Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tóm tắt luận án tiến sĩ nghiên cứu sử dụng một số vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi...

Tài liệu Tóm tắt luận án tiến sĩ nghiên cứu sử dụng một số vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè an toàn

.PDF
27
108
124

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN HÀ THỊ THANH ĐOÀN NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MỘT SỐ VẬT LIỆU HỮU CƠ VÀ CHẾ PHẨM VI SINH TRONG SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 62 62 01 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN, 2014 Công trình được hoàn thành tại: TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng 2. TS. Nguyễn Văn Toàn Phản biện 1: ………………………………………. Phản biện 2: ………………………………………. Phản biện 3: ………………………………………. Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc hội đồng chấm Luận án cấp đại học họp tại: Trƣờng Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên Vào hồi ……. giờ, ngày …….. tháng …… năm 2014 Có thể tìm luận án tại: TRUNG TÂM HỌC LIỆU - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Hà Thị Thanh Đoàn, Nguyễn Văn Toàn (2013), "Ảnh hưởng của sử dụng phân hữu cơ sinh học đến năng suất và chất lượng chè tại Phú Thọ", Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 1/2013, tr. 46 - 50. 2. Hà Thị Thanh Đoàn, Nguyễn Văn Toàn, Lê Thị Thanh Thủy, Nguyễn Hữu Hồng, Trần Thị Tuyết Thu (2013), "Tuyển chọn và đánh giá khả năng sử dụng vi sinh vật xử lý cành lá chè", Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 23/2013, tr. 20 - 26. 3. Hà Thị Thanh Đoàn, Nguyễn Hữu Hồng, Nguyễn Văn Toàn (2013), "Ảnh hưởng của một số vật liệu che phủ hữu cơ đến năng suất chất lượng chè tại Phú Hộ, Phú Thọ", Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, tập 111/số 11, tr. 87 - 91. 4. Trần Thị Tuyết Thu, Nguyễn Xuân Cự, Nguyễn Văn Toàn, Hà Thị Thanh Đoàn (2013), "Ảnh hưởng của che tủ cành lá chè đốn có bổ sung chế phẩm vi sinh đến một số tính chất đất trồng chè ở Phú Hộ, Phú Thọ", Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tập 29, số 3S(2013), tr. 182 - 188. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phần lớn canh tác chè ở Việt Nam trong thời gian qua, do lạm dụng phân hóa học trong gian dài đã làm cây chè bị suy thoái rất nhanh, giảm khả năng sinh trưởng và phát triển, làm tăng nguy cơ có dư lượng nitrat cao trong sản phẩm và chất lượng chè ngày càng giảm sút. Đồng thời dẫn đến đất đai vùng chè suy kiệt về dinh dưỡng tăng độ bạc màu và làm xấu đi thành phần lý tính của đất. Ngoài ra đất trồng chè (thường là đất dốc) có độ xói mòn cao, hàm lượng dinh dưỡng nghèo đặc biệt là hàm lượng mùn và độ ẩm thấp. Do vậy phải bổ sung chất hữu cơ cho đồi chè bằng phân chuồng. Tuy nhiên, biện pháp này còn gặp nhiều hạn chế, hàng năm xảy ra hiện tượng xói mòn hàng trăm triệu tấn đất với hàm lượng mùn, dinh dưỡng khá cao. Sự thoái hoá đất là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng, đặc biệt là vùng đồi núi. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất hay tăng cường sức sản xuất bền vững trên những loại đất dốc, trước tiên phải chú trọng đến những kỹ thuật sử dụng đất hiệu quả và bền vững, thâm canh nhưng vẫn bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu của đất dốc. Chế phẩm vi sinh có tác dụng cung cấp các chủng vi sinh vật tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp tạo nguồn phân hữu cơ tại chỗ cung cấp cho cây chè. Đây là một hướng đi mới được nhiều nhà khoa học quan tâm. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sử dụng một số vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè an toàn”. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học nghiên cứu về việc sử dụng các vật liệu tủ hữu cơ và chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất chè an toàn 2 - Kết quả phân lập một số chủng vi sinh vật mới cung cấp dẫn liệu cho việc vật liệu tủ sẽ phát huy tác dụng cao, kịp thời khi chúng ta đưa vào vật liệu tủ khó phân giải vi sinh vật phù hợp. - Đây là tài liệu tham khảo có giá trị cho cán bộ khoa học kỹ thuật, cho người sản xuất kinh doanh chè, cho giáo viên, sinh viên, học viên cao học trong học tập, nghiên cứu về cây chè. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn - Xác định được vật liệu tủ hữu cơ có tác dụng làm tăng năng suất, chất lượng chè và độ phì đất trồng chè. Đặc biệt là cành lá chè đốn hàng năm là nguồn vật liệu hữu cơ tại chỗ cung cấp cho đất trồng chè. - Xác định được một số chủng xạ khuẩn có khả năng phân giải xelluloza, chế phẩm vi sinh và phân HCSH sử dụng trên chè làm tăng năng suất, chất lượng và tăng độ phì đất trồng chè. - Góp phần phát triển các vùng trồng chè an toàn theo hướng VIETGAP một cách bền vững, giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả của sản xuất chè. 3. Những đóng góp mới của luận án - Xác định được việc sử dụng cành lá chè đốn hàng năm là nguồn hữu cơ tại chỗ rất quan trọng đối với cây chè, với lượng tủ 30 tấn/ha/năm. Đặc biệt cành lá chè đốn phát huy hiệu quả cao khi bổ sung VSV có khả năng phân giải xelluloza. - Chọn được 7 chủng vi sinh vật có khả năng phân giải xenluloza mạnh (kích thước vòng phân giải ≥ 30 mm) là: XK3, XK4, XK5, XK8, XK10, XK11, VK15 và qua nghiên cứu đã khẳng định việc sử dụng các chủng vi sinh vật tuyển chọn có khả năng làm tăng năng suất và độ phì của đất trồng chè. - Sử dụng chế phẩm vi sinh và phân hữu cơ sinh học ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chè LDP1 cũng như cải thiện độ phì nhiêu của đất trồng chè. Trong đó sử dụng chế phẩm vi sinh vật phân giải nhanh xelloloza được chọn tạo từ các chủng vi sinh vật năng suất sau 3 năm tăng 10,4%. 3 4. Bố cục của luận án Luận án hoàn chỉnh gồm 117 trang. Trong đó: Mở đầu 4 trang; Chương 1: Tổng quan tài liệu 39 trang; Chương 2: Nội dung, vật liệu và phương pháp nghiên cứu 12 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 60 trang; Kết luận và đề nghị 2 trang. Luận án có 46 bảng, 8 hình. Tham khảo 132 tài liệu (trong đó có 80 tài liệu tiếng Việt, 52 tài liệu nước ngoài) Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Che tủ thực vật có tác dụng giảm xói mòn, tăng độ xốp, độ ẩm của đất, giảm cỏ dại, tăng hiệu quả phân bón, tăng hàm lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng trong đất, giảm độc tố gây hại cho cây trồng. Cây trồng hút chất dinh dưỡng từ đất để sinh trưởng và phát triển. Một trong những yếu tố quan trọng có khả năng duy trì và cải thiện độ phì nhiêu của đất là nâng cao hàm lượng mùn trong đất thông qua việc bổ sung các chất hữu cơ cho đất (Robert M, 1992). Tàn dư thực vật sau thu hoạch nếu được vùi trả lại đất trở thành nguồn dinh dưỡng đạm và chất hữu cơ quan trọng cho các cây trồng vụ sau (Nguyễn Kim Vũ, 1995). Phân vi sinh vật là sản phẩm chứa các vi sinh vật sống, đã được tuyển chọn có mật độ phù hợp với tiêu chuẩn ban hành, thông qua các hoạt động sống của chúng tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng được hay các chất sinh học, góp phần nâng cao năng suất (hoặc) chất lượng nông sản. Phân VSV phải đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến người, động, thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản. Sử dụng vi sinh vật kết hợp với che tủ hữu cơ có tác dụng tốt cho tính chất đất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng chè LDP1 4 Chƣơng 2 NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che tủ hữu cơ đến năng suất, chất lượng và một số tính chất đất trồng chè - Tuyển chọn các chủng vi sinh vật phân giải xelluloza và đánh giá khả năng phân giải của chúng trên cành lá chè đốn. - Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm vi sinh đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng chè và một số tính chất đất - Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ sinh học đến năng suất, chất lượng và một số tính chất đất trồng chè - Xây dựng mô hình ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất chè an toàn ở Phú Thọ 2.2. Đối tƣợng, vật liệu nghiên cứu * Vật liệu nghiên cứu: Giống chè LDP1, thời kỳ kinh doanh * Đối tượng nghiên cứu - Vật liệu tủ gồm: Rơm rạ, guột, cỏ dại tổng hợp, cành lá chè sau đốn. - Chế phẩm vi sinh gồm: Chế phẩm phân giải xelluloza, chế phẩm EM, chế phẩm EMUNIV, chế phẩm Compost Maker - Phân hữu cơ sinh học gồm: Phân lân hữu cơ sinh học Quế Lâm, phân hữu cơ sinh học chuyên dùng cho chè, phân hữu cơ sinh học Cầu Diễn, phân hữu cơ sinh học Sông Gianh 2.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 - 2012 Địa điểm nghiên cứu: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, xã Phú Hộ, Thị xã Phú Thọ. 5 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp lấy mẫu đất theo TCVN 7538-6:2010. - Các chỉ tiêu theo dõi sinh trưởng, năng suất theo phương pháp nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chè, Viện KHKT Nông Lâm Nghiệp miền núi phía Bắc. - Xác định hoạt tính phân giải xelluloza của các chủng vi sinh vật theo TCVN 6168 – 2002. - Xác định mật độ xạ khuẩn trong khối ủ, trong đất theo TCVN 6268:2002. - Điều tra sâu bệnh hại theo QCVN 01-38: 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. - Đánh giá cảm quan chất lượng chè xanh theo TCVN 3218-1993. Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Ảnh hƣởng của một số vật liệu che tủ hữu cơ đến năng suất, chất lƣợng, tính chất đất trồng chè 3.1.1. Ảnh hưởng của một số vật liệu che tủ hữu cơ đến tính chất đất trồng chè Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của vật liệu che tủ hữu cơ đến tính chất lý học của đất sau thí nghiệm Công thức ĐC Rơm, rạ Guột Cỏ dại TH Cành lá chè CV% LSD05 Độ ẩm (%) Sau 1 Sau 3 năm năm 25,00 24,18 27,10 29,61 29,33 31,11 29,42 30,17 29,07 31,04 Dung trọng (g/cm3) Sau 1 Sau 3 năm năm 1,33 1,35 1,23 1,17 1,25 1,12 1,24 1,15 1,23 1,13 3,5 4,3 0,02 0,02 Tỷ trọng (g/cm3) Sau 1 Sau 3 năm năm 2,64 2,63 2,57 2,56 2,55 2,64 2,53 2,55 2,55 2,64 Độ xốp (%) Sau 1 Sau 3 năm năm 49,59 48,86 52,08 54,49 50,98 57,40 51,12 55,03 51,86 57,12 3,9 5,1 3,73 5,23 6 Sử dụng các loại vật liệu che phủ, qua thời gian các vật liệu bổ xung vào đất một lượng đáng kể chất hữu cơ do thân, lá hoai mục từ đó làm thay đổi dung trọng đồng nghĩa là làm thay đổi độ xốp của đất trồng chè theo hướng có lợi. Kết quả cho thấy, ở các công thức che tủ lượng chất hữu cơ được bổ xung vào đất cao hơn so với đối chứng không che tủ. Các công thức sử dụng vật liệu che tủ độ xốp đất biến động từ 55,03 – 57,40 %. Trong đó công thức đối chứng không sử dụng vật liệu che tủ xếp loại độ xốp đất trung bình (Trần Văn Chính, 2006). 3.1.2. Ảnh hưởng của một số vật liệu che tủ hữu cơ đến năng suất Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của vật liệu che tủ đến năng suất chè qua các năm Công thức Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năng suất TB lứa hái (tạ/ha) Tổng SL năm (tạ/ha/) Năng suất TB lứa hái (tạ/ha) Tổng SL năm (tạ/ha) Năng suất TB lứa hái (tạ/ha) Tổng SL năm (tạ/năm) CT1(Đ/C) CT2 9,39 10,52 103,333 115,704 10,06 11,89 110,667 130,815 10,33 12,47 113,630 137,185 CT3 CT4 CT5 10,74 10,60 10,57 118,148 116,593 116,222 12,30 11,97 12,20 135,259 131,704 134,148 13.00 12,77 13,10 143,037 140,519 144,074 CV% LSD05 8,1 10,894 7,6 6,368 6,8 7,247 Sau 3 năm tiến hành thí nghiệm, công thức 5 đạt sản lượng tăng gần 14% (144,074 tạ/ha), công thức 3 tăng gần 12 % (143,037 tạ/ha), công thức 4 tăng gần 11% (140,519 tạ/ha), công thức 2 tăng 9% (137,185 tạ/ha) so với công thức đối chứng không che tủ (113,630 tạ/ha). 7 3.1.3. Ảnh hưởng của một số vật liệu che tủ hữu cơ đến chất lượng chè Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của các vật liệu tủ đến thành phần sinh hoá búp chè nguyên liệu Công thức Tanin (%) Chất hoà Đƣờng tan (%) khử (%) Đối chứng 32,70 42,10 2,40 Rơm, rạ 34,16 42,15 2,17 Guột 33,00 41,18 2,59 Cỏ dại TH 33,48 42,22 2,36 Cành lá chè 33,45 42,50 2,71 Nhìn chung sự tác động của các vật liệu che tủ trong thí nghiệm làm thay đổi không đáng kể thành phần sinh hóa búp chè nguyên liệu, kể cả giữa các có tủ và không tủ. 3.2. Ảnh hƣởng của các mức che tủ đến năng suất, chất lƣợng và một số tính chất đất trồng chè 3.2.1. Ảnh hưởng của các mức che tủ đến thành phần vi sinh vật đất Bảng 3.4. Ảnh hƣởng các mức che tủ cành lá chè đốn đến thành phần và số lƣợng một số nhóm vi sinh vật đất Vi khuẩn Sau 1 năm Sau 3 năm CT1(ĐC) 2,5 x 105 4,3 x 105 CT2 4,4 x 107 7,6 x 108 CT3 8,1 x 107 8,5 x 108 CT4 4,6 x 107 6,6 x 106 Công thức Xạ khuẩn Sau 1 năm Sau 3 năm 0 0 1,2 x 104 3,5 x 104 6,0 x 103 6,1 x 104 4,1 x 103 3,6 x 104 Nấm Sau 1 năm Sau 3 năm 2,4 x 103 2,9 x 103 1,7 x 103 1,8 x 105 4 5,9 10 1,6 x 105 3,2 x 105 1,1 x 105 Các công thức sử dụng các mức che tủ có thành phần, số lượng vi sinh vật cao hơn so với công thức đối chứng không tủ. Sau 3 năm thí nghiệm, công thức 3 (che tủ 30 tấn/ha/năm) có mật độ vi sinh vật tăng và đạt cao nhất, tiếp đến là CT2. Tuy nhiên CT4 (che tủ 40 tấn/ha/năm) lại có chiều hướng giảm so với thời điểm 1 năm sau khi tiến hành thí nghiệm, tuy nhiên vẫn cao hơn rất nhiều so với thời điểm trước thí nghiệm. 8 Các công thức sử dụng các mức che tủ có mật độ vi sinh vật cao hơn so với công thức đối chứng không tủ. Công thức 3 (che tủ 30 tấn/ha/năm) có mật độ vi sinh vật cao nhất. 3.2.2. Ảnh hưởng của các mức che tủ đến năng suất Sản lƣợng chè TN mức che tủ cành lá chè 160.00 140.00 120.00 CT1 tạ/ha 100.00 CT2 80.00 CT3 60.00 CT4 40.00 20.00 0.00 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm Hình 3.1. Biểu đồ ảnh hƣởng của các mức tủ đến sản lƣợng chè hàng năm Như vậy, các mức tủ đã tác động đến sinh trưởng và phát triển chè LDP1 là rất rõ qua một số chỉ tiêu như: Mật độ búp, khối lượng búp và năng suất. Mức tủ 30 tấn/ha/năm đạt sản lượng cao nhất, tiếp theo là mức tủ 40 tấn/ha/năm và cuối cùng là mức tủ 20 tấn/ha/năm. 3.2.3. Ảnh hưởng của các mức che tủ đến chất lượng chè nguyên liệu Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của các mức tủ đến thành phần sinh hóa búp CT1 (ĐC) Tanin (%) 32,55 Chất hòa tan (%) 42,10 Đƣờng khử (%) 2,15 Axit amin (%) 1,58 CT2 31,53 41,37 2,33 1,60 CT3 33,00 42,42 2,40 1,58 CT4 32,31 41,60 2,39 1,51 Công thức 9 Như vậy các mức đốn có ảnh hưởng lớn đến thành phần sinh hóa búp chè. Ở mức đốn 30 tấn/ha/năm cho các chỉ tiêu về hàm lượng tanin, đường khử là cao nhất thích hợp cho chế biến chè xanh chất lượng cao. Tiếp theo là công thức 4 (mức tủ 40 tấn/ha/năm) và cuối cùng là công thức 2 (mức tủ 20 tấn/ha/năm). 3.3. Tuyển chọn các chủng vi sinh vật phân giải xelluloza và đánh giá khả năng phân giải của chúng trên cành lá chè đốn 3.3.1. Phân lập, tuyển chọn các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải xelluloza Bằng phương pháp xác định hoạt tính CMC-aza (Williams, 1983) và phương pháp xác định khả năng phân giải lignoxelluloza, đã chọn được 7 chủng xạ khuẩn có khả năng phân giải xenlulo mạnh nhất (kích thước vòng phân giải ≥ 30 mm) là: XK3, XK4, XK5, XK8, XK10, XK11, VK15. Kết quả được trình bày trong bảng 3.6: Bảng 3.6. Hoạt tính phân giải xelluloza của các chủng vi sinh vật phân lập TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Ký hiệu chủng VSV VK1 XK2 XK3 XK4 XK5 XK6 VK7 XK8 XK9 XK10 XK11 VK12 VK13 VK14 VK15 Nguồn phân lập Đất trồng chè Đất vùi chè Rác thải ủ Đất vùi chè Đất vùi chè Đất trồng chè Đất vùi chè Đất vùi chè Phân Com posmarker Đất vùi chè Đất vùi chè Rác thải ủ Đất vùi chè Rác thải ủ Đất trồng chè Đƣờng kính VPG xenlluloza (D-d,mm) 25 28 30 40 40 28 25 33 20 37 34 27 27 25 30 Trong số 7 chủng vi sinh vật có hoạt tính phân giải xelluloza cao có 3 chủng xạ khuẩn phân lập từ đất vùi chè cho kết quả đo đường kính vòng phân giải cao nhất từ 37 mm đến 40 mm, các chủng còn lại phân lập từ các mẫu đất, đất trồng trồng chè, rơm rạ hoai mục có đường kính vòng phân giải từ 20 – 34 mm. 10 3.3.2. Đánh giá hiệu quả xử lý thân cành chè của vi sinh vật tuyển chọn 3.3.2.1. Đánh giá trong phòng thí nghiệm Các chủng Xạ khuẩn tuyển chọn XK4, XK5 được nuôi cấy lắc 150 vòng/phút trên môi trường Gauze ở nhiệt độ 37 0C trong 48 giờ. Sau đó các chủng vi sinh vật này được trộn lẫn với nhau theo tỷ lệ 1:1, để chuẩn bị bổ sung vào đống ủ. Mật độ các chủng vi sinh vật đạt > 109 CFU/ml. * Nhiệt độ của khối ủ trong quá trình xử lý Nhiệt độ là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật trong đống ủ . Kết quả theo dõi nhiệt độ được tổng hợp ở bảng và hình 3.2: Sự biến động nhiệt độ trong quá trình xử lý Nhiệt độ ( C) 60 50 40 Nhiệt độ môi trường 30 Nhiệt độ đối chứng 20 Nhiệt độ thí nghiệm 10 0 1 4 7 10 13 16 19 22 25 28 Ngày Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn biến động nhiệt độ trong quá trì nh xƣ̉ lý thân lá chè Tại các công thức đối chứng nhiệt độ vẫn tăng cao hơn so với nhiệt độ môi trường nhưng vẫn thấp hơn so với các công thức có bổ sung chế phẩm , điều này chứng tỏ rằng khi không bổ sung chế phẩm thì trong đống ủ vẫn xảy ra quá trình phân huỷ tự nhiên nhưng yếu , 11 do trong nguyên liệu luôn có một số loài vi sinh vật có khả năng phân hủy xelluloza nhất định. * Biến động của quần thể xạ khuẩn trong khối ủ Bảng 3.7. Biến động của quần thể xạ khuẩn trong đống ủ Mật độ xạ khuẩn(CFU/gam) Thời gian Đối chứng Thí nghiệm 0 giờ 3,6x.03 2,6.106 2 7 ngày 6,9.10 5,6.106 2 14 ngày 9,0.10 4,2.107 21 ngày 6,5.102 7,9.107 2 28 ngày 5,6.10 3,2.107 Kết quả cho thấy trong các công thức thí nghiệm có bổ sung vi sinh vật, mật độ xạ khuẩn đều tăng cao hơn so với đống ủ không bổ sung vi sinh vật. Trong đó mật độ xạ khuẩn đạt cao nhất vào ngày thứ 14 đến 21 ngày sau ủ mẫu, sau đó có sự giảm dần về số lượng. * Đặc điểm cảm quan của sản phẩm sau khi xử lý Kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm tạo thành sau khi ủ cho thấy: Sau 30 ngày xử lý, màu sắc của nguyên liệu đã có những thay đổi đáng kể so với lúc chưa xử lý, do sự chuyển hoá các hợp chất hữu cơ nhờ hoạt động sống của vi sinh vật và các phản ứng hoá lý xảy ra trong quá trình xử lý mà nguyên liệu có sự thay đổi về màu sắc, độ mềm mủn của nguyên liệu. Bổ sung VSV Đối chứng Hình 3.3. Đánh giá cảm quan độ hoai mục giữa công thức ủ bổ sung vi sinh vật và đối chứng 12 3.3.2.2. Đánh giá hiệu quả xử lý các chủng vi sinh vật ngoài đồng ruộng * Biến động về thành phần dinh dưỡng của cành lá chè sau khi ủ bổ sung vi sinh vật Bảng 3.8. Hàm lƣợng dinh dƣỡng trong cành lá chè đốn sau khi xử lý chế phẩm vi sinh vật ở điều kiện đồng ruộng sau 12 tuần xử lý Đạm Lân Kali t/số (%) t/số (%) t/số (%) Cành lá chè đốn không xử lý chế phẩm VSV 1,26 0,17 0,98 Cành lá chè đốn xử lý chế phẩm VSV 2,10 0,26 1,22 Công thức Khi xử lý chế phẩm vi sinh vật, làm gia tăng hàm lượng N, P2O5, K2O. Nguyên nhân là do khi xử lý chế phẩm vi sinh vật phân giải đã xúc tiến nhanh quá trình phân giải cành lá chè đốn, điều này rất có ý nghĩa trong việc xử lý nguồn cành lá chè sau đốn làm phân hữu cơ tại chỗ cung cấp cho cây chè. * Ảnh hưởng của việc xử lý các chủng vi sinh vật tuyển chọn trên CLCĐ đến năng suất chè Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của việc xử lý thân cành lá chè đốn đến năng suất chè LDP1 Công thức CT1 (Đ/C) CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CV% LSD05 Năm 2011 Năng suất Tổng SL TB lứa hái năm (tạ/lứa/ha) (tạ/ha/năm) 6,44 70,81 7,12 78,37 8,50 93,48 10,50 115,48 10,82 119,04 11,23 123,48 7,4 7,93 Năm 2012 Năng suất Tổng SL TB lứa hái năm (tạ/lứa/ha) (tạ/ha/năm) 6,59 72,52 8,20 90,15 9,32 102,52 11,19 123,04 11,39 125,26 12,77 140,52 6,1 8,20 13 Xử lý thân cành lá chè bằng các chủng vi sinh vật tuyển chọn đã làm tăng năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất chè theo hướng có lợi cho người sử dụng. Đây là một trong những nhân tố có ý nghĩa trong việc chế biến phân hữu cơ tại chỗ tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp cho cây chè. Ở năm thứ 2: Khi xử lý cành lá chè đốn bằng các chủng vi sinh vật có sự sai khác rõ rệt giữa các công thức. Trong đó, công thức 5 (xử lý cành lá chè + 100% NPK) cho năng suất cao nhất đạt 140,52 tạ/ha). Công thức 4 (xử lý cành lá chè + 70% NPK) đạt năng suất chè là 123,04 tạ/ha tương đương với công thức 5 (không xử lý cành lá chè + 100% NPK). * Ảnh hưởng của xử lý cành lá chè đôn đến tính chất đất Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu hoá tính đất sau 2 năm thí nghiệm Đạm Lân Lân Kali Kali Công CHC pH t/số t/số d/tiêu t/số d/tiêu thức (%) (%) (%) (mg/100g) (%) (mg/100g CT1 3,83 1,98 0,10 0,18 20,48 0,31 20,10 CT2 4,05 2,52 0,16 0,22 21,65 0,50 23,16 CT3 4,02 2,45 0,18 0,28 21,93 0,53 24,32 CT4 4,10 3,78 0,21 0,34 22,19 0,81 28,19 CT5 4,21 2,53 0,20 0,28 22,37 0,75 26,29 CT6 4,18 4,07 0,25 0,39 24,08 0,98 27,45 Khi bổ sung các chủng vi sinh vật có ảnh hưởng đến thành phần cơ giới đất. Hàm lượng mùn ở các công thức có bổ sung vi sinh vật đều cao hơn so với công thức không bổ sung vi sinh vật. Trong đó cao nhất là công thức 6 (4,07%). Đạm tổng số ở các công thức bón bổ sung vi sinh vật đều đạt loại trở lên, trong đó CT4 và CT6 đạt trên 0,2%. Lân tổng số và lân dễ tiêu ở các công thức có bón bổ sung vi sinh vật đều cao hơn so với các công thức không bón bổ sung vi sinh vật. Trong có công thức 6 có hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu cao nhất. 14 3.4. Ảnh hƣởng của một số chế phẩm vi sinh đến năng suất, chất lƣợng và một số tính chất đất trồng chè 3.4.1. Năng suất giống chè LDP1 Bảng 3.11. Ảnh hƣởng của các chế phẩm vi sinh đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất Năm 2010 2011 2012 Khối Chiều Mật độ búp Công thức lƣợng búp dài búp 2 (búp/m ) (gam/búp) (cm) CT1 (Đ/C) CT2 CT3 CT4 CT5 CV% LSD05 CT1 (Đ/C) CT2 CT3 CT4 CT5 CV% LSD05 CT1 (Đ/C) CT2 CT3 CT4 CT5 CV% LSD05 140,12 167,30 172,76 168,97 174,03 5,5 16,98 153,06 188,85 194,36 188,45 193,91 6,3 8,03 171,03 201,09 208,52 203,15 207,18 6,5 5,52 0,61 0,67 0,71 0,67 0,70 6,24 7,14 7,20 7,21 7,25 0,62 0,74 0,76 0,75 0,74 6,04 7,65 7,67 7,60 7,66 0,64 0,80 0,82 0,80 0,84 6,28 7,73 7,83 7,52 7,70 Tỷ lệ Năng suất TB búp có lứa hái tôm (tạ/lứa/ha) (%) 82,45 9,11 91,18 10,60 92,34 10,75 91,43 10,65 91,74 10,54 7,4 0,66 83,85 10,01 92,90 11,56 92,52 11,78 93,41 11,58 93,30 12,51 6,6 0,99 85,15 11,12 93,68 13,13 94,18 13,59 92,59 13,18 93,65 13,71 5,7 0,91 - Mật độ búp có sự sai khác rõ rệt giữa các công thức bón bổ sung chế phẩm vi sinh. Sau 3 năm tiến hành thí nghiệm, CT3 có mật độ búp cao nhất (208,52 búp/m2). - Chiều dài búp và trọng lượng búp có sự chênh lệch giữa các công thức bón bổ sung chế phẩm vi sinh và đều cao hơn công thức 15 đối chứng không bón. Trong đó công thức 3 (bón phân Com posmarker) và CT5 (chế phẩm phân giải nhanh xelluloza) có trọng lượng búp và chiều dài búp và chiều dài búp lớn nhất. - Năng suất trung bình lứa hái ở các công thức bón bổ sung chế phẩm vi sinh có sự sai khác rõ rệt so với công thức đối chứng. Sau 3 năm, năng suất trung bình lứa hái cao nhất là CT5 (13,71 tạ/ha) và CT3 (13,59 tạ/ha). Năng suất Năng suất chè TN sử dụng chế phẩm vi sinh 160.00 140.00 120.00 100.00 80.00 60.00 40.00 20.00 0.00 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 Nam 2010 Nam 2011 Nam 2012 Năm Hình 3.4. Biểu đồ ảnh hƣởng của các chế phẩm vi sinh đến năng suất chè LDP1 3.4.2. Chất lượng chè nguyên liệu Bảng 3.12. Ảnh hƣởng của các chế phẩm vi sinh đến thử nếm cảm quan chè xanh giống chè LDP1 Điểm Điểm Điểm Công Điểm Tổng ngoại màu mùi thức vị điểm hình nƣớc hƣơng CT1 (Đ/C) 4,33 4,20 3.60 3,75 16,15 CT2 4,75 4,20 4.20 3,75 16,55 CT3 4,50 4,20 4.20 4,25 16,92 CT4 4,33 4,30 4.65 4,25 17,17 CT5 4,75 4,40 4.75 4,25 17,59 Xếp loại Khá Khá Khá Khá Khá 16 Các công thức không có sự với công thức đối chứng và đều đạt loại khá. Như vậy, các công thức bón bổ sung chế phẩm vi sinh đều không ảnh hưởng đến chất lượng chè xanh mà chỉ ảnh hưởng đến phẩm cấp chè nguyên liệu. Điều này có lợi cho sản xuất tạo sản phẩm chè an toàn theo hướng canh tác bền vững ở các vùng trồng chè trong cả nước. 3.4.3. Thành phần sinh hóa búp chè Bảng 3.13.Ảnh hƣởng của các chế phẩm vi sinh đến thành phần sinh hóa búp chè Công thức Tanin (%) Cafein (%) Đƣờng khử (%) Axit amin (%) CT1 (ĐC) 30,50 2,48 2,03 1,05 CT2 31,30 2,38 2,34 1,12 CT3 33,73 2,07 2,38 1,14 CT4 32,71 2,17 2,40 1,06 CT5 33,30 2,59 2,43 1,17 - Hàm lượng tanin có sự chênh lệch giữa các công thức sử dụng chế phẩm vi sinh biến động từ 30,50 – 34,73% Trong đó CT3 (sử dụng phân Composmarker) có hàm lượng tanin cao nhất (34,73%). - Hàm lượng cafein có sự chênh lệch giữa các công thức, biến động từ 2,07 - 2,59 %. Trong đó chỉ có CT5 có hàm lượng cafein cao hơn đối chứng, các công thức còn lại đều có hàm lượng cafein thấp hơn công thức đối chứng không bón bổ sung chế phẩm vi sinh. - Hàm lượng đường khử có sự chênh lệch rõ rệt giữa các công thức. Trong đó công thức 1 (không bón bổ sung chế phẩm vi sinh) có hàm lượng đường khử thấp nhất (2,03 %) và cao nhất là công thức 5 (2,43 %). - Hàm lượng axit amin ở các công thức không có sự sai khác, biến động từ 1,05 - 1,17 %. Trong đó cao nhất là công thức 5 (bón bổ sung chế phẩm phân giải nhanh xelluloza) và thấp nhất là công thức 1 (đối chứng – không bón bổ sung chế phẩm vi sinh). 17 3.4.4. Ảnh hưởng của các chế phẩm vi sinh đến tính chất hóa học đất Bảng 3.14. Ảnh hƣởng của chế phẩm vi sinh đến một số tính chất hóa học của đất trồng chè pHKCl CHC (%) Al3+(lđl/100g) Sau 1 nămSau 3 nămSau 1 nămSau 3 nămSau 1 nămSau 3 năm CT1 (ĐC) 4,27 4,55 2,57 3,04 4,91 5,35 CT2 3,96 3,72 3,02 2,09 6,45 4,66 CT3 4,02 3,54 3,58 2,92 6,72 5,57 CT4 4,10 3,60 3,95 3,03 7,48 5,96 CT5 3,88 3,75 4,04 3,75 8,82 7,62 Công thức Kết quả trên bảng 3.14 cho thấy việc sử dụng chế phẩm vi sinh ở các công thức thí nghiệm đều làm tăng độ chua của đất so với ở công thức không sử dụng chế phẩm sinh học (CT1) và đất trước thí nghiệm. Riêng độ chua ở công thức không bổ sung chế phẩm sinh học lại được cải thiện chút ít:giá trị pHKCltăng 1,08 lần sau 1 năm và tăng 1,15 lần sau 3 năm so với thời điểm trước thí nghiệm (pHKCl: 3,95). Điều này có thể liên quan đến sự tăng độ ẩm đất và một phần các chất dinh dưỡng nhóm kim loại kiềm và kiềm thổ được giữ lại trong đất do hạn chế rửa trôi khi đất được che tủ. 3.5. Ảnh hƣởng của phân hữu cơ sinh học đến năng suất, chất lƣợng và một số tính chất đất trồng chè 3.5.1. Năng suất giống chè LDP1 Bảng 3.15. Ảnh hƣởng của các loại phân hữu cơ sinh học đến một số yếu tố cấu thành năng suất chè LDP1 (Số liệu TB năm) Công thức Mật độ búp (búp/m2) Khối lƣợng búp 1 tôm 2 lá (g/búp) Chiều dài búp 1 tôm 2 lá (cm) Tỷ lệ búp có tôm (%) CT1 (đ/c) CT2 CT3 CT4 CT5 CV% LSD0.05 263,33 305,45 281,13 297,60 339,64 3,8 21,3 0,80 0,87 0,81 0,86 0,91 2,9 0,46 6,50 6,86 6,90 6,61 6,96 2,5 0,14 73,62 80,34 87,13 89,79 92,60 3,2 5,31
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan