Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức sinh viên học tập theo nhóm trong dạy học môn phân tích chương trình vật...

Tài liệu Tổ chức sinh viên học tập theo nhóm trong dạy học môn phân tích chương trình vật lý trung học phổ thông

.PDF
100
114
97

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG TỔ CHỨC SINH VIÊN HỌC TẬP THEO NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN PHÂN TÍCH CHƢƠNG TRÌNH VẬT LÝ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Mã số: CS. 2007. 19. 11 Cơ quan chủ trì: KHOA VẬT LÝ - TRƢỜNG ĐHSP TP. HỒ CHÍ MINH Chủ nhiệm đề tài: TS. PHẠM THẾ DÂN TP. HỒ CHÍ MINH - 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG TỔ CHỨC SINH VIÊN HỌC TẬP THEO NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN PHÂN TÍCH CHƢƠNG TRÌNH VẬT LÝ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Mã số: CS. 2007. 19. 11 Cơ quan chủ trì: KHOA VẬT LÝ - TRƢỜNG ĐHSP TP. HỒ CHÍ MINH Chủ nhiệm đề tài: TS. PHẠM THẾ DÂN TP. HỒ CHÍ MINH - 2008 NGƢỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP Ngƣời thực hiện đề tài: TS. Phạm Thế Dân. Đơn vị phối hợp: 1- Tổ Phương pháp dạy học môn Vật lý: thảo luận và góp ý kiến. 2- Khoa Vật lý: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và cho phép tiến hành thực nghiệm sƣ phạm. NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT GV: Giảng viên hoặc giáo viên. HS: Học sinh. THPT: Trung học phổ thông. SV: Sinh viên. MỤC LỤC NGƢỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP ............................................. 4 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................ 4 MỤC LỤC ..................................................................................................................... 5 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 6 PHẦN A: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................... 7 1- TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................... 7 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................... 9 3. CÁCH TIẾP CẬN, PHƢƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................... 9 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 9 PHẦN B: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................... 10 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.................................................. 10 1.1- Khái niệm về tổ chức sinh viên học tập theo nhóm .............................................. 10 1.2- Đặc trƣng và bản chất của hình thức tổ chức học tập theo nhóm ......................... 10 1.3 - Quá trình hình thành và phát triển hình thức học tập theo nhóm ........................ 12 1.4 - Mục đích và tác dụng của học tập theo nhóm ..................................................... 13 1.5 - Cơ sở lý thuyết của việc tổ chức học tập theo nhóm ........................................... 15 1.5.1- Cơ sở triết học................................................................................................ 15 1.5.2- Cơ sở xã hội học ............................................................................................ 16 1.5.3- Cơ sở tâm lý - giáo dục học ........................................................................... 16 1.6 - Các hình thức tổ chức sinh viên học tập theo nhóm [17] .................................... 17 1.6.1- Làm việc theo cặp hai sinh viên (Pai work) .................................................. 17 1.6.2- Làm việc theo nhóm 6 -7 sinh viên (Group work) ........................................ 18 1.6.3- Nhóm tổ chức theo kiểu ghép nhóm (Jipsaw) ............................................... 18 1.6.4- Nhóm tổ chức theo kiểu kim tự tháp (Pyramid) ............................................ 19 1.6.5- Nhóm tổ chức theo kiểu hoạt động trà trộn (Mingling Activites) ................. 19 1.7. Quy trình tổ chức sinh viên học tập theo nhóm .................................................... 19 1.7.1- Xác định các mục tiêu dạy học ...................................................................... 19 1.7.2- Thành lập nhóm ............................................................................................. 19 1.7.3- Giải thích mục tiêu và nhiệm vụ bài học ....................................................... 21 1.7.4- Theo dõi và điều chỉnh tiến trình học tập theo nhóm .................................... 22 1.7.5- Tổ chức thảo luận và đánh giá kết quả làm việc theo nhóm ......................... 23 2- LỰA CHỌN HÌNH THỨC TỔ CHỨC HỌC TẬP THEO NHÓM VÀ NHIỆM VỤ GIAO CHO SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MÔN PHÂN TÍCH CHƢƠNG TRÌNH VẬT LÝ THPT ................................................................................................................................. 24 2.1- Mục tiêu và ý nghĩa của môn học Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT ............. 24 2.2- Các hoạt động cần thực hiện khi phân tích chƣơng trình ..................................... 25 2.3- Sự cần thiết và điều kiện thuận lợi của việc tổ chức sinh viên học tập theo nhóm trong dạy học môn Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT ........................................................ 26 2.4- Hình thức tổ chức và nhiệm vụ giao cho sinh viên học tập theo nhóm trong dạy học môn Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT ........................................................................ 26 3- THỰC NGHIỆM TỔ CHỨC SINH VIÊN HỌC TẬP THEO NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN PHÂN TÍCH CHƢƠNG TRÌNH VẬT LÝ THPT ..................................... 27 3.1- Mục đích thực nghiệm sƣ phạm ........................................................................... 27 3.2- Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm .......................................................................... 27 3.3- Nội dung thực nghiệm sƣ phạm............................................................................ 28 3.4- Phƣơng pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm .......................................... 28 3.5- Sơ lƣợc về cấu trúc nội dung của các bài học đƣợc dạy thực nghiệm [11] .......... 28 3.6. Nhận xét về kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập theo nhóm của sinh viên ... 38 3.7- Đánh giá kết quả bài thi cuối học kỳ của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ...... 40 3.8- Điều tra ý kiến của sinh viên về học tập theo nhóm sau thực nghiệm ................. 44 4- KẾT LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................................ 45 5- TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 47 6- PHỤ LỤC ............................................................................................................ 50 Phụ lục 1: Danh sách sinh viên và kết quả bài thi cuối học kỳ của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Pục lục 2: Một số hình ảnh về thực nghiệm sƣ phạm Phụ lục 3: Một số tƣ liệu minh họa kết quả học tập theo nhóm của sinh viên Phụ lục 4: Các văn bản về đăng ký và xét duyệt đề tài nghiên cứu. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Công trình nghiên cứu này chỉ ra sự cần thiết và những thuận lợi của việc tổ chức SV học tập theo nhóm trong dạy học môn Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT. Thực nghiệm sƣ phạm tổ chức SV học tập theo nhóm cho thấy: Sự phối hợp các hình thức tổ chức nhóm 2 SV và nhóm 6-7 SV trong giờ học để nghiên cứu nội dung bài học trong sách giáo khoa là có tính khả thi. SV vừa nắm vững kiến thức và kỹ năng trong môn học, vừa đƣợc rèn luyện các kỹ năng tổ chức và làm việc theo nhóm. Tuy nhiên, việc tổ chức SV học tập theo nhóm đòi hỏi phải dành nhiều thời gian hơn cho công việc và phƣơng tiện phục vụ cho dạy và học cũng phải đƣợc trang bị phù hợp. Thực tế hiện nay, hệ thống bàn ghế trong các phòng học không phù hợp cho việc tổ chức học tập theo nhóm.Thƣ viện còn thiếu tài liệu tham khảo và phòng học có trang bị máy tính nối mạng và đèn chiếu cũng chƣa đủ nên cũng chƣa thuận tiện cho việc tổ chức SV học tập theo nhóm. ABSTRACT This study shows the necessity and the advantages of organizing cooperative learning for students in teaching and learning The Analysis of High School Physics Curriculum. The research methodology with pedagogical experiment for cooperative learning revealed that the combination of pair work and small group work of 6 to 7 students in learning The Analysis of High School Physics Curriculum is feasible. Cooperative learning helps students reach their learning goals (both knowledge and learning skills) and at the same time students have chances to practice skills of working in small groups. However, cooperative learning organization requires more time and suitable teaching facilities. The study pinpointed unsuitable present teaching and learning conditions such as classroom seat arrangements, lack of computers with Internet connection and projectors in classrooms, and poor resource materials in library. 6 PHẦN A: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1- TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Loài ngƣời đã bƣớc vào thế kỷ XXI- thế kỷ của nền kinh tế mà trong đó tri thức là nguồn lực quyết định sự phát triển và tăng trƣởng kinh tế. Nƣớc ta, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc, phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và tận dụng cơ hội "đi tắt đón đầu" để đi thẳng vào những ngành sử dụng công nghệ cao của nền kinh tế tri thức. Cùng với sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học - công nghệ và xu thế hội nhập, cạnh tranh gay gắt của thế giới ngày nay, hai nhiệm vụ đó đặt ra những đòi hỏi mới và những thách thức to lớn đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo mà trƣớc hết và đặc biệt là đối với giáo dục đại học. Việc nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học ở nƣớc ta trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi phải đổi mới tổ chức quá trình đào tạo và phƣơng pháp dạy học ở đại học.Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học ở nƣớc ta đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc cũng nhƣ các cấp quản lý giáo dục rất quan tâm và đƣợc thể hiện ở nhiều văn bản quan trọng. Nghị quyết TW2 (khóa VIII) đã chỉ rõ: "Đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tƣ duy sáng tạo của ngƣời học. Từng bƣớc áp dụng các phƣơng pháp tiên tiến và phƣơng tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS, nhất là SV đại học..."[27]. Tiếp đó, ngày 20/4/1999 Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị 15 về đẩy mạnh hoạt động đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và học tập trong các trƣờng sƣ phạm[3]. Trong "Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001 - 2010" ban hành theo Quyết định số 201/2001/QĐ -TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ cũng có nêu rõ yêu cầu đổi mới và hiện đại hóa phƣơng pháp giáo dục là: "Chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hƣớng dẫn ngƣời học chủ động tƣ duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho ngƣời học phƣơng pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tƣ duy phân tích, tổng hợp; phát triển đƣợc năng lực của mỗi cá 7 nhân; tăng cƣờng tính chủ động, tính tự chủ của HS, SV trong quá trình học tập... "[4]. Theo phƣơng hƣớng mà Nghị quyết TW2 (khóa VIII) và "Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001 -2010" đã vạch ra, cùng hòa nhịp vào xu thế đổi mới phƣơng pháp dạy học đại học đang diễn ra sôi nổi khắp nơi trên thế giới, việc đổi mới phƣơng pháp dạy học đại học ở nƣớc ta cần đƣợc xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa trên cơ sở những quan niệm đầy đủ và thống nhất về đổi mới phƣơng pháp dạy học. Tổ chức SV học tập theo nhóm là hình thức tổ chức dạy học áp dụng phƣơng pháp hoạt động nhóm do đó phát huy cao tính tích cực, tự lực, sáng tạo của SV, đồng thời phát huy đƣợc sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các SV trong học tập. Hình thức tổ chức học tập này không chỉ giúp cho SV nắm vững kiến thức, kỹ năng môn học mà còn bồi dƣỡng cho họ năng lực tƣ duy phê phán, tƣ duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, phƣơng pháp thu nhận kiến thức cần thiết cho công việc và đặc biệt là kỹ năng làm việc theo nhóm- một kỹ năng rất quan trọng đối với con ngƣời sống trong thế kỷ XXI [13], [20], [29], [31]. Môn Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT có nhiều thuận lợi để tổ chức SV học tập theo nhóm. Mặt khác, hiện nay môn Vật lý ở trƣờng THPT đƣợc dạy theo hai ban là ban Khoa học tự nhiên và ban Cơ bản nhƣng ở trƣờng đại học chỉ có thể tổ chức dạy học môn Phân tích chƣơng trình Vật lý theo một ban vì thời gian không cho phép dạy cả hai chƣơng trình. Hơn nữa, ngƣời GV tƣơng lai cũng phải biết tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm nên họ cũng cần phải đƣợc rèn luyện các kỹ năng này trong thời gian học tập ở trƣờng đại học. Vì vậy, việc tổ chức SV học tập theo nhóm trong dạy học môn Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT là việc làm rất cần thiết trƣớc những đổi mới của nhà trƣờng THPT và những yêu cầu đổi mới đối với ngƣời GV. Tổ chức SV học tập theo nhóm là hình thức tổ chức dạy học đƣợc sử dụng rộng rãi ở các nƣớc có nền giáo dục đại học phát triển [9], [10], [13], [19], nhƣng ở nƣớc ta, hình thức tổ chức dạy học này còn ít đƣợc phổ biến và vận dụng. Gần đây, phƣơng pháp này mới đƣợc nói tới trong các tài liệu về phƣơng pháp dạy học ở đại 8 học và việc vận dụng mới bắt đầu đƣợc quan tâm đến[9], [14], [19]. Tuy nhiên, trong dạy học môn Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT thì chƣa có công trình nào nghiên cứu về việc áp dụng hình thức tổ chức dạy học theo nhóm. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Tổ chức sinh viên học tập theo nhóm trong dạy học môn Phân tích chương trình Vật lý Trung học phổ thông". 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm kiếm hình thức tổ chức SV học tập theo nhóm trong giờ học trên lớp và các nhiệm vụ giao cho SV phù hợp với môn học Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học môn này. 3. CÁCH TIẾP CẬN, PHƢƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm sƣ phạm tiên tiến về tổ chức học tập theo nhóm qua sách, báo và các phƣơng tiện thông tin khác. - Nghiên cứu mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung dạy học môn Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT cho SV khoa Vật lý ở trƣờng Đại học Sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh. - Lựa chọn hình thức tổ chức SV học tập theo nhóm trong giờ học trên lớp và nhiệm vụ giao cho SV phù họp với môn Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT sau đó tiến hành thực nghiệm sƣ phạm đối với một lớp khoảng 40 SV năm thứ ba trong năm học 2006-2007 của khoa Vật lý, trƣờng Đại học Sƣ phạm TP. Hồ chí Minh. 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Cơ sở lý luận của việc tổ chức học tập theo nhóm. - Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung dạy học môn Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT. - Hình thức tổ chức SV học tập theo nhóm và nhiệm vụ giao cho SV trong dạy học môn Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT và tiến hành thực nghiệm sƣ phạm nhằm đánh giá tính khả thi của hình thức tổ chức và nhiệm vụ đã lựa chọn. 9 PHẦN B: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 - Khái niệm về tổ chức sinh viên học tập theo nhóm Tổ chức SV học tập theo nhóm là hình thức tổ chức dạy học có sự kết hợp tính tập thể và tính cá nhân, trong đó SV của một lớp đƣợc chia thành các nhóm nhỏ trong một khoảng thời gian nhất định và tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc, rồi sau đó, kết quả làm việc của nhóm đƣợc trình bày và đánh giá trƣớc toàn lóp. Việc tổ chức học tập theo nhóm còn có thể đƣợc gọi bằng những tên gọi khác nhƣ dạy học hợp tác hay dạy học theo nhóm. Tổ chức học tập theo nhóm không phải là một phƣơng pháp dạy học cụ thể mà là một hình thức có tính xã hội của dạy học. Tùy theo nhiệm vụ cần giải quyết khác nhau của nhóm mà có những phƣơng pháp làm việc khác nhau đƣợc sử dụng. Khi không cần phân biệt giữa hình thức và phƣơng pháp dạy học cụ thể thì tổ chức học tập theo nhóm cũng có thể đƣợc gọi là phƣơng pháp dạy học theo nhóm [1], [18], [26]. 1.2 - Đặc trƣng và bản chất của hình thức tổ chức học tập theo nhóm Đặc trƣng của hình thức tổ chức học tập theo nhóm là sự tác động trực tiếp giữa những ngƣời học với nhau và sự phối hợp hoạt động của họ. Khi học tập theo nhóm, từng thành viên của nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc học của các bạn trong nhóm. Phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học xét đến cùng là cách thức đặc thù để tổ chức tốt mối quan hệ giữa ba thành tố của quá trình dạy học là ngƣời dạy, ngƣời học và tri thức. Trong mỗi phƣơng pháp hay hình thức dạy học cụ thể có thể nhấn mạnh thành tố này hay thành tố khác, song tổng thể cả ba thành tố và mối quan hệ tƣơng tác giữa chúng mới quy định đầy đủ phạm vi dạy học. Vì vậy, cơ sở phƣơng pháp luận để xây dựng mô hình và hình thức dạy học là tam giác sƣ phạm với ba cực: ngƣời dạy, ngƣời học và tri thức. Tổ chức dạy học theo nhóm là hình thức tổ chức dạy học lấy cực ngƣời học làm trung tâm tiếp cận từ việc dạy cho tới việc học nhằm làm cho cả ba cực và mối quan 10 hệ giữa chúng cùng gây tác động chung đến hiệu quả thực tế của ngƣời học. Ở đây, sự tác động giữa ba thành tố của quá trình dạy học đƣợc diễn ra trong môi trƣờng xã hội cơ sở là nhóm ngƣời học. Ngƣời học là chủ thể của hoạt động học. Ngƣời học phải tự tìm ra tri thức bằng chính hoạt động của mình và qua sự hợp tác với bạn và với ngƣời dạy. Nhóm là môi trƣờng xã hội cơ sở, nơi diễn ra quá trình giao lƣu "mặt đối mặt" giữa những ngƣời học trong cùng một nhóm, giữa ngƣời dạy và ngƣời học làm cho các tri thức đã cá nhân hóa đƣợc xã hội hóa. Ngƣời dạy là ngƣời hƣớng dẫn, tổ chức, điều khiển hoạt động tự học của ngƣời học, giúp ngƣời học tự tìm ra tri thức thông qua các quá trình cá nhân hóa và xã hội hóa. Tri thức là những hiểu biết, kinh nghiệm đã có của loài ngƣời cần truyền đạt lại cho ngƣời học nhƣng phải do chính ngƣời học tự tìm ra trong sự hợp tác với bạn và với ngƣời dạy. Các thành tố nói trên của quá trình tổ chức dạy học theo nhóm tác động với nhau trong sự thống nhất toàn vẹn để tạo ra một chất lƣợng mới của quá trình dạy học. Nhƣ vậy, bản chất của hình thức tổ chức dạy học theo nhóm là quá trình thực hiện những biện pháp có cơ sở khoa học để tổ chức, điều khiển mối tƣơng tác giữa 11 các thành tố: ngƣời dạy, nhóm ngƣời học và tri thức làm cho chúng vận động và phát triển theo một trật tự nhất định. 1.3 - Quá trình hình thành và phát triển hình thức học tập theo nhóm Hình thức học tập theo nhóm bắt đầu đƣợc áp dụng ở Đức và ở Pháp vào cuối thế kỷ XVIII. Ở Anh, vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, hình thức này đƣợc sử dụng dƣới hình thức dạy học có hƣớng dẫn và đƣợc gọi là hình thức dạy học tƣơng trợ, do linh mục Bel và giáo viên D. Lancaster đề ra và sau đó đƣợc nhà giáo dục học Girar phát triển với sắc thái khác. Cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, với việc xây dựng kiểu "nhà trƣờng hoạt động", vấn đề học tập cộng đồng đã đƣợc nhiều nhà giáo dục học, tâm lý học phƣơng Tây chú ý nghiên cứu. Trong số đó có J. Dewey đã chú ý phát triển hình thức học tập theo nhóm. Lý thuyết học tập theo nhón của ông đƣợc xây dựng trên quan điểm: môi trƣờng có ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của trẻ, do đó việc tạo cho trẻ môi trƣờng càng gần với đời sống càng tốt. Một trong các môi trƣờng cần tạo ra cho trẻ là môi trƣờng làm việc chung. Khi làm việc chung, trẻ sẽ có thói quen trao đổi kinh nghiệm và có cơ hội để phát triển về lý luận. Sau này, nhà giáo dục học Kershensteiner đã cố gắng sử dụng hình thức hoạt động chung vào cuộc cải cách nhà trƣờng Trung học và Tiểu học. Theo ông, hoạt động chung làm khơi dậy tinh thần trách nhiệm cá nhân trong lƣơng tâm của mỗi ngƣời, loại bỏ những hành động do động cơ ích kỷ. Nhƣng ông cũng chỉ ra rằng, nếu sử dụng không đúng thì họat động chung đôi khi có thể dẫn tới một đặc thù của "tính ích kỷ cộng đồng". Sau một thời gian làm việc chung, nhóm trở thành một cá thể, và vì quyền lợi của nhóm, vì ganh đua mà cá thể đó trở nên ích kỷ. Do chịu ảnh hƣởng một phần của tƣ tƣởng cho giáo dục là một phƣơng thức để xã hội hóa của nhà xã hội học giáo dục ngƣời Đức - F. Durkheim và tƣ tƣởng phải tổ chức nhà trƣờng thành môi trƣờng mà trẻ có thể sống để giáo dục trẻ của nhà giáo dục J. Dewey, nhà giáo dục ngƣời Pháp Roger Cousinet cho rằng, sự làm việc chung theo từng nhóm sẽ là giải pháp thỏa đáng về mặt sƣ phạm. Ông đã nghiên 12 cứu một cách cụ thể về ý nghĩa của hình thức học tập theo nhóm, cơ cấu của nhóm, đặc điểm của nhóm học tập, cách sử dụng nhóm học tập để đạt đƣợc hiệu quả. Hình thức học tập theo nhóm sau này đã đƣợc tiếp tục nghiên cứu,vận dụng và phát triển bởi nhiều nhà giáo dục phƣơng Tây nhƣ Peter Peterson, Dottreu (Thụy sĩ), Elsa Kohler (Áo), A. Jakul (Balan), Kôtôv (Nga)...Vì vậy, hình thức học tập này đã đƣợc sử dụng rất phổ biến ở các nƣớc phƣơng Tây [1]. Song song với sự phát triển ở nhà trƣờng phổ thông, hình thức học tập theo nhóm của SV trong các trƣờng đại học ở các nƣớc phƣơng Tây cũng phát triển rất nhanh từ giữa thế kỷ XX [9], [13], [19]. Ở Nga, sau Cách mạng tháng Mƣời, hình thức dạy học theo nhóm đƣợc tổ chức dƣới dạng hình thức đội, nhƣng thực nghiệm sƣ phạm đƣợc tiến hành không đúng đã dẫn tới hạ thấp vai trò của ngƣời GV và xem nhẹ việc học tập cá nhân của từng HS nên đã bị phê bình và loại bỏ khỏi nhà trƣờng Xô Viết lúc bấy giờ [1]. Ở Việt Nam, hình thức học tập theo nhóm cũng đã có từ lâu. Ông cha ta có câu: "Học thầy không tày học bạn" để nói lên vai trò của việc học tập, giúp đỡ lẫn nhau giữa những ngƣời cùng học. Tuy nhiên, việc tổng kết kinh nghiệm và nghiên cứu lý luận về học tập theo nhóm đã không đƣợc quan tâm đúng mức. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, hình thức học tập theo nhóm cũng đã đƣợc quan tâm trong nhà trƣờng của chúng ta, nhƣng các hình thức học tập theo nhóm chủ yếu là ở nhà, sau giờ học trên lớp và công việc thƣờng là có nội dung luyện tập, thực hành. Hiện nay, trƣớc yêu cầu đổi mới nội dung và phƣơng pháp giáo dục nhằm đào tạo những con ngƣời chủ động, sáng tạo, thích nghi với môi trƣờng luôn biến động, đặc biệt là đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc, hình thức học tập theo nhóm đang đƣợc đặt ra một cách cấp thiết. 1.4 - Mục đích và tác dụng của học tập theo nhóm Học tập theo nhóm vừa nhằm mục đích giúp cho ngƣời học lĩnh hội sâu sắc kiến thức môn học, rèn luyện những kỹ năng cần thiết của môn học và những kỹ năng học tập, nghiên cứu nói chung, vừa nhằm mục đích phát triển tính tích cực, tự lực, 13 sáng tạo, tƣ duy phê phán và những năng lực xã hội, đặc biệt là khả năng cộng tác làm việc, thái độ đoàn kết trong tập thể của ngƣời học. Việc tổ chức học tập theo nhóm đƣợc thực hiện tốt sẽ có những tác dụng sau: - Phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của ngƣời học: Khi học tập theo nhóm, mỗi ngƣời tự lực thực hiện phần nhiệm vụ đƣợc giao trong điều kiện có sự giúp đỡ, hỗ trợ của các bạn học cùng nhóm nên tính tích cực, tự lực và sáng tạo của ngƣời học đƣợc phát huy. - Nâng cao tinh thần trách nhiệm của ngƣời học trong học tập: Khi làm việc theo nhóm, để công việc chung của cả nhóm đƣợc hoàn thành, mỗi thành viên trong nhóm phải có trách nhiệm hoàn thành phần việc đƣợc giao đồng thời lại phải có trách nhiệm xem xét, thảo luận và góp ý cho phần việc của các bạn trong nhóm, do đó tinh thần trách nhiệm của ngƣời học trong học tập đƣợc nâng cao. - Nâng cao tính tự tin của ngƣời học: Khi làm việc theo nhóm, ngƣời học trình bày quan điểm và kết quả làm việc của mình trƣớc nhóm nên họ sẽ tự tin hơn so với khi phải trình bày lần đầu trƣớc giảng viên. - Phát triển năng lực giao tiếp của ngƣời học: Khi học tập theo nhóm, một mặt, mỗi thành viên phải trình bày, bảo vệ phƣơng án giải quyết vấn đề và kết quả đạt đƣợc của mình, biết lắng nghe, phê phán hay chấp nhận ý kiến đóng góp của các bạn khác, mặt khác, họ lại phải biết góp ý, đánh giá, phê phán phƣơng pháp giải quyết vấn đề và kết quả đạt đƣợc của các bạn khác do đó mà năng lực giao tiếp, phê phán đƣợc phát triển. - Phát triển năng lực cộng tác làm việc của ngƣời học: Khi làm việc theo nhóm, các thành viên của nhóm phải phối hợp công việc với nhau để hoàn thành công việc chung của cả nhóm do đó năng lực cộng tác làm việc sẽ đƣợc nâng cao. - Tạo khả năng dạy học phân hóa: Việc tổ chức học tập theo nhóm tạo điều kiện phát huy khả năng cá nhân của ngƣời học thông qua nhiệm vụ đƣợc giao khác nhau cho từng cá nhân hay cho từng nhóm khác nhau do đó có tác dụng phân hóa trong dạy học. 14 - Tăng cƣờng tính dân chủ trong dạy học: Việc những ngƣời học đƣợc phát biểu, thảo luận, bảo vệ quan điểm của mình trƣớc nhóm bạn học và trƣớc ngƣời dạy góp phần nâng cao tính dân chủ của quá trình dạy học. - Tăng cƣờng mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng môn học và các kỹ năng học tập, nghiên cứu nói chung nhƣ kỹ năng thu nhận kiến thức cần thiết, kỹ năng giải quyết vấn đề: Khi học tập theo nhóm, ngƣời học đƣợc tự lúc giải quyết vấn đề , trình bày và bảo vệ quan điểm, kết quả làm việc của mình, đồng thời lại nhận đƣợc sự góp ý, bổ sung, giúp đỡ của các bạn cùng nhóm và đƣợc góp ý, phê phán quan điểm và kết quả làm việc của họ do đó mà nâng cao đƣợc chất lƣợng nắm vững kiến thức, kỹ năng cần hình thành trong môn học và các kỹ năng học tập, nghiên cứu nói chung. - Tạo yếu tố kích thích thi đua giữa các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm, đặc biệt là trong việc giải quyết những nhiệm vụ học tập đòi hỏi tính sáng tạo cao. - Tạo nhiều cơ hội cho GV có thông tin phản hồi về ngƣời học để từ đó rút kinh nghiệm và tổ chức hoạt động dạy học đƣợc tốt hơn [1], [8], [9], [19], [22]. 1.5 - Cơ sở lý thuyết của việc tổ chức học tập theo nhóm 1.5.1- Cơ sở triết học Học là quá trình không ngừng nảy sinh và giải quyết các mâu thuẫn bên trong và bên ngoài trong bản thân mỗi ngƣời học. Điều đó tạo ra nội lực và ngoại lực thúc đẩy sự phát triển của bản thân ngƣời học. Theo quy luật phát triển chung, ngoại lực dù có mạnh đến đâu thì cũng vẫn chỉ là sự thúc đẩy hỗ trợ, nội lực mới là yếu tố quyết định. Vì vậy, trong dạy học, ngƣời học phải là chủ thể tích cực, tự giác của hoạt động học tập, tự mình chiếm lĩnh tri thức bằng chính hoạt động của mình. Nói cách khác, ngƣời học phải tự học và phải biết cách tự học. Tuy nhiên, việc tự học khó có thể có kết quả nếu thiếu sự hƣớng dẫn, tổ chức của ngƣời dạy và sự hợp tác với các bạn cùng học. Do đó, trong dạy học cần biết kết hợp giữa cá nhân hóa và xã hội hóa việc học. 15 1.5.2- Cơ sở xã hội học Nhóm nhỏ là nơi giao lƣu giữa các tác động từ xã hội đến các cá nhân và các tác động phản hồi từ các cá nhân trở lại xã hội. Một phần lớn các tác động của xã hội đã khúc xạ qua nhóm nhỏ rồi tỏa tác dụng điều chỉnh đến cá nhân, đồng thời qua đó các quá trình tâm lý cá nhân đƣợc hình thành. Trong nhóm nhỏ, nhu cầu thực tiễn đƣợc phản ánh đã góp phần làm thay đổi các chuẩn mực xã hội. Nhƣ vậy, nhóm nhỏ là nơi diễn ra quá trình xã hội hóa từng cá nhân. Nhóm nhỏ có vai trò nhƣ sau: - Nhóm nhỏ là môi trƣờng nuôi dƣỡng cá nhân, là sợi dây liên lạc chặt chẽ giữa cá nhân và xã hội, là nơi thi hành những nhiệm vụ mà xã hội đòi hỏi ở mỗi cá nhân, nơi khuyến khích cá nhân làm việc. - Nhóm nhỏ là nơi chú trọng đến tính toàn diện của con ngƣời, nêu rõ ƣu, khuyết điểm của họ. Nhóm lớn và xã hội đƣa ra những luật lệ chung, tổng quát, còn nhóm nhỏ cụ thể hóa các yêu cầu ấy sao cho phù hợp với cá nhân, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ định hƣớng hành vi hàng ngày mà vẫn giữ đƣợc tinh thần cơ bản của luật lệ chung. - Nhóm nhỏ duy trì tinh thần đoàn kết nhờ vào sự xâm nhập lẫn nhau giữa kết cấu chính thức và kết cấu không chính thức. Vì tính chất xã hội nhƣ đã nói trên mà nhóm nhỏ đã đƣợc sử dụng từ lâu trong dạy học và đƣợc coi là môi trƣờng giúp cho ngƣời học lĩnh hội tri thức, phát triển trí tuệ, hình thành nhân cách, hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng [26]. 1.5.3- Cơ sở tâm lý - giáo dục học Những câu thành ngữ nhƣ: "Học thầy không tày học bạn"; "Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại thành hòn núi cao" đƣợc truyền tụng từ lâu ở nƣớc ta đã cho thấy việc học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau giữa những ngƣời cùng học, cùng làm chung một công việc là rất quan trọng trong dạy học và đã đƣợc quan tâm từ xa xƣa trong nền giáo dục nƣớc nhà. Các lớp học của các thầy đồ xƣa là minh chứng cụ thể cho điều đó. Tuy nhiên, việc tổng kết kinh nghiệm và nghiên cửu về lý luận của việc học theo nhóm ở nƣớc ta chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Trên thế giới, những học thuyết về tâm lý- giáo dục là cơ sở của tổ chức dạy học theo nhóm là [7], [26]: 16 - Thuyết học tập mang tính xã hội: Tƣ tƣởng chính của thuyết này là khi các cá nhân làm việc cùng nhau hƣớng tới mục tiêu chung thì sự phụ thuộc lẫn nhau thúc đẩy họ hoạt động tích cực hơn để giúp nhóm và qua đó giúp chính mình đạt đến thành công. - Thuyết "giải quyết mâu thuẫn" của Piagiê: Theo Piagiê, để thúc đẩy sự phát triển trí tuệ cho HS, GV thƣờng sắp đặt từng đôi HS thành một nhóm, trong đó mỗi em có quan điểm đối lập với em kia về câu trả lời cho một số bài tập. GV yêu cầu từng cặp hai HS hoạt động cùng nhau cho đến khi nhất trí hoặc có câu trả lời chung thì đi đến kết luận về bài học. - Thuyết "hợp tác tập thể" của Vƣgôtxky: Theo Vƣgôtxky, mọi chức năng tâm lý cao cấp đều có nguồn gốc xã hội và xuất hiện trƣớc hết ở cấp độ liên cá nhân, trƣớc khi đƣợc chuyển vào trong và tồn tại ở cấp độ cá nhân. Vƣgôtxky đã đƣa ra khái niệm "vùng phát triền gần" đƣợc hiểu là vùng nằm giữa trình độ hiện tại (đã đạt đƣợc) của trẻ với mức độ mà trẻ có thể đạt đƣợc nhờ sự trợ giúp, cộng tác của ngƣời lớn hay bạn bè. - Thuyết khoa học nhận thức mới "dạy lẫn nhau" của Palinsca và Brown: Tƣ tƣởng chủ yếu mà các nhà sƣ phạm này đƣa ra là sự thay phiên nhau trong vai trò ngƣời dạy và ngƣời học của những ngƣời cùng học khi nghiên cứu tài liệu học tập. Lúc đầu, GV làm mẫu, đƣa ra cách thức nêu vấn đề, đặt câu hỏi, cách tóm tắt, cách phân tích làm sáng tỏ vấn đề..., HS học cách làm của GV và áp dụng vào trong nhóm của mình. Các thành viên khác của nhóm tham gia vào quá trình thảo luận bằng cách nêu ra các câu hỏi, trả lời chúng, bình luận, tìm kiếm những từ ngữ chính xác, thích hợp, khái quát và rút ra những kết luận. 1.6 - Các hình thức tổ chức sinh viên học tập theo nhóm [17] 1.6.1- Làm việc theo cặp hai sinh viên (Pai work) Đây là hình thức SV trao đổi với bạn ngồi kế bên để giải quyết tình huống do GV nêu ra. Trong quá trình giải quyết tình huống, SV sẽ thu nhận kiến thức một cách tích cực. Ở hình thức học tập này, SV chia sẻ, thảo luận những thông tin mình có với bạn cùng nhóm để thu đƣợc kiến thức đầy đủ. 17 1.6.2- Làm việc theo nhóm 6 -7 sinh viên (Group work) Đối với hình thức làm việc theo nhóm này, GV chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm gồm 6 -7 SV. Các nhóm SV phải thực hiện các nhiệm vụ mà GV đặt ra cho nhóm. Có hai loại hình tổ chức hoạt động cho các nhóm SV là hoạt động trao đổi và hoạt động so sánh. Trong hoạt động trao đổi, các nhóm giải quyết các nhiệm vụ khác nhau, sau đó trao đổi cách giải quyết của nhóm mình với các nhóm khác. Trong hoạt động so sánh, tất cả các nhóm cùng giải quyết một nhiệm vụ, sau đó so sánh cách giải quyết của các nhóm khác nhau. Hoạt động trao đổi thƣờng đƣợc sử dụng cho những bài học có nhiều vấn đề cần giải quyết trong một thời gian ngắn. Hoạt động so sánh thƣờng đƣợc sử dụng cho những bài học có dung lƣợng không lớn. 1.6.3- Nhóm tổ chức theo kiểu ghép nhóm (Jipsaw) Ở hình thức tổ chức học nhóm này có sự luân chuyển SV trong các nhóm. Trƣớc tiên, GV chia lớp thành nhiều nhóm, giả dụ 5 nhóm, mỗi nhóm 6 SV. Nhóm 1 gồm 6 SV mang số 1: 111111, nhóm 2 gồm 6 SV mang số 2: 222222. Các nhóm 3, 4,5 cũng tƣơng tự nhƣ vậy. Mỗi nhóm có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề khác nhau của một bài học, mỗi thành viên trong nhóm đều phải ghi chép cách giải quyết vấn đề và kết quả thu đƣợc. Sau đó, GV tách các thành viên trong các nhóm để thành lập 5 nhóm mới, mỗi nhóm gồm 6 thành viên 123456 của các nhóm cũ, các thành viên này trở thành "đại sứ" cho nhóm cũ của mình trong nhóm mới. Họ phải thông báo nhiệm vụ, cách giải quyết vấn đề và kết quả đạt đƣợc của nhóm cũ trong nhóm mới. Ƣu điểm của ghép nhóm là việc báo cáo công việc của các nhóm sẽ do tất cả các thành viên của nhóm đảm nhận chứ không phải chỉ do một SV khá, giỏi đảm nhận. Mỗi SGV sẽ mang một mảng thông tin để lắp ghép thành một thông tin hoàn chỉnh và sẽ không có SV nào đứng ngoài hoạt động của lớp học. Cách học này góp phần làm tăng sự tự tin cho các thành viên trong nhóm. Nếu trong nhóm cũ, ƣu thế thuộc về các thành viên khá, giỏi thì trong nhóm mới, mỗi thành viên đều có vai trò thực sự. 18 1.6.4- Nhóm tổ chức theo kiểu kim tự tháp (Pyramid) Đây là cách tổng hợp ý kiến của tập thể lớp học về một vấn đề của bài học. Đầu tiên, GV nêu một vấn đề cho các SV làm việc độc lập. Sau đó ghép hai SV thành một cặp để các SV chia sẻ ý kiến của mình. Kế đến, các cặp sẽ hợp lại thành nhóm 4 ngƣời và tiếp tục trao đổi ý kiến. Sau đó, các nhóm 4 sẽ hợp lại thành nhóm 8, rồi nhóm 16,...Cuối cùng, cả lớp sẽ có một bản tổng kết các ý kiến hoặc một giải pháp tốt nhất để giải quyết một vấn đề. Nhƣ vậy, bất kỳ ý kiến của cá nhân nào cũng đều phải dựa trên ý kiến của số đông. Hình thức học tập này thể hiện tính dân chủ trong dạy học và dựa trên nguyên tắc tƣơng hỗ. Cách học này giúp SV nhận ra rằng ý kiến tập thể tốt hơn ý kiến cá nhân, mỗi SV sẽ học đƣợc nhiều điều hay từ các bạn. 1.6.5- Nhóm tổ chức theo kiểu hoạt động trà trộn (Mingling Activites) Trong hình thức này, tất cả các SV phải đứng dậy và di chuyển trong lớp để thu thập thông tin từ các thành viên khác của lớp. Sự di chuyển khỏi chỗ ngồi cố định làm cho các sv năng động hơn. Đối với các SV yếu thì đây là cơ hội cho họ hỏi nhiều ngƣời khác nhau đối với cùng một câu hỏi mà không cảm thấy ngại ngùng, xấu hổ. SV sẽ thấy ràng có thể có nhiều câu trả lời đúng, nhiều ý kiến, nhiều quan điểm khác nhau cho cùng một vấn đề. Có thể coi hoạt động trà trộn là kiểu "trƣng cầu ý kiến" và "khảo sát ý kiến" trong tập thể. 1.7. Quy trình tổ chức sinh viên học tập theo nhóm Để tổ SV học tập theo nhóm, quá trình dạy học đƣợc xây dựng theo các bƣớc sau đây [13], [26]: 1.7.1- Xác định các mục tiêu dạy học Có hai loại mục tiêu cần xác định rõ trƣớc khi dạy một bài học là mục tiêu về tri thức, kỹ năng và mục tiêu về kỹ năng làm việc theo nhóm. Việc xác định rõ mục tiêu dạy học cho phép xác định đúng nội dung và phƣơng pháp dạy học phù hợp. 1.7.2- Thành lập nhóm Sau khi xác định các mục tiêu của bài học, GV cần quyết định hình thức tổ chức nhóm. Khi lựa chọn quy mô của nhóm, GV cần xem xét các yếu tố sau đây: 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất