Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tóm tắt Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng T...

Tài liệu Tóm tắt Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh khu công nghiệp phú tài

.PDF
26
93
145

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ HOÀNG OANH HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60.34.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Như Liêm Phản biện 1: TS. Hồ Hữu Tiến Phản biện 2: TS. Nguyễn Văn Hùng Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 4 năm 2015. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng; - Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với mục tiêu trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam thì thị trường khách hàng cá nhân là thị trường mục tiêu hấp dẫn đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói chung và chi nhánh KCN Phú Tài nói riêng. Trong những năm qua Ngân hàng đã củng cố và phát triển các sản phẩm dịch vụ phục vụ cho đối tượng khách hàng cá nhân rất đa dạng, bao gồm sản phẩm tiền vay, sản phẩm tiền gửi, thẻ, chuyển tiền…Trong đó sản phẩm tiền vay là sản phẩm mang lại nhiều rủi ro nhất. Mặt khác, trong bối cảnh cho vay doanh nghiệp khó khăn, do bí đầu ra, khối khách hàng cá nhân đang là đối tượng được các ngân hàng hướng tới để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Khách “hạng bét” giờ được ngân hàng săn đón mời mọc để mở thêm “cửa sống” cho chính mình. Như vậy, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, vấn đề đặt ra cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh KCN Phú Tài là làm thế nào vừa đạt mục tiêu tăng trưởng nhanh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, đặc biệt là cá nhân kinh doanh trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trên thị trường; vừa hạn chế được tối đa rủi ro tín dụng do hoạt động cho vay mà đối tượng này mang lại trong bối cảnh rủi ro tín dụng đã và đang trở thành vấn đề nổi cộm, là nỗi lo của tất cả các NHTM. Xuất phát từ sự cấp thiết trên và tình hình hoạt động tín dụng thực tế tại Chi nhánh, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: "Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh KCN Phú Tài". 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở các lý luận, nghiên cứu về RRTD và hạn chế RRTD, cũng như các biện pháp nhằm hạn chế RRTD trong cho vay CNKD của NHTM, kết hợp với việc đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại và hạn chế trong công tác hạn chế RRTD trong cho vay CNKD tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh KCN Phú Tài, từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hạn chế RRTD trong cho vay CNKD tại Chi nhánh. * Câu hỏi nghiên cứu - Nội dung hạn chế RRTD trong cho vay CNKD của NHTM? - Thực trạng công tác hạn chế RRTD trong cho vay CNKD tại Chi nhánh? - Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạn chế RRTD trong cho vay CNKD tại Chi nhánh? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung chủ yếu vào RRTD và công tác hạn chế RRTD trong cho vay CNKD tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh KCN Phú Tài giai đoạn 2011 – 2014. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp: - Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp điều tra, thống kê, tổng hợp, so sánh và phân tích,…kết hợp giữa lý luận với thực tiễn để làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu. * Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về RRTD và hạn chế RRTD trong cho vay CNKD của NHTM. 3 - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng, RRTD và công tác hạn chế RRTD trong cho vay CNKD tại Chi nhánh. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạn chế RRTD trong cho vay CNKD tại Chi nhánh. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận về hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM. Chương 2: Thực trạng về hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Phú Tài. Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh KCN Phú Tài. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NHTM 1.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NHTM 1.1.1. Hoạt động cho vay của NHTM a. Khái niệm - Khái niệm NHTM: Tại Việt Nam, trong bước chuyển đổi sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Mọi người được tự do kinh 4 doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp, các hình thức sở hữu có thể hỗn hợp, đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh doanh đa dạng. Các doanh nghiệp, không phân biệt quan hệ sở hữu đều tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau, bình đẳng trước pháp luật. Theo hướng đó, nền kinh tế hàng hoá phát triển tất yếu sẽ tạo ra những tiền đề cần thiết và đòi hỏi sự ra đời của nhiều loại hình ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Để tăng cường quản lý, hướng dẫn hoạt động của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, tạo thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân. Việc đưa ra khái niệm niệm về NHTM là hết sức cần thiết. Theo luật các tổ chức tín dụng của Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán”. - Khái niệm hoạt động cho vay của NHTM: Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn giữa ngân hàng với các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội và các tổ chức tín dụng khác theo nguyên tắc hoàn trả. b. Vai trò của hoạt động cho vay - Đối với NHTM: Đối với hầu hết các ngân hàng, khoản mục cho vay chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ một phần hai đến hai phần ba nguồn thu của ngân hàng. Đồng thời, rủi ro trong hoạt động ngân hàng có xu hướng tập trung vào các khoản cho vay. Tình trạng khó khăn của một ngân hàng thường phát sinh từ các khoản cho vay khó đòi, bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau: Quản lý yếu kém, cho vay không tuân thủ nguyên tắc tín dụng, chính sách cho vay không hợp lý và tình trạng suy thoái ngoài dự kiến của nền kinh tế. Chính vì 5 thế mà thanh tra ngân hàng thường xuyên kiểm tra các danh mục cho vay của các ngân hàng. - Đối với các khách hàng và đối với nền kinh tế: Mọi người đều mong muốn các ngân hàng hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng địa phương thông qua việc cung cấp các khoản vay, đáp ứng nhu cầu tài chính của doanh nghiệp và người tiêu dùng với một mức lãi suất hợp lý. Thông qua hoạt động cho vay, NHTM đã giúp cho quá trình sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp được liên tục và ổn định, góp phần vào sự ổn định của nền kinh tế. Không chỉ có thế hoạt động cho vay còn nâng cao mức sống các tầng lớp dân cư và cả cộng đồng. Hơn nữa, thông qua các khoản cho vay của ngân hàng, thị trường sẽ có thêm thông tin về chất lượng tín dụng của từng khách hàng và nhờ đó giúp cho họ có khả năng nhận thêm các khoản tín dụng mới từ các nguồn khác với chi phí thấp hơn. 1.1.2. Hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM a. Khái niệm Căn cứ vào khái niệm, định nghĩa về tín dụng ngân hàng và cho vay thì cho vay CNKD của NHTM là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay là NHTM giao hoặc cam kết giao cho khách hàng là CNKD một khoản tiền để sử dụng vào một mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. CNKD bao gồm các cá nhân, hộ gia đình (có đăng ký kinh doanh hoặc không đăng ký kinh doanh) được ngân hàng cấp vốn nhằm mục đích đầu tư hay phục vụ sản xuất kinh doanh. b. Đặc trưng của hoạt động cho vay CNKD - Đặc trưng về khoản cho vay: Về quy mô của khoản vay; Số lượng các khoản vay nhiều; Mức độ phân tán các khoản vay rất rộng; 6 Thủ tục các khoản vay đơn giản, gọn nhẹ; Việc kiểm tra giám sát khoản vay gặp nhiều khó khăn; Chi phí cho vay CNKD cao; Lãi suất cho vay cao. - Đặc trưng về chất lượng khoản cho vay: Chất lượng của các khoản vay thường là khá tốt. Các khoản vay thường có tính rủi ro cao nên nó được các ngân hàng cho vay áp dụng mức lãi suất cao nhất trong bảng lãi suất cho vay áp dụng đối với các khoản vay trong các NHTM. - Đặc trưng về thời hạn khoản cho vay: Thời hạn của cá khoản vay chủ yếu là ngắn hạn, một phần là trung hạn và một phần rất nhỏ là dài hạn. Điều đó có thể được giải thích phần nào là do đây là hình thức cho vay với mức lãi suất cao nhất trong các NHTM 1.1.3. Phân loại cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM a. Căn cứ theo ngành nghề: Cho vay sản xuất nông lâm ngư nghiệp; Cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ bản; Cho vay phục vụ kinh doanh thương mại, dịch vụ, du lịch. b. Căn cứ theo thời hạn cho vay: Cho vay ngắn hạn; Cho vay trung hạn; Cho vay dài hạn. c. Căn cứ theo độ tín nhiệm của khách hang: Cho vay không có tài sản bảo đảm; Cho vay có tài sản bảo đảm. d. Căn cứ theo phương thức cho vay: Cho vay theo hạn mức thấu chi; Cho vay theo món vay (cho vay trực tiếp từng lần); Cho vay theo hạn mức tín dụng e. Căn cứ theo đối tượng tín dụng. Bao gồm: - Cho vay để đáp ứng yêu cầu về tài sản lưu động - Cho vay để đáp ứng yêu cầu về tài sản cố định Bên cạnh những cách phân loại trên, cho vay CNKD của NHTM còn có thể được phân loại theo tiêu thức hoàn trả nợ vay, tiêu thức xuất xứ tín dụng.v.v… Tùy vào mỗi mục đích quản lý khác nhau 7 mà mỗi ngân hàng có thể phân loại các khoản cho vay theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với mục đích đó. 1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NHTM 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Theo khoản 1 điều 2 Quy định về Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức Tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 493/2005/QĐNHNN, ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước, thì “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức Tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. 1.2.2. Đặc điểm của rủi ro tín dụng a. Rủi ro tín dụng mang tính tất yếu b. Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp c. Rủi ro tín dụng rất đa dạng, phức tạp d. Rủi ro tín dụng trong cho vay CNKD rất khó giám sát 1.2.3. Các biểu hiện của rủi ro tín dụng a. Không thu được lãi đúng hạn b. Không thu được vốn đúng hạn c. Không thu được đủ lãi d. Không thu được đủ vốn cho vay 1.2.4. Phân loại rủi ro tín dụng a. Căn cứ vào tiêu thức nguyên nhân phát sinh rủi ro 8 RRTD bao gồm: Rủi ro Tín dụng Rủi ro Giao dịch Rủi ro Chọn lựa Rủi ro Bảo đảm Rủi ro Danh mục Rủi ro Nghiệp vụ Rủi ro Nội tại Rủi ro Tập trung Hình 1.2. Phân loại RRTD theo tiêu thức nguyên nhân phát sinh rủi ro b. Căn cứ theo tính chất của nguyên nhân gây ra rủi ro: RRTD bao gồm: Rủi ro khách quan; Rủi ro chủ quan c. Căn cứ vào tác động lên danh mục tín dụng. RRTD bao gồm: Rủi ro đặc thù; Rủi ro hệ thống. 1.2.5. Tác động của rủi ro tín dụng a. Đối với ngân hàng - RRTD làm giảm các giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu. - RRTD làm thu nhập ròng của ngân hàng cho vay. - RRTD làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. - RRTD làm giảm uy tín ngân hàng. - RRTD làm gia tăng chi phí vay vốn của ngân hàng. - RRTD là nguy cơ dẫn đến phá sản của ngân hàng. Hậu quả của sự phá sản ngân hàng không chỉ bản thân ngân hàng phải gánh chịu mà nó còn liên quan đến các ngân hàng bạn có quan hệ với ngân hàng. Điều đó sẽ tạo ra một phản ứng dây chuyền gây ra sự phá sản hàng loạt của các ngân hàng khác, ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. b. Đối với nền kinh tế - chính trị - xã hội: NHTM là công cụ được Nhà nước sử dụng để thực hiện chính sách tiền tệ của mình để vận hành và điều tiết nền kinh tế. Do đó, một khi RRTD xảy ra tại 9 NHTM nó không chỉ ảnh hưởng đến Ngân hàng mà tác động trực tiếp lên nền tài chính của quốc gia và toàn bộ nền kinh tế đó. Và khi nền kinh tế một quốc gia rối loạn, ngưng trệ, người dân mất lòng tin vào chính phủ và khả năng điều hành đất nước của chính phủ thì tình hình an ninh, chính trị, xã hội cũng bất ổn… c. Đối với khách hàng: Việc hạn chế và phòng ngừa RRTD không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân NHTM đó mà còn tác động đến các khách hàng. Khách hàng vay sẽ yên tâm vì có nguồn cung tiền ổn định để phục vụ nhu cầu SXKD của mình; và khách hàng gửi tiền cũng yên tâm về tài sản của mình được an toàn, lợi ích được đảm bảo… 1.3. HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NHTM 1.3.1. Quan niệm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay CNKD a. Hạn chế khả năng xảy ra RRTD trong cho vay CNKD b. Xử lý, khắc phục và hạn chế tổn thất khi xảy ra RRTD trong cho vay CNKD 1.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hạn chế RRTD trong cho vay CNKD a. Biến động cơ cấu nhóm nợ của tổng dư nợ cho vay CNKD b. Mức giảm tỷ lệ dư nợ quá hạn cho vay CNKD c. Mức giảm tỷ lệ nợ xấu d. Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng xử lý rủi ro trên dư nợ e. Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng cho vay CNKD 1.3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động hạn chế RRTD trong cho vay CNKD của NHTM a. Nhân tố bên ngoài - Môi trường tự nhiên và các sự cố bất khả kháng - Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội 10 - Môi trường pháp lý - Chính sách vĩ mô của Nhà nước: - Tình trạng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng và mức độ minh bạch, đầy đủ của nguồn thông tin, dữ liệu. - Đặc điểm thị trường và đối thủ cạnh tranh của ngân hàng: - Nhân tố từ phía khách hàng: b. Nhân tố bên trong - Công tác quản trị điều hành Chính sách tín dụng của ngân hàng Yếu tố nguồn nhân lực Hệ thống thông tin và trang thiết bị công nghệ của ngân hàng - Sự hợp tác giữa các NHTM lỏng lẻo, hạn chế, mang tính chất cạnh tranh nhiều hơn là hợp tác, đặc biệt là sự bảo mật thông tin khách hàng cũng góp phần cản trở hoạt động hạn chế RRTD của các NHTM. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH KCN PHÚ TÀI 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VN – CHI NHÁNH KCN PHÚ TÀI (VIETINBANK PHÚ TÀI) 2.1.1. Sơ lƣợc về sự ra đời và phát triển của VietinBank Phú Tài 2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận 2.1.3. Lĩnh vực hoạt động, sản phẩm và dịch vụ chủ yếu của Chi nhánh 11 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh a. Về hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Tình hình huy động vốn của Chi nhánh thời gian qua có sự tăng trưởng đáng kể giữa sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ, trong tình hình diễn biến thị trường phức tạp, sự bất ổn của nền kinh tế trong nước và thế giới. Qua đó chứng tỏ sự nỗ lực hết mình trong hoạt động kinh doanh của Ban lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên của Chi nhánh. b. Về hoạt động tín dụng của Chi nhánh Hoạt động cho vay của Chi nhánh có sự biến động không ổn định qua các năm. Bên cạnh đó, do nền kinh tế diễn biến xấu, một số khách hàng gặp khó khăn về tài chính đã thu hẹp quy mô hoạt động nên giảm nhu cầu tài trợ vốn vay hoặc thậm chí bán tài sản để trả nợ cho ngân hàng. Bảng 2.2. Tình hình cho vay của Chi nhánh thời gian qua Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu I. TỔNG DƢ NỢ 1. Phân theo loại tiền 1.1. Ngoại tệ 1.2. Nội tệ 2. Phân theo thời gian 2.1. Ngắn hạn 2.2. Trung, dài hạn 3. Phân theo TPKT 3.1. KH TCKT 3.2. KH cá nhân II. NỢ XẤU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng % % % % 1.378,1 100 1.609,4 100 1.407,7 100 1.340,6 100 96,2 1.281,9 7 267,8 16,6 345,7 24,6 93 1.341,6 83,4 1.062,0 75,4 390,2 29,1 950,4 70,9 1.268,8 92,1 1.458,0 90,6 1.255,0 89,2 1.074,5 80,2 109,3 7,9 151,4 9,4 152,7 10,8 266,1 19,8 1.038,7 75,4 1.293,0 80,3 1.190,3 84,6 1.145,5 85,4 339,4 24,6 316,4 19,7 217,4 15,4 195,1 14,6 3,64 0,26 95,56 5,94 49,2 3,50 12,87 0,96 (Nguồn: Phòng tổng hợp Chi nhánh) c. Các dịch vụ khác Ngoài hai nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng là huy động vốn và 12 cho vay thì Chi nhánh Phú Tài còn hoạt động mạnh trong lĩnh vực chuyển tiền nhanh trong nước và quốc tế, chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ, thanh toán thẻ Visa – Master Card, Internet Banking, Phone Banking, Sms Banking, Mobile Banking cũng tăng trưởng mạnh. Với ưu thế mạng lưới chi nhánh trải rộng tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước, Chi nhánh Phú Tài sẵn sàng cung cấp cho khách hàng dịch vụ ngân hàng quốc tế. Hoạt động này đã giúp tăng thêm nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng. d. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh Phú Tài. Kết quả kinh doanh của Chi nhánh giảm dần qua các năm, bắt đầu thua lỗ từ năm 2013 và tiếp tục âm trong năm 2014. Nguyên nhân xuất phát từ sự giảm sút mạnh dư nợ trong hoạt động cho vay, sự gia tăng nợ xấu, khả năng thu hồi nợ XLRR thấp.v.v… Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh thời gian qua Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Giá trị Nguồn vốn huy động Dư nợ cho vay Thu dịch vụ Thu hồi nợ XLRR Lợi nhuận Năm 2012 Giá trị 458,3 623,7 1.378,1 1.609,4 7,8 9,9 1,51 4,22 17,2 11,8 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ Tốc Tốc độ Giá trị Giá trị % độ % % 36,1 576,8 -7,5 663,4 15,0 16,8 1.407,7 -12,5 1.340,6 -4,8 26,3 7,1 -27,9 7,4 4,2 179,5 0,5 -88,2 4,34 768,6 -31,5 -109,7 -1.032 -118,2 -7,7 (Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD các năm (2011-2014) của Chi nhánh) 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CNKD TẠI VIETINBANK PHÚ TÀI 2.2.1. Những biện pháp hạn chế RRTD trong cho vay CNKD mà VietinBank Phú Tài đã triển khai trong thời gian qua a. Điều chỉnh chính sách tín dụng theo diễn biến của thị 13 trường b. Xây dựng ngày càng hoàn thiện các quy trình, quy định cho vay CNKD c. Công tác tổ chức, quản lý RRTD d. Tích cực xử lý nợ xấu, nợ có vấn đề và các khoản vay có nguy cơ xảy ra RRTD cao, bao gồm các biện pháp e. Phân tán rủi ro thông qua việc tăng cường công tác bán chéo sản phẩm bảo hiểm f. Đối với công tác quản trị, đào tạo nguồn nhân lực 2.2.2. Kết quả hạn chế RRTD trong cho vay CNKD tại Chi nhánh a. Sự thay đổi trong cơ cấu nhóm nợ Bảng 2.4. Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ trong cho vay CNKD tại Đơn vị tính: tỷ đồng Chi nhánh Tiêu chí Năm 2011 Tỷ Giá trị trọng % Năm 2012 Tỷ Giá trị trọng % Năm 2013 Tỷ Giá trị trọng % Năm 2014 Tỷ Giá trị trọng % 97,23 149,928 93,75 Nợ nhóm 1 288,475 99,83 289,487 99,88 176,658 Nợ nhóm 2 0 0 0,335 0,12 0 0 8,341 5,22 Nợ nhóm 3 0 0 0 0 1 0,55 0 0 Nợ nhóm 4 0 0 0 0 0,627 0,34 0,537 0,34 Nợ nhóm 5 0,480 0,17 0 0 3,410 1,88 1,119 0,70 288,955 100 289,822 100 181,694 100 159,925 100 Dư nợ CV CNKD (Nguồn: Phòng KHCN Chi nhánh) Việc phân loại nợ thành từng nhóm sẽ giúp cho chi nhánh dễ dàng quản lý danh mục đầu tư tín dụng của mình. Từ đó có thể xác định chính xác mức độ rủi ro để có biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời nhằm giảm thiểu rủi ro. 14 b. Mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn Bảng 2.5. Tình hình nợ quá hạn trong cho vay CNKD tại Đơn vị tính: tỷ đồng Chi nhánh Năm 2011 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh Chênh Chênh Tốc Tốc độ Tốc độ Giá trị Giá trị Lệch Giá trị Lệch Giá trị Lệch độ % % % +/+/+/- Dư nợ CV 288,95 289,82 0,87 0,3 181,69 -108,13 -37,3 159,93 -21,76 -11,98 CNKD Nợ quá 0,48 0,34 - 0,14 -30,2 5,04 4,7 1.403,3 10,00 4,96 98,52 hạn Tỷ lệ (%) nợ quá 0,17 0,12 2,77 6,25 hạn (Nguồn: Phòng KHCN Chi nhánh) Trong 4 năm tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ cho vay CNKD đã tăng 37,63 lần. Đây là hậu quả của quá trình tăng trưởng nóng nền kinh tế, sự chạy đua tăng trưởng giữa các ngân hàng nhằm tranh giành thị phần, đặc biệt là do sự xuất hiện của nhiều ngân hàng mới trên địa bàn. Khách hàng bị lôi kéo, dư nợ giảm sút trong khi chỉ tiêu kế hoạch chưa đạt đã làm hoạt động cho vay bị nới lỏng. c. Mức giảm tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh rất thấp trong năm 2011. Mặc dù Chi nhánh cũng như toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã khẩn trương kiểm soát tình hình nhưng hậu quả vẫn không thể khắc phục được, đây từng được xem là chỉ tiêu kế hoạch quan trọng, hàng đầu của Chi nhánh và của cả hệ thống. 15 Bảng 2.6. Tình hình nợ xấu trong cho vay CNKD tại Chi nhánh Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2011 Chỉ tiêu Giá trị Năm 2012 Giá trị Chênh Tốc lệch độ +/% Năm 2013 Giá trị Năm 2014 Chênh Tốc lệch độ % +/- Giá trị Chênh Tốc lệch độ % +/- Dư nợ CV 288,96 289,82 0,87 0,3 181,69 -108,13 -37,3 159,93 -21,76 -11,98 CNKD Nợ xấu 0,48 0 -0,48 5,04 +5,04 1,66 3,38 Tỷ lệ % 0,17 0 -0,17 2,77 +2,77 1,04 -1,73 nợ xấu (Nguồn: Phòng KHCN Chi nhánh) d. Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng Bảng 2.7. Trích lập DPRR trong cho vay CNKD tại Chi nhánh Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Dư nợ CV CNKD DPRR phải trích lập Tỷ lệ (%) DPRR/Dư nợ CV CNKD Năm 2011 288,95 Năm 2012 289,82 Năm 2013 181,69 Năm 2014 159,93 2,444 0,85 2,175 0,75 2,085 1,15 2,308 1,44 (Nguồn: Phòng Tổng hợp Chi nhánh) Qua bảng số liệu ta có thể thấy giá trị DPRR phải trích lập qua các năm ít có có sự biến động nhưng do dư nợ cho vay CNKD giảm nhanh làm cho tỷ lệ trích lập DPRR trên tổng dư nợ cho vay CNKD tăng, đặc biệt là trong hai năm 2013, 2014. e. Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng so với tổng dư nợ cho vay CNKD Từ ngày thành lập đến nay, chưa có khoản cho vay CNKD nào được Chi nhánh thực hiện xóa nợ. Các khoản vay sau khi được xử lý rủi ro đã được đưa ra ngoại bảng chờ thu hồi từ việc phát mãi tài sản, khởi kiện khách hàng..v.v… 16 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RRTD TRONG CHO VAY CNKD TẠI VIETINBANK PHÚ TÀI 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc - Chi nhánh luôn thực hiện nghiêm túc các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, cơ cấu thời hạn trả nợ, quy chế giảm miễn lãi vay đối với hoạt động cho vay CNKD. - Từ năm 2013 đến nay, Ngân hàng bắt đầu thay đổi chính sách tín dụng, quy trình thẩm định cho vay ngày càng chặt chẽ, tăng cường khả năng kiểm soát những nguy cơ vỡ nợ tiềm ẩn. - Nợ xấu trong cho vay CNKD của Chi nhánh luôn nằm trong tầm kiểm soát. - Kiện toàn bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ, giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay CNKD nói riêng. - Chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện và nâng cao. - Bên cạnh đó, ngân hàng còn tích cực phối hợp chặt chẽ với những cơ quan chức năng để xử lý dứt điểm những trường hợp khách hàng chây ỳ, không hợp tác, bỏ trốn hoặc mất tích. 2.3.2. Những vấn đề tồn tại - Việc trích lập dự phòng rủi ro vẫn được thực hiện một cách thủ công.. - Các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro tín dụng chưa được phát hiện kịp thời, tiếp tục xuất hiện các khoản nợ chậm thanh toán lãi, gốc đến hạn. - Nợ nhóm 2 tiếp tục phát sinh ở mức khá cao, cho thấy khâu thẩm định và xét duyệt cho vay vẫn phụ thuộc vào tư duy chủ quan duy ý chí của người ra quyết định. - Công tác xử lý nợ xấu vẫn còn nhiều khó khăn hạn chế. - Công tác thu hồi nợ XLRR chưa hiệu quả, tiến độ thực hiện chậm.. 17 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại a. Từ phía môi trường bên ngoài - Khủng hoảng kinh tế thế giới và trong nước, tình hình thiên tai dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của khách hàng. - Sự đóng băng thị trường bất động sản đã kéo theo sự trì trệ của các ngành lĩnh vực kinh tế khác… - Do sự xuất hiện dày đặc của các ngân hàng trên cùng địa bàn. - Hệ thống thông tin tín dụng chưa phát triển, thông tin cập nhật muộn. - Từ phía khách hàng: + Khách hàng có vấn đề luôn chủ động tìm đến ngân hàng; trong khi khách hàng tốt lại luôn có xu hướng bị các ngân hàng khác lôi kéo. + Khách hàng không có sự đổi mới SXKD kịp theo xu hướng chung. + Khách hàng thiếu trung thực trong vay vốn đã gây cho ngân hàng rất nhiều khó khăn trong việc xử lý nợ. + Nội bộ khách hàng có vấn đề: xung đột, tranh chấp, tai nạn, bệnh tật… b. Nguyên nhân nội tại từ Ngân hàng cho vay - Công tác quản trị điều hành: + Sự chuyển đổi mô hình phê duyệt tín dụng diễn ra liên tục, chưa có sự chuẩn bị kịp thời + Tần suất ra các công văn, văn bản hướng dẫn thực hiện, các quy định.v.v… dày đặc, chồng chéo, nội dung quá dài, diễn đạt khó hiểu hoặc gây hiểu nhầm dẫn đến các lỗi tác nghiệp trong quá trình cho vay. + Quy định xử lý các vi phạm còn chưa thực sự phát huy hiệu quả. - Quy trình, quy định cho vay: + CBTD thực hiện nhiệm vụ xuyên suốt trong quy trình cho 18 vay tạo điều kiện để những CBTD biến chất, suy thoái đạo đức cố tình làm trái quy trình; + Công tác quản lý, định giá TSBĐ chưa được quan tâm đúng mức, thiếu bộ phận hỗ trợ hiệu quả. + Việc kiểm tra giám sát sau cho vay còn lỏng lẻo, mang tính đối phó. - Công tác chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ đối với CNKD chưa chuẩn xác. - Việc đánh giá phân loại khách hàng chưa thường xuyên được quan tâm, do đó việc phân loại nợ cũng không được tiến hành kịp thời. - Tổ chức quản lý giám sát RRTD chưa tốt. - Công tác xử lý các khoản nợ có vấn đề còn nhiều bất cập thiếu sự hỗ trợ thường xuyên, kịp thời. - Chưa kiên quyết yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm đối với các khoản vay có khả năng rủi ro cao hoặc giá trị bảo hiểm không tương ứng với nghĩa vụ nợ nên khi có rủi ro liên quan dẫn đến tổn thất cho chi nhánh. - Về nhân sự: + Công tác tuyển dụng: VietinBank bắt đầu đẩy mạnh công tác trẻ hóa nguồn nhân lực từ những năm gần đây. + Công tác luân chuyển nhân sự diễn ra liên tục, đột xuất. + Nguồn nhân lực mỏng và tình trạng quá tải công việc. - Hệ thống thông tin dữ liệu khá lạc hậu, máy móc thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan