Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tội phạm về ma tuý ở việt nam hiện nay...

Tài liệu Tội phạm về ma tuý ở việt nam hiện nay

.PDF
76
999
126

Mô tả:

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TỘI PHẠM MA TÚY VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT ----0O0---- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài: TỘI PHẠM VỀ MA TUÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: HUỲNH THỊ SINH HIỀN PHẠM THỊ YẾN NHI Mssv: 5044122 Lớp: Tư Pháp 30 Cần Thơ 5/2008 GVHD: HUỲNH THỊ SINH HIỀN 1 SVTH: PHẠM THỊ YẾN NHI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TỘI PHẠM MA TÚY VIỆT NAM NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... GVHD: HUỲNH THỊ SINH HIỀN 2 SVTH: PHẠM THỊ YẾN NHI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TỘI PHẠM MA TÚY VIỆT NAM MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .........................................................................................................................5 CHƯƠNG 1:....................................................................................................................7 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MA TUÝ VÀ TÌNH HÌNH MA TÚY.......................7 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MA TUÝ......................................................................7 1.1.1. Khái niệm ma túy. .........................................................................................7 1.1.2.Các chất ma tuý điển hình. .............................................................................8 1.1.3. Phân loại ma tuý. .........................................................................................10 1.1.4. Lịch sử vấn đề thuốc phiện và các chất ma tuý ở VN và những quy định ngăn ngừa. .............................................................................................................12 1.1.5. Tác hại của ma tuý.......................................................................................19 1.2. KHÁI NIỆM VỀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM MA TUÝ. .........................................21 1.2.1. Khái niệm về tội phạm ma tuý. ...................................................................21 CHƯƠNG 2:..................................................................................................................35 TÌNH HÌNH TỘI PHẠM MA TUÝ Ở VIỆT NAM .....................................................35 2.1. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TỘI PHẠM MA TUÝ............................................35 2.1.1.Học Thực liệu trạngĐH tình hình phạm@ maTài túy. ........................................................35 Trung tâm CầntộiThơ liệu học tập và nghiên cứu 2.1.2. Cơ cấu của tình hình tội phạm ma túy.........................................................40 2.2 NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN TỘI PHẠM MA TÚY...................................52 2.2.1. Do lợi nhuận do sản xuất và buôn bán ma túy ngày càng cao là nguyên nhân động lực thúc đẩy gia tăng tội phạm về ma túy............................................52 2.2.2. Nhà nước có chính sách thay thế cây thuốc phiện bằng cây trồng khác nên có diện tích trồng cây thuốc phiện có giảm cơ bản, nhưng một số địa phương vẫn còn tiếp tục trồng, còn biểu hiện tái trồng những năm trước đây, số sản phẩm thuốc phiện còn trôi nổi trên thị trường làm nảy sinh các tội phạm về ma túy.....53 2.2.3. Việt Nam ở gần khu vực “Tam giác vàng” lại có đường biên giới trên bộ và đường biên giới biển dài nên khó kiểm soát các hoạt động buôn lậu ma túy. ......54 2.2.4. Số người nghiện ma túy vẫn còn nhiều số lượt người được cai nghiện tăng nhưng tỷ lệ tái nghiện vẫn còn cao, tạo ta nhu cầu ma túy lớn đã kích thích gia tăng tội phạm về ma túy. .......................................................................................54 2.2.5. Công tác tuyên truyền, giáo dục tác hại của ma túy còn hạn chế nên ý thức pháp luật của nhân dân còn yếu.............................................................................57 GVHD: HUỲNH THỊ SINH HIỀN 3 SVTH: PHẠM THỊ YẾN NHI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TỘI PHẠM MA TÚY VIỆT NAM 2.2.6. Các cơ quan chức năng năng quản lý xuất nhập khẩu các chất ma túy, quản lý các thuốc độc dược có tính chất gây nghiện và các tiền chất có nhiều sơ hở. ..58 2.2.7 Cơ sở pháp luật về kiểm soát ma túy chưa đầy đủ. ......................................58 2.3. CÁCH PHÒNG NGỪA. ........................................................................................62 2.3.1. Biện pháp phòng ngừa chung. .....................................................................62 2.3.2 Biện pháp phòng ngừa riêng.........................................................................65 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu GVHD: HUỲNH THỊ SINH HIỀN 4 SVTH: PHẠM THỊ YẾN NHI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TỘI PHẠM MA TÚY VIỆT NAM MỞ ĐẦU Trong nhiều thập kỷ qua, tình hình sản xuất, vận chuyển, buôn bán và sử dụng trái phép các chất ma tuý đã và đang diễn ra rất phức tạp. Ma tuý hiện nay đã và đang được coi là vấn đề mang tính toàn cầu. Cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý cũng như vấn đề bức xúc của mỗi quốc gia, mỗi khu vực trên toàn thế giới. Các quốc gia, các tổ chức quốc tế liên quan đã và đang không ngừng tăng cường hợp tác trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma tuý với mục tiêu ngăn chặn dần dần đẩy lùi tiến tới triệt tiêu ma tuý khỏi đời sống xã hội. Ở Việt Nam, kể từ đầu những năm 1990 trở lại đây tình hình sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán và tổ chức sử dụng trái phép các chất ma tuý và các tội phạm liên quan đến ma tuý đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, làm tổn hại đến đạo đức lối sống, thuần phong mỹ tục, sức khoẻ nòi giống và đặc biệt tác động xấu đến tình hình an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Tội phạm ma tuý thật sự trở thành nỗi lo lắng của mỗi gia đình, là nguy cơ đe doạ sự phát triển bền vững của đất nước và dân tộc. Việc sản xuất, mua bán và sử dụng ma tuý cũng như cuộc đấu tranh chống tội phạm ma tuý đã tồn tại và kéo dài nhiều thế kỷ nay trở thành vấn đề bức xúc của nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng là một nướctâm có tệHọc nạn nghiện hút, Cần tiêm chích, bán,liệu vận chuyển và tàng trữ các chất ma Trung liệu ĐH Thơ buôn @ Tài học tập và nghiên cứu tuý cao. Trước thực trạng tội phạm ma tuý có xu hướng phát triển gây nhức nhối trong xã hội, Đảng và nhà nước ta đã và đang tiến hành nhiều phương tiên và phương pháp khác nhau để đấu tranh kiên quyết nhằm ngăn chặn từng bước tiến tới loại trừ các tội phạm ma tuý và tệ nạn ma tuý ra khỏi đời sống xã hội. Pháp luật có vai trò quan trọng nhưng đến nay chưa được sử dụng hữu hiệu bản thân nó lại chưa được đổi mới, hoàn thiện phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu lực và hiệu quả trong cuộc đấu tranh này. Như chúng ta đã biết tội phạm và tệ nạn xã hội phát sinh và tồn tại đều có những nguyên nhân và điều kiện đặc thù, trong đó không loại trừ tội phạm và tệ nạn ma túy. Để thực hiện tốt công tác phòng ngừa tội phạm có hiệu quả đòi hỏi phải hiểu một cách đầy đủ và khái quát. Tuy nhiên với góc độ là một sinh viên khả năng nhận thức lý luận còn hạn chế nên mục tiêu nghiên cứu chủ yếu là sự hình thành và phát triển dẫn đến tội phạm ma tuý, nguyên nhân điều kiện ,biện pháp phòng ngừa. Đồng thời qua đề tài này cũng có một số giải pháp mang tính cá nhân nhằm đóng góp vào công cuộc phòng chống tội phạm ma tuý. GVHD: HUỲNH THỊ SINH HIỀN 5 SVTH: PHẠM THỊ YẾN NHI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TỘI PHẠM MA TÚY VIỆT NAM Với đề tài này chủ yếu sử dụng phương pháp diễn dịch, so sánh, phân tích và tổng hợp tất cả tài liệu để hoàn thành luận văn. Cơ cấu đề tài này bao gồm: 2 chương. + Chương 1: Một số vấn đề chung về ma túy và tình hình tội phạm ma túy. + Chương 2: Thực trạng tình hình ma túy Việt Nam hiện nay. Với khoảng thời gian ngắn nghiên cứu, bản thân đã cố gắng hết sức để thực hiện đề tài, nhưng nội dung nêu ra cũng chỉ ở mức độ khái quát và không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, hạn chế. Vì vậy rất mong được sự thông cảm và góp ý của quý thầy cô. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu GVHD: HUỲNH THỊ SINH HIỀN 6 SVTH: PHẠM THỊ YẾN NHI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TỘI PHẠM MA TÚY VIỆT NAM CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MA TUÝ VÀ TÌNH HÌNH MA TÚY 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MA TUÝ. 1.1.1. Khái niệm ma túy. * Từ hàng ngàn năm trước công nguyên, nhiều bộ lạc trên thế giới đã biết sử dụng một số cây cỏ để ăn, hút làm cho sảng khoái tinh thần, chống mệt mỏi.Chẳng hạn như: Cây thuốc phiện châu Á, cây cô ca ở Nam Mỹ, cây cần sa, cây khác ở Trung Phi, một số loài nấm Psilocybe và peyote. Các cây cỏ này còn được sử dụng trong các lễ nghi lễ với mục đích ma thuật hoặc vui thú cũng như cho mục đích chữa bệnh. Dần dần họ lệ thuộc vào cây cỏ này, nhu cầu nhiều, ngày càng cao và các hình thức nghiện hút xuất hiện. Tệ nạn ma tuý bắt đầu từ đó. * Cùng với trình độ khoa học phát triển, người ta đã xác định được các thành phần hoạt chất trong các cây cỏ đó, tách chiết các hoạt chất dưới dạng tinh khiết sử dụng. Đầu thế kỷ XIX, dược sĩ người Đức là Serturne đã chiết xuất được Morphine từ thuốc phiện và được coi là công trình đầu tiên chiết xuất được hoạt chất tinh khiết từ Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu cây cỏ thực vật. Lần đầu tiên vào năm 1855 Gedecke đã chiết xuất được cocain từ lá cây Côca erythoxylon, đến năm 1880 được Anrep chứng minh Cocain có tác dụng gây tê tại chỗ. Cùng thời gian này, Bác sỹ tâm thần người áo là Dicmu Frớt đã dùng Cocain để chữa bệnh nghiện Morphine. * Trong cuộc tìm kiếm các loại thuốc chữa bệnh, người ta đã dựa vào các chất có sẵn trong thiên nhiên, từ đó bán tổng hợp để thu được các chất có cấu trúc tương tự, có tác dụng dược lý tương tự. Hoặc đi từ tổng hợp toàn phần để thu được các chất có cấu trúc đơn giản hơn các chất tự nhiên, có tác dụng tương tự, hoặc có tác dụng khác, phục vụ y học. Kết quả đã thu được hàng loạt các hợp chất khác nhau có tác dụng khác nhau, được sử dụng trong y học để chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ con người. Tuy nhiên trong các chất đó có nhiều chất có tính gây nghiện và ngày càng bị lạm dụng, bị sử dụng dụng ngoài mục đích y học. Các chất đó là ma tuý bán tổng hợp và ma tuý tổng hợp. * Ma tuý, theo gốc Hán – Việt, có nghĩa là “làm mê mẫn”, chất ma tuý (gốc Hylạp Markotikic) ban đầu dùng để chỉ các chất có tác dụng gây ngủ, gây mê, ngày nay dùng để chỉ các chất tự nhiên và tổng hợp có khả năng gây nên bệnh nghiện. Có GVHD: HUỲNH THỊ SINH HIỀN 7 SVTH: PHẠM THỊ YẾN NHI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TỘI PHẠM MA TÚY VIỆT NAM thể định nghĩa: Các chất ma tuý là những chất độc, có tính chất gây nghiện, có khả năng bị lạm dụng. Sự nghiện ngập chính là biểu hiện của trạng thái bị ngộ độc mãn tính do các chất ma tuý gây nên cho người sử dụng chúng. - Người nghiện lệ thuộc hoàn toàn vào chất ma tuý đã sử dụng. Họ tìm mọi cách để thoả mãn cơn nghiện. - Gây độc hại cho cá nhân và nguy hiểm cho xã hội, người nghiện bị lệ thuộc vào chất ma tuý đã sử dụng, nếu thiếu thuốc cơ thể sẽ đau – nhức, rời rã đổ mồ hôi, nôn mửa, người vật vả, hệ thần kinh của họ không kiểm soát được các hoạt động của bản thân. Đồng thời do tác động của các chất ma tuý, con người có cảm giác giả tạo về sức mạnh thể xác và tinh thần, không làm chủ được bản thân không kiểm soát được hoạt động của mình. Theo từ điển tiếng Việt thì ma tuý là tên gọi chung các chất có tác dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện. Luật phòng chống ma tuý được Quốc Hội, thông qua ngày 9/12/2008 cũng quy định: chất ma tuý là chất gây nghiện, chất sướng thần được quy định trong các danh mục do chính phủ ban hành. Từ các quy định của Liên Hợp Quốc và pháp luật Việt Nam chúng ta có thể hiểu: Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu “Ma tuý là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, là chất hoá học nhân tạo khi đưa vào cơ thể con người có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó. Nếu lạm dụng ma tuý con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người, sử dụng và cộng đồng. Do vậy việc sản xuất vận chuyển, buôn bán, sử dụng các chất đó phải được quy định chặt chẽ trong các văn bản pháp luật và chịu sự kiểm soát của các cơ quan bảo vệ pháp luật. 1.1.2.Các chất ma tuý điển hình. - Thuốc phiện (opium). - Các chất dẫn xuất opital. + Morphine. + Codein. + Thebain. - Các dẫn xuất bán tổng hợp và tổng hợp toàn phần thuộc Opitat. + Heroin. + Hydro Morphine GVHD: HUỲNH THỊ SINH HIỀN 8 SVTH: PHẠM THỊ YẾN NHI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TỘI PHẠM MA TÚY VIỆT NAM + Oxycodon. + Methylhydro Morphine. + Metopon. + Nicomorphine + Eterphin - Các chất ma tuý tổng hợp thay thế Morphine + Methadon. + Pethidin + Pentazocin. - Cần sa và các chế phẩm cần sa. + Cần sa thảo mộc. + Nhựa cần sa. + Dầu cần sa. + Ganga. Trung tâm+ Học Charas.liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu + Bhang. - Cocain và các sản phẩm của lá cây coca. + Bột nhão co ca. + Cocain chlohydrat. + Cocain bazơ. + Crack - Thuốc ngủ – Barbiturat và các loại thuốc ngủ khác. + Allobarbital + Amobarbital + Barbital. + Butobarbital. + Cyclobarbital. + Metylphenolbarbital. GVHD: HUỲNH THỊ SINH HIỀN 9 SVTH: PHẠM THỊ YẾN NHI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TỘI PHẠM MA TÚY VIỆT NAM + Pentobarbital. + Phenobarbital. + Secbutabarbital. + Secobarbital. + Vinylbital. + Methaqualon và Mecloqualon. - Các thuốc an thần + Benzodiazepin. + Meprobamat. - Các chất kích thích. + Amphetamin. + Metamphetamin. + Dexamphetamin. + Levamphetamin. Trung tâm+ Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Levometamphetamin. - Các chất gây ảo giác + Hallucinogens. + LSD + Nấm psicocybe và hoạt chất psitocylin. + Mescalin. + Tenamphetamin. + DMT. + Phencyclidin 1.1.3. Phân loại ma tuý. 1.1.3.1. Phân loại ma tuý theo đặc tính và mức độ tác động chất ma tuý: ma tuý có hiệu lực cao và ma tuý có hiệu lực thấp (ma tuý năng, ma tuý nhẹ). Ma tuý có hiệu lực cao là các chất ma tuý chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ là có thể tạo ra sự thay đổi trạng thái tâm sinh lý của con người (mức độ kích thích mạnh) và vài lần sử dụng là có thể gây nghiện (mức độ nghiện cao) như: Amphetamin, GVHD: HUỲNH THỊ SINH HIỀN 10 SVTH: PHẠM THỊ YẾN NHI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TỘI PHẠM MA TÚY VIỆT NAM Methamphetamin,… Ma tuý có hiệu lực thấp là các chất ma tuý khi sử dụng một lượng lớn hơn và nhiều lần thì mới thay đổi rất rõ nét trạng thái tâm sinh lý và gây nghiện như: nhựa thuốc phiện, lá cây cần sa,… Việc phân chia này giúp cho các cơ quan chức năng quy định, các chất ma tuý được sử dụng hạn chế trong y học và nghiên cứu khoa học, một số cho phép sử dụng trong y học và nghiên cứu khoa học. Một số nước như: Hà Lan, Bỉ, Cộng hoà Liên Bang Đức quy định cho phép sử dụng hạn chế ma tuý nhẹ. Chẳng hạn ở Hà Lan ma tuý nhẹ được bán tự do ở các quán cà phê như cần sa, được bán cho mỗi người từ 5gram đến 30gram. Loại ma tuý nặng nếu mang không quá 5gram thì được khoan hồng. 1.1.3.2. Phân loại theo nguồn gốc công thức tạo ra chất ma tuý. Ma tuý – tự nhiên, ma tuý bán tổng hợp và ma tuý tổng hợp. - Ma tuý tự nhiên là các chất ma tuý có nguồn gốc tự nhiên hoặc nuôi trồng các sản phẩm tách chiết, tinh chế từ các sản phẩm đó. Ví dụ: Thuốc phiện và các sản phẩm của nó (Morphine, Codein, Narcotin,…) coca và các hoạt chất của nó là cocain, cần sa và các chế phẩm của nó. Ma tuý bánliệu tổngĐH hợp là các Thơ chất ma được điềuhọc chế tập từ cácvà chất ma tuý cứu là sản Trung tâm Học Cần @tuýTài liệu nghiên phẩm tự nhiên bằng cách cho tác dụng với một số hoá chất để thu được chất ma tuý có tác dụng mạnh hơn chất ma tuý ban đầu. Ví dụ: Hêroin là chất ma tuý bán tổng hợp từ Morphine bằng cách axetyl hoá Morphine; Dionin (Ethy Morphine) được bán tổng hợp từ Morphine bằng cách atyl hoá Morphine,… Ma tuý tổng hợp là các chất ma tuý được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hoá hoàn toàn phần từ các hoá chất (được gọi là tiền chất). Ví dụ: Methadon (dolophin), Dolargan (pethidin). Các chất ma tuý bán tổng hợp và tổng hợp thường được gọi chung là các chất ma tuý tổng hợp. Theo ba công ước của Liên hợp quốc thì có 22 tiền chất và hoá chất để điều chế ra các chất ma tuý cần được kiểm soát. Theo quy định của Chính phủ số 67/2001/NĐ_CP ngày 01/10/2004 ban hành các danh mục chất ma tuý và tiền chất thì hiện nay có 22 tiền chất cần kiểm soát. Việc phân loại này không chỉ có ý nghĩa trong công tác nghiên cứu lý luận mà còn giúp cho thực tiễn đấu tranh phòng, chống ma tuý, GVHD: HUỲNH THỊ SINH HIỀN 11 SVTH: PHẠM THỊ YẾN NHI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TỘI PHẠM MA TÚY VIỆT NAM biết được ma tuý có nguồn gốc từ đâu, để truy tìm đến tận nguồn sản xuất ma tuý nhằm giải quyết triệt để tội phạm và tệ nạn ma tuý. 1.1.3.3. Phân loại theo tác động kích thích vào hệ thần kinh. - Các chất gây êm dịu, đam mê (các chất ma tuý chính gốc). Trong nhóm này là thuốc phiện và các chế phẩm (opiates) như Morphin, hêroin, dionin, thebain, methadon, dolargan,… - Cần sa và các hải sản phẩm của cần sa. - Côca và các sản phẩm của coca. - Thuốc an thần: các chất benzodiazepin, meprobamat, hydroxyzin. Loại này làm giảm nỗi lo âu, giảm căng thẳng, an thần nhẹ, giúp thư giãn làm dịu thần kinh. Tuy nhiên nó cũng gây buồn ngủ phát ban, buồn nôn và bất bình thường về máu làm giảm chức năng hô hấp, bất tỉnh hôn mê, thậm chí chết. - Dùng dung môi hữu cơ. - Chất kích thích: là các chất tổng hợp được dùng trong y học để chữa trị các bệnh suy nhược thần kinh, tâm thần phân liệt, tăng cường thể lực. Bao gồm amphetamon và các chất dẫn xuất của nó. Trung tâm Học ĐHlà Cần Thơvà@cácTài tậpnó. vàĐây nghiên - Chất gây liệu ức chế: Barbiturat chấtliệu dẫn học xuất của là loại cứu thuốc ngủ được điều chế từ khung cơ bản là axit barbituric, một sản phẩm tổng hợp của axit maloinic và urê. Được dùng như thuốc ngủ, tê và chống co giật. - Chất gây ảo ác như: Hallucinogens là những thuốc tác động đến hệ thần kinh trung ương gây nên những thay đổi trong thái độ và nhận thức, khác nhau từ những ảo ảnh đến ảo giác, thuốc có thể gây phản ứng. Tâm thần mất đi sự tiếp xúc với thực tế, gây ảo giác và rối loạn tâm thần. - Các tiền chất (chủ yếu tổng hợp chất ma tuý) như: Ephedrin, AxitLysergide, Acêtor,… từ một số ít có tính kích thích còn lại chủ yếu là chất xúc tác cần thiết sử dụng để điều chế tổng hợp các chất ma tuý. 1.1.4. Lịch sử vấn đề thuốc phiện và các chất ma tuý ở VN và những quy định ngăn ngừa. 1.1.4.1. Thời kỳ phong kiến và thực dân Pháp cai trị ở Việt Nam. Việt Nam là một trong những nước có khí hậu và địa hình thích hợp cho cây thuốc phiện phát triển và cho sản lượng cao. Cây thuốc phiện (còn gọi là cây Anh túc) thâm nhập vào nước ta thông qua nước Lào (nước Ailao trước đây). Ban đầu, thuốc GVHD: HUỲNH THỊ SINH HIỀN 12 SVTH: PHẠM THỊ YẾN NHI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TỘI PHẠM MA TÚY VIỆT NAM phiện được coi là một thứ hoả dược, có thể chữa khỏi một số bệnh phong thấp. Những cũng ngay từ đầu người ta đã thấy tác hại của nó. Đạo luật cấm trồng cây thuốc phiện công bố năm Cảnh Trị thứ 3 (1665) đã viết “con trai con gái dùng thuốc phiện để thoả lòng dâm dật, trộm cướp dùng nó để nhòm ngó nhà người ta. Trong thì kinh thành, ngoài thì thôn xóm, vì nó mà có khi hoả hoạn, khánh kiệt tài sản. Vì nó mà thân thể tàn tạ, người chẳng ra người”. Đạo luật qui định: “Từ nay về sau cấm quan lại và dân chúng không được trồng phải phá đi, người nào còn chứa giữ thì phải huỷ đi”. Nhưng cuộc đấu tranh chống ma tuý ngay từ thời đó quả thật là không đơn giản. Dù có lệnh cấm, nhiều khi đến gắt gao, cho đến đầu thế kỷ 19, tệ nghiên hút vẫn lan tràn nhất là thời kỳ khi bị ảnh hưởng và tác hại của cuộc chiến tranh thuốc phiện giữa Trung Quốc và Anh. Tình trạng đến mức “chẳng những dân chúng mà đến cả bọn quan lại, người quyền quý cũng đua nhau hút thuốc phiện”. Trước tình trạng ấy, nhà Nguyễn đã có những đối sách chống ma tuý rất nghiêm khắc. Tựu chung lại có một số biện pháp như sau: - Lấp nguồn, cạn dòng nguồn: Nguồn ở đây chỉ nơi sản xuất (trồng), nơi chứa chấp tàng trữ, buôn bán thuốc phiện. Dòng ở đây chỉ những người nghiện hút. Khi ấy, theo báo cáo của các quan chức địa phương gửi về triều đình, thuốc phiện vào nước ta chủ yếu từ các thuyền buôn ở Tân Châu (huyện Trác Lộc, tỉnh Trúc Lệ, Trung Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Quốc). Triều đình đã có lệnh cấm các thuyền buôn từ Tân Châu vào cảng nước ta. Nhưng bọn con buôn rất sảo quyệt tìm mọi cách đưa thuốc phiện vào nước ta từ các thuyền buôn của nước ngoài vào các cảng dọc theo bờ biển của nước ta, kinh nghiệm của triều đình lúc đó, một khi lấp được nguồn sản xuất, tàng trữ, buôn bán thuốc phiện thì những người hút ít đi. Đối với những người còn nghiện hút thì nhà nước ra lệch trong 6 tháng phải ra đầu thú, phải bỏ hẳn nghiện hút. Xử tội rất nặng những kẻ chứa chấp, mua bán thuốc phiện, những kẻ nghiện hút, những kẻ quyến rũ người khác đi vào con đường nghiện hút, những kẻ cố tình bao che hoặc vô trách nhiệm. Năm Minh Mạng thứ nhất (1820) có lệnh: Kẻ nào mua bán thuốc phiện thì bị xử phạt 60 trượng, xử tù 1 năm, tịch thu toàn bộ tang vật dùng trong buôn bán. Chủ hành, chủ chứa, bàn đèn hút thuốc phiện xử phạt 100 trượng, tù 3 năm. Người hút thuốc phiện bị phạt 100 trượng, bị tù 3 năm. Cha anh không ngăn ngừa con em bị 100 trượng. Quan lại hút thuốc phiện bị đánh 100 trượng và bị cách chức. Năm Minh Mạng thứ năm (1824) có lệnh: Lái buôn nước ngoài buôn bán thuốc phiện bị đánh, điều trị cho dứt cơn nghiện; lại có lệnh khác qui định cho các cơ quan hữu quan có trách nhiệm nghiên cứu các phương pháp trị liệu có hiệu quả cho người nghiện hút. GVHD: HUỲNH THỊ SINH HIỀN 13 SVTH: PHẠM THỊ YẾN NHI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TỘI PHẠM MA TÚY VIỆT NAM - Năm Tự Đức thứ ba (1840) Qui định thêm các điều khoản sau: + Thuyền buôn nào chứa, giấu thuốc phiện hoặc thuê mướn thuyền khác vận chuyển thì chủ thuyền chịu tội tử hình. Thuyền bè hoặc chủ hàng trong nước nhận vận chuyển hoặc tàng trữ thuốc phiện cho người nước ngoài cũng chịu tội như thế. + Thuyền của nhà nước cử đi nước ngoài có ai mua trộm thuốc phiện đem về dưới 1 cân xử giảo treo cổ, trên 1 cân thì chém lập tức. + Quan lại có trách nhiệm khám xét, nếu nhận đút lót cố tình làm ngơ hoặc không nhận đút lót nhưng tha cho phạm nhân thì xử tội như phạm nhân. Nếu xét thấy là do kém năng lực hoặc vô trách nhiệm, không phát hiện thì xử phạt 100 trượng và bị cách chức. Năm 1850 lại bổ sung thêm điều luật: Quan lại, quân nhân hút trộm hoặc chứa giấu thuốc phiện bị bắt quả tang, không kể số lượng là bao nhiêu, không kể chính phạm hay tòng phạm đều bị xử tội trộm, tịch thu tài sản, cha, anh phạm nhân bị phạt 100 trượng, nếu có quan tước thì bị cách chức. - Khen thưởng rất hậu cho người phát hiện hoặc cáo giác đúng. Thí dụ trong lệnh năm 1840 ghi: Người nào phát hiện kẻ tàng trữ, buôn bán thuốc phiện, dưới 1 cân thưởng quanliệu tiền,ĐH trên Cần 1 cân Thơ 150 quan tiền, liệu từ 3 cân lênvà được thưởng cứu thểm. Trung tâm100 Học @ Tài họctrởtập nghiên Quan lại khám xét ra được thưởng số tiền tương đương một nửa tang vật và được thăng cấp. - Chú trọng biện pháp trong điều trị cho người nghiện hút. Những người nghiện hút trong sáu tháng phải ra khai báo và cai chữa nghiện hút. Các quan chức phải chú ý giúp người nghiện hút, tìm ra biện pháp, phương pháp cai nghiện có hiệu quả. 1.1.4.2. Trong thời kỳ thực dân Pháp cai trị ở nước ta. Sau khi xâm chiếm nước ta, thực dân Pháp đặt ra “công quản nha phiến” nhằm thâu tóm vào tay chúng toàn bộ việc trồng và tiêu thụ thuốc phiện trên toàn Đông Dương Chính quyền thực dân Pháp đã tổ chức hàng ngàn cửa hàng bán thuốc bên ngoài treo cờ ký hiệu RO (Régie-Opium) độc quyền, khuyến khích việc trồng và buôn bán thuốc phiện, Như vậy về mặt pháp luật, Pháp cho phép trồng và sử dụng thuốc phiện trong sự quản lý của chúng và làm giàu cho chúng. 1.1.4.3. Qui định của pháp luật nước ta liên quan đến vấn đề ma tuý từ năm 1975 đến nay. Ngay từ những năm đầu thành lập Chính quyền nhân dân, Nhà nước ta đã coi thuốc phiện là thuốc độc và có chủ trương xoá bỏ việc sản xuất thuốc phiện và động GVHD: HUỲNH THỊ SINH HIỀN 14 SVTH: PHẠM THỊ YẾN NHI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TỘI PHẠM MA TÚY VIỆT NAM viên những người nghiện thuốc phiện bỏ hút. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử lúc đó, chúng ta cần dồn sức lực vào cuộc kháng chiến, đồng thời chống giặc ngoại xâm, vì thế chủ trưởng về xoá bỏ thuốc phiện chưa thể thực hiện được. Đến tháng 3 năm 1952, Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Nghị định số 150/TTg ấn định chế độ tạm thời về thuốc phiện trong đó qui định việc khoanh vùng trồng cây thuốc phiện và nghĩa vụ nộp thuế bằng hiện vật 1/3 số thuốc phiện nhựa, phần còn lại phải bán cho mậu dịch quốc doanh. Ngoài các cơ quan chuyên trách, nghiêm cấm bất cứ ai tàng trữ, vận chuyển nhựa thuốc phiện hoặc thuốc phiện đã nấu. Người vi phạm sẽ bị phạt tiền, tịch thu thuốc phiện có thể bị truy tố trước Toà án. Người tố cáo và bắt thuốc phiện lậu được thưởng bằng 20% số tiền bán thuốc phiện lậu tịch thu được. - Để khuyến khích nhân dân thực hiện tốt việc bán sản phẩm thuốc phiện cho Nhà nước và đẩy mạnh phong trào phòng chống buôn lậu thuốc phiện. Ngày 22-121952 Thủ tướng Chính phủ lại ban hành nghị định số 225/TTg sửa đổi Nghị định số 150/TTg nói trên, trong đó hạ mức thuốc phiện và khuyến khích bán sản phẩm còn cho Nhà nước với giá thoả thuận. Đối với người bán lậu thuốc phiện mà khai báo và giúp cơ quan chuyên trách bắt được kẻ buôn lậu thì không phải chịu hình phạt. Nhân viên cơ quan và bộ đội phạm pháp thì bị phạt nặng hơn. Ngoài ra Nghị định này còn qui định tăng mức thưởng cho người có công tố cáo và bắt thuốc phiện lên 40% số tiền Trung liệuthuĐH Cần Tàitrước liệu đây). học tập và nghiên cứu bán tâm thuốc Học phiện lậu được (gấp Thơ đôi số@ thưởng - Sau hoà bình lập lại (năm 1954) Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Khôi phục kinh tế, xây dựng CHXH ở miền Bắc; đấu tranh giải phóng miền Nam tiến tới thống nhất đất nước. Trong giai đoạn này Nhà nước ta bắt đầu quan tâm hơn vấn đề phòng chống việc buôn lậu thuốc phiện và có thái độ nghiêm khắc hơn đối với tình hình buôn lậu thuốc phiện. Tại Nghị định số 580/TTg ngày 15/9/1955 bổ sung Nghị định số 150/TTg, Thủ tướng Chính phủ đã qui định những trường hợp có thể đưa ra Toà xét xử: + Buôn lậu thuốc phiện có nhiều người tham dự và có nhiều thủ đoạn gian lận; + Tang vật có giá trị trên 1.000.000 đồng (tính thời giá năm 1955); + Buôn nhỏ hoặc môi giới có tính chất thường xuyên; + Chuyên nghiệp đã bị phạt tiền nhiều lần; + Các vụ liên quan đến nhân viên chính quyền hoặc bộ đội; + Không thi hành quyết định phạt tiền của cơ quan Thuế hoặc Hải quan. GVHD: HUỲNH THỊ SINH HIỀN 15 SVTH: PHẠM THỊ YẾN NHI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TỘI PHẠM MA TÚY VIỆT NAM Trong những trường hợp trên, người phạm tội bị phạt từ 3 tháng đến 5 năm, bị tịch thu tang vật, bị phạt tiền từ 1 đến 5 lần giá trị thuốc phiện lậu. Như vậy, đến giai đoạn này đã có sự cụ thể hoá một bước trong chính sách của Nhà nước ta là nghiêm trị đối với bọn buôn lậu thuốc phiện nói riêng và ma tuý nói chung. - Điểm qua những văn bản trên có thể thấy rằng ngay từ những năm đầu thành lập, Nhà nước ta đã xác lập được một chế độ pháp lý về thuốc phiện, một khung pháp luật về quản lý, kiểm soát và phòng chống ma tuý nói chung và thuốc phiện nói riêng. - Đến năm 1982, Hội đồng Nhà nước ban hành pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn bán, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trong đó có ma tuý được coi là đối tượng của tội buôn lậu và mức phạt có thể lên tới tử hình. Tuy nhiên, pháp luật mới chỉ đề cập đến vấn đề buôn lậu ma tuý dưới góc độ xử phạt hành chính và xử phạt hình sự chứ chưa đề cập khía cạnh khác nhau của vấn đề ma tuý. - Vào những năm 1980, tình hình sản xuất, lưu thông và sử dụng ma tuý có chiều hướng tăng và lan rộng ở nhiều nơi, thuốc phiện lại được trồng lại kể cả ở một số nơi trước đây đã thôi trồng, lượng thuốc phiện tăng lên rõ rệt, đặc biệt là ở miền Nam. Kéo theo đó là tệ nghiện hút ma túy. Nhiều người đứng ra tổ chức, môi giới việc tiêm Trung tâm Họchútliệu ĐHvàCần Thơ @đó. TàiTình liệu học tập nghiên chích, nghiện ma tuý thu lợi từ việc trạng tàng trữ,và buôn bán tráicứu phép các chất ma tuý, trong đó chủ yếu là thuốc phiện diễn biến phức tạp hơn. Điều đáng chú ý xuất hiện việc buôn bán ma tuý ra nước ngoài và từ nước ngoài vào. Để đối phó với tình hình trên, trong Bộ luật hình sự đầu tiên của Nhà nước ta đã được Quốc hội thông qua ngày 27-6-1985 đã qui định một số tội phạm liên quan đến ma tuý. + Điều 97 về tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới. + Điều 166 về tội buôn bán hoặc tàng trữ hàng cấm. + Điều 203 về tội tổ chức dùng chất ma tuý. - Vào đầu những năm 90, nạn ma tuý đã và đang trở thành một tệ nạn xã hội nghiêm trọng ở nước ta, nó gây ảnh hưởng tiêu cực đế sản xuất, trật tự xã hội và đời sống của nhân dân. Việc buôn lậu ma tuý ở Việt Nam không chỉ trong phạm vi một Quốc gia đã trở thành vấn đề Quốc tế. Nằm trong khu vực giáp với vùng “tam giác vàng”, với sự tác động của những tiêu cực trong chính sách mở cửa nước ta đã có dấu hiệu trở thành một trong những địa điểm hoạt động trung chuyển của buôn lậu ma tuý quốc tế. Trước tình hình đó ngày 28-12-1989, Quốc hội đã thông qua Luật bổ sung, sửa đổi Bộ luật hình sự, trong đó tác riêng thành một Điều (Điều 96a) qui định về tội GVHD: HUỲNH THỊ SINH HIỀN 16 SVTH: PHẠM THỊ YẾN NHI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TỘI PHẠM MA TÚY VIỆT NAM sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý với mức hình phạt cao nhất là tử hình và đặt ở chương các tội phạm an ninh Quốc gia. Còn Điều 203 qui định về tội tổ chức dùng chất ma tuý và giữ nguyên ở các tội xâm phạm trật tự công cộng. Điều đó thể hiện rõ chính sách hình sự của Nhà nước ta là nghiêm trị các tội về ma tuý. Đối với nghiện hút, tiêm chích thuốc phiện hoặc dùng các chất ma tuý khác cũng những người che giấu tạo điều kiện cho người khác nghiện hút thuốc phiện hoặc dùng các chất ma tuý khác thì bị xử phạt hành chính theo Nghị định số 141/HĐBT ngày 25-4-1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự. Ngoài ra, Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân được ban hành ngày 11 tháng 7 năm 1989 đã qui định việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, cai nghiện đối với những người nghiện ma tuý. Trong luật này còn qui định rõ các thuốc và chất dễ gây nghiện, gây hưng phấn, ức chế tâm thần chỉ được dùng để chữa bệnh và nghiên cứu khoa học, đồng thời giao cho Bộ Y tế qui định chế độ sản xuất, lưu thông, bảo quản, sử dụng, tồn trữ các chất nói trên. + Qui định về việc sử dụng hợp pháp các chất ma tuý dùng trong y học và nghiên cứu khoa học. Năm 1961 Bộ Y tế đã ban hành “Qui chế dược chính” và năm 1979 Bộ Y tế lại ban hành “Qui chế quản lý thuốc độc, trong đó lên danh mục một số loại thuốc gây nghiên và hướng tâm thần”. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu + Căn cứ vào Điều 39 Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày 21-1-1991 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 23/HĐBT ban hành kèm thưo Điều lệ thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; Nghị định số 114/HĐBT ngày 7-41992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) qui định việc quản lý Nhà nước đối với xuất nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh cho người. Ngày 17-71992 Bộ Y tế, Bộ Thương mại ra thông tư số 09/TT-LB hướng dẫn hoạt động xuất nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc. + Để tiếp tục thúc đẩy việc đấu tranh chống và phòng ngừa tệ nạn ma tuý, đẩy mạnh việc từng bước xoá bỏ việc trồng cây thuốc phiện, ngày 8-4-1991 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ra chỉ thị số 99/CT về vận động nhân dân không trồng cây anh túc, đồng thời giao trách nhiệm cho các cấp, các ngành có những biện pháp tích cực để khuyến khích, trợ giúp nhân dân chuyển đổi cây trồng, ổn định đời sống, tạo ra một phong trào vận động rộng lớn, đặc biệt là trong những vùng có truyền thống trồng cây anh túc. + Tháng 4-1992, Quốc hội thông qua Hiến pháp mới – Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, trong đó khẳng định tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Lần đầu tiên, vấn đề ma tuý được ghi nhận trong Hiến GVHD: HUỲNH THỊ SINH HIỀN 17 SVTH: PHẠM THỊ YẾN NHI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TỘI PHẠM MA TÚY VIỆT NAM pháp – Đạo luật cơ bản có giá trị pháp lý cao nhất. Điều 61 của Hiến pháp năm 1992 ghi rõ: “Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma tuý khác. Nhà nước qui định bắt buộc chế độ cai nghiện và chữa bệnh xã hội nguy hiểm”. Đây là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để hoàn thiện và đổi mới khung pháp luật về kiểm soát và phòng, chống ma tuý nhằm đưa công tác phòng chống ma tuý lên ngang tầm với yêu cầu của tình hình mới. + Thông tư liên ngành số 7 ngày 5-12-1992 của Bộ Nội Vụ – VKSNDTC – TANDTC hướng dẫn cụ thể việc thi hành Điều 96a và Điều 203 Bộ luật hình sự nhằm thống nhất và đấu tranh có hiệu quả hơn với loại tội phạm này. * Thông tư đã hướng dẫn bất kỳ người nào chỉ cần có 1 trong 3 hành vi: Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển trái phép từ 100gam thuốc phiện hay các chất ma tuý khác tương đương với 100 gam thuốc phiện thì đã bị truy tố theo Khoản 1, Điều 96a trong Bộ luật hình sự năm 1985. Cần lưu ý các hành vi mua bán ma tuý không cần có mục đích tư lợi, bất kể số lượng bao nhiêu cũng bị truy tố trước pháp luật. Sản xuất ở đây cần hiểu với nghĩa chế biến các loại cây, quả, nhựa quả cây, nhựa cây, lá cây có chất ma tuý thành các loại ma tuý có hàm lượng chất ma tuý cao hơn. Còn đối với việc sản xuất trồng cây anh túc, cây cần sa ở vùng đồng bào dân tộc thì chủ yếu dùng các biện pháp vận động xoá bỏ. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Thông tư cũng qui định các hành vi sản xuất, tàng trữ mua bán vận chuyển trái phép từ 3kg trở lên được gọi là số lượng lớn và phải được coi là phạm tội đặc biệt nghiêm trọng phải xử lý theo khoản 3 Điều 96a: Bị phạt từ từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Đối với tội phạm qui định tại Điều 203 Bộ luật hình sự năm 1985. Thông tư cũng chỉ ra cấu thành tội phạm này không phụ thuộc vào số lần tổ chức dùng ma tuý. Như vậy dù một lần cũng phải truy tố trước pháp luật mặt khách khi xét xử tội phạm này phải tăng cường áp dụng Điều 100 áp dụng hình phạt bổ sung như quản chế hoặc cấm cư trú 1 năm đến 5 năm (khoản 2) hoặc phạt tiền (khoản 3) hoặc tịch thu 1 phần hoặc toàn bộ tài sản (khoản 4) Điều 100 này. + Nghị quyết số 06/CP ngày 29-1-1993 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý. Nội dung cơ bản của Nghị quyết - Nêu rõ tình trạng nghiêm trọng và tác hại của tệ nạn ma tuý đối với các mặt xã hội, kinh tế, đạo đức truyền thống, sức khoẻ nhân dân, an ninh và trật tự xã hội, mối quan tâm của Nhà nước, xã hội đối với tệ nạn này. GVHD: HUỲNH THỊ SINH HIỀN 18 SVTH: PHẠM THỊ YẾN NHI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TỘI PHẠM MA TÚY VIỆT NAM - Đề ra các biện pháp tuyên truyền rộng rãi để thấy tác hại của tệ nạn ma tuý, tuyên truyền vận động xoá bỏ cây thuốc phiện. Đưa vấn đề phòng chống ma tuý vào giáo dục ở các cấp học. Vận động thuyết phục, hỗ trợ, tạo điều kiện cho đồng bào các vùng thuốc phiện không trồng cây thuốc phiện, thay thế cây thuốc phiện bằng cây khác phù hợp, có giá trị kinh tế cao; hỗ trợ nâng cao từng bước đời sống của nhân dân các vùng cao; hỗ trợ nâng cao từng bước đời sống của nhân dân các vùng cao. Tăng cường kiểm soát nghiêm ngặt việc vận chuyển lưu thông các loại ma tuý trên toàn lãnh thổ. Chống mọi hành vi sản xuất, vận chuyển tàng trữ, buôn bán các chất ma tuý, tổ chức tiêu huỷ các loại ma tuý thu được, tăng cường đấu tranh và trừng trị nghiêm khắc đối với những người tổ chức sử dụng ma tuý; chú trọng việc tổ chức cai nghiện, tìm các phương pháp và các loại thuốc cai nghiện chữa trị thích hợp và có hiệu quả cai nghiện với lao động, dạy nghề. Tăng cường hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực kiểm soát ma tuý,… - Về tổ chức chỉ đạo: Gọi phòng chống và kiểm soát ma tuý là chương trình Quốc gia tổ chức thực hiện đồng bộ từ các khâu: Điều tra cơ bản, đánh giá thực trạng, hướng dẫn và thực hiện chính sách chuyển hướng sản xuất ở vùng trồng, tổ chức cai nghiện, chữa trị, tiến hành kiểm soát việc sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển ma tuý, xử lý sản phẩm là thuốc phiện và các chất ma tuý, xử lý sản phẩm là thuốc phiện và các Trung Học ĐH Cần Thơcác@vănTài liệu tậpchống và nghiên chấttâm ma tuý khácliệu thu được, xây dựng pháp quyhọc về chất ma tuý, tổcứu chức hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực chống ma tuý. - Về tổ chức thực hiện: + Thành lập ban chương trình Quốc gia về phòng chống và KSMT có thành phần các ngành có liên quan do Bộ trưởng Chủ nhiệm UBDT và Miền núi làm trưởng ban, thành viên là các ngành có liên quan. + Ở các tỉnh thành lập ban chỉ đạo. + Phân công trách nhiệm giúp các ngành trong công tác phòng chống và kiểm soát ma tuý. 1.1.5. Tác hại của ma tuý. Ma tuý gây tác hại nhiều mặt về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và đã trở thành thảm hoạ chúng của cả nhân loại. Tại diễn đàn Liên hiệp quốc, ngài Boutros nguyên Tổng thư ký Liên hiệp quốc đã đánh giá: “Trong những năm gần đây tình trạng nghiện hút ma tuý đã trở thành hiểm hoạ lớn của nhân loại – không một quốc gia nào, dân tộc nào thoát ra ngoài vòng xoáy khủng khiếp của nó để tránh khỏi những hậu quả do nghiện hút và buôn lậu ma tuý gây ra. GVHD: HUỲNH THỊ SINH HIỀN 19 SVTH: PHẠM THỊ YẾN NHI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TỘI PHẠM MA TÚY VIỆT NAM Ma tuý làm gia tăng tội phạm bạo lực, tham nhũng, cạn kiệt nhân lực, tài chính. Làm suy thoái nhân cách phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên vui gia đình, gây xói mòn đạo lý, kinh tế, xã hội. Nghiêm trọng hơn ma tuý là tác nhân thúc đẩy căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS phát triển. Sản xuất và buôn bán ma tuý mang lại lợi nhuận siêu ngạch tạo nên động lực thúc đẩy nhiều người lao động vào con đường tội lỗi, bất chấp pháp luật. Ma tuý phá hoại sức khoẻ của con người. Người nghiện dễ mắc các bệnh tim mạch, gan, thần kinh. Họ thường gầy còm ốm yếu, kém ăn, kém ngủ, thần kinh rối loạn, trí nhớ kém, lười lao động, nhận thức và hành động không đúng với đạo đức, tập quán và pháp luật nên dễ dàng phạm tội. Ma tuý còn làm biến chất một số cán bộ cơ quan nhà nước, nhất là các cơ quan bảo vệ pháp luật. Bọn tội phạm ma tuý đã dùng tiền để mua chuộc một số cán bộ biến chất trong các cơ quan chính quyền cơ sở, cơ quan bảo vệ pháp luật tiếp tay bảo vệ cho chúng. 1.1.5.1. Tác hại của ma tuý đối với trật tự an toàn xã hội. Trật tự an toàn xã hội là tổng thể mối quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy luật của pháp luật, các phong tục tập quán và các chuẩn mực đạo đức. Mục đích chung Trung liệu ĐH Cần @cácTài liệu nghiên cứutự của tâm chúngHọc ta là thường xuyên tăngThơ cường biện pháphọc bảo tập vệ vàvà củng cố các trật an toàn xã hội. Trong khi phần lớn các thành viên trong xã hội nổ lực cố gắng bằng mọi phương tiện biện pháp, giữ gìn và bảo vệ nền trật tự trong khu vực dân cư của mình thì một bộ phận những phần tử chậm tiến lại có những lời nói không hay khiêu khích vi phạm trật tự công cộng, trật tự giao thông. Tệ nạn nghiện hút ma tuý, thuốc phiện đã và đang tiếp tục gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho trật tự an toàn xã hội. Nghiện hút và mại dâm luôn đi song song nhau và là nguyên nhân chính của đại dịch HIV/AIDS. Trên đường phố của các thành phố lớn xuất hiện ngày càng nhiều tệ đua xe gắn máy có phân khối lớn, gây nên tai nạn giao thông trầm trọng. Có những trường hợp khi bắt giữ khám xét khi có dao găm, vũ khí và cả thuốc phiện, ma tuý trong người. Những nhà hàng, vũ trường thâu đêm suốt sáng với những người nhảy nhót điên loạn, trong tiếng nhạc điên cuồng sau khi đã uống một liều thuốc “lắc”. Do vậy, ma tuý là một thảm hoạ, một nguy cơ, nguyên nhân của vi phạm trật tự an toàn xã hội. 1.1.5.2. Tác hại của ma tuý đối với gia đình. Gia đình là tế bào xã hội, gia đình bao gồm những người thân ruột thịt thân yêu nhất đó là vợ chồng, ông, bà, cha mẹ và con cái,… gia đình là điểm tựa để từng thành GVHD: HUỲNH THỊ SINH HIỀN 20 SVTH: PHẠM THỊ YẾN NHI
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan