Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Tội sử dụng trái phép chất ma túy

.PDF
72
355
101

Mô tả:

GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO Luận văn tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MA TUÝ ..............................................3 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển các chất ma tuý ở Việt nam ...................3 1.2. Khái quát chung về ma tuý...........................................................................6 1.2.1. Khái niệm ma tuý.........................................................................................6 1.2.2. Các chất ma tuý điển hình ............................................................................8 1.2.2.1. Các chất thuốc phiện (Opiates) gồm thuốc phiện, moc-phin, hêrôin ..........8 1.2.2.2. Các chất cần sa (Canabis sativa) gồm thảo mộc cần sa (Marijuana), nhựa cần sa (Hashish), tinh dầu cần sa (dầu Hashish) .....................................................10 1.2.2.3. Các chất coca thuộc Erythronxylon gồm bột coca, cao coca và cocain ......11 1.2.2.4. Chất kích thích (Stimulants) ......................................................................12 1.2.2.5. Các chất an thần (Barbiturat, Diazepam hay Seduxem) .............................12 Trung tâm Học liệu Cần @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 1.2.2.6. Các chấtĐH gây ảo giácThơ (Halucigens).............................................................12 1.2.3. Tác hại của ma tuý .......................................................................................14 1.2.4. Dấu hiệu phát hiện người nghiện ma tuý ......................................................15 1.3. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội.............................................................17 CHƯƠNG 2: TỘI SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ ........................... ...25 2.1. Khái niệm về sử dụng trái phép chất ma tuý...............................................25 2.2. Dấu hiệu pháp lý ...........................................................................................25 2.2.1. Mặt khách quan............................................................................................25 2.2.2. Mặt khách thể ..............................................................................................27 2.2.3. Mặt chủ quan ...............................................................................................28 2.2.4. Mặt chủ thể ..................................................................................................28 2.3. Hình phạt.......................................................................................................30 2.4. So sánh với các tội về ma tuý khác trong Bộ luật hình sự...........................33 SVTH: NGUYỄN THỊ CẨM LOAN GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TỘI SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ.....37 3.1. Tình hình sử dụng trái phép chất ma tuý ....................................................37 3.2. Những bất cập trong thực tiển áp dụng pháp luật ......................................44 3.3. Biện pháp khắc phục.....................................................................................48 3.3.1. Vai trò của nhà trường trong công tác phòng, chống ma tuý.........................55 3.3.2. Vai trò của gia đình trong công tác phòng, chống ma tuý .............................57 3.3.3. Vai trò của các cơ quan, tổ chức khác ..........................................................58 3.3.4 Xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan , đơn vị không có tội phạm ma tuý và người nghiện ma tuý .........................................................................................60 3.3.5. Tăng cường và năng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma tuý và quản lý cai nghiện ma tuý ..................................................................................................60 3.3.6. Nghiên cứu triển khai ứng dụng các bài thuốc y học dân tộc và các biện pháp y học dân tộc khác trong điều trị cai nghiện ma tuý và phục hồi chức năng cho người nghiện ma tuý........................................................................................61 3.4. Hướng hoàn thiện .........................................................................................61 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu KẾT LUẬN ..........................................................................................................68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO SVTH: NGUYỄN THỊ CẨM LOAN GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO Luận văn tốt nghiệp DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Nhà xuất bản chính trị Quốc gia – Năm 1999. 2. Đinh Văn Quế (ThS. Luật học – Toà án nhân dân tối cao) – Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm (tập IV) – Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh – Năm 2002. 3. PGS,TS. Nguyễn Xuân Yêm, TS. Trần Văn Luyện – Hiểm hoạ ma tuý và cuộc chiến mới – nhà xuất bản công an nhân dân Hà Nội – năm 2002. 4. TS. Phạm Văn Beo – Giáo trình luật hình sự Việt Nam ( phần các tội phạm) – tháng 9 năm 2003. 5. PGS, PTS. Đỗ Ngọc Quang – Giáo trình tôi phạm học – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội – Năm 1999. 6. Luật phòng, chống ma tuý – Nhà xuất bản chính trị Quốc gia – Năm 2000. 7. Trần Quốc Khải – Sám hối của một con nghiện – Nhà xuất bản hội nhà văn Hà Nội – Năm 2003. Trung tâm8.Học liệu ĐHHồng Cần Thơ @ Tài học cứuKhánh Vân, Phúc – Phóng sự liệu xã hội, cáctập dạngvà manghiên tuý trá hình Nhà xuất bản tổng hợp Đồng Nai – Năm 2008. 9. GS.TS. Nguyễ Xuân Yêm – Luật phòng chống ma tuý và phòng chống ma tuý trong nhà trường – Nhà xuất bản Công an nhân dân – Năm 2004. 10. GS. TS. Nguyễn Xuân Yêm , TS. Pham Đình Khánh, Nguyễn Thị Kim Liên – Mại dâm, ma tuý, cờ bạc tội phạm thời hiện đại – Nhà xuất bản Công an nhân dân – Năm 2003. 11. ThS. Nguyễn Minh Đức – Tìm hiểu Luật phòng, chống ma tuý – Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội – Năm 2002. 12. TS. Trần Văn Luyện – Trách nhiêm hình sự đối với các tội về ma tuý – Nhà xuất bản chính trị Quốc gia – ăm 2000. 13. PGS. TS. Nguyên Xuân Yêm – Phòng, chống tệ nạn ma tuý trong nhà trường - Nhà xuất bản Công an nhân dân – Năm 2002. 14. Tiến Dũng – “Bản không chồng” – Báo phụ nữ số 64 – Năm 2008. 15. Đăng Khoa – 32 năm tù cho 4 kẻ mang chất gây nghiện vào trại tạm giam – Báo công an Thành phố Hồ Chí Minh số 1693 – Năm 2008. SVTH: NGUYỄN THỊ CẨM LOAN GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO Luận văn tốt nghiệp 16. Minh Đạt – Tuyên truyền kiến thức phòng ngừa về tội phạm ma túy tại Sơn La – Báo công an – số 332 – Năm 2008. Website: http://www.google.com.vn. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu SVTH: NGUYỄN THỊ CẨM LOAN GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO Luận văn tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cùng với việc phát triển của khoa học kỹ thuật, văn minh đô thị thì vấn đề tệ nạn xã hội, tội phạm nguy hiểm ngày càng gia tăng. Trong đó, tệ nghiện hút ma tuý và tội phạm về ma tuý là một vấn nạn đang bùng phát nhanh chóng và lan tràn khắp nơi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Công cuộc đô thị hoá ngày càng phát triển mạnh mẽ, đất nước ta đang hoà nhập vào nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho văn hoá phẩm đồi trụy du nhập vào nước ta, lối sống phương Tây ngày càng ngày càng xâm nhập vào cuộc sống dân cư, đặc biệt là thanh thiếu niên. Đối tượng này rất dễ tác động bởi những thói hư tật xấu, lối sống xa hoa, trụy lạc rất dễ đưa thế hệ trẻ tương lai đi vào con đường tội lỗi. Tác hại của ma tuý là vô cùng to lớn, ma tuý là mối đe doạ, là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Nghiện hút ma tuý là tiền đề cho các tội phạm khác, là con đường ngắn nhất dẫn đến căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Do tác hại to lớn Trung tâm Học ĐH Cần Thơ liệuxãhọc tập và của ma tuýliệu nên là đề tài nóng bỏng@ màTài dư luận hội quan tâm,nghiên cho thấy cứu được tính cấp thiết phải nghiên cứu đề tài này. 2. Mục tiêu Nhìn nhận đúng đắn về tệ nạn ma tuý, tội phạm về ma tuý. Tuyên truyền về tác hại của ma tuý, phương pháp phòng, chống ma tuý trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó tìm giải pháp hoàn thiện cho người nghiện và pháp luật điều chỉnh tội phạm này. 3. Phạm vi Đề tài chỉ gói gọn về vấn đề nghiện hút ma tuý và tội sử dụng trái phép chất ma tuý. Đây là giai đoạn rất quan trọng – tiêu thụ ma tuý một cách trái phép. Gây hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội. 4. Phương pháp Để nghiên cứu đề tài này người viết đã kết hợp nhiều phương pháp như: Liệt kê, quy nạp, so sánh….để làm nổi bật nội dung và mục đích của đề tài. Bên cạnh đó còn sử dụng việc thống kê, viện dẫn, chứng minh vấn đề. SVTH: NGUYỄN THỊ CẨM LOAN Trang 1 GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO Luận văn tốt nghiệp 5. Cơ cấu Cơ cấu đề tài gồm : Mục lục Lời mở đầu Chương 1: Khái quát chung về ma tuý Chương 2: Tội sử dụng trái phép chất ma tuý Chương 3: Thực trạng tội sử dụng trái phép chất ma tuý Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu SVTH: NGUYỄN THỊ CẨM LOAN Trang 2 GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MA TÚY 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển các chất ma tuý ở Việt Nam Căn cứ vào các giai đoạn phát triển của lịch sử của đất nước và thái độ của Nhà nước đối với tội phạm về ma túy, có thể chia các quá trình hình thành và phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam quy định tội phạm về ma túy thành giai đoạn sau: Giai đoạn 1: sự du nhập các loại cây có chất ma túy vào Việt Nam và sự hình thành pháp luật quy định tội phạm về ma túy của Nhà nước phong kiến Việt Nam qua các triều đại. Loại cây có chất ma túy được du nhập vào Việt Nam đầu tiên là cây thuốc phiện. Cây này được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc nước ta vào những năm 1600. Ban đầu cây thuốc phiện được xem như là thứ “hỏa dược” trị được các bệnh như: phong thấp, đường ruột, giảm đau….Nhưng sau đó người ta cũng thấy được tác hại của nó. Ở các thôn bản nơi trồng nhiều Trung thuốc phiện đã hình thành những tư tưởng tiến bộ lên án, đấu tranh với tệ nạn này. Thời kỳ đầu xuất hiện những quy chế tại các thôn bản về cấm sử dụng tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu thuốc phiện. Tuy nhiên, hiệu lực của nó rất hạn chế. Tình trạng nghiện cây thuốc phiện và hút thuốc phiện ngày càng lan tràn rất nhanh. Do đó, vào năm Cảnh trị thứ ba (1665) Nhà nước phong kiến Việt Nam đã ban hành đạo luật đầu tiên về “cấm trồng cây thuốc phiện”. Đạo luật này nêu rõ: “Con trai, con gái dùng thuốc phiện để thỏa lòng dâm dật, trộm cướp dùng nó để nhòm ngó người ta. Trong thì kinh thành, ngoài thì thôn xóm, vì nó mà có khi hỏa hoạn, khánh kiệt tài sản. Vì nó mà thân thể tàn tạ, người chẳng ra người”. Đạo luật này còn quy định: “Từ đây về sau quan lại và dân chúng không được trồng và mua bán thuốc phiện. Ai đã trồng thì phá đi, người nào chứa giữ thì hãy hủy đi”. Cũng như cây thuốc phiện – cần sa, cây coca đã có từ xa xưa trên thế giới nhưng hai loại cây này du nhập vào trồng ở Việt Nam muộn hơn cây thuốc phiện. Cây cần sa được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, còn cây coca thì trồng ở các tỉnh phía Nam. Vào đầu thế kỷ XIX, mặc dù bị cấm gắt gao nhưng do ảnh hưởng của cuộc “chiến tranh nha phiến” giữa Trung Quốc và Anh nên tình trạng nghiện, hút vẫn tăng nhanh. Chẳng những chúng mà đến cả quan lại, người quyền quý cũng đua nhau hút thuốc phiện. SVTH: NGUYỄN THỊ CẨM LOAN Trang 3 GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO Luận văn tốt nghiệp Trước tình hình đó, nhà Nguyễn ban hành luật cũng như các chính sách chống ma túy gồm các nội dung cơ bản sau: - “Một là lấp nguồn, cạn dòng”. Nguồn là nơi sản xuất thuốc phiện (nơi trồng cây thuốc phiện và đưa thuốc phiện từ nước ngoài vào Việt Nam). Luật quy định phải phá bỏ các khu vực trồng cây thuốc phiện, kẻ nào mua bán thuốc phiện thì xử phạt 60 trượng, xử tù một năm và tịch thu vật chứng dùng trong buôn bán. Lái buôn nước ngoài buôn bán thuốc phiện bị đánh 100 trượng và tịch thu vật chứng. Cạn dòng là giảm số người hút thuốc phiện. Luật quy định: “Chủ hàng, chủ chứa bàn đèn hút thuốc phiện bị xử phạt 100 trượng và bị tù ba năm. Cha anh không ngăn giữ con bị phạt 100 trượng. Quan lại hút thuốc phiện bị đánh 100 trượng và cách chức”. Các cơ quan, hữu quan có trách nhiệm nghiên cứu các phương pháp trị liệu có hiệu quả cho người nghiện thuốc phiện. Ngoài ra, triều đình cũng có lệnh cấm các thuyền buôn từ Tân Châu (huyện Trác Lộc, tỉnh Trựa Lệ, Trung Quốc) vào Việt Nam và xem xét tất cả các thuyền buôn nước ngoài vào các cảng dọc theo bờ biển nước ta. - Hai là khen thưởng rất hậu cho những người phát hiện kẻ tàng trữ, buôn bán thuốc phiện dưới 1 kg thì thưởng 100 quan tiền, trên 1 kg thì thưởng 150 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu quan tiền, từ 3 kg trở lên thì được thưởng thêm. Quan lại khám xét ra được thưởng tiền tương đương một nửa vật chứng và được thăng cấp một bậc. Ba là chú trọng biện pháp điều trị cho người nghiện hút. Triều đình có lệnh cho những người nghiện hút hạn trong sáu tháng phải khai báo và cai nghiện. Các quan lại địa phương phải chú ý giúp người nghiện tìm ra biện pháp, phương pháp điều trị có hiệu quả. Giai đoạn 2: pháp luật quy định về tội phạm ma túy trong thời kỳ Việt Nam là thuộc địa của Pháp (1858 – 1945). Vào đầu thế kỷ XIX, các nước tư bản trong đó có nước Pháp phát triển mạnh nên đã mở rộng thuộc địa và tìm kiếm thị trường mới. Ngày 31 tháng 08 năm 1858, thực dân Pháp đưa hạm đội vào cảng Đà Nẵng, mở đầu thời kỳ gần một thế kỷ cai trị nước ta. Thực dân Pháp ban hành hệ thống pháp luật toàn cõi Đông Dương. Thực hiện chính sách ngu dân và vơ vét tài nguyên thiên nhiên, tiền của ở Đông Dương, nhà cầm quyền Pháp công khai phát triển trồng cây thuốc phiện, thành lập các cửa hàng buôn bán thuốc phiện tự do dưới sự quản lý SVTH: NGUYỄN THỊ CẨM LOAN Trang 4 GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO Luận văn tốt nghiệp của “Công quản nha phiến”. Diện tích trồng cây thuốc phiện tăng nhanh, tuy nhiên sản phẩm thuốc phiện phải bán cho cơ quan quản lý. Người hút thuốc phiện được tự do. Vì vậy, việc trồng, mua bán và sử dụng thuốc phiện phát triển rất mạnh. Trình độ dân trí thấp, đời sống nhân dân nghèo đói nhưng tệ nạn nghiện thuốc phiện tràn lan, phổ biến trong xã hội. Chỉ khi Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được thành lập (nay là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam) thì Đảng và Nhà nước ta mới thật sự quan tâm và đầu tư cho công tác phòng chống mà biện pháp tổng quát cũng đã kế thừa, học kinh nghiệm của cha ông ta đấu tranh chống ma túy trong lịch sử dân tộc “lấp nguồn, cạn dòng” Ma túy không những ảnh hưởng rất nặng đối với đất nước của chúng ta mà còn là hiểm họa cho tất cả nhân loại trên toàn thế giới. Ma túy không loại trừ một con người, tầng lớp xã hội hay một quốc gia nào cả. Ma túy có nhiều loại khác nhau, ban đầu là tự nhiên có được do trồng cây, thu hái và sơ chế như: nhựa thuốc phiện, bánh cần sa, lá coca…Sau đó thực hiện các loại ma túy tổng hợp từ phòng thí nghiệm. Cây thuốc phiện xuất hiện đầu tiên ở vùng Địa Trung Trung Hải từ 300 năm trước công nguyên (TCN). Sau đó nó được đưa sang trồng ở vùngHọc Namliệu Á, Trung Á, Đông Nam Hiện nay,học cây tập thuốcvà phiện được trồng tâm ĐH Cần Thơ @Á.Tài liệu nghiên cứu nhiều ở vùng “Tam Giác Vàng”, chiếm 70% lượng thuốc phiện lậu trên toàn thế giới. Đó là khu vực biên giới tiếp giáp giữa các nước: Lào, Thái Lan, Mianma, Trung Quốc; khu vực trồng cây thuốc phiện nhiều thứ hai hai trên thế giới là “Trăng lưỡi liềm vàng” gồm các nước: Iran, Irac, Pakistan, Apganistan. Cây cần sa có hai loại: cần sa Ấn Độ và cần sa Trung Quốc đã xuất hiện cách đây hàng nghìn năm. Ban đầu cây này xuất hiện ở Ấn Độ và Trung Quốc, sau đó lan rông ra nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, cây cần sa còn được trồng nhiều ở Trung Quốc, Nam Á, Đông Nam Á, Trung Á, vùng Địa Trung Hải, Nam Mỹ, châu Phi, châu Âu, Bắc Mỹ. Cây coca cũng có từ lâu đời. Theo tài liệu khảo cổ học cho biết những người thổ dân gốc Ấn Độ ở Nam Mỹ từ xa xưa đã sử dụng cây coca trong cuộc sống hằng ngày và trong sinh hoạt văn hóa. Nhiều bức tranh cổ, tác phẩm nghệ thuật bằng gỗ đã mô tả cây coca từ 3000 TCN ở vùng biển Ecuador. Như vậy các loại cây có chất ma túy đã có tự lâu đời, lúc đầu chỉ ở một số nước, sau đó lan rộng ra nhiều nước trên thế giới. Những nước không trồng cây có chất ma túy thì xuất hiện các hoạt động tàng trữ, vận chuyển, mua bán và sử dụng trái phép chất ma túy. Thời kỳ đầu chỉ có chất ma túy tự nhiên từ cây SVTH: NGUYỄN THỊ CẨM LOAN Trang 5 GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO Luận văn tốt nghiệp trồng, sau đó xuất hiện các loại ma túy điều chế trong phòng thí nghệm với nhiều chất khác nhau. Ngày nay phổ biến là các chất ma túy được tổng hợp như: amphetamin, ecstasy….Hình thức sử dụng cũng đa dạng hơn, số người nghiện cũng gia tăng nhanh chóng, số tội phạm về ma túy nhất là hoạt động có tổ chức xuyên quốc gia cũng phát triển phức tạp hơn. 1.2 Khái quát chung về ma tuý 1.2.1 Khái niệm ma tuý Từ xa xưa do nhận thức của con người còn thấp, y học chưa phát triển nên con người chỉ biết sử dụng các loại cây cỏ để chữa bệnh. Trong các loại cây trong đó có thuốc phiện, cần sa và cây coca. Tuy nhiên sau đó người ta cũng phát hiện tác hại của nó. Ở Việt Nam, thuật ngữ “ma túy” xuất hiện ban đầu có nghĩa là thuốc phiện. Có ý kiến cho rằng gọi là “ma túy” vì nó có tác dụng như ma thuật, ma quái, nó có thể chữa một số bệnh có hiệu quả cao và tăng hưng phấn hoặc ức chế thần kinh. Nó làm cho con người mê mẩn, ngây ngất, túy lúy. Trong tiềm thức của người Việt Nam mà túy đồng nghĩa với sự xấu xa, tội lỗi. Tại Việt Nam thuật ngữ “ma túy” lần đầu tiên chính thức quy định trong Điều 203 của Bộ luật hình sự năm 1985 “Tội sử dụng trái phép chất túy” Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Những năm sau đó ngoài các sản phẩm của cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca… Còn các chất khác được tổng hợp trong phòng thí nghiệm cũng có tính chất gây nghiện. Vì vậy, khái niệm “ma túy” cũng được mở rộng về nội dung. Ở các nước khác nhau thì khái niệm về ma túy cũng quan niệm khác nhau. Điểm chung của luật về kiểm soát ma túy của các nước là đều đề cập đến ma túy bao gồm các chất gây nghiện và các chất hướng thần. Theo tác giả Đặng Ngọc Hùng: “ Các chất ma túy là những chất độc có tính chất gây nghiện, có khả năng bị lạm dụng, sự nghiện ngập chính là biểu hiện của trạng thái bị ngộ độc mãn tính do các chất ma túy gây nên cho người sử dụng chúng”. Theo công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 thì “ma túy” nghĩa là bất kỳ chất nào trong bảng I và II dù dưới dạng tự nhiên hay tổng hợp. Các chuyên gia nghiên cứu về ma túy của Liên hợp quốc cho rằng: ma túy là các chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo khi xâm nhập vào cơ thể của con người sẽ có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm con người lệ thuộc vào chúng, gây tổn thương cho từng cá nhân và cho cả cộng đồng. Do đó, việc vận chuyển, mua bán, sử dụng nó phải được quy định chặt SVTH: NGUYỄN THỊ CẨM LOAN Trang 6 GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO Luận văn tốt nghiệp chẽ trong các văn bản pháp luật. Đây là khái niệm khái quát có tính chất cao, tuy nhiên vẫn có những điểm chưa triệt để chẳng hạn không ai sử dụng chất ma túy cũng bị lệ thuộc mà chỉ những người sử dụng trái phép, không được hướng dẫn của bác sĩ. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều cua Bộ luật hình sự được Quốc hội thông qua ngày 10 tháng 05 năm 1997, tiếp theo là Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định chất ma túy, tội phạm ma túy. Ma túy gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cây coca; lá, hoa, quả cây cần sa, lá cây coca; quả thuốc phiện khô; quả thuốc phiện tươi; hêrôin; côcain; các chất ma túy khác ở thể lỏng; các chất ma túy khác ở thể rắn. Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 02 tháng 01 năm 1998 của Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ nội vụ (nay là Bộ công an) hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự nêu rõ: chất ma túy là những chất đã được xác định và có tên gọi riêng trong khoa học. Danh mục các chất ma túy, tiền chất và các chất hóa học dùng để điều chế các chất ma túy (bao gồm danh mục quy định của Công ước quốc tế 1961, 1971, 1998) gồm 225 chất ma túy và 22 tiền chất. Để xác định là có chấtt ma túy hay không hoặc chất ma túy gì thì cần phải trưng cầu giám định. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Điều 2 luật phòng chống ma túy được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000 quy định: “Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục được chính phủ ban hành Chất ma túy là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, để gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng. Chất hướng thần là các ức chế, kích thích thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng nghiện đối với người sử dụng”. Theo Nghị định của Chính phủ số 67/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2001 ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất thì hiện nay các chất ma túy gồm 227 chất chia làm 3 danh mục và 22 hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế ma túy cần kiểm soát. Vì vậy, có thể quan niệm ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi đưa vào cơ thể con người nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái, ý thức và sinh lý của người đó. Nếu lạm dụng ma túy, con người sẽ lệ thuộc vào SVTH: NGUYỄN THỊ CẨM LOAN Trang 7 GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO Luận văn tốt nghiệp nó. Khi đó sẽ gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cho cả cộng đồng. 1.2.2 Các chất ma tuý điển hình Các chất ma túy có thể chia thành 6 nhóm sau: - Các chất thuốc phiện (Opiates) gồm thuốc phiện, moc-phin, hêrôin; - Các chất cần sa (canbis sativa) gồm thảo mộc cần sa (Marijuana); nhựa cần sa (Hashish); tinh dầu cần sa (dầu Hashish). - Các chất coca thuộc họ Ery-throxycon gồm bột coca, cao coca và côcain; - Các chất kích thích (Stimulants) - Các chất ức chế (Depressants) - Các chất gây ảo giác (Haluciogens) 1.2.2.1 Các chất thuốc phiện (Opiates) gồm thuốc phiện, moc-phin, hêrôin. Thuốc phiện là chất lấy từ thân cây và vỏ quả cây Anh Túc, có tên khoa Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu học là Opium, được dùng để điều chế thuốc chữa bệnh (moc-phin, codein) để hút và điều chế ra các chất ma túy như: bạch phiến (Hêrôin). Nhựa thuốc phiện được dùng làm thuốc giảm đau, chữa ho, tiêu chảy…Dùng thuốc phiện nhiều lần sẽ gây nghiện do tác dụng của dược lý của các ancaloit có trong nhựa thuốc phiện… Có khoảng 40 ancaloit trong nhựa thuốc phiện, trong đó có năm chất cơ bản là: moc-phin 4-21%, nacotin 2-2,8%, codein 0,7-3%, thebain 0,2-1%, papaverin 0,5-1,3%. Để lấy nhựa thuốc phiện: khi quả chưa chín người ta lấy mũi dao sắc nhọn rạch xung quanh quả, mỗi ngày rạch một ít, mỗi quả rạch từ15 đến 20 nhát, nhựa lúc này có màu trắng đục như sữa đặc từ khía cạnh chảy ra. Dưới tác động của ánh sáng mặt trời, không khí, nhựa chuyển sang màu nâu đen, sau khi được phơi khô, nhựa có được gọi là thuốc phiện sống có mùi thơm đặc biệt, thường được gói bằng lá chuối, túi nilon với trọng lượng khác nhau. Muốn có thuốc phiện chín để sử dụng (uống, hút) hoặc tiêu thụ, người ta đun nóng thuốc phiện sống lên để khử mùi dầu, sau đó thuốc phiện sống được phân thành từng chỉ khoảng 3,75 gam hoặc từng lạng (10 chỉ) để tiêu thụ. Sau khi hút thuốc phiện thì phần còn lại trong tẩu là sái thuốc phiện, trong sái thuốc phiện có chứa SVTH: NGUYỄN THỊ CẨM LOAN Trang 8 GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO Luận văn tốt nghiệp một lượng moc-phin nhất định moc-phin, nên người ta trộn sái thuốc phiện với thuốc phiện chính để dùng tiếp. Ở Việt Nam và các nước láng giềng như: Trung Quốc, Lào, người nghiện thường dùng thuốc phiện bằng cách hút qua dọc tẩu, chất độc từ khói thuốc phiện qua phổi rồi vào máu người nghiện, kích thích hệ thần kinh, gây đê mê, sảng khoái, tạo ảo giác. Khi thèm thuốc phiện, nếu không hút tiếp người nghiện sẽ rơi vào tình trạng bứt rứt, khó chịu. Và như vậy, từ nghiện thuốc phiện họ có thể rơi vào con đường phạm tội. Để có tiền mua thuốc phiện, người nghiện thuốc sẵn sàng đổi, bán bất kỳ thứ gì, thậm chí có thể giết người, cướp tài sản. Moc- phin là một chất trong các hợp chất hữu cơ (Ancaloit) cơ bản của nhựa thuốc phiện, hàm lượng moc-phin có trong thuốc phiện cao nhất trong số các hợp chất của thuốc phiện, đồng thời moc-phin cũng là chất chính chế ra hêrôin. Moc-phin được các nhà khoa học Đức chiết ra từ cây thuốc phiện vào cuối thế kỷ X. Moc-phin thường được sử dụng dưới dạng bột kết tinh, bột mocphin không mùi, có vị đắng, thường có màu trắng, xám, cà phê tùy vào độ kết tinh khi bào chế. Moc-phin có tác dụng giảm đau, gây ngủ, dược sử dụng liều nhỏ trong y tế dưới dạng thuốc tiêm, thuốc uống giảm đau đặc biệt là đối với đau mãn tính hoặc chuẩn bị gây mê. Do có tác dụng trực tiếp đến thần kinh Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu trung ương nên moc-phin dễ gây nghiện cho người sử dụng, bởi mocphin là một trong những ma túy mạnh. Do vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới và ở nước ta cấm sản xuất và nhập khẩu trái phép moc-phin. Hêrôin (còn gọi là diaxetin moc-phin hay bạch phiến, thuốc phiện trắng), chế phẩm từ moc-phin được tinh chế từ thuốc phiện. Hêrôin có dạng bột tinh thể trắng, tan được trong nước và hêrôin được các nhà khoa học Đức chiết xuất ra từ 1899 để làm thuốc giảm đau. Hêrôin có tác dụng giảm đau mạnh hơn mocphin nhưng độc hại hơn nhiều lần nên được dùng với liều lượng nhỏ trong y tế làm thuốc giảm đau, an thần. Hêrôin có khả năng gây nghiện rất nhanh, thường chỉ sau vài lần sử dụng, người nghiện hêrôin bị suy sụp rất nhanh ngay cả thể xác lẫn tinh thần. Hêrôin thường được sử dụng dưới dạng nước và bột, nó được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm vào tĩnh mạch, sau khi vào máu người nghiện có cảm giác mơ màng, ảo giác, tạm thời mất phần lớn cảm giác. Nếu sử dụng hêrôin liều cao thì hêrôin sẽ gây ngộ độc, làm tê liệt thần kinh trung ương, với một liều khoảng 0,06 gam có thể gây tử vong ngay sau khi đưa vào cơ thể. Vì vậy, hêrôin được xem là ma túy rất nguy hiểm, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều cấm sản xuất, tàng trữ và sử dụng hêrôin. SVTH: NGUYỄN THỊ CẨM LOAN Trang 9 GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO Luận văn tốt nghiệp 1.2.2.2 Các chất cần sa (Canabis sativa) gồm thảo mộc cần sa (Marijuana), nhựa cần sa (Hashish), tinh dầu cần sa (dầu Hashish). Cây cần sa là cây thân thảo mộc, thuộc họ canabia-ceae, cao từ 2 đến 3 mét, thân mọc thẳng, đường kính cây từ 2 – 6 cm, phân thành nhiều nhánh, cành có nhiều nhánh, quả hình tròn, nhọn, có màu xanh trơn gọi là hạt cần sa. Tùy từng địa phương mà cần sa có tên gọi khác như cây gai dầu, lanh mèo, gai mèo; đại ma, bồ đà…. Vỏ của cây cần sa được dùng làm sợi biện dây thừng, làm nguyên liệu dùng trong công nghiệp dệt, hạt dùng làm thực phẩm, ép lấy dầu và chế thuốc, bã hạt cần sa sau khi ép làm thức ăn cho gia súc, có tác dụng tăng trọng, hoa và lá được dùng làm thuốc an thần. Cần sa được trồng nhiều ở Trung Quốc, các nước Nam Á, Đông Nam Á, vùng Địa Trung Hải, Nam Mỹ, một số nước châu Âu, châu Phi và ở Bắc Mỹ. Có hai loại cần sa: cần sa Ấn Độ và cần sa Trung Quốc. Ở Việt Nam, loại cần sa Ấn Độ được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam, còn loại cần sa Trung Quốc được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Các sản phẩm cần sa gồm ba loại đó là: Loại thứ nhất: là thảo mộc cần sa. Đây là loại có hàm lượng chất gây Trung nghiện từ 0,5 – 0,5%, loại này được sản xuất từ lá, hoa và hạt cần sa. Sau khi tâm Học liệu @ Tài tậplượng và nghiên thu hoạch được ĐH ép vàCần đóngThơ lại thành từng liệu bánh học với khối và hình cứu dạng khác nhau, thường được đóng thành bánh có trọng lượng từ 2 – 10 kg, người sử dụng thường thái nhỏ hoặc nghiền nát rồi cuốn thành điếu như thuốc lá để hút hoặc có thể pha như nước chè để uống hoặc cuộn lên ăn như rau. Loại thứ hai: Là nhựa cần sa. Loại này được chiết xuất từ thân, lá, hoa và hạt cần sa. Sau khi phơi khô, chưng cất và ép lấy nhựa. Nhựa cần sa có màu đen, vàng hoặc xám tùy vào loại cần sa, hàm lượng chất gây nghiện chứa trong nhựa cần sa là 2 – 10% , cao hơn gấp nhiều lần so với thảo mộc cần sa, nhựa cần sa thường được đóng thành bánh từ 0,5 – 1 kg hoặc được làm thành viên có đường kính từ 1 – 8 cm. Loại thứ ba: là tinh dầu cần sa (còn gọi là cần sa lỏng). Loại này được chiết xuất từ thảo mộc cần sa hoặc nhựa cần sa, chứa hàm lượng chất gây nghiện rất cao từ 10 – 30%. Từ lâu đời, người Ấn Độ, Trung Quốc, Mã Lai và các dân tộc khác ở vùng Đông Nam Á đã biết sử dụng cần sa. Trong y học dân tộc của nhiều nước, cây cần sa được dùng làm thuốc trị các bệnh thần kinh, quáng gà, hen suyễn, thiên đầu thống…..Ngày nay, chiết xuất từ cây cần sa dùng trong y học hiện đại SVTH: NGUYỄN THỊ CẨM LOAN Trang 10 GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO Luận văn tốt nghiệp được dùng làm thuốc an thần, thuốc trị các bệnh ho, nôn mửa, giảm đau. Cần sa dùng nhiều sẽ gây nghiện, làm tổn hại đến sinh lý và thể lực do tác dụng lên thần kinh trung ương gây kích thích và ảo giác cho người sử dụng 1.2.2.3. Các chất coca thuộc Erythronxylon gồm bột coca, cao coca và cocain. Cây coca là cây than gỗ, thuộc họ Erythronxylon, lá đơn tròn to hoặc hình bầu dục, mọc so le, cuống ngắn kèm theo hai lá nhỏ biến đổi thành gai, hoa nhỏ mọc đơn hoặc tập trung từ 3 – 4 hoa ở kẽ lá, quả có hình trứng, khi chín có màu đỏ chứa một hạt có nội nhũ, quả thu hoạch được để trồng, phơi, sấy khô rồi nghiền thành bột dùng để chế cocain. Từ xa xưa, người dân Nam Mỹ đã dùng lá coca nhai với vôi như một thuốc kích thích giúp tinh thần sảng khoái, không còn cảm giác đói, làm việc khỏe hơn và một thời gian sau sẽ bị nghiện. Cây coca cho thu hoạch trong vòng 40 năm, mỗi năm có thể hái lá nhiều lần. Cây coca có thể cao tới 6 mét và mọc chủ yếu ở các nước Nam Mỹ như: Pêru, Bolivia, Braxin, Ecuador…có hai loài coca khác nhau. Loài thứ nhất là loại Erythronxylon Coca Lam. Loài này có lá đơn, to, dày, được trồng nhiều ở Trung phía Đông dãy Andet, từ Ecuador đến Pêru và Bolivia. Đây là loại cây truyền tâm Học liệu Tàidân liệuvùng họcnày. tậpLoài và thứ nghiên thống và là thuĐH nhậpCần chínhThơ của @ người hai làcứu loài Erythronxylon Novogranaterse (hay còn gọi là coca Côlôbia), loài này có lá tròn, rộng và mỏng hơn, được trồng phổ biến ở Côlômbia và một phần lãnh thổ Pêru. Đây cũng là loại cây truyền thống và là thu nhập chính của người dân nơi đây. Đầu thế kỷ XX, cây coca được người Hà Lan đưa sang trồng ở đảo Java (Iđônêsia), sau đó được gọi là Java coca có hàm lượng thấp hơn. Sau này, cây coca được đem trồng ở các nước châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ và Xrilanca. Cây coca đem vào trồng ở Việt Nam vào những năm 50 của thế kỷ XX và bị coi là một trong những loại cây chứa chất ma túy. Vì vậy, Nhà nước ta cấm trồng các loại cây này. Lá coca là nguyên liệu để sản xuất cocain (ngoài ra trong lá coca còn có chứa các ancoloit khác như: cinanylcocain, Truxilococain và Tropococain). Các sản phẩm khác được chế ra từ cây coca gồm: bột coca, cao coca, cocain. Cocain là hợp chất (ancaloit) chính trong lá cây cô ca có dạng bột tinh thể màu trắng, ít tan trong nước nhưng tan trong etanon và ete. Cocain có tác dụng làm tê dại tại chỗ, tác động lên dây thần kinh trung ương, gây cảm giác SVTH: NGUYỄN THỊ CẨM LOAN Trang 11 GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO Luận văn tốt nghiệp hoang tưởng, kích thích, hưng phấn, dùng lâu dài sẽ để lại di chứng rối loạn chức năng thần kinh, hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn và gây nghiện rất khó cai. Trong y học, cocain dùng để làm gây tê bề mặt của mắt, tai, mũi, họng, trong bệnh đau dây thần kinh, nếu dùng liều cao sẽ gây ảo giác, chóng mặt, liệt hô hấp và dẫn đến tử vong. Cocain là loại ma túy nguy hiểm, được dùng dưới dạng thuốc tiêm hoặc thuốc hút tùy theo thói quen của người nghiện. Ngoài ra, còn có thể pha cocain với nước để uống hoặc đốt để hít. Hiện nay, cocain còn được chế thành crack – một chất ma túy có tác dụng mạnh hơn và gây nghiện nhanh hơn so với cocain thông thường. 1.2.2.4 Các chất kích thích (Stimulants) Nhóm chất kích thích chủ yếu là ma túy tổng hợp được sản xuất trong phòng thí nghiệm, cũng có tác dụng an thần, kích thích và gây ảo giác như các chất ma túy tự nhiên. Nhóm chất kích thích chủ yếu là chất Amphetamin và các chất dẫn xuất của nó, sau khi dùng người nghiện sẽ rơi vào tình trạng vô thức do tác dụng kích thích, tạo cảm giác sảng khoái giả tạo của thuốc. 1.2.2.5 Các chất an thần (Barbiturat, Diazepam hay Seduxen) Trong y tế, các chất an thần này được dùng làm thuốc ngủ, dùng lâu sẽ bị nghiện, dùng quá liều sẽ mất trí nhớ, nói ngọng, ảo giác. Nếu sử dụng với liều Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu lượng cao sẽ gây ngộ độc và dẫn đến tử vong, đối với người nghiện sau khi dùng thuốc sẽ rơi vào tình trạng an nghỉ. 1.2.2.6 Các chất gây ảo giác (Halucigens) Các chất gây ảo giác chủ yếu là ma túy tổng hợp Lisergide (LSD). Trong y học, chất này dùng để điều trị bệnh rối loạn thần kinh, có tác dụng tác động lên thần kinh trung ương, đặc biệt là thị giác khiến người nghiện nhìn sự vật bị sai lệch (khuyết đại hoặc méo mó), không phân biệt được vùng tiếp giáp giữa sáng tối và các màu sắc, người nghiện rơi vào trạng thái thần kinh huyền ảo và cuồng nhiệt, rất dễ đi đến thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, chất ma túy này còn được gọi là ma túy điên (Crazydrug). Đối với tiền chất dùng vào việc sản xuất ma túy. Đây là các chất được sử dụng làm nguyên liệu để điều chế ma túy như: Ephedrine, Pseu hoặc là hoá chất được sử dụng làm tác nhân gây phản ứng hoặc dung môi để điều chế ma túy như: Anhydric axetic, acid Hydro Cloric, Ete,… SVTH: NGUYỄN THỊ CẨM LOAN Trang 12 GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO Luận văn tốt nghiệp Theo công ước quốc tế về kiểm soát ma túy năm 1971 và năm 1988 thì tiền chất được công bố có 247 chất trong đó có 225 chất dưới dạng ma túy và 22 tiền chất còn lại tham gia vào quá trình sản xuất các chất ma túy. Các loại ma túy được sản xuất từ tiền chất được gọi là ma túy tổng hợp (hay còn gọi là ma túy nhân loại) nghĩa là không có trong tự nhiên. Hiện nay, ma túy tổng hợp được sử dụng nhiều trên thế giới đó là các chất như: Amphetamine, Estasy, Methamphetamine, Lysergide, phencylindine,… Theo kết luận của các cơ quan chức năng thì ở Việt Nam thời gian qua, nạn nghiện hút ma túy đã trở nên vấn đề bức xúc và là mối lo cho toàn xã hội. Nếu trước đây, loại ma túy sử dụng bất hợp pháp chủ yếu thường là thuốc phiện thì hiện nay người nghiện dùng nhiều loại ma túy khác nhau trong đó số người sử dụng hêrôin tăng nhanh, do giá cả loại ma túy này rất cao nên một số người đang chuyển sang sử dụng loại ma túy tổng hợp. Bên cạnh đó, do chi phí sản xuất, vận chuyển bất hợp pháp cũng như giá cả của nhiều loại ma túy tổng hợp thấp hơn nhiều so với các loại ma túy làm từ thảo mộc. Từ đó dẫn đến việc sử dụng và cung cấp ma túy tổng hợp sẽ tăng nhanh trong tương lai. Hiện nay, các chất ma túy tổng hợp được nhiều người nghiện với tên gọi khác nhau như: thuốc Điên, viên chúa, hoàng hậu, max, xì cọp,…và được gọi chung với một cái tên Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu ngắn gọn là “viên lắc” – ma túy tổng hợp (MDMA). “Viên lắc” được đóng gói dưới dạng viên nén, viên con nhộng có hình dạng, kích thước giống như các loại thuốc chữa bệnh thông thường nên dễ “đánh lận con đen” khi tiêu thụ và vận chuyển. Hiện nay, việc giám định ma túy dạng này và tại chỗ gặp rất nhiều khó khăn, đôi khi không phát hiện bằng các loại thuốc thử thông thường. Lợi nhuận thu được qua sản xuất, mua bán “viên lắc” rất cao. “Theo tài liệu thống kê nước ngoài chỉ cần khoảng 1000USD để mua hóa chất là có thể tổng hợp bán với giá 20.000USD ”. Hiệu quả gây nghiện rất nhanh, nếu thuốc phiện khi vào cơ thể nghiện một, hêrôin nghiện mười, thì “viên lắc” nghiện năm mươi; giá bán “viên lắc” tùy theo hàm lượng chất ma túy MDMA mỗi viên khoảng 200.000 – 350.000VND/viên. Theo kết quả giám định của viện khoa học Hình sự (Bộ công an), những ma túy tổng hợp dưới dạng những viên nén màu xanh lá cây có khắc chìm chữ “CU” thì hàm lượng chất ma túy tổng hợp là 34,75%, viên nén màu xanh nhạt có khắc chìm “cánh hoa” thì hàm lượng chất MDMA là 27,88%; viên nén màu hồng khác chìm chữ “V” thì hàm lượng chất MDMA là 13,86%. “Viên lắc” gây ảo giác khỏe mạnh giả tạo nhất thời, tác động trực tiếp lên hệ thần kinh thị giác, SVTH: NGUYỄN THỊ CẨM LOAN Trang 13 GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO Luận văn tốt nghiệp hệ thần kinh vận động, có thể gây nhũn não, mất trí nhớ, làm cho hình ảnh nhìn thấy bị khuyếch đại, méo mó, sai lệch về kích thước, không phân biệt sáng tối, không còn khái niệm không gian và thời gian, gây những cơn co cơ ở vùng đầu, mặt, cổ và các chi nên rất nguy hiểm. Người sử dụng nó có thể “lắc” thâu đêm không mệt mỏi dẫn đến sai lệch về nhận thức và có những hành vi như: hò hét, khỏa thân, ảo giác bay bổng muốn tự sát, cướp của, giết người, gây tai nạn giao thông. Khi hết thuốc, thân xác rã rời, nhức mỏi, choáng váng, nôn nao, tâm trạng bi quan, phiền muộn,…luôn đòi hỏi có ma túy. 1.2.3 Tác hại của ma tuý Ma túy gây tác hại nhiều mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và đã trở thành hiểm họa chung cho cả nhân loại. Tại diễn đàn Liên hợp quốc đã đánh giá: “Trong những năm gần đây, tình trạng nghiện hút ma túy đã trở thành hiểm họa lớn của toàn nhân loại. Không một quốc gia, dân tộc nào thoát khỏi ra ngoài vòng xoáy khủng khiếp của nó để tránh khỏi những hậu quả do nghiện hút ma túy và buôn lậu ma túy gây ra. Ma túy đang làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt cạn kiệt nhân lực, tài chính, hủy diệt những tài năng quý báu Trung khác mà lẽ ra phải được huy động cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đem lại ấm no, hạnh phúc choCần mọi người. Ma Tài túy đang thoái cách, phẩm tâm Học liệu ĐH Thơ @ liệulàm họcsuytập vànhân nghiên cứu giá, tàn phá cuộc sống yên vui gia đình, gây xói mòn đạo lý, kinh tế, xã hội…Nghiêm trọng hơn, ma túy còn là tác nhân chủ yếu thúc đẩy căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS phát triển…”. Ma túy không loại trừ một tầng lớp xã hội nào, nó có mặt và gây tác hại mọi lúc, mọi nơi, không phân biệt thành thị hay nông thôn, đồng bằng hay miền núi, trí thức hay không trí thức, từ giới thượng lưu cho đến bần cùng nhất trong xã hội hiện đại của chúng ta. Đặc biệt là ma túy đã xâm nhập vào giới học đường, nó đã làm đau lòng cho nhà trường, gia đình và bạn bè. Đây là lứa tuổi có nhiều ước mơ, hoài bảo nhưng cũng rất hiếu thắng, muốn khẳng định mình là “người lớn” nên rất dễ bị cám dỗ, lôi cuốn vào ma túy. Đồng thời đây cũng là thế hệ trẻ tương lai cần được giáo dục một cách thật sự đúng đắn để có đủ sức đề kháng chống chọi trước sự đe dọa vô cùng nguy hiểm của ma túy. Để tránh cảnh “vợ mất chồng, cha mẹ mất con, xã hội mất đi một thành viên tốt mà thay vào đó là một gánh nặng và là tiền đề tạo nên những tội phạm nguy hiểm khác” thì trong mỗi chúng ta hãy nói: “KHÔNG VỚI MA TÚY DÙ CHỈ MỘT LẦN THỬ”. Hiện nay, ở nước ta tình trạng nghiện, hút, tiêm chích ma túy và buôn lậu ma túy tăng lên một cách đáng kể. Tệ nạn này trái với truyền thống đạo đức SVTH: NGUYỄN THỊ CẨM LOAN Trang 14 GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO Luận văn tốt nghiệp của dân tộc, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế, gây hại lớn cho sức khỏe của một bộ phận nhân dân, ảnh hưởng xấu đến nòi giống dân tộc, để lại hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ mai sau. 1.2.4 Dấu hiệu phát hiện người nghiện ma tuý Theo khoản 11 Điều 2 luật Phòng chống ma túy: “Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.” Muốn nhận biết người nghiện ma túy hay không trước hết phải hiểu quá trình nghiện ma túy thường bao gồm 5 giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Dùng ma túy thấy người lâng lâng, dễ chịu, khoái cảm, nếu không có ma túy sẽ thấy nhạt nhẽo, thèm muốn. Giai đoạn 2: Dùng ma túy trở thành nhu cầu, thiếu nó thì thèm muốn không chịu nổi, đi tìm ma túy bằng mọi cách. Giai đoạn 3: Dùng ma túy với liều lượng ngày tăng. Giai đoạn 4: Dùng ma túy và đi cai nghiện. Quá trình này diễn ra phức tạp làm cho con người khốn khổ về tinh thần, đau đớn về thể xác, kiệt quệ về tài chính. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Giai đoạn 5: Nếu không cai được ở giai đoạn 4 thì sang giai đoạn 5 cực kỳ nguy hiểm: khủng hoảng tinh thần trầm trọng, hủy hoại thể xác, dẫn đến những hành vi thiếu lý trí, vô cùng nguy hiểm. Việc phát hiện người nghiện ma túy phụ thuộc vào người nghiện ở giai đoạn nào của quá trình nghiện. Người mới nghiện ma túy thường khó phát hiện, tuy vậy nếu có quan hệ thân thiết với người nghiện thì có thể phát hiện sớm được. Người mới dùng ma túy thường hay khoe, mô tả tác dụng của ma túy với những cảm giác lạ…Qua quan sát và trò chuyện ta có thể phát hiện kịp thời và có biện pháp chấm dứt sử dụng ma túy tương đối dễ. Thông thường ta chỉ phát hiện được khi đã nghiện ở giai đoạn 2 hay giai đoạn 3. Người nghiện ma túy thường có những biểu hiện sau: ngáp, chảy nước mắt, toát mồ hôi, hay bực tức, ớn lạnh và nổi da gà, đau các cơ, sút cân, co cứng cơ bụng, nôn và buồn nôn, tiêu chảy, mất ngủ, trầm cảm, dễ bị kích động, lo âu. Những biểu hiện trên cho thấy người nghiện đã bị rối loạn thần kinh, tiêu hóa, tâm lý, hành vi xã hội. Người nghiện ma túy khi thiếu thuốc từ 3 đến 5 ngày cũng có những biểu hiện như trên. Vì vậy, nếu để ý quan sát ta dễ dàng SVTH: NGUYỄN THỊ CẨM LOAN Trang 15 GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO Luận văn tốt nghiệp nhận thấy những triệu chứng nghiện ma túy của những người khác nhất là người thân và người quen biết. Bằng cách quan sát cử chỉ, hành vi ta có thể thấy những biểu hiện của người nghiện khi dùng ma túy. Khoảng 5 phút sau khi dùng ma túy: mắt đỏ ướt, long lanh sau đó chuyển sang sụp mi mắt, ngồi tại chỗ, mắt lim dim, gãy chân tay, vò đầu bứt tóc. Khoảng 10 – 20 phút sau khi dùng thuốc: Mắt đỏ ướt, đồng tử teo, giọng nói khàn, uống nhiều nước lạnh, tâm lý ở trạng thái hưng phấn cao, nói nhiều, cử chỉ, động tác thiếu chính xác. Sau đó người nghiện ma túy tìm chỗ yên tĩnh, lánh xa nơi ồn ào, nằm như dang ngủ nhưng lại hút thuốc lá. Những người nghiện ma túy thường có những biểu hiện thoái hóa về nhân cách: - Trễ mản công việc, làm việc uể oải, hay nghỉ việc - Tiêu nhiều tiền hơn trước, bán cả tư trang, phương tiện đi làm mà không có lý do rõ ràng, chính đáng; trộm cắp tài sản, lừa đảo - Đi chơi khuya, ngủ ngày nhiều, hay ngáp vặt - Hút thuốc lá nhiều làm cháy cả chăn màng Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu - Ít tắm giặt, sống luộm thuộm - Tính tình thất thường, hay xa lánh người thân - Chơi bời, thường xuyên giao tiếp với những bạn xấu, người xấu. Ngoài ra, còn có phương pháp chính xác, khách quan là thử máu hay nước tiểu. Muốn thử máu phải đến bệnh viện, cơ sở y tế. Hiện nay đã có dụng cụ thử nghiệm ma túy tại nhà, tại cơ quan, trường học tương đối dễ dàng lại chính xác bằng que thử nước tiểu PHAMTECH của Mỹ được Bộ Y Tế nước ta cấp phép nhập bán tại các cơ quan y tế, cơ quan phòng chống ma túy, các hiệu thuốc trong toàn quốc. Tệ nạn ma túy là hiểm họa lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khỏe, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia. Vì vậy, mọi người trong xã hội phải ý thức được tác hại của ma túy mà có cách phòng ngừa cho bản thân và gia đình một cách hoàn hảo. Ngoài ra, mọi người cần quan tâm, khuyên ngăn và giúp đỡ những người bị nghiện ma túy đi cai nghiện để họ có thể trở về với cuộc sống bình thường, ngăn chặn tác hại đến SVTH: NGUYỄN THỊ CẨM LOAN Trang 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan