Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tóm tắt bổ sung tư liệu hình ảnh kĩ thuật số nhằm nâng cao chất lượng dạy học ...

Tài liệu Tóm tắt bổ sung tư liệu hình ảnh kĩ thuật số nhằm nâng cao chất lượng dạy học chương 1- phần i , công nghệ 10 - thpt

.DOC
11
158
130

Mô tả:

Nguyễn Thị Quyền-K34D Sinh-KTNN Khóa luận tốt nghiệp PHẦN 1 : MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Do yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học Nhận thức đúng xu thế phát triển của thời đại, Đảng ta khẳng định: “Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Để thực hiện quan điểm này Nhà nước đã xây dựng chiến lược phát triển Giáo dục - Đào tạo 2001- 2010, một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển đến năm 2010 chính là: “Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp và chương trình giáo dục”, nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đảm bảo việc đổi mới PPDH thành công, không những đổi mới nội dung sách giáo khoa mà phải đổi mới phưong pháp trình bày nội dung bài học cụ thể, đặc biệt là đổi mới và sử dụng các trang thiết bị hiện đại làm phương tiện hỗ trợ cho việc DH. Bộ Giáo dục - Đào tạo đã đề ra chiến lược phát triển Giáo dục - Đào tạo đến năm 2010 trong đó chủ trương tăng cường sử dụng máy vi tính trong trường học, tiến tới sử dụng CNTT để thay đổi cách dạy và học.Một trong những ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là việc sử dụng hình ảnh vào trong các bài giảng. 1.2. Do thực tiễn dạy học bộ môn Môn Công nghệ là một bộ môn khoa học kỹ thuật có tính ứng dụng cao nên việc sử dụng hình ảnh trong DH là việc làm rất cần thiết. Việc sử dụng các hình ảnh trong bài dạy giúp cho tiết giảng có hiệu quả hơn nhiều, giúp các em nắm bắt kiến thức dễ dàng hơn, các em nhớ kiến thức lâu hơn. Do tâm lý môn phụ nên GV thường ít chịu đầu tư còn HS thì ít chú ý, nguồn tư liệu DH môn Công nghệ nói chung còn rất hạn chế. Việc xây dựng tư liệu hình ảnh dạng kỹ thuật số sẽ giúp đỡ GV rất nhiều trong DH, cung cấp thêm nguồn tư liệu và gây được hứng thú học tập với HS. Ngoài ra thì hiện nay đa số các trường đã được trang bị đủ các trang thiết bị hỗ trợ DH nên việc sử dụng tư liệu hình ảnh có thể thực hiện một cách dễ dàng. Trường ĐHSP Hà Nội 2 1 Khoa Sinh - KTNN Nguyễn Thị Quyền-K34D Sinh-KTNN Khóa luận tốt nghiệp 2. Mục đích nghiên cứu Bổ sung “Nguồn tư liệu hình ảnh” dạng kĩ thuật số thuộc nội dung Chương 1 Phần I - Công nghệ 10 góp phần hỗ trợ về tư liệu DH cho GV trong việc đổi mới PPDH theo hướng ứng dụng CNTT. 3. Giả thuyết khoa học Nếu bổ sung được nguồn tư liệu là hình ảnh hợp lí sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học Chương 1 - Phần I - Công nghệ 10. 4. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống tranh ảnh, phim phục vụ dạy học Chương 1 - Phần I - Công nghệ 10. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Phân tích mục tiêu nội dung kiến thức Chương 1: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương - Phần I: Nông, lâm, ngư nghiệp - Công nghệ 10 làm cơ sở xây dựng nguồn tư liệu hình ảnh kĩ thuật số. 5.2. Đánh giá kênh hình thuộc Chương 1 - Phần I - Công nghệ 10 làm cơ sở cho việc sưu tầm nguồn tư liệu hình ảnh. 5.3. Sưu tầm hình ảnh, phim phù hợp với nội dung kiến thức Chương 1 - Phần I - Công nghệ 10. 5.4. Định hướng sử dụng nguồn tư liệu hình ảnh đã tìm được. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Nghiên cứu các tài liệu có liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài như Lý luận dạy học sinh học, các tài liệu về hướng dẫn dạy học, các tài liệu về ứng dụng CNTT trong dạy học… 6.2. Điều tra Làm phiếu khảo sát đánh giá về khả năng tự sưu tầm, biên tập tư liệu là hình ảnh kỹ thuật số để dạy học Chương 1 - Phần I - Công nghệ 10. 6.3. Phương pháp chuyên gia Xin ý kiến đánh giá của thầy, cô giáo có kinh nghiệm, tâm huyết với nghề về:  Giá trị của đề tài đối với xu hướng DH hiện nay.  Giá trị của đề tài đối với sinh viên sư phạm và GV mới ra trường. Trường ĐHSP Hà Nội 2 2 Khoa Sinh - KTNN Nguyễn Thị Quyền-K34D Sinh-KTNN Khóa luận tốt nghiệp 7. Những đóng góp mới của đề tài Góp phần hệ thống hóa lí luận của việc xây dựng và bổ sung nguồn tư liệu hình ảnh dạng kĩ thuật số. Xác lập quy trình xây dựng và bổ sung “Tư liệu hình ảnh kỹ thuật số”. Góp phần làm phong phú thêm hệ thống tư liệu DH Chương 1 - Phần I - Công nghệ 10. 8. Giới hạn của đề tài Trong phạm vi đề tài, chúng tôi nghiên cứu bổ sung nguồn tư liệu hình ảnh dạng kĩ thuật số để hỗ trợ DH Chương 1 - Phần I - Công nghệ 10, THPT. Trường ĐHSP Hà Nội 2 3 Khoa Sinh - KTNN Nguyễn Thị Quyền-K34D Sinh-KTNN Khóa luận tốt nghiệp PHẦN 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. 1. Cơ sở lí luận 1. 1. 1. Tình hình sử dụng tư liệu hình ảnh vào quá trình dạy học môn Công nghệ Về việc dùng nguồn tư liệu hình ảnh: Do nhiều yếu tố, nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan mà rất nhiều GV không có thời gian đầu tư tìm hiểu nguồn tài liệu bổ sung. Vì đây là một nội dung cần nhiều quan sát thực tế, rất khó giảng giải cho các em hiểu nên nếu như GV không có sự đầu tư tìm hiểu nguồn tư liệu hình ảnh thì việc HS hiểu được vấn đề là rất ít. Nếu hiểu thì ngoài kiến thức SGK các em cũng không mở rộng được nhiều hơn. Về việc tìm nguồn hình ảnh làm phương tiện dạy học: Ngày nay, dưới sự phát triển như vũ bão của CNTT, việc tìm hình ảnh từ Internet rất đơn giản và phong phú. Tuy nhiên, đa phần chỉ những GV trẻ mới ra trường mới sử dụng hình ảnh trong DH bằng cách chiếu các hình ảnh minh họa hoặc sử dụng Power Point, còn lại phần đông các GV đã nhiều tuổi rất ít khi tìm kiếm nguồn hình ảnh phục vụ cho bài. Hình ảnh được sử dụng trong bài là hình SGK. 1. 1. 2. Khái quát về phương tiện dạy học 1. 1. 2. 1. Khái niệm phương tiện dạy học 1. 1. 2. 2. Phân loại a. Phân loại PTDH dựa theo tính chất. b. Phân loại theo cấu tạo phương tiện dạy học. c. Phân loại theo cách sử dụng. d. Phân loại theo mức độ chế tạo phức tạp. Trường ĐHSP Hà Nội 2 4 Khoa Sinh - KTNN 1. 1. 2. 3.Vai trò của phương tiện dạy học Có thể thấy rõ vị trí của PTDH trong mối quan hệ với các yếu tố cấu trúc quá trình DH trong sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa các yếu tố trong quá trình dạy học Mục tiêu, kế hoạch dạy học Nội dung dạy học Phương tiện dạy học Phương pháp dạy học 1. 1. 3. Vai trò của “tư liệu hình ảnh kĩ thuật số” trong quá trình dạy học Để dễ đánh giá, có thể so sánh “Nguồn tư liệu hình ảnh” với các dạng PTDH truyền thống (tranh, ảnh, sơ đồ, bản trong được in hay băng Video,…) qua một số tiêu chí sau: Bảng 2: Sự khác nhau giữa PTDH truyền thống và “Nguồn tư liệu hình ảnh”. Nguyễn Thị Quyền-K34D Sinh-KTNN Khóa luận tốt nghiệp Phương tiện Tiêu Phương tiện truyền thống Nguồn tư liệu hình ảnh chí so sánh 1. Tính chất - Hình tĩnh (hai chiều), hình - Hình ảnh tĩnh, hình ba chiều, hình ảnh động (băng Video). hình động màu sắc đẹp và sinh động, hấp dẫn. 2. Tính - Tính thẩm mỹ của hình - Đảm bảo hình ảnh đẹp, thật. thẩm mỹ. ảnh không đảm bảo hoàn toàn vì phải in ra giấy. 3. Tính hữu - Hạn chế hơn do có thể - Ảnh sưu tầm trên nhiều nguồn dụng. phản ánh chưa thật chính nên đẹp, hình chụp nên chính xác sự vật, hiện tượng. xác, không tốn kém do chỉ cần - Tốn kém do mỗi một hình lưu vào một đĩa CD. Dễ bảo ảnh phải in ra thành một quản, gọn nhẹ, giao lưu dễ trang lớn hoặc in thành bản dàng, thuận tiện cho người sử trong. Dễ rách, khó bảo dụng,… quản. 4. Tính hiệu - Chỉ là những hình ảnh - Có thể quản lý, tập hợp được quả trong tĩnh, hoặc nếu là mô hình rất nhiều hình ảnh cả tĩnh lẫn DH. thì chế tạo phức tạp, khó sử động. Ảnh đẹp gây được hứng dụng, hiệu quả DH không thú học tập cho HS. Hiệu quả cao. DH cao hơn. - Vất vả trong khâu chuẩn - Không vất vả khi chuẩn bị. bị. GV có thể lựa chọn những hình ảnh phù hợp nhất cho nội dung Trường ĐHSP Hà Nội 2 6 Khoa Sinh - KTNN Nguyễn Thị Quyền-K34D Sinh-KTNN Khóa luận tốt nghiệp bài dạy. GV có điều kiện nâng cao kiến thức tin học, góp phần 5. Khả năng - Ít có khả năng nâng cấp. nâng cấp. tin học hóa trong quá trình DH. - Khả năng nâng cấp dễ dàng, cung cấp hướng mở cho việc sử dụng cũng như thiết kế. 1.2. Cơ sở thực tiễn – Thực trạng việc sử dụng “Nguồn tư liệu hình ảnh” vào dạy học Chương 1 - Phần I – Công nghệ 10 Để tìm hiểu thực trạng việc sử dụng “Nguồn tư liệu hình ảnh” trong DH Chương 1 - Phần I - Công nghệ 10 chúng tôi tiến hành khảo sát thực nghiệm và khảo sát qua phiếu khảo sát. CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG TƯ LIỆU HÌNH ẢNH KĨ THUẬT SỐ HỖ TRỢ DẠY HỌC CHƯƠNG I - PHẦN 1 - CÔNG NGHỆ 10 2.1. Khái quát nội dung Chương 1 - Phần I - Công nghệ 10 2.1.1. Về nội dung chương 1 Bản chất của chương là hệ thống các kiến thức phổ thông, cơ bản nhất về giống cây trồng, về đất, về phân bón và bảo vệ cây trồng Nông – Lâm nghiệp. 2.1.2. Về cấu trúc từng bài trong sách giáo khoa 2.1.2.1. Về cấu trúc chương Chương 1: “Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương” gồm 20 bài (14 bài lý thuyết và 6 bài thực hành). Chương này cho thấy những kiến thức khái quát nhất về lĩnh vực trồng trọt và lâm nghiệp, bao gồm những mảng kiến thức sau: Bài 2, bài 3, bài 4, bài 5, bài 6: Kiến thức về giống cây trồng. Bài 7, bài 8, bài 9, bài 10, bài 11: Kiến thức về sử dụng và cải tạo, bảo vệ đất trồng. Bài 12, bài 13, bài 14: Kiến thức về sử dụng và sản xuất phân bón. Bài 15, bài 16, bài 17, bài 18, bài 19, bài 20: Kiến thức về phòng trừ sâu, bệnh hại Trường ĐHSP Hà Nội 2 7 Khoa Sinh - KTNN Nguyễn Thị Quyền-K34D Sinh-KTNN Khóa luận tốt nghiệp cây trồng. 2.1.2.2.Về cấu trúc từng bài trong SGK Mỗi bài trong SGK đều được trình bày trên cả kênh chữ và kênh hình.  Kênh chữ:  Kênh hình: 2.2. Xây dựng nguồn tư liệu hình ảnh kĩ thuật số hỗ trợ dạy học chương 1 - Phần I Công nghệ 10 2.2.1. Nguyên tắc xây dựng 2.1.1.1. Phù hợp với chương trình, SGK 2.1.1.2. Phù hợp với nội dung bài học 2.1.1.3. Phù hợp với đối tượng 2.1.1.4. Đảm bảo nguyên tắc trực quan, thẫm mĩ 2.1.1.5. Đảm bảo tính hiệu quả, hữu dụng 2.2.2. Các bước xây dựng Sơ đồ 2: Các bước xây dựng “Nguồn tư liệu hình ảnh”. Trường ĐHSP Hà Nội 2 8 Khoa Sinh - KTNN Nguyễn Thị Quyền-K34D Sinh-KTNN Khóa luận tốt nghiệp Bước 1: Nghiên cứu, phân tích nội dung, SGK Giai đoạn chuẩn bị Sưu tầm, biên tập hình ảnh Bước 2: Đánh giá tranh, ảnh trong SGK Bước 3: Tập hợp hình ảnh, phim Bước 4: Xử lý sư phạm nguồn hình ảnh, phim thu được Xây dựng Nguồn tư liệu hình ảnh Bước 5: Sắp xếp hình ảnh, phim phù hợp nội dung Bước 6: Coppy ra đĩa CD Nguồn tư liệu hình ảnh Trường ĐHSP Hà Nội 2 9 Khoa Sinh - KTNN Nguyễn Thị Quyền-K34D Sinh-KTNN Khóa luận tốt nghiệp Cụ thể: 2.2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị Bước 1: Nghiên cứu, phân tích nội dung, xác định mục tiêu của từng bài và của cả chương. Bước 2: Đánh giá tranh, ảnh trong SGK để định hướng sưu tầm, biên tập nguồn tư liệu. Bảng 3: Định hướng sưu tầm hình ảnh, phim hỗ trợ dạy học Chương 1 - Phần I Công nghệ 10, THPT: 2.2.2.2. Giai đoạn sưu tầm, biên soạn hình ảnh kỹ thuật số Bước 3: Tập hợp hình ảnh, phim. Bước 4: Xử lý sư phạm các hình ảnh, phim thu được. 2.2.2.3. Giai đoạn xây dựng nguồn tư liệu hình ảnh Bước 5: Sắp xếp hình ảnh, phim phù hợp với nội dung. Bước 6: Coppy ra đĩa CD. 2.2.3. Nguồn tư liệu hình ảnh dạng kĩ thuật số hỗ trợ dạy học Chương 1 – Phần I – Công nghệ 10 Chúng tôi đã xây dựng được “Nguồn tư liệu hình ảnh” Chương 1 – Phần I – Công nghệ 10 gồm 373 hình ảnh kỹ thuật số và 1 video. Trường ĐHSP Hà Nội 2 10 Khoa Sinh - KTNN Nguyễn Thị Quyền-K34D Sinh-KTNN Khóa luận tốt nghiệp PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận Sau thời gian nghiên cứu tôi đã rút ra một số kết luận sau: Các hình thuộc Chương 1 - Phần I - Công nghệ 10, THPT chủ yếu là hình minh họa cho kênh chữ và phần nào cũng phát huy được tính tích cực tìm tòi của HS. Tuy nhiên kênh hình chưa nhiều, có bài kênh hình chưa đáp ứng được yêu cầu nội dung, do đó phần nào hạn chế sự lĩnh hội kiến thức của HS. Hơn nữa, kênh hình trong SGK khó cho GV trong việc tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của HS theo những ý đồ khác nhau của mình. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sưu tầm được 373 hình ảnh kỹ thuật số và 1 video, góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu để DH Chương 1 – Phần I – Công nghệ 10, THPT. Sử dụng nguồn tư liệu hình ảnh có thể thiết kế được một số bài giảng Power Point, rất có ích đối với GV và HS. 2. Đề nghị  Bộ Giáo dục - Đào tạo cần có chính sách cụ thể, tạo điều kiện để GV tiếp cận và sử dụng nhiều hơn “Nguồn tư liệu hình ảnh kỹ thuật số” như: máy chiếu, máy vi tính, đĩa mềm…  Đề nghị tiếp tục nghiên cứu, thực nghiệm đề tài này trên phạm vi rộng hơn. Trường ĐHSP Hà Nội 2 11 Khoa Sinh - KTNN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng