Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức khoa học tài liệu kho lưu trữ trung ương đoàn tncs hồ chí minh ...

Tài liệu Tổ chức khoa học tài liệu kho lưu trữ trung ương đoàn tncs hồ chí minh

.PDF
126
460
55

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------ TRỊNH THỊ NĂM TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU KHO LƯU TRỮ TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Lưu trữ học và Quản trị văn phòng HÀ NỘI-2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------ TRỊNH THỊ NĂM TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU KHO LƯU TRỮ TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lưu trữ Mã số: 60 32 24 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐÀO XUÂN CHÚC HÀ NỘI-2009 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU NỘI DUNG Chƣơng I: Tổng quan về kho lƣu trữ Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 1.1 Khái quát chung về các tổ chức thanh niên 11 1.1.1 Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 11 1.1.2 Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam 17 1.1.3 Hội Sinh viên Việt Nam 19 1.2 Giới thiệu kho lƣu trữ Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí 21 Minh 1.2.1 Nội dung, thành phần, đặc điểm tài liệu Kho lƣu trữ Trung 23 ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 1.2.1.1 Nội dung tài liệu 24 1.2.1.2 Thành phần tài liệu 29 1.2.1.3 Đặc điểm của tài liệu 30 1.2.2 Giá trị của tài liệu lƣu trữ kho lƣu trữ Trung ƣơng Đoàn 31 TNCS Hồ Chí Minh 1. 3 Sự cần thiết của tổ chức khoa học tài liệu Kho lƣu trữ 34 Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tiểu kết chƣơng 1 36 Chƣơng II: Thực trạng tổ chức khoa học tài liệu tại kho lƣu trữ Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 2.1 Nhận thức của cán bộ và lãnh đạo các cấp bộ Đoàn về 38 1 công tác văn thƣ, lƣu trữ 2.2 Công tác thu thập, bổ sung tài liệu vào lƣu trữ 2.3 Thực trạng công tác tổ chức khoa học tài liệu Kho lƣu trữ 51 45 Trung ƣơng Đoàn 2.3.1 Vấn đề phân phông 52 2.3.2 Phân loại , lập hồ sơ 54 2.3.3 Xác định giá trị 59 2.3.4 Xây dựng công cụ tra cứu khoa học 62 2.4 Nhận xét chung 63 Tiểu kết chƣơng 2 67 Chƣơng III: Các giải pháp nâng cao chất lƣợng tổ chức khoa học tài liệu kho lƣu trữ Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 3.1 Nhóm giải pháp về công tác quản lý 69 3.2 Giải pháp về công tác thu thập, bổ sung tài liệu 73 3.3 Nhóm giải pháp về tổ chức khoa học tài liệu 74 3.3.1 Vấn đề xác định và phân phông 74 3.3.2 Phân loại, lập hồ sơ 75 3.3.3 Xác định giá trị 85 3.3.4 Xây dựng công cụ tra cứu khoa học 98 Tiểu kết chƣơng 3 101 KẾT LUẬN 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH Ban Chấp hành BTV Ban Thƣờng vụ BBT Ban Bí thƣ TW Trung ƣơng TNXP Thanh niên xung phong ĐVBQ Đơn vị bảo quản 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do lựa chọn đề tài Tài liệu lƣu trữ là một trong những nguồn di sản đặc biệt có giá trị: “Tài liệu lưu trữ quốc gia là di sản của dân tộc, có giá trị đặc biệt đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”[19,tr.01] Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác lƣu trữ, Đảng và Nhà nƣớc cùng các Bộ, các ngành, các tổ chức chính trị-xã hội đã quan tâm đến công tác này. Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 đã đề ra nhiệm vụ: “ Tổ chức tốt công tác lưu trữ; Bảo vệ an toàn và sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ”. Đại hội X của Đảng, trong Báo cáo chính trị, Đảng giao nhiệm vụ cho ngành lƣu trữ: “Bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ”. Để giúp Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng quản lý tập trung thống nhất Phông Lƣu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam và tăng cƣờng chỉ đạo công tác lƣu trữ tài liệu, văn kiện của Đảng và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ngày 23-9-1987, Ban Bí thƣ Trung ƣơng (khoá VI) đã ban hành Quyết định 20-QĐ/TW về Phông lƣu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam. Quyết định đã quy định thành phần tài liệu của Phông Lƣu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam. : “Phông lưu trữ đảng Cộng sản Việt Nam là toàn bộ tài liệu lưu trữ của Đảng và Đoàn thanh niên có ý nghĩa chính trị, khoa học và thực tiễn” [01, tr.01] Pháp lệnh lƣu trữ Quốc gia đƣợc Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội thông qua ngày 04/4/2001 cũng quy định: ”Phông lưu trữ Trung ương Đảng bao gồm toàn bộ tài liệu lưu trữ được hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức tiền thân của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội; tài liệu về thân thế sự nghiệp và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các nhân vật lịch sử tiêu biểu của Đảng đồng thời là các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước, của các tổ chức chính trị 4 - xã hội”. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một trong 6 tổ chức chính trị-xã hội trực thuộc Phông lƣu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam.. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị-xã hội của Thanh niên Việt Nam, là trƣờng học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, là ngƣời đại diện chân chính và hợp pháp cho lợi ích của toàn bộ thế hệ trẻ Việt Nam. Trong quá trình gần 80 năm cống hiến và trƣởng thành, Trung ƣơng Đoàn đã hình thành khối tài liệu rất lớn, có giá trị, là kho tàng quý báu về truyền thống lịch sử, về vai trò cũng nhƣ đóng góp to lớn của Đoàn và các tổ chức thanh niên trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nƣớc. Nhận thức đƣợc ý nghĩa, tác dụng và vai trò của tài liệu lƣu trữ, trong những năm qua, công tác lƣu trữ ở Trung ƣơng Đoàn nói riêng và trong các tổ chức thanh niên nói chung đã từng bƣớc đƣợc quan tâm.Tuy nhiên so với các cơ quan, do nhận thức chƣa đầy đủ về tầm quan trọng của công tác lƣu trữ, do chƣa có sự đầu tƣ về nhân lực và kinh phí cho công tác lƣu trữ, vấn đề tổ chức khoa học tài liệu tại kho lƣu trữ Trung ƣơng Đoàn còn chƣa đƣợc thực hiện. Tài liệu thu về mới chỉ dừng ở mức phân loại, chỉnh lý phục vụ cho mục đích tra tìm, chƣa đạt đến trình độ tổ chức khoa học, vấn đề phân phông, xây dựng phƣơng án phân loại tài liệu còn nhiều lúng túng. Do đó, tài liệu lƣu trữ chƣa đƣợc phát huy đƣợc hết giá trị của mình. Xuất phát từ lý do đó, tôi chọn đề tài: “Tổ chức khoa học tài liệu kho lưu trữ Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, chuyên ngành lƣu trữ của mình, nhằm góp phần vào việc tổ chức khoa học khối tài liệu có giá trị đang lƣu trữ tại Kho Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 5 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu: + Khảo sát thực tế để tài liệu và thực trạng công tác tổ chức tài liệu lƣu trữ tại kho lƣu trữ Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. + Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lƣợng công tác tổ chức khoa học khối tài liệu đang lƣu trữ tại kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đoàn. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, đề tài đi sâu nghiên cứu những vấn đề sau: + Giới thiệu chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ƣơng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ƣơng Hội Sinh viên Việt Nam. + Khảo sát, thống kê khối lƣợng, thành phần, nội dung cơ bản và ý nghĩa của khối tài liệu đang bảo quản tại kho lƣu trữ Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; mô tả và đƣa ra nhận xét về thực trạng việc tổ chức khoa học tài liệu tại đây. + Đề xuất các biện pháp khả thi giúp Trung ƣơng Đoàn nâng cao chất lƣợng công tác tổ chức khoa học tài liệu, các biện pháp nhằm tối ƣu hoá thành phần tài liệu thuộc kho lƣu trữ Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu * Phạm vi: Nghiên cứu về tổ chức các phông tài liệu của Trung ƣơng Đoàn, Trung ƣơng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ƣơng Hội Sinh viên Việt Nam hiện đang bảo quản tại kho lƣu trữ Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.(Sau đây gọi tắt là các tổ chức thanh niên) Trong đó chúng tôi đi sâu phân tích công tác tổ chức khối tài liệu phông lƣu trữ Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, phông có khối lƣợng tài liệu nhiều nhất trong kho. 6 *Đối tƣợng nghiên cứu: các biện pháp tổ chức tài liệu đang đƣợc thực hiện tại kho lƣu trữ Trung ƣơng Đoàn; hoàn thiện các biện pháp tổ chức khoa học tài liệu tại kho lƣu trữ Trung ƣơng Đoàn. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Trong đề tài của mình, chúng tôi đã sử dụng một số phƣơng pháp cơ bản sau: - Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhận thức khoa học. Phƣơng pháp này giúp cho ngƣời nghiên cứu có sự đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn một cách biện chứng, từ đó sẽ có cách nhìn về vấn đề một cách toàn diện, là cơ sở cho những đánh giá cũng nhƣ những kết quả mà đề tài đƣa ra. - Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của các tổ chức thanh niên - Phương pháp khảo sát : Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này để khảo sát tình hình thực tế tài liệu lƣu trữ của Kho Lƣu trữ TW Đoàn. - Phương pháp phân tích, tổng hợp : Đề tài phân tích kỹ tình hình tài liệu (nội dung, thành phần; đặc điểm, ý nghĩa…) và thực trạng tổ chức khoa học tài liệu Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đoàn để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này trong thực tiễn. 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Vấn đề tổ chức khoa học tài liệu đã đƣợc nhiều nhà khoa học, nhiều sinh viên đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu. - Các khóa luận của sinh viên khoa Lƣu trữ học và Quản trị Văn phòng (Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội): Đó là đề tài “Tổ chức khoa học tài liệu tại tỉnh ủy Nghệ An” năm 2002 của sinh viên Nguyễn 7 Thi Nga; “Tổ chức khoa học tài liệu tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội” năm 2002 của sinh viên Dƣơng Thị Quế ; “Tổ chức khoa học tài liệu tại Trung tâm thông tin tư liệu địa chính Tổng cục địa chính” của sinh viên Quản Tố Trinh ; “ Tổ chức khoa học tài liệu tại Trung tâm Công nghệ Thông tin lưu trữ tỉnh Vĩnh Phúc”; của sinh viên Nguyễn Công Trọng. Các luận Văn thạc sĩ: Đề tài “ Tổ chức khoa học tài liệu của Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam” năm 1998 của học viên Đỗ Thị Huấn ; “Tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố” của học viên Hồ Anh Tú năm 2008; “Tổ chức khoa học tài liệu khối dân chính đảng tỉnh Nam Định” học viên của Nguyễn Hải Linh năm 2008 - Đề tài: “ Mẫu khung phân loại tài liệu các tổ chức chính trị-xã hội từ Trung ƣơng Đến cấp tỉnh” (Tài liệu lƣu trữ Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ chí Minh không thuộc phạm vị nghiên cứu của đề tài [32, tr.02]) của nhóm tác giả Vũ Hồng Mây, Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng. Nhƣ vậy đã có rất nhiều bài viết, luận văn và các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề tổ chức khoa học tài liệu lƣu trữ trong các cơ quan nhà nƣớc, trong các cơ quan Đảng và các tổ chức chính trị-xã hội . Tuy nhiên, nghiên cứu công tác tổ chức khoa học tài liệu của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức thanh niên thì chƣa có một công trình nào đề cập đến. Với đề tài này, chúng tôi đi sâu phân tích làm rõ thực trạng vấn đề tổ chức tài liệu đang đƣợc thực hiện tại Kho lƣu trữ Trung ƣơng Đoàn ; từ đó đƣa ra những giải pháp cụ thể trong việc chỉnh lý khoa học tài liệu các phông Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ƣơng Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Trung ƣơng Hội Sinh viên Việt Nam làm cơ sở cho việc phân loại các phông tài liệu của các tỉnh, thành đoàn, nhằm phục vụ tốt nhất cho việc 8 tham mƣu, chỉ đạo công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên trong thời kỳ mới. Đề tài đã có sự kế thừa những công trình đã có về phƣơng pháp nghiên cứu, về cách thức tiếp cận khảo sát và xây dựng kết cấu nội dung của luận văn. 7. Các nguồn tài liệu tham khảo Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã sử dụng một số nguồn tƣ liệu tham khảo sau: Những quy định của Đảng, Nhà nước về , công tác văn thư, lưu trữ: Các văn bản của Đảng và Nhà nƣớc Nhà nƣớc có liên quan đến công tác văn thƣ, lƣu trữ nhƣ Pháp lệnh Lƣu trữ Quốc gia, Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật, Nghị định của Chính phủ về thi hành Pháp lệnh Lƣu trữ quốc gia...Các văn bản quy định, hƣớng dẫn của Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng về nghiệp vụ văn thƣ, lƣu trữ cho Trung ƣơng Đoàn và các tổ chức chính trị-xã hội; các văn bản quy định về công tác văn thƣ, lƣu trữ của Trung ƣơng Đoàn. Các sách, giáo trình mang tính lý luận chung về công tác văn thư, lưu trữ nhƣ giáo trình "Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ" của nhóm tác giả Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vƣơng Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm do NXB Đại học và GDCN, năm 1990; Tập bài giảng về công tác văn thư, lưu trữ tài liệu của Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, năm 2008; ) Các công trình nghiên cứu đã công bố nhƣ các luận văn thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến công tác tổ chức khoa học tài liệu lƣu trữ tại cơ quan, đơn vị, tổ chức, ban, bộ, ngành, tỉnh. Các bài báo, tạp chí chuyên ngành, wedsite như : Các bài công bố trên Tạp chí Văn thƣ Lƣu trữ Việt Nam, Tạp chí Dấu ấn Thời gian có liên quan đến công tác tổ chức khoa học tài liệu lƣu trữ. 9 Tài liệu lưu trữ : Các báo cáo tổng kết, sơ kết tình hình công tác văn thƣ, lƣu trữ tại Trung ƣơng Đoàn từ năm 1997-2008; mục lục hồ sơ đang bảo quản tại Kho lƣu trữ Trung ƣơng Đoàn. Các phần mềm tra cứu, các cơ sở dữ liệu ứng dựng công nghệ thông tin dùng để quản lý, tra cứu thông tin, tài liệu lƣu trữ. 8. Đóng góp của luận văn Luận văn giới thiệu và làm sáng tỏ công tác tổ chức tài liệu lƣu trữ Kho lƣu trữ Trung ƣơng Đoàn và bƣớc đầu đề xuất một số giải pháp tổ chức khoa học tài liệu nhằm nâng cao giá trị của khối tài liệu đang bảo quản tại đây. Kết quả của luận văn sẽ đƣợc vận dụng để tổ chức khoa học tài liệu các phông đang bảo quản tại Kho lƣu trữ Trung ƣơng Đoàn, góp phần phát huy giá trị của tài liệu lƣu trữ Trung ƣơng Đoàn và các tổ chức thanh niên . Đồng thời , luận văn cũng góp phần bổ sung và giải quyết một số vấn đề về lý luận tổ chức khoa học tài liệu của các tổ chức chính trị-xã hội. 9. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổ chức khoa học tài liệu Kho lưu trữ Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, một yêu cầu cấp thiết Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức khoa học tài liệu tại kho lưu trữ Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Chƣơng 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức khoa học tài liệu kho lưu trữ Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 10 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHO LƢU TRỮ TRUNG ƢƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH 1.1.Khái quát chung về các tổ chức thanh niên 1.1.1. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh a. Lịch sử hình thành và phát triển Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tƣởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đoàn đƣợc 26/3/1931 , tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ 2, Trung ƣơng Đảng đã giành một phần quan trọng trong chƣơng trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến quyết định thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng nƣớc ta; đồng thời, phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu - Ngƣời đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Đƣợc Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ƣơng Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ƣơng Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh. Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần: 11 Từ 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dƣơng Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dƣơng Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dƣơng Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Đƣợc xây dựng, rèn luyện và trƣởng thành qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng, Đoàn đã tập hợp đông đảo thanh niên phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nƣớc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bƣớc vào thời kỳ mới, Đoàn tiếp tục phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc và bản chất tốt đẹp của mình, kế tục trung thành, xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; thƣờng xuyên bổ sung lực lƣợng trẻ cho Đảng; tổ chức động viên đoàn viên, thanh niên cả nƣớc đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nƣớc và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Những thế hệ thanh niên kế tiếp nhau đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì chủ nghĩa xã hội đã liên tiếp lập nên những chiến công xuất sắc và trƣởng thành vƣợt bậc. b. Chức năng, nhiệm vụ Theo điều lệ Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đoàn có các chức năng sau: - Đoàn là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, bổ sung đảng viên, cán bộ cho Đảng, Nhà nƣớc và các ngành. Đoàn luôn xác định nhiệm vụ của mình là tích cực tham gia xây dựng Đảng và là ngƣời kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh; là đội quân xung kích thực hiện đƣờng lối chính trị của Đảng. 12 - Đoàn là trƣờng học xã hội chủ nghĩa của thanh niên Việt Nam; tạo môi trƣờng đƣa thanh niên vào các hoạt động giúp họ rèn luyện và phát triển nhân cách, năng lực của ngƣời lao động mới phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay. - Đoàn là ngƣời đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi của tuổi trẻ. Chức năng này khẳng định rõ tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức của thanh niên, vì thanh niên. Nhiệm vụ Điều 16, Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đƣợc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đoàn thông qua ngày 19/12/2007 quy định nhiệm vụ của các tổ chức Đoàn nhƣ sau: - Đoàn là ngƣời đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi, là lực lƣợng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ chức thanh niên Viêt Nam. - Đoàn là đội quân xung kích cách mạng, là trƣờng học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, tạo môi trƣờng giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phƣơng, đơn vị. - Đoàn phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế- xã hội làm tốt công tác thanh niên, chăm lo xây dựng Đoàn, tích cực xây dựng Đoàn, Hội, Đội ở địa bàn dân cƣ, tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền. Về mối quan hệ của Đoàn trong xã hội Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà nƣớc, các đoàn thể và tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo 13 dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi, tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý Nhà nƣớc và xã hội. - Đối với Đảng cộng sản Việt Nam: Đoàn hoạt động dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của đảng, là đội quân dự bị tin cậy của Đảng, nguồn cung cấp cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng. - Đối với Nhà nƣớc: Đoàn là chỗ dựa vững chắc của Nhà nƣớc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đoàn phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc, các đoàn thể và tổ chức xã hội chăm lo, giáo dục , đào tạo và bảo vệ thanh thiếu niên. - Đối với các tổ chức xã hội của thanh niên và phong trào thanh niên: Đoàn có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức thành viên khác của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam. - Đối với đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh: Đoàn giữ vai trò là ngƣời phụ trách đội và có trách nhiệm xây dựng tổ chức Đội; lựa chọn, bồi dƣỡng cán bộ làm công tác thiếu nhi, tạo điều kiện cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động của Đội. c. Cơ cấu tổ chức của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Theo Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh * Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc: là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn, do Ban Chấp hành Trung ƣơng Đoàn triệu tập thƣờng lệ 5 năm một lần. Đại hội có nhiệm vụ thảo luận và biểu quyết thông qua các báo cáo của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đoàn; quyết định phƣơng hƣớng, nhiệm vụ công tác của Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi; bầu Ban Chấp hành Trung ƣơng Đoàn. 14 * Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: là cơ quan lãnh đạo giữa 2 kỳ đại hội. Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc có nhiệm vụ: - Lãnh đạo công tác xây dựng Đoàn, Hội, Đội. - Tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc và chỉ đạo, hƣớng dẫn các tổ chức Đoàn cấp dƣới thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Trung ƣơng Đoàn. - Định kỳ báo cáo về tình hình hoạt động của Trung ƣơng Đoàn với Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng và thông báo cho các tổ chức Đoàn cấp dƣới. - Kiến nghị, đề xuất và phối hợp với các cơ quan Nhà nƣớc, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội ở Trung ƣơng để giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác Đoàn và phong trào thanh niên, thiếu nhi. * Ban Thường vụ Trung ương Đoàn: thay mặt Ban Chấp hành Trung ƣơng Đoàn lãnh đạo các cấp bộ Đoàn trong việc thực hiện nghị quyết của Đại hội Đoàn toàn quốc và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đoàn. * Ban Bí thư Trung ương Đoàn: là cơ quan thƣờng trực của Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng Đoàn gồm Bí thƣ thứ nhất và các Bí thƣ, thay mặt Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng Đoàn tổ chức chỉ đạo, hƣớng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Đoàn; chuẩn bị các vấn đề trình Ban Thƣờng vụ xem xét quyết định các chủ trƣơng công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi và giải quyết các công việc hàng ngày của Đoàn. * Các cơ quan, tham mưu giúp việc Ban Chấp hành Trung ương Đoàn [22, tr.04]: gồm 39 ban, đơn vị, trong đó: 1. Khối các ban phong trào: 11 đơn vị Ban thanh niên Trƣờng học Ban Thanh niên xung phong 15 Ban công tác thiếu nhi Ban Kiểm tra Ban Tuyên giáo Ban đoàn kết tập hợp thanh niên Ban Quốc tế Ban Thanh niên công nhân và đô thị Ban Thanh niên nông thôn Ban Tổ chức Văn phòng Trung ƣơng Đoàn 2. Khối các đơn vị sự nghiệp: 21 đơn vị Trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm thanh niên Trung ƣơng Đoàn. Trung tâm thanh thiếu nhi miền Trung Trung tâm Dạy nghề và Dịch vụ việc làm thanh niên khu vực sông Hồng Trung tâm thanh thiếu nhi miền Nam Trung tâm thanh thiếu niên miền Bắc Trung tâm hƣớng dẫn hoạt động Thiếu nhi Trung ƣơng Trung tâm hỗ trợ phát triển thanh niên nông thôn Bảo tàng các thế hệ trẻ Việt Nam Trung tâm phát triển khoa học công nghệ và tài năng trẻ Học viện thanh thiếu niên Việt Nam Báo Tiền phong Báo Thanh niên Báo Sinh viên Việt Nam Báo Thiếu niên Tiền phong Báo Nhi đồng Tạp chí thanh niên 16 Tạp chí Thời trang trẻ Trung tâm truyền hình thanh niên Ban phát thanh thanh thiếu nhi Nhà xuất bản Thanh niên Nhà xuất bản Kim Đồng 3. Khối các đơn vị doanh nghiệp: 7 đơn vị Công ty xuất nhập khầu Tổng hợp Sài Gòn (INCOMEX Sài Gòn) Công ty phát triển kinh tế kỹ thuật Viêt Nam (DETESCO Việt Nam). Công ty TNHH một thành viên du lịch Thanh niên Việt Nam (Công ty FESTIVAL) Công ty TNHH một thành viên đầu tƣ và phát triển thƣơng mại Vạn Xuân Trung tâm Du lịch thanh niên Việt Nam Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Thanh niên Việt Nam (Công ty VYPEXCO) Tổng đội Thanh niên xung phong Trƣờng Sơn 1.1.2. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam là tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên và các tổ chức Thanh niên Việt Nam: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam với vai trò nòng cốt là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đƣợc thành lập ngày 15/10/1956 Theo điều lệ Hội, Hội có các chức năng sau đây . 1. Đoàn kết, tập hợp, giáo dục mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam. Hƣớng dẫn và tạo điều kiện để hội viên hoàn thiện nhân cách, trở thành công dân tốt, cống hiến tài năng và sức trẻ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 17 2. Đại diện, bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên, thanh niên và tổ chức thành viên trƣớc pháp luật và công luận Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam có nhiệm vụ: 1. Đoàn kết, tập hợp các lực lƣợng thanh niên Việt Nam trong và ngoài nƣớc cống hiến tài năng, sức trẻ tham gia tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và các hoạt động ích nƣớc, lợi nhà, hƣớng thiện. 2. Tổ chức các hoạt động thiết thực, góp phần đáp ứng những nhu cầu chính đáng của hội viên, thanh niên. 3. Đề xuất và kiến nghị kịp thời với các cơ quan Nhà nƣớc, các tổ chức xã hội cùng chăm lo bảo vệ quyền lợp hợp pháp của hội viên, thanh niên và các tổ chức thành viên của Hội 4. Đoàn kết, hợp tác với các tổ chức thanh niên trong khu vực và trên thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội vì cuộc sống văn minh, hạnh phúc của tuổi trẻ. 5. Thƣờng xuyên chăm lo xây dựng Hội, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, tích cực tham gia xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. * Về cơ cấu tổ chức của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội toàn quốc họp 5 năm một lần. Đại hội bầu ra Ủy ban Trung ƣơng Hội. Uỷ ban Trung ƣơng Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam là cơ quan chấp hành và hiệp thƣơng cao nhất giữa hai kỳ Đại hội. Hội nghị toàn thể Ủy ban Trung ƣơng Hội bầu cử Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Tổng thƣ ký và các Ủy viên Đoàn Chủ tịch của ủy ban Trung ƣơng Hội. Cơ quan thƣờng trực của Trung ƣơng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam là Ban tập hợp đoàn kết thanh niên (Trƣớc đây là ban Mặt trận thanh niên), hệ thống báo chí, phát thanh, truyền hình, các câu lạc bộ, nhà văn hóa, 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan