Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng...

Tài liệu Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế

.PDF
31
177
82

Mô tả:

Đề tài 2: Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠ I HỌC KINH TẾ THÀ NH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KẾ TOÁ N – KIỂM TOÁ N BÀI TIỂU LUẬN TÓM LƯỢC LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GVHD Học phần Nhóm TH Đề tài SVTH : Trương Minh Tuấn : Lý thuyết tài chính- tiền tệ : 33 : 02 : 1. Hà Thị Phương Thảo 2. Huỳnh Thị Thu Thảo 3. Nguyễn Trọng Hưng 4. Nguyễn Nghé 5. Đỗ Kim Minh Tuyền TP. Hồ Chí Minh, Năm 2012 GVHD: Trương Minh Tuấn Nhóm TH: 33 T ra ng |1 Đề tài 2: Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế HỌC PHẦN : LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ GIÀNG VIÊN : TRƯƠNG MINH TUẤ N LỚP : VB15KT002 NHÓM : 33 ĐỀ TÀI : 02 TÊN ĐỀ TÀI : Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế DANH SÁCH NHÓM 33 STT HỌ & TÊN CHỮ KÝ 121 HÀ THỊ PHƯƠNG THẢO 123 HUỲNH THỊ THU THẢO 51 NGUYỄN TRỌNG HƯNG NGUYỄN NGHÉ ĐỖ KIM MINH TUYỀN GVHD: Trương Minh Tuấn Nhóm TH: 33 T ra ng |2 Đề tài 2: Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦ U.......................................................................................................................1 I. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ........................................................................................2 1. Khái niệm ngân sách Nh à nước ....................................................................................2 2. Thu ngân sách Nhà nước ................................................................................................2 3. Chi ngân sách Nhà nước .................................................................................................2 4. Cân đố i thu ch i ng ân sách Nhà nước ...........................................................................3 5. Vai trò của ngân sách Nhà nước ...................................................................................3 II. BỘI C HI NGÂN SÁC H ..............................................................................................4 1. Khái niệm ...........................................................................................................................4 2. Phân lo ại..............................................................................................................................5 3. Nguyên nhân ......................................................................................................................6 4. Các biện pháp khắc phục bội chi ngân sách Nhà nước ...........................................7 III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .................................................................................10 1. Khái niệm .........................................................................................................................10 2. Vai trò của tăng trưởng kinh tế ...................................................................................11 IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA BỘI CHI NGÂN SÁCH VÀ TĂNG TRƯỞNG KIN H TẾ..............................................................................................................................13 1. Thúc đẩy tăng trưởng .....................................................................................................13 2. Hạn chế tăng trưởng kinh tế.........................................................................................15 3. Phương pháp giải quyết mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế .....................................................................................................................................17 V. THỰC TRẠNG HIỆN NAY VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT NHẰM CÂN BẰNG KIN H TẾ ....................................................................................18 1. Tăng trưởng kinh tế hiện nay.......................................................................................18 2. Thực trạng bộ i ch i ngân sách hiện nay......................................................................19 VI. KẾT LUẬN ..................................................................................................................27 TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD: Trương Minh Tuấn Nhóm TH: 33 T ra ng |3 Đề tài 2: Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế LỜI MỞ ĐẦU Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Cần hiểu rằng, vai trò của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định. Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội. Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. Nhưng hiện nay, cán cân ngân sách của nhà nước ta đang trong tình trạng bội chi ngân sách nên cần có những giải pháp thiết thực để giảm bội chi tiến tới cân bằng ngân sách và dẫn tới thặng dư. Có nhiều cách để chính phủ bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, nhưng phải sử dụng cách nào, nguồn nào thì còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế, chính sách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia, bởi mỗi giải pháp bù bắp đều có những ưu nhược điểm làm ảnh hưởng đến cân đối kinh tế vĩ mô. Và hậu quả của bội chi ngân sách nhà nước là ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế xã hội của đất nước dù mức nào đi chăng nữa. Vì vậy, chính phủ Việt Nam cần phải tính toán kỹ lưỡng để đưa ra các giải pháp bù đắp phù hợp với thực trạng hiện nay, khi nền kinh tế của Việt Nam đang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nền tài chính quốc gia cũng được đổi mới . Trong thực tế nhiều năm qua Việt Nam tăng trưởng chủ yếu dựa vào mô hình kinh tế theo hướng mở rộng đầu tư. Việc tái cơ cấu lại kinh tế thực chất là quá trình phân phối lại nguồn lực kinh tế hợp lý hơn. GVHD: Trương Minh Tuấn Nhóm TH: 33 T ra ng |4 Đề tài 2: Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế Trong ổn định kinh tế vĩ mô cần nhiều biện pháp nhưng cốt lõi, căn bản là giảm bội chi ngân sách, tăng hiệu quả đầu tư ngân sách nhà nước. Việc giảm bội chi cần ở một quy mô nhất định, đủ lớn để tạo dựng lòng tin. I. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm ngân sách Nhà nước Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. 2. Thu ngân sách Nhà nước Thu ngân sách là quá trình tổ chức huy động các nguồn tài chính xã hội vào quỹ ngân sách để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. 3. Chi ngân sách Nhà nước Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. GVHD: Trương Minh Tuấn Nhóm TH: 33 T ra ng |5 Đề tài 2: Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế 4. Cân đối thu chi ngân sách Nhà nước Ngân sách Nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm. Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước. 5. Vai trò của ngân sách Nhà nước Tăng trưởng kinh tế Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, cùng với việc Nhà nước can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vai trò của Ngân sách Nhà nước trong việc đièu hành các hoạt động hết sức thụ động. Ngân sách Nhà nước chỉ là một cái túi đựng sổ thu rồi thực hiện bao cấp tràn lan như cấp vốn cố định, cấp bù lỗ, bù giá… Chuyển sang cơ chế thị trường, Nhà nước định hương đổi mới cơ cấu kinh tế, kích thích phát triển sản xuất và chống độc quyền, thực hiện thông qua chính sách thuế và chính sách chi tiêu của Ngân sách chính phủ, vừa kích thích vừa gây sức ép, nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Đảm bảo đời sống xã hội Trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, Nhà nước đã trợ giúp cho những người có thu nhập thấp hoặc có hoàn cảnh đặc biệt như chi trợ cấp xã hội, trợ cấp cho các mặt hàng thiết yếu, chi thực hiện chính sách dân số, chính sách làm việc chông mù chữ, chống thiên tai dịch bệnh… Bên canh các khoản chi này, thuế cũng được sử dụng thực hiện vai trò tái phân phối thu nhập đảm bảo công bằng đảm bao cônng bằng xã hội. Trong điều kiện kinh GVHD: Trương Minh Tuấn Nhóm TH: 33 T ra ng |6 Đề tài 2: Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế tế nước ta với điều kiện nguồn thu còn hạn hẹp mà nhu cầu chi tiêu lại quá lớn. Vì vậy viẹc chi tiêu Ngân sách Nhà nước đòi hỏi phải sử dụng tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả, chi đúng đối tượng cho các vấn đề xã hội là việc đáng quan tâm. Kiềm chế lạm phát Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, giá cả chủ yếu phụ thuộc vào quan hệ cung cầu. Vì vậy để ổn định giá cả, chính phủ có thể tác động vào cung hoặc cầu hàng hóa trên thị trường thông qua chính sách thuế và chính sách chi tiêu của Ngân sách Nhà nước. Chính phủ sử dụng Ngân sách Nhà nước nhằm khống chế lạm phát một cách có hiệu quả thông qua việc thực hiện chính sách thắt chặt Ngân sách, tức là cắt giảm các khoản chi, chống tình trạng bao cấp, lãng phí trong chi tiêu, giảm thuế đầu tư…. Bên cạnh đó chính phủ có thể phát hành công cụ nợ, vay nhân dân để bù đắp thiếu hụt Ngân sách Nhà nước, góp phần to lớn vao việc làm giảm tốc độ lạm phát trong nền kinh tế mở. II. BỘI CHI NGÂN SÁCH 1. Khái niệm Thâm hụt ngân sách Nhà nước, hay còn gọi là bội chi ngân sách nhà nước, là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu "không mang tính hoàn trả" của ngân sách nhà nước. Theo thông lệ quốc tế, có thể tóm tắt báo cáo về NSNN hằng năm như sau: GVHD: Trương Minh Tuấn Nhóm TH: 33 T ra ng |7 Đề tài 2: Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế Bảng : Tóm tắt nội dung cân đối ngân sách nhà nước hằng năm Thu Chi A . Thu thường xuyên (thuế, phí, lệ phí) D. Chi thường xuyên B. Thu về vốn (bán tài sản nhà nước) E. Chi đầu tư C. Bù đắp thâm hụt F. Cho vay thuần - Viện trợ (= cho vay mới - thu nợ gốc) - Lấy từ nguồn dự trữ Vay thuần (= vay mới - trả nợ gốc) A + B +C = D + E + F Công thức tính bội chi NSNN của một năm sẽ như sau: Bội chi NSNN = Tổng chi - Tổng thu = (D + E + F) - (A + B) = C 2. Phân loại Thâm hụt cơ cấu : là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng,... Thâm hụt chu kỳ : là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế, nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách cho cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên. GVHD: Trương Minh Tuấn Nhóm TH: 33 T ra ng |8 Đề tài 2: Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế 3. Nguyên nhân Nhóm nguyên nhân thứ nhất là tác động của chính s ách cơ cấu thu chi của Nhà nước. Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi NSNN. Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi NSNN sẽ giảm bớt. Mức bội chi do tác động của chính sách cơ cấu thu chi gây ra được gọi là bội chi cơ cấu. Bội chi cơ cấu thường do cac nguyên nhân chủ quan:  Do quản lý và điều hành NS bất hợp lý  Do nhà nước chủ động sử dụng bội chi NSNN như một cụ sắc bén của chính sách tài khoá  Do cách đo lường bội chi Nhóm nguyên nhân thứ hai là tác động của chu kỳ kinh doanh. Khủng hoảng làm cho thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết những khó khăn mới về kinh tế và xã hội. Điều đó làm cho mức bội chi NSNN tăng lên. ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương ứng. Điều đó làm giảm mức bội chi NSNN. Mức bội chi do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ. Bội chi chu kỳ thường do các nguyên nhân khách quan:  Do nền kinh tế suy thoái mang tính chu kỳ  Thiên tai, tình hình bất ổn chính trị GVHD: Trương Minh Tuấn Nhóm TH: 33 T ra ng |9 Đề tài 2: Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế 4. Các biện khắc phục bội chi ngân sách Nhà nước Vấn đề thiếu hụt ngân sách thường làm đau đầu các chính trị gia giữa một bên là phát triển bền vững, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế với một bên là nguồn lực có hạn. Đòi hỏi các chính trị gia phải lựa chọn để phù hợp với yêu cầu phát triển thực tế và sự phát triển trong tương lai. Từ sự lựa chọn đó họ đưa ra mức bội chi "hợp lý", bảo đảm nhu cầu tài trợ cho chi tiêu cũng như đầu tư phát triển kinh tế, đồng thời bảo đảm cho nợ quốc gia ở mức hợp lý. Bội chi NSNN được hiểu một cách chung nhất là sự vượt trội về chi tiêu so với tiền thu được trong năm tài khóa hoặc thâm hụt NSNN do sự cố ý của chính phủ tạo ra nhằm thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. Có nhiều cách để chính phủ bù đắp thiếu hụt ngân sách như tăng thu từ thuế, phí, lệ phí; giảm chi ngân sách; vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài; phát hành tiền để bù đắp chi tiêu;... Sử dụng phương cách nào, nguồn nào tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và chính s ách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia. Bội chi NSNN tác động đến kinh tế vĩ mô phụ thuộc nhiều vào các giải pháp nhằm bù đắp bội chi NSNN. Mỗi giải pháp bù đắp đều làm ảnh hưởng đến cân đối kinh tế vĩ mô. Về cơ bản, các quốc gia trên thế giới thường sử dụng các giải pháp chủ yếu nhằm xử lý bội chi NSNN như sau: Tăng thu Tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế. Việc tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế có thể sẽ bù đắp sự thâm hụt NSNN và giảm bội chi NSNN. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp cơ bản để xử lý bội chi NSNN, bởi vì nếu tăng thuế không hợp lý sẽ dẫn đến làm giá cả hàng hóa tăng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân, nghiêm trọng hơn sẽ triệt tiêu động lực GVHD: Trương Minh Tuấn Nhóm TH: 33 T r a n g | 10 Đề tài 2: Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế của các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất kinh doanh và làm mất đi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đối với các nước trong khu vực và trên thế giới. Giảm chi Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công và chi thường xuyên từ NSNN. Đây là một giải pháp tuy mang tính tình thế, nhưng vô cùng quan trọng với mỗi quốc gia khi xảy ra bội chi NSNN và xuất hiện lạm phát. Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công có nghĩa là chỉ đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm chí không đầu tư. Mặt khác, bên cạnh việc triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công, những khoản chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước cũng phải cắt giảm nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết. Biện pháp vay nợ  Vay nợ trong nước (dưới hình thức phát hành công trái ,trái phiếu… )  Ưu điểm : Đây là biện pháp cho phép chính phủ có thể giảm bội chi ngân sách mà không cần phải tăng cơ sở tiền tệ hoặc giảm dư trữ quốc tê . Vì vậy ,biện pháp này được coi là một cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát.  Nhược điểm : viêc khắc phục bội chi ngân sách bằng nợ tuy không gây ra lạm phát trước mắt nhưng nó lại có thể làm tăng áp lực lạm phát trong tương lai nếu như tỷ lệ nợ trong GDP liên tục tăng . Thứ nữa ,viêc vay từ dân trực tiếp sẽ làm giảm khả năng khu vực tư nhân trong việc tiếp cận tín dụng và gây sức ép làm tăng lãi suất trong nước. GVHD: Trương Minh Tuấn Nhóm TH: 33 T r a n g | 11 Đề tài 2: Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế  Vay nợ nước ngoài (phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ mạnh ra nước ngoài, vay bằng hình thức tín dụng … )  Ưu điểm : nó là một biện pháp giảm bội chi ngân sách hữu hiệu ,có thể bù đắp được các khoản bội chi mà lại không gây sức ép lạm pháp cho nền kinh tế .Đây cũng là một nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong nước ,góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội  Nhược điểm : Nó sẽ khiến chi gánh nặng nợ nần, nghĩa vụ trả nợ tăng lên, giảm khả năng chi tiêu cho chính phủ. Đồng thời, nó cũng dễ khiến cho nền kinh tế trở nên bị phụ thuộc vào nước ngoài. Thậm chí, nhiều khoản vay, khoản viện trợ còn đòi hỏi kèm theo đó là nhiều các điều khoản về chính trị, quân sự, kinh tế khiến cho các nước đi vay bị phụ thuộc nhiều. Vay ngân hàng (in tiền) Chính phủ khi bị thâm hụt ngân hàng sẽ đi vay ngân hàng trung ương để bù đắp. Đáp ứng nhu cầu này, tất nhiên, ngân hàng trung ương sẽ tăng việc in tiền. Điều này sẽ tạo ra thêm cơ sở tiền tệ. Chính vì vậy, nó được gọi là tiền tệ hóa thâm hụt  Ưu điểm : của biện pháp này là nhu cầu tiền để bù đắp ngân sách nhà nước được dáp ứng một cá nhanh chóng, không phải trả lãi, không phải gánh thêm các gánh nặng nợ nần.  Nhược điểm : của biện pháp này là lại lớn hơn rất nhiều lần. Việc in thêm và phát hành thêm tiền sẽ khiến cho cung tiền vượt cầu tiền, nó đẩy cho việc lạm phat trở nên không thể kiểm soát nổi. GVHD: Trương Minh Tuấn Nhóm TH: 33 T r a n g | 12 Đề tài 2: Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định chính sách kinh tế vĩ mô và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế. Để thực hiện vai trò của mình, nhà nước sử dụng một hệ thống chính sách và công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển, tác động vào đời sống kinh tế - xã hội, nhằm giải quyết các mối quan hệ trong nền kinh tế cũng như đời sống xã hội, nhất là mối quan hệ tăng trưởng và công bằng xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với giữ gìn môi trường v.v.. III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1. Khái niệm Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự gia tăng quy mô sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. Quy mô và tốc độ tăng trưởng là "cặp đôi" trong nội dung khái niệm tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, trên thế giới người ta thường tính mức gia tăng về tổng giá trị của cải của xã hội bằng các đại lượng tổng sản phẩm quốc dân hoặc tổng sản phẩm quốc nội. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị tính bằng tiền của những hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ các yếu tố sản xuất của mình (dù là sản xuất ở trong nước hay ở nước ngoài) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). GVHD: Trương Minh Tuấn Nhóm TH: 33 T r a n g | 13 Đề tài 2: Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ của nước đó (dù nó thuộc về người trong nước hay người nước ngoài) trong một thời gian nhất định (thường là một năm). So sánh tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ta thấy : GNP = GDP + thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài. Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài = thu nhập chuyển về nước của công dân nước đó làm việc ở nước ngoài trừ đi thu nhập chuyển ra khỏi nước của người nước ngoài làm việc tại nước đó. Tăng trưởng kinh tế là mức gia tăng GDP hay GNP năm sau so với năm trước. GNP và GDP là hai thước đo tiện lợi nhất để tính mức tăng trưởng kinh tế của một nước biểu hiện bằng giá cả. Vì vậy, để tính đến yếu tố lạm phát người ta phân định GNP, GDP danh nghĩa và GNP, GDP thực tế. GNP, GDP danh nghĩa là GNP và GDP tính theo giá hiện hành của năm tính; còn GNP và GDP thực tế là GNP và GDP được tính theo giá cố định của một năm được chọn làm gốc. Với tư cách này, GNP, GDP thực tế loại trừ được ảnh hưởng của sự biến động của giá cả (lạm phát). Do đó, có mức tăng trưởng danh nghĩa và mức tăng trưởng thực tế. 2. Vai trò của tăng trưởng kinh tế Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theo những dấu hiệu chủ yếu như: ổn định, tăng trưởng, công bằng xã hội. Trong đó, GVHD: Trương Minh Tuấn Nhóm TH: 33 T r a n g | 14 Đề tài 2: Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Trước hết, tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo. Tăng trưởng kinh tế nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng. Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hoá... phát triển. Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp. Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm. Mối quan hệ giữa tăng trưởng thực tế và tỷ lệ thất nghiệp ở nước phát triển đã được lượng hoá dưới tên gọi quy luật Okum1 (hay quy luật 2,5% - 1). Quy luật này xác định, nếu GNP thực tế tăng 2,5% trong vòng một năm so với GNP tiềm năng của năm đó thì tỷ lệ thất nghiệp giảm đi 1%. Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội. Đối với các nước chậm phát triển như nước ta, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đang phát triển. GVHD: Trương Minh Tuấn Nhóm TH: 33 T r a n g | 15 Đề tài 2: Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế Như vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu thường xuyên của các quốc gia, nhưng sẽ là không đúng nếu theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá. Thực tế cho thấy, không phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn, đôi khi quá trình tăng trưởng mang tính hai mặt. Chẳng hạn, tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế "quá nóng", gây ra lạm phát, hoặc tăng trưởng kinh tế cao làm cho dân cư giàu lên, nhưng đồng thời cũng có thể làm cho sự phân hoá giàu nghèo trong sxã hội tăng lên. Vì vậy, đòi hỏi mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phải tìm ra những biện pháp tích cực để đạt được sự tăng trưởng hợp lý, bền vững.Tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao, ổn định trong thời gian tương đối dài (ít nhất từ 20 - 30 năm) và giải quyết tốt vấn đề tiến bộ xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA BỘI CHI NGÂN SÁCH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1. Thúc đẩy tăng trưởng Trong hơn hai thập kỉ qua đã có nhiều nghiên cứu kinh tế, cả lý thuyết lẫn thực nghiệm, tập trung xem xét vai trò của chi tiêu công đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước trên thế giới. Các nhà kinh tế cũng như các nhà hoạch định chính sách đôi khi không thống nhất với nhau về việc liệu chi tiêu chính phủ có vai trò thúc đẩy hay làm chậm tăng trưởng kinh tế. Những người ủng hộ quy mô chi tiêu chính phủ lớn cho rằng, các chương trình chi tiêu của chính phủ giúp cung cấp các hàng hoá công cộng quan trọng như cơ sở hạ tầng và giáo dục. Họ cũng cho rằng sự gia tăng chi tiêu chính phủ có GVHD: Trương Minh Tuấn Nhóm TH: 33 T r a n g | 16 Đề tài 2: Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế thể đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế thông qua việc làm tăng sức mua của người dân. Cho tới tận những năm 1970 các nhà kinh tế theo trường phái Keynes vẫn tin rằng chi tiêu chính phủ - đặc biệt là các khoản chi tiêu thông qua vay nợ - có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhờ làm tăng sức mua (tổng cầu) của nền kinh tế. Các chính trị gia thường ưu thích lý thuyết của Keynes bởi vì nó cho họ những lý do hợp lý để chi tiêu. Một số nhà nghiên cứu đã ước lượng được mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa chi tiêu chính phủ và mức sản lượng của nền kinh tế, tuy nhiên các phương pháp ước lượng của họ thường mắc nhiều sai lầm. Những phương pháp ước lượng phức tạp hơn đã chỉ ra rằng, chi tiêu chính phủ không thể thúc đẩy tăng trưởng. Lý thuyết của trường phái Keynes đã bỏ qua sự thật là chính phủ không thể bơm sức mua vào nền kinh tế trước khi làm giảm nó ra thông qua thuế và vay nợ. Lý thuyết của Keynes đã gặp thách thức lớn khi nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái trong những năm 1970, và khi có sự bùng nổ kinh tế nhờ cắt giảm thuế kết hợp với thắt chặt chi tiêu trong những năm 1980. Nếu Keynes còn sống, chắc hẳn ông sẽ rất ngạc nhiên với cách vận dụng lý thuyết của ông để ủng hộ cho sự gia tăng chi tiêu chính phủ. Vào những năm 1940 trong một cuộc trao đổi kinh tế, ông đã cho rằng quy mô chi tiêu chính phủ không nên vượt quá 25% GDP, nếu không tăng trưởng kinh tế sẽ bị ảnh hưởng xấu. Ngày nay, mặc dù lý thuyết của Keynes về chi tiêu chính phủ không còn được các nhà kinh tế trọng dụng nhưng nó vẫn được các chính trị gia và các nhà báo thường xuyên nhắc đến như là động lực để thúc đẩy tăng trưởng. GVHD: Trương Minh Tuấn Nhóm TH: 33 T r a n g | 17 Đề tài 2: Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế 2. Hạn chế tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, những người ủng hộ quy mô chi tiêu chính phủ nhỏ lại có quan điểm ngược lại. Họ giải thích rằng chi tiêu chính phủ quá lớn và sự gia tăng chi tiêu chính phủ sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế, bởi vì nó sẽ chuyển dịch nguồn lực từ khu vực sản xuất hiệu quả trong nền kinh tế sang khu vực chính phủ kém hiệu quả. Họ cũng cảnh báo rằng sự mở rộng chi tiêu công sẽ làm phức tạp thêm những nỗ lực thực hiện các chính sách thúc đẩy tăng trưởng – ví dụ như những chính sách cải cách thuế và an sinh xã hội – bởi vì những người chỉ trích có thể sử dụng sự thâm hụt ngân sách làm lý do để phản đối những chính sách cải cách nền kinh tế này. Ngược với quan điểm của trường phái Keynes, trong nhiều thập kỉ qua nhiều nhà kinh tế tin rằng việc cắt giảm thâm hụt ngân sách là liều thuốc thần diệu đối với tăng trưởng kinh tế. Họ lập luận rằng cắt giảm chi tiêu chính phủ và do vậy là cắt giảm thâm hụt ngân sách sẽ làm giảm lãi suất, tăng đầu tư, tăng năng suất và cuối cùng là thúc đẩy tăng trưởng. Lập luận này là có cơ sở và chính sách tài khoá nên tập trung giải quyết vấn đề thâm hụt nếu mối quan hệ giữa các biến số trên là chặt chẽ. Tuy nhiên, có nhiều lý do để tin rằng giả thuyết trên về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách, lãi suất, đầu tư và tăng trưởng đã được đề cao quá mức. Cụ thể, số liệu thực tế của nền kinh tế Mĩ và nhiều nước khác trên thế giới đã chỉ ra rằng thâm hụt ngân sách có tác động cực kỳ nhỏ đến lãi suất, đặc biệt là đối với các nền kinh tế mở. Lãi suất được quyết định trên thị trường vốn quốc tế nơi có hàng ngàn tỉ USD được giao dịch mỗi ngày. Thậm chí ngay cả sự thay đổi lớn về cán cân ngân sách của chính phủ cũng khó có tác động đáng kể đến lãi suất. Ngoài ra, cầu tín dụng cũng là nhân tố chính quyết định đến lãi suất, đây chính là lý do tại sao lãi suất thường cao trong những thời kỳ có tăng trưởng GVHD: Trương Minh Tuấn Nhóm TH: 33 T r a n g | 18 Đề tài 2: Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế mạnh. Trong những thời kỳ này cầu tín dụng thường cao, và để kiếm được lợi nhuận các tổ chức tài chính thường áp đặt mức lãi suất cao đối với các khoản cho vay nhằm bù đắp cho những rủi ro tín dụng và lạm phát. Cuối cùng thuế đánh vào thu nhập tiền lãi cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh đến lãi suất. Thực tế cho thấy, với các yếu tố khác như nhau thì các loại trái phiếu chịu thuế thường có mức lãi suất suất cao hơn so với các trái phiếu không chịu thuế. Điều này hàm ý rằng sự gia tăng thuế, mặc dù làm giảm thâm hụt ngân sách, nhưng lại có nhiều khả năng sẽ làm tăng lãi suất và do vậy không có khả năng kích thích đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Hai trường phái trên có những quan điểm rất khác nhau về thâm hụt ngân sách, tuy nhiên không trường phái nào nhấn mạnh đến quy mô chi ngân sách. Các nhà kinh tế theo trường phái Keynes thường liên quan đến quy mô chi tiêu chính phủ lớn nhưng họ cũng không có phản đối gì với quy mô chi tiêu chính phủ nhỏ, miễn là chi tiêu chính phủ có thể được tăng khi cần thiết để đưa nền kinh tế thoát khoải tình trạng trì trệ. Trong khi đó các nhà kinh tế tin vào mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách, lãi suất, đầu tư và tăng trưởng, như đã phân tích ở trên, cũng không có phản đối gì đối với quy mô chi tiêu chính phủ lớn miễn là nó được tài trợ bằng thuế thay vì vay nợ. Các lý thuyết khác nhau sử dụng những lập luận khác nhau và do vậy chúng không đưa ra được câu trả lời rõ ràng về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế. GVHD: Trương Minh Tuấn Nhóm TH: 33 T r a n g | 19 Đề tài 2: Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế 3. Phương pháp giải quyết mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế a. Vay nợ để bù đắp bội chi ngân sách Để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, trong giai đoạn hiện tại, Nhà nước chỉ nên sử dụng biện pháp vay nợ Chính phủ, gồm vay trong nước và vay nợ nước ngoài. Đây là biện pháp tích cực tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển có định hướng. Tuy nhiên, vay nợ của Chính phủ cũng có thể gây ra tình trạng lãi suất thực tăng, tỉ giá hối đoái tăng, giá cả hàng hoá tăng và có nguy cơ xảy ra lạm phát. Mặt khác, nếu nợ Chính phủ trở nên lớn so với GDP, có nguy cơ phải tăng thuế suất để trang trải được gánh nặng trả lãi nợ, hoặc nếu không, thâm hụt ngân sách càng lớn, cuối cùng Nhà nước phải giải quyết bằng việc phát hành tiền. Do đó, để hạn chế tác hại này, Nhà nước cần phải kiểm soát và khống chế khoản vay nợ Chính phủ để bù đắp thâm hụt ngân sách, sử dụng khoản vay nợ Chính phủ đầu tư vào công trình trọng điểm và có hiệu quả kinh tế cao, đồng thời ra sức phát huy mọi thành phần kinh tế cùng tham gia vào việc xây dựng và phát triển đất nước. b. Thắt chặt tài khóa, giảm bội chi ngân sách, giảm đầu tư công là ưu tiên hàng đầu. Trong ổn định kinh tế vĩ mô là cần nhiều biện pháp nhưng cốt lõi, căn bản là giảm bội chi ngân sách, tăng hiệu quả đầu tư ngân sách nhà nước. Việc giảm bội chi cần ở một quy mô nhất định, đủ lớn để tạo dựng lòng tin. Giảm bội chi ngân sách cần phải hiểu là giảm chi chứ không tăng thu. Biện pháp giảm chi đầu tư từ ngân sách là giám sát đầu tư các DNNN. Lợi nhuận thấp, nhiều DNNN khôn được cấp vốn từ ngân sách nhà nước nên vốn đầu tư DNNN chủ yếu từ NHTM. GVHD: Trương Minh Tuấn Nhóm TH: 33 T r a n g | 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan