Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tội phạm về ma túy tại các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh đồng nai, tình hình, ng...

Tài liệu Tội phạm về ma túy tại các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh đồng nai, tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

.PDF
186
252
82

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH TRỌNG LIÊN TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TẠI CÁC KHU NHÀ TRỌ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số: 62.38.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC 1 : TS. Trần Thị Quang Vinh 2 : TS. Hồ Thế Hòe HÀ NỘI – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu riêng của tôi . Các số liệu, kết quả đề cập trong luận án là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và chính xác. Tác giả luận án Đinh Trọng Liên MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................... ... .1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................... 7 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài .................................................................. .7 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ...................................................................... 11 1.3.Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................... 23 CHƢƠNG 2. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TẠI CÁC KHU NHÀ TRỌ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2009 – 2016 .................. 28 2.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội phạm về ma túy ............... .28 2.2. Nhận thức về các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ................................ 36 2.3. Tình hình tội phạm về ma túy tại các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 42 CHƢƠNG 3. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TẠI CÁC KHU NHÀ TRỌ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI. ............................................................................................................. 77 3.1. Nguyên nhân và điều kiện về kinh tế-xã hội..................................................... 79 3.2. Nguyên nhân và điều kiện về văn hóa, giáo dục, tâm lý xã hội ...................... .83 3.3. Nguyên nhân và điều kiện trong hoạt động quản lý xã hội. ............................ .84 3.4. Nguyên nhân và điều kiện từ các qui định của pháp luật ................................ .89 3.5. Nguyên nhân xuất phát từ phía các chủ thể đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy .................................................................................................................. 96 3.6. Nguyên nhân và điều kiện xuất phát từ cá nhân ngƣời phạm tội.................... 106 CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM MA TÚY TẠI CÁC KHU NHÀ TRỌ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI............................................................................................ .... .110 4.1. Dự báo tình hình tội phạm về ma túy tại các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. ................................................................................ .110 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm về ma túy tại các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ........................................................... 114 KẾT LUẬN ........................................................................................................... .145 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 148 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phòng ngừa tội phạm, trong đó có các tội phạm về ma túy là chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc ta nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do tội phạm gây ra, giảm bớt và tiến tới loại trừ tội phạm. Tinh thần chủ động trong phòng ngừa tội phạm về ma túy đƣợc thể hiện tại các văn kiện Đại hội Đảng, các nghị quyết của Bộ Chính trị và đặc biệt là tại chỉ thị 06/CT/TW ngày 31 tháng 11 năm 1996 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng về tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống ma túy; Chỉ thị số 2-CT/TW ngày 26 tháng 3 năm 2008 của Bộ Chính trị tiếp tục tăng cƣờng lãnh đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới; Quyết định 1203/QĐ ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt chƣơng trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012 - 2015. Tại Điều 4 của Luật phòng chống ma túy năm 2013 đã ghi nhận “Phòng, chống ma túy là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội ”[48]. Trong những năm qua, các cấp Đảng, chính quyền trong tỉnh Đồng Nai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ nhằm đấu tranh phòng ngừa, giảm thiểu sự phát sinh các tội phạm và tệ nạn về ma túy. Tuy nhiên tình hình tội phạm và tệ nạn về ma túy trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn diễn biến phức tạp. Hiện nay, Đồng Nai là trung tâm công nghiệp lớn của khu vực phía nam với 31 Khu công nghiệp và Khu chế xuất đang hoạt động. Hàng năm, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đón nhận hàng chục ngàn lao động nhập cƣ từ các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Theo thống kê của Sở lao động Thƣơng binh Xã hội tỉnh Đồng Nai, gần 70% nhân lực lao động nhập cƣ làm việc tại các khu công nghiệp phải thuê nhà trọ. Khái niệm “khu nhà trọ” cho công nhân hình thành và trở nên quen thuộc trong cộng đồng dân cƣ. Các khu nhà trọ mọc lên tự phát theo qui luật cung - cầu của thị trƣờng. Khu công nghiệp xây dựng tới đâu, khu nhà trọ mọc lên tới đó. Nếu quay ngƣợc lại thời kỳ bao cấp của những thập niên bảy mƣơi, tám mƣơi của thế kỷ XX, khái niệm nhà trọ chỉ xuất hiện chủ yếu tại các bến tàu, bến xe, phục vụ chủ yếu cho khách vãng lai 1 qua đêm trong khi đợi tàu, đợi xe. Trái ngƣợc trƣớc kia, các khu nhà trọ hiện nay là nơi sinh sống của tầng lớp công nhân hình thành chủ yếu do quá trình di cƣ lao động tự do. Công tác quản lý cũng nhƣ nhiều vấn đề liên quan đến các khu nhà trọ trong giai đoạn hiện nay còn nhiều bất cập, chính vì vậy đây là mảnh đất màu mỡ cho bọn tội phạm thực hiện các hành vi phạm tội, đặc biệt các tội phạm và tệ nạn về ma túy. Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai, từ năm 2009 đến 2016 đã đƣa ra xét xử sơ thẩm 18.341 vụ phạm tội với 31.581 bị cáo, trong đó các tội phạm về ma túy là 2.070 vụ (chiếm 11,29 %) với 2.871 bị cáo (chiếm 9,09%), trong đó gần 2/3 số vụ, số bị cáo nằm trong các đơn vị hành chính thuộc tỉnh có nhiều khu công nghiệp. Đặc biệt các khu nhà trọ là điểm nóng về tệ nạn và tội phạm về ma túy với 274 vụ và 389 bị cáo. Nhiều vụ phạm tội về ma túy thực hiện tại các khu nhà trọ với thủ đoạn ngày càng tinh vi và xảo quyệt, gây khó khăn cho công tác điều tra, phát hiện của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phƣơng và ngƣời dân sống trên địa bàn. Tội phạm và tệ nạn về ma túy đã hủy hoại khả năng lao động của không ít thanh niên đang trong độ tuổi thanh xuân. Nghiêm trọng hơn, các tội phạm về ma túy gây ra sự bất ổn về cuộc sống trong cộng đồng dân cƣ, làm giảm sút uy tín về môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam đối với các nhà đầu tƣ trong nƣớc và quốc tế. Ngoài ra, tội phạm phạm về ma túy còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác nhƣ: tội trộm cắp, tội đánh bạc, tội cƣớp giật, tội giết ngƣời v.v… Với thực trạng này, việc phân tích tình hình tội phạm về ma túy tại các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhằm tìm ra những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm, trên cơ sở đó xây dựng phƣơng án phòng chống loại tội phạm này đang là nhu cầu hết sức cấp bách. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Tội phạm về ma túy tại các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án 2.1. Mục đích của luận án Trên cơ sở phân tích tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội phạm về ma túy tại các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhằm đề xuất các giải pháp 2 phòng, chống loại tội phạm này phù hợp với tình hình thực tế của địa bàn nghiên cứu. Tác giả hy vọng luận án sẽ đƣợc sớm áp dụng vào thực tế và không chỉ dừng lại ở các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai mà còn ở các các tỉnh, thành phố khác có điều kiện tƣơng tự. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, luận án có một số nhiệm vụ cụ thể: - Tổng quan về tình hình nghiên cứu của các công trình trong và ngoài nƣớc có liên quan đến hoạt động phòng ngừa các tội phạm về ma túy nhằm xác định những kiến thức đƣợc kế thừa và làm rõ những vấn đề cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu trong luận án. - Làm sáng tỏ những luận điểm lý luận về hoạt động phòng ngừa các tội phạm về ma túy. Nghiên cứu nội hàm khái niệm có liên quan đến phòng ngừa, nội dung phòng ngừa, chủ thể phòng ngừa, các nguyên tắc phòng ngừa, các tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động phòng ngừa và các giải pháp phòng ngừa cụ thể đối với loại tội phạm này. - Đánh giá tình hình các tội phạm về ma túy tại các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua với các thông số: thực trạng, diễn biến, cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm. - Phân tích tình hình, nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh, tồn tại tình hình tội phạm về ma túy, đƣa ra những kết quả dự báo về nhóm tội phạm này trong thời gian tới. - Đánh giá hoạt động phòng ngừa các tội phạm về ma túy đồng thời phân tích những nguyên nhân dẫn đến những thành tựu cũng nhƣ những hạn chế của hoạt động này. - Đề xuất các giải pháp phòng ngừa tội phạm về ma túy tại các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu luận án là tình hình, nguyên nhân - điều kiện và hoạt động phòng ngừa tội phạm về ma túy tại các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Đồng 3 Nai (Khu nhà trọ hình thành chủ yếu phục vụ cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ) 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài của luận án đƣợc nghiên cứu dƣới góc độ tội phạm học tập trung vào việc làm rõ tình hình tội phạm về ma túy tại các khu nhà trọ, phân tích nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, đánh giá hoạt động phòng ngừa tội phạm về ma túy tại địa phƣơng nghiên cứu ; dự báo tình hình tội phạm và đề xuất hệ thống giải pháp phòng ngừa tội phạm về ma túy tại các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: 8 năm từ 2009 đến 2016 Phạm vi nghiên cứu về địa bàn: Các khu nhà trọ tỉnh Đồng Nai 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài đƣợc nghiên cứu trên cơ sở sử dụng phép duy vật biện chứng, quan điểm về phòng ngừa tội phạm của học thuyết Mác - Lênin. Phƣơng pháp luận cho phép tác giả lựa chọn phƣơng pháp tiếp cận hợp lý khi triển khai nghiên cứu đề tài, phân tích và đánh giá tình hình tội phạm, lý giải nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm luôn gắn với sự vận động của xã hội và chú trọng cân nhắc đến quan hệ tƣơng tác của các điều kiện xã hội đến tình hình tội phạm. Luận án còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu phổ biến khác nhƣ: phƣơng pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp dự báo v.v…Để hoàn thành mục đích nghiên cứu phải có sự kết hợp giữ các phƣơng pháp trong từng phần của luận án, tuy nhiên ở mỗi chƣơng sẽ có những phƣơng pháp chủ đạo. Chƣơng 1: Chƣơng tổng quan nghiên cứu chủ yếu dùng các phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp so sánh để để khái quát đƣợc lý luận hoạt động phòng ngừa các tội phạm nói chung trong đó có các loại tội phạm về ma túy. Chƣơng 2: Để làm rõ tình hình tội phạm về ma túy tại các khu nhà trọ, tác giả sử dụng các phƣơng pháp sau: phƣơng pháp thống kê để thống kê về số vụ, 4 số bị cáo phạm tội; phƣơng pháp phân tích, tổng hợp để làm rõ diễn biến về thực trạng, cơ cấu, tính chất nguy hiểm cũng nhƣ nhân thân của ngƣời phạm tội; phƣơng pháp so sánh dùng để diễn tả tình hình các tội phạm về ma túy giữa các khu nhà trọ với các địa bàn khác trong phạm vi tỉnh Đồng Nai. Chƣơng 3: Nội dung chính của chƣơng 3 là phân tích nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội phạm về ma túy tại các khu nhà trọ. Để thực hiện các vấn đề chính nêu trên, tác giả sử dụng chủ yếu phƣơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp. Chƣơng 4: Ngoài các phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp hệ thống hóa để khái quát đƣợc toàn diện thực trạng phòng ngừa các tội phạm về ma túy, phƣơng pháp dự báo đóng vai trò quan trọng trong quá trình dự báo tình hình tội phạm về ma túy. 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án Trong thời gian qua, chƣa có công trình nào nghiên cứu về hoạt động phòng ngừa các tội phạm về ma túy tại các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, vì vậy luận án sẽ có những đóng góp mới về mặt khoa học nhƣ sau: - Trƣớc hết, luận án đã xây dựng đƣợc cái nhìn tổng quan nhất về các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhƣ: Các đặc điểm về vị trí địa lý, về qui mô, điều kiện sống; các đặc điểm thuộc về cƣ dân sinh sống tại các khu nhà trọ. Mặt khác, luận án sẽ đƣa ra những thông số mới nhất và toàn diện về tình hình các tội phạm về ma túy tại các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. - Luận án có tính thực tiễn cao, sát với tình hình tội phạm vì đây là đề tài đƣợc lựa chọn trên cơ sở phân lớp nhóm dân cƣ nên có ý nghĩa thiết thực với việc phòng ngừa tội phạm trong một nhóm dân cƣ. - Các đặc thù về môi trƣờng sống của nhóm dân cƣ là trọng điểm của việc nghiên cứu. Luận án không chỉ vận dụng sáng tạo những tƣ tƣởng, quan điểm tiến bộ về hoạt động phòng, chống tội phạm mà còn sử dụng các kết quả nghiên cứu thực tế để kiểm chứng lại những vấn đề thuộc về lý luận. 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Nghiên cứu, đúc kết các tƣ tƣởng phòng ngừa tội phạm trong tội phạm học từ trƣớc đến nay trên nền tảng phƣơng pháp luận của tội phạm học Mác-xit. Những điểm mới của luận án sẽ góp phần hoàn thiện về mặt lý luận cho hoạt động phòng ngừa không chỉ riêng các tội phạm về ma túy mà còn mang tính tham khảo cho hoạt động phòng ngừa các tội phạm khác, phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung. Mặt khác, phạm vi nghiên cứu của luận án đƣợc xem nhƣ một cách tiếp cận mới trong việc lựa chọn phân khúc nghiên cứu, trong đó chú trọng đến đặc điểm của nhóm dân cƣ. Về mặt thực tiễn, luận án là công trình nghiên cứu có thể mang tính ứng dụng cao bởi do đề tài nghiên cứu vấn đề phòng ngừa tội phạm về ma túy đối với một nhóm dân cƣ ở các khu nhà trọ. Công trình có thể áp dụng thí điểm ở một vài khu nhà trọ sau đó có thể nhân rộng ra các khu nhà trọ khác tại tỉnh Đồng Nai và các tỉnh, thành khác trên phạm vi toàn quốc. Luận án cũng có thể là tài liệu tham khảo cho các cán bộ đang làm việc trong các cơ quan chuyên trách về phòng chống tội phạm và cho học sinh, sinh viên hoặc những ngƣời nghiên cứu trong lĩnh vực tội phạm học. 7. Kết cấu của luận án Chƣơng 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu Chƣơng 2: Tình hình của tội phạm về ma túy tại các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Chƣơng 3: Nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy tại các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Chƣơng 4: Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm về ma túy tại các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 6 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài Ma túy và tội phạm về ma túy đang là hiểm họa của toàn cầu, gây tác hại cho sức khỏe, làm suy thoái giống nòi, phẩm giá con ngƣời, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Chính vì vậy công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy đã đƣợc Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế cũng nhƣ tất cả các nƣớc trên thế giới quan tâm. Mỗi một quốc gia đều nỗ lực hoạch định các chính sách và đƣa ra nhiều biện pháp nhằm phòng ngừa, đấu tranh để từng bƣớc đẩy lùi loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm này. Ở phạm vi rộng, cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (United nations Office on Drugs and Crime - UNODC) có nhiều nghiên cứu về tình hình tội phạm ma túy trên toàn cầu và các châu lục khác nhau, cụ thể: Nghiên cứu của ông Cesar Guedes, phối hợp viên văn phòng ma túy và tội phạm của Liên Hiệp Quốc cho vùng châu Mỹ Latinh và quần đảo Caraibi, về việc vận chuyển và sử dụng ma túy trên thế giới [107]; Từ năm 2008 đến nay, có những nghiên cứu của ông Tun Nay Soe, điều phối viên chƣơng trình giám sát ma túy tổng hợp toàn cầu (SMART) về tình hình sử dụng và trung chuyển ma túy tổng hợp tại Đông Á và Đông Nam Á. Ông khảng định, trong năm 2013 hầu hết chính quyền các nƣớc Đông Á và Đông Nam Á đều phát hiện ma túy tổng hợp và khu vực này vừa là thị trƣờng tiêu thụ và điểm chung chuyển ma túy đi toàn cầu [106]. Ngoài cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc, các quốc gia, vùng lãnh thổ thƣờng tổ chức những hội nghị nghiên cứu tình hình tội phạm về ma túy trong khu vực. Năm 1992, trong hội thảo phòng ngừa tội phạm tại các vùng đô thị đƣợc tổ chức tại Nhật Bản, các tác giả Koichi Miyazawa, Setsuo Miyazawa đã xuất bản cuốn sách “Crime prevention in Urban Community”(Phòng ngừa tội phạm trong cộng đồng đô thị), Nxb Kluwer Law and Taxation, (1995) [104]. Các tác giả đã phân tích những hoạt động 7 phòng ngừa tội phạm trên thực tế tại các quốc gia Anh, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc … Đây là công trình tập hợp nhiều bài viết liên quan đến hoạt động phòng ngừa tội phạm ở nhiều nƣớc trên thế giới, cung cấp nhiều kinh nghiệm thực tế vô cùng quí giá cho tác giả trong quá trình nghiên cứu luận án. Trong cuốn “Crime and Transition in central and Eastern Europe” (Tội phạm và chuyển đổi ở Trung và Đông Âu) của tác giả Alenke Selish, Nxb Springer New York, 2012 [98], phân tích các đặc điểm tội phạm, quan điểm về tội phạm và chính sách tội phạm trong hệ thống xã hội chủ nghĩa của các quốc gia thuộc Trung và Đông Âu và những thách thức mà các quốc gia này phải đối mặt khi hệ thống chính trị thay đổi. Những thay đổi chính trị, kinh tế và xã hội ảnh hƣởng đến tội phạm, chính sách tội phạm và phòng chống tội phạm. Nội dung của quyển sách cũng đề cập đến tầm quan trọng về quyền con ngƣời trong lĩnh vực tƣ pháp hình sự. Nói cách khác, tác giả cuốn sách trên đã nhấn mạnh nguyên nhân của tội phạm bị chi phối bởi điều kiện của môi trƣờng sống (nguyên nhân khách quan) và ý thức của mỗi cá nhân (nguyên nhân chủ quan). Understanding Crime Prevention - Social contral, risk and late modernity (Hiểu phòng chống tội phạm - kiểm soát xã hội, rủi ro và cuối hiện đại) của tác giả Gordon Hughes [101 ], đƣa ra một cái nhìn tổng quan toàn diện của các cuộc tranh luận hiện tại và lịch sử về phòng chống tội phạm trong sự kiểm soát đặc biệt của xã hội. Hughes đã đƣa ra những tƣ duy mới thú vị trong thuyết xã hội, trong đó công tác phòng chống tội phạm có thể mở rộng và đƣợc chi phối bởi an ninh tƣ nhân và bảo hiểm chống rủi ro trong tƣơng lai. Trong Tập san Châu Âu về lĩnh vực chính sách hình sự và nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Cung cấp tƣ liệu, Nxb Kugler, 1996 [99], với bài viết “Crime Prevention by Early Intervention (phòng ngừa tội phạm bằng cách can thiệp sớm). Chủ đề bài viết liên quan đến hoạt động phòng ngừa tội phạm cho ngƣời chƣa thành niên, trong đó các tác giả chú trọng đến phƣơng pháp sàng lọc các đối tƣợng có nguy cơ phạm tội. Nghiên cứu sinh có thể vận dụng phƣơng pháp này để tìm ra những đối tƣợng có nguy cơ phạm các tội về ma túy tại các khu nhà trọ một cách hợp lý và có hiệu quả. 8 Bài viết policy reducing drugs misure and depence (Chính sách giảm sự lạm dụng và phụ thuộc vào ma túy) [105] đƣợc đăng tải trên website thuộc Sở Y tế nƣớc Anh. Chƣơng trình đặc biệt quan tâm đến việc ngăn chặn những ngƣời trẻ tuổi sử dụng các loại thuốc có tính chất gây nghiện, khuyến khích những ngƣời trẻ tuổi sống một cuộc sống lành mạnh, chỉ ra những mối nguy hiểm do ma túy gây ra. Thông qua các đề án, một mặt giúp cho những ngƣời trẻ có nơi ăn, có việc làm ổn định đồng thời điều trị miễn phí cho những ngƣời bị nghiện ma túy. Công việc này giao cho hội đồng địa phƣơng thực hiện, chính vì vậy những ngƣời sau cai nghiện dễ hòa nhập với cộng đồng và ít tái nghiện trở lại. Mặt khác Đạo Luật 1971 về lạm dụng các chất ma túy đƣợc kiểm soát hết sức chặt chẽ trong việc ban hành các danh sách tất cả các loại thuốc bất hợp pháp hoặc hợp pháp, phát hiện và đƣa vào kiểm soát những loại thuốc mới xuất hiện trên thị trƣờng, do vậy tỉ lệ tội phạm và tệ nạn về ma túy ở độ tuổi từ 16 đến 24 tuổi tại nƣớc Anh từ năm 2011 đến năm 2012 thấp nhất kể từ năm 1996. Tại Mexicocity, tổng thống Colombia Juan Manuel Santos [103] cho biết cuộc chống ma túy đã thất bại và thế giới phải đƣa ra cách tiếp cận mới để đối phó với một thảm họa mới giết chết hàng nghìn ngƣời Colombia do tội phạm và tệ nạn về ma túy gây ra. Ông nói rằng thế giới phải phát triển nhiều cách “thực tế và thực dụng” để chống lại nạn buôn bán ma túy. Ông chỉ ra những sự khác biệt giữa các quốc gia trong việc đƣa vào bộ luật hình sự những hành vi liên quan về ma túy đã tạo ra không ít khó khăn trong quá trình phòng chống các tội phạm này. Chẳng hạn, ông không thể nào giải thích khi phải bỏ tù một nông dân ở Colombia vì trồng cây cần sa trong khi ở Colorado hoặc trong tiểu bang Washington việc trồng hoặc mua bán cây cần sa để sử dụng lại hợp pháp. Ông đƣa ra kế sách nên hợp pháp hóa việc kinh doanh cần sa một cách nghiêm túc nhằm giảm bạo lực về ma túy đồng thời yêu cầu Đại hội đồng Liên hợp quốc sẽ tổ chức một cuộc hội thảo vào năm 2016. Mặt khácTại Mỹ, đăng bài viết của Amanda Fritz nghị viện thành phố Prortland [97] viết về sự cải tiến tình hình khu phố qua sự tham gia cộng đồng trong đó có phần giới thiệu văn phòng khu phố 9 tham gia chƣơng trình ngăn chặn tội phạm mùa xuân 2010. Trƣớc tiên đề tài tập trung phân tích những dấu hiệu cơ bản để nhận biết những ngƣời ở Portland sử dụng bất hợp pháp ma túy nhƣ thế nào? Những tác hại mà tội phạm và tệ nạn ma túy gây ra cho bản thân, gia đình, xã hội. Hƣớng dẫn cho cộng đồng dân cƣ những dấu hiệu để nhận diện ngƣời nghiện ma túy hoặc những hành vi mua bán ma túy. Dấu hiệu nhận diện những cơ sở bào chế thuốc cũng nhƣ dấu hiệu trồng cây cần sa với số lƣợng lớn để tiêu thụ. Bài viết đƣa ra những phƣơng pháp phòng, chống hết sức cụ thể, dễ thực hiện nhƣng mang lại hiệu quả cao cho khu phố. Bài viết nhấn mạnh công việc này phải đòi hỏi sự kiên trì mới đem lại hiệu quả, cụ thể: Loại bỏ hoạt động ma túy trên đƣờng phố của quý vị là một tiến trình cần thời gian. Có thể cảm thấy thất vọng khi hệ thống không tích cực và nhanh chóng loại bỏ những vấn đề cho quí vị. Đừng bỏ cuộc! Những vấn đề này có thể đƣợc giảm bớt khi khu phố đƣợc tổ chức tốt, làm việc đoàn kết với cảnh sát và những cơ quan công quyền khác [97, tr.5]. Thật vậy, các khu phố ngày nay đã đƣợc cải thiện, ngƣời dân cảm thấy đƣợc sống trong yên bình không còn tệ nạn và tội phạm về ma túy nhƣ trƣớc. Đây là công trình mà tác giả tâm đắc bởi tính khả thi trong thực tế, nó có thể nhân rộng trong các thành phố khác của nƣớc Mỹ và các nƣớc trên toàn thế giới. Kết quả đạt đƣợc dựa trên nguyên tắc phối hợp chặt chẽ giữa nhà nƣớc với các tổ chức và công dân. Mỗi ngƣời dân sống trong cộng đồng phải có sự gắn kết với nhau, cùng nhau xây dựng một cộng đồng dân cƣ lành mạnh, trong sạch, không có tội phạm. Bên cạnh đó chính quyền sở tại phải thực sự quan tâm tới cuộc sống của ngƣời dân, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chính xác những vấn đề ngƣời dân quan tâm và phản ánh. Đây là những gợi ý về phƣơng pháp tiếp cận khi nghiên cứu phòng ngừa tội phạm về ma túy ở cấp độ tiểu môi trƣờng tƣơng tự nhƣ đề tài mà tác giả đang tiến hành. Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy là nhu cầu tất yếu của mỗi quốc gia. Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia khá đầy đủ các hiệp ƣớc quốc tế về phòng chống các tội phạm về ma túy. Để tạo cơ sở pháp lý cho sự hợp tác quốc tế, hợp tác khu 10 vực cũng nhƣ hợp tác song phƣơng với các quốc gia trên thế giới về hoạt động phòng ngừa các tội phạm về ma túy là chuyên đề: “Legislative Implementation by Vietnam of Obligations under the United Nations Drug Control Conventions” (Sự thực hiện về mặt pháp luật của Việt Nam đối với các công ước của Liên hợp quốc về kiểm soát ma túy) là tên Luận án Tiến sĩ Luật học - trƣờng Đại học Wollongong, Australia của tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Hoa [102]. Đây là đề tài chuyên nghiên cứu về hoạt động nội luật hóa nội dung các Công ƣớc về phòng chống ma túy của Liên hợp quốc do vậy những vấn đề lý luận có giá trị tham khảo trong việc hoàn thiện các vấn đề lý luận về phòng ngừa các tội phạm về ma túy ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 1.2.Tình hình nghiên cứu trong nƣớc Tội phạm học, một khoa học còn rất trẻ ở nƣớc ta, vì thế để phát triển và hoàn thiện, nó còn rất cần đến những nghiên cứu cơ bản. Ngay cả những khái niệm cơ bản nhất, khái niệm tội phạm và tình hình tội phạm, xét dƣới góc độ tội phạm học cũng nhiều vấn đề cần bàn luận. Với nội dung nghiên cứu riêng của mình, tội phạm học phục vụ trực tiếp việc cảnh báo tội phạm và hỗ trợ các cơ quan đơn vị công tác, cộng đồng và ngƣời dân có biện pháp phòng ngừa tội phạm thích hợp. Tình hình tội phạm là khái niệm đƣợc sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam khi nghiên cứu về tội phạm học. Tuy nhiên trong các công trình nghiên cứu tội phạm học ở Việt nam, có công trình đƣa ra định nghĩa về tình hình tội phạm, có công trình chỉ trình bày nội dung của khái niệm này mà không rút ra định nghĩa. Có thể phân chia các định nghĩa về tình hình tội phạm thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm các định nghĩa về tình hình tội phạm nhƣng nội dung định nghĩa không thể hiện rõ ràng giữa tội phạm với tình hình tội phạm. Cụ thể: Trong Giáo trình tội phạm học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, định nghĩa: “Tình hình tội phạm là hiện tƣợng xã hội tiêu cực, trái pháp luật hình sự, mang tính giai cấp và thay đổi theo quá trình lịch sử; đƣợc thể hiện ở tổng hợp các tội phạm cụ thể đã xảy ra trong xã hội và trong khoảng thời gian nhất định”[ 80, tr.91]. Hoặc “Tình hình tội phạm là một hiện tƣợng xã hội, pháp lý tiêu cực, 11 đƣợc thay đổi về mặt lịch sử, mang tính giai cấp, bao gồm tổng thể thống nhất (hệ thống) các tội phạm thực hiện trong một xã hội (quốc gia) nhất định và khoảng thời gian nhất định”[68, tr.14]. Hoặc trong Giáo trình tội phạm học của Đại học quốc gia Hà Nội sử dụng “tình trạng” tội phạm thay cho “tình hình” tội phạm cũng đƣa ra định nghĩa nhƣ sau: “Tình trạng tội phạm là hiện tƣợng xã hội tiêu cực mang thuộc tính xã hội thƣờng xuyên thay đổi, giai cấp, pháp luật hình sự và đƣợc phản ánh bằng toàn bộ tình hình, cơ cấu, diễn biến của tổng thể các loại hoặc của một loại tội phạm đã xảy ra trong khoảng thởi gian nhất định và trong một phạm vi nhất định”[28, tr. 60]. Nhóm thứ hai bao gồm các định nghĩa về tình hình tội phạm đƣợc xây dựng trên cơ sở phân biệt rõ giữa tội phạm và tình hình tội phạm. Trong cuốn “Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm” của Giáo sƣ-Tiến sĩ Nguyễn Xuân Yêm nhận định: “Tình hình tội phạm là toàn bộ tình hình, cơ cấu, động thái, diễn biến của các loại tội phạm hay từng loại tội phạm trong một giai đoạn nhất định xảy ra trong một lĩnh vực, một địa phƣơng, trong phạm vi quốc gia, khu vực hoặc toàn thế giới trong một khoảng thời gian nhất định”[94,tr. 24]. Khái niệm về tình hình tội phạm của tác giả đƣợc mở rộng về không gian, nó không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia, một khu vực mà có thể trên phạm vi toàn thế giới. Căn cứ vào các nhóm định nghĩa về tình hình tội phạm nêu trên, tác giả nhận thấy cần thiết phải tách bạch rõ ràng các khái niệm giữa tội phạm và tình hình tội phạm. “Tình hình” theo “Đại từ điển tiếng Việt” đƣợc hiểu là “trạng thái, xu thế phát triển của sự vật, hiện tƣợng với tất cả những sự kiện diễn ra, biến đổi ở trong đó”[96, tr.910]. Nhƣ vậy, tình hình tội phạm về ma túy là toàn bộ tình trạng, cơ cấu, động thái, diễn biến của tội phạm về ma túy xảy ra trong một giai đọan nhất định trên một địa bàn cụ thể. Khi nghiên cứu tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm về ma túy nói riêng, nhất thiết phải xem xét chúng gắn liền với đơn vị không gian và đơn vị thời gian cụ thể. Về đơn vị không gian có thể là một địa danh cụ thể của một tỉnh, một huyện hoặc có thể theo tuyến, theo địa bàn hoặc theo khu vực dân cƣ v.v… Ở cấp độ bao quát hơn có thể là một quốc gia, một khu vực hay trên phạm 12 vi toàn thế giới. Về đơn vị thời gian có thể xem xét tình hình tội phạm theo từng giai đoạn 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa song cũng có trƣờng hợp đƣợc xác định theo năm, theo quí v.v… Trên thực tế, việc xác định giới hạn đơn vị không gian và đơn vị thời gian để nghiên cứu tình hình của tội phạm phải căn cứ vào nhiều yếu tố nhƣ: nội dung, mục đích và các tiêu chí đặt ra cho đề tài nghiên cứu mà tác giả muốn hƣớng tới. Tại Việt Nam, cuộc chiến chống ma túy đã đƣợc tiến hành trong nhiều năm, nhất là sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc. Sau ngày giải phóng, bằng nhiều biện pháp chúng ta đã kiên quyết loại trừ ma túy ra khỏi đời sống xã hội ở miền Nam Việt Nam. Năm 2012, Việt Nam đăng cai Hội nghị quốc tế phòng, chống ma túy khu vực Viễn Đông (Đông Á) diễn ra vào tháng 12 tại thành phố Đà Nẵng, 19 quốc gia khu vực Viễn Đông (Việt Nam, Australia, Burunei, Campuchia, Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao, Indonexia, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Myanmar, New Zealand, Mongolia, Philippine, Hàn Quốc, Singapore, Đông Timor và Thái Lan) đã tiến hành trao đổi, đánh giá tình hình tội phạm về ma túy trong khu vực và triển khai nhiều kế hoạch hoạt động hợp tác quốc tế về phòng chống tội phạm về ma túy [34]. Ở phạm vi toàn quốc, tình hình tội phạm ma túy ở Việt Nam đƣợc phản ánh khá rõ nét trong luận án tiến sĩ luật học của Nguyễn Tuyết Mai [56]. Xét theo phạm vi tuyến và các tỉnh, thành phố có các đề án, các công trình nghiên cứu nhƣ sau: "Đề án tổng thể kiểm soát ma tuý qua biên giới đến năm 2010", theo Quyết định 187/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Thủ tƣớng Chính phủ [30]. Đề án đƣợc phê duyệt thông qua quá trình khảo sát thực tế tình hình tội phạm ma túy tại các cửa khẩu, trên đất liền, trên biển, qua đƣờng hàng không ngày càng gia tăng; Đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ quốc phòng do Nguyễn Cảnh Hiền chủ nhiệm, nghiên cứu tình hình tội phạm ma túy ở khu vực biên giới của Bộ đội Biên phòng và đƣa ra các giải pháp phòng ngừa [44]; luận án tiến sĩ của Nguyễn Ngọc Hƣơng (2009), Viện Nhà nƣớc và Pháp luật, nghiên cứu tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Sơn La từ năm 2003 đến 2007 [41]; luận văn thạc sĩ của Đồng Thị Hiền (2013) nghiên cứu tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn thành 13 phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2009 đến 20013 [43]. Ở phạm vi hẹp, cấp quận, huyện có luận văn thạc sĩ luật học của Đào Thị Huệ nghiên cứu tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn quận Lê Chân, thành phố Hà Nội nhằm xây dựng các biện pháp phòng ngừa [40]. Đề tài của Đào Thị Huệ xác định quận Lê Chân là địa bàn phức tạp về tình hình của tội phạm về ma túy thông qua thực trạng, diễn biến và cơ cấu của loại tội phạm này. Mặt khác tác giả tập trung phân tích những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm về ma túy trong đó chú trọng nhiều vào những thiếu sót về công tác tổ chức, quản lý của các cấp chính quyền cơ sở, ý thức của ngƣời dân trong cộng đồng dân cƣ v.v…Đây là đề án mang tính ứng dụng thực tế cao và là tài liệu có giá trị tham khảo cho tác giả trong quá trình xây dựng luận án của mình. Nguyên nhân của tội phạm là nội dung cốt lỗi của tội phạm học. Ngay từ thời cổ đại, các học giả đã đặt ra câu hỏi tại sao con ngƣời lại phạm tội? lý do gì đã khiến con ngƣời phạm tội hay nói cách khác nguyên nhân của tội phạm là gì? Thuật ngữ “nguyên nhân” đƣợc định nghĩa tƣơng đối thống nhất trong các từ điển tiếng Việt hiện nay. Trong Đại từ điển tiếng Việt, “nguyên nhân” đƣợc định nghĩa là: “Điều gây ra một kết quả hoặc làm xảy ra một sự việc, một hiện tƣợng”[96, tr.1217]; hay “nguyên nhân” đƣợc hiểu là “Hiện tƣợng làm nảy sinh ra hiện tƣợng khác trong quan hệ với hiện tƣợng khác đó”[63, tr. 671]. Nhƣ vậy, nói đến nguyên nhân là đề cập những yếu tố mà từ đó, theo cơ chế nhất định, đã tác động để tạo thành những kết quả. Tuy nhiên, một mình nguyên nhân không thể làm phát sinh tội phạm mà cần phải có các điều kiện là các yếu tố hay hoàn cảnh hỗ trợ, thúc đẩy việc xuất hiện tội phạm. Tội phạm nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng phát sinh không đơn thuần chỉ do một nguyên nhân mà luôn do nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau. Nguyên nhân làm phát sinh tội phạm ma túy là do sự tác động qua lại giữa các yếu tố chủ quan và khách quan. Chỉ một mình yếu tố chủ quan hay chỉ mình yếu tố khách quan tự nó không thể làm phát sinh tội phạm. Giáo sƣ - Tiến sĩ Võ Khánh Vinh đã viết “... những điều kiện, những yếu tố của môi trƣờng bên ngoài hay những quá trình tâm lý bên 14 trong con ngƣời, dù ở mức độ bất lợi và xấu nhƣ thế nào đi chăng nữa, tự nó đều không phải là nguyên nhân và điều kiện của hành vi phạm tội cụ thể, mà phải là sự tƣơng tác, kết hợp của hai loại yếu tố đó mới trở thành nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể”[89]. Rõ ràng chỉ trên cơ sở sự tác động qua lại giữa các nhân tố chủ quan với các nhân tố khách quan mới có thể làm phát sinh tội phạm. Một ngƣời dù có những phẩm chất, nhân cách xấu đến mấy nhƣng nếu không có những yếu tố bên ngoài môi trƣờng thuận lợi thì cũng không thể phát sinh tội phạm và ngƣợc lại, những yếu tố môi trƣờng dù thuận lợi đến mấy, nếu nhƣ con ngƣời không có những phẩm chất, nhân cách xấu thì cũng không thể phát sinh hành vi phạm tội. Chính vì vậy, khi nghiên cứu các nguyên nhân của tội phạm về ma túy, không chỉ phân tích các nguyên nhân bên ngoài nhƣ nguyên nhân thuộc về kinh tế xã hội; nguyên nhân thuộc về văn hóa, tƣ tƣởng; nguyên nhân thuộc về tổ chức, quản lý xã hội… mà không chú trọng đến nguyên nhân từ phía ngƣời phạm tội (yếu tố sinh học, tâm lý của ngƣời phạm tội) cũng nhƣ sự tác động của nguyên nhân từ bên ngoài đến quá trình trình hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân. Tìm hiểu nguyên nhân tội phạm về ma túy đòi hỏi phải tìm hiểu cả nguyên nhân từ phía ngƣời phạm tội với những tố chất sinh học và đặc điểm tâm lý riêng biệt cũng nhƣ quá trình hình thành nhân cách lệch lạc của họ chịu sự tác động của môi trƣờng sống. Mặt khác, các nguyên nhân phát sinh tội phạm không có vị trí tƣơng đƣơng nhau. Ở vụ án cụ thể, nguyên nhân nào đó có thể giữa vai trò quyết định, còn các nguyên nhân khác chỉ là hỗ trợ, thúc đẩy cho việc thực hiện tội phạm nhƣng ở vụ án khác, các nguyên nhân này có thể hoán vị cho nhau và một hoặc một số nguyên nhân khác lại giữ vai trò quyết định trong việc phát sinh tội phạm. Dù vẫn còn chƣa có sự thống nhất về cơ chế tác động của các yếu tố đƣợc coi là nguyên nhân làm phát sinh tội phạm nhƣng hầu hết các quan điểm đều cho rằng nguyên nhân làm phát sinh tội phạm là do sự tác động qua lại giữa các yếu tố chủ quan và khách quan. Chỉ một mình yếu tố chủ quan hay chỉ mình yếu tố khách quan tự nó không thể làm phát sinh tội phạm. Phân tích làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh các tội phạm về ma túy 15 là vấn đề hết sức quan trọng, chỉ trên cơ sở đó mới có thể xây dựng đƣợc hệ thống biện pháp phòng ngừa các tội phạm về ma túy hữu hiệu góp phần hạn chế hoặc triệt tiêu các nguyên nhân này. Trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1999, có nhiều công trình nghiên cứu về đấu tranh và phòng ngừa các tội phạm về ma túy ở Việt Nam nhƣ: Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm của tác giả Nguyễn Xuân Yêm [94], Hiểm họa ma túy và cuộc chiến mới của của tác giả Nguyễn Xuân Yêm và Trần Văn Luyện [95]. Trong các công trình nêu trên tác giả tập trung thống kê tình hình tội phạm thông qua số vụ và số ngƣời phạm tội, các thông tin về đặc điểm tội phạm học của tội phạm về ma túy. Tuy nhiên phần phân tích và đánh giá các nguyên nhân của tội phạm về ma túy chỉ dừng lại ở mức độ tổng quát về tình hình kinh tế xã hội, chƣa đi sâu vào phân tích những nguyên nhân xuất phát từ gốc độ chủ quan của ngƣời phạm tội nhƣ về nhận thức, trình độ, hoàn cảnh. Khi đề cập đến tình hình tội phạm về ma túy ở Việt Nam từ năm 1998 đến năm 2006, luận án tiến sĩ luật học mang tên “Đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma túy ở Việt Nam” của Nguyễn Tuyết Mai [56] đã đi sâu phân tích những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm về ma túy thuộc các yếu tố bên ngoài nhƣ: kinh tế, xã hội, tâm lý và môi trƣờng văn hóa, giáo dục, vấn đề quản lý Nhà nƣớc về an ninh, trật tự, kiểm soát các hoạt động liên quan đến ma túy; qui định của pháp luật phòng chống các tội phạm về ma túy…nhƣng chƣa phân tích các nguyên nhân từ phía ngƣời phạm tội cũng nhƣ các tình huống hỗ trợ cho hành vi phạm tội xảy ra. Ở cấp độ đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố về “Bài học kinh nghiệm và những giải pháp để nâng cao hiệu quả của chương trình ba giảm: ma túy, mại dâm và tội phạm của thành phố Hồ Chí Minh” do tiến sĩ Trƣơng Thị Hiền và tiến sĩ Phan Đình Khánh đồng chủ nhiệm năm 2009 [42] . Nội dung của công trình đề cập và phân tích đến nguyên nhân của tội phạm về ma túy có sự liên quan mật thiết đến mại dâm và các loại tội phạm khác đồng thời khai thác vài khía cạnh về các nguyên nhân gián tiếp của tội phạm về ma túy. Ở phạm vi địa lý hẹp hơn có luận văn thạc sĩ của Trần Văn Sơn về “Thực trạng và giải pháp phòng chống ma túy đối với thanh niên quận 16 Long Biên, thành phố Hà Nội” [66], có những nét tƣơng đồng với đề tài mà tác giả đang nghiên cứu. Tuy đối tƣợng nghiên cứu chỉ giới hạn ở lứa tuổi thanh niên và tập trung trọng yếu vào hai phƣờng (phƣờng Thƣợng Thanh và phƣờng Ngọc Lâm) thuộc quận Đống Đa, nhƣng luận văn đã chỉ rõ một số nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh các loại tội phạm về ma túy nhƣ: sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phƣơng; sự thiếu thốn về cơ sở vật chất cho các hoạt động giải trí của thanh niên, đoàn viên; các tổ chức xã hội chƣa phát huy hiệu quả trong việc giúp đỡ ngƣời sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Hầu hết các công trình nghiên cứu về đấu tranh, phòng ngừa các tội phạm về ma túy dù ở qui mô lớn hay nhỏ và thời gian ngắn hay dài, các tác giả đều chỉ ra những nguyên nhân cơ bản làm phát sinh các tội phạm về ma túy. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nội dung và mục đích của mỗi đề tài hƣớng tới mà các tác giả lựa chọn cho mình các phƣơng pháp, giới hạn và nội hàm trong việc khai thác tìm ra những nguyên nhân làm phát sinh các tội phạm về ma túy. Phòng chống các tội phạm về ma túy thực tế là đi tìm những giải pháp nhằm triệt tiêu những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm và các biện pháp ngăn chặn không cho tội phạm xảy ra, trên cơ sở đó mới có thể xây dựng đƣợc hệ thống biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. Dƣới góc độ tội phạm học, khái niệm tội phạm đƣợc nghiên cứu với tƣ cách là một hiện tƣợng tiêu cực nhất trong xã hội, có qui luật phát sinh, tồn tại và phát triển nhất định, có nguyên nhân, điều kiện và việc phòng ngừa tội phạm là một nhu cầu tất yếu. Hiện nay, trong khoa học về tội phạm học, khái niệm phòng ngừa tội phạm cũng đƣợc các nhà khoa học đề cập với nhiều quan điểm khác nhau với cách nhìn hiện đại và rộng mở hơn. Các giáo trình đƣợc sử dụng giảng dạy trong các trƣờng đại học nhƣ Giáo trình Tội phạm học, Đại học Huế, Trung tâm đào tạo từ xa, Nxb Công an Nhân dân 2011 của tác giả Võ Khánh Vinh [89], Giáo trình Tội phạm học của tập thể tác giả trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2012 [80], Giáo trình tội phạm học, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội 1999 của tác giả Đỗ Ngọc Quang [64], Giáo trình Tội phạm học, Nxb Giáo dục Việt Nam 2010 do tác giả Dƣơng Tuyết Miên [57]. Thông 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan