Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức tập thể quyền tác giả - lý luận và thực tiễn...

Tài liệu Tổ chức tập thể quyền tác giả - lý luận và thực tiễn

.PDF
81
99
142

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 37 BẰNG 2 ( 2011-2014) ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC TẬP THỂ QUYỀN TÁC GIẢ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện ThS. NGUYỄN PHAN KHÔI VÕ THANH SANG MSSV: B110135 Lớp: Luật Hành chính 2 – K37 Cần Thơ, Tháng 5 Năm 2014 Đề tài: Tổ chức tập thể quyền tác giả - Lý luận và thực tiễn NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN  ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Cần Thơ, ngày…… tháng…. năm 2014 Giảng viên hướng dẫn GVHD: Nguyễn Phan Khôi 1 SVTH: Võ Thanh Sang Đề tài: Tổ chức tập thể quyền tác giả - Lý luận và thực tiễn NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN  .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày…… tháng…. năm 2014 Giảng viên hướng dẫn GVHD: Nguyễn Phan Khôi 2 SVTH: Võ Thanh Sang Đề tài: Tổ chức tập thể quyền tác giả - Lý luận và thực tiễn LỜI CẢM ƠN  Trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này, sinh viên đã nhận được sự hướng dẫn, góp ý tận tâm, tận tụy và giúp đỡ tận tình của Giảng viên hướng dẫn –Thạc sĩ Nguyễn Phan Khôi, bộ môn Tư Pháp – Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ. Sinh viên xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy, người đã tận tụy hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận của sinh viên. Bên cạnh đó, sinh viên chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ đã tận tâm giảng dạy, hướng dẫn trong suốt thời gian qua để sinh viên có thể hoàn thành tốt khóa học. Mặc dù đã cố gắn hết sức hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn tận tụy của giảng viên, nhưng trong quá trình sinh viên nghiên cứu và hoàn thiện vẫn không tránh khỏi những sai sót nhất định do những hạn chế về trình độ, kiến thức, thời gian và thực tiễn áp dụng. Rất mong sự góp ý từ phía giảng viên hướng dẫn và các thầy, cô khoa Luật. Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe. Cần Thơ, ngày 28 tháng 04 năm 2014 Sinh viên thực hiện Võ Thanh Sang GVHD: Nguyễn Phan Khôi 3 SVTH: Võ Thanh Sang Đề tài: Tổ chức tập thể quyền tác giả - Lý luận và thực tiễn MỤC LỤC Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ TỔ CHỨC TẬP THỂ QUYỀN TÁC GIẢ 1.1. Lý Luận chung về quyền tác giả ................................................ 11 1.1.1. Tác giả........................................................................... 11 1.1.2. Quyền tác giả ................................................................ 11 1.1.3. Lịch sử quyền tác giả .................................................... 14 1.1.3.1. Trên thế giới........................................................ 16 1.1.3.2. Tại Việt Nam .......................................................... 1.1.4. Đặc điểm của quyền tác giả .......................................... 17 1.1.5. Phân Loại quyền tác giả ................................................ 18 1.1.6. Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả ......... 1.2. Lý luận chung về tổ chức tập thể quyền tác giả ............................ 20 1.2.1. Khái niệm tổ chức tập thể quyền tác giả.............................. 20 1.2.2. Lịch sử hình thành tổ chức tập thể quyền tác giả ................ 20 1.2.2.1. Trên thế giới............................................................... 21 1.2.2.2. Tại Việt Nam ............................................................. 23 1.2.3. Phân loại tổ chức tập thể quyền tác giả .............................. 27 1.2.3.1. Phân loại tổ chức tập thể quyền tác giả theo loại hình tác phẩm ......................................................................................... 27 1.2.3.2. Phân loại tổ chức tập thể quyền tác giả theo loại quyền đại diện ........................................................................................... 28 1.2.3.3. Các tổ chức tập thể quyền tác giả cùng lúc cho nhiều loại hình tác phẩm hay nhiều loại quyền tác giả khác nhau .......... 29 1.2.4. Vai trò của tổ chức tập thể quyền tác giả.................................... 29 1.2.5. Mối quan hệ giữa tổ chức tập thể quyền tác giả với tác giả ....... 31 1.2.6. Phân biệt tổ chức tập thể quyền tác giả với hiệp hội .................. 33 GVHD: Nguyễn Phan Khôi 4 SVTH: Võ Thanh Sang Đề tài: Tổ chức tập thể quyền tác giả - Lý luận và thực tiễn 1.2.7. Tính chất lợi nhuận hay phi lợi nhuận của tổ chức tập thể quyền tác giả ........................................................................................................... 34 Chương 2. Quy định của pháp luật Việt Nam về Phân loại tổ chức tập thể quyền tác giả 2.1. Cở sở pháp lý hình thành tổ chức tập thể quyền tác giả ................ 37 2.2. Quy chế hoạt động của tổ chức tập thể quyền tác giả ................... 41 2.3. Phương thức thực hiện quyền tác giả thông qua tổ chức tập thể quyền tác giả ................................................................................................ 45 2.4. Điều kiện để tác giả trở thành thành viên của tổ chức tập thể quyền tác giả ........................................................................................................... 51 2.5. Phân chia lợi ích của tổ chức tập thể quyền tác giả ....................... 54 Chương 3. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện tổ chức tập thể quyền tác giả tại Việt Nam 3.1. Thực trạng hoạt động khai thác, chuyển giao quyền tác giả thông qua các tổ chức quản lý tập thể .................................................................... 60 3.1.1. Về mặc tích cực ................................................................... 60 3.1.2. Về mặc hạn chế .................................................................... 63 3.1.3. Những khó khăn mà Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam đối mặt.......................................................................................... 67 3.2. Giải pháp hoàn thiện về tổ chức tập thể quyền tác giả ................. 68 Kết Luận .............................................................................................. 73 Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................. 75 GVHD: Nguyễn Phan Khôi 5 SVTH: Võ Thanh Sang Đề tài: Tổ chức tập thể quyền tác giả - Lý luận và thực tiễn PHẦN MỞ ĐẦU  1. Lý do nghiên cứu đề tài Quản lý tập thể quyền tác giả là vấn đề đã bắt đầu phát triển trên thế giới từ 200 năm trước. Đối với Việt Nam, đây là một khái niệm còn khá mới mẻ và phức tạp. Chưa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào của tác giả trong nước được công bố để làm tài liệu nghiên cứu và áp dụng trên thực tế. Số lượng tài liệu dịch cũng rất hạn chế và không được phát hành rộng rãi. Có thể nói, quản lý tập thể còn hoàn toàn lạ lẫm với phần đông người dân cũng như một phần các luật gia Việt Nam. Mặc dù, tại Việt Nam, những kiến thức về quản lý tập thể vẫn còn khá xa lạ nhưng quản lý tập thể đang ngày càng trở nên quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những cá thể sáng tạo và những người sở hữu quyền có liên quan đến sáng tạo đó. Sự phát triển của công nghệ mới, Internet và các sản phẩm truyền thông đa phương tiện đã tác động mạnh mẽ đến việc bảo vệ quyền tác giả. Các tác phẩm được truyền đạt với rất nhiều cách thức đa dạng, được sử dụng ở bất cứ thời điểm và không gian nào, khiến vi phạm bản quyền có điều kiện phát triển. Việc quản lý sao cho quyền tác giả được tôn trọng, đồng thời quyền của người sử dụng cũng được đảm bảo, theo cách truyền thống, hầu như là không thể. Quản lý tập thể là một công cụ mới và hữu dụng có thể giúp giải quyết hiệu quả vấn đề này. Bên cạnh tầm quan trọng tự thân của quản lý tập thể, bối cảnh hội nhập cũng khiến việc nghiên cứu tìm hiểu về quản lý tập thể trở nên cấp thiết. Khi tham gia vào WTO, Việt Nam phải hội đủ các tiêu chuẩn về khung pháp lý cơ bản để kịp thích ứng với sân chơi quốc tế. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 đáp ứng tiêu chuẩn đó vì có điều khoản quy định GVHD: Nguyễn Phan Khôi 6 SVTH: Võ Thanh Sang Đề tài: Tổ chức tập thể quyền tác giả - Lý luận và thực tiễn về quản lý tập thể, nhưng những điều khoản này rất chung chung, mơ hồ và không có hướng dẫn cụ thể nào để thực hiện. Nay, nhu cầu không chỉ dừng lại ở việc có khung pháp lý mà cần phải có nhiều nghiên cứu sâu rộng để triển khai quản lý tập thể trên thực tế. Ngoài ra, trong quá trình hội nhập, người sử dụng của một quốc gia có nhu cầu sử dụng tác phẩm của nhiều quốc gia khác, các tổ chức quản lý tập thể nước ngoài đã bắt đầu có những bước tiếp xúc với các tổ chức quản lý tập thể trong nước, do đó, kiến thức vững chắc về vấn đề này là hành trang không thể thiếu cho các tổ chức quản lý tập thể trong nước nói riêng, và cho tất cả những ai kinh doanh trên thị trường văn hóa phẩm tại Việt Nam nói chung. Quản lý tập thể có thể áp dụng trên nhiều lĩnh vực. Chọn nghiên cứu một mảng then chốt sẽ giúp đề tài tập trung, chất lượng hơn, đồng thời vẫn bảo đảm nêu ra được những đặc điểm cơ bản của quản lý tập thể để làm cơ sở áp dụng trên những lĩnh vực khác. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu về lý luận quản lý tập thể quyền tác giả, đặc biệt đối với tác phẩm. - Tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của tổ chức quản lý tập thể, liên hệ với đặc điểm hoạt động và cơ sở pháp lý tại Việt Nam . - Phân tích những ưu, khuyết điểm các mô hình quản lý tập thể tác giả ở Việt Nam cụ thể là , kiến nghị mô hình thích hợp để áp dụng tại Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý tập thể quyền tác giả . Trong đó, sinh viên chỉ giới hạn đề tài qua việc nghiên cứu tập trung những vấn đề lý luận và các cơ sở pháp lý, quy chế hoạt động của tổ chức tập thể quyền tác giả cụ thể với Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt GVHD: Nguyễn Phan Khôi 7 SVTH: Võ Thanh Sang Đề tài: Tổ chức tập thể quyền tác giả - Lý luận và thực tiễn Nam (VCPMC) và Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC). Từ đó, làm rõ những thuận lợi, khó khăn và thực trạng hoạt động khai thác, chuyển giao quyền tác giả thông qua các tổ chức quản lý tập thể hiện nay. Qua đó, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện về tổ chức tập thể quyền tác giả trong thời gian tới. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/2014 đến tháng 5/2014. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác–Lênin. Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, hệ thống, phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ TỔ CHỨC TẬP THỂ QUYỀN TÁC GIẢ 1.1. Lý Luận chung về quyền tác giả 1.1.1. Tác giả 1.1.2. Quyền tác giả 1.1.3. Lịch sử quyền tác giả 1.1.3.1. Trên thế giới 1.1.3.2. Tại Việt Nam 1.1.4. Đặc điểm của quyền tác giả 1.1.5. Phân Loại quyền tác giả 1.1.6. Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả 1.2. Lý luận chung về tổ chức tập thể quyền tác giả 1.2.1. Khái niệm tổ chức tập thể quyền tác giả 1.2.2. Lịch sử hình thành tổ chức tập thể quyền tác giả GVHD: Nguyễn Phan Khôi 8 SVTH: Võ Thanh Sang Đề tài: Tổ chức tập thể quyền tác giả - Lý luận và thực tiễn 1.2.1.1. Trên thế giới 1.2.1.1. Tại Việt Nam 1.2.3. Phân loại tổ chức tập thể quyền tác giả 1.2.3.1. Phân loại tổ chức tập thể quyền tác giả theo loại hình tác phẩm 1.2.3.1. Phân loại tổ chức tập thể quyền tác giả theo loại quyền đại diện 1.2.3.3. Các tổ chức tập thể quyền tác giả cùng lúc cho nhiều loại hình tác phẩm hay nhiều loại quyền tác giả khác nhau 1.2.4. Vai trò của tổ chức tập thể quyền tác giả 1.2.5. Mối quan hệ giữa tổ chức tập thể quyền tác giả với tác giả 1.2.6. Phân biệt tổ chức tập thể quyền tác giả với hiệp hội 1.2.7. Tính chất lợi nhuận hay phi lợi nhuận của tổ chức tập thể quyền tác giả Chương 2. Quy định của pháp luật Việt Nam về Phân loại tổ chức tập thể quyền tác giả 2.1. Cở sở pháp lý hình thành tổ chức tập thể quyền tác giả 2.2. Quy chế hoạt động của tổ chức tập thể quyền tác giả 2.3. Phương thức thực hiện quyền tác giả thông qua tổ chức tập thể quyền tác giả 2.4. Điều kiện để tác giả trở thành thành viên của tổ chức tập thể quyền tác giả 2.5. Phân chia lợi ích của tổ chức tập thể quyền tác giả Chương 3. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện tổ chức tập thể quyền tác giả tại Việt Nam 3.1. Thực trạng hoạt động khai thác, chuyển giao quyền tác giả thông qua các tổ chức quản lý tập thể GVHD: Nguyễn Phan Khôi 9 SVTH: Võ Thanh Sang Đề tài: Tổ chức tập thể quyền tác giả - Lý luận và thực tiễn 3.1.1. Về mặc tích cực 3.1.2. Về mặc hạn chế 3.1.3. Những khó khăn mà Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam đối mặt 3.2. Giải pháp hoàn thiện về tổ chức tập thể quyền tác giả GVHD: Nguyễn Phan Khôi 10 SVTH: Võ Thanh Sang Đề tài: Tổ chức tập thể quyền tác giả - Lý luận và thực tiễn CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ TỔ CHỨC TẬP THỂ QUYỀN TÁC GIẢ 1.1. Lý luận chung quyền tác giả 1.1.1. Tác giả Theo Điều 736, Bộ luật dân sự 2005, thì tác giả là người sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học…Theo đó ta có thể hiểu tác giả phải là cá nhân, vì chỉ có cá nhân mới có hoạt động tư duy sáng tạo. Điều này cũng có nghĩa là pháp nhân hoặc các chủ thể khác không thể là tác giả mà chỉ có thể là người nắm giữ các quyền của tác giả (chủ sở hữu quyền tác giả). Tác giả cũng phải là người trực tiếp thực hiện các hoạt động sáng tạo để tạo ra tác phẩm, hay nói cách khác tác phẩm phải là thành quả sáng tạo được thể hiện ra một hình thức vật chất nhất định, cụ thể và có tính mới về nội dung, ý tưởng hay ngôn ngữ thể hiện tác phẩm. Tác giả không nhất thiết phải sáng tạo ra toàn bộ tác phẩm, họ có thể chỉ sáng tạo ra một phần của tác phẩm cũng được xem là tác giả của tác phẩm. Điều đó thể hiện việc trên thực tế có những trường hợp tác phẩm được tạo ra từ thành quả sáng tạo của một cá nhân hoặc một nhóm người. Cũng có thể có hai hay nhiều người hoạt động trong cùng một lĩnh vực hợp tác cùng trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm thì những người đó là đồng tác giả. Trường hợp đồng tác giả thì được hưởng những quyền tác giả như nhau đối với tác phẩm. 1.1.2. Quyền tác giả Công ước Berne không có điều khoản nào định nghĩa về quyền tác giả. Tuy nhiên, khái niệm quyền tác giả lại được định nghĩa khá rõ trong Luật sở hữu trí tuệ 2005 của Việt Nam. Theo khoản 2, điều 4, Luật sở hữu trí GVHD: Nguyễn Phan Khôi 11 SVTH: Võ Thanh Sang Đề tài: Tổ chức tập thể quyền tác giả - Lý luận và thực tiễn tuệ 2005 xác định: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Từ khái niệm, chúng ta có thể hiểu chủ thể của quyền tác giả có thể chỉ là tác giả sáng tạo ra tác phẩm hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Đối với tác giả sáng tạo ra tác phẩm thì chỉ xét tư cách cá nhân, đối với chủ sở hữu quyền tác giả thì có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Trong thực tế, chúng ta còn gặp một số thuật ngữ khác như như “tác quyền” hay “bản quyền”. Các thuật ngữ này thực ra cũng là cách gọi khác của quyền tác giả trên thực tế, nhưng không được thừa nhận trên luật. Quyền tác giả bao gồm một tập hợp quyền dành cho người sáng tạo đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của họ. Các tác giả, và người thừa kế của họ, nắm giữ các độc quyền để sử dụng hoặc cấp li-xăng (quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm) cho người khác sử dụng tác phẩm theo các điều kiện thỏa thuận. Quyền tác giả áp dụng cho nhiều loại hình khác nhau của tác phẩm nghệ thuật, bao gồm: hội họa, âm nhạc, thơ, vở diễn, sách, kiến trúc và múa, đồng thời áp dụng cho những tác phẩm thường không được coi là nghệ thuật như: phần mềm máy tính, bản đồ và bản vẽ kỹ thuật. Để phổ biến chúng (ví dụ dưới hình thức xuất bản phẩm, bản ghi âm và phim), nhiều tác phẩm sáng tạo được bảo hộ theo quyền tác giả thường đòi hỏi sự phân phối, truyền đạt đại chúng cũng như đầu tư về tài chính. Vì lẽ đó, người sáng tạo thường chuyển nhượng các quyền của mình đối với tác phẩm cho những cá nhân hoặc công ty có khả năng tập hợp, đưa ra thị trường và phân phối tác phẩm, đổi lại họ được trả tiền (trả một lần hoặc nhuận bút). Các quyền kinh tế này có giới hạn về thời gian mà theo Hiệp ước của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual GVHD: Nguyễn Phan Khôi 12 SVTH: Võ Thanh Sang Đề tài: Tổ chức tập thể quyền tác giả - Lý luận và thực tiễn Property Organization - WIPO) có liên quan thì là cuộc đời của tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết. Ở một số nước, thời hạn trên đã được kéo dài tới 70 năm. Quyền tác giả cũng có thể bao gồm quyền tinh thần, liên quan đến quyền nhận danh nghĩa tác giả đối với một tác phẩm và quyền phản đối sự thay đổi tác phẩm có thể gây hại cho uy tín của tác giả. Như vậy, khái niệm "Quyền tác giả" được hiểu dưới hai góc độ: - Theo nghĩa rộng: Quyền tác giả là một chế định pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật xác định và bảo hộ các quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; quy định việc bảo vệ, khôi phục các quyền đó khi có hành vi xâm phạm. Như vậy, theo nghĩa rộng quyền tác giả không chỉ quy định các quyền năng tác giả, người sáng tạo tác phẩm mà còn mở rộng ra các vấn đề khác như đối tượng quyền tác giả, giới hạn quyền tác giả, thừa kế quyền tác giả, hợp đồng sử dụng tác phẩm... - Theo nghĩa hẹp: Quyền tác giả bao gồm tổng thể các quyền của tác giả đối với tác phẩm mà người đó sáng tạo ra. Bản thân quyền tác giả cũng chứa đựng hai quyền: Quyền nhân thân và quyền tài sản. Theo quy định tại Điều 738, Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 (Phần thứ sáu: Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ - Chương XXXIV: Quyền tác giả và quyền liên quan, Mục 1: Quyền tác giả), tác giả có các quyền nhân thân như: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; công bố, phổ biến tác phẩm; cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm của mình; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. Các quyền tài sản của tác giả bao gồm: Được hưởng nhuận bút; được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng; được hưởng các lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới các hình thức như xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê... GVHD: Nguyễn Phan Khôi 13 SVTH: Võ Thanh Sang Đề tài: Tổ chức tập thể quyền tác giả - Lý luận và thực tiễn 1.1.3. Lịch sử quyền tác giả 1.1.3.1. Trên thế giới Thời kỳ cổ đại và trung đại người ta chưa biết đến quyền cho một tác phẩm trí tuệ. Các quy định của luật pháp chỉ có cho những vật mang sản phẩm trí tuệ, đặc biệt về sở hữu.Ví dụ như không được ăn cắp một quyển sách nhưng lại được phép chép lại từ quyển sách đó. Việc nhiều nghệ sĩ và tác giả cùng làm việc trong một đề tài là một trường hợp bình thường, cũng như việc các nhạc sĩ khác lấy hay thay đổi các bài hát và tác phẩm âm nhạc. Cùng với phát minh in, các bản sao chép lại của một tác phẩm bắt đầu có thể được sản xuất ở số lượng lớn một cách dễ dàng hơn. Nhưng tác giả vẫn chưa có được "quyền tác giả" ở bên cạnh và còn phải vui mừng là chẳng những tác phẩm được in mà nhà in hay nhà xuất bản còn trả cho một số tiền cho bản viết tay. Thế rồi đi đến trường hợp là bản in đầu tiên bị các nhà in khác in lại. Việc này làm cho việc kinh doanh của nhà in đầu tiên khó khăn đi vì người này đã đầu tư lao động nhiều hơn và có thể cũng đã trả tiền cho tác giả, những người in lại tự nhiên là có thể mời chào sản phẩm của họ rẻ tiền hơn. Tác giả cũng có thể không bằng lòng với các bản in lại vì những bản in lại này thường được sản xuất ít kỹ lưỡng hơn: có lỗi hay thậm chí bài viết còn bị cố ý sửa đổi. Vì thế, để chống lại tệ in lại, các nhà in đã xin các quyền lợi đặc biệt từ phía chính quyền, cấm in lại một tác phẩm ít nhất là trong một thời gian nhất định. Lợi ích của nhà in trùng với lợi ích của nhà cầm quyền vì những người này muốn có ảnh hưởng đến những tác phẩm được phát hành trong lãnh địa của họ. Đặc biệt là nước Pháp do có chế độ chuyên chế sớm nên đã thực hiện được điều này, ít thành công hơn là ở Đức. Tại Đức một số hầu tước còn cố tình không quan tâm đến việc các nhà xuất bản vi phạm các đặc GVHD: Nguyễn Phan Khôi 14 SVTH: Võ Thanh Sang Đề tài: Tổ chức tập thể quyền tác giả - Lý luận và thực tiễn quyền từ hoàng đế nhằm để giúp đỡ các nhà xuất bản này về kinh tế và để mang vào lãnh thổ văn học đang được ưa chuộng một cách rẻ tiền. Khi Thời kỳ Phục hưng bắt đầu, cá nhân con người trở nên quan trọng hơn và đặc quyền tác giả cũng được ban phát để thưởng cho những người sáng tạo ra tác phẩm của họ. Nhưng việc bảo vệ này chỉ dành cho người sáng tạo như là một cá nhân (quyền cá nhân) và chưa mang lại cho tác giả một thu nhập nào. Giữa thế kỷ XVI các đặc quyền lãnh thổ được đưa ra, cấm in lại trong một vùng nhất định trong một thời gian nhất định. Khi các nhà xuất bản bắt đầu trả tiền nhuận bút cho tác giả thì họ tin rằng cùng với việc này họ có được một độc quyền kinh doanh, ngay cả khi họ không có đặc quyền cho tác phẩm này. Vì thế mà việc in lại bị cấm khi các quyền từ tác giả được mua lại. Mãi đến thế kỷ XVIII, lần đầu tiên mới có các lý thuyết về các quyền giống như sở hữu cho các lao động trí óc (và hiện tượng của sở hữu phi vật chất). Trong một bộ luật của nước Anh năm 1710, lần đầu tiên một độc quyền sao chép của tác giả được công nhận. Tác giả sau đó nhượng quyền này lại cho nhà xuất bản. Sau một thời gian được thỏa thuận trước tất cả các quyền lại thuộc về tác giả. Tác phẩm phải được ghi vào trong danh mục của nghiệp hội các nhà xuất bản và phải có thêm ghi chú copyright để được bảo vệ. Phương pháp này được đưa vào ứng dụng tại Mỹ vào năm 1795 . Tại Pháp Sở hữu văn học và nghệ thuật) được đưa ra trong hai bộ luật vào năm 1791 và 1793. Vào năm 1837 Hội đồng liên bang của Liên minh Đức quyết định thời hạn bảo vệ từ khi tác phẩm ra đời là 10 năm, thời hạn này được kéo dài thành 30 năm sau khi tác giả qua đời vào năm 1845. 1 1.1.3.2. Tại Việt Nam 1 Lịch sử phát triển quyền tác giả: http://vi.wikipedia.org/wiki/Quy%E1%BB%81n_t%C3%A1c_gi%E1%BA%A3 GVHD: Nguyễn Phan Khôi 15 SVTH: Võ Thanh Sang Đề tài: Tổ chức tập thể quyền tác giả - Lý luận và thực tiễn Xuất phát điểm của Việt Nam là một nước nghèo và chậm phát triển do bị thực dân Pháp đô hộ. Vì vậy, luật sở hữu trí tuệ của chúng ta ra đời muộn hơn so với các nước khác. Ngay từ bản hiến pháp đầu tiên vào năm 1946, Nhà nước Việt Nam đã ghi nhận những quyền cơ bản của công dân liên quan đến quyền tác giả. Nó thể hiện tư tưởng tiến bộ, nhân văn về con người. Đó là quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản của công dân; là việc Nhà nước cam kết bảo vệ quyền lợi của trí thức; tôn trọng quyền tư hữu tư nhân về tài sản. Tư tưởng lập pháp đó đã tiếp tục được thể hiện tại Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 đang có hiệu lực thi hành. Năm 1986 với Nghị định số 142/HĐBT, lần đầu tiên ở Việt Nam, một văn bản riêng biệt về quyền tác giả đã được ban hành với một số quy định cơ bản, ban đầu về quyền tác giả với sự giúp đỡ của hãng VCB(hãng bảo hộ quyền tác giả thuộc Liên Xô trước đây). Trước yêu cầu của phát triển, ngày 2 tháng 12 năm 1994, Ủy Ban thường vụ Quốc hội khóa IX đã thông qua Pháp lệnh về quyền tác giả. Tại kỳ họp thứ 8 Khóa IX, ngày 28 tháng 10 năm 1995, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Bộ Luật Dân sự, trong đó có các quy định về quyền tác giả. Với 36 Điều quy định riêng về quyền tác giả tại Chương I, Phần thứ 6 và phần thứ 7 Bộ Luật Dân sự, nó đã điều chỉnh hầu hết các quan hệ dân sự về quyền tác giả trong điều kiện đất nước chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Việc ra đời của Bộ Luật Dân sự, với các quy định về quyền tác giả là một bước tiến dài về hoạt động lập pháp ở Việt Nam trong lĩnh vực này, có sự giúp đỡ của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO). Nó đã tiếp thu những giá trị tiến bộ từ những văn bản pháp luật đã qua kiểm nghiệm trong cuộc sống, về cơ bản phù hợp với chuẩn mực chung của thế giới. Đồng thời nó đã phản ánh được xu thế phát triển quyền tác giả ở Việt Nam. GVHD: Nguyễn Phan Khôi 16 SVTH: Võ Thanh Sang Đề tài: Tổ chức tập thể quyền tác giả - Lý luận và thực tiễn Để đáp ứng yêu cầu mới về bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan tại quốc gia, đặc biệt là yêu cầu hội nhập quốc tế, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI đã thông qua dự án Luật Sở hữu Trí tuệ. Luật này điều chỉnh các quan hệ sáng tạo và vấn đề bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng mới, có hiệu lực từ ngày 1/7/2005. Ngày 19/6/2009, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu Trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự, trong đó có các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cả hai đạo luật này đều có hiệu lực từ ngày 01/01/2010. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Sở hữu Trí tuệ đã sửa đổi điều 26, Luật Sở hữu Trí tuệ 2005 về giấy pháp luật định, trong đó quy định nghĩa vụ trả nhuận bút thù lao theo thỏa thuận hoặc theo quy định của chính phủ; nâng thời hạn bảo hộ quyền tác giả thành 75 năm, đối với các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuận ứng dụng, tác phẩm khuyết danh kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu hoặc 100 năm kể từ khi được định hình, nếu hết thời hạn 25 năm kể từ khi tác phẩm được định hình mà vẫn chưa được công bố. Thời hạn bảo hộ tác phẩm sân khấu được tính theo nguyên tắc đời người; bổ sung quyền nhập khẩu bản gốc và bản sao ghi âm, ghi hình; làm rõ quyền tác giả đối với tác phẩm khuyết danh. Các sửa đổi trên đã đáp ứng yêu cầu. 1.1.4. Đặc điểm của quyền tác giả Quyền tác giả được xác lập ngay khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất mà không cần tiến hành đăng ký. Tác giả có quyền tinh thần và quyền kinh tế đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra. Theo pháp luật Việt Nam là quyền nhân thân và quyền tài sản.2 2 Điều 738, Bộ luật Dân sự 2005. GVHD: Nguyễn Phan Khôi 17 SVTH: Võ Thanh Sang Đề tài: Tổ chức tập thể quyền tác giả - Lý luận và thực tiễn Theo đó, Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu, bao gồm các quyền sau đây: a. Quyền nhân thân bao gồm: Quyền đứng tên tác giả trên bản gốc và bản sao tác phẩm; Quyền đặt tên tác phẩm là quyền quan trọng của tác giả để “khai sinh” cho tác phẩm của mình; Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm là quyền ngăn cấm hoặc cho phép người khác khai thác, sửa chữa tác phẩm của mình; Quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm của mình. Trong các quyền trên, quyền đứng tên, quyền đặt tên và quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm là quyền được pháp luật quốc gia và quốc tế bảo hộ vô thời hạn và không được chuyển giao. Quyền công bố tác phẩm là quyền có thể để lại thừa kế, chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác. b. Quyền tài sản: là các quyền độc quyền do chủ sở hữu thực hiện hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng hoặc chuyển giao, bao gồm: Quyền làm tác phẩm phái sinh; Quyền sao chép tác phẩm; Quyền biểu diễn; Quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc bản sao tác phẩm; Quyền truyền đạt tác phẩm; Quyền cho thuê tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. Các quyền tài sản và quyền nhân thân của tác giả nêu trên tự động phát sinh ngay sau khi tác phẩm được hình thành dưới dạng vật chất nhất định. Các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm phải thực hiện nghĩa vụ pháp lí với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng tiền nhuận bút, thù lao và lợi ích vật chất khác từ việc cho phép tổ chức, cá nhân khác khai thác, sử dụng tác phẩm. 1.1.5. Phân loại quyền tác giả Việc định hình tác phẩm là điều kiện bắt buộc của việc bảo hộ được luật của hầu hết các quốc gia và Công ước Berne quy định. Theo luật Việt GVHD: Nguyễn Phan Khôi 18 SVTH: Võ Thanh Sang Đề tài: Tổ chức tập thể quyền tác giả - Lý luận và thực tiễn Nam, việc khai thác, sử dụng tác phẩm được thông thường được phân thành 2 loại: Loại thứ nhất là việc sử dụng tự do, tức việc khai thác, sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền, như việc sao chép không quá 1 bản, nhập khẩu không quá 1 bản cho mục đích nghiên cứu cá nhân, giáo dục; chuyển sang chữ nổi cho người khiếm thị; trích dẫn hợp lí phục vụ cho một phóng sự báo chí, luận văn, công trình nghiên cứu khoa học... Tuy nhiên việc khai thác, sử dụng ở loại này không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm nghệ thuật tạo hình, chương trình máy tính. Mọi trường hợp sử dụng đều phải dẫn chiếu nguồn gốc xuất xứ, bao gồm tên tác phẩm, tên tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn. Tất cả các trường hợp trích dẫn đều phải đặt trong ngoặc kép ( “... ”). Loại thứ hai “cấp phép bắt buộc” là việc khai thác, sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, nhưng phải trả tiền. Trường hợp này luật Việt Nam cho phép các tổ chức phát sóng, các tổ chức cá nhân hoạt động kinh doanh, thương mại được phép sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, nhưng phải trả tiền theo thỏa thuận kể từ khi sử dụng tác phẩm. Tuy nhiên việc khai thác, sử dụng tác phẩm đã công bố trong các trường hợp này không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm của chủ sở hữu, không gây phương hại đến quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. 1.1.6. Quy định pháp luật Việt Nam về quyền tác giả a. Thời hạn bảo hộ Luật Việt Nam quy định thời hạn đó là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết. Trong trường hợp đồng tác giả thì thời hạn 50 năm, tính từ khi tác giả cuối cùng chết. Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ GVHD: Nguyễn Phan Khôi 19 SVTH: Võ Thanh Sang
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan