Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tóm tắt luận văn thạc sĩ luật học quy chế pháp lý của hội nghị chủ nợ...

Tài liệu Tóm tắt luận văn thạc sĩ luật học quy chế pháp lý của hội nghị chủ nợ

.PDF
15
372
70

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VĂN XUÂN QUỲNH TRANG QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA HỘI NGHỊ CHỦ NỢ Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VĂN XUÂN QUỲNH TRANG QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA HỘI NGHỊ CHỦ NỢ Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGÔ HUY CƢƠNG HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người cam đoan Văn Xuân Quỳnh Trang MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA HỘI NGHỊ CHỦ NỢ TRONG THỦ TỤC PHÁ SẢNError! Bookmark not defined. 1.1. Bản chất của thủ tục phá sản và vai trò của chủ nợ trong thủ tục phá sảnError! Book 1.1.1. Bản chất của thủ tục phá sản ................. Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Vai trò của chủ nợ trong thủ tục phá sản ............. Error! Bookmark not defined. 1.2. Địa vị pháp lý của Hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sảnError! Bookmark not defi 1.2.1. Khái niệm Hội nghị chủ nợ ................... Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Cơ sở pháp lý của việc thiết lập Hội nghị chủ nợ Error! Bookmark not defined. 1.2.3. Bản chất pháp lý của Hội nghị chủ nợ .. Error! Bookmark not defined. 1.2.4. Chức năng chủ yếu của Hội nghị chủ nợ ............. Error! Bookmark not defined. 1.3. Hội nghị chủ nợ theo thủ tục phá sản của một số quốc gia trên thế giới và những kinh nghiệm cho Việt Nam ... Error! Bookmark not defined. Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA HỘI NGHỊ CHỦ NỢ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ................... Error! Bookmark not defined. 1.2. Chủ thể tham gia Hội nghị chủ nợ ............ Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Chủ thể có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ........ Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Chủ thể có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ ... Error! Bookmark not defined. 2.2. Thủ tục triệu tập và tiến hành Hội nghị chủ nợError! Bookmark not defined. 2.2.1. Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ .. Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất ................. Error! Bookmark not defined. 2.2.3. Hội nghị chủ nợ tiếp theo ...................... Error! Bookmark not defined. 2.2.4. Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh Error! Bookmark not defined. 2.3. Thẩm quyền của Hội nghị chủ nợ ............. Error! Bookmark not defined. Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ HỘI NGHỊ CHỦ NỢ TRONG PHÁP LUẬT PHÁ SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY.................................. Error! Bookmark not defined. 3.1. Một số nhận xét về chế định Hội nghị chủ nợ trong pháp luật phá sản Việt Nam .................................................................. Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Ưu điểm ................................................. Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Hạn chế .................................................. Error! Bookmark not defined. 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chế định Hội nghị c hủ nợ trong pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay ...................................................... 58 3.2.1.Các giải pháp pháp lý ............................ Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Các giải pháp bổ trợ khác....................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Doanh nghiệp là một thực thể của nền kinh tế thị trường. Cũng như những chủ thể khác, doanh nghiệp cũng có quá trình hình thành, tồn tại và chấm dứt hoạt động. Chính sự cạnh tranh khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường đã dẫn đến quy luật đào thải, buộc những doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả có thể rút ra khỏi nền kinh tế bằng cách chấm dứt hoạt động của nó và phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Ở Việt Nam, từ khi phát triền kinh tế thị trường cho đến nay, đã có hàng trăm nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động kinh doanh. Nhưng bên cạnh đó thì số lượng doanh nghiệp chấm dứt hoạt động vì nhiều lý do khác nhau cũng không phải là nhỏ. Một khi doanh nghiệp không thể tồn tại thì bất kỳ quốc gia nào cũng đều có những quy định về quy trình, thủ tục chấm dứt hoạt động của chúng một cách chặt chẽ để vừa bảo vệ quyền lợi của chủ nợ, người lao động, cũng như bảo đảm trật tự xã hội, trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước. Pháp luật phá sản của Việt Nam đã ra đời nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của chủ nợ, của doanh nghiệp mắc nợ và những người có liên quan, xác định trách nhiệm của người mắc nợ, thúc đẩy hoạt động kinh doanh có hiệu quả và bảo đảm trật tự, kỷ cương xã hội. Phá sản hiện nay là vấn đề có tính thời sự bởi cuộc đại suy thoái kinh tế trên toàn cầu, lạm phát triền miên và khủng hoảng nợ công có tác động rất xấu tới hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động của doanh nghiệp nói riêng. Rất nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh nợ nần chồng chất và không có khả năng trả nợ đến hạn mà trong khi đó việc tìm lối ra khỏi tình trạng đó là vô cùng khó khăn. Đồng hành với tình trạng này là trốn nợ, tẩu tán tài sản... Bối cảnh như vậy có thể kéo theo sự đổ bể hàng loạt doanh nghiệp bởi sự 1 đan xen nợ nần trong làm ăn kinh tế. Trong khi đó pháp luật về phá sản nói chung của nước ta đang còn gặp nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đời sống, chưa thật sự là hành lang pháp lý an toàn, khả thi. Mặt khác, thực tiễn thi hành pháp luật cũng còn rất nhiều vấn đề phải bàn. Ở Việt Nam, Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 là văn bản luật đầu tiên quy định về giải quyết phá sản. Tuy nhiên sau gần chục năm thi hành văn bản này bị đánh giá thấp về hiệu quả điều chỉnh và ít tính khả thi. Luật Phá sản 2004 được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004 và có hiệu lực từ ngày 15/10/2004 nhằm giải quyết những vấn đề tồn tai của Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993. Với rất nhiều nội dung mới được bổ sung, sửa đổi Luật Phá sản 2004 đã được nhà làm luật đặt nhiều kỳ vọng trong việc áp dụng vào thực tiễn, giảm tải những vướng mắc trong quá trình thực thi. Song, không giống như những kỳ vọng ban đầu, Luật Phá sản năm 2004 đã gặp nhiều vướng mắc, khó khăn khi áp dụng vào thực tiễn. Một thập kỉ trải qua, vào ngày 19/06/2014, Luật Phá sản 2014 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2015. Luật Phá sản 2014 ra đời được đánh giá như là một cố gắng mới của các nhà lập pháp nước ta trong việc nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với hiện tượng kinh tế khách quan có vai trò không nhỏ này trong đời sống kinh tế. Trong thủ tục phá sản, các chủ nợ đều bình đẳng với nhau về quyền lợi. Tuy nhiên không phải chủ nợ nào cũng có quyền lợi giống nhau. Do vậy, pháp luật phá sản của Việt Nam cũng như của các nước trên thế giới đã đề cập tới khái niệm Hội nghị chủ nợ như một thiết chế duy nhất đại diện cho tất cả các chủ nợ, thay mặt các chủ nợ tham gia vào quá trình xử lý doanh nghiệp phá sản. Hội nghị chủ nợ được quy định trong Luật Phá sản 2004 với đầy đủ tư cách và địa vị pháp lý, có thẩm quyền để thay mặt các chủ nợ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Việc tổ chức Hội nghị chủ nợ đóng vai trò qua 2 trọng trong việc giải quyết một cách bình đẳng và công bằng lợi ích của các chủ nợ trong quan hệ với doanh nghiệp bị yêu cầu phá sản và giữa các chủ nợ với nhau. Tuy nhiên, chế định này vẫn chưa được đề cập một cách đầy đủ trong pháp luật và chưa được các nhà luật học nghiên cứu chuyên sâu. Do vậy, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Quy chế pháp lý của Hội nghị chủ nợ” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Ở Việt Nam, phá sản doanh nghiệp vẫn là một vấn đề còn khá mới mẻ. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, luận văn, luận án… đề cập tới hiện tượng phá sản trong pháp luật Việt Nam và đặt trong mối quan hệ so sánh với pháp luật phá sản của một số nước trên thế giới. Phải kể tới công trình nghiên cứu về Luật Phá sản của Tòa án nhân dân tối cao được đăng trên đặc san chuyên đề của Tòa án nhân dân năm 2005. Công trình này nghiên cứu các vấn đề liên quan đến toàn bộ nội dung cơ bản của Luật Phá sản, các nội dung được quy định trong luật nội dung và trình tự thủ tục giải quyết; vai trò của các chủ thể tham gia phá sản như Tổ quản lý, thanh lý tài sản, Tòa án, Hội nghị chủ nợ. Tuy nhiên, vấn đề có tính chất chuyên sâu thì mới nghiên cứu ở mức độ hạn chế. Ngoài ra, cần nhắc tới Luận án tiến sỹ luật học của tác giả Trương Hồng Hải với đề tài “Luật Phá sản Việt Nam dưới góc độ luật so sánh và phương hướng hoàn thiện” đã bảo vệ năm 2004 tại trường Đại học Luật Hà Nội. Luận án đã tập trung nghiên cứu các nội dung trong Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 và so sánh với pháp luật phá sản của một số quốc gia khác trên thế giới (Cộng hòa liên bang Nga, Đức, Trung Quốc, Hoa Kỳ…) trong các vấn đề như xác định tình trạng phá sản, các chủ thể tham gia trong thủ tục tố tụng phá sản, vai trò của các thiết chế như Tòa án, Hội nghị chủ nợ. Từ đó 3 rút ra những điểm tương đồng hay khác biệt giữa pháp luật Việt Nam và các nước trên thế giới, đồng thời cũng lý giải những yếu tố tạo nên sự khác biệt đó. Luận án cũng đã đề cập tới sự hình thành và hoạt động của Hội nghị chủ nợ, chỉ ra những ưu điểm trong mô hình này tại một số nước và đưa ra kinh nghiệm cho Việt Nam nhưng mới dừng lại ở mức độ bao quát, chưa phân tích sâu. Bên cạnh đó là Luận án tiến sỹ luật học với đề tài “Kế thừa những ưu điểm của Luật Phá sản năm 2004 và tăng cường tính khả thi trong thực tiễn thi hành” của tác giả Lê Ngọc Thắng đã bảo vệ năm 2014 tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận án đã kế thừa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về phá sản và phá sản doanh nghiệp theo pháp luật phá sản của Việt Nam, đồng thời có so sánh với pháp luật một số nước khác từ đó rút ra bài học cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật phá sản. Ngoài ra, luận án cũng phân tích và khẳng định một số quy định được cho là tiến bộ, hợp lý cũng như những quy định hạn chế, bất cập của Luật Phá sản năm 2004, có thể kế thừa và phát triển khi hoàn thiện. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này chủ yếu tập trung phân tích một cách khái quát những nguyên lý cơ bản của khoa học luật so sánh và sự vận dụng chúng với ý nghĩa là một phương pháp luận quan trọng trong hoạt động so sánh pháp luật nói chung và pháp luật phá sản nói riêng; về khái niệm phá sản và bản chất của phá sản; xác định tình trạng phá sản của doanh nghiệp; trình tự thủ tục giải quyết; quản lý và xử lý tài sản của doanh nghiệp; nghiên cứu đánh giá Luật Phá sản nói chung và pháp luật phá sản nói riêng; nghiên cứu Luật Phá sản một số nước và rút ra những điểm tương đồng và khác biệt với pháp luật phá sản Việt Nam; đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật hiện hành và đưa ra những phương án đề xuất nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của pháp luật phá sản trong thực tiễn. Chế định về Hội nghị chủ nợ 4 tuy đã được đề cập đến trong những nghiên cứu trước đây, tuy nhiên chưa được nghiên cứu ở mức độ chuyên sâu. Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu cụ thể về chế định này, là một trong những nội dung rất quan trọng trong quá trình giải quyết một vụ việc phá sản được ghi nhận trong Luật Phá sản và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là phân tích và luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn các quy chế pháp lý về Hội nghị chủ nợ, thực trạng pháp luật, nêu lên xu hướng điều chỉnh của chế định pháp luật về Hội nghị chủ nợ, đưa ra những đánh giá và chỉ ra những đề xuất, kiến nghị về những phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về chế định Hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản doanh nghiệp, tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ một cách tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của chủ nợ, người lao động và những chủ thể khác có liên quan đến quá trình giải quyết các vụ việc phá sản ở nước ta. Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: - Giải quyết một số vấn đề lý luận cơ bản của chế định Hội nghị chủ nợ, trong đó đi sâu phân tích về bản chất của thủ tục phá sản với tính tập thể của các chủ nợ và vai trò của chủ nợ trong thủ tục phá sản; khái niệm và các học thuyết về Hội nghị chủ nợ; phân tích cơ sở pháp lý và bản chất pháp lý đặc trưng của Hội nghị chủ nợ; đồng thời cũng nêu lên những chức năng chủ yếu của Hội nghị chủ nợ trong quá trình tiến hành tố tụng phá sản. - Bên cạnh đó, nhằm có được những kinh nghiệm tốt cho việc hoàn thiện pháp luật về Hội nghị chủ nợ ở Việt Nam, luận văn đã có những nghiên cứu bước đầu về kinh nghiệm trong việc thiết lập và hoạt động của Hội nghị chủ nợ ở một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Đức, Trung Quốc. - Phân tích những quy định của Luật Phá sản hiện hành và các ngành 5 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Trí Hòa (1994), Hỏi đáp về Luật Phá sản Doanh nghiệp, NXB Tư pháp, TP Hồ Chí Minh. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW (2004), Thực trạng phá sản doanh nghiệp và giải pháp hoàn thiện pháp luật về phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội. 3. Bộ Tư pháp (2002), Đánh giá thực trạng, thực hiện nghiên cứu, phân tích để khuyến nghị hoàn thiện Luật Phá sản doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan, Báo cáo phúc trình đề tài, Hà Nội. 4. Bộ Tư pháp – Tòa án Nhân dân tối cao – Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao (2004), Kỷ yếu các tọa đàm tổ chức tại Việt Nam trong khuôn khổ Dự án JICA 2000 – 2003, Hà Nội. 5. Nguyễn Kim Chi (2005), Xử lý tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo Luật Phá sản 2004, Luận văn Thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Nghị định số 189/CP hướng dẫn thi hành Luật Phá sản doanh nghiệp, Hà Nội. 7. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Nghị định số 92/CP về giải quyết quyền lợi của người lao động ở doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, Hà Nội. 8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định số 94/CP về giải quyết quyền lợi của người lao động ở doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản, Hà Nội. 6 9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 67/2006/NĐ-CP hướng dẫn việc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản, Hà Nội. 10. Ngô Huy Cương (2014), “So sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số nước về phá sản và định hướng sủa đổi Luật Phá sản năm 2004 (tiếp theo kỳ trước và hết)”, Tạp chí Tòa án Nhân dân, (4), tr.33 - 36. 11. Ngô Huy Cương (2014), “So sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số nước về phá sản và định hướng sủa đổi Luật Phá sản năm 2004 (kỳ I)”, Tạp chí Tòa án Nhân dân, (3), tr.35 - 38, 48. 12. Đào Thanh Hải, Trần Văn Sơn (2002), Tìm hiểu Luật Phá sản doanh nghiệp và hướng dẫn thi hành mới, NXB Lao động, Hà Nội. 13. Trương Hồng Hải (2004), Luật Phá sản doanh nghiệp Việt Nam dưới góc độ luật so sánh và phương hướng hoàn thiện, Luận án Tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 14. Ngô Quỳnh Hoa (2005), Trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp, NXB Tư pháp, Hà Nội. 15. Trần Khắc Hoàng (2002), “Một số vấn đề về thực tiễn phá sản doanh nghiệp”, Tạp chí Tòa án Nhân dân, (6). 16. Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao (2005), Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Phá sản, Hà Nội. 17. Nguyễn Tấn Hơn (1995), Phá sản doanh nghiệp – Một số vấn đề thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 18. Dương Đăng Huệ (2005), Pháp luật phá sản của Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội. 7 19. Bùi Nguyên Khánh (1994), Pháp luật phá sản doanh nghiệp trong luật kinh tế Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2002), Giáo trình Luật Kinh tế Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 21. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật Kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 22. Phạm Duy Nghĩa (2003), “Đi tìm triết lý của Luật Phá sản”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (11), tr.34. 23. Nguyễn Thái Phúc (2004), “Luật Phá sản năm 2004 - Những tiến bộ và hạn chế”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (3). 24. Đồng Thái Quang (2005), Thủ tục giải quyết phá sản theo Luật Phá sản, Luận văn Thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 25. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 26. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 27. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Bộ luật Tố tụng Dân sự, Hà Nội. 28. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Bộ luật Lao động, Hà Nội. 29. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật Phá sản, Hà Nội. 30. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1993), Luật Phá sản doanh nghiệp, Hà Nội. 8 31. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Phá sản, Hà Nội. 32. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân, Hà Nội. 33. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội. 34. Dương Quốc Thành (2004), “Căn cứ để xác định thời điểm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (1). 35. Nguyễn Văn Thảo (2005), Đại cương Luật Kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội. 36. Hoàng Công Thi (1993), Phá sản và xử lý phá sản ở các nước và Việt Nam, Viện Khoa học Tài chính. 37. Nguyễn Đình Thơ (2002), Những vấn đề pháp lý về giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản qua thực tiễn giải quyết của Tòa án nước ta, Luận văn Thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 38. Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Khoa học xét xử (2010), Chuyên đề khoa học xét xử - T2: Tìm hiểu pháp luật phá sản, NXB Tư pháp, Hà Nội. 39. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật Kinh tế, NXB Tư pháp, Hà Nội. 40. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Thương mại, NXB Tư pháp, Hà Nội. 41. Hà Minh Tú (2003), Nguyên nhân của việc áp dụng hạn chế pháp luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 9 42. Trần Anh Tú, Nguyễn Văn Giang (2012), “Điều hòa lợi ích giữa chủ nợ và con nợ thông qua thủ tục phá sản”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (3), tr. 50 - 57. 43. Vũ Thị Hồng Vân (2008), Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo quy định của pháp luật phá sản Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 44. Cao Đăng Vinh (2004), “Mối quan hệ giữa thủ tục phá sản và thủ tục giải quyết các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (7), tr.32 - 35. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan