Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức và hoạt động thông tin thư viện tại trường trung học cơ sở phương liệt q...

Tài liệu Tổ chức và hoạt động thông tin thư viện tại trường trung học cơ sở phương liệt quận thanh xuân - hà nội

.PDF
84
373
96

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thư viện trường học có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh trong nhà trường. Không chỉ là nơi tuyên truyền những chính sách của Đảng và Nhà nước mà thư viện còn giúp cho việc xây dựng thế giới quan khoa học, nếp sống văn minh, hình thành văn hóa đọc sách... từ đó góp phần quyết định nâng cao chất lượng, năng lực giảng dạy của giáo viên, thúc đẩy, nâng cao kết quả học tập của học sinh. Từ sau Quyết định 61/1998/QĐ/BGD-ĐT của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế về Tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông, Bộ giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành nhiều quyết định và văn bản chỉ thị đánh dấu sự phát triển của sự nghiệp thư viện trong các trường học, khẳng định vị trí quan trọng và tác dụng lớn lao của thư viện đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ như: Quyết định 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ trưởng BGD&ĐT về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông; Quyết định số 49/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/10/2003 của Bộ trưởng BGD&ĐT ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trong các trường phổ thông từ năm học 2003 – 2004; Quyết định bổ sung Quyết định số 01/2004-QĐ-BGD&ĐT ngày 29/01/2004 về việc sửa đổi bổ sung quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2003;... Về mặt lý thuyết, thư viện trường học rất quan trọng có tác động tích cực trong nhiều hoạt động khác nhau của nhà trường, bao gồm điểm số và khả năng học tập độc lập, tự mở rộng kiến thức của học sinh, chuẩn bị giáo án môn học và nghiên cứu tài liệu phục vụ bài giảng của giáo viên. Góp phần không nhỏ từng bước đẩy lùi tình trạng thụ động trong quá trình giảng dạy 1 và học tập của học sinh, thúc đẩy học sinh tự suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo trong bài học. Tại các nước phát triển, cán bộ thư viện không chỉ làm những công việc chuyên môn mà còn thêm nhiều việc khác nữa, chủ yếu liên quan đến công nghệ thông tin như quản lý và cung cấp các thiết bị công nghệ thông tin, quản trị trang web, kỹ thuật viên máy tính, tổ chức việc phát triển nghề nghiệp cho giáo viên trong trường ... Sự thay đổi này phản ánh nhu cầu ngày càng lớn của cộng đồng trường học đối với thời gian, kỹ năng và nhiệt huyết của cán bộ thư viện. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam hiện nay, trong phần lớn các trường học thư viện chỉ mang tính hình thức mà chưa phát huy được vai trò của nó. Nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn đầu tiên từ việc lãnh đạo nhà trường, các giáo viên trong nhà trường chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của thư viện. Thậm chí nhiều trường học có thư viện chỉ là phong trào, để cho đúng theo quy định hoặc vì thư viện là một trong những điều kiện để công nhận các danh hiệu trường học... Chính vì vậy, tổ chức và hoạt động của thư viện rất yếu và mờ nhạt, cán bộ thư viện ít người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đôi khi chỉ là giáo viên được đào tạo qua các lớp tập huấn ngắn hạn trở về kiêm nhiệm thư viện. Thực tế này đã gây nhiều khó khăn, trở ngại cho thư viện trong quá trình tiếp cận và đưa thông tin tới các em học sinh, làm giảm thiểu gần như đến mức tối đa hoạt động của thư viện trường học. Thư viện trường THCS Phương Liệt cũng không nằm ngoài thực tế đó. Vậy thì phải làm sao để thư viện nhà trường được tổ chức một cách khoa học và hoạt động có hiệu quả để thu hút được đông đảo các em học sinh và các giáo viên tới sử dụng tài liệu? Từ những trăn trở đó tôi đã chọn vấn đề “Tổ chức và hoạt dộng thông tin thư viện tại trường Trung học cơ sở Phương Liệt - quận Thanh Xuân - Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học Thư viện của mình với hy vọng làm cho thư viện trường 2 THCS Phương Liệt nói riêng và thư viện trường phổ thông nói chung trở thành những thư viện chuẩn, hoạt động một cách tích cực, khoa học. Từ đó phát huy vai trò và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thư viện trường học trên địa bàn Hà Nội. 2. Tình hình nghiên cứu Thư viện trường học ở Việt Nam là một lĩnh vực còn khá mới mẻ và chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp có liên quan, thậm chí những năm trước mới chỉ có một số trường học ở các thành phố lớn, thị xã có thư viện còn lại hầu như không có. Cho đến những năm đầu của thế kỷ XXI, khi có những quy định, chính sách mới thì thư viện trường học bắt đầu phát triển rầm rộ. Tuy nhiên do sự non kém về tuổi đời, sự mờ nhạt về chức năng, tổ chức và hoạt động của thư viện nên lĩnh vực này rất ít được quan tâm nghiên cứu. Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu của các học viên cao học chuyên ngành Khoa học Thư viện viết về các vấn đề của thư viện trường học như các đề tài luận văn: - “Tổ chức và hoạt động của thư viện trường học thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn cải cách giáo dục” của học viên Nguyễn Thị Bình bảo vệ năm 1996; - “Tổ chức, quản lý hoạt động của hệ thống thư viện trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” của học viên Trương Thị Hiền bảo vệ năm 2006; - “Nghiên cứu hoạt động của thư viện trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội” của học viên Nguyễn Ngọc Mỹ bảo vệ năm 2009... Các luận văn này đã đề cập và nghiên cứu vấn đề tổ chức và hoạt động của hệ thống thư viện trường phổ thông ở một số tỉnh và thành phố lớn trong cả nước như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hoá. 3 Ngoài ra có một số bài báo đăng trên các tạp chí, báo điện tử của các tác giả đang công tác trong lĩnh vực thông tin thư viện, như các bài: “Thư viện trường phổ thông với việc nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Trần Thị Minh Nguyệt đăng trên Tạp chí Giáo dục, số 138 phát hành năm 2006; “Thư viện trường học - yếu tố của chất lượng giáo dục” của Nguyễn Thị Thanh; “Sự thay đổi vai trò của thư viện trường học tại Việt Nam, Thư viện trường học ở Australia” của Vũ Thị Nha, “Thư viện trường học và việc phát triển văn hóa đọc trong nhà trường” của Nguyễn Thị Phương Lan; “Làm thế nào để thư viện trường học đạt tiêu chuẩn “Thư viện xuất sắc” góp phần nâng cao chất lượng dạy và học” Đăng trên Tạp chí Sách thư viện trường học số 1 tập 5-2004, số 12 tập 4-2205 của Bộ Giáo dục... nội dung mà những bài báo này đề cập thường là chức năng, tầm quan trọng và những khó khăn của thư viện trường học đối với chất lượng giáo dục trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, các luận văn tốt nghiệp của các học viên chuyên ngành Khoa học Thư viện, cũng như các bài báo viết về thư viện trường học vẫn chưa có sự nghiên cứu về vấn đề tổ chức và hoạt động của thư viện trường Trung học cơ sở Phương Liệt mà mới chỉ nghiên cứu về tổ chức và hoạt động chung của hệ thống thư viện một tỉnh hay một cấp học... Vì thế, nó được sử dụng như là tiền đề quan trọng cho đề tài luận văn: “Tổ chức và hoạt động thông tin thư viện tại trường Trung học cơ sở Phương Liệt – quận Thanh Xuân – Hà Nội”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn Trên cơ sở khảo sát và nghiên cứu thực trạng tổ chức cũng như hoạt động của Thư viện trường Trung học cơ sở (THCS) Phương Liệt đề xuất các 4 giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động thư viện. góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Để thực hiện mục đích trên, luận văn giải quyết những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu vị trí, vai trò của thư viện đối với việc nâng cao chất lượng dạy và học trong trường THCS Phương Liệt nói riêng và hệ thống các trường phổ thông nói chung. - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động thông tin thư viện trong các thư viện trường học. - Khảo sát thực trạng tổ chức và hoạt động của thư viện trường THCS Phương Liệt. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện về tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện trường THCS Phương Liệt đáp ứng nhu cầu đọc của cán bộ, giáo viên và học sinh cũng như mục tiêu phát triển giáo dục của nhà trường. 4. Giả thuyết nghiên cứu Tổ chức và hoạt động của thư viện trường THCS Phương Liệt còn yếu kém và hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu về tổ chức và hoạt động thư viện từ đó dẫn đến hạn chế về khả năng phục vụ, quản lý và khai thác vốn tài liệu cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu tin. Việc cải tiến tổ chức và hoạt động thư viện sẽ tạo nên bước phát triển lớn, từ đó nâng cao hiệu quả phục vụ nhu cầu tin, tạo nên hứng thú và thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh và giáo viên trong trường góp phần thúc đẩy sự phát triển của thư viện nói riêng và sự nghiệp giáo dục của nhà trường nói chung trong giai đoạn đổi mới giáo dục và trong tương lai. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Tổ chức và hoạt động của thư viện trường THCS Phương Liệt – quận Thanh Xuân – Hà Nội. 5 5.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Tổ chức và hoạt động của thư viện trường THCS Phương Liệt từ năm 2005 đến nay. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển sự nghiệp thông tin thư viện. 6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Áp dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp khảo sát; - Phân tích, đánh giá và tổng hợp tài liệu; - Phỏng vấn trực tiếp; - Điều tra bằng bảng hỏi; - Phương pháp quan sát. 7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của luận văn 7.1. Về mặt khoa học Hệ thống thư viện trường học đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động giáo dục của nhà trường. Trong điều kiện hiện nay phương pháp dạy học truyền thống, thụ động theo hướng đọc – chép không còn được áp dụng nữa thay vào đó là phương pháp giảng dạy và học tập mới, lấy học sinh làm trung tâm, người thầy chỉ là người gợi mở kiến thức, hướng dẫn các em tự khám phá tìm tòi bài học, thư viện càng trở nên cần thiết, là nơi để các em có thể nghiên cứu, củng cố và nâng cao kiến thức của mình. Tuy nhiên, một thực trạng chung hiện nay ở hầu hết các thư viện trường học đó là sự yếu kém về tổ chức và hoạt động bên cạnh việc thiếu thốn vốn tài liệu nên không thu hút được nhiều học sinh đến với thư viện. Chính vì vậy, mục tiêu của việc nghiên cứu là chỉ ra những khó khăn, tồn tại và yếu kém của công tác thư viện 6 trong các trường học từ đó đưa ra các giải pháp về tổ chức và hoạt động hướng tới hiện đại hoá thư viện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ giáo dục của một trường trung học cơ sở. 7.2. Về mặt ứng dụng Trên cơ sở lý luận và thực tiễn tổ chức và hoạt động của hệ thống thư viện nói chung và thư viện trường học nói riêng nhằm đưa ra các giải pháp về tổ chức và hoạt động của thư viện trường THCS Phương Liệt, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động, thu hút bạn đọc đến với thư viện và rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho các thư viện trường học khác, góp phần hình thành và thúc đẩy sự say mê, phát triển khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. 8. Bố cục đề tài Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về tổ chức và hoạt động thông tin – thư viện và thư viện trường THCS Phương Liệt Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động thông tin - thư viện tại trường THCS Phương Liệt Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động và hoàn thiện tổ chức của thư viện trường THCS Phương Liệt 7 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THƢ VIỆN VÀ THƢ VIỆN TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHƢƠNG LIỆT 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THƢ VIỆN 1.1.1. Khái niệm về tổ chức và hoạt động thƣ viện 1.1.1.1. Tổ chức thư viện Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam xuất bản năm 2005 thì: “Tổ chức là hình thức tập hợp, liên kết các thành viên trong xã hội (cá nhân, tập thể) nhằm đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng và lợi ích của các thành viên, cùng nhau hành động vì mục tiêu chung…” [22, tr.455]. Theo từ điển tiếng Việt, xuất bản năm 1977 do Văn Tân chủ biên thì: “Tổ chức là sắp xếp các bộ phận cho ăn nhập với nhau để toàn bộ là một cơ cấu nhất định” [36, tr.789]. Từ những khái niệm trên chúng ta hiểu, tổ chức là sự tập hợp các yếu tố để cùng nhau thực hiện một mục đích, hành động vì mục tiêu chung của mọi người. Theo ý nghĩa đó có thể xác định tổ chức thư viện là cách thức tập hợp, liên kết các yếu tố cấu thành nên thư viện, là cơ sở để hoạt động thư viện đạt hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin. Như vậy, tổ chức thư viện được xem xét ở các khía cạnh cơ cấu các bộ phận trong thư viện và sự tương tác giữa các bộ phận đó; cơ cấu nguồn nhân lực và yếu tố cơ sở vật chất đảm bảo cho các bộ phận được vận hành chức năng. 8 1.1.1.2. Hoạt động thư viện Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Hoạt động là một phương pháp đặc thù của con người quan hệ với thế giới xung quanh nhằm cải tạo thế giới theo hướng phục vụ cuộc sống của mình” [22, tr.341]. Theo Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên: “Hoạt động là toàn thể những việc làm của một tổ chức, một cá nhân, có liên quan với nhau để quy vào một mục đích chung, thường trong một lĩnh vực xã hội” [36, tr.389]. Hoạt động thư viện là một dạng hoạt động của con người trong xã hội. Có thể coi hoạt động thư viện là một quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ và phổ biến tài liệu trong thư viện, đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin. Như vậy hoạt động thư viện có thể được xem xét ở các khía cạnh: xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin; Xử lý thông tin; phổ biến thông tin hay phục vụ người dùng tin. Tổ chức và hoạt động là hai vấn đề có sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Tổ chức đảm bảo tính khoa học, hợp lý sẽ làm cơ sở cho hoạt động đạt hiệu quả cao. Ngược lại hiệu quả hoạt động sẽ đánh giá được tính hợp lý của khâu tổ chức, đồng thời là yếu tố quan trọng tác động đến tổ chức. Bởi vậy, để hoạt động đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải có sự tổ chức một cách hợp lý, khoa học, phù hợp với những mục tiêu và hoạt động đề ra; đồng thời sự phát triển của hoạt động đến một mức độ nào đó sẽ đòi hỏi phải có sự thay đổi về mặt tổ chức cho tương xứng. 1.1.2. Đặc điểm chung về tổ chức và hoạt động thƣ viện trong trƣờng phổ thông Thư viện trường học có đặc điểm nổi bật đó là hoạt động trong môi trường giáo dục, từ hệ thống các trường tiểu học, trung học cơ sở tới các trường trung học phổ thông và trung học chuyên nghiệp. Vì hoạt động trong 9 môi trường giáo dục nên nó có nhiều khác biệt đối với các thư viện và cơ quan thông tin khác trong cùng lĩnh vực. Một đặc điểm nổi bật nữa của thư viện trường học đó là đối tượng phục vụ. Không đa dạng, phức tạp như các cơ quan hay trung tâm thông tin thư viện khác, đối tượng phục vụ của thư viện trường học chủ yếu là học sinh và giáo viên trong nhà trường, những đối tượng người dùng tin khác rất ít ỏi và hiếm khi phải phục vụ. Thêm vào đó vốn tài liệu của thư viện cũng không phong phú và đa dạng như những cơ quan hay trung tâm thông tin thư viện khác mà chủ yếu tập trung vào một vài lĩnh vực như: Sách giáo khoa các môn học dành cho học sinh, sách giáo viên, sách tham khảo, một vài loại báo, tạp chí ngành… cũng đều chung một mục tiêu là phục vụ cho hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh trong toàn trường. Chính vì ở trong môi trường giáo dục vốn tài liệu đã được định hướng từ trước, đối tượng phục vụ chuyên biệt nên thư viện trường học có cơ cấu tổ chức rất gọn nhẹ và các hoạt động khác cũng được tiến hành một cách đơn giản hơn rất nhiều. 1.2. THƢ VIỆN TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHƢƠNG LIỆT VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC CỦA TRƢỜNG 1.2.1.Khái quát về Trƣờng Trung học cơ sở Phƣơng Liệt * Quá trình hình thành và phát triển Trường THCS Phương Liệt được thành lập năm 1954 thuộc địa bàn phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Trải qua hơn 50 năm hoạt động và trưởng thành, trường THCS Phương Liệt luôn gắn kết sự nghiệp đào tạo của mình với sự phát triển của nền giáo dục phổ thông và sự nghiệp giáo dục đào tạo của đất nước. 10 Thực hiện chủ trương đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, từng bước thay đổi phương pháp dạy và học trong hệ thống các trường phổ thông, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và các hoạt động ngoại khoá, trường THCS Phương Liệt đã không ngừng đổi mới công tác tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo; phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy; xây dựng cơ sở vật chất hiện đại phục vụ hoạt động giáo dục trong nhà trường. * Chức năng nhiệm vụ Theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học thì trường THCS Phương Liệt có chức năng và nhiệm vụ sau: 1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục. 2. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật. 3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công. 5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục. 6. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước. 7. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội. 8. Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục. 9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. 11 *Đặc điểm hoạt động dạy và học - Về nội dung kiến thức và chương trình học tập của học sinh: cũng giống với các trường THCS khác trên địa bàn quận Thanh Xuân, trường THCS Phương Liệt thực hiện việc giảng dạy và truyền tải những kiến thức khoa học tự nhiên cơ bản làm nền tảng cho các em học sinh theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Phương pháp giảng dạy của giáo viên: Với hơn 50 năm xây dựng và phát triển, nhà trường có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm giảng dạy, nhiệt huyết và yêu nghề, yêu trẻ. Tuy nhiên, một số giáo viên có tuổi chưa thể bắt kịp với chương trình đào tạo mới hiện nay, còn khó tiếp cận với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học và truyền tải kiến thức tới các em học sinh. Mặc dù đã thực hiện chương trình cải cách, đổi mới giáo dục nhưng phương pháp dạy học mới với mục tiêu lấy người học làm trung tâm, tạo sự chủ động, tích cực trong quá trình học tập của học sinh vẫn chưa được thực hiện bởi lẽ phương pháp giảng dạy mang tính tuyền thống đọc – chép vẫn đang được ứng dụng trong giảng dạy của không ít giáo viên và môn học của học sinh. - Thời gian học tập: Nhà trường chia làm hai khung đào tạo khác nhau: Đối với học sinh khối 6, 7 các em thực hiện chương trình học hai buổi trên ngày. Ngoài giờ học của hai buổi sáng, chiều các em có thêm thời gian ăn trưa và nghỉ ngơi tại trường. Đối với học sinh khối 8, 9 các em học chính khoá vào buổi sáng, buổi chiều các em đến trường học các lớp tăng cường, các buổi học nghề và ôn thi tốt nghiệp. - Phương tiện và trang thiết bị học tập, thực hành của học sinh đã được đầu tư nhưng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn về trang thiết bị và phương tiện giảng dạy cũng như học tập của giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, những trang thiết bị nhất định phục vụ cho việc học tập và giảng dạy đều được nhà trường 12 ưu tiên đầu tư. Cụ thể như: Thư viện đã được đầu tư lên tới hàng nghìn đầu sách, báo và tạp chí; phòng tin học với 40 máy tính đang hoạt động bình thường; một số các lớp học đã được trang bị máy tính và máy chiếu projecter phục vụ cho quá trình đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường phổ thông… -Về cơ sở vật chất: Trường có diện tích 3211m2 với 20 phòng học, một phòng tin học có 40 máy tính được nối mạng phục vụ tốt cho hoạt động học tập của học sinh; phòng thư viện với diện tích 55m2. Ngoài ra còn có các phòng ban khác phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập cùng các công tác khác của nhà trường. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đang từng bước được hiện đại hoá. Những cơ sở vật chất này giúp cho hoạt động học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh được thuận lợi hơn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường. * Cơ cấu tổ chức - Lãnh đạo quản lý của nhà trường là Ban Giám hiệu gồm 01 Hiệu trưởng và 01 Phó Hiệu trưởng. - Ngoài khu học tập của học sinh trường có 6 phòng ban khác phục vụ cho các hoạt động của nhà trường: Phòng Hội đồng, phòng Đoàn Đội, phòng Kế toán tài chính, phòng Thư viện, phòng Y tế và phòng Thiết bị đồ dùng. - Trường có 5 tổ chuyên môn là những tổ: Tự nhiên I, Tự nhiên II, tổ Xã hội, tổ Ngoại ngữ và tổ Văn – Thể. Với tổng số lượng cán bộ và giáo viên là 46 người. Trong đó nhân viên hành chính là 10 người: 05 nhân viên biên chế, 03 nhân viên hợp đồng đóng bảo hiểm, 02 nhân viên hợp đồng không có bảo hiểm; Giáo viên trong trường là 36 người đều đã được biên chế với trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Tổng số học sinh hàng năm của trường dao động từ 620 đến 700 học sinh của 4 khối lớp, trung bình mỗi khối lớp có gần 200 học sinh. 13 1.2.2. Khái quát về Thƣ viện trƣờng Trung học cơ sở Phƣơng Liệt Chức năng Thư viện trường THCS Phương Liệt là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường. Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và nhân viên trong nhà trường. Xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu, khả năng tìm tòi và sáng tạo cho học sinh. Từ đó từng bước thay đổi phương pháp dạy và học theo hướng gợi mở, thúc đẩy sự chủ động và tích cực trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh, tạo không khí sôi nổi trong các giờ học. Ngoài ra, thư viện còn là nơi bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về khoa học thư viện cho giáo viên và học sinh trong nhà trường. Đồng thời cũng là nơi tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hoá mới cho các thành viên trong trường. Nhiệm vụ Thư viện trường THCS Phương Liệt có những nhiệm vụ sau đây: 1. Cung ứng cho giáo viên và học sinh trong nhà trường đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, các tác phẩm kinh điển phục vụ việc tra cứu, các loại sách báo cần thiết khác góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh. 2. Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh những sách báo cần thiết của Đảng, Nhà nước và của Ngành Giáo dục và Đào tạo, phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các bộ môn khoa học góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 14 3. Tổ chức thu hút toàn thể giáo viên và học sinh tham gia sinh hoạt thư viện thông qua các hoạt động phù hợp với chương trình và kế hoạch dạy học; tìm hiểu nhu cầu của giáo viên và học sinh, giúp họ chọn sách, đọc sách có hệ thống, biết cách sử dụng bộ máy tra cứu, sách tra cứu` thư mục nhằm sử dụng triệt để kho sách, nhất là các sách nghiệp vụ và sách tham khảo. 4. Phối hợp hoạt động với các thư viện trong ngành và thư viện địa phương nhằm mục đích chủ động khai thác, sử dụng vốn tài liệu sách báo, trang thiết bị chuyên dùng, giúp đỡ kinh nghiệm, tổ chức hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ; liên hệ với các cơ quan phát hành trong và ngoài ngành, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, các nhà tài trợ… nhằm huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách và các loại sách, báo, tạp chí, tư liệu để bảo đảm nguồn bổ sung, làm phong phú nội dung kho sách và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật thư viện. 5. Tổ chức quản lý theo đúng nghiệp vụ thư viện, có sổ sách quản lý chặt chẽ, bảo quản, giữ gìn sách báo tránh hư hỏng, mất mát; thường xuyên thanh lọc sách báo cũ, rách nát, lạc hậu, kịp thời bổ sung các loại sách, tài liệu, tư liệu mới; sử dụng và quản lý chặt chẽ kinh phí thư viện thu được theo đúng mục đích; có kế hoạch chủ động đón đầu tiếp thu sự phát triển của mạng lưới thông tin – thư viện điện tử, từng bước đưa các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác quản lý thư viện, phục vụ bạn đọc. 1.2.3. Vai trò của Thƣ viện với việc nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng Thư viện nhà trường không chỉ là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, một trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường mà còn là nơi chứa đựng rất nhiều tài liệu về các lĩnh vực giáo dục của trường, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Hơn thế nữa, thư viện còn góp phần tích cực vào việc xây dựng 15 những kiến thức cơ bản về khoa học thư viện, hình thành thói quen tự học, tự tìm tòi, sáng tạo cho các em học sinh. Từ đó giúp các em dần chủ động hơn trong quá trình học tập trên lớp, thích ứng với phương pháp dạy học mới mang tính gợi mở đang được khuyến khích trong trường THCS Phương Liệt nói riêng và hệ thống trường phổ thông nói chung. Để giúp cho thư viện phát huy một cách có hiệu quả vai trò của mình, đồng thời đáp ứng được nhu cầu đào tạo của nhà trường thì công tác tổ chức và hoạt động một cách hợp lý, khoa học là điều rất quan trọng. 1.2.4. Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin 1.2.4.1. Đặc điểm người dùng tin Hiện nay, đối tượng dùng tin của thư viện trường THCS Phương Liệt bao gồm hai nhóm người dùng tin chính: Nhóm người dùng tin là giáo viên và nhóm người dùng tin là học sinh. Ngoài ra, thư viện trường THCS Phương Liệt còn phục vụ cho nhóm đối tượng là các nhân viên khác trong nhà trường. Với đặc điểm là thư viện hoạt động trong cơ sở giáo dục phổ thông, đối tượng người dùng tin chính là các em học sinh, vì vậy số người dùng tin của thư viện cũng biến động theo các năm tuỳ vào số lượng tuyển sinh các em học sinh khối 6. Tính đến tháng 4 năm 2013, tổng số người dùng tin của thư viện là 688 người. Theo đó số lượng và tỷ lệ cụ thể của từng nhóm được thể hiện ở bảng dưới đây: Nhóm giáo viên Số lƣợng (Ngƣời) 36 Tỷ lệ (%) 5,4 Nhóm học sinh Số lƣợng Tỷ lệ (%) (Ngƣời) 622 93,1 Nhân viên khác Số lƣợng (Ngƣời) 10 Tỷ lệ (%) 1,5 Bảng 1: Đối tượng người dùng tin ở thư viện trường THCS Phương Liệt 16 Chúng ta có thể mô hình hoá tỷ lệ các nhóm người dùng tin trong thư viện trường THCS Phương Liệt theo dạng biểu đồ như sau: 1.5% 5.4% Nhóm giáo viên Nhóm học sinh Nhóm khác 93.1% Đối tượng người dùng tin ở thư viện trường THCS Phương Liệt Do đặc thù của thư viện trường học, nhóm đối tượng dùng tin ít và khá chuyên biệt nên việc nâng cao chất lượng phục vụ đòi hỏi cán bộ thư viện phải nắm vững nhu cầu tin và hứng thú đọc của từng nhóm, từ đó xác định nhóm người dùng tin chủ yếu để lập kế hoạch cụ thể nhằm đáp ứng một cách đầy đủ, đúng và trúng để khuyến khích sự phát triển của từng đối tượng người dùng tin trong thư viện. Đối với nhóm đối tượng là các nhân viên khác trong nhà trường, nhu cầu tin chủ yếu mang tính giải trí, là nhóm đối tượng khá dễ tính trong công tác phục vụ. Loại hình tài liệu mà họ hướng tới trong phạm vi hẹp, như: báo, tạp chí, truyện ngắn và thường là sử dụng chúng trong thời gian rảnh rỗi tại trường. Đôi khi họ cũng có thể tìm đến một số tài liệu về công việc mà họ đang phụ trách như: các loại tài liệu về công tác y tế học đường (nhân viên y tế), công tác thư viện trong trường học (nhân viên thư viện)… nhằm giúp họ nâng cao kiến thức, củng cố chuyên môn, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. 1.2.4.2. Đặc điểm nhu cầu tin Nhu cầu tin là những đòi hỏi khách quan về thông tin của các cá nhân, tập thể hay nhóm xã hội nhằm đảm bảo các hoạt động nhận thức và thực tiễn 17 xã hội. Các hoạt động thông tin của cá nhân, nhóm tập thể đều phát sinh từ nhu cầu tin và nhằm thoả mãn nhu cầu tin của các đối tượng đó. Trong thời kỳ đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của toàn xã hội có xu hướng tốt hơn, trong đó có CB, GV của Trường THCS Phương Liệt. Đời sống vật chất được cải thiện, đời sống tinh thần cũng phong phú hơn, đã không còn các nỗi lo thường nhật như thời kỳ bao cấp, vì vậy họ đã có nhiều thời gian hơn cho công việc và cho giải trí. Mặt khác, với yêu cầu của chương trình giáo dục của Nhà trường, yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, vấn đề tự học, tự nghiên cứu được hết sức chú trọng. Một số lượng lớn người dùng tin là học sinh đã tận dụng mọi thời gian để có thể đến thư viện tìm kiếm tài liệu phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu và giải trí. Luận văn đã tiến hành một cuộc điều tra khảo sát đến các học sinh và giáo viên trong nhà trường về mức độ đáp ứng nhu cầu tin của thư viện nhà trường đối với người dùng tin. Trong tổng số 350 số phiếu phát ra, luận văn đã nhận được 232 phiếu, đạt 66,2% trên tổng số phiếu gửi đi. Trong đó số phiếu nhận được của giáo viên là 30 phiếu đạt 12,93%, số phiếu nhận được của học sinh là 202 phiếu đạt 87,07%. Qua phân tích kết quả thu được từ các câu hỏi có trong mẫu, luận văn đã thu được một số vấn đề trong nhu cầu tin của người dùng tin ở Trường THCS Phương Liệt như sau: Về nhu cầu tin của nhóm đối tượng là các giáo viên trong nhà trường thường mang tính ổn định cao và tài liệu mà họ sử dụng cũng rất phong phú, đa dạng với nhiều loại hình tài liệu khác nhau: Sách nghiệp vụ, sách giáo khoa, sách tham khảo, các sách về tâm lý, kế hoạch giáo dục, sáng kiến kinh nghiệm, tài liệu hội nghị, hội thảo liên quan đến giáo dục, các loại báo tạp chí chuyên ngành… Trong đó sách giáo khoa, sách tham khảo, sách chuyên môn 18 nghiệp vụ là những loại tài liệu có nhu cầu sử dụng rất cao (sách giáo khoa 64%, sách tham khảo chiếm 76%, sách chuyên môn chiếm 68%). Những tài liệu này giúp họ củng cố, tự bồi dưỡng và nâng cao kiến thức nhằm phục vụ tốt hơn cho quá trình giảng dạy trên lớp. Mặt khác, việc nghiên cứu các loại tài liệu đó giúp họ xác định được mức độ khối lượng kiến thức cần truyền thụ cho học sinh, đồng thời gợi mở các phương pháp giảng dạy mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học. Ngoài ra, thời gian rảnh rỗi họ cũng quan tâm tới các loại tài liệu khác có trong thư viện góp phần làm giàu vốn sống xã hội, phát huy lối sống lành mạnh cũng như hiểu thêm tâm lý của học sinh thông qua việc tìm hiểu những tài liệu giải trí của các em như: truyện tranh, truyện dành cho tuổi mới lớn. Từ đó giúp họ thêm hiểu, gần gũi và động viên kịp thời cho các học sinh của mình, giúp các em có lối sống lành mạnh và tự tin. Bên cạnh đó, đối với những giáo viên làm công tác quản lý, họ có nhu cầu cao về các tài liệu cung cấp nội dung về chủ trương, chính sách, đường lối, hướng dẫn thực hiện các quyết định… của ngành, Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục đào tạo cũng như các chủ trương, chính sách phát triển xã hội khác. Vì vậy, thư viện đã có một bộ phận tài liệu riêng để phục vụ nhu cầu này của họ, giúp hỗ trợ họ trong việc ra các quyết định liên quan trực tiếp tới việc duy trì và phát triển hoạt động giáo dục trong nhà trường. Nhóm đối tượng có số lượng đông đảo và là đối tượng phục vụ chủ yếu của thư viện chính là học sinh trong nhà trường. Nhóm người dùng tin này chiếm tới 93,1% tổng số người dùng tin trong thư viện, vì vậy việc đáp ứng nhu cầu tin cho nhóm người dùng tin này được đặt lên hàng đầu và là nhiệm vụ chủ yếu của thư viện. Nhu cầu tin của nhóm đối tượng này rất phong phú, đa dạng và luôn luôn có sự biến động trong các yêu cầu tin. 19 Về mặt tâm lý, học sinh cấp 2 đang bước vào giai đoạn dậy thì. Các em có rất nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý cũng như trong suy nghĩ và hành động. Đến với thư viện, các em không chỉ chăm chăm vào việc đọc các loại sách giáo khoa, sách tham khảo phục vụ cho các môn học đôi khi cảm thấy khô khan và nhàm chán. Đối với các em, thư viện là nơi khá thú vị và hấp dẫn cho việc tìm tòi và khám phá bản thân. Ở lứa tuổi này các em đã quan tâm tới nhân cách, có xu hướng bộc lộ phẩm chất và hành động, khát khao tìm hiểu đời sống bên ngoài và đã hình thành thái độ của mình đối với các sự kiện xảy ra xung quanh mình. Các em có thể tìm đến các loại báo, tạp chí… phù hợp với lứa tuổi để đọc và soi mình vào đó. Đối với những em tò mò về giới tính và sự thay đổi của cơ thể con người hay tìm đến tủ sách dành cho tuổi mới lớn, ở đó có những tác phẩm viết về lứa tuổi của các em, những thay đổi của cơ thể con người ở giai đoạn dậy thì, những câu chuyện, những bài học ứng xử dành cho các em đang tuổi ăn tuổi lớn. Hay các em quan tâm tới động thực vật, các hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, có thể tìm thấy tài liệu mà mình yêu thích ở tủ sách “Thiên nhiên - những điều kỳ bí”… Nội dung tài liệu mà những đối tượng người dùng tin này thường xuyên sử dụng cũng khác nhau và khá đa dạng. Ta có thể thấy được qua bảng thống kê dưới đây: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan