Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay...

Tài liệu Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay

.PDF
169
11
146

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT CHU THỊ NGỌC TßA ¸N TRONG VIÖC §¶M B¶O THùC HIÖN QUYÒN CON NG¦êI ë VIÖT NAM HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT CHU THỊ NGỌC TßA ¸N TRONG VIÖC §¶M B¶O THùC HIÖN QUYÒN CON NG¦êI ë VIÖT NAM HIÖN NAY Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật Mã số: 62 38 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TSKH. ĐÀO TRÍ ÚC HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Các kết quả nêu trong luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận án bảo đảm tính chính xác, tin cậy và trung thực. Nếu có bất kỳ sự sao chép bất hợp pháp nào từ các công trình nghiên cứu khác, tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Chu Thị Ngọc MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN ............. 8 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ............................................................. 8 1.2. Cơ sở lý thuyết của luận án ........................................................................ 25 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC ĐẢM BẢO THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƢỜI CỦA TÒA ÁN ....................................................... 29 2.1. Khái niệm về quyền con ngƣời, đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời và các đặc trƣng cơ bản của đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời trong hoạt động của Tòa án......................................................................................... 29 2.2. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời ................................................................................................ 39 2.3. Các phƣơng thức đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án .......... 45 2.4. Các yếu tố tác động đến việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án .......................................................................................................... 71 2.5. Tiêu chí đánh giá hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án ......................................................................................................... 80 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................. 84 Chƣơng 3: CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ, NHIỆM VỤ VÀ CÁC PHƢƠNG THỨC, HIỆU QUẢ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƢỜI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............ 86 3.1. Cơ sở pháp lý về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời ở nƣớc ta hiện nay .......................... 86 3.2. Các phƣơng thức đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân ở nƣớc ta hiện nay.............................................................................. 90 3.3. Hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân ở nƣớc ta hiện nay............................................................................................... 100 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................ 119 Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƢỜI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM .............................................................................................................. 120 4.1. Các quan điểm nâng cao hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân ............................................................................. 120 4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân ở nƣớc ta hiện nay ......................................................... 125 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ................................................................................ 151 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............................ 152 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Đà CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN .................................................................................................... 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 155 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật hình sự BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự CAT: Công ƣớc chống tra tấn và các hình thức trừng phạt và đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục khác ĐHQGHN: Đại học Quốc gia Hà Nội ICCPR: Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị ICESCR: Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa TAND: Tòa án nhân dân TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao TCTAND: Tổ chức tòa án nhân dân TNHS: Trách nhiệm hình sự TTHC: Tố tụng hành chính TTHS: Tố tụng hình sự UBND: Ủy ban nhân dân UBTP: Ủy ban Tƣ pháp UDHR: Tuyên ngôn thế giới về quyền con ngƣời, 1948 UNDP: Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc VKSND: Viện kiểm sát nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 3.1: Thống kê số lƣợng vụ án các loại đã đƣợc Tòa án nhân dân các cấp thụ lý và giải quyết trong nhiệm kỳ 2011-2016 109 Bảng 3.2: Thống kê tỷ lệ bản án, quyết định về dân sự bị hủy, sửa từ năm 2013 đến năm 2015 113 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu về Luận án Luận án với đề tài: “Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở Việt Nam hiện nay” đƣợc thực hiện do nhu cầu cải cách tƣ pháp xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Quyền con ngƣời và quyền tƣ pháp là những nội dung quan trọng đƣợc quy định trong Hiến pháp năm 2013, việc nghiên cứu về đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án còn là để góp phần triển khai và thực hiện những quy định mới và có ý nghĩa của Hiến pháp năm 2013. Ngoài phần mở đầu, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án có bố cục truyền thống gồm bốn chƣơng. Nội dung chính của luận án tập trung vào các vấn đề sau: - Vị trí, vai trò của Tòa án trong bộ máy nhà nƣớc đối với nhiệm vụ đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời; - Các phƣơng thức đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án và những yếu tố tác động đến việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án; - Các tiêu chí đánh giá hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án. - Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời và phƣơng thức, hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân Việt Nam hiện nay so với Tòa án của một số quốc gia khác trên thế giới. Từ đó, luận án đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án không những bổ sung cho lý luận khoa học pháp lý, làm tài liệu cho việc nghiên cứu, học tập ở các cơ sở đào tạo luật mà còn có ý nghĩa tham khảo cho quá trình xây dựng, thực thi pháp luật tố tụng của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và những ngƣời thực hiện quyền tƣ pháp. 2. Tính cấp thiết của đề tài luận án Quyền con ngƣời là sự kết tinh những giá trị cao đẹp trong nền văn hóa nhân loại, là thành quả phát triển của lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, cải tạo xã hội, cải tạo thiên nhiên của loài ngƣời. Cùng với sự phát triển của lịch sử nhân loại, nhận thức và tƣ tƣởng về quyền con ngƣời liên tục phát triển, dần hình thành nên các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền. Tuy nhiên, do sự khác biệt về văn hóa, địa lý, lịch sử và các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, nhiều vấn đề về nhân quyền hiện vẫn còn những cách hiểu khác nhau. 1 Ở nƣớc ta, Đảng và Nhà nƣớc luôn quan tâm tới việc bảo vệ, thúc đẩy các quyền con ngƣời và tìm kiếm các cơ chế đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời. Trên thực tế, vấn đề nhân quyền cũng đã đƣợc thể hiện trong pháp luật và chính sách của Nhà nƣớc ta từ sớm. Tuy nhiên, nhận thức về các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền trong nhiều lĩnh vực ở nƣớc ta vẫn còn hạn chế, dẫn đến việc bảo vệ và tìm ra cơ chế bảo vệ chƣa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, sự thay đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ đang làm lĩnh vực quyền con ngƣời ngày càng phát sinh những vấn đề liên quan đến xung đột giữa các quyền, lợi ích nhóm, lợi ích chính trị... đòi hỏi trách nhiệm Nhà nƣớc phải nhanh chóng tìm ra các cơ chế hữu hiệu nhằm ngăn ngừa xung đột, đảm bảo có hiệu quả các quyền con ngƣời trong bối cảnh hiện nay. Trong hệ thống các cơ quan nhà nƣớc, với chức năng đƣợc giao, Quốc hội là cơ quan lập pháp, ghi nhận quyền con ngƣời trong Hiến pháp và pháp luật, hành pháp là cơ quan thi hành pháp luật, thực thi quyền con ngƣời vào cuộc sống xã hội, còn tƣ pháp đƣợc coi nhƣ thành trì hay "chốt chặn" cuối cùng trong việc bảo vệ công lý, bảo đảm quyền con ngƣời trong thực tiễn. Do vậy, việc nghiên cứu chuyên sâu về Tòa án và các phƣơng thức đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án đƣợc coi là có tính cấp thiết, ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn cho việc tìm kiếm cơ chế hữu hiệu bảo đảm quyền con ngƣời ở Việt Nam hiện nay. Về phƣơng diện lý luận, việc nghiên cứu đề tài làm cơ sở lý luận cho việc tổ chức và hoạt động của Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời, đồng thời là cơ sở đánh giá hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân để đề xuất các giải pháp khoa học nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con ngƣời ở nƣớc ta hiện nay. Về phƣơng diện thực tiễn, mặc dù Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo đảm quyền con ngƣời, song thực tế cho thấy, vẫn còn đâu đó trong các lĩnh vực đời sống xã hội, quyền con ngƣời chƣa đƣợc bảo đảm một cách hiện thực và đầy đủ, kể cả trong lĩnh vực tƣ pháp. Do vậy, nghiên cứu về việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nhằm tìm kiếm các cơ chế bảo đảm hiệu quả các quyền con ngƣời trên thực tế. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài cũng góp phần bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp lý, làm cơ sở cho việc ban hành các chính sách, pháp luật trong lĩnh vực cải cách tƣ pháp ở nƣớc ta hiện nay và cho việc triển khai các quy định mới, có ý nghĩa của Hiến pháp năm 2013. Trong thời gian qua, thực hiện chủ trƣơng cải cách tƣ pháp theo Nghị quyết 2 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới” và Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, các cơ quan liên quan đã có rất nhiều nỗ lực thể chế hóa đƣờng lối, chủ trƣơng cải cách tƣ pháp thành các nguyên tắc hiến định, quy định của pháp luật để triển khai thực thi trong cuộc sống. Sau khi Hiến pháp năm 2013 đƣợc ban hành, nhiều bộ luật, luật đã đƣợc Quốc hội sửa đổi, bổ sung nhƣ Bộ Luật hình sự, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Bộ Luật tố tụng hình sự, Bộ Luật tố tụng dân sự, Bộ Luật tố tụng hành chính… theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013. Nhờ thế, tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan bổ trợ tƣ pháp tiếp tục đƣợc kiện toàn; chất lƣợng hoạt động đã tiến bộ, bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, hạn chế tình trạng oan, sai. Tuy đánh giá cao kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách tƣ pháp trong thời gian qua, nhƣng Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI cũng nghiêm túc nhìn nhận việc triển khai một số nhiệm vụ cải cách tƣ pháp còn chậm; vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, oan, sai, tồn đọng án, vi phạm nhân quyền... Tình hình này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do nhận thức về trách nhiệm bảo vệ công lý, bảo vệ nhân quyền và về cải cách tƣ pháp chƣa đƣợc giải quyết thấu đáo. Vì thế, cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu về Tòa án nhằm xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời, quyền công dân, xây dựng nền tƣ pháp trong sạch, vững mạnh, liêm chính, góp phần vào công cuộc cải cách tƣ pháp hiện nay của Đảng và Nhà nƣớc ta. Bên cạnh đó, thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, Hiến pháp năm 2013 đã đƣa những nội dung cốt lõi của cải cách tƣ pháp thành những nguyên tắc cơ bản nhất, bắt buộc phải thực hiện trong công tác tƣ pháp, gắn với nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu của Tòa án là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời. Việc nghiên cứu về đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án là để góp phần triển khai và thực hiện những quy định mới và có ý nghĩa của Hiến pháp năm 2013, từng bƣớc thực hiện yêu cầu của Đảng ta tại Nghị quyết 49-NQ/TW: “Các cơ quan tư pháp phải thực sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm” [27]. Không những vậy, việc khẳng định mục tiêu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền cùng với việc hiến định các giá trị của nhà nƣớc pháp quyền trong Hiến pháp năm 3 2013 cho thấy mục đích cao cả, trọng tâm của Nhà nƣớc ta hƣớng tới là vì con ngƣời, vì công lý. Một trong những yêu cầu đầu tiên của Nhà nƣớc pháp quyền là bảo đảm một xã hội công bằng, ổn định và cơ hội phát triển cho tất cả mọi ngƣời. Vì thế, việc nghiên cứu, chứng minh tính hiệu quả của Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời có ý nghĩa thiết thực, góp phần tìm ra cơ chế hữu hiệu cho việc bảo vệ công lý, thúc đẩy phát triển các giá trị nhân quyền ở Việt Nam hiện nay. Xuất phát từ những lý do nêu trên, có thể khẳng định việc nghiên cứu đề tài "Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở Việt Nam hiện nay” là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn, đóng góp vào công cuộc cải cách tƣ pháp, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận án hƣớng tới mục đích làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về vị trí, vai trò, nội dung, phƣơng thức đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án để có cơ sở phân tích phƣơng thức và hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp khoa học nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án; - Nghiên cứu chuyên sâu các khái niệm quyền con ngƣời, đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời, từ đó chỉ ra các đặc trƣng cơ bản của đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời trong hoạt động của Tòa án; - Nghiên cứu làm rõ các cơ sở lý luận về: + Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời; + Nội dung và phƣơng thức đảm bảo thực hiện quyền con nguời của Tòa án; + Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc đảm bảo thựchieenj quyền con ngƣời của Tòa án; - Xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án; - Trên cơ sở đó, nghiên cứu làm rõ vai trò, nhiệm vụ và phƣơng thức, hiệu quả đảm bảothực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay; những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án ở nƣớc ta; - Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của TAND ở Việt Nam, góp phần cải cách bộ máy nhà nƣớc trong công cuộc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay. 4 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận án 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án bao gồm các học thuyết, lý thuyết triết học, luật học, xã hội học... chứa đựng những tƣ tƣởng quan điểm về nền dân chủ pháp quyền, về tổ chức quyền lực nhà nƣớc, quyền con ngƣời và về tƣ pháp pháp quyền; các phƣơng thức đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án ở một số quốc gia trên thế giới; các quy định của Hiến pháp và pháp luật tố tụng Việt Nam về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời; thực trạng đảm bảothực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân ở nƣớc ta hiện nay qua các tiêu chí đánh giá... 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về phạm vi nội dung nghiên cứu: luận án xác định phạm vi nghiên cứu là làm rõ nội hàm các khái niệm về quyền con ngƣời, đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời; các vấn đề lý luận về việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án, cũng nhƣ các phƣơng thức, hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay. Việc nghiên cứu so sánh về tổ chức và hoạt động của Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời ở một số quốc gia trên thế giới chỉ nhằm mục đích tham khảo và tăng cƣờng tính thuyết phục cho những lập luận phân tích, đánh giá hoặc kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án nhân dân trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời ở Việt Nam hiện nay. - Về phạm vi thời gian: Việc xác định phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian từ trƣớc năm 1992 đến nay cũng chỉ nhằm mục đích so sánh để đánh giá hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của TAND ở Việt Nam hiện nay. 5. Những đóng góp mới của luận án Việc nghiên cứu về đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án góp phần triển khai, thực hiện những quy định mới và có ý nghĩa của Hiến pháp năm 2013 về quyền con ngƣời và quyền tƣ pháp. Đây là một trong số ít những công trình nghiên cứu chuyên sâu về việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án ở cấp độ là luận án tiến sĩ, cung cấp một cái nhìn tổng thể về Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời trong bối cảnh xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay. Luận án có những đóng góp cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất, luận án kế thừa, tổng hợp các công trình đi trƣớc và bổ sung vào hệ thống lý luận, các khái niệm quyền con ngƣời, đảm bảo thực hiện quyền con 5 ngƣời và đặc trƣng cơ bản của đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời trong các hoạt động của Tòa án; các lý thuyết liên quan đến tổ chức và hoạt động của quyền lực nhà nƣớc trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời, đến vị trí, vai trò của tƣ pháp trong Nhà nƣớc pháp quyền; đặc biệt đƣa ra đƣợc những minh chứng trên phƣơng diện lý luận về tầm quan trọng của thiết chế Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời... Thứ hai, luận án đã chỉ ra các phƣơng thức đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án, những điểm khác biệt so với phƣơng thức đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của các thiết chế nhà nƣớc khác; đồng thời chỉ ra các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án. Thứ ba, luận án đã xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án. Đó là những chỉ số đo lƣờng mức độ đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án ở một quốc gia. Luận án cũng chỉ ra các chỉ số này có thể bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố khách quan và chủ quan khác. Hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án có thể cao hay thấp đƣợc phản ánh qua các chỉ số này. Thứ tư, luận án đã phân tích khá đồng bộ, chi tiết thực trạng đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay thông qua các hoạt động của Tòa án và dựa trên các tiêu chí đánh giá hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án, đồng thời chỉ ra đƣợc những nguyên nhân dẫn đến hạn chế của Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời. Thứ năm, luận án đã xây dựng đƣợc các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay. Những kiến nghị này có ý nghĩa cho hoạt động lập pháp, thực thi pháp luật và cho khoa học pháp lý. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về mặt khoa học, luận án đã nghiên cứu, làm sáng tỏ các cơ sở lý luận về đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của các cơ quan nhà nƣớc, đặc biệt là cơ quan tƣ pháp (Tòa án). Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện về lý luận khoa học pháp lý, làm cơ sở cho việc ban hành các chính sách, pháp luật trong lĩnh vực cải cách tƣ pháp ở nƣớc ta hiện nay; Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan lập pháp, hành pháp và tƣ pháp trong quá trình cải cách tƣ pháp, cải cách bộ máy Nhà nƣớc ta hƣớng tới mục tiêu bảo đảm quyền 6 con ngƣời, đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học pháp lý. 7. Kết cấu của Luận án Luận án bao gồm: Mở đầu Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài và cơ sở lý thuyết của luận án. Chương 2. Những vấn đề lý luận về việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án. Chương 3. Cơ sở pháp lý về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời và các phƣơng thức, hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay. Chương 4. Quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân ở Việt Nam. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Quyền con ngƣời, bảo đảm quyền con ngƣời là những vấn đề đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu từ rất sớm dƣới nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt là dƣới góc độ pháp lý. Để có một cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu về quyền con ngƣời, bảo đảm quyền con ngƣời và vai trò bảo vệ quyền con ngƣời của Tòa án, có thể phân thành các nhóm công trình nhƣ sau: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền con người và đảm bảo thực hiện quyền con người Những năm gần đây, đặc biệt là từ khi có chủ trƣơng sửa đổi Hiến pháp năm 1992, vấn đề quyền con ngƣời đƣợc đặt ra nhƣ một nội dung quan trọng của việc sửa đổi Hiến pháp, có rất nhiều công trình nghiên cứu về quyền con ngƣời, bảo đảm quyền con ngƣời. Việc ghi nhận chế định quyền con ngƣời và những bảo đảm cho giá trị quyền con ngƣời trong Hiến pháp năm 2013 là một phần đóng góp quan trọng từ những nghiên cứu này. Sách chuyên khảo "Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992-Những vấn đề lý luận và thực tiễn" do Khoa Luật, ĐHQGHN và Trung tâm thông tin, thƣ viện & nghiên cứu khoa học, Văn phòng Quốc Hội đồng chủ biên, Nxb. Hồng Đức, xuất bản năm 2012 là một công trình nhƣ vậy. Với tƣ cách là đạo luật có hiệu lực pháp lý tối cao của mỗi quốc gia, Hiến pháp ngày càng có vị trí vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh đời sống chính trị của mỗi nƣớc. Với mục tiêu bảo vệ quyền con ngƣời, Hiến pháp có hai vấn đề cần phải quy định, một là quy định về quyền con ngƣời, bao gồm cả những quy định bảo đảm cho các quyền đó không bị xâm phạm; hai là quy định về chế độ làm việc của nhà nƣớc. Trên cơ sở những nội dung này, cuốn sách tập hợp 76 bài nghiên cứu chọn lọc của nhiều nhà luật học hàng đầu và nhà nghiên cứu của Việt Nam về những vấn đề cơ bản của Hiến pháp, trong đó có nhiều bài viết của các tác giả về quyền con ngƣời, quyền công dân đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 và những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung. Đa số tác giả cho rằng nếu nhƣ các quyền con ngƣời thể hiện ở quyền công dân thì quyền công dân phải là quyền vốn có của con ngƣời mà nhà nƣớc phải thừa nhận, tuy nhiên cách quy định về quyền con ngƣời trong Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam gây cảm tƣởng rằng quyền con ngƣời không phải là quyền vốn có do tạo hóa ban cho với tƣ cách là con 8 ngƣời mà là do Nhà nƣớc ban cho ngƣời dân. Các tác giả đều cho rằng Nhà nƣớc không chỉ có nghĩa vụ bảo đảm, thực hiện, thúc đẩy quyền con ngƣời mà còn có nghĩa vụ tôn trọng quyền con ngƣời. Việc quy định quyền con ngƣời trong Hiến pháp là vô cùng quan trọng để xác lập một ranh giới cho sự can thiệp của công quyền, tạo lập một khu vực cấm đối với công quyền. Bên cạnh đó, một số công trình khoa học của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên cũng có những đóng góp quan trọng cho việc nghiên cứu về quyền con ngƣời và bảo đảm các giá trị về quyền con ngƣời, nhƣ: sách "Quyền con ngƣời tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học", tập 1,2, Nxb. Khoa học xã hội, xuất bản năm 2010; sách "Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con ngƣời", Nxb. Khoa học xã hội, xuất bản năm 2011; sách "Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm quyền mới xuất hiện trong quá trình phát triển", Nxb. Khoa học xã hội, xuất bản năm 2012... Đây là các công trình nghiên cứu của tập thể tác giả Học viện Khoa học xã hội Việt Nam, gồm nhiều bài viết về quyền con ngƣời, cơ chế bảo đảm quyền con ngƣời; đặc biệt, các công trình này đã khẳng định quyền con ngƣời là trọng tâm của sự phát triển xã hội, do vậy việc nghiên cứu về quyền con ngƣời phải đƣợc tiếp cận đa ngành, liên ngành nhƣ tiếp cận dựa trên quyền, tiếp cận so sánh, tiếp cận xã hội học, triết học, chính trị học... và tiếp cận liên ngành Luật. GS.TS. Võ Khánh Vinh cho rằng hƣớng nghiên cứu đa ngành, liên ngành mang lại những giá trị to lớn trên nhiều phƣơng diện, đánh dấu bƣớc phát triển mới của khoa học nói riêng và góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Từ cách tiếp cận nhƣ vậy, các tác giả đã có những nghiên cứu đa phƣơng diện về quyền con ngƣời, cơ chế bảo đảm quyền con ngƣời, từ lịch sử hình thành đến quá trình phát triển của xã hội; mối quan hệ giữa luật quốc tế về quyền con ngƣời với quyền con ngƣời trong pháp luật quốc gia; lịch sử tƣ tƣởng về quyền con ngƣời ở Việt Nam; vai trò của từng ngành luật đối với việc bảo đảm, thúc đẩy, thực hiện và bảo vệ quyền con ngƣời cụ thể; những quyền mới phát sinh trong quá trình phát triển xã hội... Ngoài ra, còn rất nhiều nghiên cứu về khái niệm quyền con ngƣời, nội dung quyền con ngƣời, có thể kể đến một số công trình sau: Bài viết “Nhân quyền và các giá trị Á Đông” của Amartya Sen đăng trong sách tham khảo “Về pháp quyền và Chủ nghĩa hợp hiến - Một số tiểu luận của các học giả nƣớc ngoài”, do Khoa Luật, ĐHQGHN chủ biên, xuất bản năm 2012. Tác giả khẳng định nhân quyền và tự do là những giá trị của con ngƣời nói chung, nó vƣợt qua biên giới lãnh thổ và thời gian. Tác giả cho rằng dù chịu sự khác biệt về tƣ tƣởng, văn hóa, lịch sử, địa lý nhƣng những giá trị cốt lõi của nhân quyền thì ở 9 phƣơng Đông hay phƣơng Tây đều là những quyền tạo hóa ban cho và không ai có thể xâm phạm, từ đó tác giả phản bác những lý luận của các nhà độc tài châu Á cho rằng nhân quyền và tự do không phải là các giá trị Á Đông nên không thích hợp với văn hóa Á Đông. Giáo trình “Lý luận và pháp luật về quyền con người” do GS.TS. Nguyễn Đăng Dung – PGS.TS. Vũ Công Giao – ThS. Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên), xuất bản năm 2015. Đây là công trình nghiên cứu của tập thể các tác giả Khoa Luật, ĐHQGHN về quyền con ngƣời từ khái niệm, nội dung quyền con ngƣời đến Lịch sử phát triển và quan điểm, chính sách cơ bản của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam về quyền con ngƣời. Giáo trình là tài liệu tham khảo bổ ích về kiến thức lý luận và pháp luật về quyền con ngƣời, giáo trình đã giới thiệu về cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con ngƣời bằng cơ quan, tổ chức nhân quyền và pháp luật quốc tế, khu vực và quốc gia. Tuy nhiên, giáo trình chƣa đi sâu đến cơ chế bảo vệ quyền con ngƣời bằng tƣ pháp. Sách chuyên khảo "Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp Việt Nam" do Văn phòng thƣờng trực về nhân quyền và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện, xuất bản năm 2015. Cuốn sách tập trung xác định, phân tích, so sánh cách thức và mức độ ghi nhận, phản ánh chế định quyền con ngƣời, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các bản Hiến pháp Việt Nam từ trƣớc đến nay so với Luật nhân quyền quốc tế và Hiến pháp các nƣớc trên thế giới. Từ đó, làm rõ những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp bảo đảm thực thi các quyền hiến định trong Hiến pháp năm 2013. Sách tham khảo "Bàn về quyền con người, quyền công dân" của PGS.TS. Trần Ngọc Đƣờng, Nxb. Chính trị Quốc gia, xuất bản năm 2004, đã dựa trên các học thuyết về nhân quyền, học thuyết Mác-Lênin để đƣa ra quan điểm về quyền con ngƣời, quyền công dân trong thời đại ngày nay và một lần nữa khẳng định quyền con ngƣời phải đƣợc bảo vệ bằng chế độ pháp luật. Trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích nội dung quyền con ngƣời, quyền công dân trong các bản Hiến pháp Việt Nam và những bảo đảm pháp lý trong việc thực hiện quyền con ngƣời, quyền công dân. Bài viết “Chế độ pháp trị là một đảm bảo cho quyền con người” của Kurt Eichenberger đăng trong sách “Nhà nƣớc pháp quyền”, do Josef Thesing biên tập năm 2002, tác giả cho rằng quyền con ngƣời không mặc nhiên sinh ra, giả sử có tự nhiên sinh ra thì chắc gì bao giờ chúng cũng bình an vô sự và không cần phải tổ chức các hội nghị để xúc tiến chúng. Theo tác giả, pháp luật chính là sự bảo đảm chắc chắn nhất cho các quyền con ngƣời khi nó đƣợc ghi nhận và đôi khi nó phải đi ngƣợc lại với quyền lợi của nhà nƣớc, là sự ràng buộc mọi quyền lực nhà nƣớc. Tuy nhiên, tác giả đề cao tuyệt đối tính pháp luật trong việc bảo đảm quyền con ngƣời mà chƣa đề 10 cập sâu đến các cơ chế bảo đảm quyền con ngƣời khác nhƣ vai trò của Tòa án trong việc bảo đảm quyền con ngƣời, việc thực thi pháp luật về quyền con ngƣời. Bài viết “Vers un mécanimé sur les droits de l'homme dans cadre de L'ASEAN”, Vitit Muntarbhorn, Droits fondamentaux, n2, 1-12/2002, P.63-75; (Hƣớng tới cơ chế bảo vệ quyền con ngƣời trong bối cảnh ASEAN của tác giả Vitit Muntarbhorn đăng trên tạp chí Droits fondamentaux, n2, 1-12/2002, tr.63-75) cho rằng trong bất kỳ một tuyên ngôn nào về quyền con ngƣời, ASEAN đều có xu hƣớng giải quyết vấn đề trong mối liên hệ với nội bộ mỗi quốc gia chứ không phải là quan điểm quốc tế, vì nếu có sự can thiệp của quốc tế về quyền con ngƣời thƣờng sẽ bị coi là can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực. Điều này đi ngƣợc lại với các quan điểm quốc tế cho rằng quyền con ngƣời là một vấn đề liên quan đến toàn bộ cộng đồng quốc tế. Những quyền này không thể chỉ đƣợc giải quyết ở các lĩnh vực quốc gia, vì rõ ràng, có những vấn đề không thể khắc phục đầy đủ ở cấp độ quốc gia. Ý tƣởng về một cơ chế của ASEAN về quyền con ngƣời đang đƣợc đề cập trong các kết luận của các bộ trƣởng Ngoại giao ASEAN. Tác giả cho rằng để có một cơ chế của ASEAN về quyền con ngƣời trong tƣơng lai cần phải có một sự kiên trì. Tác giả kiến nghị một số biện pháp nhƣ: Yêu cầu thiết lập một nhóm công tác giữa chính phủ và xã hội dân sự về vấn đề quyền con ngƣời và cơ chế về quyền con ngƣời trong khu vực; xây dựng ủy ban quốc gia về quyền con ngƣời, kế hoạch hành động quốc gia về con ngƣời, giáo dục về quyền con ngƣời, hành động chống lại đói nghèo để bảo đảm phân phối thu nhập, tập trung ƣu tiên vào quyền phụ nữ và trẻ em... Liên quan đến lịch sử tƣ tƣởng về quyền con ngƣời trong nhân loại và những nội dung quy định về quyền con ngƣời trong Luật quốc tế, Khoa Luật, ĐHQGHN đã chủ biên một số công trình sau: Sách tham khảo "Tư tưởng về quyền con người - Tuyển tập tư liệu thế giới và Việt Nam”, Nxb. Lao động - Xã hội, xuất bản năm 2011. Công trình nghiên cứu cho thấy cùng với lịch sử loài ngƣời, nhận thức và tƣ tƣởng của nhân loại về quyền con ngƣời cũng liên tục phát triển. Khởi đầu là những ý tƣởng sơ khai về nhân phẩm và tự do, dần dần hình thành nên khái niệm và các chuẩn quốc gia, rồi chuẩn mực quốc tế về nhân quyền. Tƣ tƣởng về quyền con ngƣời trong lịch sử nhân loại đƣợc các nhà tƣ tƣởng lớn của mọi thời đại nhìn dƣới nhiều góc độ: xã hội học, đạo đức học, tôn giáo và triết học pháp lý. Đây là nguồn tài liệu tham khảo làm phong phú thêm việc tìm hiểu lịch sử nhận thức và tƣ tƣởng về quyền con ngƣời của nhân loại trong các nền văn hóa khác nhau, ở những thời kỳ khác nhau, góp phần giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề rộng lớn và phức tạp này, đặc biệt là vấn đề nhận 11 thức về quyền con ngƣời trong công cuộc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay. Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR) là hai công ƣớc trụ cột về nhân quyền và là một phần cấu thành của Bộ luật Nhân quyền quốc tế bao gồm hai công ƣớc này và tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền. Khoa Luật, ĐHQGHN đã phát hành hai cuốn tài liệu tham khảo: “Giới thiệu về Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và chính trị (ICCPR, 1996)” và “Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và văn hóa”, Nxb. Hồng Đức, năm 2012. Bên cạnh việc giới thiệu nội dung hai công ƣớc trên, khi phân tích nội hàm của các quyền, các tác giả của hai cuốn tài liệu tham khảo nói trên còn sử dụng các nguồn bình luận chung của Ủy ban nhân quyền, cơ quan giám sát thực thi Công ƣớc ICCPR và Công ƣớc CESCR, xen kẽ trích dẫn các vụ việc thực tế. Hai cuốn tài liệu chứa đựng khá nhiều thông tin về Công ƣớc ICCPR và CESCR và phân tích sâu nội hàm các quyền đƣợc ghi nhận trong hai công ƣớc, cũng nhƣ cơ chế bảo đảm thực thi nó, cùng với cuốn sách tham khảo “Quyền con người – Tập hợp những bình luận/ khuyến nghị chung của Ủy Ban Công ước Liên Hợp quốc”, phát hành năm 2010, là những nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu về vấn đề nhân quyền và cơ chế bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam hiện nay. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận về vai trò của Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người Nghiên cứu về Tòa án và hệ thống tòa án trong nhà nƣớc pháp quyền đã có không ít công trình đƣợc công bố, trong đó, nghiên cứu một cách tập trung và khái quát về vai trò của Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời phải kể đến một số công trình sau: Sách tham khảo “Thực hiện các quyền Hiến định trong Hiến pháp 2013” do PGS.TS. Trịnh Quốc Toản – PGS.TS.Vũ Công Giao (đồng chủ biên), Nxb. Hồng Đức, xuất bản năm 2015: Công trình nghiên cứu gồm 53 bài viết của các chuyên gia pháp luật về việc thực hiện chế định quyền con ngƣời trong Hiến pháp năm 2013, các tác giả đều tập trung vào nội dung quy định quyền con ngƣời trong Hiến pháp năm 2013 trên cơ sở so sánh đối chiếu với các quy định quốc tế về nhân quyền (Luật nhân quyền, các điều ƣớc quốc tế, tuyên ngôn nhân quyền…). Qua phân tích từng nội dung cụ thể liên quan đến quyền con ngƣời, các tác giả cũng phân tích và kiến nghị các cơ chế bảo đảm quyền con ngƣời đƣợc hiến định trong Hiến pháp năm 2013. Trong đó, có một số bài viết liên quan đến vai trò của Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời nhƣ: “Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự theo tinh 12 thần đổi mới của Hiến pháp 2013” của GS.TSKH. Đào Trí Úc; “Xét xử độc lập và việc bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự theo tinh thần của Hiến pháp 2013”, “Bảo đảm quyền con người trong giai đoạn xét xử theo tinh thần Hiến pháp 2013” của các tác giả PGS.TS. Vũ Công Giao và ThS. Nguyễn Minh Tâm, “Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm theo Hiến pháp 2013 và yêu cầu đặt ra đối với việc cải cách hệ thống tố tụng hiện nay” của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí, “Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người theo tinh thần Hiến pháp 2013” của TS. Hoàng Hùng Hải,…. Sách chuyên khảo “Bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013” do GS.TSKH. Đào Trí Úc – PGS.TS. Vũ Công Giao chủ biên, Nxb. Lao động xã hội, xuất bản năm 2014. Công trình là tập hợp các bài viết phân tích những điểm mới, ý nghĩa của các chế định quan trọng của Hiến pháp năm 2013. Trong đó, rất nhiều bài viết về vai trò của Tòa án với việc bảo vệ quyền con ngƣời nhƣ “Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự theo Hiến pháp năm 2013”, tr.190-200, “Quyền tư pháp trong cơ chế quyền lực nhà nước theo Hiến pháp năm 2013”, tr.476-485 của GS.TSKH. Đào Trí Úc; bài viết “Tòa án nhân dân trong Hiến pháp 2013”, tr.494-506 của PGS.TS. Trần Văn Độ, hay bài viết “Nguyên tắc hai cấp xét xử theo Hiến pháp năm 2013” của TS. Tô Văn Hòa,… Các tác giả cho rằng việc hiến định quyền tƣ pháp và các nguyên tắc làm nền tảng cho việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời trong Hiến pháp năm 2013 là một bƣớc tiến rất quan trọng, tăng cƣờng vai trò của Tòa án trong bộ máy nhà nƣớc, bảo đảm quyền con ngƣời. Bài viết "Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong hoạt động xét xử vụ án hình sự" của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí, đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011), tr.157-164 cũng có cùng nội dung đề cập đến bảo đảm quyền con ngƣời trong hoạt động xét xử của Tòa án. Theo tác giả, xét xử là hoạt động trung tâm của quá trình giải quyết vụ án hình sự, thể hiện bản chất của nền tƣ pháp quốc gia nên việc bảo vệ quyền con ngƣời đƣợc thể hiện tập trung nhất trong hoạt động xét xử của Tòa án. Trên cơ sở này, tác giả đã chỉ ra các giải pháp bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự, đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp và xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam. Bài viết "Thực hiện chế độ hai cấp xét xử - Cơ chế bảo vệ quyền con người trong tố tụng dân sự" của TS. Nguyễn Quang Hiền, đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 169 tháng 4 - 2010 đề cập đến tầm quan trọng và ý nghĩa của việc xét xử đi và xét xử lại trong hoạt động tố tụng dân sự, một trong những đặc trƣng đảm 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan