Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn địa...

Tài liệu Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn địa bàn thành phố hồ chí minh

.DOC
81
34
117

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN CẨM NHUNG TỘI TRỐN TRÁNH NGHĨA VỤ QUÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, NĂM 2020 1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN CẨM NHUNG TỘI TRỐN TRÁNH NGHĨA VỤ QUÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM THỰC TIỄNTP. HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ MÃ SỐ:8380104 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ NGUYÊN THANH HÀ NỘI, NĂM 2020 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được sử dụng trong luận văn chưa từng ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Cẩm Nhung 3 MỤC LỤC CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI TRỐN TRÁNH NGHĨA VỤ QUÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc quy định tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự 1.1.1. Khái niệm tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự trong pháp luật hình sự Việt Nam 1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự 1.2. Kinh nghiệm lập pháp hình sự Việt Nam tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự 1.2.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 1.2.2. Giai đoạn từ năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 1.2.3 Giai đoạn từ năm 1999 đến khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015 1.3. Phân biệt tội trốn tránh NVQS với hành vi vi phạm pháp luật hành chính và một số tội phạm khác 1.3.1. Phân biệt tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự với hành vi vi phạm pháp luật hành chính 1.3.2. Phân biệt tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự với tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ Điều 333 BLHS 1.3.3. Phân biệt Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự với tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự Điều 335 BLHS 2015 CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TỘI TRỐN TRÁNH NGHĨA VỤ QUÂN SỰ 2.1. Dấu hiệu định tội của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự 2.1.1 Dấu hiệu thuộc về khách thể của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự 2.1.2. Dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự 4 2.1.3 Dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự 2.1 4. Dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự 2.2. Dấu hiệu định khung hình phạt 2.3. Hình phạt của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự CHƯƠNG 3: THỰC TIẾN ÁP DỤNG TỘI TRỐN TRÁNH NGHĨA VỤ QUÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Thực tiễn áp dụng tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 3.1.1. Những kết quả đạt được 3.1.2. Những hạn chế, bất cập trong việc áp dụng quy định pháp luật hình sự tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự và nguyên nhân 3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về tội trốn tránh nghĩa vụ Quân sự và một số giải pháp khác 3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về tội trốn tránh nghĩa vụ Quân sự 3.3.2. Một số giải pháp khác nhằm bảo đảm áp dụng tội trốn tránh nghĩa vụ Quân sự - KẾT LUẬN - TÀI LIỆU THAM KHẢO - PHỤ LỤC 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ BLHS :Bộ luật hình sự NVQS :Nghĩa vụ quân sự CHQS : Chỉ huy quân sự THVP :Trường hợp vi pham NVP :Người vi phạm TNHS :Trách nhiệm hình sự 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Số liệu xử phạt hành chính lĩnh vực quốc phòng huyện Bình Chánh từ năm 2014 đến năm 2018 Bảng 2.2 Số liệu xử phạt hành chính lĩnh vực quốc phòng quận Bình Tân từ năm 2014 đến năm 2018 Bảng 2.3 Số liệu xử phạt hành chính lĩnh vực quốc phòng huyện Hóc Môn từ năm 2014 đến năm 2018 7 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của mỗi công dân, công dân phải thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự, tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Điều đó được Hiến pháp và pháp luật quy định. Điều 45 Hiến pháp 2013 quy định: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân”. Điều hoàn toàn đó phù hợp truyền thống một lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. Tuy nhiên, cũng có những cá nhân chưa thực hiện nghĩa vụ quân sự, làm ảnh hưởng đến nền quốc phòng toàn dân, gây nguy hiểm cho an ninh quốc phòng. Vì thế, nhà nước có chính sách xử lý đối với những hành vi bị coi là trốn tránh NVQS ở mức trách nhiệm hình sự. Để cụ thể hóa quy định này của Hiến pháp năm 2013, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định tội trốn tránh NVQS tại Điều 332 Chương XXII - Các tội phạm xâm phạm về trật tự quản lý hành chính. Nhưng thực tiễn áp dụng những năm qua cho thấy, quy định của Điều 332 về tội trốn tránh NVQS đã bộc bộ những bất cập, hạn chế nhất định, gây khó khăn, vướng mắc cho thực tiễn áp dụng. Thực tiễn trong những năm qua trên toàn quốc nói chung, và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, hành vi vi pham tội phạm NVQS có xu hướng tăng, diễn biến tội phạm ngày càng phức tạp, thủ đoạn tội phạm ngày càng tinh vi.Tuy có khả năng truy cứu TNHS nhưng lại khó chứng minh dấu hiệu pháp lý hoặc do đòi hỏi phải bị xử lý hành chính trước đó, nên không truy cứu trách nhiệm hình sự được, dẫn đến hiệu quả răn đe thấp. Các quy định của pháp luật cũng chưa bao quát được hết những hành vi phạm tội của loại tội phạm này dẫn đến công tác phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm này trên thực 8 tế còn phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập. Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) được ban hành nhưng tội trốn tránh NVQS cơ bản được giữ nguyên không thay đổi. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng kể từ khi BLHS 2015 có hiệu lực, quy định của BLHS 2015 về tội trốn tránh NVQS cũng còn có những vướng mắc, bất cập, định tội danh của Tòa án nhân dân (quận, huyện) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đối với tội trốn tránh NVQS gặp những khó khăn. Do đó, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội trốn tránh NVQS là vấn đề cấp thiết. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, chuyên sâu tội trốn tránh NVQS theo pháp luật hình sự Việt Nam, đặc biệt là từ thực tiễn Thành phố hồ Chí Minh nhằm làm phong phú thêm những vấn đề lý luận, làm rõ những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật thực định, cũng như những hạn chế, thiếu sót trong thực tiễn áp dụng ở Thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó kiến nghị những giải pháp đảm bảo áp dụng đúng quy định của BLHS hiện hành về tội phạm này là có tính cấp thiết. Vì lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ của mình. 2.Tình hình nghiêm cứu đề tài Để thực hiện đề tài được giao, học viên tham khảo khá nhiều công trình liên quan đến đề tài, trước hết là những tài liệu nghiên cứu tổng quát về dấu hiệu pháp lý của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự, như: Các Giáo trình Luật hình sự của Trường Đại học Luật;các sách chuyên khảo về Định tội danh của các cơ sở đào tạo như: (1) Lê Cảm (Chủ biên) (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần chung, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; (2) Đinh Văn Quế (2012) Bình luận khoa học Bộ luât hình sự 9 Phần Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính – Tập 1 (Bình luận chuyên sâu), Nxb Lao động; (3) Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần Các tội phạm - Quyển 1, Nxb Hồng Đức Hội Luật gia Việt Nam; (4) Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần Các tội phạm, Nxb Công an nhân dân; (5) Võ Khánh Vinh (2013), Lý luận chung về định tội danh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; (6) Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần Các tội phạm - Quyển 2, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam; (7) Nguyễn Đức Mai (2018) Bình luận khoa học Bộ luât hình sự 2015 (hiện hành), Nxb Chính trị quốc gia sự thật… Những tài liệu và giáo trình nêu trên là những tài liệu nghiên cứu bắt buộc trong việc học tập và nghiên cứu luật hình sự. Nội dung chính của các tác phẩm này là trình bày lý luận chung về tội phạm, định tội danh và quyết định hình phạt, phân tích từng đặc trưng pháp lý cơ bản của mỗi tội danh nói chung và tội trốn tránh NVQS nói riêng. Những tài liệu này là tài liệu tham khảo cho tác giả nghiên cứu về các dấu hiệu pháp lý của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự trong luận văn. Có thể nói ở cấp độ Luận văn thạc sỹ, Luận án tiến sĩ chưa có một công trình nào nghiên cứu tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự trên cơ sở nghiên cứu số liệu thực tiễn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt trong giai đoạn BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Do đó có thể nói, đây là công trình nghiên cứu đầu tiên đề cập đến tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự theo quy định của BLHS 2015 từ thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Học viên chọn việc nghiên cứu tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh còn 10 là vấn đề cần phải được quan tâm hơn, từ đó đặt ra vấn đề nghiên cứu sâu hơn, làm rõ hơn những bất cập. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, quy định của pháp luật hình sự về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự theo quy định của BLHS năm 2015 và thực tiễn áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây, luận văn hướng tới mục đích hoàn thiện về mặt lý luận và xây dựng các giải pháp đảm bảo áp dụng đúng quy định của BLHS năm 2015 về tội phạm này trong thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Làm rõ những vấn đề lý luận về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự theo pháp luật hình sự Việt Nam. - Nghiên cứu dấu hiệu pháp lý của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự. - Đánh giá thực tiễn áp dụng tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Kiến nghị những giải pháp hoàn thiện luật hình sự và đảm bảo áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về tội trốn tránh nghĩa vụ quan sự trong thời gian tới. 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu : Luận văn tập trung nghiên cứu dấu hiệu pháp lý và hình phạt của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự. 11 Phạm vị nghiêm cứu: - Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, các quy định và thực tiễn áp dụng tội trốn nghĩa vụ quân sự trong luật hình sự Việt Nam dưới góc độ pháp lý hình sự. - Phạm vi về thời gian: Khảo sát thực tiễn áp dụng quy định về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự trong Ban CHQS huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn từ năm 2014 đến 2018, có lựa chọn những trường hợp xử phạt hình chính điển hình cho xu hướng chỉ dừng ở mức chỉ có thể xử lý vi phạm hành chính trong năm 2017 và 2018. - Địa bàn nghiên cứu: Khảo sát, nghiên cứu các trường hợp vi phạm pháp luật hình sự trong lĩnh vực quốc phòng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 5.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách hình sự trong giai đoạn hiện nay. Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được kết quả, nhiệm vụ mục tiêu đặt ra trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử, thống kê, nghiên cứu vụ án điển hình…. 6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa luận: 12 Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự, từ đó, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Đồng thời đưa ra những yêu cầu, kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể là tài liệu tham khảo có giá trị cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, xây dựng hoàn thiện các quy định về trốn tránh nghĩa vụ quân sự và góp phần giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự về tội phạm này trên đại bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu của Luận văn còn có thể làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu tiếp theo của chính tác giả và cho những người có quan tâm trong quá trình công tác, học tập và nghiên cứu. 7.Kết cấu của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Những vấn đề lý luận về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự theo pháp luật hình sự Việt Nam; Chương 2: Quy định của luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự; Chương 3: Thực tiễn áp dụng tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và kiến nghị. 13 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI TRỐN TRÁNH NGHĨA VỤ QUÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc quy định tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự 1.1.1. Khái niệm tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự trong pháp luật hình sự Việt Nam Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ công dân đối với nhà nước, đó là nghĩa vụ thiêng liêng của công dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, bảo đảm cho độc lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Vì thế Điều Điều 45 Hiến pháp năm 2013 có quy định: “1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân; 2. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân”. Theo đó, Luật Điều 4. Nghĩa vụ quân sự năm 2015 cũng quy định: “1. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân; 2. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này”. Trên thực tế, vì những động cơ cá nhân khác nhau vẫn có người trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự. Điều đó không chỉ vi phạm nghĩa vụ công dân mà còn gây nguy hiểm cho nền quốc phòng toàn dân ở những mức độ khác nhau. Vì thế, để góp phần bảo đảm thực hiện nghĩa vụ quân sự, luật nghĩa vụ quân sự, luật hành chính và 14 luật hình sự đều quy định cấm hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự. Điều 10 Luật nghĩa vụ quân sự quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có “Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự”. Luậthành chính thì quy định xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự;quy định về sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; quy định về kiểm tra, khám sức khỏe; quy định về nhập ngũ… Luật hình sự cũng quy định trốn tránh nghĩa vụ quân sự là tội phạm với những hành vi và điều kiện nhất định. Trong trường hợp, trốn tránh nghĩa vụ quân sự bị coi là tội phạm thì vấn đề nhận thức về tội phạm này cũng cần được làm rõ ở góc độ luật hình sự ở góc độ ngôn ngữ cũng như bản chất pháp lý của tội phạm này. Tội phạm là khái niệm được quan tâm nghiên cứu trọng tâm trong khoa học pháp lý hình sự và đã có nhiều quan điểm, định nghĩa về tội phạm. Trên cơ sở kế thừa những quy định trước đó, Điều 8 BLHS năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là BLHS năm 2015) quy định: “1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự. 2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”. Theo pháp luật hình sự, các hành vi thỏa mãn các yếu tố được quy định trong Điều 8 BLHS nêu trên mới được coi là tội phạm. 15 Theo từ điển Tiếng Việt “trốn tránh” là trốn khỏi phải gặp, phải làm hoặc phải chịu điều không hay, không muốn [28; 1320]. Theo luật khoản 1, Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 “nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị Quân đội nhân dân” . Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, lĩnh vực an ninh quốc phòng luôn chiếm một vị trí quan trọng, bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. Lĩnh vực này cần một lực lượng thực hiện nghĩa vụ ổn định, thường xuyên để duy trì sức mạnh quân sự sẵn sàng chiến đấu và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Phục vụ trong các đơn vị quân đội có thể khó khăn, vất vả và hy sinh. Vì thế, thời gian phục vụ ngắn, cần bảo đảm sức khỏe cần thiết. Cũng vì thế, có những người vì những động cơ khác nhau đã cố ý trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ, làm ảnh hưởng đến nền quốc phòng toàn, gây nguy hiểm cho xã hội. Hiện tượng trốn tránh nghĩa vụ quân sự cũng phổ biến, cần có những biện pháp pháp lý để xử lý hành vi đó. Tùy tính chất, mức độ vi phạm mà nhà nước xử lý bằng biện pháp trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự. Ở mức độ nguy hiểm đáng kể, nhà làm luật quy định hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự là tội phạm. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự là việc người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh tập trung huấn luyện. Hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự tùy thuộc vào mức độ khác nhau mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự. Vậy khi nào thì hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự cấu thành tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự? Cũng giống như các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính khác tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự là hành 16 vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước, cụ thể ở đây là hoạt động bình thường của cơ quan quân sự địa phương về đăng ký nghĩa vụ quân sự. Nhận thức về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự có sự kế thừa những yếu tố hợp lý trong định nghĩa khoa học và định nghĩa pháp lý về tội phạm. Như vậy, hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự cấu thành tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự khi nó được coi là nguy hiểm cho xã hội do BLHS quy định, xâm phạm trật tự quản hành chính của Nhà nước về đăng ký nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ và gọi tập trung huấn luyện, do người có năng lực trách nhiệm hình sự, thực hiện với lỗi cố ý và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Từ những phân tích trên, tác giả đưa ra khái niệm tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự với nội dung như sau: Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự là hành vi cố ý không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội cần thiết phải xử lý bằng biện pháp trách nhiệm hình sự. Khái niệm này đã phản ánh được các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội trốn tránh nghĩa vụ quận sự về các trường hợp trốn tránh nghĩa vụ quân sự, trên cả ba phương diện: khách quan, chủ quan và pháp lý, là cơ sở khoa học cho việc nhận thức đúng đắn về tội phạm này trên thực tế. 1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự Việc luật hình sự Việt Nam quy định tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự có một số ý nghĩa sau: Thứ nhất,tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự trong luật hình sự bảo đảm trách nhiệm và sự bình đẳng về việc thực hiện nghĩa vụ công dân đối với nhà nước và xã hội (theo Hiến pháp và pháp luật về Nghĩa vụ quân sự), bảo đảm pháp chế trong nghĩa vụ quân sự. 17 Điều 15 Hiến pháp quy định “1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân … 3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội”. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân. Điều đó đã thành ý thức của mỗi người Việt Nam, xuất phát từ truyền thống dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc Việt Nam ta. Bên cạnh những thanh niên hăng hái lên đường nhập ngũ thì có không ít những thanh niên tìm cách trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Điều đó cũng thể hiện sự bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ công dân đối với nhà nước. Tội trốn tránh NVQS được quy định tại Điều 332, Chương 22 các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính BLHS 2015. Việc quy định này tội danh này nhằm đảo bảo cho các quy định của Hiếp pháp và Luật Nghĩa vụ quân sự được chấp hành nghiêm chỉnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới. Bảo vệ Tổ Quốc là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân được Hiến pháp và Luật Hình sự Việt Nam ghi nhận. Việc quy định tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự tại Điều 332 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) góp phần hoàn thiện hệ thống các chế định về tội danh trong BLHS trên cơ sở kế thừa và phát huy các BLHS trước đó. Nghiên cứu tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các dấu hiệu pháp lý cơ bản của tội phạm, trên cơ sở đó đề ra các phương hướng, cách thức, phương pháp tiến hành các hoạt động điều tra nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án hình sự liên quan đến tội phạm này. Cấu thành tội phạm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động điều tra vụ án hình sự. Bởi lẽ, các dấu hiệp pháp lý đặc trưng cơ bản trong cấu thành tội phạm mang tính chất đặc trưng của một tội danh cụ thể, cho phép người áp dụng pháp luật phân biệt tội phạm này với tội phạm 18 khác cũng như giúp họ xác định được tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Trên cơ sở cấu thành tội phạm của một tội danh cụ thể, người áp dụng pháp luật xác định chính xác TNHS và định tội danh đối với hành vi phạm tội theo đúng pháp luật cũng như xác định được các vấn đề: Hành vi phạm tội đó thuộc loại tội phạm nào? Người thực hiện hành vi phạm tội có phải chịu TNHS hay không?... Bên cạnh đó, việc quy định tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc định tội danh và quyết định hình phạt, góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, tránh bỏ lọt tội phạm. Việc quy định tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự trong Bộ luật hình sự Việt Nam thể hiện sự cần thiết phù hợp với xu thế pháp điển hóa pháp luật hình sự, ghi nhận các tội phạm mới hình thành để có cơ sở pháp lý trong áp dụng hình phạt đối với người phạm tội, góp phần răn đe và phòng ngừa chung. Từ đó tác động tới tâm nhân dân tạo hiệu quả trong cảnh báo và răn đe nếu ai đó thực hiện hành vi xâm phạm đến thực hiện NVQS. Truy cứu trách nhiệm hình sự các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính là dạng trách nhiệm pháp lý cao nghiêm khắc nhất so bất kỳ dạng trách nhiệm pháp lý mà người vi phạm trật tự quản lý hành chính bị áp dụng theo trình tự thủ tục do luật định. Như vậy, quy định tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự bảo đảm pháp chế đối với việc thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự của công dân. Thứ hai, tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự trong luật hình sự có ý nghĩa góp phần bảo đảm nền quốc phòng toàn dân. Nền quốc phòng toàn dân cần một lực lượng làm nghĩa vụ quân sự ổn định để bảo vệ đất nước và toàn vẹn lãnh thổ. Thời gian phục vụ tại ngũ của binh sỹ, hạ sỹ quancó thời hạn nhất định. Trong thời bình, thời gian phục vụ tại ngũ của binh sỹ là 24 tháng (Điều 21 Luật nghĩa vụ quân sự). Vì vậy cần 19 có lực lượng bổ sung thường xuyên để bảo đảm quân số phục vụ tại ngũ và sẵn sàng chiến đấu. Nếu công dân trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự thì có nguy cơ thiếu hụt quân số trong quân đội nhân dân. Điều này đe dọa nền quốc phòng toàn dân. Luật hình sự quy định tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự như một trong những biện pháp để bảo đảm nền quốc phòng toàn dân. Thứ ba, tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự trong luật hình sự góp phần giáo dục ý thức pháp luật, ý thức đạo đức và truyền thống cách mạng của công dân (đặc biệt đối với tuổi trẻ). Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là phương tiện không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan. Điều đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng đến bảo vệ và phát triển các giá trị chân chính, trong đó có ý thức đạo đức. Thông qua quy định của luật hình sự về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự đã tác động đến ý thức pháp luật, ý thức đạo đức của công dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về truyền thống, trách nhiệm của công dân đối với tổ quốc. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ thiêng liêng. Thực hiện nghĩa vụ quân sự là vinh sự của công dân. Nếu trốn tránh nghĩa vụ quân sự bị coi là nguy hiểm, là tội phạm và bị xử lý bằng biện pháp trách nhiệm hình sự nghiêm khắc. Do đó, việc quy định tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự còn có tác dụng giáo dục ý thức pháp luật, ý thức đạo đức của công dân trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất