Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tóm tắt luận văn thạc sĩ - Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan hà...

Tài liệu Tóm tắt luận văn thạc sĩ - Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan hành chính của tỉnh Bạc Liêu

.DOC
26
357
67

Mô tả:

1. Lý do nghiên cứu Tính cấp thiết của đề tài: Trong những năm qua Tỉnh Bạc Liêu cũng đã tập trung chỉ đạo và triển khai nhiều dự án về công nghệ thông tin; bên cạnh những mặt đã đạt được cần phải có những giải pháp mang tính khả thi cao để việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả, thiết thực hơn. Ý nghĩa lý thuyết của nghiên cứu: làm rõ vai trò của công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính ở tỉnh Bạc Liêu. Ý nghĩa thực tế của nghiên cứu: xây dựng luận cứ cho việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính ở tỉnh Bạc Liêu.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LÊ HUY THUẦN GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH BẠC LIÊU Chuyên ngành: Quản lý khoa học và công nghệ Mã số: 60 34 04 12 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN LÝ Hà Nội, tháng 01 năm 2014 Công trình được hoàn thành tại: Tỉnh Bạc Liêu Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Mai Hà Phản biện 1: PGS. TS. Trần Văn Hải Phản biện 2: TS. Trịnh Ngọc Thạch Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận thạc sĩ họp tại: Hội trường số 01, Trường Đại học Bạc Liêu vào lúc 13 giờ 30 ngày 11 tháng 01 năm 2014 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Tính cấp thiết của đề tài: Trong những năm qua Tỉnh Bạc Liêu cũng đã tập trung chỉ đạo và triển khai nhiều dự án về công nghệ thông tin; bên cạnh những mặt đã đạt được cần phải có những giải pháp mang tính khả thi cao để việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả, thiết thực hơn. Ý nghĩa lý thuyết của nghiên cứu: làm rõ vai trò của công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính ở tỉnh Bạc Liêu. Ý nghĩa thực tế của nghiên cứu: xây dựng luận cứ cho việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính ở tỉnh Bạc Liêu. 2. Tóm tắt lịch sử nghiên cứu Trong tỉnh Bạc Liêu: Đề tài xây dựng cổng thông tin điện tử, đề án cổng điện tử một cửa; đề tài sàn giao dịch điện tử. Trong nước: Đề tài Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của chính quyền tỉnh An Giang; Đề án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tỉnh Quảng Bình đến năm 2005 và định hướng đến năm 2010; Đề án 112 Tin học hóa Quản lý hành chính Nhà nước; Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước tỉnh Lào Cai giai đoạn 2001-2005. Các đề tài nêu trên đều có các điểm nghiên cứu chung: Xây dựng các giải pháp về: con người, chính sách, phương tiện, công cụ; Chú trọng đầu tư, triển khai: hệ thống kết cấu hạ tầng mạng CNTT, các thiết bị phần cứng, các phần mềm phục vụ, đào tạo nguồn nhân lực, các tổ chức chuyên trách về CNTT; Chỉ quan tâm cách tạo ra thông tin; chưa làm rõ thông tin được sử dụng như thế nào là hiệu quả, thông tin nào là cần thiết, ai cần thông tin, mối liên hệ giữa các đối tượng với thông tin và thông tin sẽ luân chuyển ra sao giữa các đối tượng nghiên cứu; Chưa nghiên cứu hệ thống thông tin liên thông giữa các cơ quan hành chính và giữa cơ quan hành chính với người dân. 3. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong các cơ quan hành chính của tỉnh Bạc Liêu. Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính ở tỉnh Bạc Liêu; Nhận dạng và đánh giá hiện trạng vai trò của công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính ở tỉnh Bạc Liêu; Xây dựng giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính của tỉnh Bạc Liêu. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các cơ quan hành chính ở tỉnh Bạc Liêu. Nội dung nghiên cứu tập trung vào việc xây dựng giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính của tỉnh Bạc Liêu theo hướng cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2011 – 2020. 5. Mẫu khảo sát Khảo sát các cơ quan hành chính của tỉnh Bạc Liêu. 3 6. Câu hỏi nghiên cứu Giải pháp nào đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ mục tiêu cải cách thủ tục hành chính trong các cơ quan hành chính của tỉnh Bạc Liêu? 7. Giả thuyết nghiên cứu Bên cạnh các giải pháp tổng thể cần chú trọng nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống thông tin liên thông giữa các cơ quan hành chính và giữa cơ quan hành chính với người dân theo hướng nâng cao hiệu quả của cải cách thủ tục hành chính trong các cơ quan hành chính của tỉnh Bạc Liêu. Luận điểm cụ thể của hệ thống thông tin liên thông: Hệ thống thông tin liên thông giữa các cơ quan hành chính hiệu quả sẽ giúp nâng cao hiệu quả của cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cải cách thủ tục hành chính thiết thực hơn. 8. Phương pháp chứng minh giả thuyết Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu; Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu; 9. Nội dung nghiên cứu 10.Kết cấu của luận văn Luận văn gồm có 3 chương: mở đầu, khảo sát hiện trạng và đề xuất các giải pháp. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN THÔNG GIỮA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH VÀ GIỮA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH VỚI NGƯỜI DÂN TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở TỈNH BẠC LIÊU 1.1. Các khái niệm Hệ thống thông tin: Là một tập hợp gồm con người, các thiết bị phần cứng, phần mềm, thông tin và các hệ mạng truyền thông được xây dựng và sử dụng để thực hiện các hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối thông tin trong tập hợp ràng buộc là môi trường. Trong đó: Hệ mạng truyền thông là hệ thống cho phép kết nối các thiết bị truyền thông với nhau tạo nên môi trường mạng dùng trong việc trao đổi thông tin. Ví dụ như mạng máy tính nội bộ, mạng internet, mạng di động,… Hệ thống thông tin liên thông: Hệ thống thông tin liên thông ở đây được hiểu là các hệ thống thông tin có khả năng liên kết được với nhau thông qua môi trường mạng giữa các tổ chức khác nhau. Ví dụ: hệ thống trao đổi văn bản, hệ thống thông báo, hệ thống báo cáo,… giữa các tổ chức với nhau. Thủ tục hành chính: là một loạt các quy định về trình tự thời gian, về không gian về cách thức giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước trong mối liên hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân. Cải cách thủ tục hành chính: Cải cách thủ tục hành chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cần thiết trong tiến trình đổi mới, phát triển và hội nhập của nước ta hiện nay. 5 Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống thông tin liên thông trong một tỉnh Hiện nay ở tỉnh Bạc Liêu, một số cơ quan hành chính đã bắt đầu thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo chuẩn TCVN ISO 9001:2008 (Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 là một phương pháp quản lý chất lượng mới, khi được áp dụng vào một tổ chức sẽ giúp lãnh đạo của tổ chức đó kiểm soát được hoạt động trong nội bộ tổ chức đó và thúc đẩy hoạt động đạt hiệu quả ở mức cao nhất. Tại Việt Nam, tiêu chuẩn này được chuyển đổi sang tiếng Việt và được ban hành dưới dạng một tiêu chuẩn Việt Nam, với tên gọi TCVN ISO 9001:2008). 1.2. Lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh Bạc Liêu trong thời gian tới Trong nội bộ cơ quan Nhà nước: Tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động cơ quan Nhà nước; Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin phục vụ trong các cơ quan Nhà nước; Xây dựng và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin; Triển khai hệ thống hội nghị trực tuyến kết nối trong tỉnh. Phục vụ người dân và doanh nghiệp: 100% các cơ quan Nhà nước, từ cấp huyện, Sở, Ban ngành, Đoàn thể cấp tỉnh tham gia cổng thông tin điện tử; nâng cấp cổng thông tin điện tử cung cấp tất cả các dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và mức độ 3; xây dựng hệ thống một cửa điện tử cho tất cả các huyện. 1.3. Khả năng đáp ứng sau khi đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính ở tỉnh Bạc Liêu - Trao đổi thông tin giữa các cơ quan hành chính được thực hiện một cách nhanh chóng, liên tục; nâng cao trách nhiệm, vai trò của các cơ quan hành chính trong công tác quản lý và phục vụ nhân dân; giảm thời gian, sự nhũng nhiễu, hạn chế tham nhũng trong quá trình thực thi công vụ của công viên chức. - Tạo ra kênh thông tin đối thoại trực tiếp giữa người dân với các cơ quan thực thi công vụ; giúp việc tiếp nhận và giải đáp ý kiến của người dân một cách nhanh chóng. - Tổng hợp thông tin ở cơ sở (các cơ quan hành chính) được thực hiện nhanh chóng, giúp cho việc phổ biến thông tin đến người dân hiệu quả và thiết thực hơn; Hạn chế thông tin gây nhiễu, thông tin sai lệch, thông tin phá hoại. - Hỗ trợ tra cứu, tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng; là kho dữ liệu khổng lồ về các vấn đề có liên quan đến cơ quan hành chính (công viên chức, thủ tục hành chính,...). 1.4. Các rào cản có thể xảy ra khi xây dựng hệ thống thông tin liên thông giữa các cơ quan hành chính và giữa cơ quan hành chính với người dân theo hướng cải cách thủ tục hành chính trong các cơ quan hành chính ở tỉnh Bạc Liêu Về thông tin: đối với các hoạt động hành chính yêu cầu thông tin phải nhanh chóng, chính xác và an toàn; do đó có thể có các rào cản đối với thông tin như sau: - Virus có khả năng đánh cắp thông tin, làm lộ thông tin, làm sai lệch thông tin, phá hoại dữ liệu, phá hoại hệ thống,… - Tồn tại rác thông tin gây nhũng nhiễu thông tin, làm nghẽn thông tin, gây tác hại trong việc tiếp nhận thông tin,... 7 Về con người: - Tâm lý công chức, viên chức rất ngại sử dụng mạng máy tính do sợ lộ thông tin, bị đánh cắp thông tin, thay đổi thông tin. - Kiến thức về công nghệ thông tin của các công viên chức ở các đơn vị hành chính như UBND xã, phường, thị trấn,… - Các công viên chức không có khả năng tiếp cận công nghệ thông tin hoặc thường xuyên nhũng nhiễu, tham nhũng sẽ cố tình né tránh hoặc gây khó khăn cho việc triển khai. Về kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin: - Cần phải có bộ phận chuyên trách về công nghệ thông tin tập trung phục vụ cho việc triển khai hệ thống thông tin liên thông trong toàn tỉnh. - Cần phải đầu tư các hệ thống máy chủ phục vụ lưu trữ. - Cần phải đầu tư các phần mềm phục vụ việc liên thông. Về tổ chức: - Cần phải tổ chức bộ phận phân loại và chuyến tiếp thông tin đến cơ quan liên quan có khả năng giải đáp hoặc xử lý. - Cần phải tổ chức bộ phận kiểm duyệt và cung cấp thông tin (đến các cơ quan hành chính hoặc đến người dân). Ngoài ra, hệ thống thông tin liên thông còn chịu tác động không mong muốn từ môi trường bên ngoài như: chính sách của Trung ương, của tỉnh; sự quan tâm sử dụng của người dân; nguồn tài chính đảm bảo hoạt động. 1.5. Kết luận CHƯƠNG 2: NHẬN DẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở TỈNH BẠC LIÊU 2.1. Tổng quan về việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong các cơ quan hành chính ở tỉnh Bạc Liêu Các văn bản liên quan: ứng dụng công nghệ thông tin chỉ mới dừng ở mức nội bộ cơ quan, (thông qua các phần mềm ứng dụng nội bộ, hộp thư điện tử); việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình thủ tục hành chính không được thường xuyên, thời gian thực hiện vẫn còn chậm, chi phí thực hiện còn cao,... Các giải pháp hiện đang thực thi - Việc tra cứu thủ tục hành chính được thực hiện thông qua trang web http://csdl.thutuchanhchinh.vn hoặc được niêm yết công khai tại các bộ phận giao tiếp của từng cơ quan. - Một số dịch vụ công đã được triển khai trên cổng thông tin điện tử, tuy nhiên vẫn còn sơ sài. - Việc tách rời dịch vụ công với tra cứu thủ tục hành chính như hiện nay sẽ gây khó khăn người dân. Do đó nên có sự liên kết thống nhất như sau: Hình 2.3. Ví dụ mô hình liên kết thủ tục hành chính và dịch vụ công 9 - Tỉnh Bạc Liêu hiện đã triển khai hệ thống một cửa điện tử liên thông; nhưng nếu hồ sơ liên quan đến nhiều cơ quan thì người dân vẫn phải mang hồ sơ đến từng cơ quan để giải quyết. - Tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong cải cách thủ tục hành chính; nhưng thực hiện thủ công chưa đưa vào ứng dụng công nghệ thông tin. 2.2. Tổng quan về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay a) Về nhân sự công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính ở tỉnh Bạc Liêu: Số lượng công viên chức biết sử dụng công nghệ thông tin trong công việc chiếm 70%, trong đó có 134 công viên chức chuyên trách về công nghệ thông tin. b) Về cổng thông tin điện tử: Còn thiếu nhiều dịch vụ hỗ trợ doanh nhiệp và người dân; nhiều thông tin tra cứu mất nhiều thời gian. Hình 2.5. Đề xuất mô hình tiếp nhận và xử lý thông tin Hình 0.1. Đề xuất thay đổi giao diện cổng thông tin điện tử c) Về sàn giao dịch thương mại điện tử: Sàn giao dịch thương mại điện tử ở tỉnh Bạc Liêu triển khai từ năm 2011 đến 20/06/2013 có 77 sản phẩm của 43 cơ sở. d) Về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: Hầu hết các cơ quan hành chính đều có mạng nội bộ, có kết nối Internet; có 2.935 máy tính trên tổng số 3.615 công viên chức, chiếm 81%; có hệ thống các máy chủ chứa các cơ sở dữ liệu về thư điện tử, cổng thông tin điện tử; trao đổi thông tin giữa các cơ quan hành chính hiện nay trong tỉnh Bạc Liêu thực hiện thông qua hệ thống thư điện tử. Chưa có hệ thống mạng liên thông giữa các cơ quan. 11 Hình 2.6. Đề xuất mô hình hệ thống thông tin liên thông e) Về các phần mềm đang triển khai: Ngoài cổng thông tin điện tử, hộp thư điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử; mỗi cơ quan hành chính đều có thể có các phần mềm phục vụ trong nội bộ cơ quan như: một cửa điện tử, quản lý hồ sơ công việc, quản lý văn bản, quản lý nhân sự,... ð Tỉnh Bạc Liêu cần phải có 3 nhóm phần mềm: Phần mềm kết nối với nhân dân: cung cấp và hỗ trợ tra cứu thông tin liên quan về cơ quan hành chính, thủ tục hành chính; tiếp nhận và phản hồi các yêu cầu, thắc mắc, kiến nghị, tố cáo của nhân dân đối với các hoạt động của các cơ quan hành chính; hỗ trợ tra cứu, tìm kiếm thông tin. Phần mềm kết nối Trung ương: tích hợp cơ sở dữ liệu của tỉnh vào cơ sở dữ liệu quốc gia, cung cấp các số liệu, báo cáo, mục tiêu, nhiệm vụ, tình hình hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng, của tỉnh đến Trung ương; Phần mềm kết nối các cơ quan hành chính: đây là hệ thống các phần mềm kết nối liên thông các cơ quan hành chính thông qua hệ thống mạng liên thông. 2.3. So sánh mức độ ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay của Việt Nam với các nước và của tỉnh Bạc Liêu với các tỉnh thành khác a) So sánh mức độ ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay của Việt Nam với các nước trên thế giới: Tính đến ngày 01/08/2013, e-Government của Việt Nam xếp thứ 117/182 quốc gia trên thế giới, sau Thái Lan, Philippin, Campuchia, Indonesia, Lào Hình 2.11. e-Government (01/08/2013) b) So sánh mức độ ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay của tỉnh Bạc Liêu với các tỉnh/thành phố khác ở Việt Nam: Trước 07/01/2013, việc đánh giá dựa trên các tiêu chí: “Đánh giá mức độ cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Website/Portal”: [4; 1]; Bạc Liêu đứng thứ hạng tương thấp so với một số tỉnh thành trong cả nước 13 2.4. Lập phiếu khảo sát, đánh giá thực tế về xây dựng hệ thống thông tin liên thông ở một số cơ quan hành chính trong tỉnh Bạc Liêu a) Phương pháp khảo sát và chọn mẫu khảo sát Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. b) Kết quả điều tra c) Đánh giá kết quả điều tra Tỉnh Bạc Liêu chưa có hệ thống thông tin liên thông; việc ứng dụng CNTT trong các CQHC chỉ mang tính chất cục bộ (cơ quan tự đề xuất đầu tư phần mềm, phần cứng); chưa có sự thống nhất quản lý, đầu tư ứng dụng CNTT nên có nhiều phần mềm trùng lắp, dư thừa máy chủ và phần cứng không cần thiết, thiếu nhân lực CNTT chuyên trách phục vụ quản lý, vận hành hệ thống thông tin; chưa có sự liên thông giữa các CQHC và giữa CQHC với doanh nghiệp, người dân. 2.5. Kết luận CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở TỈNH BẠC LIÊU 3.1. Tổng quan về các giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu Để cải cách thủ tục hành chính một các hiệu quả, cần phải thực hiện đồng thời nhiều giải pháp; tuy nhiên giải pháp xây dựng hệ thống thông tin liên thông giữa các cơ quan hành chính và giữa cơ quan hành chính với người dân là cần thiết và quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Giải pháp xây dựng hệ thống thông tin liên thông giữa các cơ quan hành chính và giữa cơ quan hành chính với người dân, nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách thủ thục hành chính trong các cơ quan hành chính ở tỉnh Bạc Liêu Hình 3.1. Mô hình xây dựng hệ thống thông tin liên thông 3.2.1. Giải pháp về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin - Thống kê, quy hạch, phân phối lại thiết bị, tận dụng các phần mềm sao cho việc sử dụng hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất; 15 - Triển khai hệ thống mạng kết nối tất cả các cơ quan hành chính trong toàn tỉnh. Mạng nội tỉnh có thể tận dụng mạng chuyên dùng kết hợp với mạng riêng ảo (VPN). - Thành lập đơn vị tích hợp và ứng cứu dữ liệu; - Thành lập đơn vị phần mềm. Chú trọng triển khai 3 nhóm phần mềm liên thông theo chuẩn TCVN ISO 9001:2008. * Các mô hình ứng dụng hệ thống thông tin liên thông Mô hình trực tiếp: doanh nghiệp/người dân trực tiếp đến các cơ quan hành chính yêu cầu giải quyết công việc. Mô hình gián tiếp: doanh nghiệp/người dân thông qua cổng thông tin điện tử thực hiện các dịch vụ. Đối với dạng này cần phải có một bộ phận làm nhiệm vụ “tiếp nhận – chuyển tiếp – tổng hợp – giải đáp”. Bộ phận này chính là cửa ngõ giao tiếp với doanh nghiệp/người dân thông qua cổng thông tin điện tử; đồng thời bộ phận này cũng là nơi tập hợp các thông tin từ cơ sở, tổng hợp – trình duyệt và đưa thông tin lên cổng thông tin điện tử phục vụ doanh nghiệp/người dân. Hình 3.4. Giải pháp về mô hình kết nối giữa người dân với cơ quan hành chính  Mô hình trực tiếp: Mô hình một cửa liên thông: Hình 3.5. Giải pháp về mô hình một cửa liên thông Hình 3.6. Quy trình một cửa liên thông 17 Mô hình tiếp nhận yêu cầu (khiếu nại, tố cáo,...): Hình 3.7. Giải pháp về mô hình tiếp nhận yêu cầu Hình 3.8. Quy trình tiếp nhận yêu cầu a) Mô hình gián tiếp: Dịch vụ công trực tuyến: Hình 3.9. Giải pháp về mô hình dịch vụ công trực tuyến Mô hình đối thoại trực tuyến (dân hỏi – cơ quan trả lời) và đáp ứng yêu cầu (khiếu nại, tố cáo, góp ý, hiến kế,...) của doanh nghiệp/người dân: Hình 3.10. Giải pháp mô hình đối thoại trực tuyến, đáp ứng yêu cầu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan