Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh cao bằng...

Tài liệu Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh cao bằng

.PDF
121
288
136

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––– LÊ VĂN MIỀU TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH CAO BẰNG Chuyên ngành: ĐỊA LÍ HỌC Mã số: 60. 31.95 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Phần I: MỞ ĐẦU ..................................................................................... 0 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 1 3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài ...................................................................... 2 3.1. Mục tiêu........................................................................................................... 2 3.2. Nhiệm vụ ......................................................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu của đề tài....................................... 3 5.1. Các quan điểm nghiên cứu .............................................................................. 3 5.2. Các phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 3 6. Những đóng góp chính của đề tài ................................................................ 4 7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 5 Phần II: NỘI DUNG ................................................................................ 6 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ ................................................. 6 1.1. Cơ sở lí luận về tổ chức lãnh thổ kinh tế ................................................... 6 1.1.1. Khái niệm, bản chất của tổ chức lãnh thổ kinh tế ........................................ 6 1.1.2. Nguyên tắc và nội dung chủ yếu của tổ chức lãnh thổ kinh tế .................... 7 1.1.2.1. Những nguyên tắc chủ yếu của tổ chức lãnh thổ kinh tế ..................... 7 1.1.2.2. Nội dung của tổ chức lãnh thổ kinh tế ................................................. 9 1.1.3. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế ....................... 9 1.1.3.1. Các yếu tố bên trong lãnh thổ ........................................................... 10 1.2. Khái quát một số lí thuyết về tổ chức lãnh thổ kinh tế ............................ 13 1.2.1. Lí thuyết tăng trưởng nội sinh và ngoại sinh ............................................. 13 1.2.2. Lí thuyết định vị công nghiệp của A.Weber .............................................. 14 1.2.3. Lí thuyết phát triển các vành đai nông nghiệp trong phạm vi ảnh hưởng của thành phố.................................................................................. 15 1.2.4. Lí thuyết các “điểm trung tâm” của W.Christaller .................................... 15 1.2.5. Lí thuyết cực phát triển .............................................................................. 16 1.3. Các hình thức chủ yếu tổ chức lãnh thổ kinh tế và việc vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam ....................................................................... 17 1.3.1. Hành lang kinh tế ....................................................................................... 17 1.3.2. Khu kinh tế ................................................................................................. 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.3.3. Vùng kinh tế trọng điểm ............................................................................ 20 1.3.4. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp .................................................................... 21 1.3.5. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.................................................................... 24 1.3.6. Tổ chức lãnh thổ dịch vụ ............................................................................ 25 Chương 2. HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH CAO BẰNG ...........................................................................26 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Cao Bằng ......... 26 2.1.1. Vị trí địa lí .................................................................................................. 26 2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ............................................ 28 2.1.2.1. Địa chất và khoáng sản ..................................................................... 28 2.1.2.2. Đặc điểm địa hình ............................................................................. 29 2.1.2.3. Đất đai và thổ nhưỡng ...................................................................... 35 2.1.2.4. Khí hậu ............................................................................................. 36 2.1.2.5. Tài nguyên nước và chế độ thủy văn................................................. 38 2.1.2.5. Tài nguyên sinh vật........................................................................... 39 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................... 42 2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động ................................................................ 42 2.1.3.2. Cơ sở vật chất, kĩ thuật hạ tầng ......................................................... 43 2.1.3.3. Vốn đầu tư và thị trường ................................................................... 46 2.1.3.4. Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng ......................................................... 47 2.2. Hiện trạng tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Cao Bằng ................................. 49 2.2.1. Khái quát chung sự phát triển kinh tế Cao Bằng những năm gần đây ...... 49 2.2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế ............................................... 49 2.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ............................................................... 50 2.2.1.3. Cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu lao động ........................................ 54 2.2.2. Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế tỉnh Cao Bằng ................................... 55 2.2.2.1. Tổ chức lãnh thổ ngành nông – lâm – ngư nghiệp ............................ 55 2.2.2.2. Tổ chức lãnh thổ ngành công nghiệp ................................................ 69 2.2.2.3. Tổ chức lãnh thổ ngành dịch vụ ........................................................ 77 2.2.2.4. Kinh tế cửa khẩu ............................................................................... 82 2.2.2.5. Tổ chức không gian hệ thống đô thị .................................................. 86 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH CAO BẰNG ...........................................................................90 3.1. Các căn cứ định hướng tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Cao Bằng .............. 90 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 ................................................................................................... 90 3.1.1.1. Quan điểm phát triển ........................................................................ 90 3.1.1.2. Mục tiêu phát triển ............................................................................ 91 3.2. Định hướng tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Cao Bằng ............................... 93 3.2.1. Định hướng tổ chức lãnh thổ công nghiệp ................................................. 93 3.2.1.1. Định hướng chung ............................................................................ 93 3.2.1.2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ........................................................... 94 3.2.2. Định hướng tổ chức lãnh thổ nông – lâm - ngư nghiệp ............................. 98 3.2.2.1. Định hướng chung ............................................................................ 98 3.2.2.2. Tổ chức lãnh thổ nông – lâm - ngư nghiệp ........................................ 99 3.2.3. Định hướng tổ chức lãnh thổ dịch vụ ....................................................... 102 3.2.3.1. Định hướng chung .......................................................................... 102 3.2.3.2. Tổ chức lãnh thổ dịch vụ ................................................................ 103 3.2.4. Định hướng xây dựng và phát triển hành lang kinh tế ............................. 104 3.2.4.1. Hành lang kinh tế quốc lộ 3 ............................................................ 104 3.2.4.2. Hành lang kinh tế quốc lộ 34 .......................................................... 105 3.2.5. Định hướng tổ chức không gian đô thị .................................................... 106 3.3. Các giải pháp chủ yếu đảm bảo tổ chức lãnh thổ kinh tế đạt hiệu quả....... 106 3.3.1. Giải pháp về quy hoạch ............................................................................ 106 3.3.2. Giải pháp về đầu tư .................................................................................. 107 3.3.3. Giải pháp về cơ chế, chính sách ............................................................... 108 3.3.5. Giải pháp về khoa học công nghệ ............................................................ 109 3.3.6. Giải pháp về hợp tác đối ngoại ................................................................ 110 Phần III: KẾT LUẬN ............................................................................ 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 113 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Các hành lang kinh tế quan trọng của Việt Nam ......................... 18 Bảng 1.2: Các Khu kinh tế của Việt Nam (tính đến năm 2008) ................... 20 Bảng 1.3: Các khu công nghiệp ở Việt Nam (tính đến tháng 12/2007) ......... 22 Bảng 1.4: Các khu nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam, năm 2007 ....... 24 Bảng 2.5: Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Cao Bằng, năm 2008 ............................ 36 Bảng 2.6: Cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật, năm 2009 .............................................................................. 43 Bảng 2.9: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, ................................... 54 Bảng 2.10: Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu của ngành ........................ 57 Bảng 2.11: Số lượng trang trại tỉnh Cao Bằng, năm 2008 ........................... 60 Bảng 2.13: Bình quân việc sử dụng các loại hình lao động của trang trại, năm 2007 ............................................................................... 62 Bảng 2.14: Tình hình sản xuất mía của Cao Bằng, giai đoạn 2002 - 2008 .... 63 Bảng 2.15: Tình hình sản xuất vùng nguyên liệu mía nhà máy đường Phục Hòa tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2002 – 2008 ....................... 64 Bảng 2.16: Tình hình sản xuất vùng nguyên liệu thuốc lá tỉnh Cao Bằng, .... 65 Bảng 2.17: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế, giai đoạn 2005 - 2008 (Giá cố định1994) ............................ 69 Bảng 2.18: Cơ cấu giá trị sản xuất phân theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế, giai đoạn 2000 – 2008 (Giá thực tế) ............................. 71 Bảng 2.19: Giá trị sản xuất công nghiệp tiểu vùng trung tâm phân theo thành phần kinh tế, năm 2008 (giá so sánh 1994) ...................... 74 Bảng 2.20: Giá trị sản xuất công nghiệp tiểu vùng miền Đông phân theo thành phần kinh tế, năm 2008 (giá so sánh 1994) ...................... 74 Bảng 2.21: Giá trị sản xuất công nghiệp tiểu vùng miền Tây phân theo thành phần kinh tế, năm 2008 (giá so sánh 1994) ...................... 75 Bảng 2.22: Một số kết quả của ngành du lịch Cao Bằng, ............................ 78 Bảng 2.23. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thông qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2001 – 2008 .......................... 85 Bảng 2.24: Dân số thành thị tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 1998 – 2008 ............ 86 Bảng 2.25: Dân số các đô thị tỉnh Cao Bằng, năm 2008 ............................. 88 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Cao Bằng .................................................. 27 Hình 2.2: Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa trung bình các tháng năm 2008 ........ 38 Hình 2.3: GDP và chỉ số phát triển GDP tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2000 – 2008 ............................................................................ 49 Hình 2.4: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2000 – 2008 ................................................................................... 50 Hình 2.5: Bản đồ phân hóa lãnh thổ kinh tế tỉnh Cao Bằng, năm 2005 .......... 53 Hình 2.6: Bản đồ nông nghiệp tỉnh Cao Bằng, năm 2008 .............................. 68 Hình 2.7: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp trong GDP tỉnh Cao Bằng ...... 70 Hình 2.8: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo khu vực, năm 2008 ................................................................................ 75 Hình 2.9: Bản đồ công nghiệp tỉnh Cao Bằng, năm 2008 .............................. 76 Hình 2.10: Bản đồ du lịch tỉnh Cao Bằng, năm 2008 ..................................... 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Phần I: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tổ chức lãnh thổ kinh tế là một trong những kế hoạch và hành động nhằm phát huy tốt nhất các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia hay mỗi vùng lãnh thổ. Đây là vấn đề không mới đối với thế giới, nhưng đối với Việt Nam cũng còn nhiều vấn đề từ lí luận đến thực tiễn chưa được làm rõ và còn phải tiếp tục nghiên cứu. Trong những năm gần đây, tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt và được coi như một trong những công cụ quan trọng để phát triển vùng. Hay nói cách khác, muốn phát triển một cách có hiệu quả thì không thể không tiến hành tổ chức lãnh thổ kinh tế một cách hợp lí. Cao Bằng là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, việc “thiết kế”, tổ chức lãnh thổ kinh tế nhằm sử dụng một cách hợp lí các tiềm năng về tự nhiên và kinh tế, xã hội để đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao và nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo sự phát triển bền vững là vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết. Với những lí do đó, chúng tôi lựa chọn hướng nghiên cứu “Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Cao Bằng”. 2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài Tổ chức lãnh thổ kinh tế là vấn đề không mới trên thế giới, nhiều nhà khoa học thuộc các ngành khoa học khác nhau đã dành nhiều công sức nghiên cứu vấn đề này, trong đó tiên phong là các nhà khoa học Địa lí. Từ việc nghiên cứu thực tiễn đã hình thành những lí thuyết khái quát có thể được coi là những lí luận cổ điển về tổ chức lãnh thổ kinh tế quý báu để học tập và áp dụng, như W.Christaller với việc hình thành các trung tâm tạo vùng; FrancoiPerroux với vấn đề phát triển các cực tăng trưởng; VonThunen với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp theo các vành đai xung quanh các đô thị… Ở Việt Nam, tổ chức lãnh thổ kinh tế là đối tượng nghiên cứu quan trọng của khoa học Địa lí từ giữa thế kỉ XX. Đã có nhiều luận án, bài báo, giáo trình về tổ chức lãnh thổ kinh tế được công bố. Viện chiến lược phát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nghiên cứu và công bố các quy hoạch phát triển cho cả nước cũng như cho từng vùng lãnh thổ. Tuy vậy, những công trình đó phạm vi nghiên cứu có qui mô lớn, mặt khác các hình thức tổ chức sản xuất lãnh thổ cũng có nhiều thay đổi do tác động của nền kinh tế thị trường. Riêng với Cao Bằng, từ trước đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về lĩnh vực này. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục tiêu Mục tiêu của đề tài nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lí luận và thực tiễn của tổ chức lãnh thổ kinh tế và vận dụng chúng vào việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Cao Bằng. Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác và phát huy hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng phát triển nhanh và bền vững. 3.2. Nhiệm vụ - Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lí luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ kinh tế và vận dụng vào việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Cao Bằng. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Cao Bằng. - Đánh giá thực trạng tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Cao Bằng. - Đề xuất định hướng và kiến nghị những giải pháp chủ yếu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Cao Bằng. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài * Về lãnh thổ: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Cao Bằng, gồm 12 huyện và 01 thị xã. * Về thời gian: Đề tài sử dụng số liệu có trong Niên giám thống kê của Cục thống kê tỉnh Cao Bằng và các số liệu thu thập khác từ các cơ quan quản lí nhà nước trong thời gian từ năm 2000 đến 2010, kế hoạch đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu của đề tài 5.1. Các quan điểm nghiên cứu - Quan điểm lãnh thổ: Các sự vật, hiện tượng địa lí đều tồn tại và phát triển trên một không gian lãnh thổ nhất định. Vấn đề là phải tìm ra sự phân hoá của các sự vật, hiện tượng và quy luật phân bố của chúng trong không gian. Nghiên cứu đề tài cần dựa trên quan điểm này để phân tích sự khác biệt của các sự vật, hiện tượng và quá trình địa lí, đồng thời vạch ra những mục tiêu, phương hướng sử dụng phù hợp với điều kiện của lãnh thổ. - Quan điểm hệ thống: Quán triệt quan điểm này làm cho việc phân tích, đánh giá một lãnh thổ được khách quan, khoa học và qua đó hiểu được các mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố cấu thành nên hệ thống và giữa các hệ thống với nhau. - Quan điểm lịch sử, viễn cảnh: Sự phát triển của một lãnh thổ kinh tế là một quá trình xuyên suốt từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Qua đó có thể thấy được sự biến đổi, những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến biến đổi đó và xu hướng phát triển trong tương lai. - Quan điểm kinh tế: Quan điểm này được thể hiện thông qua đánh giá một số chỉ tiêu kinh tế cụ thể, như tốc độ tăng trưởng, hiệu quả kinh tế… - Quan điểm phát triển bền vững: Quán triệt quan điểm bền vững đòi hỏi phải đảm bảo cả về ba mặt: kinh tế; xã hội và môi trường. Về mặt kinh tế, đó là tốc độ tăng trưởng, hiệu quả và sự ổn định của nền kinh tế. Dưới góc độ xã hội, phải chú trọng đến việc xóa đói giảm nghèo, xây dựng thể chế và bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Còn về phương diện môi trường là việc giữ gìn tính đa dạng sinh học, bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn sự ô nhiễm và xuống cấp của môi trường. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu Quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn - Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu: Việc thu thập tài liệu phải từ nhiều nguồn để có thể chọn lọc những tài liệu cần thiết đáp ứng được yêu cầu của công tác nghiên cứu. Việc thu thập tài liệu chủ yếu từ các Ban, Ngành, cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và các nguồn tài liệu khác trên báo chí, giáo trình…Trên cơ sở đó tiến hành xử lí số liệu theo mục tiêu của đề tài. - Phương pháp phân tích hệ thống: Thực trạng tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Cao Bằng có thể thấy được qua phân tích các mối quan hệ không gian, thời gian của các ngành cũng như các lĩnh vực kinh tế, các mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế - xã hội. Quá trình phân tích đánh giá, đề xuất được tiến hành trên cơ sở so sánh, tổng hợp để rút ra bản chất của hiện tượng kinh tế và đưa ra những kết luận đúng đắn. - Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Đây là những phương pháp đặc trưng của Địa lí, được sử dụng để làm rõ hiện trạng kinh tế, sự phân bố, các mối liên hệ lãnh thổ trong không gian, những mối liên hệ kinh tế và những dự kiến phát triển kinh tế. Các bản đồ sẽ được biên tập theo từng nội dung của luận văn. - Phương pháp thực địa: Tiến hành khảo sát thực tế ở một số huyện, một số cơ sở sản xuất. Tham khảo những ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lí có am hiểu về lĩnh vực tổ chức lãnh thổ kinh tế. 6. Những đóng góp chính của đề tài - Trên cơ sở tổng quan có chọn lọc những vấn đề liên quan đến hướng nghiên cứu, luận văn làm sáng tỏ thêm về cơ sở lí luận và thực tiễn của tổ chức lãnh thổ kinh tế và vận dụng chúng vào việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Cao Bằng - một tỉnh đặc trưng cho vùng núi biên giới. - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Cao Bằng. Xác định rõ các thế mạnh và những hạn chế hay những lợi thế so sánh giữa tỉnh Cao Bằng với các địa phương khác. - Phân tích hiện trạng tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Cao Bằng, từ đó đánh giá những thế mạnh và những hạn chế cần khắc phục. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 4 http://www.lrc-tnu.edu.vn - Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm phát huy những thế mạnh, đem lại hiệu quả cao trong tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Cao Bằng. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1- Những vấn đề lí luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ kinh tế. Chương 2- Hiện trạng tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Cao Bằng. Chương 3- Định hướng tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Cao Bằng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn Phần II: NỘI DUNG Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ 1.1. Cơ sở lí luận về tổ chức lãnh thổ kinh tế 1.1.1. Khái niệm, bản chất của tổ chức lãnh thổ kinh tế Thuật ngữ tổ chức lãnh thổ hay tổ chức không gian bắt nguồn từ cơ sở lí thuyết kinh tế của Adam Smith và Ricardo, từ các công trình nghiên cứu của G.Thunen, A.Weber, W.Christaller…sau đó được phát triển về lí luận và được ứng dụng vào thực tiễn từ giữa thế kỉ XIX. Thực tế cho thấy, trong lĩnh vực này, các nước trên thế giới sử dụng những thuật ngữ không giống nhau. Các nhà khoa học thuộc Liên Xô (cũ) sử dụng khái niệm phân bố lực lượng sản xuất. Họ cho rằng phân bố của lực lượng sản xuất được thực hiện trên các lãnh thổ cụ thể ở những cấp độ lãnh thổ khác nhau, phổ biến là trên các vùng kinh tế cơ bản và vùng kinh tế hành chính tỉnh; coi phân bố lực lượng sản xuất là sự sắp xếp, bố trí và phối hợp các đối tượng hay thực thể vật chất cụ thể (đó là các hệ thống sản xuất, hệ thống tự nhiên và hệ thống dân cư, các đối tượng này ảnh hưởng lẫn nhau, có quan hệ qua lại với nhau) trong một lãnh thổ xác định nhằm sử dụng một cách hợp lí các tiềm năng tự nhiên, cơ sở vật chất kĩ thuật của lãnh thổ để đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao và nâng cao mức sống dân cư của lãnh thổ đó. Ở phương Tây, các nhà khoa học của các quốc gia phát triển lại tiếp cận vấn đề này với một cách gọi khác - “Tổ chức không gian kinh tế - xã hội”. Khái niệm này ra đời từ cuối thế kỉ XIX, nó được xem như nghệ thuật kiến thiết và sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn và có hiệu quả. Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức không gian là xác định được sức chứa của lãnh thổ; tìm kiếm mối quan hệ tỉ lệ hợp lí và liên hệ chặt chẽ trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các ngành và giữa các lãnh thổ nhỏ hay tiểu vùng trong một vùng, cũng như đảm bảo mối quan hệ giữa các vùng trong một quốc gia có tính tới mối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 6 http://www.lrc-tnu.edu.vn quan hệ giữa các quốc gia với nhau. Nhờ có sự sắp xếp có trật tự và hài hòa giữa các đối tượng trong lãnh thổ mà tạo ra một giá trị lớn hơn, làm cho sự phát triển hài hòa và bền vững hơn. Tổ chức không gian kinh tế - xã hội là nội dung cụ thể của một chính sách kinh tế phát triển theo lãnh thổ dài hạn nhằm cải thiện môi trường, trong đó diễn ra cuộc sống và các hoạt động của con người. Xét ở góc độ chính sách, tổ chức không gian kinh tế - xã hội xem như là một trong những hành động hướng tới sự công bằng về mặt không gian, tối ưu hóa các mối quan hệ hữu cơ giữa trung tâm và ngoại vi, giữa các cực với nhau và giữa các cực với các không gian còn lại nhằm làm cho toàn bộ lãnh thổ phát triển bền vững; tạo ra được sự ổn định cần thiết để thiết lập tiền đề cho tăng trưởng, phát triển; trong đó tạo công ăn việc làm, cân đối lao động, điều chỉnh cung – cầu hàng hóa và dịch vụ giữa nông thôn và thành thị. Ở Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng tổ chức lãnh thổ và tổ chức không gian kinh tế - xã hội được xem là như nhau và thuật ngữ tổ chức lãnh thổ được sử dụng nhiều hơn cả. Từ những quan điểm nêu trên, có thể hiểu tổ chức lãnh thổ kinh tế là sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng nhằm sử dụng một cách hợp lí các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí địa lí kinh tế, chính trị và cơ sở vật chất kĩ thuật đã và sẽ được tạo dựng để đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao và nâng cao mức sống dân cư, đảm bảo sự phát triển bền vững của một lãnh thổ. 1.1.2. Nguyên tắc và nội dung chủ yếu của tổ chức lãnh thổ kinh tế 1.1.2.1. Những nguyên tắc chủ yếu của tổ chức lãnh thổ kinh tế - Tổ chức lãnh thổ kinh tế phải tạo ra một trật tự hợp lí có tính tới khả năng của tài nguyên và yêu cầu của thị trường, đảm bảo lợi ích của cộng đồng và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Khi tổ chức lãnh thổ kinh tế phải xem xét tới các nguyên tắc phân bố sức sản xuất tạo ra một trật tự cho một hệ thống, đảm bảo phát huy tốt nhất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 7 http://www.lrc-tnu.edu.vn các điều kiện của lãnh thổ để lựa chọn phương án phân bố từng ngành và lĩnh vực. Mặt khác tổ chức lãnh thổ kinh tế phải tính tới nhu cầu của thị trường để giảm thiểu chi phí, tối đa hiệu quả. Tổ chức lãnh thổ kinh tế phải thỏa mãn yêu cầu về khả năng tài nguyên và yêu cầu của thị trường nhằm đem lại lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường cho con người. Thị trường có ý nghĩa quyết định đến sự lựa chọn địa điểm phân bố cơ sở sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư và quyết định đến hiệu quả và sự thành công của tổ chức lãnh thổ. Tốc độ tăng trưởng, năng suất lao động, tiết kiệm đầu tư, sự bền vững về xã hội và môi trường… là thước đo tính hợp lí, tính hiệu quả của tổ chức lãnh thổ. - Tổ chức lãnh thổ kinh tế phải đảm bảo sự phát triển hài hòa và tương tác giữa các ngành, lĩnh vực và giữa các lãnh thổ. Trong một lãnh thổ, hài hòa là phát triển ngành này, tiểu lãnh thổ này phải tính tới những điều kiện để phát triển các ngành khác, các tiểu lãnh thổ khác và đảm bảo cho bản thân ngành đó, lãnh thổ đó cùng các ngành khác, lãnh thổ khác tồn tại và phát triển. Đảm bảo được điều này sẽ tạo ra sự phát triển nhịp nhàng cho lãnh thổ, đây là điều rất quan trọng đối với việc tổ chức lãnh thổ kinh tế. Tương tác là sự kết hợp và trao đổi lẫn nhau giữa các ngành, lĩnh vực, tiểu lãnh thổ này với ngành, lĩnh vực, tiểu lãnh thổ khác để tạo ra sức mạnh tổng hợp cho lãnh thổ; bổ sung giữa nơi thừa cho nơi thiếu về một mặt nào đó trong một lãnh thổ, làm cho nơi thừa không lãng phí, nơi thiếu thì có điều kiện để bù đắp cái mình thiếu. Đảm bảo được sự tương tác chính là điều kiện cần thiết để có được sự phát triển nhịp nhàng. - Tổ chức lãnh thổ kinh tế đảm bảo sự phù hợp với trình độ nguồn nhân lực và trình độ khoa học công nghệ. Trình độ nguồn nhân lực và trình độ khoa học kĩ thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế. Trình độ của những người hoạch định chính sách, của những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 8 http://www.lrc-tnu.edu.vn người quản lí lãnh thổ cũng như trình độ mọi mặt của địa phương phải được tính đến khi tiến hành tổ chức lãnh thổ kinh tế. 1.1.2.2. Nội dung của tổ chức lãnh thổ kinh tế Ở nước ta, tiếp cận nội dung của tổ chức lãnh thổ kinh tế theo các bước và với những nội dung chủ yếu sau đây: Bước 1: Kiểm kê và đánh giá các yếu tố, điều kiện của lãnh thổ và các đối tượng phải tổ chức trong phạm vi lãnh thổ được nghiên cứu. Bước 2: Đánh giá hiện trạng lãnh thổ có so sánh với những lãnh thổ tương tự, phát hiện những bất hợp lí, những xu thế có tính quy luật đối với tổ chức lãnh thổ được nghiên cứu. Bước 3: Giả định các phương án tổ chức không gian và lựa chọn phương án hiệu quả nhất. Bước 4: Tìm khả năng đáp ứng tài chính, xác định các giai đoạn phát triển lãnh thổ và kiến nghị phương án quản lí lãnh thổ. Quá trình nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế đòi hỏi phải có sự phân tích các mặt, các khía cạnh một các kĩ lưỡng, khoa học. Việc phân tích phải tuân thủ yêu cầu của tính khẳng định, tính giả định, tính liên ngành, tính liên vùng, tính đa phương án và tính thỏa thuận. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, tổ chức lãnh thổ kinh tế có hai nội dung cơ bản (theo Viện Chiến lược phát triển – Bộ kế hoạch và Đầu tư): Một là: Dự báo về mặt phát triển (dự báo phát triển đối với các ngành, lĩnh vực trên phạm vi lãnh thổ nghiên cứu); Hai là: Luận chứng các phương án tổ chức kinh tế - xã hội theo lãnh thổ. 1.1.3. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế Tổ chức lãnh thổ kinh tế chịu sự tác động đồng thời và tổng hợp các nhóm nhân tố bên trong và bên ngoài lãnh thổ dự kiến được tổ chức hay tổ chức lại. Sự tác động của các yếu tố đến tổ chức lãnh thổ kinh tế không giống nhau về không gian và thời gian. Có những yếu tố tác động mạnh đối với tổ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 9 http://www.lrc-tnu.edu.vn chức lãnh thổ kinh tế trong thời gian này, nhưng lại giảm sút vai trò trong giai đoạn khác. 1.1.3.1. Các yếu tố bên trong lãnh thổ - Vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên: Đây là nhóm nhân tố có ảnh hưởng lớn đến tổ chức lãnh thổ kinh tế. Bởi vì, sự phát triển kinh tế trên một không gian đòi hỏi phải có mối quan hệ chặt chẽ giữa sản xuất và điều kiện sản xuất, những điều kiện này được coi là đầu vào của tổ chức lãnh thổ kinh tế. Vị trí địa lí là nhân tố đặc biệt quan trọng, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì yếu tố vị trí địa lí càng được đánh giá cao khi lựa chọn địa bàn để phát triển các lãnh thổ trọng điểm, các cực tăng trưởng và phát triển của mỗi lãnh thổ. Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thường được coi là yếu tố tiền đề để tổ chức lãnh thổ kinh tế. Điều kiện tự nhiên, như khí hậu, thời tiết…ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của lãnh thổ và trực tiếp ảnh hưởng đến việc lựa chọn các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế. Tài nguyên thiên nhiên với tính đa dạng và biến động, lại có khả năng sinh ra giá trị kinh tế được loài người sử dụng để đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng lên qua các thời kì phát triển và có ý nghĩa to lớn đối với sự hưng thịnh của mỗi lãnh thổ. - Dân cư và nguồn nhân lực: Dân cư và mật độ dân cư có ảnh hưởng lớn đến tổ chức lãnh thổ kinh tế. Những nơi có mật độ dân cư đông đúc sẽ có nguồn lao động dồi dào và ngược lại, những nơi dân cư thưa thớt nguồn lao động sẽ bị hạn chế. Sự di chuyển và phân bố dân cư ảnh hưởng đến bố trí sản xuất của vùng. Di chuyển dân cư trước hết ảnh hưởng đến quy mô dân số và sau đó sẽ ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ kinh tế. Dân cư với các phẩm chất, truyền thống sản xuất và tiêu dùng, truyền thống văn hóa ảnh hưởng tới cơ cấu sản xuất và cơ cấu tiêu dùng của lãnh thổ. Khả năng sản xuất hàng hóa và ý thức mong muốn làm giàu chính đáng của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 10 http://www.lrc-tnu.edu.vn dân cư sẽ là điều kiện thôi thúc sự hình thành và phát triển nền sản xuất quy mô lớn và hiện đại. Như vậy, chất lượng nguồn nhân lực quyết định phương hướng phát triển cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành nghề nói riêng, cũng như quyết định đến hình thức và nội dung của tổ chức lãnh thổ kinh tế. - Khoa học – công nghệ: Ảnh hưởng của khoa học và công nghệ có tính chất quyết định đến tổ chức lãnh thổ kinh tế. Đối với những quốc gia phát triển, công nghệ chiếm vị trí hàng đầu trong việc gia tăng GDP, công nghệ giữ vai trò chủ đạo đối với phát triển. Tiềm lực khoa học – công nghệ là yếu tố quan trọng để thực thi các phương án tổ chức lãnh thổ. Tiến bộ công nghệ đã tạo khả năng sử dụng các nguồn tài nguyên theo cả chiều rộng và chiều sâu; sự phát triển công nghệ khai thác và sử dụng tổng hợp tài nguyên có thể nâng cao tỉ lệ hữu ích của tài nguyên, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tiến bộ công nghệ có lợi cho việc giảm thiểu mức độ phụ thuộc của phát triển lãnh thổ đối với tài nguyên không phải của lãnh thổ. Do tiến bộ khoa học – công nghệ có thể tiết kiệm được các yếu tố đầu vào nâng cao giá trị của các sản phẩm đầu ra. Tiến bộ khoa học – công nghệ không chỉ làm tăng tổng sản lượng kinh tế, làm sâu sắc thêm phân công lao động xã hội, đa dạng ngành nghề và nâng cao năng suất lao động, mà còn tạo ra những tiền đề cho thay đổi cơ cấu kinh tế. Một mặt, sản phẩm mới xuất hiện không ngừng, kích thích nhu cầu mới, dẫn đến cơ cấu nhu cầu và cơ cấu tiêu dùng ngày càng đa dạng; mặt khác, chính bản thân sự xuất hiện và lưu thông của công nghệ mới làm xuất hiện dịch vụ khoa học – công nghệ, đồng nghĩa với ngành nghề mới xuất hiện. - Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật: Mạng lưới đường giao thông, hệ thống thông tin, mạng lưới cung cấp điện, nước; các trung tâm kinh tế, các vùng sản xuất; các cơ sở thương mại, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 11 http://www.lrc-tnu.edu.vn ngân hàng…ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành cơ cấu kinh tế lãnh thổ. Do vậy, muốn chuyển đổi cơ cấu kinh tế lãnh thổ hiệu quả và bền vững thì phải tạo ra những tiến bộ về chất đối với cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật. - Trình độ phát triển của nền kinh tế: Trình độ phát triển kinh tế thể hiện qua nhiều yếu tố, như: quy mô nền kinh tế; cơ cấu kinh tế; trình độ của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất; khả năng áp dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất, trong quản lí và trong kinh doanh…Đây là những yếu tố ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của một lãnh thổ, bởi vì trình độ phát triển của nền kinh tế là nhân tố chứng tỏ khả năng về phương tiện vật chất cho tổ chức lãnh thổ và cũng có điều kiện tạo ra nhu cầu mới lớn hơn, cao hơn. Mặt khác, nó là cơ sở, tiền đề và là điều kiện để tái tổ chức lãnh thổ kinh tế. - Môi trường chính sách: Chính sách kinh tế và cơ chế quản lí của Nhà nước có thể tạo ra sự tiến bộ hay không tiến bộ của một lãnh thổ. Hay nói cách khác, chính sách kinh tế và cơ chế quản lí của Nhà nước có thể tạo ra sự thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của một lãnh thổ. 1.1.3.2. Các yếu tố bên ngoài lãnh thổ Trong cơ chế kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, thì các yếu tố bên ngoài tác động đến sự phát triển hay việc tổ chức kinh tế ở một lãnh thổ là rất mạnh mẽ, trong đó phải kể đến các nhóm yếu tố sau: - Nhóm các yếu tố về chủ trương, đường lối phát triển của Nhà nước, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, các quy hoạch phát triển vùng, ngành. Đây là nhóm yếu tố căn bản tác động đến việc hình thành và phát triển cơ cấu lãnh thổ. Nó tạo ra sự thống nhất của nền kinh tế trong cái đơn lẻ của mỗi vùng lãnh thổ. - Nhóm các yếu tố về thị trường và các mối liên hệ kinh tế liên vùng: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 12 http://www.lrc-tnu.edu.vn Bất kì một lãnh thổ cụ thể nào không thể tách khỏi mối quan hệ với các lãnh thổ khác, nhất là đối với các lãnh thổ lân cận trên nhiều phương diện. Thông qua nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các vùng khác, những quan hệ về dùng chung mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, những quan hệ nguyên liêu – sản phẩm giữa các vùng lãnh thổ…mà tác động đến tổ chức lãnh thổ kinh tế. - Nhóm yếu tố về nguồn đầu tư và công nghệ từ bên ngoài: Các dòng vốn đầu tư và công nghệ từ bên ngoài cũng ảnh hưởng ngày càng rõ rệt, đặc biệt đối với các quốc gia, các vùng lãnh thổ kém phát triển, nó đã góp phần làm thay đổi hình thức, nội dung của tổ chức lãnh thổ kinh tế. Sự thu hút nguồn vốn và công nghệ phụ thuốc rất nhiều vào cơ chế chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài và thương mại quốc tế. 1.2. Khái quát một số lí thuyết về tổ chức lãnh thổ kinh tế 1.2.1. Lí thuyết tăng trưởng nội sinh và ngoại sinh - Lí thuyết tăng trưởng nội sinh: Trên cơ sở các kết quả quan sát thực nghiệm, G.B.Fisher (1939) và C.Clark (1940) đưa ra thuyết tăng trưởng nội sinh. Thuyết này nhấn mạnh đến năng lực sản xuất bên trong của vùng, khả năng cung của các yếu tố đầu vào, như tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động và công nghệ để xác định năng lực sản xuất của lãnh thổ. Bên cạnh đó, thuyết tăng trưởng nội sinh cho rằng đầu tư là cấu phần cơ bản trong tổng cầu và là động lực cơ bản của tăng trưởng vùng, vì đầu tư sẽ làm phát sinh lợi nhuận mới, tăng năng lực sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng vùng. Do vậy, để đạt được tăng trưởng kinh tế vùng thì ngoài việc sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào như đã kể trên, còn cần phải tiết kiệm tiêu dùng để có vốn đầu tư, tức là hạn chế tiêu dùng ở hiện tại để tạo ra mức tiêu dùng cao hơn trong tương lai. - Lí thuyết tăng trưởng ngoại sinh hay lí thuyết dựa vào xuất khẩu để phát triển vùng. Theo thuyết này, tăng trưởng vùng chịu ảnh hưởng rất lớn của mức cầu bên ngoài, muốn nâng cao tiềm lực kinh tế của vùng thì cần phải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 13 http://www.lrc-tnu.edu.vn thu hút được các luồng tiền từ bên ngoài vào. Để làm được điều đó thì hiệu quả nhất là gia tăng xuất khẩu. 1.2.2. Lí thuyết định vị công nghiệp của A.Weber Lí thuyết này đưa ra mô hình không gian phân bố công nghiệp trên cơ sở nguyên tắc cực tiểu hóa chi phí và cực đại hóa lợi nhuận. Lí thuyết này ra đời đã giải thích công nghiệp tập trung vào một địa điểm nhất định là do ba lí do, đó là: hướng theo vận tải (nghĩa là các xí nghiệp công nghiệp phân bố hướng đến các khu vực với chi phí vận tải thấp nhất); hướng theo lao động (nghĩa là các xí nghiệp công nghiệp phân bố hướng đến các khu vực có giá nhân công rẻ) và tích tụ (nghĩa là các xí nghiệp công nghiệp phân bố hướng đến các khu vực đã tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp). Cùng với lí thuyết định vị công nghiệp của mình, A.Weber cũng đã phân tích các ưu điểm và hạn chế của việc tập trung các doanh nghiệp tại một địa điểm mà trong ngôn ngữ kinh tế học hiện đại chúng được gọi là các “lợi ích ngoại ứng” và “chi phí ngoại ứng” của vùng lãnh thổ trong phạm vi quyết định đầu tư. Các lợi ích ngoại ứng xuất hiện khi các doanh nghiệp có thể chia sẻ gánh nặng chi phí vì sử dụng chung hệ thống kết cấu hạ tầng và có thể hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động thực hiện chuyên môn hóa, hợp tác hóa sản xuất, làm tăng năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm, sử dụng tiết kiệm các nguồn nguyên liệu và năng lượng. Bên cạnh đó, chi phí ngoại ứng cũng có thể xuất hiện khi có sự quá tải của lãnh thổ và sự cạnh tranh, chèn ép lẫn nhau dẫn đến hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp. Như vậy, có thể nhận thấy trong điều kiện của nước ta hiện nay, nhất là đối với một tỉnh như Cao Bằng thì lí thuyết này có giá trị thực tiễn cao và có thể vận dụng vào việc phân bố và phát triển công nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 14 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất