Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Mẫu giáo nhỡ Tóm tắt báo cáo Hội thảo “Công bố kết quả khảo sát thực trạng cơ chế quản lý nhó...

Tài liệu Tóm tắt báo cáo Hội thảo “Công bố kết quả khảo sát thực trạng cơ chế quản lý nhóm trẻ độc lập tư thục tại Việt Nam”

.DOC
62
798
75

Mô tả:

MỤC LỤC PHẦN A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU.............................................................3 PHẦN B. TÓM TẮT KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG..............................................5 I. TÓM TẮT BÁO CÁO THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ NHÓM TRẺ ĐLTT TẠI VIỆT NAM................................................................................................................… 5 II. BÁO CÁO TÓM TẮT THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ NHÓM TRẺ ĐLTT TẠI 3 KHU VỰC KHẢO SÁT............................................................................................. 28 Báo cáo tóm tắt số 1: Thực trạng cơ chế quản lý nhóm trẻ ĐLTT khu vực đông dân cư 28 Báo cáo tóm tắt số 2: Thực trạng cơ chế quản lý nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực công nghiệp tại Việt Nam 37 Báo cáo tóm tắt số 3.Thực trạng cơ chế quản lý nhóm trẻ ĐLTT vùng dân tộc thiểu số 47 PHẦN C. KHUYẾN NGHỊ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM RẢO CẢN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÓM TRẺ ĐLTT...............................................................................................57 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHXH CSVC CS-GD CSGDMN CBQL CM CL ĐLTT GV GD GD&ĐT GDMN GVMN MN PH TX UBND : Bảo hiểm xã hội : Cơ sở vật chất : Chăm sóc- giáo dục : Cơ sở giáo dục mầm non : Cán bộ quản lý : Cha mẹ : Công lập : Độc lập tư thục : Giáo viên : Giáo dục : Giáo dục và đào tạo : Giáo dục mầm non : Giáo viên mầm no : Mầm non : Cha mẹ trẻ : Thị xã : Ủy ban nhân dân 2 PHẦN A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích Đánh giá thực trạng cơ chế quản lý các loại hình nhóm trẻ ĐLTT tại Việt Nam, làm căn cứ để đề xuất các biện pháp khắc phục rào cản trong cơ chế quản lý theo hướng lồng ghép - chi phí thấp phù hợp với loại hình này. 2. Nội dung nghiên cứu - Thực trạng đặc điểm và hoạt động của các nhóm trẻ ĐLTT. - Thực trạng quản lý nhóm trẻ ĐLTT của chủ nhóm. - Thực trạng cơ chế quản lý hiện hành, sự tham gia và phối hợp trong quản línhóm trẻ ĐLTT của cơ quan quản lý nhà nước,các tổ chức xã hội và gia đình trẻ. - Đề xuất các biện pháp khắc phục rào cản trong cơ chế quản lý nhóm trẻ ĐLTT. 3. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu thứ cấp qua các báo cáo, tài liê êu của Phòng Mầm non -Sở GD&ĐT các tỉnh; Phòng Giáo dục& Đào tạo các thành phố, thị xã, huyện về tình hình phát triển kinh tế xã hội và phát triển GDMN nói chung và các nhóm trẻ ĐLTT nói riêng trong 3 năm học gần đây. - Phỏng vấn sâu, thảo luâ nê nhómvới các đối tượng liên quan. - Quan sát các hoạt động GD, môi trường GD, các điều kiện phục vụ CS-GD trẻ...nhằm góp phầnđánh giá khách quan và toàn diện về thực trạng quản lý và cơ chế quản lý các nhóm trẻ ĐLTT ở Việt nam, từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục rào cản trong cơ chế quản lý hiện hành đối với nhóm trẻ ĐLTT. 4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu thực địa Khảo sát thực địa được giới hạn ở 3 khu vực: khu vực đông dân cư (đồng bằng Bắc và Bắc Trung bộ); khu vực công nghiệp (phía Bắc và phía Nam Việt Nam) và khu vực dân tộc thiểu số (miền núi Tây bắc và Tây nam bộ). 3 Bảng 1. Các khu vực được chọn khảo sát ở Việt Nam Khu vực Tỉnh Hà Nội Đông dân cư (đồng bằng) Nghệ An Bình Dương Công nghiệp Vĩnh Phúc Quận/Huyện Xã/Phường P. Lĩnh Nam Q. Hoàng Mai P. Thanh Trì P. Quán Bàu TP. Vinh P. Lê Lợi P. Mỹ Phước Thị xã Bến Cát P. Thới Hòa Thị xã Phúc P Trưng Nhị P.Hùng Vương Yên Lào Cai TP. Lào Cai Gia Lai Huyện Chư Sê Dân tộc thiểu số (miền núi) P. Cốc Lếu Xã Tả Phời Xã Al Bá Xã Ia H’Lốp Đối tượng tham gia khảo sát: - CBQL cấp Sở, Phòng GD&ĐT - CBQL UBND cấp Huyện, cấp xã - Đại diện một số cơ quan quản lí nhà nước cấp Huyện, cấp xã có liên quan (Y tế, ..) - Đại diện một số tổ chức xã hội cấp huyện, cấp xã - Hiệu trưởng Trường mầm non công lập tại địa bàn khảo sát - Các chủ nhóm trẻ ĐLTT được chọn khảo sát - Một số cha mẹ HS ở các nhóm trẻ ĐLTT được chọn khảo sát Thời gian khảo sát: tháng 7 và 8 năm 2015, mỗi tỉnh 5 ngày. 4 PHẦN B. TÓM TẮT KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG I. TÓM TẮT BÁO CÁO THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ NHÓM TRẺ ĐLTT TẠI VIỆT NAM 1. Nhu cầu xã hội về chăm sóc, giáo dục trẻ dưới 36 tháng và mức độ đáp ứng của các cơ sở giáo dục mầm non 1.1. Nhu cầu xã hội về chăm sóc, giáo dục trẻ dưới 36 tháng a) Số lượng trẻ dưới 36 tháng tuổi cần được CS-GD Theo kết quả khảo sát, tính đến năm học 2014-2015, số trẻ dưới 36 tháng tuổi cần được chăm sóc giáo dục là 76.493 trẻ (trong đó khu công nghiệp có 32.400 trẻ - nhiều gấp đôi so với ở khu vực dân tộc thiểu số-16.031 trẻ). Bảng 2. Số trẻ dưới 36 tháng tuổi theo khu vực (Năm 2012-2015) 1 TT Trẻ dưới 3 tuổi Khu đông dân cư Khu công nghiệp 1 2 3 25 436 29 481 28 062 2012-2013 2013-2014 2014-2015 27 737 29 079 32 400 Khu DTTS 12 668 14 438 16 031 Số trẻ tăng cơ học hằng năm ở các địa phương khá cao Theo số liệu từ nguồn báo cáo của các địa phương trọng diện khảo sát, số trẻ tăng cơ học hằng năm (tính theo năm học) ở các địa phương phổ biến ở mức trên 10% (trong đó khu vực dân tộc thiểu số và khu công nghiệp có mức độ tăng dần đều, khu đông dân cư có mức tăng không ổn định, năm 2013-2014 tăng 15,9% so với năm 2012-2013 nhưng đến năm 2014-2015 lại giảm 5,05% so với năm học trước). b) Việc làm của CM ở các khu vực 1 Nguồn: Số liệu doPhòng GDMN – Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT các quận/huyện trong diện khảo sát cung cấp tại thời điểm khảo sát. 5 Theo số liệu từ “Báo cáo điều tra lao động việc làm” của Bộ Kế hoạch và đầu tư 2 thì: Tiền lương bình quân của lao động làm công ăn lương ở thành thị là 5.723.000đ/tháng, ở nông thôn là 4.190.000đ/tháng. Cũng theo nguồn báo cáo này, tỷ trọng lực lượng lao động và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo khu vực (thành thị/nông thôn) ở Trung du và miền núi phía Bắc là 13,5%, vùng Đồng bằng sông Hồng là 21,9 (trong đó riêng Hà Nội là 7,0%); vùng Đông Nam bộ là 17,2. Đối với việc phân bố lao động có việc làm theo nhóm ngành kinh tế và loại hình kinh tế, tỷ trọng lao động có việc làm giữa các nhóm ngành kinh tế cho thấy: - Đông Nam bộ (có tỉnh Bình Dương thuộc địa bàn khảo sát) là vùng có cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng hiện đại nhất, với tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm ưu thế (86,2% và 97,7%). Ở các khu công nghiệp (tỉnh Bình Dương, Vĩnh Phúc), đặc biệt là tỉnh Bình Dương, đa số công nhân lao động tại các nhà máy, xí nghiệp là dân nhập cư (trên 80% công nhân là người ngoại tỉnh, trong đó 60-70% là lao động nữ, ở vào độ tuổi từ 18-35- độ tuổi sinh con) chuyển từ nhiều tỉnh khác nhau đến làm ăn, sau thời gian nghỉ thai sản, người mẹ phải đi làm nên nhu cầu gửi con vào các CSGDMN rất lớn. Ở các khu vực miền núi và ven biển, tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực "Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản" còn khá cao. Tây Nguyên (có tỉnh Gia Lai thuộc địa bàn khảo sát) hiện vẫn là vùng có tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực “Nông, lâm nghiệp và thủy sản” cao nhất (76,5%), tiếp theo là Trung du và miền núi phía Bắc (68,8%), và Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (52,7%). Ở khu đông dân cư với đặc thù tăng cơ giới về dân số rất mạnh (Ví dụ: quận Hoàng Mai - Hà Nội, số dân tăng hơn gấp đôi sau gần 10 năm), số trẻ trong độ tuổi rất đông (xem bảng ở phần a). Chính vì vậy, CM trẻ ở khu vực này có nhu cầu cao trong việc gửi trẻ dưới 36 tháng tuổi đến các cơ sở giáo dục mầm non với thời gian đưa/đón linh hoạt. Tại khu vực này, tập trung phần đông là dân nhập cư, chủ yếu sống bằng nghề lao động phổ thông. “ Mấy năm gần đây, dân số cơ học của Phường Lĩnh Nam tăng nhanh, đa số là người dân lao động phổ thông rất bận rộn, nên cha mẹ có con tuổi Nhà trẻ có nhu cầu cao gửi con đến trường)3; 2 3 Tổng cục thống kê, 2015 Ý kiến của PCT UBND phường Lĩnh Nam và phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Hà Nội 6 c) Mong muốn của CM về CS- GD trẻ Nhìn chung nhiều CM có nhu cầu gửi trẻ dưới 36 tháng tuổi vào các CSGDMN công lập, vì loại hình này được nhà nước đầu tư CSVC; kinh phí đóng góp ít; đội ngũ CBGV được đào tạo bài bản về chuyên ngành mầm non, các chế độ được đảm bảo nên đội ngũ ổn định, an tâm công tác. Tuy nhiên có rất nhiều rào cản khiến cha mẹ khó gửi con vào trường công lập, như: (-) Nhiều trường công lập không nhận trẻ dưới 36 tháng tuổi hoặc chỉ nhận một lượng giới hạn trẻ từ 24 tháng tuổi. (-) Thủ tục nhập học cho trẻ vào các cơ sở GDMN công lập có những qui định về thủ tục hành chính (hộ khẩu) mà nhiều CM khó thực hiện. “Ở đây, trẻ em là con công nhân ở trọ thì phải có giấy tạm trú KT3 được chủ nhà trọ và chính quyền địa phương xác nhận từ 2 năm trở lên mới được xin vào trường MN công lập”4 Chính vì vậy, một số lượng lớn CM (đặc biệt ở khu vực đông dân cư, khu công nghiệp) buộc phải gửi trẻ vào các nhóm trẻ thuộc loại hình ĐLTT như là một giải pháp ngắn hạn, bởi các lý do: (-) Các nhóm trẻ ĐLTT thường nhận trẻ từ 12 tháng (có những cơ sở nhận cả trẻ từ 8 tháng tuổi trở lên); (-)Thời gian đón, trả trẻ linh hoạt; (-) Giáo viên phục vụ nhiệt tình, chăm sóc trẻ tốt, đáp ứng yêu cầu đa dạng của CM; (-)Số lượng trẻ trong mỗi nhóm ít hơn so với ở trường công lập; (-) Thủ tục nhập học của các nhóm trẻ ĐLTT dễ dàng (chỉ cần đầy đủ giấy tờ là được vào học), không phụ thuộc vào hộ khẩu; (-) Mức đóng góp hợp lý với thu nhập của CM. “Quan trọng nhất là con gửi ở đây vẫn khỏe mạnh, tăng cân, an toàn, được các bà rất âu yếm, ôm ấp, vỗ về và nhất là thời gian muốn gửi lúc nào, đón lúc nào cũng được. Có hôm mẹ về muộn còn được bà tắm giặt cho đầy đủ”. Ở nhóm lớp gia đình, cha mẹ thỏa thuận được giờ giấc đón, trả, học phí phù hợp, số lượng trẻ/lớp ít hơn ở nhóm lớp ĐLTT” 5 - Còn một bộ phận CM chưa cho con đến trường vì điều kiện kinh tế hoặc vì chưa thực sự tin tưởng vào các CSGDMN, đồng thời chưa nhận thức đầy đủ vai trò của GDMN đối với sự phát triển của trẻ. Mong muốn về chất lượng CS-GD trẻ 4 5 TLN cha mẹ có con chưa đi học tại Khu phố 4 – phường Mỹ Phước, Bình Dương. Ý kiến của PBT Đoàn thanh niên phường Hùng Vương – Phúc Yên 7 Hầu hết CM đều muốn gửi con của họ khi đến các CSGDMN đảm bảo chất lượng về CS-GD trẻ. CM mong muốn các nhóm trẻ ĐLTT tuyển chọn GV có trình độ chuyên môn, yêu nghề, yêu trẻ. Nếu được, họ mong muốn gửi con đến các trường MN công lập vì trường có các điều kiện tốt hơn rất nhiều so với trường tư thục và nhóm trẻ ĐLTT. CM ở khu công nghiệp và khu vực dân tộc thiểu số có nhu cầu được phổ biến kiến thức và kĩ năng CS-GD trẻ dưới 36 tháng tuổi tại gia đình; mong muốn được Chính phủ hỗ trợ tiền ăn cho con dưới 36 tháng gửi tại CSGDMN, được hưởng các chế độ chính sách hỗ trợ như trẻ trên 3 tuổi gửi tại các trường mầm non công lập. Đối với những trẻ có hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ mong muốn được hỗ trợ tiền ăn, miễn giảm học phí (Lào Cai, Gia Lai, Bình Dương, Vĩnh Phúc). 1.2.Mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội về chăm sóc, giáo dục trẻ dưới 36 tháng ở các cơ sở giáo dục mầm non a) Số trẻ được CS-GD ở các loại hình cơ sở giáo dục Số liệu khảo sát tại các đia bàn qua 3 năm (2012-2015) cho thấy mức độ nhập học của trẻ dưới 36 tháng rất khác nhau giữa các khu vực ở Việt Nam: Khu vực công nghiệp có tỉ lệ nhập học cao nhất 81,2 %, khu vực miền núi và dân tộc có tỉ lệ nhập học thấp nhất 17,1%. Số trẻ nhập học ở nhóm lớp ĐLTT chiếm một tỉ lệ bằng hoặc nhiều hơn tỉ lệ các cháu học ở các trường MN công lập hoặc tư thục (ở khu vực CN, số trẻ học nhóm ĐLTT là 36,1 % so với 45,1% học ở trường MN công lập và tư thục). Số trẻ được CSGD tại gia đình chiếm tỷ lệ rất cao ở đa số đại bàn khảo sát. Biểu đồ 1. Số trẻ được CS-GD ở các cơ sở GD tại 3 khu vực điều tra 8 - Trẻ vào trường MN công lập và TT Số trẻ được CS-GD tại các trường công lập và TT có xu hướng tăng lên trong năm học 2014-2015, song vẫn ở mức thấp. Giữa các khu vực, khu công nghiệp có số trẻ được CS-GD trong các trường MN ở mức cao nhất (trên 40%), Khu vực đông dân cư và khu dân tộc thiểu số có tỷ lệ trẻ dưới 36 tháng học trường MN thấp trong đó khu dân tộc thiểu số có tỷ lệ thấp nhất (từ 6.5% đến 7.1%). - Trẻ vào nhóm ĐLTT Đa số các địa phương được khảo sát (khu đông dân cư, khu vực dân tộc thiểu số) tỷ lệ trẻ được CS-GD trong các nhóm trẻ ĐLTT cao hơn so với ở các trường MN. Số trẻ trong các nhóm này có xu hướng tăng lên trong năm học gần đây. Các nhóm trẻ ĐLTT mặc dù đang khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của công nhân, với các ưu thế như mức thu học phí thấp, thời gian đưa đón trẻ linh hoạt, có các dịch vụ trông sớm, trả muộn, tuy nhiên, các nhóm ĐLTT đáp ứng được rất ít nhu cầu gửi trẻ. - Trẻ ở nhà: Số trẻ dưới 36 tháng được CS-GD tại gia đình chiếm tỷ lệ rất cao đặc biệt ở khu vực dân tộc thiểu số và khu vực đông dân cư. Tỷ lệ này đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Bảng 3. Số trẻ dưới 36 tháng được CS-GD tại gia đình Trẻ dưới 36 tháng 2012-2013 2013-2014 2014-2015 KV đông dân cư SL % 18976 74.6 20829 70.7 17340 61.8 KV công nghiệp SL % 7465 26.9 6932 23.8 6082 18.8 KV dân tộc thiểu số SL % 10291 81.2 12272 85.0 13292 82.9 Tỷ lệ trẻ dưới 36 tháng được CS-GD tại gia đình ở khu công nghiệp thấp hơn rất nhiều so với các địa bàn khác do đặc điểm dân cư (người nhập cư từ nơi khác tới nên ít 9 có người thân lên chăm con giúp) và do đặc thù công việc phải làm ca kíp nên bắt buộc CM phải gửi con vào các cơ sở GDMN hoặc nhóm trẻ gia đình. b) Nguyên nhân chưa đáp ứng nhu cầu CS-GD trẻ của các CSGDMN Người dân có nhu cầu gửi con vào các cơ sở GDMN, tuy nhiên mức độ đáp ứng dịch vụ chăm sóc-giáo dục trẻ dưới 36 tháng tuổi của các CSGDMN chưa cao. Nguyên nhân chưa đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ dưới 36 tháng tuổi gồm: + Các cơ sở GDMN công lập có số lượng hạn chế (mỗi xã/phường chỉ có 1 trường MN công lập) và ưu tiên nhận trẻ 5-6 tuổi để hoàn thành nhiệm vụ phổ cập giáo dục quốc gia cho trẻ 5 tuổi, không nhận trẻ có hộ khẩu tạm trú, KT2, KT3. Cụ thể là khu vực đông dân cư mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu; Khu công nghiệp có sự khác biệt khá lớn giữa các địa bàn: Phúc Yên, Vĩnh Phúc chiếm tỉ lệ khá cao so với các đại bàn khác (49,9%) trong khi Bình Dương lại rất thấp (9,1%) vì trẻ dưới 3 tuổi ở Bình Dương không có hộ khẩu để xin học trường công lập. Vùng dân tộc thiểu số tỷ lệ đáp ứng nhu cầu gửi con vào các trường công lập và tư thục cũng rất thấp: Lào Cai 16,3%, Gia Lai 3,5% (tổng hợp số liệu qua 3 năm học 2012-2015). + Cha mẹ trẻ chưa yên tâm với điều kiện và chất lượng chăm sóc trẻ tại các cơ sở GDMN ngoài công lập. + Phí đóng cho các cơ sở GDMN công lập và ngoài công lập cũng là một rào cản với các gia đình có mức thu nhập thấp. + Thời gian chăm sóc trẻ tại các cơ sở GDMN, ngay cả loại hình ngoài công lập, chưa thật phù hợp với chế độ lao động của cha mẹ trẻ, đặc biệt là những cha mẹ làm việc theo ca kíp ở các khu công nghiệp. - Các nhóm trẻ ĐLTT chưa đảm bảo yêu cầu về số lượng: Số lượng trẻ trong nhiều nhóm vượt xa so với định mức cho phép (tại khu vực đông dân cư đặc biệt ở Hà Nội). - Có rất ít trẻ dưới 36 tháng được nhận vào các cơ sở GDMN, đặc biệt là lứa tuổi dưới 12 tháng, số trẻ được đến trường chủ yếu tập trung vào nhóm trẻ 24-36 tháng (do 10 các trường MN công lập nhận nhóm trẻ 24-36 tháng) tuy vậy số lượng cũng rất hạn chế. Qua số liệu được cung cấp cho thấy rằng đa số trẻ dưới 36 tháng tuổi được chăm sóc tại gia đình, thấp nhất là Vĩnh Yên (33,6%) tỷ lệ này đặc biệt cao tại các vùng dân tộc thiểu số (Gia Lai: 88,7% )(số liệu năm học 2014-2015). Số trẻ được gửi vào các nhóm ĐLTT ở khu vực đông dân cư và khu công nghiệp chiếm tỷ lệ cao hơn so với vùng dân tộc thiểu số. Ở các khu vực được khảo sát, vẫn tồn tại các nhóm trẻ chưa phép hoạt động (số trẻ được chăm sóc trong các cơ sở chưa có phép năm học 2014-2015: Q. Hoàng Mai- 0,8%, Vinh-1,5%, Phú Yên-0,49%, Bến Cát-5,62%, Lào Cai-1,9%, Gia Lai-2,4%) - Hầu hết cha mẹ có con đã đi học có mong muốn cho con đến các CSGDMN từ 2 – 3 tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế, thời điểm cho con đi học tùy thuộc hoàn cảnh của mỗi gia đình. Trong điều kiện các CSGDMN công lập chưa đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ dưới 36 tháng thì các cơ sở ngoài công lập là 1 lựa chọn có nhiều ưu điểm đối với các bậc cha mẹ (thời gian đón/trả trẻ linh hoạt, địa điểm gần nhà gia đình trẻ, thủ tục hành chính gọn nhẹ và đơn giản (không yêu cầu hộ khẩu thường trú…), mức tiền thu từ CM phù hợp với khả năng chi trả của người dân, quan tâm và thực hiện theo yêu cầu chăm sóc cá nhân của CM (uống thuốc, ăn thêm thức ăn, tắm giặt…), cung cấp những dịch vụ chăm sóc cơ bản tối thiểu cần thiết cho trẻ như an toàn, dinh dưỡng…đã giúp giải tỏa những khó khăn tìm chỗ gửi con dưới 36 tháng của các bậc cha mẹ, đặc biệt là các nhóm trẻ ĐLTT, nhóm trẻ gia đình. Số trẻ dưới 36 tháng gửi các nhóm trẻ ĐLTT, nhóm trẻ gia đình ở cả 3 khu vực so với số trẻ gửi trường MN công lập và tư thục đều nhiều hơn (Khu miền núi, khu đông dân cư) và gần bằng nhau như khu công nghiệp (trường MN 40%, nhóm trẻ 36%). Điều đó khẳng định vai trò to lớn của nhóm trẻ ĐLTT, nhóm trẻ gia đình trong việc đáp ứng nhu cầu gửi trẻ dưới 36 tháng tuổi vào các CSGDMN của CM. Hầu hết CM hài lòng về nhóm/ lớp mà họ lựa chọn gửi con vì vậy nhiều cha mẹ đã yên tâm và gửi trẻ lâu dài tuy nhiên, họ lo ngại khi trẻ lên lớp 5 - 6 tuổi thì chất lượng của các nhóm trẻ ĐLTT sẽ không đảm bảo để chuẩn bị đủ điều kiện cho trẻ bước vào lớp 1. - Ở vùng dân tộc, chất lượng hoạt động của một số nhóm trẻ ĐLTT còn chưa đảm bảo hoặc còn thiếu các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi ... Vì thế, CM còn chưa hoàn toàn yên tâm khi gửi con tại các nhóm trẻ ĐLTT. Đây cũng là lý 11 do khiến các loại hình chăm sóc và giáo dục trẻ từ 0-3 tuổi ở khu vực vùng dân tộc thiểu số không phát triển, chiều hướng tăng rất chậm ở hầu hết các năm. - Nếu xét theo tiêu chí giới, ở cả 3 khu vực được khảo sát cho thấy không có sự bất bình đẳng trong tiếp cận với CSDGMN của các trẻ dưới 36 tháng tuổi Bảng 4. Quy mô phát triển nhóm độc lập tư thục toàn quốc (năm 2014-2015) Số nhóm TT Số nhóm Số nhóm Địa điểm 1 2 3 4 5 6 Hoàng Mai Vinh Lào Cai Gia Lai Phúc Yên Bến Cát tt Địa điểm 1 2 3 4 5 6 Hoàng Mai Vinh Lào Cai Gia Lai Phúc Yên Bến Cát 12 th 0 0 0 0 0 0 từ 18 th 105 0 7 0 0 0 24-36 th 205 0 24 7 19 33 số trẻ 12 th số trẻ từ 18 th số trẻ 24-36 th 0 0 0 0 0 0 2.928 0 104 0 0 0 4.391 0 595 140 350 638 Nhóm ghép 0 71 0 0 0 40 số trẻ ghép 0 1.980 0 0 0 820 Tổng 310 71 31 7 19 73 Tổng 7.319 1.980 699 140 350 1.458 Bảng 5. Sự phân bố các loại hình CSGDMN theo khu vực (năm 2012-2015) TT 1 1.1 1.2 1.3 1.4 Tiêu chí 2012-2013 Số trẻ ở nhà Số trẻ ở trường CL và NCL Số trẻ nhóm lớp ĐL TT Tổng số trẻ từ 0-3 tuổi KV dân tộc KV đông dân cư SL % SL % 10291 81.2 18976 879 6.9 1598 12.6 12668 KV Công nghiệp SL % 74.6 7465 26.9 2843 11.2 11914 43.0 3617 14.2 8358 30.1 25436 27737 12 2 2.1 2.2 2.3 2.4 3 2013-2014 Số trẻ ở nhà Số trẻ trường CL và NCL Số trẻ nhóm lớp ĐL TT Số trẻ từ 0-3 tuổi 2014-2015 12272 85.0 20829 70.7 6932 23.8 939 6.5 4077 13.8 12426 42.7 1287 8.9 4075 13.8 9721 33.4 14438 29481 29079 13.292 82.9 17.340 61.8 6.082 18.8 1.141 7.1 4.945 17.6 14.618 45.1 3.3 Số trẻ ở nhà Số trẻ trường CL và NCL Số trẻ nhóm lớp ĐL TT 1.598 10.0 5.777 20.6 11.700 36.1 3.4 Số trẻ từ 0-3 tuổi 16.031 3.1 3.2 28.062 32.400 2. Thực trạng chăm sóc, giáo dục trẻ dưới 36 tháng tuổi trong các nhóm trẻ ĐLTT 2.1. Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ dưới 36 tháng tuổi trong các nhóm trẻ ĐLTT - Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng được quan tâm hơn hoạt động giáo dục trẻ, tuy nhiên, chưa đảm bảo yêu cầu của Chương trình GDMN Qua báo cáo của các cấp quản lý và kiểm tra hồ sơ, tài liệu ở các nhóm, lớp ĐLTT ở khu vực đông dân cư, khu công nghiệp, chế xuất chúng tôi nhận thấy: Trẻ được chăm sóc theo chế độ sinh hoạt một ngày. Các nhóm đều có thực đơn hàng ngày phù hợp với trẻ các độ tuổi trong nhóm. Số bữa ăn của trẻ một ngày tại nhóm từ 3-4 bữa (gồm 2 bữa chính và 1 bữa phụ, một số nhóm cho trẻ ăn bữa sáng theo yêu cầu của cha mẹ ). Trẻ được ngủ trưa đầy đủ. Vệ sinh cá nhân được các GV chú ý, trẻ được giữ sạch sẽ, quần áo gọn gàng. Trẻ được cân đo một năm 2-3 lần (đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học), một số nhóm có tổ chức khám sức khoẻ cho trẻ - 1 năm 1lần. Tại mỗi nhóm lớp, đều có tủ thuốc với các thuốc và các dụng cụ sơ cứu ban đầu. Tuy nhiên, qua PVS và TLN chúng tôi nhận thấy chất lượng nuôi dưỡng trẻ tại các nhóm ĐLTT không đảm bảo và khó kiểm soát bởi các lí do:(+) Chi phí cho bữa ăn của trẻ thấp và do chủ nhóm tự cân đối thu-chi trên cơ sở kinh doanh có lãi (+) Người nấu ăn cho trẻ đa số thiếu các chứng 13 chỉ cần thiết để hành nghề. (+) Sự kiểm soát khẩu phần, chất lượng bữa ăn chủ yếu được cơ quan quản lý kiểm tra dựa trên sổ sách và bảng thực đơn của nhóm lớp được dán công khai, không thường xuyên kiểm tra thực tế việc thực hiện thực đơn và kiểm tra mẫu thực phẩm. Khảo sát các nhóm trẻ ĐLTT ở khu vực dân tộc thiểu số cho thấy việc thực hiện chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc, thăm khám sức khỏe cho trẻ chưa đảm bảo. Chế độ dinh dưỡng của trẻ không hợp lý do chủ nhóm lớp không có khả năng xây dựng khẩu phẩn thực đơn cho trẻ. Nghiên cứu các thực đơn của nhóm trẻ cho thấy hầu hết chưa đảm bảo chế độ dinh dưỡng theo độ tuổi, cũng như chưa cân bằng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ. Để tiết kiệm chi phí, việc mua bán thực phẩm và nấu nướng thường do người nhà của các chủ nhóm thực hiện (họ không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần thiết) nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng bữa ăn. Việc theo dõi sức khỏe định kì không thực hiện đầy đủ và thường xuyên (thông thường 1-2 lần/1 năm và chủ yếu là theo dõi cân nặng) Ở các nhóm trẻ gia đình (tồn tại rất nhiều ở Vĩnh Phúc, tp. Hồ Chí Minh) trong điều kiện nhóm đang trông giữ nhiều trẻ ở các độ tuổi khác nhau, người trông giữ trẻ không có chuyên môn về GDMN, thức ăn của trẻ hầu hết do cha mẹ chuẩn bị và mang tới, do đó khó có thể đảm bảo về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ từng độ tuổi. Việc khám sức khỏe định kỳ và cân đo trẻ không được thực hiện. Chế độ sinh hoạt được chủ nhóm tự lập ra thường theo nhu cầu của gia đình trẻ chứ không theo Chương trình GDMN. “Trẻ nhiều khi đi học theo bố mẹ làm ca sớm từ lúc 5h sáng cho nên đến đây trẻ ngủ đến tận 8-9h mới dậy” (Ý kiến của chủ nhóm gia đình phường TTĐ, TP Hồ Chí Minh). - Hoạt động giáo dục trẻ chưa được chú trọng đúng mức, chất lượng giáo dục chưa đảm bảo. Chương trình GDMN hiện chưa được sử dụng thống nhất, đồng bộ tại các nhóm trẻ ĐLTT Theo quy định của Bộ GD ĐT 6, các nhóm trẻ sử dụng Chương trình GDMN được Bộ GD&ĐT ban hành năm 2009, tuy nhiên, qua nghiên cứu các kế hoạch hoạt động giáo dục, quan sát và phỏng vấn sâu GVMN, người chăm sóc trẻ chúng tôi nhận thấy hầu hết ở các nhóm trẻ ĐLTT không thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục theo nội dung yêu 6 Văn bản hợp nhất Số: 05/VBHN-BGDĐT- Quyết định Ban hành điều lệ trường MN ngày 13 tháng 02 năm 2014, Điều 22 về Chương trình giáo dục, kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục 14 cầu/ độ tuổi trong Chương trình GDMN. Một số GVMN còn đồng nhất giữa hoạt động giáo dục/ ngày với hoạt động chơi- tập (với hình thức chủ yếu là hát hay đọc thơ), hay thậm chí hoạt động học (không dành cho trẻ dưới 36 tháng), vì thế, không tiến hành giáo dục trẻ qua các hoạt động trong ngày mà chủ yếu đầu tư cho giờ học khi có kiểm tra, dự giờ của các cấp quản lý. Tại nhiều nhóm, lớp ĐLTT ở địa phương thuộc khu vực đông dân cư, khu công nghiệp do cạnh tranh trong thu hút trẻ nên GVMN, người chăm sóc trẻ còn làm thay trẻ mọi việc, không thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống, tính tự lập cho trẻ (bón cơm cho cả trẻ lớn, làm vệ sinh cá nhân cho trẻ,…). Nhiều nhóm trẻ ĐLTT chưa được cấp phép hay hầu hết các nhóm trẻ gia đình thì GVMN, người chăm sóc trẻ thậm chí không biết đến Chương trình GDMN. Nguyên nhân chủ quan cơ bản là do trình độ, năng lực của chủ nhóm, GVMN, người chăm sóc trẻ còn hạn chế. Nguyên nhân khách quan được đa số GVMN và CBQL cho biết là do trẻ nhà trẻ nhiều độ tuổi/ nhóm, lớp nên khó thực hiện được yêu cầu của Chương trình GDMN (với nội dung giáo dục cho trẻ từng độ tuổi), do chưa có Chương trình GD hay tài liệu hướng dẫn thực hiện Chương trình GD riêng cho các nhóm, lớp ĐLTT với trẻ nhà trẻ nhiều độ tuổi. “Nhóm có các cháu nhà trẻ, lại ít GV nên hàng ngày cho trẻ ăn, uống và đi vệ sinh đã hết thời gian rồi” (Ý kiến của chủ nhóm ở phường Cốc Lếu, Lào Cai). “Nhóm có 10 cháu, nhiều độ tuổi khác nhau, chế độ ăn ngủ khác nhau nên em không dạy bài bản, chỉ cho các bé coi tranh ảnh và hát, coi ti vi.Không có chương trình dạy, vì các bé còn nhỏ quá, chủ yếu là trông giữ; chủ yếu mua tranh về cho bé xem, tập hát một số bài. Buổi chiều nếu mát thì em cho cháu ra sân chơi, nếu nóng thì ở trong nhà coi tranh ảnh, ti vi rồi hát múa vài bài...(Nhóm trẻ TT chưa được cấp phép, Phường Mỹ Phước, Bình Dương). - Chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ dưới 3 tuổi trong nhóm, lớp ĐLTT chưa được Cha mẹ và Chủ nhóm... quan tâm Do trường MN công lập thiếu điều kiện về CSVC và đội ngũ nên thường rất hạn chế nhận trẻ dưới 36 tháng (nhưng phải có hộ khẩu thường trú tại địa bàn), đặc biệt là trẻ dưới 18 tháng, do Cha, mẹ có nhu cầu gửi trẻ cao, đặc biệt là khu công nghiệp, khu chế 15 xuất, nơi tập trung đông đảo Cha, Mẹ - lực lượng lao động trẻ, thu nhập thấp, thời gian làm việc/ ngày nhiều và căng thẳng...nên Cha, Mẹ thường chọn gửi con ở nhóm trẻ ĐLTT gần nhà (cả không phép hoặc có phép), nhóm trẻ gia đình và không có nhiều yêu cầu về chất lượng chăm sóc- giáo dục mà chỉ quan tâm đến ăn, ngủ và sự phát triển về chiều cao, cận nặng của trẻ:“Muốn con được các cô chăm sóc, cho ăn uống và vệ sinh đầy đủ, sạch sẽ” (Ý kiến của PH phường Tân Thuận Đông, tp.Hồ Chí Minh) 2.2. Các điều kiện phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ - Điều kiện cơ sở vật chất của nhóm lớp ĐLTT giữa các khu vực có những điểm khác biệt, song đều còn rất hạn chế và không đảm bảo cho việc thực hiện các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. + Cơ sở hạ tầng của các nhóm lớp ĐLTT được cải tạo lại từ nhà ở (thuê địa điểm hoặc sử dụng nhà của gia đình) nên chưa hoàn toàn phù hợp với trẻ MN. Các nhóm lớp thuộc khu công nghiệp thường không đảm bảo yêu cầu về diện tích 1,5m2/trẻ theo qui định7. Các lớp của nhóm trẻ ĐLTT đều không đủ các phòng chức năng, mỗi lớp học chỉ có 1 phòng được sử dụng đa chức năng (học, chơi, ăn, ngủ). + Nhà vệ sinh trong các nhóm lớp ĐLTT đều chưa phù hợp (diện tích nhỏ, thiết bị vệ sinh dùng chung của người lớn, nhà vệ sinh ẩm thấp, trơn trượt...). Tại khu vực đông dân cư, các nhóm lớp được điều tra đều có nhà vệ sinh khép kín trong lớp trong khi đó các nhóm lớp thuộc khu công nghiệp và khu vực dân tộc thiểu số đa số không có nhà vệ sinh khép kín, 1 khu vệ sinh được dung chung cho rất nhiều trẻ. Một số nhóm lớp bố trí nhà vệ sinh cách xa lớp học không thuận tiện cho trẻ đi vệ sinh (vùng dân tộc thiểu số). + Bếp ăn của các nhóm được khảo sát đa số chưa đảm bảo là bếp 1 chiều. Các nhóm trẻ gia đình đều sử dụng chung với bếp ăn gia đình. + Sân chơi: Ở cả 3 khu vực, các cơ sở thiếu sân chơi, hoặckhu vực chơi ngoài trời diện tích rất chật hẹp thậm chí nhiều nhóm lớp không có sân chơi. Đồ chơi ngoài trời hầu như không có hoặc có nhưng rất ít và thường không sử dụng được (khu vực dân tộc thiểu số). Hàng rào của các nhóm lớp được chủ yếu là tường xây bao quanh nhà, không được 7 Văn bản hợp nhất Số: 05/VBHN-BGDĐT-Quyết định Ban hành điều lệ trường MN ngày 13 tháng 02 năm 2014, điều 28 về Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em 16 thiết kế tạođộ thoáng và đảm bảo tính thẩm mĩ cho cơ sở GDMN. Vùng dân tộc thiểu số, một số nhóm lớp hàng rào thấp, không đảm bảo, trẻ có thể trèo ra, trèo vào được, không đảm bảo an toàn cho trẻ. Tại khu công nghiệp, nhiều nhóm lớp không có rào chắn bảo vệ. + Bên trong phòng lớp, những khu vực có thể gây nguy hiểm cho trẻ như các chắn song cầu thang thưa, lan can chắn thấp… đã được các nhóm lớp thuộc khu đông dân cư chú ý thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, các nhóm lớp ở đây còn được trang bị tương đối tốt hệ thống phòng cháy chữa cháy. Tuy vậy, tại khu công nghiệp và khu vực dân tộc thiểu số, các nhóm được khảo sát chưa thực hiện được các yêu cầu này. + Đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tại các nhóm lớp được khảo sát chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng đặc biệt thiếu đồ chơi vận động cơ bản, vận động tinh và giác quan như: bộ xâu hạt, bộ xâu dây, bộ lồng hộp, bóng, gậy thể dục, vòng thể dục...Một số thiết bị dạy học, đồ chơi và học liệu như: đất nặn, bút sáp màu mặc dù có nhưng không đủ về số lượng theo quy định, hơn nữa về chất lượng chưa đảm bảo: đất nặn bị cứng, bút sáp màu ngắn, cũ kĩ khiến cho trẻ sử dụng khó khăn. Đồ dùng cá nhân dành cho trẻ ở nhóm lớp (khăn rửa mặt, ca cốc...) tương đối đầy đủ về số lượng tuy nhiên phần nhiều cũ và ít có kí hiệu riêng hoặc có kí hiệu song trẻ vẫn dùng chung lẫn lộn (khu công nghiệp, khu đông dân cư), đồ dùng cá nhân của trẻ ở các nhóm lớp vùng dân tộc thiểu số thiếu rất nhiều và cũ. - Chưa chú trọng xây dựng môi trường giáo dục phù hợp trong nhóm, lớp ĐLTT Các nhóm trẻ ĐLTT chưa chú trọng xây dựng môi trường giáo dục (các nhóm trẻ gia đình, nhóm trẻ thuộc khu vực dân tộc thiểu số) hoặc có các nhóm trẻ ĐLTT (khu đông dân cư, khu công nghiệp) đã có chú ý đến việc trang trí phòng lớp, tuy nhiên, việc trang trí này vẫn chưa mang tính thẩm mĩ cũng như chưa có tính giáo dục cao, các hình ảnh trang trí phần lớn mang tính biểu diễn; Về việc sắp xếp các khu vực hoạt động: Do diện tích phòng lớp chật hẹp chỉ đảm bảo diện tích tối thiểu nên thiếu các khu vực để trẻ tập vận động, hoạt động với đồ vật, chơi thao tác vai... Các phòng lớp được trang bị đồ dùng đồ chơi tối thiểu, tuy nhiên giáo viên chưa chú ý đến việc sắp xếp sao cho thuận lợi để trẻ dễ thao tác, hoạt động với các đồ dùng đồ chơi đó mà phần lớn sắp xếp sao cho gọn gàng. 17 - Nhân sự trong các nhóm lớp ĐLTT hiện nay còn rất thiếu và thiếu tính ổn định, chất lượng nhân sự chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm đối với nghề và tình yêu đối với trẻ là vấn đề đáng lo ngại Nhiều chủ nhóm trình độ chuyên môn hạn chế (chứng chỉ GDMN). Có 36,2% chủ nhóm ĐLTT thiếu đồng thời cả chuyên môn về GDMN và nghiệp vụ quản lý nhóm trẻ ĐLTT. Chỉ có 30,3% GV đang dạy tại các nhóm trẻ ĐLTT có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên, số còn lại (gần 70%) chỉ có trình độ trung cấp hoặc có chứng chỉ bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn GDMN. Trên 80% bảo mẫu có trình độ phổ thông và có chứng chỉ sư phạm MN/cô nuôi. Đáng lo ngại là vẫn có 72,2% bảo mẫu (ở Bình Dương và Vĩnh Phúc) chưa có chứng chỉ về sư phạm mầm non (hoặc cô nuôi) nhưng hiện tại vẫn đang thực hiện việc chăm sóc giáo dục trẻ (Số liệu năm học 2014- 2015). Việc tuyển GVMN có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và kinh nghiệm nghề nghiệp thường rất khó khăn và chi phí tiền lương cao, nên nhiều chủ nhóm phải sử dụng người lao động không có chuyên môn về GDMN. Những GVMN có trình độ chuyên môn thường chọn nhóm trẻ ĐLTT khi không xin được làm việc ở đâu hoặc chỉ tạm làm trong lúc xin vào các cơ sở GDMN công lập, vì thế họ chưa thực sự yêu trẻ, yêu nghề, thiếu tâm huyết. Mặt khác, sự căng thẳng về thời gian làm việc đối với GV, số lượng GV ít ( Số lượng GV, cô nuôi /số trẻ tại các nhóm ĐLTT có phép đảm bảo yêu cầu, nhưng các nhóm, lớp ĐLTT chưa được cấp phép chỉ có 1GV/cô nuôi) mà phải tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ cả 2 buổi/ngày, thường làm việc trên 10h/ ngày, hầu hết phải đến sớm để đón trẻ và trả trẻ muộn. Việc chăm sóc- giáo dục trẻ dưới 3 tuổi đòi hỏi sự nhẹ nhàng, gần gũi, tận tụy đáp ứng các nhu cầu khác nhau với từng cháu, đã gây ra sự căng thẳng về tâm lý và thể chất đối với người GV- trong hoàn cảnh đó họ rất dễ “bùng nổ” các hành vi cực đoan, khi không kiểm soát được bản thân và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn về mặt tinh thần đối với trẻ em. Nhân viên nấu bếp cũng không có chuyên môn phù hợp, trong nhiều nhóm trẻ việc này do chủ nhóm hay người nhà kiêm nhiệm để tiết kiệm kinh phí. 3. Thực trạng quản lý nhóm trẻ ĐLTT của chủ nhóm 3.1. Quản lý các hoạt động chăm sóc giáo dục 18 - Khảo sát cho thấy chủ nhóm ĐLTT chưa thực hiện tốt các chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ. Nguyên nhân chủ yếu do: + Đa số chủ nhóm chưa được đào tạo đúng chuyên ngành về GDMN và quản lý cơ sở GDMN.Phần lớn chủ nhóm không nắm chắc nội dung chương trình, nên không thể hỗ trợ và kiểm soát được việc thực hiện chương trình của giáo viên.Kết quả khảo sát cho thấy chủ nhóm nếu có chuyên môn về GDMN thì việc kiểm tra, giám sát chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ khá chặt chẽ “Chủ nhóm cùng tham gia vào chăm sóc giáo dục trẻ;… thường xuyên dự giờ, quan sát các cô trong các hoạt động tại nhóm trẻ” (Ý kiến của chủ nhóm có phép TT, Phường Trưng Nhị - Vĩnh Phúc). Đối với các chủ nhóm không có chuyên môn về GDMN thì việc giám sát việc thực hiện hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ của GVMN rất sơ sài. Việc đánh giá chất lượng chăm sóc - giáo dục của chủ nhóm dựa theo một số tiêu chí cụ thể như: tỉ lệ trẻ/nhóm phụ trách tăng cân, khỏe mạnh, đi học đều, không bỏ lớp... để đánh giá xếp loại giáo viên, chứ chưa đánh giá chất lượng giáo dục theo kết quả mong đợi/ độ tuổi theo Chương trình GDMN. Những tiêu chí đánh giá của chủ nhóm trước hết đáp ứng những yêu cầu của Cha, mẹ khi gửi trẻ: khỏe mạnh, tăng cân và yêu cầu lợi nhuận của chủ nhóm trên cơ sở trẻ đi học đều, không bỏ lớp, chuyển lớp. + Trường MNCL trên địa bàn được phân công hỗ trợ nhóm trẻ ĐLTTT thường không có nhóm trẻ NT hoặc có nhưng không có nhóm trẻ ghép nhiều độ tuổi nên không hướng dẫn chuyên môn hiệu quả cho chủ nhóm. + Chủ nhóm (hoặc người quản lý về chuyên môn) thường tham khảo kế hoạch chăm sóc- giáo dục trẻ của trường MNCL, giao quyền cho GVMN tự quyết định hoàn toàn trong hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ, chỉ thực hiện giám sát, điều chỉnh khi có nhóm có vấn đề hay bị nhắc nhở. GVMN có trình độ chuyên môn nhưng thường không có ý kiến gì về kế hoạch chăm sóc- giáo dục cần thực hiện do chủ nhóm xây dựng, cho dù biết nhiều điểm không phù hợp “Chủ nhóm xếp lịch dạy như thế nào thì cứ dạy như thế, chủ nhóm tham khảo chương trình của trường MN công lập Thới Hòa” (ý kiến của chị H. T. D đã làm GVMN 2 năm ở nhóm, lớp). - Hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn của chủ nhóm lớp và GVtrong nhóm lớp chưa được thực hiện thường xuyên. Việc bồi dưỡng chuyên môn trong 19 nhóm lớp ít khi được tổ chức. Theo chia sẻ của chủ nhóm, tại các nhóm, việc bồi dưỡng chuyên môn (chủ yếu là kĩ năng nghề) chủ yếu diễn ra tại lớp, GV học nghề của nhau dần thích ứng được với yêu cầu công việc. 3.2. Quản lý nhân sự Chủ nhóm gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng, duy trì đội ngũ và đảm bảo các chế độ cho GV/bảo mẫu - Chủ các nhóm trẻ ĐLTT thường gặp khó khăn trong việc tuyển dụng GV có trình độ chuyên môn cao vào làm việc do lương thấp và phụ thuộc nhiều vào lượng trẻ nhập học, do các chế độ cho GV chưa đảm bảo, thời gian làm việc nhiều hơn trường công. - Việc quản lý về nhân sự trong nhóm trẻ ĐLTT của chủ nhóm còn gặp nhiều khó khăn do chưa có chế tài, qui định quản lí nhân sự và do tình hình không ổn định của đội ngũ GV và trẻ. - Do tự thu tự chi, thu nhập phụ thuộc vào trẻ đi học nên đa số các nhóm chưa thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ thai sản theo quy định cho GV, nhân viên. 3.3. Quản lý tài chính Các khoản thu chi do chủ nhóm tự quản và quyết định, các nhóm trẻ gặp nhiều khó khăn trong hoạch toán và cân đối thu-chi. - Quản lý thu, chi trong các nhóm trẻ do các chủ nhóm tự quản. Mỗi chủ nhóm có sự quản lý và lựa chọn các khoản thu khác nhau. Kết quả cho thấy mức thu của các chủ nhóm lớp trong cùng địa bàn là tương đương nhau, không có sự chênh lệch đáng kể và đều dựa trên sự thỏa thuận của chủ nhóm lớp với Cha mẹ trẻ. - Hiện nay các khoản chi tại nhóm trẻ ĐLTT rất đa dạng. Những khoản chung là: Tiền thuê mặt bằng (có hoặc không), Tiền lương cho GV/bảo mẫu, điện nước, đồ dùng vệ sinh… Ngoài ra một số cơ sở có thưởng chuyên cần, trách nhiệm cho GV, chi phí sửa chữa nhỏ...Ngoài ra, tại Phường Thới Hòa – Bến Cát – Bình Dương, các chủ nhóm phải nộp thuế môn bài 1.000.000đ/ 1 năm cho UBND Phường. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan