm cao cấp; Chuyển đổi từ phụ phẩm sang các sản phẩm thu hút xuất khẩu Đa dạng hóa sản phẩm và hỗ trợ công bằng cho các sản phẩm khác như đã hỗ trợ cho cà phê, trà, tiêu, hải sản và cao su; Khuyến khích đầu tư vào quy trình sản xuất, giai đoạn sau thu hoạch, quá trình chế biến và bảo quản; Tạo cơ hội để sản phẩm Việt Nam tiếp cận thị trường các nước lân cận; Đơn giản hóa và hài hòa quá trình xin cấp phép để tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề cho nông dân; Đơn giản hóa quy trình nhập cảnh của người nước ngoài làm việc cho các công ty đã có giấy phép phân phối; Bãi bỏ yêu cầu xin nhập cảnh với người nước ngoài đã có giấy phép lao động còn hiệu lực hoặc thẻ cư trú; và Tổ chức các buổi đào tạo/hướng dẫn cho cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp để tăng hiệu quả thực hiện. 3. Chất lượng của các sản phẩm đầu vào nông nghiệp bao gồm thuốc trừ sâu và phân bón Một báo cáo gần đây của các chuyên gia đã chỉ ra rằng 50% phân bón không đạt chuẩn hoặc thậm chí bị làm giả. Báo cáo cũng chỉ ra rằng thất thoát kinh tế ước tính vào khoảng 800 triệu USD. Số lượng sản phẩm bảo vệ thực vật giả mạo và bất hợp pháp cũng đang tăng lên, gây thiệt hại rất lớn cho người nông dân và nền nông nghiệp.Thuốc trừ sâu giả hiếm khi được kiểm nghiệm và còn có thể chứa những tạp chất độc hại có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của người nông dân và người tiêu dùng.Hơn nữa các sản phẩm giả mạo có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho cây trồng và có thể dẫn tới việc sản phẩm bị các công ty thực phẩm từ chối bởi mức độ dư lượng không mong muốn. Tất cả những yếu tố này có thể đe dọa tới nguồn thu của người nông dân. Chúng tôi tin rằng việc thắt chặt đăng kí và tuân thủ sẽ làm tăng chất lượng các sản phẩm Việt Nam và cả các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Châu Âu, vị thế của nông dân Việt Nam theo đó cũng tăng lên. Theo quan điểm của chúng tôi việc thiếu các hoạt động kiểm soát đảm bảo việc sử dụng an toàn và thích hợp các sản phẩm đầu vào và việc sản phẩm đầu vào kém chất lượng được phân phối tới người nông dân, sẽ dẫn tới những vấn đề môi trường và an toàn. Những hộ nông dân nhỏ không thể mua những sản phẩm đầu vào chất lượng cao nên không thể cạnh tranh với các công ty lớn. Tuy nhiên, việc này lại có tác động tiêu cực khá lớn. Việc sử dụng một cách thích hợp các sản phẩm chất lượng cao sẽ làm giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất cây trồng/ chất lượng và giamr thiểu tác động của việc sử dụng phân bón tới môi trường. Đồng thời điều quan trọng là hình thành nhận thức về rủi ro của việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu giả với sức khỏe con người và cũng như tác động của nó tới danh tiếng sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Các sản phẩm thường bị từ chối nhập khẩu ở một số nước vì dư lượng thuốc trừ sâu hoặc các hóa chất độc hại khác quá lớn (mà nguyên nhân là do việc sử dụng sản phẩm giả hoặc không đúng quy cách).Do vậy cần triển khai các chương trình hướng dẫn cũng như vệc chia sẻ thông tin và công nghệ mới nhất tới người nông dân để cải thiện tình hình này. Việc phân biệt rõ ràng phân bón NPK và các loại hóa chất khác theo mã HS cũng rất hiệu quả. Chúng tôi cũng cho rằng các công ty sản xuất hay nhập khẩu sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho môi trường và cộng đồng nên được ưu đãi về một số yêu cầu giấy phép. Cuối cùng, nhân cơ hội này chúng tôi muốn đóng góp một vài ý kiến về quy định mới trong quản lý phân bón. Những quy định mới ban hành đã đưa đến một làn gió mới đối với thị trường phân Trang 4/34 Nhóm Công tác Nông nghiệp Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 2015 bón. Mục tiêu của những quy định này là để củng cố lại thị trường phân bón tại Việt Nam và dần xóa bỏ những sản phẩm giả và kém chất lượng. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ những quy định này tuy nhiên về mặt thực thi cần được cải thiện bởi nhiều khi việc áp dụng những quy định này lại gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng có chất lượng. Do vậy, việc tiến hành áp dụng thí điểm chuẩn mực các quy định này để tránh kết quả không chuẩn xác khi đưa ra áp dụng trên thị trường là đặc biệt cần thiết. Đề xuất - Tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thông qua việc triển khai chặt chẽ các hoạt động chống hàng giả trên thị trường; thu hồi các sản phẩm bất hợp pháp trên thị trường; - Nâng cao nhận thức thông qua truyền thông đa phương tiện của Chính phủ để giải thích về những rủi ro cho nông dân, cộng đồng và nền kinh tế khi người nông dân sử dụng các sản phẩm đầu vào giả (rẻ tiền); - Ban hành các quy chế nghiêm ngặt để kiểm soát thị trường phân bón giả và kém chất lượng; - Thêm các quy định về quyền sở hữu trí tuệ vào thủ tục đăng kí để đảm bảo việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được bắt đầu từ khi đăng kí; - Triển khai đánh giá nghiêm ngặt về đăng kí thương hiệu, và bắt buộc loại bỏ những thương hiệu, logo, hình ảnh tương tự…; - Giải quyết vấn đề tham nhũng ở cấp địa phương và quy trình chặt chẽ hơn với việc mở cửa và đóng cửa các công ty đầu vào nhỏ; - Đưa ra các chương trình giáo dục về cân bằng dinh dưỡng, và cách thức sử dụng sản phẩm phù hợp, giảm thiểu sử dụng sản phẩm đầu vào quá mức; - Thiết lập một chương trình đào tạo khuyến khích việc cân bằng dinh dưỡng cây trồng theo mô hình 4R (sản phẩm đúng, mức độ đúng, thời điểm đúng và địa điểm đúng) cũng như giải quyết tình trạng sử dụng sai và/hoặc quá liều sản phẩm đầu vào; từ đó sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng và giới hạn tác động của việc sử dụng phân bón tới môi trường; - Nâng cao kiến thức của chuyên gia tư vấn khuyến nôngvề dinh dưỡng và bảo vệ cây trồng, và tác động của các sản phẩm đầu vào nông nghiệp tới môi trường để triển khai các chương trình đào tạo hiệu quả; - Khuyến khích chuyển giao kiến thức và nghiên cứu mới tới người nông dân càng sớm càng tốt; - Xúc tiến sân chơi bình đẳng bằng cách loại bỏ thuế nhập khẩu với phân NPK có chất lượng (các loại phân bón được sản xuất bằng công nghệ cao, được thử nghiệm hiệu quả, an toàn cho sức khỏe con người, không có hoặc ít tác động tới môi trường…) để khuyến khích nhập khẩu/ sản xuất và sử dụng những sản phẩm này; - Phân biệt phân bón với các hóa chất nói chung và xác định mã HS thích hợp cho phân bón để tránh nhầm lẫn về thuế; - Đảm bảo việc thực hiện các chương trình hướng dẫn bắt buộc ở tất cả các công ty về việc sử dụng sản phẩm bảo vệ thực vật an toàn; - Thiết lập hệ thống hỗ trợ quản lý việc sử dụng sản phẩm bảo vệ thực vật an toàn; - Ban hành chính sách khuyến khích nhà đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng chất lượng để tiến hành xét nghiệm và giám sát chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp đầu ra; - Loại bỏ quy định về giấy phép sử dụng một lần với các công ty mà giấy phép kinh doanh đã bao gồm quyền nhập khẩu - Loại bỏ yêu cầu về thư xác nhận của ngân hàng khi xin giấy phép nhập khẩu phân bón vào Việt Nam Trang 5/34 Nhóm Công tác Nông nghiệp - - Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 2015 Tập trung kiểm tra thị trường nội địa, địa phương để kiểm soát thị trường sản phẩm đầu vào ở Việt Nam; Phân biệt giữa công ty có giấy phép sản xuất và phân phối tại địa phương và công ty chỉ có giấy phép phân phối; Thiết lập các rào cản kỹ thuật để xóa bỏ việc sử dụng thuốc trừ sâu có độ rủi ro cao và gây hại cho con người và môi trường; Khuyến khích việc quản lý có trách nhiệm - đạo đức và việc sử dụng thuốc trừ sâu (chất lượng cao và an toàn) theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất; Khuyến khích việc dán nhãn thích hợp cho thuốc trừ sâu đồng bộ với hướng dẫn; Ban hành các quy định theo từng tiêu chí cụ thể để khuyến khích việc giới thiệu sản phẩm bảo vệ thực vật mới với kỹ thuật cao và công nghệ hiện đại; Tiến hành các chương trình giáo dục chất lượng cho người nông dân để khẳng định tầm quan trọng và lợi ích của việc sử dụng thuốc trừ sâu thích hợp và tuân theo hướng dẫn trên nhãn mác. Khuyến khích sử dụng phương pháp lấy mẫu chuẩn để tránh kết quả không đáng tin cậy và không chính xác Đưa ra những hướng dẫn giúp các doanh nghiệp thực hiện phương pháp lấy mẫu chuẩn. 4. An toàn thực phẩm An toàn thực phẩm là một vấn đề quan trọng không chỉ với lĩnh vực nông nghiệp mà còn với cả cộng đồng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Thực phẩm không an toàn là nguyên nhân của các vấn đề sức khỏe của con người từ khi lịch sử được ghi chép lại, và những vấn đề về an toàn thực phẩm chúng ta gặp ngày nay không còn là vấn đề mới nữa. Tuy các Chính phủ trên toàn thế giới đang nỗ lực hết mình để cải thiện mức độ an toàn của nguồn cung thực phẩm, sự xuất hiện của những căn bệnh do thực phẩm gây ra vẫn là một vấn đề y tế nổi cộm ở cả các nước đã và đang phát triển.5 Trong 9 tháng đầu năm 2015, tổng số ca ngộ độc thực phẩm được báo cáo là 129 ca với 3436 bệnh nhân và 20 trường hợp tử vong. Vấn đề an toàn thực phẩm không chỉ gây bệnh cho con người mà còn hạn chế khả năng xuất khẩu của Việt Nam và ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm Việt. Trong năm 2014, ủy ban thương mại EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã nhận được rất nhiều lời cảnh báo về những lô hải sản có chứa dư lượng thuốc kháng sinh vượt quá mức cho phép. Trong năm 2015 nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình xuất khẩu đã được báo cáo: xuất khẩu với Ả Rập Xê Út, Hoa Kỳ và Nhật Bản.6 Từ tháng Một tới nay, Hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (RASFF) của EU đã từ chối thông quan với 21 sản phẩm từ Việt Nam nhập khẩu vào các nước thành viên EU. 17 sản phẩm khác bị tạm ngừng thông quan và phải cung cấp thêm thông tin trước khi quyết định được đưa ra. Trong bối cảnh một loạt các hiệp định thương mại tự do sẽ được kí kết và phê chuẩn, điều quan trọng là phải giải quyết vấn đề đa dư lượng (multi-residue levels - MLRs) khi cuộc cạnh tranh ngày một trở nên khốc liệt hơn.7 Nguyên nhân gây nên mức độ dư lượng cao có thể do những thành phần giả mạo và bất hợp pháp hoặc nguyên liệu thô, việc này sẽ đe dọa tới danh tiếng của các sản phẩm Việt Nam, và 5 ‘Cầm nang năm chìa khoá cho an toàn thực phẩm 'của Tổ chức Y tế Thế giới, xem (http://apps.wcáchho.int/iris/bitstream/10665/43546/1/9789241594639_eng.pdf?ua=1) 6 Xem(tuoitrenews.vn/business/28078/vietnam-produce-exports-should-meet-food-hygiene-safety-requirements-in-overseas-markets-ministry) 7 Xem (http://english.vietnamnet.vn/fms/business/141921/agriculture-sector-faces-tough-times-ahead.html), (en.nhandan.org.vn/business/economy/item/3044802-agricultural-export-revenue-sets-new-record-of-us$30-8-billion.html), (vietnamnews.vn/economy/271524/vn-produce-losing-their-edge.html), (vovworld.vn/en-US/Economy/Expanding-exports-markets-forVietnamese-farm-produce/266152.vov); (vccinews.com/news_detail.asp?news_id=32038) and (www.vir.com.vn/bright-prospects-foragriculture.html) Trang 6/34 Nhóm Công tác Nông nghiệp Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 2015 cũng có thể gây nguy hiểm với sức khỏe của nông dân và người tiêu dùng.8 Đôi khi chúng cũng bao gồm những sản phẩm đã bị cấm từ lâu ở các quốc gia khác, nhưng vẫn chưa bị cấm và được sử dụng tại Việt Nam; do thiếu quy định rõ ràng, hoặc thiếu các biện pháp cưỡng chế.9 Chúng ta cũng cần nhận thức rằng việc xử lý sau thu hoạch, bảo quản và phân phối chưa đầy đủ có tác động tới tỷ lệ thành công cũng như vấn đề an toàn thực phẩm của các nước sản xuất.10 Điều này có thể được cải thiện bằng cách giới thiệu một bộ ngành chuyên trách, kết hợp và điều phối hài hòa các luật và quy định tới Cục An toàn vệ sinh Thực phẩm do. Việc này cũng đồng nghĩa với việc giảm thiểu rắc rối trong quản lý hơn và việc kiểm soát chất lượng và an toàn sẽ hiệu quả hơn, đồng thời cho phép các bên liên quan tham gia nhiều hơn. Hiện nay, Chính phủ đã nhận thức được những vấn đề này và đang tiến hành những biện pháp bước đầu để giải quyết chúng. Trong năm 2013 và 2014, một loạt quy định đã có hiệu lực.11 Cụ thể, thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT (Thông tư liên tịch 13) là một bước tiến đáng kể để tránh việc quản lý thực phẩm chồng chéo của nhiều bộ, nhưng vẫn chưa xóa bỏ được hoàn toàn sự lộn xộn. Đồng thời, nếu xét tới những vẫn đề còn đang tồn tại thì điều này vẫn chưa đủ. Hệ thống hiện nay gây khó khăn cho việc thống nhất quá trình soạn thảo, thi hành và áp dụng các quy định. Vấn đề này càng trở nên phức tạp hơn vì ở cấp độ địa phương và tỉnh thành, quy định đôi khi được diễn giải theo những cách khác nhau hay tiến hành theo các cách khác nhau. Thanh tra viên có thể tới kiểm tra ba, thâm chí bốn lần cùng một vấn đề hoặc các vấn đề khác nhau, và đôi khi đưa ra kết quả ngược với ý kiến chuyên môn.Việc này dẫn tới sự tốn kém và mất thời gian của cả doanh nghiệp và chính quyền. Việc này có thể sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, nhưng không đồng nghĩa là với việc thực phẩm an toàn hơn. Chất lượng của các phòng thí nghiệm và các phương pháp kiểm tra cũng rất quan trọng để tăng an toàn thực phẩm. Chúng tôi kiến nghị rằng mọi doanh nghiệp nên được đối xử một cách công bằng và việc kiểm soát sản phẩm cần phải giống như trước được nhập khẩu vào Việt Nam. Nhưng thực tế không phải lúc nào cũng như vậy. Một trường hợp gần đây đã chỉ ra rằng việc cải tiến là cần thiết, vì hai bài kiểm nghiệm ở hai cơ quan kiểm tra khác nhau của cùng một sản phẩm sẽ cho những kết quả khác nhau, và vì vậy không thể đi đến kết luận sản phẩm đã an toàn hay chưa. Đôi khi không thể tiến hành việc kiểm tra; hoặc những sản phẩm làm tăng tính nhận diện của các sản phẩm Việt Nam có thể được sử dụng hợp pháp ở EU nhưng lại không thể nhập khẩu vào Việt Nam.Điều này có nghĩa hoa quả trồng tại địa phương – khi so sánh với hoa quả được trồng ở những nơi khác – ít có khả năng xuất khẩu hơn. Theo quan điểm của chúng tôi, vấn đề an toàn thực phẩm có thể giải quyết bằng nhiều cách khác nhau, như sử dụng khuôn khổ luật pháp đúng đắn, hệ thống truy xuất nguồn gốc, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tập trung tham gia theo nhiều cách vào chuỗi cung ứng, quyền sở hữu trí tuệ, quản lí và kiểm soát thuốc trừ sâu, hệ thống kiểm tra tốt và cưỡng chế thi hành hiệu quả. Đề xuất - Tiếp tục làm rõ phạm vi của Thông tư liên tịch 13; 8 Xem (tuoitrenews.vn/society/26193/toxic-tet-kumquats-highlight-vietnam-s-pesticide-problem) ‘Chương Kinh doanh nông nghiệp và an toàn thực phẩm 'của thực phẩm, nông nghiệp và Ủy ban Phát triển Doanh nghiệp Aqua trong Sách trắng 2015 của Phòng Thương mại châu Âu, khoản 3.1.5 về khung pháp lý, điều phối và thực thi. 10 Xem Project VIE/61/94, May 2009, page 17 and (www.fao.org/ag/agn/CDfruits_en/launch.html) 11 Ví dụ: Nghị định 178/2013 / NĐ-CP ngày 14 tháng 11, 2013 về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, Nghị định 119/2013 / NĐ-CP ngày 9 tháng 10 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi , và thức ăn chăn nuôi (Nghị định 119) và Thông tư liên tịch 13/2014 / TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng tư 2014 về việc giao nhiệm vụ và hợp tác giữa các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm. 9 Trang 7/34 Nhóm Công tác Nông nghiệp - - - - - Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 2015 Thiết lập một nhóm công tác bao gồm các đại diện của các Bộ/ngành liên quan và các tổ chức hoạt động trong ngành thực phẩm, nông nghiệp và kinh doanh thủy sản (như Nhóm Công tác Nông nghiệp của VBF và Tiểu ban Thực phẩm, Nông nghiệp và Nuôi trồng Thủy sản (FAASC) thuộc Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham); Sửa đổi Luật An toàn Thực phẩm và thiết lập một Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và một Bộ chuyên trách về vấn đề này càng sớm càng tốt; Phân công những viêc sau đây cho Cục An toàn vệ sinh thực phẩm:  Kiểm tra, xác nhận và kiểm soát những vấn đề liên quan đến nhập khẩu, xuất khẩu và vận chuyển các thành phần, nguyên liệu và thực phẩm  Kiểm nghiệm và chứng nhận thực phẩm;  Dán nhãn và kiểm soát quảng cáo thực phẩm;  Lập các báo cáo về việc cảnh báo thực phẩm liên quan đến chuỗi cung ứng thực phẩm bao gồm thuốc trừ sâu, phân bón, thức ăn chăn nuôi...  Cấp phép, đăng kí thành lập và kinh doanh thực phẩm, chế biến thực phẩm và kho lương thực;  Tổ chức đào và nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm;  Hỗ trợ phát triển việc thực hành tốt nhất liên quan đến an toàn thực phẩm; và  Tổ chức kiểm tra và cung cấp dữ liệu cho việc điều tra tội phạm liên quan đến an toàn thực phẩm. Kết hợp với bộ máy tổ chức tại Cục An toàn vệ sinh Thực phẩm để lưu giữ các kiến thức và kinh nghiệm hiện có; Kết hợp với các nước láng giềng nhằm giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm xuyên biên giới; Khuyến khích các công ty giới thiệu hệ thống truy xuất nguồn gốc; Thực thi pháp luật hiện hành về truy xuất nguồn gốc; Thay đổi khung pháp lý để tất cả các phòng thí nghiệm ở Việt Nam, trong nước hay quốc tế, dùng chung các phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn hóa và được quốc tế công nhận; Đẩy mạnh việc công nhận và sử dụng duy nhất đề án VILAS; Thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện uy tín các phòng thí nghiệm ở Việt Nam; Khuyến khích duy trì, thực thi và công nhận đề án VILAS. Chấp nhận kết quả của một phòng thí nghiệm (nước ngoài hoặc Việt Nam) đã được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tếvà sử dụng như đối với kết quả thử nghiệm của các phòng thí nghiệm nội bộ mà không cần phải tiến hành một thí nghiệm khác để đạt được giấy phép hoặc chứng chỉ; Tăng số lượng các phương pháp thử nghiệm hiện có ở Việt Nam Cân đối phương pháp làm việc của các phòng thí nghiệm và phát triển việc thực hành tốt nhất; Chú ý rằng các sáng kiến hiện nay được thực hiện một cách cân đối hài hòa; Giảm sự quan liêu khi các xét nghiệm cần phải được thực hiện ở nước ngoài; Sửa đổi yêu cầu thử nghiệm theo cách yêu cầu“phân tích dạng” đối với kim loại nặng; Kiểm tra “dạng” của các kim loại nặng về tác hại đối với tính di động, sinh khả dụng và tích lũy sinh học; Khuyến khích nâng cấp các phương pháp thử nghiệm và các cơ sở hướng tới hiện đại hóa, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế được công nhận bởi ISO, AFNOL, AOAC để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác, ngăn chặn bất kì sự chậm trễ nào và/ hoặc chuyên quyền hoặc phân biệt vô lý; Cho phép các công ty nhập khẩu lưu trữ thực phẩm đông lạnh tại các cơ sở lưu trữ riêng để kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm nhằm bảo toàn chuỗi cung ứng lạnh; Cho phép các sản phẩm có thể được sử dụng hợp pháp ở các quốc gia khác nhập khẩu vào Việt Nam mà không cần thêm các tài liệu bổ sung; và Trang 8/34 Nhóm Công tác Nông nghiệp - Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 2015 Thi hành pháp luật hiện hành, đặc biệt trong trường hợp ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Chúng tôi đánh giá cao cơ hội được trình bày những vấn đề nêu trên tại Diễn đàn. Trong báo cáo này, chúng tôi đã phản ánh mối quan tâm và quan điểm của chúng tôi, cũng như các lợi ích khi những đề xuất của chúng tôi được thực hiện cho từng mục đã đề cập. Trong phần báo cáo chi tiết sau đây, chúng tôi sẽ đưa một số hướng dẫn, khuyến nghị cho từng chủ đề cụ thể. Trang 9/34 Nhóm Công tác Nông nghiệp Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 2015 BÁO CÁO CHI TIẾT Bản báo cáo đưa ra các vấn đề chi tiết, ảnh hưởng đến nông nghiệp, nền kinh tế, dân số cũng như tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam như thế nào và chúng tôi cũng đưa ra các đề xuất giải quyết vấn đề. 1. Nhận xét về Dự thảo Nghị định Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp12 Chúng tôi lưu ý rằng Dự thảo Nghị định chỉ áp dụng cho đầu tư nước ngoài. Việt Nam có một hệ thống pháp lý thống nhất cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài (Luật Đầu tư). Liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang tiến hành ARP mà trong đó sẽ tập trung vào việc tăng cường đầu tư khu vực tư nhân cho cả các công ty trong nước và nước ngoài. Dự thảo Nghị định cũng đề xuất một danh sách các phân ngành (tham khảo ở Phụ lục 1) và tham chiếu tới các địa điểm được ưu đãi. Tuy nhiên, lý do ưu đãi đối với những hoạt động và địa điểm này chưa thực sự rõ ràng. Thêm vào đó, các quyết định ở Nghị định còn mang tính chủ quan và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Thông lệ quốc tế được định nghĩa bởi sự minh bạch , khả năng dự đoán của tiêu chuẩn và quy tắc thực hiện. Các quyết định đầu tư dài hạn thường đặt ra yêu cầu về chính sách an ninh và các nhà đầu tư sẽ rất lo ngại nếu một số ưu đãi hiện hành có thể bị loại bỏ theo thời gian. Liên quan đến mức độ và loại ưu đãi tài chính, có nhiều minh chứng cho thấy ưu đãi thuế không phải là yếu tố ưu tiên hàng đầu khi nhà đầu tư lựa chọn địa điểm. Tương tự, các bằng chứng khác trên thế giới cho thấy đối với đối tượng Dự thảo hướng tới là các nhà đầu tư đang tìm kiếm nguồn tài nguyên hoặc thị trường, họ sẽ không yêu cầu nhiều ưu đãi khi họ cảm thấy được thuyết phục hơn bởi những cơ hội khai thác trong nước. Chúng tôi đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nên tiến hành khảo sát chính thức các nhà đầu tư để xác định mức độ hiệu quả của những ưu đãi hiện hành cũng như quyết định một cách khách quan ưu đãi mấu chốt để thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Dự thảo Nghị định đề cập tới công tác xúc tiến đầu tư mà theo chúng tôi còn khá mơ hồ và chưa thực sự có ý nghĩa (Chương IV). Dự thảo Nghị định yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phát triển chức năng xúc tiến đầu tư nước ngoài. Gần đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thành lập một Bộ phận phối hợp xúc tiến đầu tư ở khu vực tư nhân. Trong trường hợp này, điều không rõ ràng ở đây chính là lí do tại sao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có một bộ phận xúc tiến FDI riêng biệt và trên hết, mục tiêu cụ thể của bộ phận là gì và sẽ cung cấp dịch vụ/ hỗ trợ cụ thể như thế nào cho các nhà đầu tư? 2. Hiện đại hóa và phát triển bền vững ngành Nông nghiệp Việt Nam Nâng cấp các hộ sản xuất nhỏ Vấn đề cản trở Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu trong thị trường xuất khẩu nông nghiệp là sự thiếu bền vững, mà một phần bắt nguồn từ thực tế tại Việt Nam là phần lớn các cơ sở nông nghiệp đều có quy mô nhỏ13. Đây là nguyên nhân làm hạn chế sự việc sử dụng máy móc – phương pháp có thể cải thiện chất lượng và số lượng – vì một hộ làm nông nhỏ đơn lẻ không thể chi trả được chi phí đầu tư và diện tích đất nền quá nhỏ để sử dụng máy móc. Chính phủ đã nhận ra vấn đề này cần được giải quyết và đang tiến hành các biện pháp nhằm thu hút 12 Xin hãy xem các ý kiến thêm về những phần cụ thể của Dự thảo Nghị định ở Phụ lục 1 của báo cáo này. Xem ở, and 13 Trang 10/34 Nhóm Công tác Nông nghiệp Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 2015 đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát động nhiều chương trình kêu gọi tài trợ để mục đích hiện đại hóa và cơ giới hóa nông nghiệp trở nên dễ dàng hơn14. Chúng tôi nhận thấy rằng cơ giới hóa sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp ở các vùng nông thôn vì nguồn thu nhập của nhiều người dân đến từ các hoạt động nông nghiệp, do vậy chúng tôi ủng hộ ý tưởng xây dựng các nhà máy ở khu vực nông thôn để đảm bảo tỷ lệ việc làm bền vững ở những khu vực này. Chúng tôi tin rằng Chính phủ nên hỗ trợ khuyến khích người nông dân hợp tác. Doanh nghiệp cũng có thể đóng vai trò giới thiệu những biện pháp hỗ trợ để khuyến khích hợp tác sâu rộng hơn với người nông dân. Một hệ thống sản xuất nông nghiệp hiện đại hóa và cơ khí hóa sẽ dẫn đến việc chất lượng và số lượng các sản phẩm nông nghiệp được cải thiện.Điều này sẽ đưa các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ngang hàng với các sản phẩm từ các nước xuất khẩu khác. Chúng tôi mong rằng những nông dân có lợi từ thay đổi này sẽ cải thiện điều kiện sống của họ và nông nghiệp sẽ trở nên bền vững hơn. Đề xuất - Nâng cấp ngành nông nghiệp; - Khuyến khích hợp tác; - Tiếp tục tạo điều kiện cho việc tiếp cận nguồn tài trợ cho nông dân và tạo động lực để khuyến khích những nông dân đã sẵn sàng hiện đại hóa và cơ khí hóa; - Hỗ trợ những nông dân bỏ nghề để tìm công việc khác bằng cách khuyến khích xây dựng các nhà máy ở vùng nông thôn. Các hộ sản xuất nhỏ: chuyển giao kiến thức thông qua các hội nghị chuyên đề dành cho nông dân Kể từ năm 2014, việc quản lý phân bón vô cơ đã được thực hiện bởi Bộ Công Thương (MOIT) thay vì Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD).Thông tư 29/2014-TT-BCT vào ngày 30/9/2014 được ban hành bởi Bộ Công thương quy định về việc sản xuất và buôn bán phân bón vô cơ.Tuy nhiên trong giai đoạn chuyển giao, có một vài điểm không được thuận lợi lắm và những điểm này cần được cải thiện nhằm hỗ trợ sự phát triển của các ngành công nghiệp. Một giải pháp khác để cải thiện sự bền vững của nông nghiệp là việc các công ty cung cấp các giải pháp dinh dưỡng theo mùa vụ cho người nông dân. Một trong các hoạt động phổ biến nhất của các công ty trong lĩnh vực này là tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề với mục đích chuyển giao công nghệ cao và giúp người nông dân hiểu thêm về cách quản lý dinh dưỡng một cách thống nhất theo mùa vụ nhằm tăng sản lượng, chất lượng và thu nhập cho họ. Hội nghị khuyến nông thường được tổ chức theo cấp độ thôn xã. Tuy nhiên, trước khi tiến hành hội nghị, công ty cần được sự cho phép của Sở Công Thương (DOIT) cấp tỉnh. Chúng tôi tin rằng quy trình tiến hành có thể được đơn giản hóa và hài hòa hơn, vì việc xin cấp phép cho mỗi hội nghị khá phức tạp, chưa được quy định rõ ràng và khác nhau ở mỗi tỉnh thành. Cùng là một công ty nhưng công ty đó phải chuẩn bị những tài liệu khác nhau để nộp đến Sở Công Thương cấp tỉnh. Ở một số tỉnh, công ty cần phải xin phép từ 2 chính quyền địa phương khác nhau và phải nộp hồ sơ cho cấp huyện để có được sự cho phép của họ sau khi được Sở Công Thương cho phép. Quy định này không hợp lý và khác với quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khi các công ty chỉ cần xin phép từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (DARD) cấp tỉnh. Vấn đề đôi khi nằm ở việc các cán bộ của Sở Công nghiệp và Thương mại chưa hiểu rõ về thủ tục, do vậy chưa thể cung cấp câu trả lời rõ ràng cho các công ty, dễ gây nhầm lẫn. Vì vậy việc tổ chức 14 Xem Trang 11/34 Nhóm Công tác Nông nghiệp Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 2015 những buổi hướng dẫn khi một quy định mới được ban hành để nâng cao hiệu quả của quá trình thực hiện là vô cùng cần thiết. Một yêu cầu bất hợp lý khác đối với người nước ngoài, ngay cả khi sở hữu giấy phép cư trú, chỉ có thể tham gia hội nghị chuyên đề dành cho nông dân khi được cho phép. Nếu không được chấp thuận bởi chính quyền địa phương, người nước ngoài không thể tham gia cùng những nông dân khác. Yêu cầu này được đặt ra nhằm bảo vệ những người nông dân và chúng tôi hoàn toàn ủng hộ.Tuy nhiên, điều này cũng làm hạn chế việc chuyển giao kiến thức về công nghệ để phát triển nông nghiệp bền vững. Quá trình xin phép để tổ chức cho những người nước ngoài sẽ mất khá nhiều thời gian và rất phức tạp,trong khi việc thông báo và tổ chức một cuộc họp trong thời gian ngắn hoặc thường xuyên là việc quan trọng và là dịp để những chuyên gia nước ngoài có thể giới thiệu về công nghệ mới nhất tới cho người dân. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều nếu các công ty được hướng dẫn rõ ràng về thủ tục cấp phép và các thủ tục này được thống nhất trên toàn quốc.Trên thực tế, việc xin cấp phép chỉ yêu cầu đối với một cấp chứ không phải là hai cấp như một số tỉnh đang yêu cầu. Thêm vào đó, thời gian cấp phép cho người nước ngoài tham gia các buổi hội thảo nên được rút ngắn đối với: (i) những công ty đã có giấy phép phân phối, (ii) đối với những người nước ngoài đã có giấy phép lao động hợp lệ hoặc thẻ cư trú thì nên lược bỏ yêu cầu nhập cảnh. Theo quan điểm của chúng tôi, các buổi hội thảo này là một trong những cách tiếp cận tốt nhất để chuyển giao công nghệ tiên tiến cho nông dân, và nếu coi đây là một hoạt động phổ biến của ngành, chúng tôi muốn đề xuất những điều sau để giải quyết thực trạng hiện tại: - Đơn giản hóa và thống nhất các thủ tục xin cấp phép để tổ chức các buổi hội thảo dành cho nông dân; Đơn giản hóa việc cho phép nhập cảnh đối với những người nước ngoài là nhân viên của các công ty đã có giấy phép phân phối; Bãi bỏ yêu cầu về giấy phép nhập cảnh cho người nước ngoài đã có giấy phép lao động hợp lệ; và Tổ chức tập huấn cho các cán bộ Chính phủ và các ngànhliên quan nhằm tăng tính hiệu quả của việc áp dụng các quy định mới. - 2.1 Biến đổi khí hậu và sự thay đổi trọng tâm Ngành nông nghiệp cũng là một ngành dễ bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu và tình hình kinh tế cũng có ảnh hưởng đối với sản lượng đầu ra. Sự ảnh hưởng đối với ngành nông nghiệp đặc biệt đối với những người làm trong nghành này. Một nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) và Oxfam cho thấy tỉ lệ rủi ro đối với nông dân là 70 – 80% trong khi tỉ lệ lợi nhuận chỉ chiếm 20%.15Sự phụ thuộc vào tình hình thời tiết và giá cả dao động làm hạn chế khả năng tăng sản lượng xuất khẩu các sản phẩm như gạo, cà phê và trà.16 Vào thời điểm này, các sản phẩm Việt Nam đã có sự cạnh tranh về giá nhưng chưa có sự cạnh tranh về chất lượng, và vì vậy cần có khả năng cải thiện các sản phẩm này. Một khi trọng tâm không chỉ là việc sản xuất mà còn là thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng, chúng tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều cơ hội được mở ra. Chúng tôi tin rằng ngành nông nghiệp và kinh doanh thủy sản có thể phát triển và xuất khẩu nhiều mặt hàng khác nhau một cách bền vững. Mục tiêu này có thể đạt được bằng nhiều cách khác nhau. Một cách là chuyển từ xuất khẩu các hàng hóa sản xuất hàng loạt là hàng hóa thấp cấp như hạt điều, hạt tiêu và cà phê sang các sản 15 Xem Xem 16 Trang 12/34 Nhóm Công tác Nông nghiệp Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 2015 phẩm chất lượng cao. Điều này sẽ giúp Việt Nam có thể thâm nhập vào các thị trường khác và thu được nhiều lợi nhuận hơn.17Chúng tôi hài lòng với sáng kiến về cà phê và kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã dự thảo.18Cách thứ 2 đó là thay vì chỉ trồng và bán gạo, trấu sẽ được sử dụng trong lĩnh vực năng lượng.19Một cách khác nữa là đa dạng hóa các loại sản phẩm xuất khẩu. Trái cây và rau quả cũng là những sản phẩm xuất khẩu tiềm năng.Tuy nhiên, có một số vấn đề cần phải được giải quyết.20Việc Chính phủ hỗ trợ cho những sản phẩm này là cần thiết giống như việc hỗ trợ cho gạo, hải sản, cao su, trà và cà phê.Việc mở cửa thị trường để xuất khẩu hàng hóa Việt cũng là một điều rất quan trọng. Về vấn đề này, Việt Nam không nên chỉ tập trung vào các thị trường như Mỹ, Nhật hay Châu Âu, mà cũng nên tập trung vào các nước láng giềng. Hiện nay, Việt Nam nhập khẩu rất nhiều sản phẩm từ Thái Lan hay Trung Quốc, tuy nhiên lại không xuất khẩu nhiều sang những nước này và thậm chí là khá khó khăn, chưa kể đến là chuyện không thể. Việc tiếp cận đến những thị trường này và các nước khác đối với sản phẩm Việt là việc cần được đàm phán. Hơn nữa, việc đầu tư cho sản xuất, giai đoạn sau thu hoạch, quá trình chế biến và bảo quản là cần thiết, và điều quan trọng là nông dân và nhà sản xuất sẽ được hướng dẫn về an toàn và vệ sinh thực phẩm. Chúng tôi cũng tin rằng việc giới thiệu một cơ chế quản lý sáng tạo và cấp hậu cần cao là cần thiết.21 Nói ngắn gọn, một chiến lược để nâng cấp và hiện đại hóa chuỗi giá trị là cần thiết và chiến lược này sẽ giúp tăng tính hiệu quả, cạnh tranh, bền vững, chất lượng của sản phẩm và giúp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.22 Đề xuất - Chuyển từ xuất khẩu hàng hóa sản xuất hàng loạt và hàng hóa thấp cấp sang các hàng hóa cao cấp - Chuyển các sản phẩm cấp 2 thành các sản phẩm hấp dẫn cho xuất khẩu; - Đa dạng hóa sản phẩm và cung cấp các hỗ trợ tương tự như hỗ trợ cho cà phê, trà, hạt tiêu, hải sản và cao su; - Khuyến khích đầu tư cho sản xuất, giai đoạn sau thu hoạch, quá trình chế biến và bảo quản; và - Tiếp cận thị trường các nước láng giềng đối với các sản phẩm Việt. 2.2 Sân chơi bình đẳng Các phát hiện của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) trong báo cáo “Nông nghiệp thế giới: tiến tới 2015/2030’, chúng tôi cho rằng quan điểm của FAO là rất quan trọng và vẫn còn hiệu lực, cho dù nó có từ năm 2003.23FAO viết rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là công cụ chính mà thông qua đó các tập đoàn đa quốc gia (MNC) có thể mở rộng quy mô của họ trên toàn cầu. Bằng cách đó, MNCs có thể ảnh hưởng đến mức độ sản xuất và thành phần, công nghệ sản xuất, thị trường lao động và các tiêu chuẩn. MNC cũng có thể đóng góp một phần quan trọng như vốn, kĩ năng, công nghệ, sự tiếp cận với các kênh trong nước và kênh tiếp thị xuất khẩu, và tạo ra các mối liên kết với nền kinh tế nông thôn, ví dụ như thông qua hợp đồng canh tác. Vấn đề này đã được hỗ trợ thông qua các cuộc thảo luận trong phiên họp toàn thể của Nhóm Hỗ trợ Quốc tế của Ngân hàng Thế giới về những khó khăn và thử thách như vốn đầu tư cho nông nghiệp, sự phát triển bền vững của nông nghiệp, cải thiện khả năng 17 18 19 20 21 22 23 Xem Xem Xem Những hạn chế này đã được ghi rõ trong giấy tờ cho hội thảo FFTC-NACF quốc tế về Các mối đe dọa và cơ hội của Hiệp định Thương mại tự do ở khu vực Châu Á, tổ chức ở Hàn Quốc vào ngày 11 – 15 tháng 9 2013, Xem: Xem, and Ibid, trang273. Trang 13/34 Nhóm Công tác Nông nghiệp Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 2015 cạnh tranh và tạo thuận lợi cho sự tham gia của khu vực tư nhân đối với sự phát triển của nông nghiệp.24 Chúng tôi chia sẻ và hỗ trợ những phát hiện này vì chúng tôi nghĩ rằng chúng rất quan trọng để tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các công ty lớn, nhỏ, ở địa phương và công ty quốc tế không phân biệt quy mô hay quốc tịch, mà dựa trên lợi ích chung và chúng có thể đưa đến sự tiếp cận bình đẳng đến nguồn tài trợ trong hay ngoài Việt Nam, tiếp cận bình đẳng với nguồn nguyên liệu thô trong hay ngoài Việt Nam, đối xử công bằng trong việc xin cấp giấy phép kinh doanh tại Việt Nam, và đối xử công bằng trong các yêu cầu khác liên quan đến lĩnh vực này. Điều này cũng có thể thu hút FDI. Đề xuất Tạo một sân chơi bình đẳng trong mọi lĩnh vực bằng cách: - Cho phép tiếp cận bình đẳng với nguồn tài trợ trong và ngoài Việt Nam; - Cho phép tiếp cận bình đẳng với nguồn nguyên liệu thôn trong và ngoài Việt Nam; - Cho phép đối xử bình đẳng trong việc xin cấp giấy phép kinh doanh ở Việt Nam; và - Cho phép đối xử bình đẳng trong các yêu cầu cụ thể khác của nghành. 2.3 Tài chính: Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) Khi đã xây dựng chiến lược thì tiền là một yếu tố cần thiết để thực hiện chiến lược.Trong những năm gần đây, đầu tư trong nông nghiệp đã không còn phù hợp với những đóng góp của ngành nông nghiệp đối với GDP. Ví dụ như vào năm 2012, ngành nông nghiệp chiếm khoảng 19.7% GDP, trong khi đó Chính phủ chỉ đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp 5%.25 Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm được đưa ra trong báo cáo Quốc gia Việt Nam cho hội thảo FFTC-NACF, rằng việc đầu tư vào nông nghiệp là vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và phát triển bền vững của nông nghiệp ở Việt Nam.26Ngay cả khi lượng đầu tư của Chính phủ là không đủ, nông nghiệp vẫn có thể hiện đại hóa và phát triển thông qua FDI và Hợp tác công – tư (PPP). Điều đáng chú ý là Agribank, một ngân hàng ở Việt Nam đã khởi động chương trình tài trợ cho sự ra đời của sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam.27 Trong năm 2013, ngành chỉ nhận được 0.6% FDI đầu tư ở Việt Nam.28Để thu hút nhiều vốn FDI, chúng ta cần vượt qua một số thử thách. Ví dụ như việc xây dựng chính sách thương mại cũng như các thủ tục hành chính rõ ràng và minh bạch là cần thiết. Bên cạnh đó, điều quan trọng là nông dân và doanh nghiệp dù quy mô nhỏ hay lớn thì đều bình đẳng như nhau.Thêm vào đó, chúng ta cũng cần chú ý rằng việc thiếu hụt nguồn lao động có tay nghề cao trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp hóa, đã thu hút nguồn lao động trẻ nhất ở vùng nông thôn đến các khu công nghiệp. Cuối cùng, cần lưu ý rằng hệ thống thuế ở Việt Nam không cạnh tranh như các nước khác trong khu vực.29 Chúng tôi rất đồng tình với quan điểm của Chủ tịch nước rằng một số khu vực nên thử thu hút FDI và sử dụng kĩ thuật canh tác công nghệ cao để phát triển nghành30 và một số tỉnh như Đồng Tháp, Lâm Đồng và Sơn La đã đạt được mục tiêu đó.31 24 25 26 27 28 29 30 31 Xem Xem Xem giấy tờ cho hội thảo FFTC-NACF quốc tế về Các mối đe dọa và cơ hội của Hiệp định Thương mại tự do ở khu vực Châu Á, tổ chức ở Hàn Quốc vào ngày 11 – 15 tháng 9 2013, Xem Xem Xem Xem Xem , and Trang 14/34 Nhóm Công tác Nông nghiệp Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 2015 Đề xuất - Tiếp tục để giúp nông dân tiếp cận với nguồn tài trợ dễ dàng hơn và truyền động lực cho nông dân sẵn sàng cho công cuộc hiện đại hóa và cơ giới hóa; và - Hỗ trợ cho các nông dân bỏ nghề tìm một công việc khác bằng cách khuyến khích xây dựng các nhà máy ở khu vực nông thôn. 2.4 Tài chính: PPP PPP là một cách khác để thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.32 Các dự án PPP hiện có đã giúp tăng sản lượng đầu ra nông nghiệp gấp 2 - 3 lần, và thu nhập của nông dân đã tăng thành công 10 - 15%. Bằng cách này, 33 có thể tạo ra chuỗi sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn thế giới, giúp cho việc thâm nhập chuỗi siêu thị34 trở nên dễ dàng hơn và tăng tính bền vững của ngành. Sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra một vài ví dụ về các dự án PPP đã thành công hoặc đang được thực hiện, và đang được coi là phương pháp thực hành tốt nhất trong lĩnh vực đó. PPP hay các thực hành tốt nhất giúp tăng sản lượng đầu ra một cách bền vững, mang đến thu nhập cao hơn cho nông dân. Đồng thời cũng nâng cao chất lượng sản phẩm và cho phép sản phẩm Việt Nam được xuất khẩu dễ dàng hơn do sản phẩm đã có danh tiếng tốt trên thị trường. 2.4.1 PPP cho cà phê Như đã được đề cập ở trên, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới.Nông dân trồng cà phê ở Việt Nam chỉ là những hộ sản xuất nhỏ nhưng họ hiểu rõ hơn hết cách sử dụng phân bón. Việc sử dụng này có một tác động tiêu cực đến môi trường, và nó cũng không đồng nghĩa rằng sản lượng đầu ra sẽ tốt hơn.Nếu nông dân muốn cải thiện sản xuất, họ phải làm điều đó một cách bền vững, sử dụng lượng đất nông nghiệp có hạn một cách tối ưu nhất.Điều này giúp giảm áp lực đối với nạn phá rừng, phát thải khí nhà kính, mất nước và mất đa dạng sinh học.Vào năm 2010, một sáng kiến đã được thực hiện nhằm tăng sản lượng đầu ra cà phê bao gồm toàn bộ chuỗi giá trị cà phê. Dự án được hoàn thành dưới hình thức PPP và thành phần tham gia là từ các khu vực tư nhân, khu vực cộng đồng, một số hiệp hội, chính quyền, các công ty Việt Nam và các nông dân địa phương. Những người nông dân địa phương đóng vai trò là các đại sứ truyền bá việc thực hành tốt nhất cho những người nông dân khác.Kết quả của dự án này là sản lượng đầu ra tăng trong khi lượng khí thải carbon, lượng sử dụng nước và lượng phân bón giảm. Một kết quả khác của sáng kiến này là việc hình thành của Ban Điều phối ngành hàng Cà phê Việt Nam với mục tiêu nhằm củng cố vị thế của Việt Nam, là một nước xuất khẩu cà phê và đồng thời cũng giúp sản xuất cà phê một cách bền vững35 Vào năm 2009, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Cao Đức Phát đã làm theo Tầm nhìn mới về Nông nghiệp của Diễn đàn Kinh tế Thế giới nhằm giảm lượng khí thải carbon 20%, tăng 20% lợi nhuận cho nông dân và tăng năng suất sản xuất cả phê 20%.36 Sau 5 năm hợp tác giữa các đối tác khác nhau như Chính phủ, các công ty tư nhân (trong nước và ngoài nước), các tổ chức phi Chính phủ, nhiều mục tiêu về nông nghiệp cà phê bền vững đã được thực hiện. Điều được tập trung chú ý ở đây là việc giảm khí thải carbon và nâng cao quản lý nguồn nước. PPP Cà phê cho thấy 50% lượng giảm khí thải carbon và chỉ sử dụng 33.3% lượng nước với năng suất tương tự. Tuy nhiên, để tiếp tục và duy trì thành công này, chúng tôi 32 33 34 35 36 Xem, , and PPPs can for example help in the processing industry, storage, applying international certification, applying modern packaging technology and traceability systems, applying technology in market information and agricultural product marketing. Xem Xem PPPs có thể là ví dụ cho việc giúp đỡ trong nghành công nghiệp chế biến, lưu trữ, áp dụng chứng chỉ quốc tế, áp dụng công nghệ đóng giói hiện đại và hệ thống truy xuất, áp dụng công nghệ trong thông tin thị trường và tiếp thị sản phẩm nông nghiệp. Trang 15/34 Nhóm Công tác Nông nghiệp Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 2015 tin rằng Chính phủ nên đặt ra một hệ thống giám sát và áp dụng chính sách đúng đắn để đảm bảo nông dân có những thực hành tốt nhất. Chúng tôi lo ngại rằng nếu điều đó không xảy ra thì sẽ không có sân chơi bình đẳng cho các công ty tham gia. Việc thiếu các chính sách đúng đắn , cụ thể của Chính phủ sẽ khiến các công ty không muốn đầu tư vào hình thức PPP cho dù nó có đem lại những kết quả tích cực. 2.4.2 PPP cho Sữa Một dự án khởi động gần đây và do Chính phủ Hà Lan tài trợ kết hợp giữa các công ty, chính quyền Việt Nam, nông dân, và một trường đại học.37Nhu cầu sữa tươi ở Việt Nam đang không ngừng gia tăng, nhưng ngành sữa lại chưa phát triển và khoảng 75% các sản phẩm sữa là sản phẩm nhập khẩu. Điều này có nghĩa rằng ngành sữa phải phát triển để đáp ứng nhu cầu đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, các trang trại gia đình ở Việt Nam lại quá nhỏ, trung bình 1 trang trại chưa có đến 10 con bò, và họ thường thiếu kiến thức và kĩ năng. Dự án này giúp phát triển lĩnh vực một cách bền vững, đồng thời cũng tăng sản lượng sữa tươi, đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong vòng năm năm tới, 3 khu vực chăn nuôi bò sữa sẽ được thành lập, và mỗi khu vực sẽ bao gồm 50 trang trại với 50 con bò sữa mỗi trang trại. Đồng thời, hệ thống cơ sở hạ tầng phù hợp sẽ được xây dựng để đảm bảo sữa với chất lượng cao nhất. Đề xuất - Khuyến khích phát triển các thực hành tốt nhất hay PPP; và - Xây dựng hệ thống giám sát và đưa ra chính sách đúng đắn để đảm bảo nông dân có thể áp dụng các thực hành tốt nhất. 3. Sản phẩm đầu vào nông nghiệp chất lượng cao bao gồm thuốc trừ sâu và phân bón 3.1 Sử dụng sản phẩm đầu vào nông nghiệp chất lượng và phù hợp Một báo cáo gần đây chỉ ra rằng 50% số phân bón do chính quyền kiểm tra ngẫu nhiên không theo đúng tiêu chuẩn kĩ thuật, và thiệt hại cho nền kinh tế ước tính vào khoảng 800 triệu USD. Thêm vào đó, sản phẩm giả mạo đang tăng lên đáng kể, khiến những người trồng trọt bị lầm lẫn và dẫn tới việc sản xuất sản phẩm giả mạo cũng gia tăng. Đồng thời, nhận thức của cộng đồng, nhu cầu tìm hiểu về nguồn gốc và an toàn thực phẩm đang ngày càng nâng cao. Báo cáo mới nhất của Nhóm chuyên trách cà phê Việt Nam chỉ ra rằng Thực hành sản xuất Nông nghiệp tốt (GAP) kết hợp với nguyên liệu nhập khẩu đầu vào chất lượng tốt có thể giúp tăng năng suất và lợi nhuận 10% và giảm lượng khí thải carbon 50%. Việc thiếu các cơ sở hạ tầng kiểm tra chất lượng có thể gây cản trở cho việc áp dụng công nghệ tiên tiến phục vụ cho sản lượng đầu ra tốt hơn, cản trở cạnh tranh xuất khẩu. Việc thiếu chỉ đạo nhằm đảm bảo sử dụng sản phẩm đầu vào an toàn và phù hợp cùng với sản phẩm đầu vào chất lượng thấp phân phát cho nông dân dẫn đến các vấn đề môi trường và vấn đề về an toàn. Các hộ nông dân nhỏ không có đủ khả năng chi trả cho sản phẩm đầu vào chất lượng tốt và thân thiện với môi trường bởi so với các sản phẩm khác, hàng nhập khẩu phải chịu mức thuế 6%. Sản phẩm đầu vào chất lượng tốt/ thân thiện với môi trường có mức thuế nhập khẩu, làm tăng giá đối với nông dân và khuyến khích nông dân sử dụng nguyên liệu đầu vào chất lượng thấp hoặc/và sản phẩm giả. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ hạn chế năng suất cây trồng (hoặc thậm chí làm hư hại cây trồng), ảnh hưởng chất lượng sản xuất và an toàn thực phẩm. Một số nguyên liệu giả và kém chất lượng có thể gây axit hóa và ô nhiễm đất. Nguy cơ là việc sử dụng phân bón đang gia tăng trong khi Việt Nam vốn đã là nước sử dụng lượng phân bón mỗi hécta lớn nhất trên thế giới. Việc sử dụng các sản phẩm bảo vệ thực vật kém chất lượng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cây trồng, đất và sức khỏe con người. Theo quan điểm của chúng tôi, việc tạo các rào cản kỹ thuật để loại bỏ việc sử 37 Xem Trang 16/34 Nhóm Công tác Nông nghiệp Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 2015 dụng các loại thuốc trừ sâu có khả năng gây hại lớn cho con người và môi trường là quan trọng và cần thiết. Việc sử dụng và áp dụng các sản phẩm thuốc trừ sâu kém chất lượng và sai mục đích là trở ngại rất lớn đối với quy trình sản xuất thực phẩm. Việc này có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng thuốc trừ sâu và người tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp cũng như gây ảnh hưởng tới môi trường. Thêm vào đó, việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi các mặt hàng nông nghiệp có mức dư lượng tối đa vượt quá ngưỡng cho phép. Chúng tôi được biết việc sử dụng thuốc trừ sâu kém giả và kém chất lượng vẫn tiếp diễn hàng ngày trên khắp lãnh thổ Việt Nam bất chấp nỗ lực từ khối doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc đào tạo và phổ biến kiến thức cho người nông dân. Hành động này được cho là bị ảnh hưởng chủ yếu bởi thói quen truyền thống và đánh giá rủi ro dựa trên kinh nghiệm thay vì tuân theo hướng dẫn kỹ thuật một cách bài bản. Bằng việc đảm bảo sản xuất thực phẩm an toàn, Việt Nam có thể đẩy mạnh giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản, và theo đó dòng chảy ngoại tệ vào Việt Nam cũng sẽ tăng lên. Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ củng cố được vị trí và nâng cao uy tín của Việt Nam là một nguồn cung nông sản an toàn. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn thu của nông dân sẽ được cải thiện và nâng cao hơn. Đồng thời, việc tuân theo các chuẩn mực về quản lý có trách nhiệm và có đạo đức và việc sử dụng thuốc trừ sâu an toàn và chất lượng tốt là vô cùng quan trọng. Thuốc trừ sâu cần được dán nhãn theo các quy định được đặt ra. Chúng tôi cho rằng cần khuyến khích các quy định với các tiêu chuẩn cụ thể đối với các sản phẩm bảo vệ cây trồng mới sử dụng công nghệ cao. Các chương trình đào tạo cần được giới thiệu tới người nông dân để người nông dân ý thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc sử dụng thuốc trừ sâu đúng phương pháp và tuân theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Ngoài ra, các chương trình đào tạo về cân bằng dinh dưỡng, tuân theo nguyên tắc sử dụng sản phẩm để giảm thiểu việc lạm dụng sản phẩm đầu vào hay các chương trình đào tạo theo 4 tiêu chí (đúng sản phẩm, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng chỗ) cần được đẩy manh. Việc tăng cường các chương trình đào tạo cho người nông dân sẽ giúp làm giảm chi phí sản xuất mà vẫn tăng chất lượng và năng suất giống cây trồng và làm thuyên giảm ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón tới môi trường. Cuối cùng, chúng tôi tin rằng việc thiếu thốn cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm kiểm tra chất lượng và đầu tư của bên thứ ba hạn chế hiện thực hóa lợi ích từ việc sử dụng công nghệ tiên tiến. Đề xuất - Đảm bảo chương trình lãnh đạo bắt buộc ở tất cả các công ty liên quan tới việc đào tạo về cách sử dụng sản phẩm bảo vệ thực vật an toàn; - Xây dựng các rào cản kỹ thuật để loại bỏ việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu có khả năng gây hại lớn cho con người và môi trường là quan trọng và cần thiết. - Khuyến khích quản lý có trách nhiệm và đạo đức và việc sử dụng thuốc trừ sâu (chất lượng cao và an toàn) sau khi thực hành tốt trong việc bán sản phẩm; - Khuyến khích dán nhãn thuốc trừ sâu phù hợp tuân thủ theo hướng dẫn đã được cung cấp; - Xây dựng quy định với các tiêu chuẩn cụ thể nhằm khuyến khích việc giới thiệu các sản phẩm bảo vệ cây trồng thế hệ mới với công nghệ và kĩ thuật tiên tiến; - Xây dựng cơ sở hạ tầng quản lý hỗ trợ cho việc sử dụng sản phẩm bảo vệ thực vật an toàn; - Thực hiện các chương trình giáo dục có chất lượng cho nông dân để nhắc lại tầm quan trọng và lợi ích của việc sử dụng thuốc trừ sâu đúng cách, tuân thủ theo hướng dẫn trên nhãn dán. - Giới thiệu các chương trình giáo dục để tăng cường dinh dưỡng cân bằng, các quy định sử dụng sản phẩm phù hợp để giảm việc lạm dụng sản phẩm đầu vào; Trang 17/34 Nhóm Công tác Nông nghiệp - Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 2015 Xây dựng chương trình đào tạo để khuyến khích việc áp dụng dinh dưỡng cây trồng cân bằng với định nghĩa 4-R (đúng sản phẩm, đúng tỉ lệ, đúng lúc và đúng chỗ) cũng như để giải quyết vấn đề lạm dụng/ sử dụng không đúng cách sản phẩm đầu vào; từ đó giúp giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất/ chất lượng cây trồng và hạn chế ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón đối với môi trường; Cập nhật kiến thức cho đơn vị khuyến nông về dinh dưỡng cây trồng và bảo vệ thực vật, và tác động của các sản phẩm đầu vào nông nghiệp đối với môi trường để thực hiện chương trình đào tạo có hiệu quả; Khuyến khích truyền đạt kiến thức mới và kết quả nghiên cứu mới cho nông dân càng sớm càng tốt; Xây dựng chính sách khuyến khích các nhà đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng để cho phép kiểm tra và giám sát chất lượng của sản lượng nông nghiệp; - - 3.2 Quá trình cấp phép một lần để nhập khẩu phân bón Thông tư 35/2014/TT-BCT của Bộ Công thương ngày 15 tháng 12 năm 2014 quy định về giấy phép nhập khẩu tự động đối với phân bón. Một công ty phải áp dụng giấy cấp phép một lần cho mỗi lô phân bón nhập khẩu, cho dù công ty đó đã có giấy phép kinh doanh cho phép nhập khẩu và kinh doanh phân bón ở Việt Nam.Ngoài ra, thêm một yêu cầu khi phát hành giấy cấp phép một lần đó là phải có xác nhận từ một ngân hàng cụ thể vào thời điểm nhập khẩu.Theo quan điểm của chúng tôi, yêu cầu đầu tiên là không cần thiết và chỉ làm việc nhập khẩu trở nên phức tạp hơn mà không có giá trị gia tăng. Các yêu cầu bổ sung theo chúng tôi là không hợp lý và không thực tế do các công ty không chắc chắn họ sẽ chọn ngân hàng nào để thanh toán cho nhà cung cấp tại thời điểm nhập khẩu. Nó phụ thuộc vào sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và tỉ giá quy đổi khi đến hạn thanh toán cho nhà cung cấp. Chúng tôi hiểu rằng Chính phủ muốn kiểm soát cơ chế đã có. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng kiểm soát nên tập trung vào việc kiểm tra thị trường nội bộ liên quan đến những mẫu hàng giả, không nên thực hiện thông qua việc làm chậm quá trình nhập khẩu sản phẩm đầu vào chất lượng cao, đặc biệt là đối với những công ty đã có giấy phép sản xuất và phân phối trong nước, không chỉ là giấy phép kinh doanh. Các thủ tục này không những là gánh nặng mà quá trình này còn khá tốn kém cho các công ty38, do yêu cầu về giấy tờ cần thiết và thời gian.Đổi lại, điều này sẽ chỉ làm tăng giá của sản phẩm.Các chi phí này không mang lại thêm giá trị mà chỉ hạn chế nông dân tiếp cận với các sản phẩm này vì giá tăng cũng như là tác động tiêu cực tới sức khỏe và môi trường. Đề xuất - Loại bỏ yêu cầu “giấy phép một lần” đối với các công ty đã có giấy phép kinh doanh bao gồm quyền nhập khẩu; - Hủy bỏ yêu cầu cần thư xác nhận từ ngân hàng khi xin giấy phép nhập khẩu phân bón vào Việt Nam; - Tập trung vào việc kiểm tra thị trường nội bộ, địa phương để kiểm soát thị trường đầu vào ở Việt Nam; và - Phân biệt giữa các công ty có giấy phép sản xuất và phân phối trong nước và những công ty chỉ có giấy phép phân phối. 3.3 Thuế Việt Nam đã là một trong những nước sử dụng nhiều phân bón nhất trên thế giới.Việc sử dụng không đúng cách hoặc sử dụng sản phẩm giả sẽ làm hạn chế năng suất cây trồng và thậm chí có 38 Các công ty phải trả tiền bồi thường cho các hãng tàu do việc gây tốn thời gian. Trang 18/34 Nhóm Công tác Nông nghiệp Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 2015 thể làm hư hại cây trồng. Nó cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất và an toàn thực phẩm; và cuối cùng nó có thể gây ra axit hóa và ô nhiễm đất, làm cho việc sử dụng trong tương lai càng khó khăn hơn. Việc sử dụng các sản phẩm bảo vệ cây trồng chất lượng thấp ngày càng tăng gây ảnh hưởng xấu đối với cây trồng, đất và sức khỏe con người. Tuy nhiên, các sản phẩm có chất lượng tốt và thân thiện với môi trường có thuế nhập khẩu là 6% so với các sản phẩm đầu vào chất lượng thấp hay ngay cả sản phẩm giả.Thuế cao dẫn tới việc tăng giá cả và khuyến khích nông dân sử dụng sản phẩm đầu vào chất lượng thấp hay thậm chí sản phẩm giả. Thêm vào đó, mã HS cũng gặp một số vấn đề, như là việc sản phẩm dùng cho hóa chất gen được dùng để làm phân bón tại chỗ gần đây giống tương tự như sản phẩm cho phân bón. Đề xuất - Phân biệt giữa hóa chất gen và phân bón, áp dụng mã HS phù hợp cho phân bón để tránh nhầm lẫn về thuế; - Thúc đẩy một sân chơi bình đẳng bằng cách loại bỏ thuế nhập khẩu đối với hợp chất phân bón chất lượng NPK (phân bón được sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiệu suất tốt, an toàn với sức khỏe con người, với ít hoặc không có tác động tới môi trường) để khuyến khích nhập khẩu/ sản xuất và sử dụng các sản phẩm này; và 3.4 Kiểm soát chất lượng Việc ban hành Nghị định 202/2013/NĐ-CP và các Thông tư có liên quan của Bộ Công thương trong vấn đề quản lý phân bón đã đem đến một làn gió mới cho thị trường phân bón. Mục tiêu của luật và quy định mới này là tái cấu trúc thị trường phân bón ở Việt Nam và dần dần xoá bỏ các sản phẩm hàng giả, hàng kém chất lượng ra khỏi thị trường. Chúng tôi hoan nghênh điều này nhưng việc thi hành cần được cải thiện vì đôi khi các công ty có các sản phẩm chất lượng tốt cuối cùng lại gặp khó khăn.Để minh hoạ cho điều này, chúng tôi xin đưa ra một ví dụ sau đây. Các công ty nhập khẩu phân bón chất lượng cao ví dụ như từ châu Âu gặp vấn đề khi Đội ngũ Quản lý thị trường kiểm tra sản phẩm tại các cửa hàng bán lẻ39và kết luận rằng sản phẩm không đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Nếu công ty nào có phàn nàn, thanh tra viên có thể sẽ đưa ra một phân tích khác với kết quả thậm chí còn tệ hơn. Trường hợp này rất phức tạp để giải quyết vì tất cả các tài liệu nhập khẩu chính thức, như CoA, nơi sản xuất sản phẩm và Hải quan tại cảng nhập khẩu vào Việt Nam phân tích cho thấy rằng các sản phẩm đều đạt các chỉ tiêu kỹ thuật. Chúng tôi tin rằng các kết quả sai có thể là hậu quả của việc lấy mẫu trong quá trình kiểm tra. Các mẫu được lấy từ một túi sản phẩm duy nhất, trong khi quy định TCVN 5815 về quá trình lấy mẫu yêu cầu lấy mẫu ít nhất trong 5 túi. Các mẫu không được lấy bằng các dụng cụ thích hợp như xiên và được đựng trong túi nylon bán trên thị trường thay vì túi nhựa polyethylene được quy định trong TCVN 5815/2001.Không có mẫu tham khảo để lại tại các cửa hàng bán lẻ như đề xuất trong TCVN.Sự khác biệt lớn trong việc phân tích của hai phòng thí nghiệm cũng làm dấy lên những nghi ngờ liên quan đến các phương pháp phân tích được sử dụng. Theo như chúng tôi hiểu, lấy mẫu và phân tích các loại phân bón là mối lo ngại lớn nhất của các nhà sản xuất và kinh doanh phân bón tại Việt Nam. Theo quan điểm của chúng tôi, những hướng dẫn dưới đây sẽ có ích cho việc giải quyết và cải thiện vấn đề được nêu ra.Các nhà nhập khẩu không thể chịu trách nhiệm cho việc kiểm tra ở cấp các cửa hàng bán lẻ, đặc biệt nếu họ không có người đại diện có mặt vào cùng ngày hôm đó.Một công ty đại diện có liên quan nên có mặt vào thời điểm lấy mẫu để chắc chắn rằng quá trình lấy mẫu được thực hiện đúng quy trình. Nếu công ty đại diện hay người bán hàng nhận thấy quá trình lấy mẫu không theo đúng quy 39 Các công ty phân phối sản phẩm của mình thông qua các nhà phân phối địa phương, những người đó bán cho các cửa hàng bán lẻ để rồi các cửa hàng bán cho nông dân. Trang 19/34 Nhóm Công tác Nông nghiệp Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 2015 định, người đó có thể từ chối ký vào biên bản kiểm tra. Để đảm bảo rằng mẫu vật được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích là chính xác và nguyên vẹn, sau khi lấy mẫu và niêm phong, mẫu vật đó nên được gửi ngay lập tức đến phòng thí nghiệm qua đường bưu điện thay vì mang đến văn phòng của Đội ngũ Quản lý thị trường để gửi đi sau đó như hiện nay đang thực hiện. Sau khi phân tích mẫu thứ 2, trong trường hợp công ty (nhà sản xuất hay nhà nhập khẩu) vẫn không đồng ý với kết quả, họ có thể đề nghị một phòng thí nghiệm tư có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn (quốc tế) thực hiện việc phân tích và chi phí phân tích sẽ do công ty chi trả. Một lựa chọn khác là lấy 4 mẫu vật mỗi lần kiểm tra thay vì 3 theo như quy định trong TCVN 5815. Một mẫu được giữ lại tại nơi bán hàng và hai mẫu được mang tới văn phòng của Đội ngũ quản lý.Công ty (nhà sản xuất hay nhà phân phối sản phẩm) sẽ lấy một mẫu và gửi tới một phòng thí nghiệm có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn (quốc tế) để phân tích.Cùng lúc đó Đội ngũ Quản lý thị trường cũng gửi một trong hai mẫu vật của họ tới một phòng thí nghiệm tiêu chuẩn khác để phân tích.Việc so sánh giữa kết quả của hai phòng thí nghiệm sẽ khiến cho kết quả chính xác hơn.Cách này sẽ đảm bảo rằng các phương pháp phân tích được sử dụng là không khác nhau. Những thay đổi này sẽ làm cho việc lấy mẫu và phân tích trở nên đáng tin và minh bạch hơn, cũng như mối lo ngại của các công ty hay những nhà kinh doanh phân bón nói chung sẽ được giải quyết. Đề xuất - Khuyến khích sử dụng phương pháp lấy mẫu chuẩn để tránh các kết quả không đáng tin cậy và không chính xác; và - Đưa vào các hướng dẫn giúp đỡ doanh nghiệp thực hiện theo phương pháp lấy mẫu chuẩn. 3.5 IPR – Quyền SHTT Việc thực thi Quyền SHTT yếu kém gián tiếp gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp nói riêng và xã hội nói chung. Vấn đề này cũng hạn chế khả năng của các ngành công nghiệp trong việc thúc đẩy đổi mới trên thị trường.Các sản phẩm bảo vệ cây trồng giả mạo và trái phép đang gia tăng; thuốc trừ sâu giả ít khi được kiểm tra và có thể chứa các tạp chất độc hại lạ gây hại cho sức khoẻ của nông dân và người tiêu dùng. Hơn nữa, các sản phẩm giả có thể gây nguy hại nghiêm trọng cho cây trồng hay có thể dẫn đến việc các công ty thực phẩm từ chối sản phẩm do dư lượng không mong muốn. Tất cả những yếu tố này có thể mang đến nguy cơ cho thu nhập của người nông dân. Về việc này, chúng tôi rất vui mừng với sự ra đời của Nghị định số 08/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính đối với sản xuất và kinh doanh hàng giả. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, cần đặt ra hình phạt cao hơn để răn đe những kẻ coi thường pháp luật. Đề xuất - Tăng cường các biện pháp bảo vệ Quyền SHTT thông qua việc thực hiện nghiêm ngặt các hoạt động pháp lý chống hàng giả và thực thi tại các chợ; đồng thời thu giữ các mặt hàng trái phép trên thị trường; - Nâng cao nhận thức thông qua kênh truyền thông đại chúng của Chính phủ nhằm giải thích về những rủi ro đối với người nông dân, dân số và nền kinh tế nếu nông dân sử dụng các sản phẩm đầu vào giả (giá rẻ); - Đặt ra các quy định có hiệu lực mà không làm tổn hại đến sự an toàn và hiệu quả; - Đặt ra các quy định nghiêm ngặt hơn và kiểm soát thị trường về phân bón giả kém chất lượng; - Gắn các yêu cầu về Quyền SHTT trong một khuôn khổ đăng ký để đảm bảo bảo vệ Quyền SHTT bắt đầu từ khi đăng ký; Trang 20/34
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng